Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-TRỊNH CÔNG SƠN-TƯỞNG NHỚ VÀ HOÀI NIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.46 KB, 21 trang )

GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
TRỊNH CÔNG SƠN-TƯỞNG NHỚ VÀ HOÀI NIỆM
1. Tiểu sử 4
2. Sự nghiệp sáng tác 7
2.1. Nhạc tình 7
2.2. Nhạc phản chiến 8
2.3. Nhạc khác 11
2.3.1 Quê hương 11
2.3.2 Thân phận 12
2.4. Thơ 13
2.5. Hội họa 15
3. Đời sống tình cảm 16
4. Vinh dự 18
5. Ca sĩ thể hiện 18
6. Một số tác phẩm 19
TƯỞNG NHỚ VÀ HOÀI NIỆM 20
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 22
Sinh viên: 2
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn được xem là một
trong những nhạc sĩ viết lời ca hay nhất, là “phù thủy của ngôn ngữ”. Gần
nửa thế kỉ sáng tạo, Trịnh Công Sơn đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam
một di sản đồ sộ trên 300 ca khúc. Ca từ của ông đích thực là thơ. Một


kiểu thơ lãng mạn, trữ tình, giàu chất hiện sinh, siêu thực mang đậm dấu
ấn Thiền, có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật.
Cho đến lúc này, những đóng góp về mặt nghệ thuật của Trịnh Công
Sơn, cũng như những câu chuyện, những kỷ niệm, những nhận xét về ông
như một con người sống giữa đời thường, vẫn tiếp tục được viết ra. Ông
vẫn là một con người tiếp tục sống mãi trong tâm hồn của bao nhiêu con
người Việt Nam. Qua Trịnh Công Sơn, thế giới phần nào được biết thêm
về cuộc chiến kinh hoàng và đau thương của người Việt. Cũng qua Trịnh
Công Sơn, thế giới còn biết được đây là một đất nước của bi kịch, nhưng,
đồng thời cũng là một đất nước của con người tài hoa, tâm hồn hiền hòa
thơ mộng và thiết tha với cuộc đời.
Vẫn nhớ mãi hình ảnh của người nhạc sĩ mong manh, gầy gò, nhắm
mắt ôm đàn guitar hát về một chiếc lá thu phai. Về một thân phận, một cõi
đời rồ dại và thiết tha. Xiêu vẹo quá đôi chân ông trên con hẻm say Duy
Tân. Chiếc gắn máy màu cam đâu đó thoáng bóng dáng ông trên những
con đường lá xanh Sài Gòn. “Đường đến anh em, đường đến bạn bè”.
Những ngày ông ngồi trên lầu cao nhìn xuống thấy phố mưa Sài
Gòn như một dòng sông uốn quanh. Và làm sao không “ngớ vài lần những
má môi xinh” ấy…
Cuộc sống thu nhỏ lại trong Trịnh Công Sơn. Cuộc đời lớn rộng và
mênh mông trong nhạc ông. Dù hôm nay ông đã thu mình bé lại, làm mưa
tan giữa đất trời, hay làm một đốm lửa nhỏ nhoi nhóm trong vườn tược
trần gian thoáng hiện thoáng mất này-nơi ông đã một lần xem như chốn
“Trọ”, nơi ông đã nhận ra được ý nghĩa của Vô Thường.
Có lẽ, những bài hát, từng lời từng chữ, ca từ trong mỗi bản nhạc
bất hủ của ông, đã thấm dần vào tâm trí tôi, trái tim tôi từ lúc con là một bé
gái chập chững biết đi. Đó có thể là do ảnh hưởng từ người cha thân yêu
của tôi. Ông rất mê nhạc Trịnh và đã truyền tình yêu ấy lại cho tôi.
Bài tiểu luận này của tôi không chỉ đơn thuần là một bài tập làm ra
để nộp cho giảng viên mà đó cũng là một chút lòng kính yêu, lòng cảm

phục một người nhạc sĩ thiên tài, để tôi bày tỏ chút tình yêu của tôi dành
cho ông-nhạc sĩ Trịnh Công Sơn-“Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế
kỷ!”.
Sinh viên: 3
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài Niệm
1. Tiểu Sử:
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại cao nguyên Lạc
Dao (xã Lạc Dao – hiên nay là phường Thống Nhất, Buôn Mê Thuộc),tỉnh
Đắk Lắk trong một gia đình gốc Huế. Hai năm trước đó, bố mẹ ông lên đây
lập nghiệp. Năm sau, sinh con trai đầu lòng, không nuôi được. Năm tiếp
theo, Trịnh Công Sơn chào đời, xem như con trưởng. Ông là anh cả của 8
người em trai và gái, người thừa kế quan trọng trong một gia đình trung
lưu. Cha ông là một doanh nhân yêu nước và tham gia chống Pháp. Mẹ
ông là một người đàn bà nhân hậu, đảm đang và có cảm nhận nghệ thuật
rất tinh tế.
Năm 1943, khi ông lên bốn, gia đình về lại Huế, ở tại vùng Bến Ngự,
một vùng đất xanh tươi, nhờ một con sông đào chảy qua các nơi có
những cái tên đã đi vào thơ, nhạc: Nam Giao, Bến Ngự, An Cựu. Ngoài ra
còn có nhiều chùa chiền, lăng tẩm. Tiếng chuông chùa và lời cầu kinh
Sinh viên: 4
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
thấm vào hồn ông từ tuổi thơ. Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao những ca
từ của ông về sau mang đậm dấu ấn Thiền, Phật và giàu chất Huế.

