Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- Thực trang ô nhiễm biển và đại dương và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.9 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Hàng năm loài người thải ra biển hơn 10 triệu tấn dầu bẩn, trong đó có khoảng 5 triệu tấn
được thải ra qua các dòng sông và các khu công nghiệp ven biển, khoảng 1 triệu tấn do
rửa khoang chứa của các tàu chở dầu và dầu bẩn của các tàu thuyền khác thải ra. Hàng
ngày, con người còn không ngừng đổ ra biển một khối lượng lớn các chất thải công
nghiệp như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp và sinh hoạt, chất thải thể
rắn và các chất thải phóng xạ, v.v Biển trở thành một thùng rác khổng lồ không đáy.
Biển rộng mênh mông và sâu thẳm, có thể làm trong sạch rất nhiều chất ô nhiễm do con
người đổ vào. Nhưng nếu con người không ngừng đổ vào biển các loại chất thải với khối
lượng rất lớn và liên tục như vậy thì biển dù rộng lớn đến mấy cũng không thể chịu nổi.
Trong thập kỷ 70, ở vùng biển Ðại Tây Dương và biển Bắc đã có hàng chục vạn chim
biển và vô số cá biển chết vì ô nhiễm dầu. Con rùa biển lớn nhất thế giới nặng hơn 900 kg
tìm thấy ở bờ biển xứ Gan bị tắc ruột chết vì một chiếc túi nilon khổ 15x22cm. Các kim
loại nặng đổ ra biển sẽ tích tụ trong cơ thể sinh vật biển. Khi con người ăn những con cá
có kim loại nặng sẽ bị nhiễm độc. Chất thải phóng xạ đổ ra biển còn đáng lo ngại hơn.
Các chất phóng xạ này trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động thay đổi sự sống của
sinh vật hải dương, qua đó xâm nhập vào cơ thể con người, làm tăng nguy cơ bị bệnh ung
thư.
Vấn đề ô nhiễm biển và đại dương còn nhiều điểm cần phải bàn bạc và thảo luận,
chính vì thế nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Ô nhiềm biển và đại dương” để tìm hiểu
nguyên nhân gây ra ô nhiễm cũng như phân tích và đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất
để hạn chế sự ô nhiễm cho biển và đại dương.
I. Thực trang ô nhiễm biển và đại dương
1. Thực trạng ô nhiễm biển và đại dương trên thế giới
Theo báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi
trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) gần
90% lượng nước thải từ châu Á được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây
lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển có tầm quan trọng sống còn đối
với hoạt động kinh tế của loài người, đặc biệt là nghề cá. Cùng với chất thải từ các nhà
máy lớn đặt tại các vùng bờ biển, vùng biển Nam và Đông Á còn phải tiếp nhận 2/3 khối


lượng đất và phù sa, điều này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người, nó còn phá hủy các hệ sinh thái ven biển có giá trị lớn về kinh tế, như các vùng
rừng ngập mặn, các vỉa san hô và những thảm rong biển.
Mặc dù có hơn 60 nước trên thế giới đã có các chương trình hành động quốc gia để
ngăn chặn những nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được không
bù đắp nổi những thiệt hại do tình trạng bùng nổ dân số, quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa quá nhanh tại các vùng duyên hải. Theo giám đốc điều hành UNEP Achim
Steiner, khoảng 80% chất gây ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền và chiều hướng này
có thể tăng lên đáng kể vào năm 2050 nếu như số dân sống tại vùng duyên hải tăng lên
gấp đôi
Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi các nước nhanh chóng hành động nhằm giảm bớt tình
trạng ô nhiễm biển do chất thải từ đất liền gây nên, thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa
chính phủ và chính quyền các địa phương, giữa các tổ chức tư nhân và tổ chức phi chính
phủ, coi việc ngăn chặn ô nhiễm biển như trách nhiệm hàng đầu. Trong 10 năm qua,
Chương trình hành động toàn cầu (GPA) do LHQ khởi xướng đã đã góp phần tích cực
vào việc thúc đẩy cam kết của các quốc gia trong việc ngăn chặn ô nhiễm biển, huy động
được nguồn ngân quỹ lớn vào việc bảo vệ môi trường, trong đó có việc tìm nguồn đầu tư
400 triệu USD để bảo vệ các vùng biển Đông Á, 380 triệu USD cho vùng Địa Trung Hải
và 400 triệu USD để bảo vệ vùng Biển Đen và sông Đa-nuýp
2. Thực trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam
Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Môi trường
vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng
như Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven
bờ- nơi cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản- cũng bị ô nhiễm. Hàm lượng hoá chất bảo vệ
thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển
phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép.
Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ
được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14- 11.83 mg/kg thịt ngao), tháp
nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg).Các chất anđrin, enđrin, đienđrin, đặc biệt là anđrin và
enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg. Hiện tượng thuỷ

triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung tuần tháng bảy âm lịch tại
vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thiệt hại do
thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn.
Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước, 270-300 triệu tấn
phù xa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng,
kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, từ các khu công nghiệp
và đô thị, từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Đến
năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu
khoảng 35.160 tấn/1 ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày.
Trước đây con người không bao giờ hại đến san hô nhưng nay nhu cầu xây đá mỹ
nghệ, hòn non bộ, trang trí nội ngoại thất ngày càng nhiều nên tình trạng khai thác, vận
chuyển, buôn bán san hô ở các địa phương ven biển đang diễn ra rất phức tạp. . Nhiều khu
vực biển miền Trung, ngư dân đi lấy san hô đã thành một loại nghề sinh sống. Vì lợi
nhuận, không ít người đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên của dải san hô gây
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
II. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển và đại dương
1. Ô nhiễm biển bắt nguồn từ đất liền
Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ
đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành
công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất , trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là chất
thải từ các nhà máy thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra biển và đại dương một
lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất
phóng xạ. Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km
3
nước, 270 - 300
triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh
dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác.
Năm 2010, lượng chất thải tăng rất lớn ở vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng
35.160 tấn/ngày, nitơ 26 - 52 tấn/ngày và amonia 15 - 30 tấn/ngày.
Ô nhiễm dẫn đến sự cạn kiệt các tài nguyên cá, nhất là những loài cá ven bờ; tính đa

dạng sinh học ngày càng bị đe dọa do phá hủy môi trường sống như rừng ngập mặn, rạn
san hô; axít hóa đất do phát quang rừng ven biển trên các vùng đất phèn để làm nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản; ô nhiễm do nước thải đô thị không qua xử lý; sử dụng tràn
lan và không kiểm soát hóa chất trong nông nghiệp và công nghiệp…
Thêm vào đó, thiên tai như bão, lũ và xâm nhập mặn cũng tác động lớn tới môi
trường biển và có xu hướng trầm trọng thêm bởi các hoạt động của con người.
2. Tràn dầu trên biển
Biển là một trong những địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất Trong
tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ
gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất
đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và
sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển.
Đáng quan ngại là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp
hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh,
nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn.
Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải. Ngoài
ra, hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam
một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy
đủ.
Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng
xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu
tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm. Các vùng có các hoạt động dầu khí là vùng
biển Việt Nam, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Quần đảo Trường Sa. Các hoạt động
thông thường kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm
nghiêm trọng do dầu.
Hình 1: Tràn dầu ở đại dương Hình 2: Động vật gặp họa vì tràn dầu
Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới
hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn ASEAN. Đặc biệt, có những thời điểm
vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu ở mức 1,75 mg/lít, gấp 6 lần giới hạn

