Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.65 KB, 23 trang )

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
MỤC LỤC
PHẦN I CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA
PHẦN II THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU TRA
PHẦN III QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHẦN IV KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
PHẦN V KIẾN NGHỊ
PHẦN VI KẾT LUẬN
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
1
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
PHẦN I.
CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BẠC LIÊU
CNTT là cơ sở hạ tầng thông tin cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế,
đồng thời là nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Ứng dụng
CNTT sẽ đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được, là công cụ và động lực giúp
các Doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh trong xu thế hội nhập.Ứng dụng CNTT-TT xuất phát từ nhu cầu phát triển và
nhận thức đúng đắn của Doanh nghiệp đặc biệt từ lãnh đạo doanh nghiệp. Xuất
phát từ nhận thức này và đồng thời triển khai đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010 - Đề án 191” của chính
phủ giao cho VCCI chủ trì thực hiện, Viện tin học Doanh nghiệp – VCCI đã phối hợp
với Sở Thông tin và truyền thông Tỉnh Bạc Liêu tiến hành điều tra tình hình ứng
dụng CNTT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc.
Song việc đầu tư vào mạng lưới bưu chính viễn thông đã được đầu tư đến địa bàn


xã, phường đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc quốc tế, truyền dẫn thông tin kỹ thuật
số. Mạng lưới truyền dẫn cáp quang được truyền dẫn đến hầu hết các trạm viễn
thông ở các xã trên địa bàn huyện… Như vậy, về mặt cơ sở hạ tầng để phục vụ
phát triển CNTT đã được tỉnh chuẩn bị đầu tư khá đầy đủ và bên cạnh đó Chính phủ
và UBND tỉnh Bạc Liêu cũng đưa ra các dự án về phát triển CNTT như: quy hoạch
phát triển Bưu chính viễn thông và CNTT tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2110 và định
hướng phát triển CNTT 2020; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT,…Các Quy
hoạch này làm cơ sở quản lý các doanh nghiệp kinh doanh BCVT, CNTT lập kế
hoạch phù hợp với quy hoạch chung của toàn ngành, của tỉnh và nhu cầu thực tế
của địa phương và nhằm mục tiêu đến năm 2020 hoàn thiện nền hành chính, điện
tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, trường học điện tử,
bệnh viện điện tử, ứng dụng CNTT trên thị trường lao động và tìm kiếm việc làm, thị
trường thiết bị và dịch vụ khoa học kỹ thuật.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
2
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
PHẦN II.
THÔNG TIN VỀ ĐIỀU TRA
- Đơn vị chủ trì: Viện tin học Doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
- Đơn vị thực hiện điều tra và nhập số liệu vào hệ thống: Sở Thông tin và truyền
thông Bạc Liêu
- Hình thức điều tra: Gọi điện thoại và cán bộ đến trực tiếp doanh nghiệp phỏng
vấn.
- Tổng số phiếu điều tra phát ra: 300 phiếu
- Tổng số phiếu điều tra thu về: 218 phiếu
- Đơn vị xử lý số liệu điều tra: Viện Tin học doanh nghiệp.
- Đối tượng điều tra: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bạc

Liêu gồm các loại hình: Tư nhân, Nhà nước, nước ngoài liên doanh, cổ phần
- Loại hình hoạt động của doanh nghiệp
• Du lịch, khách sạn
• Thủ công mỹ nghệ
• Dệt may, da giầy
• Xây dựng, giao thông vận tải
• Sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm
• Sản xuất, chế biến thuỷ hải sản
• Dược, y tế, hóa mỹ phẩm
- Thông tin chung về doanh nghiệp
Trong số 218 doanh nghiệp tham gia điều tra ứng dụng CNTT trong hoạt động
sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2009 thì có tới 157 doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
3
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ 74,06%. Số lượng công ty cổ phần cũng chiếm tỷ lệ
tương đối với 38 công ty tương ứng với tỷ lệ 17,92%. Các loại hình khác như Liên
doanh, nhà nước, nước ngoài…. chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Các doanh
nghiệp tham gia điêu tra tình hình ứng dụng CNTT lần này tập trung vào các lĩnh
vực: du lịch khách sạn, giao thông vận tải, sản xuất chế biến nông sản thực phẩm,
dệt may, da giày, có quy mô số lượng CBCNV trên 10 CBCNV không nhiều (20%)
song số cán bộ sử dụng CNTT trong công việc của các doanh nghiệp đều dưới 10
CBCNV/doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 75%. Do các doanh nghiệp tham gia điều tra hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nên số cán bộ làm việc tại văn phòng có
ứng dụng CNTT, sử dụng các máy tính ít, còn số cán bộ lao động trực tiếp tại nhà
máy lại lớn.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
4

