Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

TÀI LIỆU- CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN VÀ PHÂN TÍCH SINH KẾ BỀ VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 70 trang )










CẨM NANG

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN VÀ
PHÂN TÍCH SINH KẾ BỀN VỮNG

KHÁI NIỆM VÀ ỨNG DỤNG











Mạng Lưới Các Trung Tâm Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á
Thái Bình Dương (NACA)













Hà nội, 6/2006

Mục lục

Lời nói đầu 2
Danh mục các từ viết tắt 2
Giới thiệu 3

CHƯƠNG I Những khái niệm chung về sinh kế và phân
tích sinh kế bền vững 4
1. Sinh kế bền vững 4
2. Phân tích sinh kế bền vững 4
3. Chúng ta phải phân tích sinh kế cộng đồng như thế nào 7

CHƯƠNG II Tiến hành phân tích sinh kế bền vững
thông quan việc áp dụng các kỹ thuật PRA 10
1. Đánh giá nông thôn có sự tham gia củ
a người dân 10
2. Kỹ thuật PRA: mô tả và gợi ý 17


CHƯƠNG III Phân tích dữ liệu và lập báo cáo 42
1. Phân tích dữ liệu định tính 42
2. Lập báo cáo 48

Tài liệu tham khảo 52

Phụ lục 54

Phụ lục 1A Phỏng vấn bán cấu trúc dành cho những
cán bộ chủ chốt trong chính quyền huyện 54
Phụ lục 1B Phỏng vấn bán cấu trúc dành cho những
cán bộ chủ chốt trong chính quyền xã/thôn 56
Phụ lục 1C Phỏng v
ấn bán cấu trúc dành cho ngư dân I 58
Phụ lục 1D Phỏng vấn bán cấu trúc dành cho người khai thác I 60
Phụ lục 1E Phỏng vấn bán cấu trúc dành cho ngư dân và
nguời khai thác II 62
Phụ lục 1F Phỏng vấn bán cấu trúc dành cho nguời nuôi trồng thuỷ sản 64
Phụ lục 1G Tự thuật lịch sử của người dân địa phương 66
Phụ lục 1H Vấn đề sử dụng đất cho người dân địa phương 68
Phụ lụ
c 2 Tìm hiểu về mối quan hệ giữa sinh kế người dân nghèo
và việc kinh doanh đồ trang sức từ biển - Một cái nhìn bao quát về
các công cụ sử dụng để đánh giá sinh kế 70








Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
1

Lời nói đầu
Chúng tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến những người sau, mà sự giúp đỡ của
họ là vô cùng quí báu trong suốt quá trình chúng tôi biên soạn sách.

Ông Bùi Văn Bôn, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Trần Trung Hải, Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn, huyện Hương Trà, Tỉnh
Thừa Thiên Huế
Ông Lê Viết Nhu, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh Thừa Thiên Hu
ế
Ông Tô Hoàng, UBND, huyện Phú Vang
Cô Nguyễn Thị Huế Linh, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm Huế
Ông Hồ Lộc, Đơn vị Quản lý dự án, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Ngô Thuần, Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Ngô Văn Kệ, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Trần Công Đăng Tướng, Sở Thủy sản, tỉ
nh Thừa Thiên Huế
Ông Huỳnh Tứ, UBND, xã Hương Phong, huyện Hương Trà
Ông Nguyễn Hoài Sơn, Sở Thủy sản, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Huỳnh Tiến Dũng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

Danh mục các từ viết tắt

IMOLA Sự quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá
FAO Tổ chức nông lương, Liên Hiệp Quốc
SLF Khung sinh kế bền vững

SLA Phân tích sinh kế bền vững
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
RRA Đánh giá nông thôn nhanh
DFID Cơ quan Phát triển quốc tế, Vương quốc Anh

Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
2
Giới thiệu

Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh miền Trung Thừa Thiên Huế, đã yêu cầu
sự hỗ trợ kĩ thuật từ Tổ Chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) nhằm quản lý bền vững
các nguồn lợi thủy sản của Phá Tam Giang. Với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Italia,
FAO đã triển khai thực hiện dự án hướng đến cải thiện sinh kế ngườ
i dân sống dựa vào
đầm phá Tam Giang thông qua việc đẩy mạnh sự quản lý bền vững các nguồn lợi thủy
sinh học ở đầm phá có sự tham gia của người dân, phù hợp với hệ thống kinh tế xã hội
và sản xuất, các yêu cầu về dân số và chú trọng đặc biệt đến vai trò giới, nhằm đạt sự
an toàn thực phẩm và xóa nghèo. Dự án mang tên : Dự án IMOLA-Huế “Dự án quản lý
tổng hợp các hoạt
động đầm phá ở Thừa Thiên Huế” (GCP/VIE/029/ITA).

Nhằm hỗ trợ cán bộ dự án và đối tác thực hiện phân tích sinh kế bền vững thông qua
đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, ban tư vấn được giao nhiệm vụ biên
soạn cuốn sách này trên cơ sở lựa chọn những tài liệu chủ yếu và rút ra những bài học
kinh nghiệm cho việc áp dụng thực tiễn vào tình hình thực tế của đầm phá, với một mụ
c
đích là cuốn sách sẽ hữu ích cho những đối tượng sử dụng nó. Mặc dù chúng tôi đã cố
gắng hết mình trong việc nêu ra những đề nghị phù hợp với tình hình địa phương, chúng
tôi hoàn toàn không thể tránh được những thiếu sót và sơ suất. Chúng tôi rất cảm kích
nếu các bạn có sửa đổi hay bổ sung nào mà các bạn cho là cần thiết cho cuốn sách này.

CHƯƠNG I: Những khái niệm chung về sinh kế và Phân tích sinh kế bền vững

Trong ch
ương này:
• Khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững
• Sơ đồ và các bộ phận của Khung sinh kế bền vững SLF được DFID phát triển
(SLF)
• Mở rộng gợi ý của SLF

Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các
sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú
trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp thủy
sản). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người h
ỗ trợ từ bên
ngoài (external supporters) cơ hội thoát nghèo, thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội
và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo. Vì mục tiêu này,
chúng tôi sẽ bàn luận khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế bền vững.

1. Sinh kế bền vững:

1.1 Sinh kế:
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai,
đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống.

1.2 Sinh kế bền vững:
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ
đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầ
u và
vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ.
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các

sinh kế khác ở hiện tại và tương lai- trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa
chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai. (Chambers and Conway
1992).
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
3
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau:
Lấy con người làm trung tâm, Dễ tiếp cận, Có sự tham gia của người dân, Xây dựng dựa
trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, Tổng thể, Thực
hiện ở nhiều cấp, Trong mối quan hệ với đối tác, Bền vững và Năng động.

2. Phân tích sinh kế bề
n vững:
2.1 Khung sinh kế bền vững (SLF)
Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ đó tìm
cách để làm cho chúng trở nên bền vững. Để thực hiện điều này chúng ta sử dụng công
cụ mang tên “Khung sinh kế bền vững” (SLF). Khung sinh kế bền vững được Cơ quan
phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố
chính ảnh h
ưởng đến sinh kế người dân. Các mối quan hệ tiêu biểu trong đó bao gồm:

Hình 1 Khung sinh kế bền vững của DFID


Cái nhìn rõ hơn hình năm
cạnh của khung sinh kế
bền vững:
CHÚ THÍCH:
Human capital: Nguồn vốn con
người
Natural capital: Nguồn vốn thiên

nhiên
Financial capital: Nguồn vốn tài
chánh
Social capital: Nguồn vốn xã hội
Physical capital: Nguồn vốn vật
chất
Information capital: Nguồn vốn
thông tin



Khung này không chỉ đơn thuần là công cụ phân tích. Người ta xây dựng nó với dụng ý
nó sẽ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững. Nghĩ đến các
mục tiêu được mô tả sinh động. Hãy nghĩ về các kết quả mà chúng sẽ hướng sự quan
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
4
tâm đến các thành công gặt hái được, sự phát triển các thông số và sự tiến bộ trong xóa
nghèo. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích các yếu tố tạo thành SLF trong mục tiếp theo.