Khi ông được 8 tuổi, gia đình ông có cửa hàng buôn bán xe đạp và
xe máy tại Sài Gòn. Ông thường xuyên vào ra Sài Gòn – Huế. Lên trung
học, Trịnh Công Sơn học ở Huế là trường Lycée Français, rồi đổi sang
trường Providence, rồi theo học ban Triết tại trường Chasseloup-Laubat,
Sài Gòn. Điều đó chứng tỏ ông là một trong những trí thức thấm nhuần
văn hóa Pháp ngay từ khi còn rất trẻ, phần nào lý giải ảnh hưởng nền triết
học phương Tây hiện đại, như Albert Camus, J. P. Sartre , lên cuộc sống
tâm thức ông.
Tháng 6 năm 1955, than sinh của Trịnh Công Sơn bị tai nạn giao
thong qua đời. Cái chết đột ngột thảm khốc của người cha là cú sốc đầu
đời, ám ảnh ông thường trực. Từ đấy, ông luôn suy nghĩ về sự sống và cái
chết. Trịnh Công Sơn quy y ở chùa Phổ Quang, pháp danh Nguyên Thọ.
Năm 1957, Trịnh Công Sơn 18 tuổi. Một tai nạn bất ngờ đã thay đổi
tất cả cuộc đời ông. Lúc ấy ông đang học trung học, vào một ngày khi
đang tập judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và
phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Không ngờ thời gian nằm
dưỡng bệnh này ông có nhiều thì giờ rảnh rỗi, suy nghĩ về kiếp người,
cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên. Để khuây khỏa nỗi buồn ông đọc ngấu
nghiến Apollinaire, Marcel Pagnol, Jacques Prévert, Rabindranath Tagore,
Marcel Proust, Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Albert Camus, Jean-Paul
Sartre Ông đặc biệt yêu thích những tác phẩm của Albert Camus,
Truyện Kiều của Nguyễn Du và triết lý Phật giáo. Ông không chỉ tiếp cận
với văn học, thi ca mà còn tìm hiểu dân ca Việt Nam, âm nhạc của người
da đen: blues, gospel v.v Trịnh Công Sơn quyết định chơi đàn guitar và
bắt đầu sáng tác. Những ca khúc đầu tiên mang tên Sương đêm và Chơi
vơi đều chưa ấn hành.
Tai nạn trên là một cái rủi cho ông về thể xác nhưng là một cái may
cho nền âm nhạc Việt Nam. Nếu như không có khúc quanh bất ngờ này,
có lẽ ông đã tiếp tục chơi thể thao, đi học tiếp và không chừng đã trở
thành một ông bác sĩ, hay kỹ sư nào đó và lịch sử âm nhạc Việt Nam sẽ

không bao giờ có được một nhạc sĩ tài hoa như thế.
Năm 1958, Trịnh Công Sơn thi đậu tú tài bán phần ở Đà Nẵng. Sau
đó, ông vào Sài Gòn học tiếp ở trường Chasseloup Laubat. Năm này ông
cho ấn hành ca khúc Ướt Mi (nhà xuất bản An Phú)- Hà Thanh hát. Từ đó
tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó,
nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là ca
sĩ Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến,
nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm cúa
Sinh viên: 5
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
ông. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối
lập, cũng không tán thành việc ông gọi chiến tranh Việt Nam là “nội chiến”
trong bài Gia tài của mẹ, vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiêna
tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát
của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay. Như: huyền
thoại mẹ, nối vòng tay lớn…
Những năm 62-64, chiến tranh Việt Nam ngày càng tàn khốc, thanh
niên hầu hết đều bị động viên đi lính. Để hoãn quân dịch, Trịnh Công Sơn
rời Huế thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn, trường mới thành lập và đây
là khóa đầu tiên đào tạo giáo sinh thời khóa hai năm. Sau khi tốt nghiệp
ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản
năm 1970 như Diễm Xưa (do ca sĩ Khánh Ly biễu diễn bằng cả tiếng Nhật
và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát
bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc
mà ông viết từ năm 1968.