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
PHẦN III.
QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
1. Công tác chuẩn bị
- 7/2009, Viện tin học doanh nghiệp và Sở thông tin và truyền thông Bạc Liêu ký
kết thoả thuận hợp tác triển khai đề án 191 về “hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
CNTT phục vụ hội nhập và phát triển” bao gồm các hoạt động: hội thảo, hội nghị,
đào tạo, điều tra ứng dụng CNTT,…
- Tháng 07/2009: Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện
các DN, Sở Thông tin và truyền thông Bạc Liêu đã cùng Viện tin học hoàn chỉnh
Mẫu phiếu điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
- Tháng 8/2009: Sau khi có công văn chính thức của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam về việc thực hiện điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Bạc Liêu, Sở Thông tin và Truyền thông Bạc
Liêu đã tổ chức in phiếu điều tra và trực tiếp hướng dẫn cho tất cả các cộng tác
viên tham gia điều tra.
2. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu
- Các tháng 8-9-10/2009: giai đoạn tiến hành điều tra. Sở Thông tin và truyền
thông Bạc Liêu cử cán bộ liên hệ giám sát, nhắc nhở các cộng tác viên tham gia
điều tra và thu thập số liệu.
- Tháng 11/2009: Sở thông tin và truyền thông Bạc Liêu tiến hành nhập số liệu, xử
lý thông tin sơ bộ; gửi công văn cho các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn
thông, Internet để xin số liệu đối chiếu.
- Tháng 12/2009 : Chuyển số liệu cho ITB, tiến hành xử lý số liệu và Mời chuyên
gia phân tích.
- Tháng 12/2009: Tiến hành thống kê viết báo cáo.
3. Đánh giá sơ bộ về số liệu thu được

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
5
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
a. Về số lượng điều tra:
Đây là cuộc điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nên trong tổng số 218 phiếu điều tra thu về không có sự xuất hiện của các tổng
công ty lớn hay các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng…
mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành
nghề khác nhau trên địa bàn tỉnh với số lượng cụ thể như sau:
• Có 6 công ty nhà nước khai vào mẫu điều tra tình hình ứng dụng CNTT.
• Có 157 Doanh nghiệp tư nhân tham gia khai báo thông tin tình hình ứng
dụng CNTT của doanh nghiệp
• Có 38 Doanh nghiệp Cổ phần
• Có 2 Doanh nghiệp Liên doanh
• Có 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
• Có 8 doanh nghiệp thuộc các loại hình khác
b. Về chất lượng điều tra.
Vì đây là lần đầu tiên tổ chức thu thập số liệu về tình hình ứng dụng CNTT trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên việc giải thích cho các doanh nghiệp về mục đích của
việc điều tra còn gặp khó khăn. Có một số doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đã liên
hệ trực tiếp với Sở Thông tin và Truyền thông Bạc Liêu để làm rõ các yêu cầu, các
đề nghị hỗ trợ trong việc khai thông tin điều tra. Vì vậy, số liệu của các đơn vị này
đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp hiểu chưa đúng
yêu cầu nên cung cấp sai số liệu, ví dụ: nhầm băng thông (thông lượng) của kết nối
Internet với số lượng đường kết nối; không đồng nhất quy mô, phạm vi lấy số liệu
v.v.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
6

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
PHẦN IV.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI BẠC LIÊU
Bạc Liêu nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có độ sẵn sàng cho ứng dụng và
phát triển CNTT-TT ở mức thấp với xếp hạng thứ 49, ICT index là 0,2400, chỉ số hạ
tầng nhân lực 0,42 xếp thứ hạng 34, chỉ số hạ tầng kỹ thuật 0,20 xếp hạng thứ 51 và
chỉ số ứng dụng CNTT 0,42 xếp hạng 21 (Theo báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát
triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam 2009 – ICT index 2009). Chỉ số này cho thấy
tỉnh Bạc Liêu vẫn còn có những hạn chế về ứng dụng CNTT-TT vào trong kinh
doanh sản xuất để phát triển kinh tế xã hội mặc dù tỉnh đã có đưa ra đề án ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bạc Liêu, định hướng đến năm 2010 và 2020.
So với năm 2007 và 2005, Bạc Liêu đứng ở vị trí thứ 34 và là 1 trong những tỉnh
thành có độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT- TT ở mức trung bình thì chỉ
số trên của năm 2009 cho thấy Bạc Liêu đã tụt hạng rất nhiều trong 2 năm qua.
Để hiểu rõ hơn tình hình ứng dụng CNTT của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh đang diễn ra như thế nào? Các xu hướng và nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ
và vừa đối với CNTT ra sao? Kết quả điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bạc Liêu có thay đổi? Báo cáo dưới đây sẽ đánh
giá mặt bằng chung về tình hình ứng dụng CNTT cũng như mức độ ứng dụng CNTT
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các số liệu thống kê cụ thể. Đây sẽ là
cơ sở để đánh giá được thực trạng tình hình ứng dụng CNTT. Xác định được những
nguyên nhân và hạn chế của sự tham gia ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp nhỏ
và vừa Bạc Liêu đồng thời nắm bắt được các yêu cầu và mong muốn của doanh
nghiệp trong việc ứng dụng CNTT.
1. Phần cứng
Các doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã ý thức được việc ứng dụng CNTT vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp gần như đã đầu tư khá đầy đủ

