Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHIẾN LƯỢC HỌC
TỪ VỰNG CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO THE VOCABULARY LEARNING
STRATEGY OF ESP STUDENTS IN COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGE
-THE UNIVERSITY OF DA NANG
Sinh viên: Trần Huỳnh Thu Hương
Lớp: 09CNATM01 Trường Đại học Ngoại Ngữ-Đại học Đà Nẵng
GVHD: TH.S Nguyễn Phước Vĩnh Cố
Trường Đại học Ngoại Ngữ-Đại Học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Nếu xem việc học tiếng Anh là xây nhà thì việc trau dồi từ vựng (TV) chính là xây nền
móng bền vững cho căn nhà ấy. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chiến lược (CL) trau dồi TV chưa
được sinh viên Chuyên ngành (SVCN) sử dụng hiệu quả và hơn nữa mức độ sử dụng CL của
SVCN cũng rất khác nhau. Bài nghiên cứu này nhằm điều tra thực trạng sử dụng CL học TV để
mở rộng vốn TV và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của SVCN trường ĐHNN-ĐHĐN.
Trên cơ sở đó, có cái nhìn đúng đắn để đề xuất những kiến nghị phù hợp và hiệu quả.
ABTRACT
Vocabulary learning plays an important role in the students’ Engligh skills. However, for
some reasons, vocabulary learning strategies aren’t used effectively. The target of this study is
to investigate the current situation of using these strategies to broaden vocabulary and develop
language skills of ESP students. Finally, some suggestions will be given to help teacher deal
with these problems and improve effectiveness of vocabulary learning strategies.
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Wilkins, không có ngữ pháp rất ít thông tin được truyền đạt nhưng nếu
không có từ vựng thì không có một thông tin nào được truyền tải cả. Câu nói trên cho
thấy tầm quan trọng hàng đầu của từ vựng trong việc học một ngôn ngữ. Tuy đó là một
tế bào nhỏ nhưng lại là yếu tố cốt cán hình thành nên kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của
người học. Với vốn TV phong phú, bản thân người học sẽ phát triển kĩ năng giao tiếp,
viết luận cũng như diễn thuyết. Hơn thế nữa, nhờ có TV mà người học có thể hiểu được
ý tưởng của người khác cũng như diễn dãi rõ ràng và xúc tích những suy nghĩ của mình.
Theo cách truyền thống, muốn mở rộng vốn TV, chúng ta thường học học thuộc
lòng hay viết ra giấy nhiều lần để dễ nhớ. Nhưng ở một mức độ cao hơn, muốn thuần
thục một ngôn ngữ đòi hỏi người học phải nắm vững sự kết hợp từ và nghĩa của từ tùy
vào ngữ cảnh.Theo cách nghĩ truyền thống, TV chỉ ở mức độ thụ động. Nói một cách
đơn giản, những từ đó chỉ nằm trong bộ nhớ và khó áp dụng vào kĩ năng viết và nói.
Nhưng khi người khác nhắc thì chúng ta nhớ lại và hiểu ngay. Trái lại với TV thụ đông,
TV chủ động lại giúp ích rất nhiều cho việc sử dụng NN của người học vì đây là vốn từ
vựng mà chúng ta sử dụng thường xuyên trong giao tiếp.
Vậy làm sao để những TV mà chúng ta học đều là TV chủ động thay vì bị đông.