cho phép; 1/3 diện tích mặt nước vịnh Hạ Long có hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến
1,73 mg/lít.
Các vụ tai nạn tàu dầu và tai nạn hàng hải là một trong những nguồn chính gây nên
tình trạng ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam. 5 năm qua, chỉ tính riêng số vụ tai nạn gây
sự cố tràn dầu trên 50 tấn đã có hơn 50 vụ. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng
những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, nhất là
các vùng nuôi trồng thủy sản.
Theo thống kê, giai đoạn 1992-2006 xảy ra 35 sự cố tràn dầu tại Việt Nam, trong đó,
điển hình là vụ tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái-TP. Hồ Chí Minh làm tràn
1.864 tấn dầu DO, hay vụ tàu Kasco Monrovia tại Cát Lái–TP. Hồ Chí Minh làm tràn 518
tấn dầu DO ra biển. Do thời tiết xấu, tàu Ðức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm tại
vùng biển Bình Thuận trong khi vào khu vực Mũi Né (Phan Thiết) để tránh gió. Phần lớn
các sự cố tràn dầu là do đâm va của tàu dầu.
Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu
khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này
còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó 20 - 30% là chất thải rắn nguy
hại chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Các vụ tràn dầu xảy ra vì nhiều nguyên nhân:
+ Gia tăng mật độ đi lại, thiếu sự kiểm soát giao thông và các biện pháp an toàn không
phù hợp trên một số tàu chở dầu.
+ Do vệ sinh tàu chở dầu bằng nước biển
+ Do quá trình khai thác và chế biến dầu tại các dàn khoan và cơ sở ven biển.

Hình 3: Tàu Racer Express đã gây ra sự
cố dầu FO tại cảng Dung Quất
Hình 4: Mặt nước biển lềnh đềnh ván dầu
đặc tràn quánh, đen sì

3. Đổ và xả chất thải xuống sông
Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lí, kim loại nặng

và độc tố vào môi trường.
Chất thải không được xử lí đang được đổ xuống sông của Việt Nam. Kim loại và
nhiều thuốc trừ sâu (DDT) tích luỹ sinh học trong cá và các dộng vật khác. Tình trạng này
có hại cho sức khoẻ các động vật biển và có thể gây tử vong. Con người sử dụng chúng
làm thức ăn sẽ chịu ảnh hưởng của sự tích luỹ sinh học này và có nguy cơ gặp rủi ro nguy
hại đến sức khoẻ.
Hình 5: Nhiều bãi rác ở ven biển chưa được xử lý làm ô nhiễm vùng biển
Nước cống rãnh không được xử lí và các chất ô nhiễm từ công nghiệp và nông nghiệp
đang đổ vào sông của Việt Nam . Các con sông này đổ ra biển, là ô nhiễm môi trường
biển và đới bờ.
Hình 6: Một tỷ lệ lớn diện tích đại dương bị ô nhiễm và nhiều rặng san hô đang dần chết đi
4. Nước thải đô thị
+ Nước thải đô thị thải xuống cống hoặc rãnh lộ thiên  ao, hồ, sông, suối  biển.
Hình 7: Ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng

Hình 8: Ô nhiễm nước ở kênh Thị Nghè
5. Rác thải của người dân

Hình 9: Rác dày đặc trên sông An Cựu, TP Huế
6. Tác động của ngành thủy sản
+ Nuôi trồng thuỷ sản là một hướng phát triển mạnh mang tính đột pha của ngành thuỷ
sản vì vậy rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang chuyển đổi sang
đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ
nghiêm trọng cho các vùng ven biển.
+ Nước ta, chất thải từ nuôi tôm là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc xả nước thải chưa
qua xử lý còn tuỳ tiện, đa số được thải trực tiếp ra bên ngoài. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong
một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu diện tích nuôi lớn, tập
trung và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ô nhiễm môi trường biển ven
bờ, gây phú dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải
sản tự nhiên

