Lời mở đầu
Hiện nay, thời kì quá độ tù’ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới vẫn nói
chung đang tiếp diễn và con đường “phát triến quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có cơ sở lịch sử, thực
tiễn sâu xa, vững chắc, mang tính quy luật khách quan, tất yếu và hoàn toàn khả thi.
Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Đây là quá trình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn. Có nhiều tài liệu đã nghiên cứu
về vấn đề này nhưng ở mỗi tài liệu thì mới đề cập đến một khía cạnh của con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp cho ta thêm những
thông tin quý báu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước để bước đầu hình
thành cho mình những tư duy kinh tế. Qua đú giúp ta hiếu được tình hình quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay những
Bố cục tiểu luận gồm ba phần chính như sau:
Phần A:Giời thiệu đề tài:
I.Kháĩ niệm về hình thái kinh tế.
IĨ.Tính cấp thiết của đề tài III.Mục đích , ý nghĩa của viêc nghiên
cứu đề tài Phần B:Nội dung
I.Lý luận chung về quá độ lên chủ nghĩa xã hội IĨ.Thưc trạng quá độ
lên chr nghĩa xã hội ở nước ta.
III.Giải pháp con đường quá độ lên chu nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phần C:Kết luận
Phần A
Giói thiệu đề tài
I. Quá độ lên chủ nghĩa xã hôị
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt đế
và toàn diện tù' phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác.Thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội la tất yếu khách quan với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội.Tuy
nhiên với các nước có nền kinh tế phát triển thì thời kỳ này diễn ra nhanh hơn so với
những nước có nền kinh tế kém phát triến
II. Tính cấp thiết của đề tài:
Là môt tất yếu khách quan với mọi nuớc muốn đĩ lên CNXH đây là thời kỳ dài.Chính vì
thế đế không mắc những sai lầm trong quá trình đi lên CNXH chúng ta cần hiếu rõ lý
luận Mac-Lênin và cần nghiên cứu co đuờng đi lên CNXH ở càc nuớc trên thế giới rút
kinh nghiêm đế áp dụng thực tế ở Việt Nam
Phần B
Nội dung
I. Lý luận chung về quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
ì.Khái niệm cơ bản về quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Muốn hiểu đuợc rõ thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) truớc hết ta phải
hiểu được thế nào là thời kì quá độ. Theo lý luận Mac- Lênin đã khẳng định muốn tiến từ một
phương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất cao hơn cần bắt buộc phải trải qua thời
kì quá độ. Mác đã khái quát về mặt lý luận và chỉ rõ: “ Thời kì quá độ là thời kì cải biến Cách
mạng không ngừng, triệt để và toàn diện tù' phương thức sản xuất này sang phương thức sản
xuất khác. Trong thời kì quá độ xét cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội đó là một thời kì có nhiều
mâu thuẫn đặt ra đòi hỏi lý luận phải giải quyết triệt đế”.
Từ khái niệm về thời kì quá độ ở trên ta có cơ sở đế tìm hiếu về thời kì quá độ lên
CNXH. Cũng trong di sản lý luận kinh điên Macxit thì quá độ lên CNXH là sự phát trien trực
tiếp từ những luận chứng khoa học về tính tất yếu lịch sử của CNXH về vai trò và sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân. Theo lý luận này thì “ Quá độ lên CNXH là sự chuyến tiếp quá độ
bằng cách mạng đế phủ định một trật tự xã hội cũ sang một trật tự xã hội mới với phương thức
sản xuất mới, quan hệ sản xuất và chế độ sở hữu mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa, với Nhà
nước kiếu mới mà chủ thể quyền lực là giai cấp công nhân và nhân dân lao động”.
2. Tỉnh tất yếu và các loại hình quá độ lên CNXH.
2.1. Tỉnh tâtyêu của quá độ ỉên CNXH.
C.Mac cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài có nghĩa là tiến trình
quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua nhiều khúc quanh; những quãng
cách mới đi đến kết quả cuối cùng. Điều đó cũng được Lênin khắng định rằng: Trong thời kì
quá độ, sự nghiệp xây dựng CNXH có khi phải “ làm lại nhiều lần” mới xong và trong thực tế
diễn biến của tiến trình quá độ trong gần 90 năm qua với những thất bại thăng trầm cũng đã
chứng minh điều đó.
Theo V.I. Lênin tất yếu xảy ra quá độ lên CNXH là do đặc điểm ra đời phuơng thức sản
xuất Cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định, sự hình thành chế độ mới có thế ví như
một con đau đẻ kéo dài do đó nó cần phải có thời gian, có những sự chuẩn bị và những tích luỹ
vật chất cần thiết đủ cho nó lọt lòng và phát triên.
Thứ nhất: Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản so với Cách mạng tư sản. Đối với
Cách mạng tư sản quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa đều dựa
trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa có thế ra đời từ
trong lòng xã hội phong kiến; nhiệm vụ của nó chỉ là giải quyết về mặt chính quyền Nhà nước
làm kinh tế thị trường thích ứng với co sở hạ tầng của nó.
Thứ hai: Sự phát trien của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kì lâu
dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Đe phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng
suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã
hội mới, cần phải có thời gian, hay tất yếu phải có thời kì quá độ lên CNXH.
2.2. Các loại hình quá độ lên CNXH.
Lý luận của chủ nghTa Mac- Lênin chỉ rõ rằng con đường quá độ của các quốc gia để đi
lên CNXH - giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa thì ở mỗi quốc gia
khác nhau. Nhưng C.Mac đã khái quát và chỉ ra hai loại hình quá độ đi lên CNXH.
Thứ nhất là quá độ phát triển tuần tự: Với loại hình này yêu cầu các quốc gia muốn đi lên
CNXH phải trải qua tất cả các phương thức sản xuất tù’ thấp đến cao. Với loại hình quá độ này
tuy nó diễn ra chậm chạp nhưng rất vũng chắc bởi vì phương thức sản xuất trước là điều kiện
tiên đề cho phương thức sản xuất sau.
Thứ hai là quá độ nhảy vọt hay bỏ qua: Lý luận của chủ nghĩa Mac - Lênin cũng khắng
định rằng các quốc gia có thể đi lên CNXH bằng việc bỏ qua một thậm chí vài bước trung gian
đế tiến đến phương thức cao hơn và phương thức CNXH. Đe thực hiện con đường bở qua hay
rút ngắn đế đi lên CNXH thì lí luận của chủ nghĩa Mac cũng khẳng định các quốc gia phải tạo ra
các điều kiện tiền đề cả bên trong và bên ngoài.
Điều kiện tiền đề bên trong đó là phải có một đảng của giai cấp vô sản đứng ra lãnh đạo
và đảng phải liên minh được với các tầng lóp lao động.
Điều kiện bên ngoài là có ít nhất một nước làm Cách mạng XHCN thành công giúp đỡ.
3. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Ngay sau khi tiến hành thành công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ và cuộc kháng chiến
chống đế quốc xâm lược kết thúc thắng lợi ở Miền Bắc, chính phủ công nông được dựng lên thì
Đảng ta đã có chủ trương quá độ thắng lên CNXH. Đó là tất yếu dựa trên cơ sở khả năng nhận
thức và nhiệm vụ của thời kì quá độ.