Hiện nay, SVCN chưa tận dụng hết những ưu điểm của CL học TV và mức độ sử dụng
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
những CL đó của mỗi SV cũng rất khác nhau. Và đó là lí do tại sao em thực hiện nghiên
cứu khoa học về vấn đề này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu nhằm mục đích:
Tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng CL đê mở rộng vốn TV
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CL để
nâng cao vốn TV và khả năng sử dụng NN.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu nhận thức của SV về CL học TV
Phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong CL sử dụng TV của SVCN
Khích lệ SV học TV theo hướng chủ động gắn với tư duy
Thu thập kinh nghiệm, phương pháp học tập của SVCN để đề xuất hướng giải
quyết vấn đề
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC HỌC TỪ VỰNG
2.1.1 ĐINH NGHĨA
Chiến lược học từ vựng (Vocabulary learning strategy), theo Oxford, là những
hoạt động đặc biệt mà người học thực hiện nhằm làm cho việc học tâp TV dễ dàng nhất,
nhanh nhất, vui vẻ hơn, chủ động hơn và dễ dàng áp dụng các TV đó trong giao tiếp và
sử dụng NN.
CL đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc học TV vì chính các CL này sẽ
giúp cho việc học TV dễ dàng hơn, nhanh hơn, hứng thú hơn, khoa học hơn, hiệu quả
hơn. Vì thế việc sử dụng những CL phù hợp sẽ giúp SV mở rộng vốn TV và nâng cao
khả năng sử dụng NN.
2.1.2 PHÂN LOẠI
Là một bộ phận của CL học ngoại ngữ, CL học TV đã dành được nhiều sự quan
tâm của nhiều nhà NC như Nation(2001), Gu và Johnson(2007), Schmitt (1997) và rất
nhiều nhà NC khác. Mối liên kết giữa từng CL, từng nhóm CL cùng với những kĩ năng
thực hành tiếng đã được làm rõ trong nhiều bài NC. Và đối với SVCN, CL học TV được
đúc kết toàn diện và chi tiết trong bảng tổng kết sau:
CL ĐOÁN NGHĨA TỪ
(Contextual guessing)
Đoán từ dựa trên ngữ cảnh
Học từ loại
Học ngữ khả kết
CL GHI NHỚ
Nhẩm lại
Ghi chú
Nhắc lại
Mã hóa xử lý
Sử dụng hình tượng
Học cấu trúc từ
CL HỌC TIỀN TỐ
Học phụ tố, tiền tố
Phân tích từ
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
CL LIÊN KẾT VỚI THỰC TẾ
Hỏi bạn bè
Đọc báo
Viết luận
CL KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN
THÂN
Đánh giá tầm quan trong của TV
Thiết lập mục tiêu
Đánh giá bản thân
CL ĐỘNG NÃO
Bản đồ nghĩa
Sơ đồ tư duy
2.2. CƠ SỞ THỰC TẾ VÀ BÌNH LUẬN
Trong CL mở rộng vốn đòi hỏi người học cần có 2 CL nhỏ: CL tìm nghĩa của từ
và CL củng cố từ.
2.2.1 CHIẾN LƯỢC TÌM NGHĨA TỪ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm
Tra từ
83.2%
16.8%
0%
Đoán từ
37%
58%
5%
Hỏi giáo viên
2%
18%
80%
Hỏi bạn bè
60%
40%
0%
CL được sử dụng phổ biến nhất là tra từ điển với hơn 100% SV thường xuyên và
thỉnh thoảng tra từ điển. CL đoán từ được sử dụng ở mức độ trung bình trong khi đây lại
là một trong những CL rất quan trọng vì nó có khả năng khơi gợi tinh thần tư duy và là
tiền đề cho kĩ năng đoán từ- CL rất quan trọng trong kĩ năng đọc hiểu. Với tâm lý sợ sệt,
SV vẫn chưa dám hỏi giáo viên để làm rõ nghĩa và tổng hợp những kiến thức về TV đó.
2.2.2 CHIẾN LƯỢC CỦNG CỐ TỪ
Quá trình củng cố từ đòi hỏi phải có thời gian và có phương pháp. Chúng ta
không thể nào nắm bắt được tổng quan TV nếu chỉ sau một lần gặp và tra cứu nghĩa của
từ.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
CL củng cố từ chia thành 2 cách: củng cố từ máy móc và cũng cố tri nhận. Có
hơn 70SV trong số 100 SV được khảo sát đã thừa nhận cách học từ chủ yếu của mình
chỉ là viết lại, đọc to hay nhắc lại. Hơn thế, trong CL máy móc này, CL viết lại nhiều
lần được sử dụng phổ biến nhất vì SV theo truyền thống nghĩ rằng chỉ cần học thuộc
lòng là mở rộng vốn TV rồi nhưng liệu rằng những TV đó có được sử dụng trong giao
tiếp hay không?