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và
ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo. Nhưng cũng có những nguồn tin theo
tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề
có cải tạo hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên. Một thời gian dài sau 1975,
nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy
chay ở hải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm
việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập
niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có
nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố mùa xuân, Em ở nông
trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ Sau đó nhà nước Việt Nam đã
nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có
giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ
vai chính trong phim Đất Khổ. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được
chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền
Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến”. Sau năm 1975, bộ phim
không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay
nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong
Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ
Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức
ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày
này làm ngày tưởng niệm.
Sinh viên: 6
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
2. Sự Nghiệp Sáng Tác:

Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác
phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã
sáng tác hơn 600 tác phẩm. Những tác phẩm không những mang đậm
một phong cách riêng mà còn gửi gấm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái
sự nghiệp sáng tác của mình: “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất
này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”.
2.1. Nhạc Tình:
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn.
Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết
nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng,
theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn
có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng
buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm
mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua:
Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy
độ Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi,
lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa
hồng
Nhạc của ông là nhạc tình. Tình đó là tình yêu, mà cũng là tình
thương, và tình dân tộc. Tôi vốn thích nhạc trữ tình, mà nhạc của ông lãng
mạn, tình cảm. Ông là người nhỏ nhẹ, lời hát cũng nhỏ nhẹ, cái yêu
thương, phẫn nộ hay đau xót cũng nhỏ nhẹ mà nói lên. Vì thế mà thấm
thía.
Người Việt vốn đa tình và sống thiêng về nội tâm, mà nhạc của ông
rất nên thơ. Lộng trong đó thỉnh thoảng lại có man mác những tư tưởng
của Nam Hoa Trang Tử, của đạo Phật (hư vô, cát bụi, vô thường, "chợt
thấy trong ta hiện bóng con người” vv…). Trong nhạc của ông ta thấy
được bên chữ tâm đậm nét còn có một chữ ngộ nằm tiềm ẩn. Ông lại
hướng thượng: Trịnh Công Sơn không làm những loại Tục Ca bao giờ !

Vì nhạc của Trịnh Công Sơn rất quyến rũ, tại sao thì tôi không cắt
nghĩa được. Có lẽ do lời ca rất nên thơ, với những từ dùng rất khéo, và tất
cả nằm trong một cái gì tha thiết, nhẹ nhàng. Trong lời ca lại có nhiều tính
riêng chung nên đáp đúng cái tình tự sâu kín trong mỗi con người. Những
Sinh viên: 7
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu
chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá
cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu
sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.
Tình yêu, với Trịnh Công Sơn, là diễm tình. Trước hết là phải đẹp,
đẹp trong từng lời bội bạc, bước chân quay gót, trong dang dở và tan vỡ.
Sẽ không có mối tình rách rưới hay nhầy nhụa, sẽ không có mối tình than
khóc lâm ly, sẽ không có luôn cả đau khổ, hoặc nếu có chăng nữa thì đó là
một nỗi đau khổ đã đành, dành sẵn, và cần được siêu sắc nuôi dưỡng cái
giống nòi tình. Cái đẹp ở đây là cái đẹp siêu thực, tức là ít nhiều nhuốm
màu sắc ý chí của kẻ chủ trương và đồng thời nhạt bớt hương vị của
thường tình. Tình yêu lên ngôi. Một đỉnh chiêm ngưỡng đúng hơn là một
điểm hẹn. Ðối tượng tình yêu trở thành ý niệm. Trịnh Công Sơn nguyện
làm kẻ hái lộc chứ không phải hái trái. Lộc nõn và luôn cả lộc xoang ngọn
tố trở trời. Tình yêu được thăng hoa để trở thành điểm ngắm. Nó vượt qua
cái riêng tư, vị kỷ. Như Ðức Giáo hoàng của "ái tình giáo", người nghệ sĩ
lớn tiếng hô hào mọi người "Hãy yêu nhau đi". Ðây là lời thần chú mở cửa
địa đàng. Ðây mới thật là tình yêu cứu rỗi. Yêu trong một tình yêu rộng
lớn, chung cùng. Như mỗi giai điệu trong đại hợp tấu. Yêu nghĩa là tỏa
sáng. Phần nào giống như thủ pháp nhuộm mây nẩy trăng theo cách gọi
của Thánh Thán (Vẽ mây đẹp để làm nổi trăng), Trịnh Công Sơn ca ngợi

tình yêu bằng cách vẽ ra vùng ảnh hưởng của tình yêu qua giọt nắng thủy
tinh, cây cầu, hạt mưa, hàng cây chụm đầu vào nhau Khi vẽ ra áo xưa
lồng lộng chẳng hạn, tác giả không vẽ vạt áo, mà vẽ kỷ niệm, vẽ không khí
và hơi hám của áo.
Ðó là những khối tình nở ra trong khói lửa, như những cánh hoa
xương rồng giữa khô cằn gai góc. Bóng đen chiến tranh càng làm cho tình
yêu thêm phần gấp gãy.
Ông quan niệm như thế này về nhạc tình: "Khi bạn hát một bản tình ca là
bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại, dù hạnh
phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi."
Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ
Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "Người Việt viết tình ca hay nhất
thế kỷ".
Sinh viên: 8
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
2.2. Nhạc phản chiến:
Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang
tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi
là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca
khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.
Ý thức phản chiến trong ca khúc của Trịnh Công Sơn đã manh nha
vào những năm 1965, 1966. Trong giai đoạn này ông đã cho ra đời tập ca
khúc Ca khúc Trịnh Công Sơn (Thần thoại quê hương, tình yêu và thân
phận) do An Tiêm xuất bản 1966. Sau đó phát triển dần trong tập Ca khúc
da vàng vào cuối 1966 và đầu 1967, tập Kinh Việt Nam năm 1968, tất cả
đều do ông tự ấn hành lấy. Cùng với những cuộc xuống đường rầm rộ của
thanh niên, sinh viên, học sinh ở đô thị miền nam Việt Nam chống Mỹ và