các trang thiết bị văn phòng thông dụng: máy tính để bàn, máy xách tay, máy in,
màn chiếu, máy chiếu, máy quét, trong đó tỷ lệ cần đầu tư thêm các thiết bị của
doanh nghiệp Bạc Liêu tương đối cao, thường chiếm tỷ lệ trên 50% chẳng hạn như
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
7
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
tỷ lệ DN cần mua thêm máy tính để bàn chiếm tới 68%, tỷ lệ DN cần mua thêm máy
tính xách tay lên tới 75% và đặc biệt nhu cầu mua thêm máy in của DN tỉnh Bạc Liêu
rất lớn với tỷ lệ 85%. Các thiết bị khác như máy chiếu, máy quét, máy chủ nhu cầu
của DN cũng rất lớn. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau đây:
Nội dung Tỷ lệ %
Mua thêm máy tính để bàn 68
Không cần mua thêm máy tính để bàn 32
Mua thêm máy xách tay 75
Không cần mua thêm máy xách tay 25
Cần mua thêm máy in 85
Không cần mua thêm máy in 15
Mua thêm máy chiếu 53
Không cần mua thêm máy chiếu 47
Mua thêm máy quét 53
Không cần mua thêm máy quét 47
Mua thêm máy chủ 54
Không cần mua thêm máy chủ 46
(Bảng 1: Thông tin sử dụng phần cứng của doanh nghiệp Bạc Liêu )
Bảng số liệu Về Thông tin sử dụng phần cứng của doanh nghiệp Bạc Liêu cho
thấy việc đầu tư cho phần cứng của DN là rất lớn và nhu cầu đó vẫn tiếp tục được
tăng lên. Bên cạnh nhu cầu tương đối lớn về các thiết bị phần cứng thông dụng thì
nhu cầu đầu tư cho các thiết bị khác như máy chiếu, máy quét và máy chủ cũng

chiếm tỷ lệ rất lớn. Có thể thấy, việc đầu tư phần cứng của các doanh nghiệp tỉnh
Bạc Liêu đang ở mức tương đối cao, các thiết bị đã được đầu tư một lần, doanh
nghiệp đang có nhu cầu bổ sung nhiều hoặc nâng cấp, đổi mới để nâng cao hiệu
quả ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
2. Phần mềm và các ứng dụng hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Bạc Liêu chưa được hoàn thiện, hệ thống các giải
pháp quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
8
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
Bạc Liêu đều có sử dụng các phần mềm quản lý với tỷ lệ khá cao như phần mềm kế
toán (81%), soạn thảo văn bản (95%). Các phần mềm khác như Quản lý nhân sự,
tiền lương cũng được sử dụng nhiều, hơn một nửa số doanh nghiệp điều tra trả lời
có sử dụng và chỉ chưa đầy 1/3 số DN trả lời không có nhu cầu. Phần mềm Quản lý
bán hàng rất được các DN ưa chuộng và sử dụng với tỷ lệ 67%. Như vậy các phần
mềm thông dụng đều được các DN ứng dụng rộng rãi và số DN có nhu cầu ứng
dụng thêm vẫn tăng lên với số lượng lớn. Đối với một số chương trình ứng dụng
khác tùy thuộc vào qui mô và đặc thù của doanh nghiệp; các phần mềm lớn như:
ERP, CRM, quản lý cổ đông và chi trả cổ tức; … chủ yếu chỉ triển khai tại các doanh
nghiệp có qui mô lớn hoặc khu công nghiệp, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,
còn với doanh nghiệp nhỏ và vừa không có ứng dụng. Vì vậy, tỷ lệ DN không có nhu
cầu sử dụng phần mềm này lên tới 80% tổng số DN được điều tra.
Bảng thống kê dưới đây cho thấy rõ việc ứng dụng các phần mềm của doanh nghiệp
nhỏ và vừa năm 2008 và nửa đầu năm 2009 tại Bạc Liêu:
Tên phần mềm Có sử dụng Sử dụng trong 1
năm tới
Không có
nhu cầu

% % %
Phần mềm soạn thảo văn bản dùng
trong văn phòng
94 3 3
Quản lý Email 80 6 14
Quản lý kế toán, tài chính 80 9 11
Quản lý nhân sự, tiền lương 54 19 27
Quản lý bán hàng 66 13 21
Quản lý cổ đông và chi trả cổ tức 13 10 77
Quản lý khách. Sạn, nhà hàng 6 6 88
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) 13 8 79
Quản lý tổng thể nguồn lực (ERP) 4 8 88
(Bảng 2: Thông tin sử dụng phần mềm trong doanh nghiệp tại Bạc Liêu)
Những lý do của việc chưa ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp tiện
ích như quản lý tổng thể nguồn lực (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (CRRM),…
vào hoạt động kinh doanh là:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
9
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
• Không phù hợp với quy trình sản xuất của doanh nghiệp: 38%. Đây là một
trong những lý do chiếm tỷ lệ cao trong số các lý do đưa ra chưa ứng dụng các
phần mềm của doanh nghiệp. Phần mềm của nước ngoài mang về Việt Nam
nếu đưa vào ứng dụng phải chỉnh sửa cho phù hợp thì mất thêm chi phí rất lớn,
đôi khi còn mất nhiều hơn cả chi phí mua phần mềm ứng dụng mới.
• Chi phí của các ứng dụng phần mềm quá cao: 31%. Đây cũng là lý do
chiếm tỷ lệ cao mà doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bạc Liêu gặp khó khăn khi có kế
hoạch đầu tư, ứng dụng các giải pháp quản trị doanh nghiệp.
• Bên cạnh đó Các doanh nghiệp hầu hết không có cán bộ CNTT chuyên