Thật đáng buồn khi chỉ có 30 SV củng cố TV bằng cách viết vào sổ tay, hoc
theo chủ điểm hay liên hệ với thực tế. CL tri nhận này vai trò đặc biệt quan trọng, nó
giúp chúng ta sử dụng TV có tư duy và từ đó nâng cao khả năng sử dụng NN. Trong CL
này, kĩ năng viết vào sổ tay lại được sử dụng phổ biến nhất với hơn 63,3% SV áp dụng.
2.2.3 CHIẾN LƯỢC BỔ TRỢ
Việc phân tích và suy đoán tầm quan trọng, tính cần thiết và tấn suất sử dụng từ
thực sự có ý nghĩa lớn trong việc mở rộng vốn TV. CL này giúp SV không chỉ tiết kiệm
thời gian và công sức mà còn nâng cao khả năng sử dụng TV vì SV chỉ cần tập trung
vào những lớp TV có tần suất sử dụng cao và quan trọng đối với ngành mình học.
Trong thực tế, SVCN cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của những CL này với
minh chứng là hơn 75% SV đã từng xem xét đến tầm quan trọng, tính cần thiết và tần
suất sử dụng của TV.
Bên cạnh đó, đánh giá bản thân và áp dụng TV vào thực tế cũng rất quan trong.
Chỉ có 52% SV đã từng đánh giá quá trình học TV, tuy nhiên không phải máy móc xem
mình học thuộc được bao nhiêu TV mà chúng ta nên làm những bài tập nhằm kiểm tra
lại TV hay sử dụng TV trong thực tiễn. Thật đáng buồn khi chỉ có 32% SV biết thiết lập
mục tiêu cho mình trong khi mục tiêu là động lực là nguồn sáng soi đường cho việc mở
rộng vốn TV và tăng cường khả năng sử dụng NN.
2.4 NHÂN XÉT
Qua kết quả khảo sát, tác giả đã nhận ra có ba vấn đề chính trong trong cách học
TV của các đối tượng tham gia nghiên cứu:
2.4.1 Thiên hướng sử dụng các CL học TV ít tư duy
Đã quen với cách học truyền thống, SV nhận thức rằng chỉ cần nhớ TV ấy bằng
cách nhắc đi, nhắc lại hay là viết nhiều lần trên giấy. Nhưng liệu có bao nhiêu TV như
thế mà bạn có thể sử dụng được. Ắt hẳn rất ít TV mà bạn có được nhờ cách học này mà
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
ăn sâu vào khả năng sử dụng NN. Trong thực tế, không chỉ nhồi nhét TV thụ động mà
SV chưa có ý thức nghiên cứu những phương pháp phức tạp như phân tích từ, ngữ khả
kết, từ họ… Rõ ràng CL học TV ít tư suy như thế không thể nào đạt được hiệu quả cao.
2.4.2 Việc sử dụng chưa đúng cách những CL học TV
Đã hình thành trong nhận thức của SV, từ điển chính là công cụ để tra nghĩa chứ
không phải là kho TV. SV quá lừa biếng đến nỗi mà họ chỉ lướt qua từ điển để tìm
nghĩa phù hợp với ngữ cảnh mình đang dùng. Vượt xa nghĩa của TV, từ điển cung cấp
nhiều hơn thế nào là cách phát âm, văn phong và ngữ pháp của TV đó. Rõ ràng, SV vẫn
chưa sử dụng từ điển đúng cách. Vì vậy SV cần phải biết kết hợp nhiều từ điển và xem
xét đâu là từ điển mà mình đang cần lúc này.
