Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 22 trang )

BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN:
KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ﮪﮪﮪﮪ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ THU HỒNG
NHÓM 2:
1.ĐỖ BẢO ANH K094040647
2.NÔNG THỊ THANH HẰNG K094040675
3.TRƯƠNG DIỆP MINH HÒA K094040683
4.NGUYỄN HẢI HUYỀN TRANG K094040760
5.HUỲNH THỊ HOA XUÂN K094040784
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………………………………….3
I.Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nước………………………………………………………………………….3
A.Ô nhiễm môi trường………………………………………………………………………………………………………………………3
B.Ô nhiễm môi trường nước……………………………………………………………………………………………………………4
II.Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước………………………………………………………………………………….4
1. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt,
phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy……………………………………………………4
2.Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ………………………………………………………………… 7
3.Sự ô nhiễm bởi các chất hữu cơ…………………………………………………………………9
3.1 Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển
và các chất thải bị nhiễm xăng dầu……………………………………………………… 9
3.2. Chất tẩy rửa:bột giặt tổng hợp và xà bông………………………………………………… 11
4. Ô nhiễm vật lý…………………………………………………………………………………….12
III. Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt nam và trên thế giới……………………………………………………… 14
A.Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới…………………………………………………………………… 14
B.Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam……………………………………………………………………….15


IV.Một số giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường nước………………………………………………………… …18
V.Kết luận………………………………………………………………………………………………………………………………………20
*Danh mục tài liệu tham khảo:………………………………………………………………………………………………… 21
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 2
LỜI MỞ ĐẦU
Nước chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất,là một trong những món quà quí giá nhất
mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất
của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh
hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng
cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn
nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện
các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và
mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
Nước thật sự quan trọng và đáng quí!Nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của
quá trình đô thị hóa,công nghiệp hóa bên cạnh đó là ý thức chưa cao của con người
trong vấn đề bảo vệ môi trường,môi trường nước đang ngày càng bị ô nhiễm trầm
trọng,đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người.Hơn thế,ô nhiễm môi
trường nước đang trở thành một trong nhũng vấn đề mang tính cấp bách toàn cầu,nguy
cơ đối với sự phát triển của nhân loại.Để hiểu kỹ hơn về ô nhiễm môi trường nước,thực
trạng, cũng như những giải pháp cho vấn đề này,chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua đề tài.
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
A. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn
môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc

năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn)
chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ.
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 3
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu.
B. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn
ô nhiễm đất.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt ,các
thảm họa núi lửa, động đất làm thay đổi cảnh quan môi trường, tiêu diệt nhiều loài, xả
thải vào không khí các chất gây ô nhiễm như SO2, bụi, đưa vào môi trường nước
chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
II. CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường là những tác nhân gây ảnh hưởng vượt quá
khả năng chịu đựng của môi trường dẫn tới làm hủy hoại môi trường vốn có tại nơi tác

nhân đó gây ảnh hưởng tạo ra một môi trường mới không thích nghi hoặc làm tổn hại
nghiêm trọng tới những loài sở tại.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý.
1. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các
chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành
vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 4
trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các
trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước.
Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng
lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20
triệu mầm yếm khí trong 1cm 3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh( Plancho in
Furon,1962).
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy
trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có
nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy
cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi
khó chịu
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 5
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 6
Âu thuyền Thọ Quang đang là điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Đà Nẵng do nước
thải từ các nhà máy trong KCN dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang. Ảnh: HC
2.Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất
thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất
độc cho thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công
nghiệp.
Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong
xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với
sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh
Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và
gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và
các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại.
Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất
lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được
khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc
nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở
dưới.
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 7
Xử lý rác thải. (Ảnh minh hoạ: Ngọc Hậu)
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 8
3.Sự ô nhiễm bởi các chất hữu cơ
3.1 Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu,
vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.
Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần
của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp
pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương

đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi
340.000 tấn dầu (Ramade, 1989).
Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983).
Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng
dầu trên mặt (Furon,1962).
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các
nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc
độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm.
Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra
vùng bờ biển.
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 9
. Con đường vận chuyển dầu mỏ
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 10
3.2.Chất tẩy rửa:bột giặt tổng hợp và xà bông.
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực
(polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic.
Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen
sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông
Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không
tan thì chứa calci, sắt, nhôm sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni).
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 11
4. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức
làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được
vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục
của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.

Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ,
làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối
sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol làm cho nước có vị không bình thường.
Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi
bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 12
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 13
III. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
1. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Từ những năm thập niên 60 đến nay, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia
tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát
triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
• Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự
trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
• Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng
không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18.
Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng
làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính.
Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là
nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm
1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
• Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác.
Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul (Rumani) đã thải ra 50-
100 tấn xianu và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare (thuộc vùng

Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 14
đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu
người.
Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn kinh hoàng khi nhà máy
sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide India. thải ra ngoài môi trường 40 tấn izoxianat và
metila. Theo viiện Blacksmith, chính lượng khí độc hại này đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân và khiến 15.000 người tử vong. Thật
đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu vực này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt
để. Người ta nghi ngờ rằng các mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc.
Kabu (Bắc Ấn Độ) - Thành phố trên sông, với 2,4 triệu dân , là nơi tập trung của
nhiều xưởng thuộc da. Những khảo sát, nghiên cứu của Chính phủ đã cho thấy một vài
khu vực có mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc do phẩm nhuộm, các chất hoá học độc
hại (crom, chì). Một chuơng trình chỉ đạo làm sạch nguồn nước ngầm đang được triển
khai.
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm
nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 15
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực
ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí
thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang
gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may,
ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ
số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1

và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S
vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm
nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập
trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn
bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các
nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp
thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về
mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu
lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là
4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh
cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn
nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập
trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất
nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không
thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức
độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -
400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm
25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 16
thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven
các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2,

NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố
Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn
là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý
độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép
(TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-
10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay
Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc
hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm
xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi
sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số
vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven
sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn
nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và
sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ
sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy
hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi
trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong
nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi
trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh
và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số
vùng ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường.

Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách
nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô
nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 17
khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa
có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn
nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương
chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến
lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các
vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản
lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi
cho bảo vệ môi trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã
đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt
0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số
lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý
môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1
triệu dân)
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Do chi phí đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là rất cao,
phần lớn nước thải công nghiệp ở Việt Nam đều không được xử lý đầy đủ, gây ô nhiễm
nguồn nước bề mặt ở sông, hồ, biển.
- Cấp phép xả thải là một biện pháp hiệu quả để hạn chế ô nhiễm nước. Để bảo đảm
tài nguyên nước được ổn định, bền vững cần bảo đảm tốt khâu xả thải, tổ chức, cá
nhân trước khi xả nước thải vào nguồn nước phải thực hiện tốt việc xử lý chất thải đạt
tiêu chuẩn cho phép; đồng thời, cơ quan nhà nước khi cấp phép xả nước thải vào
nguồn nước phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, bảo đảm

không gây ô nhiễm nguồn nước và việc bảo vệ tài nguyên nước.
- Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng các loại thực vật sống dưới nước đã và đang
được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành, đồng
thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Dùng các loài thực vật thủy sinh để loại bỏ các chất
dinh dưỡng và hữu cơ trong nước. Vì nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm
là do các loại tảo chết; tảo sinh sôi nảy nở được là do nước bị phú dưỡng (hay còn gọi
là hiện tượng nước nở hoa); chất phú dưỡng do các chất thải của con người, xác súc
vật chết… gây nên; phương pháp sử dụng thực vật thực chất là đưa lượng chất dinh
dưỡng dư thừa trong nước hồ chuyển vào sinh khối của thực vật thủy sinh (hiện tượng
hấp thụ thức ăn).
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 18
Phương pháp xử lý nước rỉ rác ngay tại bãi chôn lấp bằng các loại cây thực vật như
dầu mè, cỏ vetiver, cỏ voi và cỏ signal, không những giải quyết được bài toán ô nhiễm
môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí vừa được TS Ngô Hoàng Văn (Hội Nước và Môi
trường nước thuộc Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu
thành công. Giải quyết nạn ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường cần phải qui thành những giá trị tính bằng tiền, và người gây ô
nhiễm phải trả tiền cho sự ô nhiễm do họ gây ra là cách duy nhất có thể kiểm soát
được. Bằng cách này người gây ô nhiễm phải cân nhắc có nên tiếp tục trả tiền cho sự
gây ô nhiễm mỗi năm không, hay là đầu tư một phương tiện xử lý môi trường cho nhà
máy của mình và từ đó không phải tốn tiền. Khi người ta sản xuất để kiếm lợi nhuận và
thải một chất nào đó vào môi trường mà không phải trả tiền cho việc đó, tức là đã sử
dụng môi trường như một nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất của mình. Như vậy sẽ
là rất công bằng để đặt vấn đề họ phải trả tiền cho môi trường. “Trả tiền cho môi
trường”, “mua môi trường” là những khái niệm đã trở nên quen thuộc ở một số nước
phát triển.
- Biện pháp giảm ô nhiễm bằng cách áp dụng các giấy phép thải có thể chuyển nhượng
nhận được nhiều sự ủng hộ. Người ta cho rằng nếu những giấy phép này được mua