3.1. Tỉnh tât yêu của quả độ lên CNXH ở Việt Nam.
Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH cũng đều phải
trải qua ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Con đường phát triển quá độ lên
CNXH bở qua chế độ tu
-
bản chủ nghTa ở Việt Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con đường
phát triển tất yếu khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử tụ’ nhiên của Cách
mạng Việt Nam vì:
Thứ nhất là do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: thế giới bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa
tư bản (CNTB) lên CNXH. CNTB lúc đó là xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn
cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai
đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa. CNTB không phải là tương lai của loài người, nó không vượt qua
những mâu thuẫn mà mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất; mâu thuẫn này càng ngày càng phát triến gay gắt và sâu sắc hơn; CNXH mà con người
đang vươn tới là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB đó là xã hội vì sự nghiệp giải phóng
con người, sự phát triên tự do và toàn diện của loài người. Chúng ta quá độ thẳng lên CNXH
nghĩa là đi theo dòng chảy của thời đại nghĩa là đi theo quy luật tụ' nhiên của lịch sử.
Thứ hai là do sự lựa chọn con đuờng độc lập dân tộc của Đảng. Ngay khi ra đời Đảng ta
đã xác định con đuờng phát triển của dân tộc là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ. Từ sau khi
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo đã thành công thì chúng ta đã
cởi bở đuợc hai vòng xích, đã thoát khỏi cảnh một cô hai tròng, Đảng và Nhà nuớc thêm vừng
mạnh, nhân dân đă thêm niềm tin vào Đảng, quyết tâm đi theo Đảng. Thành quả của cuộc Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân cần đuợc giữ vững, cuộc sống vật chất cũng nhu tinh thần của
nhân dân phải đuợc cải thiện, nâng cao nhiều so với những năm chiến đấu hy sinh. Có hàng loạt
vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị cần được giải quyết cấp bách sau khi Cách mạng dân tộc dân
chủ thành công. Nhưng điều đó không ngăn cản việc tiến lên CNXH; hơn nữa, việc giải quyết
nó chỉ có thể bằng con đường xây dựng CNXH. Việc đưa miền Bắc tiến lên CNXH có ý nghĩa
rất lớn lao trong những năm đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chính điều đó
được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong hội nghị cán bộ văn hoá ngày 30/10/1958 “ Miền
Bắc tiến lên CNXH để làm cơ sở vừng chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu
tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH”.
Trong thời đại ngày nay chỉ có độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mới đem lại nhiều lợi ích và
hạnh phúc thực sự cho toàn thể nhân dân lao động.
Vì nhừng lẽ đó, Đảng tất yếu lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động tiến thẳng lên CNXH
không trải qua giai đoạn phát triển TBCN.
3.2. Khả năng tiến hành quá độ lên CNXHở Việt Nam.
Với những điều kiện để quá độ thắng lên CNXH mà chủ nghĩa Mac - Lênin đã chỉ ra, xét
trong bối cảnh quốc tế và đất nước chúng ta có đủ khả năng đê đi lên CNXH không qua giai
đoạn phát triển TBCN bao gồm cả khá năng khách quan và khả năng chủ quan.
về khả năng khách quan: Yeu tố khách quan quan trọng đầu tiên giúp chúng ta tiến lên
CNXH là Liên Xô lúc đó đã tiến hành thành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa và sẵn sàng
giúp đỡ chúng ta cả về vật chất và tinh thần. Sau đó hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu tan rã đã đua ra cho chúng ta tấm guơng khá sinh động về sự thành công và thất bại đã
sâu sắc và chi tiếtđến mức có thể tù’ đó đưa ra những giải pháp điển hình cho sự lãnh đạo và
thực hiện tiến trình cách mạng. Còn đến ngày nay, xu thế quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn
thế giới đã đóng vai trò tích cực, không những làm cho quá độ bỏ qua CNTB là tất vếu mà còn
đem lại điều kiện và khả năng khách quan cho sự quá độ này. Quá trình quốc tế hoá sản xuất,
toàn cầu hoá với sự phát triến của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo khả năng cho
nhừng nước kém phát triển đi sau tiếp thu, vận dụng đưa vào nước mình lực lượng sản xuất hiện
đại và kinh nghiệm của những nước đi trước cũng như tạo khả năng khách quan cho việc khan
phục khó khăn về nguồn vốn, kĩ thuật hiện đại. Điều kiện đó giúp chúng ta tranh thủ được cơ
hội, tận dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mà nhân loại đã đạt được để rút
ngắn thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.
về khả năng chủ quan: Mọi thành công của chúng ta đạt được phải kể đến yếu tố quan
trọng bậc nhất là sự lãnh đạo của Đảng và liên minh công nông vũng chắc. Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mac - Lênin luôn luôn nhấn mạnh vai trò của Đảng vô sản trong việc lãnh đạo
cách mạng nói chung và trong việc thực hiện quá trình phát triển rút ngắn ở các nước tiền tư bản
nói riêng thì ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là một nhân tố có vai trò quyết định đối với
việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước .Và trong công cuộc đối mới do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo đã thu được những kết quả khả quan như: đã củng cố và khẳng định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn. Sự lựa chọn con đường quá độ lên CNXH bở qua TBCN
của nước ta là phù hợp với sự lựa chọn của nhân dân ta. Các tầng lớp lao động công nhân, nông
dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng nhau chiến đấu, hy sinh đế giành lại độc lập
dân tộc và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Do đó họ sẵn sàng hên minh chặt chẽ với nhau
và cùng với Đảng để vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công CNXH.
Ngoài ra, khả năng và nguồn lực trong nước có thể đáp ứng được yêu cầu của thời kì quá
độ lên CNXH. Chúng ta có lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ, khéo léo, dễ đào tạo, sẵn sàng
đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Tài nguyên thiên nhiên của nước ta cũng hết sức giàu
có và phong phú tạo điều kiện hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tạo
tiền đề xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
3.3. Nhận thức về quá độ lên CNXH hỏ qua CNTB ở Việt Nam.
Ngay từ khi thành lập Đảng ta đã khắng định con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam là
“bỏ qua” CNTB. Nhưng cụm tù' “bỏ qua” đã đưa ra những nhận thức khác nhau về quá độ lên
CNXH ở Việt Nam.
Từ thời kì đầu của quá độ đến trước đổi mới ( từ 1945 đến 1986) trong một thời gian dài
nước ta có quan điếm đi lên CNXH bỏ qua CNTB là phủ nhận sạch trơn nhừng gì CNTB có bao
gồm cả quan điểm về kinh tế, chính trị cũng như các sản phẩm do nền kinh tế CNTB tạo ra.