trách. Các cán bộ văn phòng phải kiêm nhiệm nên trình độ nhân viên gần như là
không biết về CNTT, chỉ đơn giản là vào mạng xem tin tức, gửi mail thông
thường. Chính vì vậy, lý do Trình độ nhân viên chưa đủ để sử dụng các phần
mềm trên cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn là 29%. Đây là tỷ lệ đã được cải
thiện trong những năm gần đây
• Các lý do khác như: Các phần mềm quản lý đa phần là của nước ngoài nên
không được việt hoá; phần mềm nhiều lỗi và không ổn định… chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
2%
• Giao diện khó sử dụng, không thân thiện: 1%
Trong các lý do làm hạn chế việc ứng dụng phần mềm vào kinh doanh được
doanh nghiệp Bạc Liêu đưa ra cho thấy các lý do về kỹ thuật như: giao diện không
thiện, lỗi phần mềm…chiếm tỷ lệ nhỏ, doanh nghiệp có thể khắc phục được nhưng
việc chi phí cao, không phù hợp với quy trình sản xuất của doanh nghiệp và trình độ
quản lý vận hành của nhân viên là những vấn đề khó khăn nhất không chỉ đối với
doanh nghiệp Bạc Liêu mà với hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước.
3. Dịch vụ CNTT-TT
Như trên đã phân tích, do các doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp nhỏ,
doanh thu hàng năm không lớn, số lượng cán bộ công nhân viên ít. Chính vi vậy mà
số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT rất ít và việc sử dụng dịch vụ tư vấn CNTT
cũng chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ có 12% số doanh nghiệp được hỏi trả lời họ đã sử dụng
dịch vụ tư vấn CNTT, 42% trả lời họ chưa sử dụng nhưng có thể sẽ sử dụng trong
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
10
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
vòng 1 năm tới và phần lớn các DN với tỷ lệ 46% cho rằng họ không có nhu cầu sử
dụng dịch vụ này. Có nhiều lý do mà doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ tư vấn
CNTT. Tuy nhiên, lý do chính mà các doanh nghiệp gặp phải đó là Doanh nghiệp
chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn CNTT với tỷ lệ 42% số DN, một số doanh

nghiệp với tỷ lệ 37% thì cho rằng Doanh nghiệp của họ nhỏ, đầu tư ít nên không cần
đến dịch vụ tư vấn. Bên cạnh đó còn 1 số lý do khác mà các nhà cung cấp dịch vụ
tư vấn CNTT cần quan tâm bởi có 13% trong tổng số 218 doanh nghiệp điều tra cho
rằng họ chưa tìm được đơn vị tư vấn phù hợp và 8% cho rằng chi phí tư vấn cao.
4. Kết nối mạng nội bộ hoặc Intranet
Theo kết quả điều tra này, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa Bạc Liêu đang trong
giai đoạn tăng cường đầu tư và lập kế hoạch mua sắm, ứng dụng CNTT vào hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đã tiếp cận các hình thức tuyên truyền
và có nhận thức về lợi ích của CNTT-TT là tiết kiệm về thời gian và chi phí nên đã
tiến hành xây dựng, triển khai hệ thống mạng nội bộ và hệ thống máy tính trạm để
hỗ trợ triển khai các ứng dụng liên quan, số lượng doanh nghiệp có sử dụng mạng
nội bộ hoặc intranet của Bạc Liêu vẫn chiếm tỷ lệ 47%. Một số lớn các doanh nghiệp
khác với tỷ lệ 33% đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống mạng máy tính
nội bộ nhưng vì 1 lý do nào đó họ chưa sử dụng được và có nhu cầu sử dụng trong
vòng 1 năm tới. Chỉ có 20% số doanh nghiệp trả lời họ chưa có nhu cầu. Điều này
chứng tỏ Bạc Liêu đã và đang đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT ở mức tương đối cao.
Trong số các doanh nghiệp đã sử dụng mạng nội bộ thì kiểu kết nối được các
doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất là mạng LAN với tỷ lệ 82%, số
doanh nghiệp sử dụng mạng không dây Wifi chỉ chiếm tỷ lệ 13%, chỉ có 4% số
doanh nghiệp sử dụng mạng WAN. Đa số các doanh nghiệp đều hài lòng với chất
lượng dịch vụ đang sử dụng. Có 88% số doanh nghiệp cho rằng chất lượng dịch vụ
Ổn định, 11% cho rằng chất lượng Không ổn định và chỉ 1 % cho rằng chất lượng
dịch vụ Kém.
5. Sử dụng loại hình kết nối internet và mục đích sử dụng.
Việc kết nối Internet sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (khai thác
thông tin trên mạng Internet, giới thiệu sản phẩm trên mạng) của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng hơn, tỷ lệ doanh nghiệp dùng internet tại Bạc
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
11
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
Liêu cao chiếm 86% tương đương với các tỉnh thành có chỉ số cao về sẵn sàng ứng
dụng và phát triển CNTT-TT. Số doanh nghiệp còn lại hiện chưa có nhu cầu, có thể
do nhu cầu công việc, giao dịch chưa cần đến hoặc sẽ dùng trong thời gian tới. Hình
thức kết nối Internet chủ yếu được doanh nghiệp sử dụng nhiều là đường truyền
ADSL, xDSL 95%. Bên cạnh đó các kiểu kết khác như:
• Dial up: 1%; thuê đường truyền: 4%;
Việc kết nối internet của doanh nghiệp Bạc Liêu đạt mức cao nhưng doanh
nghiệp khai thác sử dụng trong việc trao đổi thông tin với khách hàng lại không được
thường xuyên. Các doanh nghiệp cần ứng dụng internet, thương mại điện tử nhiều
vào kinh doanh thì lại chiếm một tỷ lệ 6%. Mục đích sử dụng Internet của doanh
nghiệp chủ yếu là Tìm kiếm thông tin chiếm tỷ lệ rất cao 90%. Việc tiếp nhận và
quản lý các đơn đặt hàng gần như không được doanh nghiệp ứng dụng hay việc
Quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ cũng không được sử dụng. E-banking
còn đang được triển khai ở giai đoạn đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài
chính. Các số liệu dưới đây cho thấy việc sử dụng internet của doanh nghiệp nhỏ và
vừa Bạc Liêu:
Mục đích
sử dụng
internet
Trao đổi
email
Tìm
kiếm
thông
tin
QC, tiếp
thị
Quản lý