2.4.3 Thiếu liên hệ TV với thực tế
Troy Symson đã từng nói “Để sử dụng thành thạo một từ nào đó và nghĩa của nó
thì từ này phải được sử dụng khoảng 40 lần trong các ngữ cảnh khác nhau”. Thông qua
câu nói trên chúng ta thấy được việc sử dụng NN trong thực tiễn đời sống vô cùng hiệu
quả, vì nó giúp chúng ta nhớ lâu TV và sử dụng thuần thục TV đó hơn. Có lẽ lúc đầu
khi TV mới hình thành trong đầu nên chúng ta có thể liên hệ với thực tế bằng những bài
luận. Sau đó, chúng ta nên tự tin sử dụng trong lời nói. Như thế, TV mới thực sự là TV
chủ động là TV của chúng ta.
3. ĐỀ XUẤT
3.1 VỀ PHÍA GIÁO VIÊN
+ GV nên tìm hiểu lợi ích, động cơ và phong cách học tập của mỗi SV mỗi lớp
để có những CL phù hợp. Không nên suy đoán và dựa trên kết quả của những NC trước
mà hãy tìm hiểu xem SV dùng cách nào để học TV. Từ đó, có những phương pháp phù
hợp để khuyến khích SV học TV hiệu quả.
+ GV nên phối hợp với SV xuất bản sổ tay TACN để thống kê những TV có tần
số sử dụng cao để không những tiết kiệm thời gian học TV của SV mà còn giúp SV
nâng cao hiệu quả sử dụng TV.
3.2 VỀ PHÍA SINH VIÊN
Học TV là nỗ lực suốt đời. Chúng ta không thể nào học hết tất cả các TVCN mà
chỉ có thể tìm ra CL học phù hợp với hoàn cảnh và phong cách học tập của bản thân, vì
vậy SV cần phải luôn ghi nhớ những nguyên tắc sau đây:
+ Tự nhận thức được vai trò và lợi ích của việc sử dụng CL học TV
+ Bởi vì hiệu quả phụ thuộc vào mức độ tiếp thu, phương thức nghiên cứu, kiến
thức nền, mục tiêu, khả năng của người học, nên bản thân người học phải xác định đâu
là CL phù hợp với mình và làm cách nào để mình rèn luyện và nâng cao vốn TV.
+ Trau dồi TV hằng ngày và lên kế hoạch hằng ngày cho việc học TV.
+ Phát triển kĩ năng sử dụng từ điển
+ Sử dụng những từ mình đã học vào nhiều ngữ cảnh
+ Học những từ mà mình muốn sử dụng và có ích cho chuyên ngành
+ Không lãng phí thời gian vào những từ hiếm gặp và ít sử dụng
III-KẾT LUẬN
TV là một phần không thể thiếu trong việc hấp thụ cũng như sử dụng NN. SV
cần nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của TV trong việc học một NN. Làm sao
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
để kết hợp nhịp nhàng giữa GV và SV mà trong đó trung tâm là SV cần từ bỏ những
thói quen học TV máy móc và hãy tư duy sáng tạo hơn nhằm mở mang vốn TV và nâng
cao khả năng sử dụng NN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Allen,V.F.(1983).Techniques in teaching vocabulary. New York: Oxford
University Press.De Vau, D. (2002).
[2]. Thornbury.S(2002) How to teach Vocabulary. Malaysia.Longman group Lmt
[3]. Mức từ vựng và chiến thuật học từ vựng của Sinh viên năm nhất
chuyên ngành tiếng anh chính quy trường ĐHNN-ĐHQGHN: Ngô Xuân
Minh
[4]. Schmitt.N(1997) Vocabulary learning strategy. Cambridge. Cambridge University
Press.
[5]. Nation.L.S.P(1990) Learning and teaching vocabulary. Boston.