Trong thời kì đó Việt Nam đã đồng nhất giữa phát triển rút ngắn và phát triển ngắn lầm tưởng
có thể đi nhanh, xây dựng nhanh chóng dễ dàng CNXH, sớm kết thúc thời kì quá độ, dễ dàng
đạt tới mục tiêu của CNXH. Nhận thức này đã gây ra nhừng hậu quả nghiêm trọng. Do đó,
Đảng ta đã phải thực hiện đối mới vào năm 1986 cả về kinh tế và tư duy. Chúng ta chỉ bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa vì nó đẻ ra chế độ bóc lột và bất bình đắng trong xã hội. về chính trị
chúng ta bỏ qua sự thống trị của giai cấp tư sản và kinh tế thị trường tư bản chủ nghTa, về kinh
tế chúng ta bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn chúng ta không thể bỏ
qua nền kinh tế hàng hoá và các quan hệ kinh tế của sản xuất hàng hoá, sự rút ngắn phải được
thông qua việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời với biện pháp thị trường có quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện “rút ngắn” thời kì quá độ chúng ta
không được bỏ qua những thành tựu khoa học công nghệ mà chủ nghĩa tư bản đã mất hơn một
thế kỉ đế nghiên cứu tạo ra. Muốn phát triến kinh tế thị trường chúng ta phải để cho các quy luật
khách quan hoạt động không thể chỉ sử dụng bàn tay hữu hình mà phải kết họp cả hai bàn tay
hữu hình và vô hình. Mặt khác nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nhỏ lẻ nên chưa có được
những kinh nghiệm của sản xuất lớn. Do đó, không nên bỏ qua những kinh nghiệm của tổ chức
và sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa
Như vậy, bỏ qua CNTB không đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ qua tất cả những yếu tố
tồn tại trong xã hội tư bản và nền kinh tế tư bản. Con đường đi lên của nước ta là sự phát triến
quá độ lên CNXH bở qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa thành tựu
mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ để
phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Chúng ta “ bỏ qua” nhưng không
thế làm nhanh chóng. Điều đó được Hồ Chí Minh khẳng định trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn
tập “tiến lên CNXH không thế một sớm một chiều”, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên CNXH và tại Đại hội Đảng VI Trường Chinh đã khắng định rằng quá độ lên
CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhừng chặng đường đầy khó khăn.
3.4. Những nhiệm vụ kỉnh tế cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Việt Nam đi lên CNXH tù' một xuất phát điểm rất thấp lúc đó có tới 95% lao động là
nông dân, tính nông nghiệp bao trùm toàn bộ nền kinh tế. Đe hoàn thành được nhừng mục tiêu
của thời kì quá độ là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì
điều quan trọng là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội; phải xây dựng một nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến. Muốn
vậy, trong thời kì quá độ chúng ta phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản sau.
Thứ nhất: Phải phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước.Căn cứ vào thực lực kinh tế và bổi cảnh kinh tế, hiện nay lực lượng sản xuất của nước ta
có ba yếu tố lao động, tư liệu sản xuất và khoa học công nghệ. Đe phát triến lực lượng sản xuất
trong thời kì quá độ ở nước ta thì công việc đầu tiên là cần phải tập trung vào chiến lược phát
triển nguồn nhân lực với trình độ ngày càng cao. Đe làm được điều đó thì phải tập trung phát
triển chiến lược giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã khắng định:
“ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” còn theo nghị quyết Đại hội Đảng IX thì “ Trong
bối cảnh hiện nay đế tránh nguy co tụt hậu, đế ứng dụng nhanh thành tựu khoa học kĩ thuật của
thế giới phải đào tạo đội ngũ công nhân, phải nâng cao chất lượng giáo dục”. Hiện nay, đế giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu cần phải:
Đào tạo mới phải đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại ho á đất nước.
Phải tiến hành đào tạo lại lực lượng lao động hiện có cho phù hợp với những đòi hỏi hiện
nay
Đào tạo nâng cao: Nhu cầu đào tạo nâng cao vô cùng lớn vì hiện nay chúng ta đi theo xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế nên phải có một trình độ khoa học của quốc tế.
Đe từng bước tạo lập cơ sở vật chất kĩ thuật làm nền tảng cho phát triển kinh tế thời kì
quá độ thì ở nước ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá được xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên
suốt quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá không
chỉ diễn ra ở trong các trung tâm công nghiệp mà còn công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải phát
triển được lực lượng sản xuất. Đe phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta bên cạnh thực hiện
chiến lược con người và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá .Đe xây dựng cơ sở vật chất kT
thuật hay tư liệu sản xuất Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển khoa
học công nghệ. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển khoa
học công nghệ phải tập trung vào nhừng ngành kinh tế then chốt và mũi nhọn.
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông
thôn phải tập trung chế biến sản phấm nông nghiệp ví dụ như trước đây ta xuất khấu gạo với giá
35 - 40 USD/ tấn nhưng hiện nay do áp dụng khoa học công nghệ, chất lượng gạo xuất khẩu
tăng lên do đó giá tăng lên từ 5 đến 7 USD/ tấn. Khoa học công nghệ phải tập chung vào những
ngành kinh tế có sức cạnh tranh với khu vực và thế giới như dệt may, giày da Những ngành
đem lại lợi thế cho chúng ta.
về chiến lược phát triến khoa học công nghệ ở Việt Nam được Đại hội Đảng IX khắng
định: Khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu ở nước ta
hiện nay.
Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đe phát triến nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ bên cạnh việc phát triến lực lượng
sản xuất đòi hỏi cách mạng nước ta tiến hành đồng thời quá trình vừa xây dựng vừa hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất,
quan hệ trong việc tố chức quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong việc phân phối kết quả
sản xuất
Việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay được
tiến hành dưới nhiều hình thức như: sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, cố phần hoá một
bộ phận lớn doanh nghiệp Nhà nước để chuyển các doanh nghiệp từ một chủ sở hữu là Nhà
nước sang doanh nghiệp nhiều chủ sở hừu là các cổ đông và thực hiện giải quyết các vấn đề liên
quan đến sở hữu đất đai, tài sản, của cải liên quan đến chủ thể trong nền kinh tế.
Việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trên phương diện sản xuất quản lí ở nước
ta được đặc biệt quan tâm đến việc hình thành các loại hình kinh tế, các tổ chức kinh doanh;
điều đó phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong nước.
về việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ trong việc phân phối kết quả sản xuất: Trước đây
phân phối theo tài sản và phân phối theo vốn là hình thức phân phối của tư bản chủ nghĩa vì vốn
và tài sản đều là của giai cấp tư sản còn phân phối theo lao động mới là phương pháp phân phối
của xã hội chủ nghĩa nhưng hiện nay ớ nước ta đang tồn tại ba hình thức phân phối đó là phân
phối theo lao động, phân phối căn cứ vào tài sản và vốn đóng góp và phân phối thông qua phúc
lợi xã hội.
Thứ ba: Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại.
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang
là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới. Cả thế giới đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo sự thay đối sâu sắc cơ
cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thúc đây quá trình quốc tế hoá, xã hội hoá nền kinh tế
cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công lao động và họp tác quốc tế.
Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với chiến lược: “Việt Nam
mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”; “Việt Nam sẵn sàng làm đối tác đáng tin
cậy của các quốc gia trên thế giới”. Sách lược tham gia hội nhập của Việt Nam là “Tạm gác quá
khứ hướng tới tương lai, đa phương hoá các quan hệ quốc tế và đa dạng hoá các hình thức kinh
tế nước ngoài. Chúng ta tham gia vào quá trình đó nhằm mục tiêu phát huy nội lực ở bên ngoài
đế phát triến kinh tế, nội lực là chính, là chủ yếu nhưng ngoại lực là quan trọng. Một điều đáng
chú ý là tham gia hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên nguyên tắc là phát triến kinh tế đối ngoại
phải đảm bảo độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thố đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng của
quốc gia. Muốn, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả chúng ta phải nâng cao sức cạnh
tranh, tích cực tham gia khai thác thị trường thế giới, tích cực tham gia họp tác kinh tế khu vục
và hệ thống mậu dịch đa phương toàn cầu, xử lí mối quan hệ kinh tế đối ngoại với độc lập tự
chủ, tự lực cánh sinh, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia.
4. Một so đặc điếm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Nước ta quá độ lên CNXH có những đặc điểm chung của quá độ lên CNXH của các nước
trên thế giới như: Đó là thời kì xét trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều do nhiều thành
phần không thuần nhất cấu tạo lên; là thời kì mà sự phát triển cái cũ của những trật tự cũ đôi khi
lấn át những mầm mong của cái mới của trật tự mới. Thời kì đó có nhiều khó khăn phức tạp,
phải trải qua những lần thử nghiệm để rút ra những kinh nghiệm, những bước đi đúng đắn và
trong quá trình thử nghiệm.
Bên cạnh những đặc điểm chung đó chúng ta tiến hành quá còn có những đặc
điểm khác biệt với các quốc gia khác như :chúng ta bắt đầu tiến hành quá độ khi đất
nước vẫn còn bị chia cắt hai miền với những chiến lược và nhiệm vụ khác nhau (Đại
hội Đảng III năm 1960). Trong quá trình tiến hành quá độ tù’ Đại hội Đảng III đến Đại
hội Đảng VI chúng ta luôn nhận được sự viện trợ giúp đỡ hợp tác của hệ thống xã hội
chủ nghĩa trên thế giới mà đặc biệt là Liên Xô thời đó. Nhưng đặc điếm to lớn nhất của
chúng ta trong thời kì quá độ là “ từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thắng lên
CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đó tuy không phải
la một quy luật bình thường nhưng rất phù hợp với điều kiện nước ta lúc bấy giờ.
II. Thực trạng nền kinh tế quá độ ở nước ta
1. Những thành tựu đã đạt được
Trong suốt thời kì quá độ nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (tù'
1986) nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế, xã hội và chính trị.
ỈA. về kinh tể
Như ta đã biết dưới ách thống trị của thực dân Pháp nền kinh tế nước ta phụ
thuộc hoàn toàn vào chủ nghĩa đế quốc, kinh tế hết sức nghèo nàn, lạc hậu, nạn đói xảy
ra triền miên và kéo dài, nghiêm trọng nhất là vào năm 1945 có tới hàng vạn người có
nguy cơ chết đói. Nhưng tù' khi cuộc kháng chiến trường kì kết thúc thắng lợi, miền
Bắc bước vào thời kì quá độ thì dưới sự lãnh đạo của Đảng tính chất nền kinh tế đã thay
đối. Từ nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế
mang tính độc lập mang tính chất dân chủ nhân dân, thoát khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn
vào chủ nghĩa đế quốc.
Trong giai đoạn từ 1945 đến 1975 kinh tế đã có những bước phát triên nhất định
nhưng kết quả thực sự đáng lưu ý là từ năm 1986 đến nay (thời kì đổi mới).
Sau gần 20 năm đối mới kinh tế đã có những bước chuyến biến đáng mừng.
Thứ nhất: Nền kinh tế trong những năm qua tăng trưởng liên tục và có tốc độ cao. Mức tăng
GDP năm 2002 đạt 6,79%, năm 2003 đạt 7,26% và năm 2004 ,năm 2005 đại 8,4%,năm 2006
tăng 8,17%,còn năm 2007 GDP ở ViêtNam là 8,3%
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO
và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất khẩu mỏ' rộng, các rào
cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dờ bỏ hoặc hạn chế. VỊ
thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm
2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường
xuất khẩu được củng cố và tăng cường thông qua các cuộc thăm cấp cao của lónh đạo
Đảng, Nhà nước cùng với sự tham gia của các nhà doanh nghiệp. Tỡnh hỡnh chớnh trị
on định, an ninh - quốc phũng bảo đảm, đó tạo mụi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu
kinh tế chuyến dịch theo hướng tiến bộ là thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền
kinh tế Việt Nam năm 2007. Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch
đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vũng 11 năm
gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của
các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các
nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vục kinh tế chủ yếu đều đạt
mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32%
cùng kỳ 2006, khu vục công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng
10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với
mức 8,29% của năm 2006. (tính theo giá so sánh năm 1994).
Thứ hai: về chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự chuyển dịch ngành và chuyển các
thành phần kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng khu vực ĩ (gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) tuy vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhưng tỷ trọng
đã giảm xuống trong đó tỷ trọng khu vục ĩĩ (công nghiệp và xây dựng cơ bản) và khu
vực III (gồm các ngành dịch vụ) đã tăng lên. Đen năm 2003 tỷ trọng của khu vực I là
22%, khu vực II là 39%, khu vục III là 39 năm 2004 thì tỷ trọng các khu vực tương ứng
là 21.8%; 40.1%; 32.2% .Năm 2007 cơ cấu kinh tế có bước chuyến dịch tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng dịch vụ và
giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp (khu vực nông nghiệp chiếm 20%; công nghiệp và
xây dựng chiếm 41,5%, dịch vụ 38,1 %.
Thứ ba: về cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu được hình thành. Nhà nước
đã xoá bỏ về cơ bản kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghTa. Trong quá trình hình thành cơ chế thị
trường, Nhà nước đã dần dần cải tố bộ máy và các công cụ quản lý. Từ chỗ chủ yếu sử
dụng phương pháp hành chính coi kế hoạch hoá với các chỉ tiêu pháp lệnh là công cụ đế
quản lý, điều hành nền kinh tế sang chủ yếu quản lý bằng pháp luật kết hợp chính sách
và các công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, thu nhập và chính sách
kinh tế đối ngoại.
Thứ tư: Kinh tế nước ta đã đạt thành công lớn trong việc kiềm chế và đấy lùi lạm
phát. Trong những năm từ 1986 đến 1988 lạm phát tới ba con số (cao nhất là 774,7%
năm 1986) nhưng đến năm 1989 lạm phát đã được chặn lại ở hai con số sau đó giảm
xuống một con số (năm 1997 là 3,7%; năm 1999 là 0,1%; năm 2001 là 0,8%; năm 2002
là 4%; năm 2003 là 3% thậm chí còn có giảm phát vào năm 2000 là - 0.6%. Năm 2004
vừa qua lạm phát đã tăng lên 9,5%.