đơn hàng
DV ngân
hàng tài
chính
Điện
thoại
internet
Khác
(không
lý do)
Tỷ lệ (%) 6 90 0 1 0 2 1
(Bảng 3: Mục đích sử dụng internet trong doanh nghiệp tại Bạc Liêu )
Qua đó ta thấy số lượng doanh nghiệp sử dụng Internet của Bạc Liêu rất cao
nhưng việc ứng dụng Internet vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì mới chỉ sơ
khai, doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế của Internet để đem lại hiệu quả kinh
doanh.
Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng Internet đều hài lòng với chất lượng dịch vụ
mà họ đang sử dụng. Có 77% doanh nghiệp cho rằng chất lượng ổn định, chỉ 19%
doanh nghiệp trả lời Không ổn định và 3% doanh nghiệp cho rằng chất lượng rất
kém
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
12
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
Mặc dù mục đích sử dụng Internet của các doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu chủ yếu
là Tìm kiếm thông tin, việc sử dụng email cho công việc kinh doanh tuy chưa nhiều
và thường xuyên nhưng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đối với ban lãnh đạo tỷ lệ sử
dụng email trung bình hàng ngày là 57%, hàng tuần là 21%, một số doanh nghiệp
ban lãnh đạo có email nhưng hiếm khi sử dụng chỉ chiếm 12%, số doanh nghiệp mà

Ban lãnh đạo hiện chưa sử dụng hoặc cảm thấy không cần sử dụng email chỉ chiếm
10%
Đối với nhân viên trong các doanh nghiệp của Bạc Liêu việc sử dụng email có
thể thấy là tương đối phổ biến, có 63% trả lời rằng họ sử dụng email hàng ngày,
18% sử dụng hàng tuần, chỉ 10% có email nhưng hiếm khi sử dụng và 9% là chưa
sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng email . Bảng số liệu thống kê cho thấy, cần
có các chương trình để nâng cao hơn nữa nhận thức về sử dụng các tiện ích của
internet thông qua hình thức đơn giản nhất là trao đổi thông tin qua email, chat… để
hạn chế tối đa chi phí vầ thời gian cho doanh nghiệp
Sử
dụng
Email
Lãnh đạo Nhân viên
Tỷ lệ
%
Hàng
ngày
Hàng
tuần
Ít sử
dụng
sẽ
dùng
email
Không
cần
Hàng
ngày
Hàng
tuần

Ít sử
dụng
sẽ
dùng
email
Không
cần
57 21 12 4 6 63 18 10 3 6
(Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng Email trong sản xuất kinh doanh của CBCNV Doanh nghiệp tại Bạc Liêu)
Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 15% doanh nghiệp được điều tra có website,
26% cho rằng họ không có nhu cầu xây dựng website và một số lớn các doanh
nghiệp với tỷ lệ 59% cho rằng hiện tại họ chưa có website nhưng họ sẽ có trong
tương lai. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ở Bạc Liêu đã nhận thức được tầm
quan trọng của website đối với hoạt động kinh doanh của mình và nhu cầu của các
doanh nghiệp có 1 website với đầy đủ tính năng, làm tăng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng trong thời gian tới
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
13
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
website Doanh
nghiệp có
Website
Chưa có website, sẽ xây dựng
trong thời gian tới
Không cần website
Tỉ lệ (%) 15 59 26
(Bảng 5: Ứng dụng website vào sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp tại Bạc Liêu)
Các doanh nghiệp có website chỉ chiếm 15% và mục đích chính của họ chỉ là

Giới thiệu hình ảnh, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 85%. Một số
doanh nghiệp có Hỗ trợ đặt hàng-mua hàng thông qua website nhưng số lượng
không nhiều chỉ chiếm tỷ lệ 12,5%. Các doanh nghiệp của tỉnh chưa tận dụng được
hết các tính năng cũng như lợi ích mà website mang lại nên số lượng doanh nghiệp
sử dụng website vào các mục đích như Tiếp nhận đơn đặt hàng, Tư vấn khách hàng
online, thu thập thông tin khách hàng hay Thanh toán trực tiếp rất ít, tỷ lệ nhỏ, không
đáng kể.
Mục
đích sd
Website
Giới thiệu
hình ảnh,
sp- dvụ
Hỗ trợ đặt
hàng-
mua hàng
Tiếp nhận
đơn hàng
Tư vấn
khách
online
Thu thập
thông tin
Thanh
toán trực
tuyến
Khác
Tỷ lệ % 85 12,5 0 0 0 0 2,5
(Bảng 6: Mục đích sử dụng website vào sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Bạc Liêu)
Mặc dù số lượng doanh nghiệp có website không nhiều nhưng tần suất cập nhật