chế độ cũ đòi hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, ông đã cho xuất bản
tập ca khúc Ta phải thấy mặt trời vào năm 1970 (Tự ấn hành dưới cái tên
Nhà xuất bản Nhân Bản). Năm 1972, khi tình hình chiến sự ở miền nam
Việt Nam ngày càng leo thang đến độ khốc liệt nhất, ông đã cho ra đời tiếp
tập Phụ khúc da vàng (tự ấn hành dưới cái tên Nhà xuất bản Nhân Bản).
Đây là tập cuối cùng của dòng nhạc phản chiến của ông. Tổng kết tất cả
gồm 5 tập, với 58 ca khúc, chưa kể những bài rời được sáng tác ngay
trong những cuộc xuống đường cùng thanh niên, sinh viên, học sinh Huế.
So với những tình khúc mà Trịnh Công Sơn đã sáng tác được trong
suốt cuộc đời mình cho đến lúc qua đời, số lượng của những ca khúc
phản chiến tương đối ít. Nhưng chính những ca khúc này đã làm cho danh
tiếng của ông sáng lên một cách chói lọi. Phải nói là độc sáng. Và chính
trong cái vầng hào quang làm nền này, tình khúc của Trịnh Công Sơn tiếp
tục sáng giá cho đến hôm nay và mai sau. Chính những ca khúc phản
chiến thời bấy giờ đã chắp cánh cho danh tiếng của ông bay ra khỏi biên
giới Việt Nam để đến với thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Nơi xứ sở này ông
đã từng có những " Đĩa Vàng ". Và lưu danh trong bộ tự điển Bách Khoa
Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde.
Những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn được chép để
chuyền tay, được in ra băng cassette, hoặc băng từ loại lớn, còn gọi là
băng Akai Nghĩa là mọi hình thức phổ biến, phương tiện phổ biến đều
được tận dụng. Người ta nghe nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn trong
quán cà phê, người ta nghe trong những cuộc sinh hoạt tập thể của thanh
niên, thậm chí người ta nghe trong khuê phòng và nghe ở cả những tiền
đồn heo hút
Sinh viên: 9
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào

Dàn trải trên nền một điệu Blue buồn đau và uất nghẹn, với nhịp hát
kể Recitativo, ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn vút lên :
" Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
ngựa hồng đã mỏi vó chết trênđồi quê hương
còn có ai không còn người, ôi nhân loại mặt trời
và em tôi này đôi môi xin thương người
ôi nhân loại mặt trời trong tôi "
(Xin mặt trời ngủ yên - ca khúc Trịnh Công Sơn)
Và,
" Giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng
Giọt nước mắt thương sông ấp ủ rêu rong
Giọt nước mắt thương đất,đất cằn cỗi bao năm
Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong"
(Nước mắt cho quê hương - Ca khúc Trịnh Công Sơn)
Rồi,
" Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn năm qua tuổi mòn. Mẹ nhìn quê
hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn. Giọt lệ ăn nănđưa con về trần
tủi nhục chung thân "
(Ca dao mẹ - Ca khúc Trịnh Công Sơn)
Hay từ một hiện thực vừa mới xảy ra trong thành phố :
" Ghế đá công viên dời ra đường phố.
Người già co ro chiều thiu thiu ngủ.
Người già co ro buồn nghe tiếng nổ.
Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi "
(Người già em bé - Ca khúc Trịnh Công Sơn)
Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ
trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà
ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh
Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt
nhờ vào dòng nhạc này.

Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông
vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly
phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như
bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi
dựng cờ, Ta quyết phải sống)
Sinh viên: 10
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
2.3. Nhạc khác:
Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn
để lại những tác phẩm viết về quê hương và thân phận.
2.3.1. Quê hương
Quê hương nổi bật ở hai nét lớn: nghèo và chiến tranh. Cái nghèo
của quê hương thì có lắm truyện để nói, để tả, để mủi lòng. Cái nghèo còn
là hậu quả của chiến tranh. Dứt chiến tranh là cứu giải cái nghèo. Và chiến
tranh diễn ra không phải ở chiến trường, không phải do những người cầm
súng, nó diễn ra ở bàn tròn, ở trong đầu óc những con người mua bán
chiến tranh. Những bài hát trong hai tập Ca khúc da vàng và Kinh Việt
Nam, cũng theo phép nhuộm mây nẩy trăng như có nói ở trên, nhưng ở
đây được trưng dụng những màu sắc hoàn toàn điên đảo, không nhằm
miêu tả hay tường thuật chiến tranh, mà vẽ ra những phóng xạ của chiến
tranh. Do đó, đến khi chiến tranh kết liễu, nhạc ông vẫn tồn tại, vì nó vẫn
còn công lực cảnh giác. Hình ảnh người nô lệ da vàng, vốn làm phật ý
những người quốc gia chủ nghĩa, là một lối cưỡng từ đoạt ý rất kiến hiệu
trong việc thiết lập đối thoại ban đầu. Ðây là một bước lùi giữa hai bước
tiến, gần như phương sách tự chuốt nhục của con người muốn đối phó với
tình hình đất nước nguy kịch đến độ chiến tranh không đủ để tiêu diệt
chiến tranh, vũ lực không đủ để tiêu diệt vũ lực, mà trớ trêu thay phải có