Thứ năm:về kinh tế đối ngoại. Trong thời kì quá độ cũng phát triển mạnh mẽ.
Chúng ta đã tham gia vào các tổ chức khu vực cũng như trên thế giới: gia nhập ASEAN
năm 1995, gia nhập AFTA năm 1996, gia nhập APEC năm 1998, ký hiệp định thương
mại Việt - Mĩ, . Tháng 10 năm 2004 tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh á - Ầu
lần thứ 5 (ASEM 5). Tháng 11 năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO và cụng trong năm
này Viêt Nam đã tô chức thành công hội nghị APEC
Năm 2006 Việt Nam đạt xuất khẩu kỷ lục 39,6 tỉ USD,năm 2007 đạt ngưỡng 47
tỉ USD
. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục: Ước tính vốn đăng ký mới và vốn tăng
thêm của các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt trên 20,3 tỉ USD, tăng 8,3 tỉ USD, so
năm 2006 (12 tỉ USD), vượt kế hoạch 7 tỉ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tổng số vốn FDI năm 2007 đạt mức gần bằng vốn đầu tư của 5 năm 1991- 1995 là 17 tỉ
USD và vượt qua năm cao nhất 1996 là 10,1 tỉ ƯSD. vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào
dịch vụ 63,7% và công nghiệp 35,0%, ngành nông - lâm nghiệp thủy sản 1,3%. Địa
phương thu hút nhiều von FDT đăng ký mới trong 2007 là Thành phố Hồ Chớ Minh
308 dự ỏn với số vốn gần 2 tỉ USD; Phỳ Yờn 5 dự ỏn với số vốn tròn 1,7 tỉ USD, Bà
Rịa - Vũng Tàu 1 tỉ 69 triệu USD; Bởnh Dương 1 tỉ 20 triệu USD; Hà Nội 963 triệu
USD và Vĩnh Phúc 789 triệu USD. Có 4 quốc gia và vùng lónh thố đạt trên 1 tỉ USD
vốn đầu tư mới là: Hàn Quốc 3.686,9 triệu USD; Quần đảo Virgin thuộc Anh 3.501
triệu USD; Xin-ga-po 1.551,5 triệu USD; Đài Loan 1.141,9 triệu USD.
Trong năm 2007 cả nước đó thu hỳt 350 lượt dự án tăng vốn với số vốn trên 3,2 tỉ USD
vốn đầu tư tăng thêm của các dự án cũ. Nét mới trong thu hút von FDI năm 2007 là cơ
cấu đầu tư đó chuyển dịch tù’ cụng nghiệp sang lĩnh vục dịch vụ khách sạn, căn hộ cho
thuê, nhà hàng, du lịch, tài chính, ngân hàng Địa bàn đầu tư cũng chuyển mạnh đến
các vùng ít dự án như miền Trung, miền Bắc. Năm 2007, cả nước có 52 địa phương thu
hút von FDI. Các tỉnh miền Trung năm 2007 đó thu hỳt 3,3 tỉ USD vốn đầu tư đăng ký
mới, tăng 264,5% so với năm 2006 và gần bằng số von FDI của 18 năm trước đó cộng
lại (3,5 tỉ USD). Nhà máy lọc dầu Vũng Rô do Anh và Nga hợp tác đầu tư, von FDI của
tỉnh Phú Yên đạt 1,7 tỉ USD là đứng đầu các tỉnh miền Trung, vượt qua Đà Nang,
Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế.
Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2007 của nước ta đạt 20,3 tỉ USD là mức
cao nhất tù’ trước đến nay.
1.2. Vê xã hội
Trong suốt thời kì quá độ chúng ta đã đạt được những chuyển biến tốt về mặt xã hội.
Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn nhân dân được cải
thiện một bước rõ rệt. số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên ( hiện nay lớn
hơn 10%), GDP bình quân đầu người trong cả nước đạt 484,8 USD, khu vực thành thị
đạt tới 794,8%, khu vực Đông Nam Bộ đạt 820,8 USD. Tý lệ hộ nghèo giảm từ 30%
năm 1992 xuống còn 10,8% năm 2003 và 9,03% năm 2004.
Những năm gần đây có 1,5 đến 1,7 triệu lao động được giải quyết việc làm. Mức
tăng hàng năm của số người có việc làm bắt đầu ngang bằng và vượt chút ít so với
lượng tăng thêm trong năm của lực lượng lao động.
Cùng với đời sống vật chất đời sống tinh thần cũng được nâng lên đáng kế. Trình
độ dân chí được nâng lên đáng kế, đời sống văn hoá của nhân dân được cải thiện. Hoạt
động của các phương tiện thông tin đại chúng trở lên rộng khắp. Sự nghiệp giáo dục,
đào tạo,các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, công tác kế hoạch hoá gia đình và nhiều
hoạt động xã hội khác đều có mặt phát triến và tiến bộ. Các cấp Đảng bộ ở địa phương
thường xuyên chú ý đến các hoạt động văn hoá, nghệ thuật phục vụ đồng bào như chiếu
phim ảnh, tố chức sinh hoạt tập thế
Một thành quả to lớn về xã hội phải kể đến là sự phát triển của hệ thống y tế,
giáo dục. Mạng lưới y tế bây giò' đã rộng khắp luôn kịp thời chăm lo sức khoẻ cho nhân
dân. ở hầu hết các xã phường thị trấn đều có các trạm xá với nhừng cán bộ y tế đã được
qua đào tạo. Thành công về y tế lớn nhất trong năm vừa qua là chúng ta đã nhanh chóng
kìm chế, khoanh vùng được dịch Sar cũng như dịch cúm gia cầm, rồi những ca phẫu
thuật cấy ghép tuỷ, thận
về giáo dục: Giáo dục ở Việt Nam trong những năm vừa qua luôn được coi là
quốc sách hàng đầu. Đảng và Nhà nước luôn có nhừng chính sách hỗ trợ và đầu tư cho
phát triển giáo dục như đầu tư cơ sở hạ tầng kT thuật, trợ cấp cho học sinh, sinh
viên .Ket quả là số người tham gia xóa mù chữ ở tất cả các cấp tăng lên 12%. về cơ
bản nước ta đã phố cập được tiểu học. Đen tháng 6 năm 2004 đã có 19 tỉnh trong cả
nước được công nhận phô cập trung học cơ sở. Tỉ lệ học sinh trung học năm 2004 đạt
67% Trình độ học vấn ngày càng được nâng cao thể hiện ó' số hồ sơ đăng kí dự thi vào
đại học và cao đăng ngày càng tăng. Năm 2006 bộ Giáo dục và đào tạo đã kiên quyết
nói không với tiêu cực và bệnh thành tích
Tính năng động sáng tạo của người dân được khơi dậy và phát huy. Người lao
động ngày càng chủ động hơn trong tìm kiếm việc làm tìm cách tăng thu nhập, tự cải
thiện đời sống, tham gia ỷ kiến đóng góp vào các sinh hoạt chung của cộng đồng, xã
hội. Không còn nhiều hiện tượng ỷ lại, thụ động, trông chờ Nhà nước, dựa dẫm tập thể.