thông tin trên website lại rất cao, có 84% doanh nghiệp cập nhật hàng ngày, 14%
doanh nghiệp cập nhật hàng tuần, chỉ một số ít doanh nghiệp không cập nhật gì cả
sau khi xây dựng website. Trong số các doanh nghiệp này thì chỉ có 27% là có đầu
tư nhiều vào việc duy trì, phát triển website còn 64% đầu tư ở mức trung bình và 9%
đầu tư ở mức thấp. Như vậy việc đầu tư phát triển website của doanh nghiệp chưa
cao, đang ở mức trung bình. Chính vì thế mà mức độ an toàn thông tin và Hiệu quả
sử dụng website cũng chỉ ở mức trung bình, chưa phát huy hết hiệu quả. Mục đích
sử dụng website của một số doanh nghiệp tập trung vào giới thiệu hình ảnh, sản
phẩm, và dịch vụ nên đa phần là các thông tin tĩnh, không được cập nhật thường
xuyên như phân tích trên đã nêu.
6. Ứng dụng Thương mại điện tử.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
14
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
Phần lớn các doanh nghiệp được điều tra là doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm
hữu hạn nên quy mô nhỏ, việc ứng dụng CNTT hoàn toàn mang tính tự phát. Việc
phát triển các ứng dụng phục vụ cho thương mại điện tử còn rất hạn chế và chưa
phát huy được hiệu quả, chưa có sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiều cho việc phát triển
ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp. Nhận định của doanh nghiệp về hiệu quả
việc áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh của mình chưa cao, đang ở mức
trung bình:
Mức độ ứng dụng
TMĐT
Cao Trung bình Thấp
Tỉ lệ (%) 14 53 33
(Bảng 7: Nhận định của DN về hiệu quả áp dụng TMĐT trong kinh doanh tỉnh Bạc Liêu)
Lý do của việc ứng dụng thương mại thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó việc
khách hàng chưa có thói quen giao dịch qua mạng chiếm tỷ lệ khá cao 59%, đồng

thời một số yếu tố khác như:
• Chi phí cao 27%;
• Tính an toàn của giao dịch chưa đảm bảo: 3%
• Thiếu nhân sự vận hành: 8%
• Khác: 3%
• Số còn lại không có nhận định nào về thương mại điện tử.
7. Hạ tầng nhân lực CNTT của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp của tỉnh đã nhận thức rõ hiệu quả của CNTT đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình nên nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ
tầng CNTT ngày càng lớn và tập trung vào Các thiết bị cơ bản như máy tính, máy
Fax… chiếm tỷ lệ 59%, hệ thống mạng LAN, WAN chiếm tỷ lệ 12% và các phần
mềm cơ bản cũng được doanh nghiệp lựa chọn đầu tư và chiếm tỷ lệ 11%. Các ứng
dụng về các dịch vụ cao cấp hơn như Dịch vụ tư vấn CNTT, các phần mềm uaqnr lý
hay các ứng dụng web như sở hữu website riêng hay sử dụng dịch vụ thương mại
điện tử… chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
15
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
Ứng dụng cần thêm trong doanh nghiệp Tỷ lệ %
Các thiết bị cơ bản (máy tính, máy fax…) 59
Hệ thống mạng (LAN, WAN, ,) 12
Các phần mềm cơ bản (như ứng dụng văn phòng của Microsoft) 11
Các phần mềm quản lý 5
Các ứng dụng web cao cấp hơn (sở hữu website riêng, sử dụng
dịch vụ thương mại điện tử)
8
Dịch vụ tư vấn về CNTT 4
Các giải pháp về lưu trữ, cơ sở dữ liệu (storage, database, …) 1

(Bảng 8: Nhu cầu ứng dụng thêm các sản phẩm / dịch vụ về CNTT của DN SMEs Bạc Liêu)
Hiện tại, về nguồn lực CNTT có rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách
CNTT. Theo kết quả điều tra 80% doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách
CNTT và có 60% số doanh nghiệp chưa có người phụ trách CNTT và có tới 71%
doanh nghiệp chưa có đội ngũ nhân lực được đào tạo về CNTT. Điều này cho thấy
chỉ có một số ít doanh nghiệp sớm tổ chức hình thành hạ tầng nhân lực CNTT từ đội
ngũ có trình độ chuyên sâu về CNTT đến nhân viên biết sử dụng máy tính, việc triển
khai đồng bộ đã mang lại một số hiệu quả trong công tác. Phần lớn việc ứng dụng
CNTT vào doanh nghiệp đang ở giai đoạn sơ khai nên tỷ lệ doanh nghiệp quan tâm
đến việc đào tạo cán bộ sử dụng CNTT hay việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT chưa
thực sự được DN chú trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỷ lệ
này chỉ thực sự thay đổi đối với các công ty lớn, các tập đoàn hoặc công ty có vốn
đầu tư nước ngoài.
Nhân lực của
DN
Bộ phận chuyên
trách CNTT
Cán bộ chuyên trách
CNTT
Đào tạo chuyên
nghành CNTT
Tỉ lệ (%)
Có Không Có Không Có Không
20 80 40 60 29 71
(Bảng 9: Nguồn lực CNTT của doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu)
Theo điều tra cho thấy, đặc điểm chung của việc ứng dụng CNTT trong các
doanh nghiệp là:
 Chưa có các hệ thống thông tin điện tử hiệu quả và các cơ sở pháp lý để qui
định việc áp dụng CNTT trong các doanh nghiệp.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU

16
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
 Chưa có cơ chế hợp lý để khuyến khích phát triển CNTT trong doanh nghiệp.
 Bạc Liêu hầu như chưa có các doanh nghiệp phần mềm qui mô lớn trong lĩnh
vực công nghiệp CNTT.
Nói chung, việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp ở Bạc Liêu còn chưa
được doanh nghiệp quan tâm và chú trọng như một phần công việc phải làm trong
kinh doanh, nên chưa hình thành được thói quen ứng dụng CNTT trong việc hai thác
thông tin, và trên cơ sở xử lý thông tin để đưa ra những chủ trương, chính sách
trong quản lý và sản xuất kinh doanh.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
17
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
PHẦN V.
KIẾN NGHỊ VÀ YÊU CẦU HỖ TRỢ DN ỨNG DỤNG CNTT
Ngày nay, CNTT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao diện
mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm
được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở
thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Trong một giải pháp sẽ có thể có
nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp chuyên sâu khác nhau được tích hợp. Các
công nghệ chính ngày nay đều có xu hướng cho phép các modul có thể sử dụng
ngay dưới dạng "cắm và chạy”. Các nhà sản xuất thiết bị phần cứng cũng có xu
hướng cung cấp các giao diện mở cho phép khách hàng có thể dễ dàng xây dựng
các ứng dụng phức hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của thị trường.
Xu thế phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở hiện nay đang diễn ra khá
mạnh. Các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia CNTT đã cho rằng phát

triển phần mềm nguồn mở sẽ giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm lớn,
tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, tạo cơ hội kinh doanh mới và nâng cao
khả năng phát triển cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước, tạo điều kiện cho
các quốc gia có lối thoát trước sức ép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên đối
với những ứng dụng phức tạp có giá thành cao, đòi hỏi hỗ trợ kỹ thuật cao cần phải
được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ứng
dụng CNTT đứng trước những khó khăn về giá cả, nhân sự, tương thích hệ thống
với kinh doanh của doanh nghiệp,…đã yêu cầu được hỗ trợ từ phía những nhà
cung cấp dịch vụ CNTT nói riêng và các cơ quan bộ ban ngành phụ trách phát triển
CNTT của tỉnh và Quốc gia nói chung. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy yêu cầu
cần hỗ trợ của doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu là giá cả hợp lý của giải pháp
để giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh và cách vận hành ổn định của hệ thống.
Đề nghị hỗ trợ %
Dịch vụ tư vấn đầu tư cho CNTT 45
Giá cả hợp lý 30
Giúp làm giảm chi phí của DN 13
Vận hành ổn định 2
Tương thích với hệ thống hiện tại 6
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
18
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
Nâng cao khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu 3
Ngôn ngữ tiếng Việt 1
(Bảng 10: Các yêu cầu chính DN cần hỗ trợ từ phía nhà cung cấp giải pháp CNTT tại Bạc Liêu)
Từ những yêu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp ứng dụng, mặt khác, dựa vào tính
mở của thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn được nhiều đối tác, thị trường,
công nghệ, các giải pháp thuận lợi cho đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Do có tính
cạnh tranh cao, giá cả các sản phẩm và dịch vụ sẽ được giảm có lợi cho người tiêu

dùng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp cần thiết phải có những kiến
thức và những kinh nghiệm để có thể hoà nhập với thế giới và phát triển. Đồng thời
các doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng kế hoạch và giải pháp ứng dụng và phát
triển CNTT trong doanh nghiệp mình thì mới có thể hội nhập và tìm kiếm đối tác
quốc tế như:
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của CNTT
- Gắn với lựa chọn và sử dụng hợp lý theo khả năng cân đối tài chính & giải
pháp ứng dụng của mình.
- Cần tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc khi đưa các phần mềm vào ứng dụng
- …
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
19
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
PHẦN VI.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY
ỨNG DỤNG CNTT VÀO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BẠC LIÊU
1. Khó khăn tồn tại
Có thể thấy tình hình ứng dụng CNTT của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động
trên địa bàn Bạc Liêu chưa cao theo kết quả điều tra này, kết quả này có thể do một
số nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến như:
- Các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết và lợi ích của
việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SX-KD.
- Chưa có nhiều giải pháp PM quản trị doanh nghiệp phù hợp với các DN VN.
Giải pháp do VN tự xây dựng - chưa hòan chỉnh, giải pháp của nước ngoài – giá
thành cao.
- Chưa có nhiều công ty CNTT VN quan tâm hoặc đầu tư cho việc phát triển các
giải pháp PM quản trị doanh nghiệp cho các DN VN.
- Nhân sự cho ứng dụng CNTT: các DN chưa thật sự quan tâm đến vấn đề

nhân lực cho ứng dụng CNTT (Hơn 10% TCTy lớn không có CB chuyên trách
CNTT )
- Việc sử dụng dịch vụ CNTT: đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng
việc sử dụng dịch vụ bên ngoài như tư vấn, thiết kế website,…
- Về chiến lược, kế hoạch ứng dụng CNTT: phần lớn doanh nghiệp mới chỉ ứng
dụng CNTT một cách tự phát, không hệ thống và thiếu chiến lược dài hạn.
2. Kinh nghiệm của doanh nghiệp ứng dụng CNTT
Kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp ứng dụng CNTT tốt tại Bạc Liêu và
một số đơn vị tại các tỉnh lân cận cho thấy.
- Để ứng dụng CNTT đòi hỏi phải mô tả được quy trình quản lý rõ ràng, mạch
lạc và tỉ mỉ mà việc này cần doanh nghiệp phải đầu tư về thời gian và nhân sự.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
20
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
- Thay đổi nhận thức quản lý sẽ quyết định nhu cầu ứng dụng công nghệ thông
tin (hầu hết lãnh đạo đa số hài lòng với việc quản lý trên cơ sở thông tin không
đầy đủ, không chính xác và lạc hậu).
- Cần hiểu đúng: Hiệu quả của UD CNTT là nâng cao năng suất lao động, quản
lý và làm tăng chất lượng quản lý để có các quyết định đúng đắn có cơ sở khoa
học và có tính khả thi cao.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đến 2010.
Các doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng cần
nhu cầu các phần mềm quản lý như kế toán, quản lý khách hàng. Ngoài ra, các
doanh nghiệp này cũng sẽ cần phát triển TMĐT thông qua Internet. Đến năm 2010,
mạng Internet băng thông rộng sẽ phủ đến các huyện, thậm chí đến xã. Cước truy
nhập cũng sẽ giảm. Việc tạo hộp thư điện tử, truy nhập các trang web sẽ dễ dàng
cho doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu đến năm 2010 tại tỉnh Bạc Liêu phải phát triển
được 100% các doanh nghiệp có kết nối Internet hộp thư điện tử, gần 50% các

