Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.68 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD
  
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ
Phân tích thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch Thành Phố Cần Thơ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S NGUYỄN NGỌC ĐỨC CHƯƠNG ANH TUẤN
MSSV: DC0922M072
Cần Thơ,04/2012
Cần Thơ,04/2012
LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh Tế & QTKD đã giúp cho
sinh viên làm chuyên đề chuyên ngành, một mặt là bước chuyển tiếp giúp chúng
em khỏi lúng túng khi sắp làm luận văn tốt nghiệp, một mặt giúp chúng em tiếp
cận các vấn đề kinh tế đang đặt ra, vận dụng những lý thuyết đã học để áp dụng
vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa kinh Tế & QTKD đã cung cấp nhiều kiến thức
cho em trong suốt những năm học qua để em có thể làm tốt chuyên đề này.
Và cuối cùng, em đặc biệt cảm ơn Thầy Nguyễn Ngọc Đức, mặc dù trong
quá trình làm đề cương, nộp bản nháp đến hoàn thành bản chính em đã có nhiều
sai sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự nhiệt tình hướng
dẫn của Thầy mà em đã khắc phục để hoàn thành chuyên đề nghiên cứu của
mình.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện


Chương Anh Tuấn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



















Ngày …. tháng …. năm……
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)


MỤC LỤC
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu
tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia
mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một
đất nước. Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải
trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp
nhiều lần và họ đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ non sông của đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch
đến Việt Nam họ thường ngạc nhiên và tự hỏi không hiểu vì sao những con
người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại
cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình và thân thiện chứ
không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ một phần câu
trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của người Việt, bởi trải
qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong
cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục riêng. Đồng thời, du lịch còn
tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những
giá trị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải
đánh đổi bằng xương máu của mình để tạo dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì
du lịch là dịp để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũng
hiểu những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang
được thừa hưởng.
Nhưng quan trọng hơn, du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Đặc biệt, Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc, có một nền văn hoá lâu đời, phong phú, thống nhất mà
đa dạng. Với số dân gần 80 triệu người của 54 dân tộc anh em cùng đoàn
kết chung sống trên một vùng lãnh thổ, trải qua nhiều đời, mỗi dân tộc đã
đóng góp, dựng xây tạo nên những thành quả trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế -
Văn hóa - Xã hội.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là thành phố Cần

Thơ sẽ là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách quốc tế
khi đến Việt Nam. Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựa
trên những tiềm năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du
khách trong nước và quốc tế. Với diện tích gần 1.4 nghìn km
2
, dân số
khoảng 2.350 nghìn người, thành phố trẻ Cần Thơ thực sự năng động, sẵn
sàng đón 972,450 lượt khách trong năm 2011 (nguồn: Sở Văn Hóa, Thể
Thao và Du Lịch Cần Thơ, năm 2011)
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành du lịch
và bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thành phố Cần Thơ cũng còn tồn tại những
mặt hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Vấn đề đó cần phải sớm
được nghiên cứu để có hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
Bởi vậy, nghiên cứu về du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng
cao nhận thức và phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam. Tuy
nhiên, do điều kiện có hạn về không gian, thời gian và tư liệu nên đề tài chỉ
giới hạn nghiên cứu “Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch Thành Phố Cần Thơ”. Đề tài sẽ cố gắng đi sâu phân tích thực trạng
của du lịch Cần Thơ nhằm nhìn lại những hạn chế của hoạt động du lịch tại
Cần Thơ để từ đó đề ra giải pháp phát triển nó một cách bền vững, đặc sắc
hơn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng du lịch tại thành phố Cần Thơ để từ đó đề ra
những giải pháp phát triển trong những năm tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng du lịch TP. Cần Thơ trong 3 năm 2009-2011.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn của du lịch thành phố Cần Thơ.
- Tìm ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Cần Thơ.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp và tham khảo các tài liệu có liên quan qua
sách, báo, tạp chí, internet.
3.2 Phương pháp phân tích:
Mục tiêu 1,2: Đánh giá thực trạng du lịch TP. Cần Thơ trong 3 năm
2009 – 2011 và xác định các yếu tố ảnh hưởng - Sử dụng phương pháp
thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối từ các số liệu
thu thập được nhằm mô tả sự biến động lượng khách du lịch đến Cần Thơ
Mục tiêu 3: Phân tích thuận lợi và khó khăn của du lịch thành phố
Cần Thơ – Sử dụng Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các
năm nhằm thấy được sự biến động lượng khách du lịch và doanh thu từ
ngành du lịch TP. Cần Thơ
Mục tiêu 4: Tìm ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại TP. Cần
Thơ – Từ phân tích thuận lợi và khó khăn của du lịch TP. Cần Thơ và Tìm
ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Cần Thơ
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1 Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá, phân tích khái quát thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ.
4.2 Thời gian nghiên cứu:
Trong 3 năm 2009-2011.
4.3 Không gian nghiên cứu:
Tại thành phố Cần Thơ.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CẦN THƠ