1.3. về chỉnh trị
Thứ nhất đã thực hiện tốt Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là một tất yếu lịch sử
và là tất yếu khách quan. Từ khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng Tháng 8
năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam về thực chất đã trở thành một Đảng cầm quyền.
Trong suốt mấy chục năm qua Đảng đã thành công trong việc vừa lãnh đạo nhân dân
tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập và xây dựng một xã
hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Đảng luôn là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo
cách mạng và lãnh đạo nhân dân, Đảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và mọi
mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, Đảng không tự’ biến mình thành Nhà nước.
Ngày nay, với yêu cầu mới của công cuộc đối mới đặc biệt là xây dựng nền kinh
tế định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
được nâng lên. Đảng đã lãnh đạo các cơ quan Nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng thành pháp luật. Chủ trương chính sách của Nhà nước và tố
chức thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước. Đảng đã lãnh đạo, chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghTa của nhân dân, do dân, vì dân. Đảng đã và đang lãnh
đạo ngày càng tốt hơn công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan
Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền cùng với sự lãnh đạo của Đảng thì
quản lý Nhà nước cũng được tăng cường.
Nhà nước quản lý kinh tế: trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý kinh tế
thị trường tức là điều khiến kinh tế sao cho nó tự vận động đến các mục tiêu mong
muốn bằng cách sử dụng các công cụ điều tiết và can thiệp mỗi khi cần thiết. Nhà nước
chỉ quản lý vĩ mô nền kinh tế chứ không hề “làm kinh tế” như doanh nghiệp đang làm
tức là Nhà nước lựa chọn phương án phát triển kinh tế, xã hội. Can thiệp điều khiến mỗi
khi nền kinh tế đi chệch ngoài phương án bởi các chấn động kinh tế, chính trị xã hội
bên trong, bên ngoài.
Đối với việc quản lý xã hội thì Nhà nước ta quản lý xã hội bằng pháp luật, coi
trọng giáo dục nâng cao đạo đức kết hợp biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng,
nâng cao dân chí. Đã kết hợp được sức mạnh pháp luật với sức mạnh quần chúng. Đây
là nét đặc sắc và cũng là thành công của Đảng và Nhà nước trong việc kết hợp pháp lý
và văn hoá truyền thống của các thế hệ người Việt Nam được đúc kết trong tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Thứ hai: Trong suốt thời kì quá độ vừa qua nhìn chung chúng ta tiếp tục giữ
vững ốn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chế độ, chủ quyền đất
nước. Mặc dù những kẻ thù địch không ngừng chống phá cách mạng trong nước, mặc
dù xảy ra khủng hoảng kinh tế, xã hội vào thời kì những năm 1996 - 2000 nhưng chính
trị của nước ta vẫn được ổn định. Thành quả này là kết quả tổng hợp của công cuộc đối
mới trong đó quốc phòng an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Các nhu cầu củng cố
quốc phòng, cải thiện đời sống của lực lượng vũ trang luôn được quan tâm đáp ứng.
Chất lượng và sức mạnh quân đội luôn được nâng lên. Thế trận quốc phòng toàn dân
luôn được củng cố vũng chắc, chủ quyền đất nước càng được khẳng định rõ ràng. Như
vậy, chúng ta đã thực hiện tốt chính sách kết hợp kinh tế và an ninh quốc phòng.
Thứ ba: chúng ta thực hiện có kết quả nhiều bước quan trọng về hệ thống chính
trị.
về củng cố Đảng: Trong thời gian qua Đảng đã tùng bước bổ sung, cụ thể hoá
đường lối đổi mới, làm rõ dần con đường đi lên CNXH ở nước ta, củng cố về chính trị,
tư tưởng, tô chức, đôi mới phương thức lãnh đạo và tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng trong xã hội.
về phát huy quyền làm chủ của nhân dân: Tuy thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý nhưng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền dân chủ, do dân và vì
dân. Điều đó thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp
theo chế độ phố thông đầu phiếu, chính nguời dân đã trục tiếp đuợc cầm phiếu đi bầu
người đại diện cho mình - những người sẽ thay mặt họ trình bày lên cơ quan cấp trên có
thẩm quyền những vấn đề bất cập trong cuộc sống hàng ngày, sẽ thay mặt họ đòi hỏi
nhừng quyền lợi hợp pháp mà họ được hưởng. Bên cạnh đó, đời sống của nhân dân các
vùng dân tộc cũng được đặc biệt chú ý quan tâm, Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều
kiện đế các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với
sự phát trien của cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Đảng luôn luôn tôn trọng lợi ích,
truyền thống, văn hoá, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc, luôn thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngường tôn giáo nhưng cũng
đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng đế xâm hại đến lợi ích quốc gia dân tộc.
Thứ ba: trong thời gian qua chúng ta đã sửa đối Hiến pháp, sửa đổi và ban hành
nhiều văn bản Pháp luật quan trọng, trong đó có những luật về tố chức bộ máy Nhà
nước, luật dân sự, luật đất đai, luật lao động, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật đầu tư
nước ngoài, luật đầu tu
-
trong nước Qua việc sửa đối, bổ sung, thay đối các văn bản
luật chúng ta đã tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, xây dựng và
tùng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ tư: chúng ta phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá vỡ thế bao vây, cô
lập, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã triển khai tích cực
và năng động đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá. Chúng
ta đã khắc phục và tăng cường quan hệ với các nước công nghiệp phát triển như Mỹ,
Nhật, bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, mở rộng quan hệ với các nước Nam á, Châu
Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông, với các tố chức quốc tế, khu vực, đã tham gia vào các tố
chức ASEAN, AFTA, APEC và sắp tới đây sẽ gia nhập WTO . Chúng ta đã nối lại
quan hệ với các quỹ tiền tệ như IMF, ODA nên chúng ta đã được hỗ trợ rất nhiều về
vốn - một yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất. Đồng thời, chúng ta tiếp tục duy trì
phát trien quan hệ đoàn kết hữu nghị với
các Đảng cộng sản và công nhân các phong trào độc lập, các tổ chức và phong trào cách
mạng tiến bộ trên thế giới; thiết lập quan hệ với các Đảng cầm quyền.
Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vũng
hoà bình, phá bỏ thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện môi truờng quốc tế, nâng cao vị thế
nước ta trên trường quốc tế.
2. Những hạn chế
Tuy đã đạt được nhừng thành tựu to lớn nhưng trong thời kì quá độ và trong
công cuộc đối mới đất nước chúng ta đã còn mắc không ít khuyết điếm và yếu kém.
2.1.Những hạn chế tồn tại trong kinh tế của thời kì quả độ.