doanh nghiệp thiết lập được website riêng. - Để thực hiện doanh nghiệp điện tử,
ứng dụng mạnh mẽ các công cụ quản lý xí nghiệp. các doanh nghiệp lớn thực hiện
các phần mềm quản lý tổng thể xí nghiệp (ERP) với các chức năng đầy đủ như quản
lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá và bán hàng, quản lý và chăm sóc
khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên liệu. Ứng dụng các phần mềm tự
động hoá dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao chất lượng sản
phẩm và tính hiệu quả của sản xuất. Các doanh nghiệp này có website và tham gia
các sàn giao dịch thương mại khác nhau. Có hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp
trực tuyến: e_office, web_office, Thường xuyên tra cứu thông tin trên Internet và
kinh doanh thông qua thư điện tử…
4. Đề xuất một số giải pháp chung cho DN thông qua kết quả điều tra
a. Xây dựng Trung tâm dịch vụ CNTT của tỉnh đặt tại sở thông tin và truyền
thông: để cung cấp dịch vụ, tiện ích và giải pháp đảm bảo chất lượng và hiệu quả
với giá rẻ về CNTT, thương mại điện tử, và cả nguồn nhân lực cho các doanh
nghiệp. Trung tâm dịch vụ CNTT hỗ trợ và cung cấp dịch vụ CNTT cho các doanh
nghiệp, thời gian đầu được đặt tại Sở thông tin và truyền thông. Tuỳ theo sự phát
triển của các dịch vụ, tuỳ theo khả năng đầu tư của tỉnh và các doanh nghiệp, mà
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
21
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
Trung tâm dịch vụ CNTT sẽ phát triển với quy mô lớn, đa dạng về dịch vụ và sẽ do
doanh nghiệp đứng ra quản lý trong tương lai. Trung tâm dịch vụ CNTT sẽ đảm
nhận một số chức năng cơ bản sau:
- Cung cấp thiết bị CNTT, các phần mềm quản lý doanh nghiệp và các giải pháp
ứng dụng dụng, triển khai và phát triển CNTT.
- Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị CNTT cho các cơ quan,
doanh nghiệp.
- Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ quan, doanh nghiệp, thực

hiện các dự án CNTT của các doanh nghiệp.
- Đầu mối về phát triển và cung cấp các dịch vụ phục vụ thương mại điện tử:
Xây dựng website, Hosting các website, thư điện tử, trao đổi dữ liệu.
- Đầu mối thông tin về Lưu trữ, cho thuê kho lưu trữ trên mạng và xử lý dữ liệu.
- Xây dựng chương trình và tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho
cán bộ các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến các dự án CNTT. Tổ chức các
chương trình tuyên truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh.
- …
b. Triển khai chương trình hợp tác theo đề án 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng
dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2008-2010” giữa phòng
TM&CN Việt Nam với Sở thông tin và truyền thông tỉnh.
c. Huy động vốn để ứng dụng và phát triển CNTT tại các doanh nghiệp:
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng và phát triển
CNTT của đơn vị mình.
- Các doanh nghiệp muốn đầu tư đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao sản
lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất có thể tự huy động vốn, vay
vốn ngân hàng.
- Các doanh nghiệp cũng có thể huy động bằng cách vay của cán bộ, công
nhân.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
22
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN TIN HỌC DOANH NGHIỆP
Tel: 04-3574 2187; Fax: 04-3574 2622; Email:
- Thực hiện đúng và nhanh chóng luật doanh nghiệp để khuyến khích nhân dân
đầu tư vào sản xuất.
d. Nâng cao nhận thức về CNTT:
- Xây dựng các chương trình và tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu về vai trò và
tác động của CNTT.
- Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch và tổ chức mỗi năm 1-2 hội thảo

hoặc diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng và phát triển CNTT của các
doanh nghiệp, phổ biến các chủ trương, chính sách của trung ương và địa
phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT.
- Tổ chức cho lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo
trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến vai trò, tác động của
CNTT, tham quan khảo sát một số địa phương trong nước và nước ngoài để
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT và quản lý thông tin/CNTT
tại doanh nghiệp.
LIÊN HỆ
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Viện Tin học Doanh nghiệp
Địa chỉ: 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Phòng Đề án
Tel: 84-4-3574 2187 / 3574 3979
Fax: 84-4-3574 2622
Email:
Website:
Sở Thông tin và truyền thông Bạc Liêu
Địa chỉ: Số 04, đường Phan Đình Phùng,
Phường 3, thị xã Bạc Liêu
Tel: 0781.3942236
Email:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2009 TẠI TỈNH BẠC LIÊU
23

×