1.1. Vai trò của du lịch thành phố cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung
tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trải dài trên 55km dọc
bờ Tây sông Hậu là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ
do đó Cần Thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong định hướng, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội của cả vùng (nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm
2011)
Năm 2005, Tổng cục Du lịch xác định Cần Thơ là trung tâm tam giác
động lực phát triển du lịch: TP. Hồ Chí Minh - TP. Cần Thơ - Phú Quốc,
Hà Tiên (Kiên Giang). Với vị trí trung tâm, Cần Thơ có sân bay Trà Nóc,
cảng Cần Thơ, có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi nối liền TP. Hồ Chí
Minh với các tỉnh trong vùng và sang cả Campuchia. Du lịch Cần Thơ nổi
lên vai trò đầu mối trung chuyển khách du lịch của ĐBSCL. Cần Thơ có hệ
thống cơ sở vật chất tương đối phát triển nhất vùng đã đáp ứng nhu cầu mua
sắm, vui chơi giải trí cho nhân dân và du khách.
Sự phát triển của du lịch Cần Thơ luôn gắn bó với sự phát triển của
ĐBSCL và du lịch cả nước. Nếu TP.HCM là trung tâm đón khách du lịch
lớn nhất ở miền Nam thì Cần Thơ là trung tâm trung chuyển khách ở miền
Tây Nam Bộ. Sự tăng trưởng của hai thành phố này đang thúc đẩy nhịp sinh
trưởng du lịch của vùng ĐBSCL và của cả nước.
1.2. Lợi thế của du lịch Cần Thơ
Với vị thế là thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mekong, hiện là đô
thị loại 1, giữ vai trò động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần
Thơ được ví như “đô thị miền sông nước” với hệ thống sông ngòi chằng
chịt, các cù lao, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, phù hợp
để phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Bên cạnh đó, Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL, trên các trục tuyến
giao thông thủy bộ quan trọng nhất của tiểu vùng Tây sông Hậu, là điểm

giao lưu kinh tế lớn nên giao thông ở Cần Thơ rất thuận lợi với tất cả loại
hình: hàng không, đường bộ, đường thủy đến các địa phương trong khu vực
và xa hơn. Do đó, du lịch Cần Thơ nhất thiết phải liên kết hợp tác với các
tỉnh để hỗ trợ nhau cùng phát huy tiềm năng và lợi thế nhằm khai thác có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương, tạo sản phẩm du lịch
phong phú, đa dạng mang tính toàn vùng. Thời gian qua ngành du lịch Cần
Thơ đã ký kết hợp tác phát triển với 10 tỉnh trong khu vực ĐBSCL và TP.
Hồ Chí Minh, Hà Nội tạo ra sự chuyển biến tích cực. Điều này tất yếu đóng
vai trò quan trọng của các thành phố lớn trong việc liên kết phát triển du
lịch, đặc biệt là cung cấp nguồn khách làm đầu mối cho các tour lữ hành.
Bước đầu việc hợp tác đã phát huy tác dụng rõ nhất trong lĩnh vực quản lý
nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực và lữ hành.
Cần Thơ đang đẩy mạnh liên kết với An Giang - Kiên Giang - Cà
Mau. Đây là các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm khu vực
ĐBSCL. Thành công bước đầu là thống nhất việc xác định sản phẩm du
lịch đặc trưng như: du lịch sông nước (Cần Thơ), du lịch tâm linh (An
Giang), du lịch biển đảo (Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Giang), du lịch khám
phá (Đất Mũi, U Minh - Cà Mau). Hiện nay TP. Cần Thơ kết nối tour đến
các địa phương xung quanh có loại hình du lịch khác biệt để đa dạng hóa
sản phẩm du lịch, kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách.
Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh, thành này
rất thiết thực và phù hợp theo yêu cầu thực tiễn; từ đó các địa phương khai
thác tốt lợi thế và tiềm năng du lịch đặc trưng của mình, đồng thời dựa vào
thế mạnh của nhau để cùng phát triển và góp phần đổi mới diện mạo du lịch
cả khu vực đồng bằng.

SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG DU LỊCH TP. CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 -2011

2.1. Doanh thu của du lịch qua các năm
Doanh thu du lịch Cần thơ tăng đều qua mỗi năm, sau 5 năm doanh
thu tăng hơn gấp đôi 761,234 tỷ đồng (năm 2011) so với 365,090 tỷ đồng
(năm 2007) do Cần Thơ đã có nhiều chính sách, nhiều giải pháp phát triển
nhất là sau khi Cần Thơ tổ chức năm du lịch quốc gia 2008 – Miệt vườn
Sông nước Cửu Long
Bảng 2.1: Doanh thu du lịch qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011
Chênh lệch
2010/2009 % 2011/2010 %
Doanh
thu
507,938 649,527 761,234 141,589 27,87 111,707 11,2
(nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2011)
Biểu đồ 1: Doanh thu du lịch qua các năm
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Doanh thu của Du lịch Cần Thơ ngày càng tăng từ 507,938 tỷ đồng
năm 2009 lên 649,527 tỷ đồng năm 2010 và 761,234 tỷ đồng năm 2011.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều nhau 27,87% (chênh lệch năm
2010/2009 và 11,2% (chênh lệch 2011/2010) do nhiều nguyên nhân như
khủng hoảng kinh tế năm 2010 làm cho nhiều người phải “thắt lưng buộc
bụng nhưng với sự chênh lệch 111,707 tỷ đồng giữa năm 2011 và năm 2010
cho thấy được sự phát triển cũng như Cần Thơ là sự lựa chọn của nhiều du
khách trong và ngoài nước
2.2. Nhịp độ phát triển của du lịch Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011
Mức tăng lợi nhuận tăng dần qua mỗi năm và trên đà phát triển, Tuy
mức tăng 2011 so với năm 2010 có suy giảm là do ảnh hưởng cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, giá cả tăng cao làm cho nhiều người phải “thắt lưng

buộc bụng” làm cho lợi nhuận của ngành du lịch ảnh hưởng đáng kể.
Bảng 2.2 Lợi nhuận của du lịch Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: tỷ đồng
2009 2010 2011
Chênh lệch
2010/2009 % 2011/2010 %
LN thực hiện 32,844 51,646 68,511 18,802 57,25 16,865 32,66
(nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2011)
Lợi nhuận của Du lịch Cần Thơ tăng mạnh năm 2010 so với năm 2009
(tăng 18,802 tỷ đồng). Tuy lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 có thấp
hơn (tăng 16,865 tỷ đồng) do tái đầu tư, xây dựng các khu du lịch mới, cải
tạo nâng cấp các khu du lịch, sửa sang cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
2.3. Lượng khách đến TP.Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011
Cần Thơ với vị trí là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
đã thu hút được khá nhiều du khách trong những năm qua và doanh thu
không ngừng tăng nhanh. Thống kê trong 3 năm 2009-2011, lượng khách
du lịch đến thành phố Cần Thơ tăng như sau:
Bảng 2.3: Lượng khách đến TP. Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
ĐVT: Lượt khách
2009 2010 2011
Chênh lệch
2010/2009 % 2011/2010 %
Tổng số khách 723.528 880.252 972.450 156.724 21,66 92.198
10,4
7
Khách quốc tế
150.300 163.835 170.325 13.535 9,00 6.490 3,96
Khách trong nước

573.228 716.417 802.125 143.189 24,98 85.708 11,96
(nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2011)
Biểu đồ 2: Lượng khách đến Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011
Lượng khách đến Cần Thơ biến động khác nhau, nhưng lượng khách
càng tăng 723.528 (năm 2009), 880.252 (năm 2010) và 972.450 (năm 2011)
trong đó tăng cả về 2 mặt khách trong nước và khách quốc tế. Điều đó cho
thấy Cần Thơ đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước
2.4. Cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch của TP. Cần Thơ
2.4.1. Cơ sở lưu trú
Thành phố Cần Thơ hiện có 177 khách sạn với 4.173 phòng;
trong đó, có 54 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 123 khách sạn đạt
tiêu chuẩn du lịch. Với hệ thống khách sạn này, thành phố Cần Thơ có khả
năng phát triển du lịch Mice (Meeting – Incentive – Convention –
Exhibition) đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hội họp cho du khách, cung cấp
dịch vụ văn phòng cho thuê cho các doanh nghiệp.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Phục vụ nhu cầu tham quan của du khách hiện nay, Cần Thơ đã
có 12 điểm vườn du lịch và 28 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có một
số khu du lịch sinh thái lớn có lưu trú như: Làng du lịch Mỹ Khánh (Phong
Điền), vườn du lịch Thủy Tiên (Ô Môn), vườn cò Bằng Lăng (Thốt Nốt)
đang có kế hoạch nâng cấp mở rộng. Riêng khu du lịch Phù Sa (trên cồn
Ấu, gần cầu Cần Thơ) với diện tích 30 ha được xem là một khu du lịch sinh
thái nước ngọt lớn nhất vùng đang tiếp tục được đơn vị đầu tư mở rộng quy
mô hoạt động với các dịch vụ, sản phẩm du lịch mới để phục vụ du khách
trong và ngoài nước.
Bảng 2.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của TP. Cần Thơ
Hạng mục 2009 2010 2011
1. Tổng số khách sạn 165 174 177
- Số phòng 3.950 4.086 4.173