Một là: Nước ta đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển cơ chế thị trường
nhưng cho đến nay cơ chế thị trường vẫn còn sơ khai. Hệ thống quản lý kinh tế nước ta
còn đang trong quá trình chuyển đổi, luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, nhất
quán và tác động cùng chiều đế thúc đấy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nâng cao hiệu
quả và đúng hướng. Các kế hoạch định hướng phát triển kinh tế về quy hoạch, xây
dựng, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên , thủ tục hành chính có nhiều
tiến bộ nhưng còn chậm chạp. Thường có sai sót mới sửa đổi bố sung chứ chưa đưa ra
được tù
-
khi ban hành nên còn nhiều bất cập trong hệ thống hành chính quốc gia. về
thương nghiệp thì Nhà nước còn “bỏ trống” một số “trận địa” quan trọng, chưa phát huy
tốt được vai trò chủ đạo trong lưu thông hàng hoá, ốn định giá cả thị trường, bảo vệ sản
xuất và tiêu dùng làm cho giá cả năm vừa qua tăng lên tới 9,5%, xảy ra cả ngộ độc thực
phẩm, người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Khâu quản lý xuất
nhập khẩu còn nhiều sơ hở, tiêu cực như nhập lậu, trốn thuế, nhận hối lộ gây ra những
tác động xấu không nhỏ cho đối với sản xuất trong nước.
Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng
12,4% so với tháng 12-2006. Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những năm gần đây,
vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra. Nhóm hàng tăng giá cao nhất
trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%, riêng lương thực tăng
15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%,
thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ khác tăng 9,02%, thứ 4 là dược phâm, y tê tăng 7,05% và
thứ 5 là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 5,47%. ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá
cả ư. óc cả năm tăng trên 12%
Nhập siêu lớn. Chung cả năm, nhập siêu ước lên tới trên 13,1 tỉ USD, bằng
27,5% kim ngạch xuất khẩu. Điều này thể hiện rù' nhất trong 2 thỏng cuối năm. Đáng
chú ỷ là 3 mặt hàng nhập khâu tăng gấp hơn 2 lần so năm 2006 là ô-tô nguyên chiếc xe
máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm
2006 về kim ngạch.
Ba là: Kinh tế tăng trưởng khá nhanh nhưng năng suất hiệu quả còn thấp. Nhìn
chung tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chưa xứng với mức tăng đầu tư và thấp hơn so với
kế hoạch, tính bền vững và độ đồng đều chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyến dịch còn
chậm. Khu vực dịch vụ tuy được đầu tư khá xong tỷ trọng tăng chậm trong cơ cấu GDP
thậm chí năm 2004 còn giảm so với năm 2003 là 6,8%. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản
xuất vừa thiếu vừa yếu và kém hiệu quả. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm không
tương ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong khu vục nông nghiệp nông thôn
( năm 2003 còn chiếm lớn hơn 60% lao động).
Tuy việc phát huy được nguồn nhân lực cho đầu tu phát triển có nhiều tiến bộ,
vốn trong nước chiếm trên 70% nhưng lại có sự giảm sút của nguồn vốn đầu tư trục tiếp
nước ngoài (FDI) năm 2002 vốn đầu tư suy giảm chỉ còn bằng 60% so với cùng kì năm
2001. Điều này cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều vướng mắc nhất là
thủ tục hành chính, lĩnh vục và phạm vi đầu tư chưa hấp dẫn so với các nước khác trong
khu vực.
Bốn là cạnh tranh còn yếu và trình độ kĩ thuật lạc hậu. Sức cạnh tranh và năng
lực quản lý cúa các doanh nghiệp còn yếu, thiếu sự chuẩn bị để ứng phó hiệu quả với
quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng (thế hiện rõ ở việc các doanh nghiệp
chưa thực sự chú ý đến việc đăng kí nhãn hiệu cho sản phâm của mình). Xét về tiêu chí
cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mạng lưới tố chức tiêu thụ thì hàng
hoá của Việt Nam cũng có sức cạnh tranh yếu. Những mặt hàng xuất khấu chưa có
được hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, hàng xuất khau chủ yếu là thô hoặc
sơ chế ví dụ như dầu khí, than và chất lượng thấp. Bên cạnh đó chưa xây dựng và sử
dụng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa. Một trong những nguyên nhân khiến cho
cạnh tranh yếu là hàm lượng công nghệ trong sản phấm, trình độ lao động của Việt
Nam còn thấp. Theo con số thống kê Việt Nam có gần 40 triệu lao động thì có tới 83%
lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật, số lượng công nhân được đào tạo nghề
chiếm chưa tới 26 %.
2.2. Hạn chế trong quản ỉỷ của Nhà nước.
Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nhưng nhìn chung bộ
máy quản lý, hệ thống công cụ quản lý cũng như cơ chế quản lý của Nhà nước vẫn còn
có những hạn chế, thiếu sót.
về bộ máy quản lý: Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hiệu lực chưa cao. Bộ máy
Nhà nước TW chưa hợp lý, nhiều cơ quan chưa rõ chức năng nhiệm vụ, còn ở thế bị
động “có người mới đẻ ra nhiệm vụ”, nhiều người chưa đại diện cho nhân dân, cho trí
tuệ của cơ quan đó. Việc đãi ngộ cho công chức Nhà nước chưa xứng đáng là một
nguyên nhân của tham nhũng, hối lộ - một quốc nạn hiện nay. Tuy những năm qua luôn
thực hiện cải tổ bộ máy Nhà nước đế gọn nhẹ, năng động nhưng số lượng viên chức nhà
nước không ngừng tăng lên.
về hệ thống công cụ quản lý: Bao gồm ba công cụ chính là kế hoạch hoá định
hướng, pháp luật và hệ thống chính sách và hệ thống công cụ kinh tế.
Ke hoạch hoá định hướng là công cụ có nội dung là kế hoạch mang tính định
hướng và kế hoạch không chỉ giao nhiệm vụ mà còn điều phối thực hiện nhưng thực tế
thì Nhà nước vẫn chưa bỏ được chính sách quản lý kinh tế trục tiếp để quản lý gián tiếp
mà còn đan xen cả hai. ở một số địa phương Nhà nước còn can thiệp vào sản xuất của
gia đình và cúa doanh nghiệp như sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? cung cấp cho
ai? Và còn giao kế hoạch sản xuất kế hoạch giao nộp. Pháp luật ở Việt Nam đã có sự
chuyến biến trong việc dùng pháp luật để quản lý đầu tư, luật doanh nghiệp Nhà nước.
Nhưng nhiều luật quan trọng nhu luật phá sản, luật cạnh tranh thì chưa có nên còn
lúng túng trong quản lý cả tầm vi mô và vĩ mô. Cũng do đó mà các doanh nghiệp kinh
doanh phi pháp hoạt động gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống chính sách công cụ kinh tế của nước ta còn tồn tại nhiều hạn chế.
Chính sách quản lý nền kinh tế còn thiếu đồng bộ, hay thay đối. Hệ thống chính sách,
cơ chế quản lý của Nhà nước chưa tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự. Môi trường
kinh doanh vẫn còn một số bất cập về khuôn khố pháp lý nên chưa thu hút được đầu tư
trong nước cũng như nước ngoài. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có chính sách
phát triến các vùng kinh tế trọng điếm, các ngành kinh tế mũi nhọn cho phù họp, chưa
đưa ra được chiến lược phát triển kinh tế, xã hội lâu dài.