nghệ thuật hỗ trợ và nhất thiết là nghệ thuật trong nghệ thuật. Lập trường
như thế này dễ hứng lấy búa rìu dư luận. Ngay giữa chiến tranh, ông đã
vẽ ra thời buổi sau chiến tranh mà con người có quyền hưởng thụ và có
nghĩa vụ tô bồi. Những dự phóng này nảy nở trên nền tảng làm bằng
những ám ảnh mất mát, cái bấp bênh của những gì hiện có, nỗi bất lực
không yêu được bội phần.
Những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết
cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ:
Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường - em ra biên giới, Nối vòng tay lớn,
Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế - Sài Gòn - Hà Nội
Trong đó nổi tiếng hơn cả là các bài "Em là hoa hồng nhỏ" và "Nối vòng
tay lớn" - có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại
không biết đến hai bài hát này.
Sinh viên: 11
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
2.3.2. Thân phận:
Giữa một nền trời như vậy, thân phận của con người là một vấn
nạn. Ta nên nói ngay: đây là một chủ đề tư tưởng, nếu không muốn nói là
triết lý. Chủ đề được đề cập, phân tích, lý giải từ Ðông sang Tây, nhưng là
do những nhà tư tưởng, triết gia và những nhà viết văn xuôi đề
xướng.Giữa cõi vô thường, bị thường trực kềm kẹp bằng một nỗi khó
sống, người nghệ sĩ trong những phút xuất thần tự đồng hóa với các vật
thể vạn thù trong đời sống: có khi ta là mục đồng, là lá cỏ, cơn gió, có khi
là giọt mưa tan giữa trời, là hòn cuội, con sâu. Nhưng trong khi cỏ suốt đời
là cỏ, cuội trọn kiếp là cuội, thì con người mỗi phút mỗi chực vong thân.
Trịnh Công Sơn chắp cánh cho tưởng tượng, và tưởng tượng len lỏi
vào các hốc hẻm của đời sống, khiến cho ông sờ mó đến sự vật nào là sự

vật ấy dường như bớt thật và trở nên lung linh bằng một quầng mộng ảo.
Cho nên ông đi trước người khác một bước: ngạc nhiên trước người khác,
mừng reo hay tư lự cũng trước người khác. Cái "có" đang nằm trong tay,
ông đã sống với cái "mất" nó rồi. Ðóa hoa nào đi qua lòng ông cũng trở
thành đẹp hơn vẻ đẹp thật và đóa hoa đương dộ lại nhuốm vẻ não lòng
của héo úa.
Sự sống bước giật lùi mỗi phút giây như hình ảnh cuốn chiếu. Trịnh
Công Sơn quả quyết Chỉ có ta trong một đời và dứt khoát chọn lựa: Sống.
Sống hết mình. Không khất hẹn, không chờ đợi, không ủy quyền. Ông
vâng theo cái mệnh lệnh "Hãy tận hưởng ngày hôm nay" của thi sĩ Horace
mà cố cách vặn lùi thời gian, sống chong chóng, thu rút giấc ngủ, thót
người trước cảnh Thành phố ngủ trưa (Ðêm thấy ta là thác đổ), xem giấc
ngủ như là một cái dợm chết: Hôm nay thức dậy, ôi ngẩn ngơ tôi (Xa dấu
mặt trời), tự ru mình bằng cách Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui và rêu rao
cuộc đời đáng sống.Phải ôm cho hết cuộc đời nhị nguyên cồm cộm này,
bao gồm những cặp phạm trù khó dung nạp nhau nhưng khó thể phân ly:
sống chết (chết từng ngày sống từng ngày, Buồn vui phút giây), buồn vui
(Buồn vui kia là một, Nguyệt ca), hạnh phúc khổ đau (Hãy trao cho nhau
hạnh phúc lẫn thương đau, Hãy yêu nhau đi), tình yêu mật ngọt mật đắng
(Lặng lẽ nơi này) cái mặt phải trái của sự vật sao mà cận kề nhau đến
thế, như đêm ngày, nhật nguyệt, như sum họp với chia phôi. Khổ cho kẻ
nào chủ phân biệt !
Phải quên đi những ám ảnh của tuổi tác (Chập chờn lau trắng trong
tay, Chiếc lá thu phai) và chuẩn bị tinh thần cho cái phút sau rốt của đời
người:
Sinh viên: 12
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào

một trăm năm sau mãi ngủ yên (Sẽ còn ai)
mai kia chào cuộc đời (Những con mắt trần gian)
một hôm buồn lên núi nằm xuống (Tự tình khúc)
một lần nằm mơ thấy tôi qua đời (Bên đời hiu quạnh).
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên viết về thân phận con người. Ðể
phục vụ mục tiêu ấy ông đã sai sử lời, nhạc và tư tưởng kết hợp thành
một thể thống nhất và đã thành đạt trong công cuộc thể nghiệm một dòng
nhạc vốn không dễ nhập cảnh vào lòng quần chúng trong buổi đầu. Có thể
nói ông đã khẳng định thân phận bằng thơ và bằng nhạc: đây là sự đóng
đinh màu hồng cho con người thời đại.
2.4. Thơ:
Có khá nhiều bài thơ (văn vần không được phổ nhạc) của ông hoặc
được cho là của ông hiện đang được truyền tụng trên các diễn đàn.
Tình yêu không bao giờ cũ và hình như cũng không bao giờ mới. Ấn
tượng tính hiện đại trong thơ Trịnh Công Sơn là ở cảm quan thành phố
của tác giả.
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và nhạc sĩ Văn Cao hết sức coi trọng
ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn. Nguyễn Xuân Khoát: "Trịnh Công Sơn
viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Văn Cao: "với những lời,ý đẹp và độc
đáo đến bất ngờ, ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân
định cái nào là chính, cái nào là phụ". Thơ Việt hiện đại không thể thiếu
những bài thơ hay trong ca khúc Trịnh Công Sơn.
"Tài hoa, tinh tuý đã cất cánh từ những ca khúc đầu tay và độc
chiếm một đường bay ngoạn mục, sầu muộn của văn chương lãng mạn
thế kỷ này" (lời của Kim Ngọc, nhạc sĩ Hà nội trả lời bài phỏng vấn của
Hoàng Ngọc Hiến về ca khúc Trịnh Công Sơn).
Dưới đây là một số bài thơ của Trịnh Công Sơn:
Sinh viên: 13
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài

Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
Là chút hồng phai
Chẳng có gì đâu em ở lại
Một chút cỏ hoa giữa tâm hồn
Tâm hồn một chút hồn cỏ lá
Cỏ lá tâm hồn một chiếc hôn
Chiếc hôn xưa ấy là hôn cũ
Đã phai mờ trên những lối đi
Đường về là gió, là mưa, là bão lũ
Nhưng gót chân em vẫn ấm áp một lời thề
Cứ ấm áp cho gót chân hồng mãi
Hồng như chiếc hôn cũ đã tàn phai
Em ơi em ạ hồng mất dấu
Sẽ mất dấu hoài giữa hư không
Hư không là gì hư không nhỉ
Là chút hồng phai chút hoài nghi
Hoài nghi là chiếc hôn có lẽ
Đã tàn phai quá giữa đường về
Trịnh Công Sơn
Tư lự
Mùi hương má cũ muộn màng
Ché môi tư lự nỗi bàng hoàng xưa
Nắng phai lời giã biệt từ
Nhớ thêm một chút hương mù mịt xa
Trịnh Công Sơn
Chiều
Em ơi nắng bỏ đường dài
Chiều hôm hiu quạnh ta ngồi ngồi ta
Giòng sông suối hở mặn mà

Tấm thân trinh bạch em là là ai ?
Sinh viên: 14
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
Trịnh Công Sơn
2.5. Hội họa
Cũng giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều
tác phẩm hội họa, bút tích.
Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ
Quán.
Sinh viên: 15
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
3. Đời sống tình cảm:
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng song nhỏ (hay là: Những
bong hồng đã đi qua đời Trịnh Công Sơn)
Trịnh Công Sơn luôn là người hòa nhã với mọi người, có khi còn
chịu đựng, lặng lẽ đối với ai đã xử sự không phải với mình, mong muốn
người ấy hồi tâm. Đối với phái nữ, đức tính ấy được tô đậm thêm lúc có
người bảo ông là nịnh đầm (gallant). Nói chung, ông đặc biệt lịch sự, chăm
chút đối với phái nữ, gần như không phân biệt, đối với em gái cũng vậy.
Thêm vào đó, ông là người yêu hoa đẹp, hay nói cách khác, ông là
người cần yêu để yêu đời hơn, để thêm phần cảm hứng.
Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và
lãng mạn với những phụ nữ nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ở cả
ngoại quốc. Mối tình đầu, thực chất chỉ là 1 tình bạn đẹp của ông là với ca sĩ