- Số giường 5.979 6.293 6.416
- Trong đó: Từ 1 đến 4 sao 35 45 54
- Công suất phòng 57% 60% 68%
2. Các dịch vụ khác
- CN, VP, Công ty lữ hành 19 19 28
- Điểm vườn DL, khu vui chơi giải trí 17 17 12
(nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2011)
2.4.2. Cơ sở ăn uống
Văn hóa ẩm thực Cần Thơ rất đa dạng. Các nhà hàng chủ yếu
phục vụ các món Âu Á đáp ứng nhu cầu trung bình của khách lưu trú, các
món ăn miệt vườn đặc trưng riêng của vùng đất Nam Bộ. Một số nhà hàng
lớn của thành phố như Diamond Place, Ninh Kiều, Cửu Long, Hoa Sứ,
có sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các bữa tiệc có qui
mô lớn.
Bên cạnh sự tồn tại của các nhà hàng thì hiện nay trên địa bàn
thành phố còn có các loại hình dịch vụ ăn uống cũng được du khách trong
và ngoài nước rất ưa chuộng đó là các quán ăn bình dân với giá cả hợp với
túi tiền của nhiều loại khách. Nổi tiếng đó là các quán như chuỗi nhà hàng
Sáu Đời, Cây Bưởi, River Side, Chị Tôi, La Cà, Tràm Chim, Thanh Trà,
Lẩu mắm Dạ Lý, Ba Khía và hải sản trên đường Đinh Tiên Hoàng, Gà hầm
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
xả khu Hưng Phú, Nam Long … làm cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực
này ngày càng gay gắt.
2.4.3. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác
Cần Thơ có hệ thống cơ sở thể thao, vui chơi giải trí tương đối
phát triển gồm: 12 điểm vườn du lịch sinh thái, các cơ sở massage, phòng
karaoke, phòng họp dùng cho hội nghị, hội thảo quốc tế, chuyên đề và các
dịch vụ đờn ca tài tử tại các khách sạn lớn,
Bên cạnh đó, hệ thống các sân vận động, nhà thi đấu, công viên

nước, bảo tàng, công viên trong thành phố cũng đang thu hút được càng
nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.
2.4.4. Cơ sở hạ tầng
Đường bộ: Quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Cần Thơ là
tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, các
tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 nối cảng Cần Thơ, sân
bay Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc. Cùng với đó, Cầu Cần Thơ hoàn
thành đã góp phần rút ngắn thời gian nối Cần Thơ với TP. Hồ Chí Minh và
các tỉnh Bắc Sông Hậu.
Đường thuỷ: TP. Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do
vị trí nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6
quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và
Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và
đến thành phố Cần Thơ dễ dàng. Tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư, là cầu
nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, Hậu Giang và Cà Mau. Phà Cần Thơ
qua sông Hậu rộng 1.840m nối liền Cần Thơ với Vĩnh Long. Công ty vận
tải biển có đội tàu viễn dương tổng trọng tải 2.000 tấn là phương tiện chở
hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhận
hàng hóa dễ dàng: Cảng Cần Thơ diện tích 60.000m
2
, có thể tiếp nhận tàu
biển 10.000 tấn, hiện là cảng lớn nhất ĐBSCL; Cảng Cái Cui với qui mô
thiết kế phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông
qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, cảng Trà Nóc có diện tích 16 ha, cảng có 3
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua
cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm và một bến cảng Container chuyên
dùng gồm bãi Container 28.000 m