7. Công nghiệp phá dỡ tàu
+ Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ thô sơ lạc hậu, không quan tâm đến
đầu tư công nghệ xử lí, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.(phá dỡ một con tàu đem
lại 90 - 95% nguồn thép nhưng "đẻ" ra cả một núi chất độc có hại chiếm 15 _ 20% trọng
lượng tàu gồm: nước bẩn ở đáy tàu, dầu và nghiên liệu gây ra do sự cố tràn dầu, đặc biệt
là sơn và lớp sơn bảo vệ thân tàu, các mảnh kim loại,.)
+ Các tàu đóng từ năm 70 khi phá dỡ sẽ có nhiều chất độc hại : thuỷ ngân, thạch tín, kim
loại nặng,.
8. Một số nguyên nhân khác
+ Quá trình đô thị hoá đã tác động đến vùng ven bờ và vùng biển. Các hoạt động khai
thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động qua lại của các loại tàu ra vào cảng cũng tác động
mạnh mẽ tới môi trường biển. Hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp cũng tạo nên
những bất cập cho môi trường ven biển. Du lịch phát triển số du khách ngày càng tăng
cao cũng là tác nhân đối với môi trường biển.
+ Biển bị nhiễm bẩn do các luồng tàu đi và tại các cảng, nên ô nhiễm Hydrocacbon là khá
cao.
+ Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ đến môi trường biển. Nồng độ CO
2
trong
không khí cao làm cho lượng CO
2
hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều bụi và kim loại
nặng được không khí mang ra biển. Hiệu ứng nhà kính kéo theo sự dâng cao mực nước
biển và thay đổi môi trường sinh thái biển
+ Phá huỷ nơi cư trú: Phá rừng ngập mặn bừa bãi để nuôi tôm với tốc độ 2,3% năm, phá
huỷ các rạn san hô, các thảm cỏ biển, các vùng triều lầy
+ Khai thác quá mức và không hợp lý:
Môi trường sống của sinh vật biển bị bóp nghẹt do nhiệt độ đại dương tăng trong vài chục
năm trở lại đây. Kho hải sản đại dương cũng cạn kiệt nhanh vì con người đứng trước nạn
đói và thiếu lương thực đã đổ xô ra đại dương tìm sự bù đắp. Ngay cả những loài cá “săn

mồi” như cá ngừ đại dương cũng ít dần đi do bị khai thác quá nhiều tại tất cả mọi ngư
trường trên trái đất. Khi môi trường biển ô nhiễm và khó sống, băng Bắc cực tan, khai
thác dầu khí dưới đại dương, cuộc sống của sinh, thực vật biển đang ở giai đoạn khó khăn
chưa từng thấy. Dễ tổn thương nhất là các rạn san hô.
Việc buôn bán các hàng mỹ nghệ từ hải sản, phát triển ở các trung tâm du lịch là nguyên
nhân dẫn đến làm cạn kiệt một số loài san hô cảnh, trai ốc, tôm hùm và đồi mồi. Việc
buôn bán cá cảnh biển phát triển mạnh kéo theo việc đánh bắt quá mức cá trên các rạn san
hô.
Hình 10: Rạn san hô đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
Hình 11: Môi trường biển đang bị hủy hoại một cách nặng nề.
III. Ảnh hưởng của ô nhiễm biển và đại dương
+ Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá
chất độc hại
+ Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ
+ Suy thoái hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ
biển,.
+ Cạn kiệt nguồn tôm giống và các đàn cá gần bờ.
Kết quả làm cho nhiều loài sv biển bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng:
Loài Rồng biển có nguy cơ bị tuyệt chủng:
Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật tính đa dạng sinh vật biển.
Xuất hiện các hiện tượng thuỷ triều đỏ, tích tụ chất ô nhiễm trong thực phẩm lấy từ biển
+ Hiện tượng triều đỏ:
Xói lở đất ven biển: Nam Định hiện có hơn 25 km đê bao đang bị đe dọa do xói lở. Các
đụn cát ở phá Tam Giang và Quảng Nam, Quảng Bình cũng đang mất đi, làm thay đổi địa
mạo của vùng ven biển.
IV. Biện pháp phòng chống và khắc phục
1. Biện pháp phòng chống
+ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Cần có nhiều chương trình khuyến cáo cho toàn dân nói chung và người dân nói riêng
được biết rõ tác hại của nó.

+ Việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên và tuyên truyền viên về chính sách,
pháp luật liên quan đến việc khai thác, sử dụng bền vững, có hiệu quả tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển là một việc làm quan trọng.
+ Trước mắt tập trung tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ
về chủ trương, chiến lược biển, đảo; đồng thời nắm vững Luật biển Việt Nam và Quốc tế
để khai thác tiềm năng biển có hiệu quả và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam; đề cao vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời đưa công tác tuyên
tuyền biển đảo vào nhà trường để giáo dục học sinh.
Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển:
+ Tăng cường hợp tác quốc tế
Đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các điều ước ở phạm vi thế giới và khu vực về vấn
đề bảo vệ môi trường biển. Các điều ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia
bao gồm:
 Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNLOSC)
 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78)
 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô nhiễm dầu - CLC
1969 và 1992
 Công ước COLREG về các quy tắc quốc tế phòng, tránh dâm, va trên biển năm 1972
 Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất độc hại và việc
loại bỏ chúng năm 1989;
 Công ước về đa dạng sinh học năm 1992;
 Công ước RAMSA về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như
là nơi cư trú của các loài chim nước năm 1971, sửa đổi theo Nghị định thư Paris năm
1982 v.v
2. Biện pháp khắc phục
2.1. Các biện pháp chung
+ Cần thiết phải có một chiến lược tổng thể lâu dài bảo vệ Môi-Sinh Biển
+ Thành lập thêm cơ quan nghiên cứu và cơ sở địa phương để đáp ứng nhu cầu bảo vệ
môi trường tại chỗ.
+ Tuyển mộ và huấn luyện chuyên gia về chống ô nhiễm biển.

+ Thiết lập kế hoạch Quốc gia phòng ngừa và ứng phó tai nạn tràn dầu.
+ Gia nhập các công ước và tổ chức quốc tế liên hệ tới môi sinh biển như IMO (Tổ chức
hàng hải quốc tế), IPIECA (International Petroleum Industry Environmental Conservation
Association- Hiệp hôi bảo tồn môi trường công nghiệp dầu khí hế giới), Công ước về
trách nhiệm dân sự.
+ Ngăn chặn tình trạng các khu công nghiệp thải nước thải bẩn ra biển.
Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển
+ Dùng các loài thực vật thủy sinh để loại bỏ các chất dinh dưỡng và hữu cơ trong nước.
+ Cần bảo vệ rừng ven biển và tích cực trồng cây để hạn chế quá trình rửa trôi lớp đất ra
biển nhất là những bãi thải của các mỏ khai thác khoáng sản.
+ Hạn chế và khắc phục những hậu quả do tràn dầu
+ Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển
+ Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và giáo dục về bảo vệ môi trường biển.
+ Tiến hành cải tạo các vùng đất bị hoang hoá ven bờ như đào kênh dẫn nước biển vào,
trồng lại rừng ngập mặn.
2.2. Các biện pháp cụ thể
+ Đưa ra những văn bản mang tính chiến lược đối với từng giai đoạn và tình hình cụ thể:
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”
là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, nhất là
những địa phương có biển.
Đề xuất các nội dung của dự thảo Luật Tài nguyên và môi trường biển theo hướng bền
vững.
V. KẾT LUẬN
Biển là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng thực trạng ô nhiễm biển Việt Nam
đã và đang trở thành vấn đề báo động đỏ đối với toàn xã hội , nguyên nhân chính là
do những hoạt động của con người.
Qua bài tiểu luận này,đã giúp chúng ta hiểu được những hành động của con người
dù là vô tình hay cố ý cũng một gây ra tình trạng ô nhiễm biển, gây suy thoái đa
dạng sinh học biển và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Từ đó ý thức được việc

bảo vệ môi trường biển nói riêng và môi trường nói chung, tìm ra những giải pháp
ngăn ngừa và khắc phục tình trạng ô nhiễm.
MỤC LỤC
1. TS. Lê Quốc Tuấn, Giáo trình Độc học Môi trường, Khoa Môi Trường và Tài
Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
2. Đoàn Thị Thái Yên, Bài giảng Độc học Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội.
3. GS.TSKH Lê Huy Bá , Độc học môi trường 1 & 2 – NXB Giáo Dục
4. Nguyễn Thị Phương Anh , Độc học Môi trường, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

×