Khánh Ly, rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc
Trịnh Công Sơn, mối tình thứ ba của ông là với ca sĩ Hồng Nhung, và mối tình
thứ tư của ông là với VA , khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên
cạnh ông. Có lẽ, đã có hơn 24 bóng hồng đi qua đời ông. Những bông hoa
ấy vốn làm đẹp cho đời, đã là nguồn sống, nguồn cảm hứng và an ủi quý
giá cho ông. Đến với Trịnh Công Sơn là một duyên nợ, nghĩa là không
hoàn toàn chỉ nếm hạnh phúc, ngọt ngào.
Tình yêu ở Trịnh Công Sơn là một thứ tình yêu hương hoa, lãng
đãng, xa cách. Nó chỉ rôn rang bề mặt, như hòn đá ném xuông ao. Lanh
canh một lát, gợn song một hồi, rồi đâu lại vào đó, lấy lặng lẽ làm vốn
liếng, uống tình lắng xuống, trả em vầo đời và “tôi thu bóng tôi”. Loại tình
yêu này không tồn tại, chỉ là lẩn lút trên những trang giấy ngả vàng. Ngày
nay tình yêu đã thay đổi chủ trương rồi thì phải: chớp nhoáng, phá bĩnh,
trao đỗi, chiếm đoạt…, cho nên tình yêu theo lối Trịnh Công Sơn đem lại
một hương vị xa xôi làm mềm cả trái tim sắt đá nhất, và ai đó ngưỡng
vọng như một báu vật đặt trên đài cao để cho tưởng tượng vươn tới.
Tình yêu ở Trịnh Công Sơn, như lời của Nguyễn Đình Toàn, không
có hạnh phúc. Toàn là những bức tranh mang tên: tình phụ, tình xa, tình
Sinh viên: 16
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
xót xa vừa, tình nhớ, tình vơi. Hạnh phúc, có chăng, chỉ đong bằng từng
mẩu vụn:
Đôi môi em là đốm lửa hồng
(Tóc em) rơi xuống làm hồ nước long lanh
Ôi áo xưa lồng lộng
Xin mây xe thêm màu áo lụa
Và luôn những mẩu vụn… cũng sẽ chìm trôi.

Sau năm 1975, đả có hai lần, Trịnh Công Sơn có ý định gút cuộc
tình của mình bằng một hồi kết cuộc: tự động và chủ động trói mình bằng
một sợi tơ hồng. Cả hai lần đều bất thành. Hóa ra, đối với ông, hôn nhân
trước sau chỉ là một chiếc lồng son.
Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, TCS
gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là "Một người quá
gần gũi không biết phải gọi là ai!" Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần
như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn
ban đầu.
Ca sĩ Hồng Nhung kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn
và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: "Lần đầu tiên đứng trước nhau,
cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá già!"
Hoàng Anh, một người được cho là người yêu của Trịnh nói về tình
yêu đối với ông: "Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong
phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng
thế giới riêng của tôi"'.
Tình yêu của Trịnh dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ
yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang
ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào. Tài năng của
ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa….
Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất
giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc
đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc
sống.
Sinh viên: 17
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
4. Vinh dự:

4.1. Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ đi
con" (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng
đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của
ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản.
4.2. Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối cùng"
4.3. Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến
tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới"
4.4. Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng
lạ"
4.5. Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi
bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con đường", "Ta đã thấy
gì hôm nay”
4.6. Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de
tous les pays du monde (Coll. Les Millions)
5.Ca sĩ thể hiện:
Tên tuổi gắn nhiều nhất với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là
Khánh Ly, Khánh Ly đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công
Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người
đầu tiên hát nhạc này, trước đó đã có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu
những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.
Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn, tuy ít, cũng rất thành
công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lê Uyên, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn
Ngọc, Quang Dũng. Tuấn Ngọc được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi
hát nhạc của ông.
Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công
Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh theo phong cách mới và được khá
nhiều khán giả đón nhận.
Cũng nên kể đến những ca sĩ trẻ muốn dấn thân vào hát nhạc Trịnh
Công Sơn bằng phong cách "mới" và "lạ", để rồi gặt hái sự không thành
công, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng sau khi trình bày

các ca khúc đã gặp phải sự phản đối của dư luận.
Sinh viên: 18
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
Bản thân nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng đã tự mình thể hiện một số
ca khúc của mình và được đánh giá là rất thành công.
6. Một số tác phẩm:
• Bay đi thầm lặng
• Biển nhớ
• Biển nghìn thu ở lại
• Bốn mùa thay lá
• Bống không là bống
• Bống bống ơi
• Biết đâu nguồn cội
• Bên đời hiu quạnh
• Ca dao mẹ
• Cát bụi
• Chiếc lá thu phai
• Chỉ có ta trong một đời
• Chiều một mình qua phố
• Chiều trên quê hương tôi
• Có những con đường
• Còn có bao ngày
• Còn mãi tìm nhau
• Còn thấy mặt người
• Còn ai với ai
• Còn tuổi nào cho em
• Con mắt còn lại

• Cho đời chút ơn
• Chờ nhìn quê hương sáng chói
• Cỏ xót xa đưa
• Chỉ có ta trong một đời
• Có một dòng sông đã qua đời
• Có một ngày như thế
• Cúi xuống thật gần
• Cũng sẽ chìm trôi
• Cuối cùng cho một tình yêu
• Cánh chim cô đơn
• Dấu chân địa đàng
• Diễm xưa
• Lời mẹ ru
• Lời thiên thu gọi
• Mẹ của anh
• Môi hồng đào
Sinh viên: 19
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
• Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
• Một cõi đi về
• Một ngày như mọi ngày
TƯỞNG NHỚ VÀ HOÀI NIỆM
Đã có rất nhiều lởi nhận xét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sau đây tôi
xin trích dẫn một vài lời:
“Lời ca trong ca khúc Trịnh Công Sơn đã tạo nên tên tuổi Trịnh Công
Sơn”. (Bửu Ý)
“Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con

tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng Cuộc đời là
hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời
còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài,
bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi Tất cả nói
lên sự muộn phiền, đau đớn…” (Phạm Duy)
“Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người của thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc
và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ
Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác
học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc như nó tự nhiên trào
ra”. (Văn Cao)
“ , tình ca Trịnh Công Sơn không hẳn chỉ là 1 bông hồng dâng tặng- nó
chứa đựng tất cả tâm trạng lo âu của con người nhìn ra thế giới hiện đại”.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Trịnh Công Sơn đã ra đi. Những tiếng chuông gọi hồn đã được đánh
lên. Và âm ba của những hồi chuông ấy vẫn còn vương đầy trong không
gian tâm hồn của chúng ta.
"Bước tới Hư Vô,
khoác áo Chân Như,
long lanh giọt lệ,
giọt lệ Thiên Thu."
Vô Thường đẹp như một đoá hoa .
Trần gian này chưa bao giờ là vô nghĩa với người nhạc sĩ du ca này
cả.
Vì ở đó ông đã đập nhịp thở chung với Tình Yêu, Quê Hương, Hoà
Bình, Chiến Tranh, Bè Bạn, Phố Phường, Cỏ Cây, và những chữ viết
hoa khác, cho đến khi nhịp thở đã tắt . Một tháng Tư năm Hai Ngàn Lẻ
Một, trên quê hương Việt Nam.
Sinh viên: 20
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài

Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
Nhạc của Trịnh Công Sơn không tuyền là nhạc, bài hát không chỉ là
bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của
truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết
thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu
mang và lưu truyền.
Trịnh Công Sơn là người khát sống. Ông muốn sống nhiều nơi cùng
một lúc, ngồi nơi này, nhớ nơi kia, muốn sống gấp đôi sợ không đủ thì giờ,
lắm lúc không phân biệt ngày với đêm. Ông thích những chuyến tàu xuyên
suốt, những chuyến xe đỗ rồi lại đi, ông thích rút ngắn không gian giữa
rừng với biển, giữa đó ông tha hồ sống với ghềnh, bãi, lũng sâu và núi,
tháp, cánh đồng, ông muốn rút ngắn thời gian giữa lạ với quen và xua tan
những cánh dơi thù nghịch.
Tình yêu. Quê hương. Thân phận. Làm sao nói về những vấn đề
này bằng lời hát và chuyên chở bằng nhạc, những ưu tư thường trực của
mọi người và được mọi người ít nhiều nói đến ? Trịnh Công Sơn có cách
nói riêng, bằng lời và bằng nhạc. Lời tách riêng, đó là những đoạn thơ
hoặc là truyện thơ tâm sự về giọt mưa, giọt nắng, về một vùng biển đầy ắp
sự vắng mặt Nhạc tách riêng có khi nhún nhảy như loại đồng dao hay
thanh bình ca, có khi lại rất thích hợp với ánh đèn màu và khói thuốc của
vũ trường, cũng có khi dòng nhạc Trịnh Công Sơn gần gũi với thánh ca
thanh thoát
Hạnh phúc và khổ đau của kẻ hát rong đi qua miền đất này, bây giờ
đã thành máu mủ của những người đã được nuôi sống bằng những tác
phẩm tuyệt đẹp Trịnh Công Sơn.
Xong rồi một kiếp rong chơi . Trong thiên thu ông lại lãng du đi qua
một miền khác . Biết đâu có một thế giới nào đó bình yên hơn trần gian
này ?
Chúng ta hài lòng khi thấy Trịnh Công Sơn đã giành được trong tay

định mệnh, cái mà người nghệ sĩ nào cũng thèm muốn: sự bất tử. Trịnh
Công Sơn không có nhà cửa nguy nga, của cải vật chất và không có vợ
con riêng. Nhưng Trịnh Công Sơn có một cái tên để lưu truyền cho hậu
thế. Và tất cả đó để làm gì? Cũng theo lời bài hát của Sơn, Để gió cuốn đi.
“Khát vọng lưu danh” là một ý niệm rỗng không về vật chất, và Trịnh Công
Sơn đã sống đúng với ý niệm ấy.
Sinh viên: 21
Đỗ Thị Thanh Thúy
GVHD: Trịnh Công Sơn – Tưởng Nhớ và Hoài
Niệm
Th.S: Đặng Thị Quốc Anh Đào
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Bùi Vĩnh Phúc (2008). Chuyên luận: “Trịnh Công Sơn – Ngôn ngữ
và những ám ảnh nghệ thuật.”, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, Tp.
Hồ Chí Minh.
2. Bửu Ý (2003). “Trịnh Công Sơn – Một nhạc sĩ thiên tài”, Nhà xuất
bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Ban Mai. “Trịnh Công Sơn-Vết chân dã tràng”, Nhà xuất bản Lao
Động Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Tp. Hồ Chí Minh.
4. www.trinhcongson.com
5. vi.wikipedia.org/ /Trịnh_Công_Sơn
Sinh viên: 22
Đỗ Thị Thanh Thúy

×