2
, kho chứa hàng 3.600m
2
và bãi hàng
khác 8.000 m
2
.
Đường hàng không: Sân bay thành phố Cần Thơ được đưa vào
hoạt động với đường bay Cần Thơ – Hà Nội, Đài Loan và đang được nâng
cấp mở rộng, để tương lai trở thành sân bay quốc tế của khu vực, nhờ đó
việc vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu với các nước
Asian, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ rất dễ dàng.
Điện: Cần Thơ có nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200
MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang hoàn thành nhà máy
nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được
nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biển
Tây)- Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng
công suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam triển khai. Khi hoàn thành, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm
năng lượng lớn của Việt Nam.
Nước: Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000
m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp
nước sạch 200.000 m³/ngày.
Viễn thông: Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần
Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 9 bưu điện Quận, huyện, Các công ty viễn
thông, Trung tâm viễn thông đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa
Cần Thơ với các nước trên thế giới.
2.5. Đào tạo nguồn nhân lực
Có thể nói thành phố Cần Thơ là địa phương có nguồn nhân lực dồi
dào, nhưng số lao động có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

còn hạn chế, vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động thực tiễn, lực lượng lao
động này đã có nhiều nỗ lực cố gắng đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ
trước mắt. Với định hướng phát triển du lịch trong những năm tới, với xu
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
thế xã hội hóa hoạt động du lịch, chắc chắn sẽ thu hút được số lao động có
chất lượng, được bồi dưỡng, đào tạo chính qui để đủ sức thực hiện bước
chuyển biến đột phá trong hoạt động, thúc đẩy du lịch thành phố phát triển
nhanh chóng và bền vững.
Về trình độ ngoại ngữ của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch chủ
yếu là tiếng Anh còn các thứ tiếng khác thì rất ít hầu như là chưa có.
Dù nhiều năm qua, việc đào tạo các lớp nghiệp vụ bàn, buồng, nấu ăn
tại Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu – Chi nhánh Cần Thơ
và mới đây là trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Cần Thơ mới được
thành lập giải quyết được trước mắt một phần tình trạng thiếu hụt trầm
trọng của các nhà hàng, khách sạn nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ và
các tỉnh ĐBSCL nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc phát
triển du lịch, Cần Thơ đang tích cực triển khai các chương trình đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm du lịch của mình.
2.6. Công tác quy hoạch du lịch
Du lịch Cần Thơ cần có những định hướng lớn để phát triển:
Gắn kết du lịch Cần Thơ với du lịch các Tỉnh, Thành trong vùng
Du lịch gắn với mục đích thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, vui chơi
giải trí, du lịch cuối tuần.
Khả năng đón khách du lịch
Thu nhập và GDP du lịch
Nhu cầu cơ sở lưu trú và lao động ngành
Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch

Định hướng thị trường trong nước và quốc tế
Định hướng những loại hình du lịch chủ yếu
Tổ chức không gian du lịch thành phố:
Định hướng không gian du lịch Cần Thơ phát triển theo hai
trục chính là trục dọc sông Hậu và trục dọc Quốc lộ 1A.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Căn cứ vào định hướng cơ bản trên, kết hợp với sự phân bố tài
nguyên, nguồn lực và các điều kiện phát triển cũng như nhu cầu thị trường,
tổ chức không gian du lịch Cần Thơ được chia thành 4 cụm:
Cụm Du lịch trung tâm Ninh Kiều – Cái Răng
Đây là cụm du lịch trung tâm và là đầu mối có vị trí điều hành các
hoạt động du lịch theo các tuyến đã xác định, đồng thời đây cũng là nơi
diễn ra các hoạt động kinh doanh, khai thác du lịch chủ đạo của Cần Thơ.
Cụm du lịch này có vị trí quan trọng và là nơi hội tụ và phân phối,
trung chuyển các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướng
theo các trục quốc lộ 1A, 91, các tuyến sông Cần Thơ, sông Hậu và trục
hàng không. Với vị trí là trung tâm KT - VH - XH của đồng bằng sông Cửu
Long, sản phẩm du lịch quan trọng của Cần Thơ là du lịch gắn với thương
mại, hội nghị, triển lãm vì vậy cụm du lịch này có vị trí then chốt trong
chiến lược phát triển du lịch của thành phố.
Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:
Du lịch thương mại - hội nghị - hội thảo - triển lãm
Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần
Du lịch văn hóa, lễ hội hướng về cội nguồn;
Du lịch thể thao;
Cụm Du lịch Phong Điền
Đây là cụm du lịch bổ trợ quan trọng của Cụm nội đô. Cụm này có vị
trí tại khu vực Phong Điền với các sản phẩm du lịch bổ trợ trực tiếp rất
quan trọng cho cụm trung tâm trong giai đoạn phát triển trước mắt. Tài