Cơ chế quản lý kinh tế trong nước cũng còn tồn tại không ít hạn chế thế hiện ở
vai trò quản lý vĩ mô còn kém, lỏng lẻo. Các công cụ quản lý vĩ mô như chính sách tài
khoá, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại được thừa
nhận nhưng chưa được ứng dụng vào việc đối mới hoàn thiện mục tiêu và công cụ quản
lý nền kinh tế. Chưa phát huy yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường nhưng đã nảy
sinh nhiều tiêu cực, hệ thống thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đối mới. Hệ
thống tài chính tiền tệ của nước ta vẫn là khâu yếu nhất của nền kinh tế, nó còn mang
đậm tính chất của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nên còn gây cản trở quá trình
chuyển đổi sang cơ chế thị trường.
Cũng do quản lý vĩ mô còn kém nên xã hội còn nhiều tiêu cực như tham nhũng,
buôn lậu, lãng phí của công chưa được ngăn chặn thậm chí còn tiếp tục gia tăng. Tiêu
cực nhất là trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, thuế còn nghiêm
trọng và kéo dài. Chất lượng phục vụ y tế giáo dục ở nhiều nơi còn thấp, người nghèo
không đủ tiền chữa bệnh, trẻ em không được đi học. ở những vùng kinh tế phát triến thì
tệ nạn xã hội phát triến. Trật tự an toàn xã hội chưa được bảo đảm tốt. Chính trị đôi khi
chưa ổn định nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc ít người chăng hạn như bạo loạn ở
Tây Nguyên, đảo chính ở Thái Bình mấy năm trước đây.
Bên cạnh đó, tuy hệ thống chính trị đã đổi mới nhưng còn nhiều nhược điểm. Bộ
máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể được sắp xếp lại chậm. Năng lực đội ngũ cán bộ chưa
tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền thậm chí còn vi
phạm nghiêm trọng quyền dân chủ nhân dân. Điều đáng lo ngại là trong hoàn cảnh mới,
một bộ phận cán bộ đảng viên có biêu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về
phẩm chất đạo đức. Năng lực lao động và sức chiến đấu của một số cơ sở Đảng bị suy
yếu.
III. Giải pháp cho con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường quá độ trong thời gian qua, chúng ta có quyền tự hào về
những thành tựu đã đạt được. Tuy nhiên đến nay vẫn còn một số mặt chưa được củng
cố vững chắc. Chính từ những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại chúng ta có thế
đưa ra được những giải pháp đế trong thời gian tới chúng ta đạt được nhừng thành tựu
quan trọng hơn để hoàn thành nhiệm vụ của thời kì quá độ lên CNXH của Việt Nam đế
tiến đến một tương lai tươi đẹp xã hội xã hội chủ nghĩa.
/. Giải pháp về công nghiệp ho ú, hiện đại hoá
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đang tạo cho chúng ta những thời cơ, những thách
thức. Do đó chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đế tạo ra cơ sở vật
chất kĩ thuật để chuyển dịch cơ cấu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm
của đất nước, tạo năng suất lao động xã hội cao, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, bền vững. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
chúng ta cần phải có giải pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trước hết, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn vốn rất lớn do đó chúng
ta phải huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Chúng ta có thể huy động vốn từ
trong nước hay nước ngoài. Nguồn vốn trong nước được tích luỹ tù’ nội bộ nền kinh tế
quốc dân, muốn huy động được nguồn vốn trong nước điều kiện cần là phải nâng cao
hiệu quả sản xuất trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, hợp lý hoá sản xuất như thế
sẽ làm tăng nhanh thu nhập của người lao động thì họ sẽ có các khoản dư đế tiết kiệm.
Nhưng đế có được tiết kiệm lớn thì Nhà nước và các ngân hàng phải có những chính
sách khuyến khích tiết kiệm như giảm thuế đánh vào lãi suất, nâng lãi suất tiết kiệm,
đấu tranh triệt để với nạn tham nhũng, lãng phí. Nhưng nền kinh tế nước ta còn nghèo
nàn nên tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế là hết sức khó khăn, do đó cần tận dụng mọi
khả năng đế thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Muốn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài
buộc chúng ta phải có những chính sách un đãi đầu tư nước ngoài, giảm bớt rườm rà
trong thủ tục hành chính, cải thiện được môi trường đầu tư theo hướng giảm giá đầu
vào của sản xuất thuộc độc quyền nhà nước như là điện, viễn thông, dịch vụ cảng biến,
phí cầu đường
Neu huy động vốn lớn mà sử dụng không có hiệu quả thì mọi nỗ lực huy động
vốn mất tác dụng. Do đó đồng thời với huy động vốn thì chúng ta phải sử dụng vốn có
hiệu quả. Đe phát triến và tăng trưởng kinh tế bền vừng thì phát triến kinh tế dân doanh
không chỉ dừng lại ở chỗ mở rộng thêm nhiều doanh nghiệp mới, huy động thêm vốn
mà phải quan tâm nhiều hơn đến trình độ trang bị công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,
mở rộng thị phần tiêu thụ thành phẩm. Bởi vậy, Nhà nước phải có chính sách thích đáng
về đầu tư, trang bị công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nước phải có cơ chế đặc
thù về các phương diện đầu tư, tài chính, tín dụng ( miễn giảm thuế, vay vốn tín dụng
với lãi suất ưu đãi), trong thời gian tới cần gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng vốn đầu tư cho
các ngành công nghệ cao, không đầu tư thêm vốn vào những công trình, dự án kinh tế
không có khả năng thu hồi vốn.về phía các doanh nghiệp phải sắp xếp lại hệ thống
doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, phải giải thể phá sản, bán hoặc cho
thuê các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
là tế bào của nền kinh tế, muốn các doanh nghiệp này tạo ra sản phẩm tốt, giá thành hạ
thì phải tăng năng suất lao động nên phải nhanh chóng đầu tư công nghệ vì trình độ
trang bị hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam đã bị lạc hậu hai đến ba thế hệ so với khu
vực và thế giới - nguyên nhân giảm hiệu suất sử dụng vốn.
về nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động :Vấn đề thiếu lao động có
tay nghề đang là một vấn nạn chung. Đe nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
mục tiêu phát triển và hội nhập của đất nước thì Đảng, Nhà nước và địa phương cần
phải có chiến lược đào tạo nghề, chuẩn đội ngũ lao động có kĩ năng tay nghề, trình độ
chuyên môn kĩ thuật cao. cần phải chuyến dần việc đào tạo nghề đơn giản sang đào tạo
đội ngũ lao động có nghề, có kĩ năng và có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, có khả
năng thích ứng nhanh với thị trường lao động. Cụ thể là ưu tiên đào tạo những ngành
nghề mũi nhọn có tỷ trọng kinh tế cao, đòi hỏi kĩ thuật, công nghệ mới như ngành cơ
khí, chế tác, sinh học và dịch vụ tiên tiến Muốn nâng cao được trình độ đội ngũ lao
động thì đầu tiên cần phải phát triến giáo dục phải tăng mức chi phí giáo dục bình quân
đầu người lên (hiện nay Việt Nam đang đứng gần cuối bảng xếp hạng của ngân hàng