bán tự do thì có thể giảm thiểu ô nhiễm ít ra là về mặt chi phí. Theo lý thuyết, nếu việc
chuyển nhượng hạn ngạch được cho phép, khi đó một hãng có thể giảm lượng ô nhiễm
của mình nếu làm như thế là rẽ hơn việc trả tiền để thuê người khác làm. Trong thực tế,
cách tiếp cận giấy phép có thể chuyển nhượng đã đạt được một số thành công.
- Đánh thuế ô nhiễm.Gia tăng các chi phí ô nhiễm sẽ hạn chế việc gây ô nhiễm.Thuế ô
nhiễm nhằm giảm ô nhiễm đến mức "tối ưu" xã hội có thể thiết lập một mức mà ô
nhiễm chỉ có thể xảy ra nếu lợi ích cho xã hội (như, dưới dạng sản xuất nhiều hơn)
vượt quá chi phí. Có thể thay đổi việc đánh thuế vào thu nhập và doanh số sang đánh
thuế vào ô nhiễm gọi là "thuế xanh".
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 19
- Quy định quyền tài sản. Việc quy định quyền tài sản sẽ dẫn đến một giải pháp tối ưu,
mà không cần biết là ai được quyền nhận chúng, nếu các chi phí giao dịch là không
đáng kể và số lượng những bên tham gia thương lượng là hạn chế. Ví dụ, nếu những
người sống gần một nhà máy có quyền sử dụng nướcsạch, hoặc nếu nhà máy có
quyền gây ô nhiễm, khi đó có thể là nhà máy có thể trả cho những người bị ảnh hưởng
bởi ô nhiễm hoặc cũng có thể những người này có thể trả cho nhà máy để không gây ô
nhiễm. Hoặc, chính những người dân có thể hành động khi họ muốn nếu những quyền
về tài sản khác bị vi phạm.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề kinh tế vì vậy dù nhà nước có đề ra những qui định
chặt chẽ đến đâu, và giám sát thế nào cũng không thể kiểm soát nổi vấn đề ô nhiễm
môi trường vì không thể giải quyết một vấn đề kinh tế bằng những biện pháp không
phải là kinh tế.

Một biện pháp khác được sử dung trong nông nghiệp:
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù hợp
về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân số
trong những năm tới.
- Các vùng đất trũng, phèn nặng cần xây dựng các hồ sinh thái phát triển tổng hợp:
Phát triển thuỷ sản, lấy nước tưới vào thời kỳ hạn và sử dụng nước sinh hoạt.

- Thiết kế, quy hoạch của các ngành như nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản,
xây dựng nên được xét đồng bộ nhằm xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, lâu dài,
không chồng chéo để không xảy ra hiện tượng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường.
- Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật nhằm hạn
chế sự xì phèn, tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra nguồn nước mặt do quá trình thau
rửa phèn.
- Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt
cỏ có thời gian phân giải ngắn.

Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng:
- Cần có sự hợp tác toàn diện giữa Ban quản lý các dự án với các ban ngành có liên
quan của địa phương bàn về vấn đề tổ chức thực hiện, về tiến độ thi công, về biện
pháp thi công và về giám sát thi công công trình.
- Giám sát việc thực thi các hạng mục công trình theo nội dung thiết kế, khi có các vấn
đề ô nhiễm môi trường xảy ra cần đề xuất ngay các giải pháp cụ thể mang tính khả thi
để khắc phục mà không phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm mức độ nghiêm trọng.
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 20
- Thông báo cho người dân trong vùng dự án về những kế hoạch, tiến độ xây dựng các
công trình và lợi ích của các công trình này đối với đời sống dân sinh kinh tế.
- Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi
trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn
xuống các kênh rạch.
- Di rời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải xuống lòng
kênh và tai nạn giao thông thuỷ.
- Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác
thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt.
- Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong vùng.
Phân tích diễn biến về thành phần các loài sinh vật nước.
V. KẾT LUẬN

Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.Sử dụng có hiệu quả nguồn
nước trong sinh hoạt và sản xuất,nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,cũng như thực
hiện tốt các chính sách,các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường nước là nhiệm vụ của
mọi cá nhân,tổ chức,ban nghành,toàn xã hội và của tất cả các quốc gia.Chỉ có như vậy
chúng ta mới bảo vệ được môi trường nước cũng là bảo vệ cho sự sống của chính
chúng ta!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

/>%C6%B0%E1%BB%9Dng
/>nuoc.nguyentam083.35CD742E.html
/>phat-trien
/>quyet-o-nhiem-moi-truong-nuoc.htm
/>phap-nao-cho-gim-thiu-o-nhim-moi-trng-trong-sn-xut-nong-nghip&catid=105:tin-thi-
s&Itemid=6
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 21
/>option=com_content&view=category&layout=blog&id=104&Itemid=2
/>hang_dau_VN_.htm
/>1&IDN=2170&lang=vn
Nhóm 2 – K09404B
ĐH Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM Page 22

×