nguyên du lịch chính của cụm là chợ nổi Phong Điền, các vườn du lịch tại
Phong Điền, làng cổ Long Tuyền, làng trồng hoa Thới Nhựt, mộ nhà thơ
Phan Văn Trị và hành trình trên lộ Vòng Cung nổi tiếng với huyền thoại
"vòng cung rực lửa". Từ đây, theo kinh sáng Xà No có thể kết nối bằng
đường thủy thuận lợi với Vị Thanh, Hậu Giang.
Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:
Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần
Du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Du lịch tham quan, nghiên cứu
Du lịch thể thao;
Cụm du lịch Ô Môn - Cờ Đỏ
Cụm du lịch này có vị trí nằm dọc Quốc lộ 91 và tỉnh lộ 922 thuộc
quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ và một phần huyện Vĩnh Thạnh. Cụm du lịch
này sản phẩm du lịch đặc trưng nhất là đời sống sản xuất nông nghiệp đồng
bằng sông Cửu Long. Tại đây du khách có thể thâm nhập một cách sâu sắc
nhất đời sống sản xuất và sinh hoạt của người nông dân miền Tây Nam Bộ.
Hiện nay, một số sản phẩm du lịch của cụm như "một ngày làm nông dân"
đã thu hút được sự quan tâm của thị trường Nhật, chứng tỏ tiềm năng khai
thác quan trọng trong tương lai của Cụm.
Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:
Du lịch cuối tuần
Du lịch văn hóa;
Du lịch tham quan, nghiên cứu
Cụm du lịch Thốt Nốt
Đây là cụm du lịch hiện có vị trí tương đối quan trọng trong việc đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch của Cần Thơ. Cụm du lịch này có vị trí nằm
dọc quốc lộ 91 và sông Hậu, bao trùm cù lao Tân Lộc. Cụm du lịch này có
nhiều sản phẩm du lịch bổ trợ quan trọng trong giai đoạn trước mắt cho

cụm trung tâm. Tài nguyên du lịch quan trọng của của cụm là vườn cò Bằng
Lăng, cù lao Tân Lộc (có giá trị du lịch rất cao), các làng nghề, thuyền nuôi
cá bè
Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:
Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần
Du lịch văn hóa;
Du lịch tham quan, nghiên cứu
Du lịch thể thao;
Tổ chức điểm du lịch
Sông nước Cần Thơ
Bến Ninh Kiều
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Chợ nổi Phong Điền, Cái Răng
Làng cổ Bình Thủy (đình làng, nhà cổ )
Hệ thống vườn du lịch: Mỹ Khánh, Thủy Tiên, Phong Điền,
Xuân Mai Vườn cò Bằng Lăng
Hệ thống chùa chiền: Long Quang, Nam Nhã, chùa Ong,
Muniransây
Làng cổ Long Tuyền
Chợ đêm Tây Đô
Hệ thống các cồn: Cồn Khương, Cái Khế, Cồn Ấu, Cù lao Tân
Lộc
Các làng nghề truyền thống
Đại học Cần Thơ
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long
Nông trường Sông Hậu, Cờ Đỏ
Di tích cách mạng: Khám lớn Cần Thơ, Cơ quan đặc ủy An Nam
cộng sản Đảng, Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Mộ nhà thơ Phan Văn Trị
Di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo tại Rạch Bào, Phong Điền

Tuyến du lịch nội thành
Tuyến du lịch lộ vòng cung
Tuyến du lịch nội đô
Tuyến du lịch Cần Thơ - Thốt Nốt
Tuyến du lịch Cần Thơ - Cờ Đỏ
Tuyến du lịch Cần Thơ - Thốt Nốt - Cờ Đỏ
Tuyến du lịch liên tỉnh:
Thành phố Hồ Chí Minh - Vĩnh Long - Cần Thơ - Cà Mau
TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang
Đồng Tháp - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng
Tuyến du lịch đường sông:
Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Sóc Trăng - Cần Thơ - An
Giang, trong tương lai tuyến này có thể được kéo dài tới Phnôm Pênh, Siem
Riệp, Pắc Sế, Viên Chăn, Luông Phrabăng
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Tuyến Ninh Kiều - Cồn Ấu - Cồn Khương - Cồn Cái Khế
Tuyến Cần Thơ - cù lao Tân Lộc
Tuyến du lịch sông Bình Thủy
Với sân bay Trà Nóc, Cần Thơ còn có thể hình thành các tuyến
du lịch đường hàng không tới các trung tâm du lịch trong nước và quốc tế.
2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Cần Thơ
2.7.1. Nhân tố bên trong
2.7.1.1. Thị trường khách du lịch
Đã từ lâu khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” không còn xa
lạ với tất cả chúng ta, bản thân khách hàng cũng thấy được quyền lực của
mình. Có thể nói rằng, sự sống còn của một doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào sức tiêu thụ và sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng của
ngành là: Du khách các nơi, du khách nước ngoài, dừng chân thời gian ngắn
(du lịch theo tuyến), du khách trong thành phố, đòi hỏi của du khách ngày

càng cao.
Khách quốc tế đến Cần Thơ trong những năm qua chủ yếu là
khách thương nhân, quan chức, khách du lịch loại sang, khách vãng lai,…
đến từ các khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Singapore, Malaysia; khu
vực Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; khu vực Tây Âu như
Anh, Pháp, Hà Lan, Đức. Ngoài ra, còn có khách Hoa Kỳ nhưng chỉ chiếm
tỷ lệ nhỏ.
Nguồn khách nội địa chủ yếu là quan hệ với các ngành có nguồn
khách thường xuyên như các đoàn công tác, thương nhân đến Cần Thơ
khảo sát tìm kiếm cơ hội làm ăn hay dự hội nghị, Công đoàn cơ sở, Hội Phụ
nữ, Hội Sinh viên, học sinh, Hội liên hiệp thanh niên, các Sở Ban Ngành,…
Đặc điểm khách du lịch nội địa và quốc tế:
Thị trường khách du lịch Quốc tế:
Thị trường du lịch ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia,…):
khách du lịch ASEAN đến Cần Thơ chủ yếu vì mục đích tham quan, thăm
thân nhân, du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo…, nhìn chung, giá cả dịch vụ
du lịch phù hợp với mức thu nhập của người dân của nước này, dễ hội nhập
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
với phong cách sống ở Việt Nam do có văn hóa và lịch sử tương đồng. Tuy
nhiên, những thị trường này đòi hỏi cao như giá rẻ nhưng dịch vụ chất
lượng, hiệu quả, dịch vụ đa dạng.
Thị trường Tây Âu (Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan…): có khả
năng chi trả rất cao, nhưng đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm, dịch vụ
hoàn hảo, có chất lượng cao và rất đắn đo trong chi tiêu; khách Tây Âu đến
Cần Thơ chủ yếu là tham quan, mục đích thương mại, thăm thân nhân,…
Đặc biệt, họ thích tìm hiểu về các bản sắc văn hóa, các lễ hội, thích thưởng
thức các món ăn Việt Nam.…
Thị trường khách du lịch Trung Quốc (kể cả Hồng Kông): Có xu
hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây. Đối với thị trường này, họ sử

dụng các dịch vụ với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch
vụ cao cấp.
Thị trường khách du lịch Nhật Bản: là thị trường Châu Á có khả
năng chi trả cao nhất, tuy nhiên, khách Nhật Bản đến các khách sạn Cần
Thơ còn rất hạn chế, mục đích chính là tham quan du lịch, tiếp đến là
thương mại. Khách Nhật Bản rất khó tính, thường đòi hỏi chất lượng các
dịch vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn 4 – 5 sao. Để phục vụ khách du
lịch Nhật Bản, các khách sạn cần phải đầu tư về tiếng Nhật cũng như trình
độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.
Thị trường khách Đài Loan: khách du lịch Đài Loan đến nước ta
chủ yếu với mục đích thương mại, hội nghị, hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu
tư kết hợp tham quan du lịch. Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao và
thường sử dụng các dịch vụ lưu trú chất lượng cao, thích sử dụng nhiều các
dịch vụ bổ sung.
Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ,
khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư,
có khả năng chi trả cao và sở thích giống với khách Nhật Bản. Đây là thị
trường đang phát triển mạnh vì mới đây khách du lịch Hàn Quốc đã được
miễn thị thực vào Việt Nam.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Thị trường du lịch Bắc Mỹ: thị trường này đã có bước tăng
trưởng đột biến trong các năm gần đây và có đặc điểm tương tự như thị
trường Tây Âu.
Thị trường khách du lịch nội địa
Khách du lịch thương mại, công vụ: thường là cán bộ công nhân
viên trong các cơ quan, doanh nghiệp,…thường kết hợp giữa công tác, hội
nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch. Khả năng chi tiêu đối tượng này tương
đối cao nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn.
Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng: thường là những người lớn

tuổi, buôn bán kinh doanh. Họ thường đi vào các dịp lễ hội lớn ở Cần Thơ.
Khách du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, miệt vườn: đặc biệt
là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.
Khách du lịch cuối tuần: đối tượng khách này thường đi vào
những ngày nghỉ cuối tuần, thị trường chính là thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh phụ cận.
2.7.1.2. Marketing – Ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội từ hoạt động công nghiệp cho đến nông nghiệp, cho đến
lĩnh vực nghệ thuật đã trở thành vấn đề thường nhật trong xã hội ngày nay.
Hoà cùng dòng chảy đó, các hoạt động du lịch cùng tìm đến công nghệ mới
như là một điều tất yếu để phát triển. Ngày nay trong hoạt động du lịch thì
hệ thống thông tin liên lạc có một vai trò hết sức quan trọng, nó đảm nhiệm
việc truyền các thông tin đi một cách nhanh chóng và kịp thời, đồng thời
góp phần giao lưu giữa các vùng, miền trên cùng một lãnh thổ hay trên toàn
thế giới. Do đó, từ năm 2003 trang Web Thành phố Cần Thơ đã đi vào hoạt
động từng bước ổn định và đang tiếp tục nâng cấp, dự án mở rộng mạng
lưới internet đã được triển khai ở một số địa phương vùng nông thôn và các
trường phổ thông trung học mục đích là để cung cấp thông tin thời sự về
địa điểm du lịch đến cho nhân dân cũng như nhằm giới thiệu về tiềm năng,
thế mạnh, sản phẩm du lịch đặc trưng.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
Với chính sách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công
nghệ vào ngành du lịch Cần Thơ của Sở du lịch Cần Thơ trong thời gian
tới. Điều này đã cho thấy sự được quan tâm đặc biệt của các cấp, các ban
ngành Nhà nước vào sự phát triển của du lịch thành phố Cần Thơ.
2.7.1.3. Nhà cung ứng
Hệ thống các khách sạn
Thành phố Cần Thơ hiện có 154 khách sạn với 3.737 phòng;

trong đó, có 31 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 123 khách sạn đạt
tiêu chuẩn du lịch. Các khách sạn này đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình
hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế cũng như hoạt động lưu
trú. Một mặt, họ cung cấp khách hàng, mặt khác họ cung cấp dịch vụ cho
khách hàng. Đây là vấn đề hợp tác đôi bên cùng phát triển và cùng có lợi.
Nguồn cung cấp lao động
Hiện nay, tuy số lượng lao động trong ngành du lịch ở Cần Thơ
ngày càng tăng (theo số liệu thống kê của Sở Du Lịch Cần Thơ, năm 2005,
lực lượng lao động trong ngành chỉ có 1.973 người, đến năm 2008 là 2.336
người) nhưng trên thực tế, số lượng lao động này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu về nhân sự trên địa bàn.
Ngoài ra, đội ngũ các nhà quản lý cũng còn yếu và thiếu. Chính
vì thế, việc thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng đang là thách thức lớn
đối với ngành du lịch ở Cần Thơ. Trong khi đó, trường trung học Khách sạn
thành phố Hồ chí Minh thì xa, đi lại tốn kém và khó khăn về sinh hoạt; việc
đào tạo các lớp nghiệp vụ bàn, buồng, nấu ăn tại Trường Trung học Nghiệp
vụ Du lịch Vũng Tàu – Chi nhánh Cần Thơ cũng chỉ giải quyết được trước
mắt một phần tình trạng thiếu hụt của các nhà hàng, khách sạn nằm trên địa
bàn thành phố và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2007, Trường
Trung học Nghiệp vụ Du lịch Cần Thơ mới thành lập đã tổ chức tuyển sinh
4 ngành học (hướng dẫn du lịch, lễ tân khách sạn, quản trị nhà hàng, chế
biến món ăn).
Ngoài ra, Sở du lịch Cần Thơ còn cử cán bộ đi đào tạo ở nước
ngoài bằng nhiều kênh, chẳng hạn như đưa cán bộ đi học chương trình “đào
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ
tạo viên” về nghiệp vụ du lịch tại Malaysia, hay phối hợp với Hiệp hội Du
lịch Cần Thơ chọn cán bộ quản lý ở các khách sạn đưa đi đào tạo nghiệp vụ
“Quản lý khách sạn quốc tế” tại Tây Ban Nha…Hy vọng với những giải
pháp này, sẽ đáp ứng được nhu cầu lao động trong ngành du lịch Cần Thơ

trong thời gian tới.
Nhà cung cấp nguyên liệu
Để đảm bảo vệ sinh an toàn và độ tươi ngon cho thực phẩm, các
nhà hàng, khách sạn ở Cần Thơ thường lấy nguồn hàng từ siêu thị
Coopmart và Metro,…. và các đơn vị cung cấp ở chợ Xuân Khánh, Trung
tâm thương mại Cái Khế, chợ Tân An,
Hiện tại, hầu hết các nhà cung ứng nguyên liệu cho các nhà hàng,
khách sạn trên địa bàn có khả năng cung ứng hàng khá ổn định, điều quan
trọng là các nguyên liệu mà họ cung cấp đều đảm bảo tươi ngon và độ an
toàn vệ sinh cao vì đây là những mặt hàng phổ biến, có nhiều người bán
trên thị trường và cũng dễ tìm nhà cung cấp mới.
SVTH: Chương Anh Tuấn Trang

×