2.2 Các yếu tố tạo thành Khung sinh kế bền vững:
• Khả năng dễ bị tổn thương:

Khung hoàn cảnh Dễ bị tổn thương là môi trường bên ngoài mà trong môi trường đó
sinh kế con người và các tài sản sẵn có của họ bị ảnh hưởng cơ bản, vừa tích cực vừa
tiêu cực, bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính mùa vụ - mà họ hạn chế
được hoặc không thể nào kiểm soát được.

Bả
ng 1 Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương


Xu hướng
• Xu hướng dân số
• Xu hướng tài nguyên
(gồm cả xung đột trong sử
dụng tài nguyên)
• Xu hướng kinh tế trong
nước và trên thế giới
• Xu hướng cai trị
(bao gồm chính trị)
• Xu hướng kĩ thuật
Chấn động
• Thay đổi về sức khỏe con
người
• Thay đổi tự nhiên
• Thay đổi về kinh tế
• Xung độ
t
• Thay đổi trong sức khỏe
của cây trồng/vật nuôi

Thời vụ
• Giá cả
• Sản xuất
• Sức khỏe
• Cơ hội công việc


• Tài sản sinh kế:


Tài sản quốc gia là khái niệm dùng để chỉ kho tàng tài nguyên thiên nhiên mà lưu lượng
tài nguyên và các dịch vụ có ích cho sinh kế bắt nguồn từ đó.
Các ví dụ về tài sản quốc gia:: Rừng, đất, nước, quần thể động thực vật, v.v…


Lưu ý:

Trong khung sinh kế bền vững thì tài nguyên quốc gia và Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
có mối quan hệ chặt chẽ. Nhiều thay đổi đột ngột mang lại những tác hại cho sinh kế
người dân nghèo bản thân chúng là những quá trình tự nhiên hủy hoại tài nguyên quốc
gia (chẳng hạn như hỏa hoạn gây ra cháy rừng, lũ lụt và động đất tàn phá đất nông
nghiệp) và tính mùa vụ chủ yếu là do sự thay đổi về giá trị và s
ản lượng của tài nguyên
quốc gia trong năm.
Nguồn lực con người:

Đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng, kiến thức,
năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến
lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì
nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao độ
ng sẵn có; yếu tố này
thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kĩ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình
trạng sức khỏe, v.v…

Ví dụ về nguồn lực con người: Mối quan hệ họ hàng, trình độ học vấn, kiến thức chuyên
môn, khả năng ngôn ngữ, kĩ năng quản lý tài chính, khả năng kinh doanh, v.v

Nguồn lực tài chính:

Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA

5
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng
thành công các yếu tố/tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính
(chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt
được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn
có và nguồn vốn vào thường xuyên.
Ví dụ về ngu
ồn lực tài chính:
• Nguồn sẵn có: tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tín dụng,
v.v…
• Nguồn vốn vào thường xuyên: trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà
nước hoặc các khoản tiền gửi.


Nguồn lực vật chất:

Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất.
Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần
thiết để hỗ trợ sinh kế. Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử
dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổ
i trong môi trường vật chất
mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và đem lại nhiều lợi ích hơn.
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người sử dụng để
hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do một cá nhân hay nhóm
người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối với các thiết bị
phức tạp.


Các ví dụ về nguồn lực vật chất:
• Cơ sở hạ tầng: đường giao thông công cộng và cầu cống, nhà máy điện, nhà

máy nước, các nguồn cung cấp thông tin (báo chí, vi tính, và các tài liệu
đọc/nghe khác), v.v…
• Các công cụ sản xuất hàng hóa: xe tải/máy thông khí/máy phát điện/thuyền
tam bản, v.v… do các cơ sở tư nhân sản xuất.




Nguồn lực xã hội:

Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế của
mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng lưới và các mối liên kết với
nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự
trao đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau.

Các ví dụ về nguồn lực xã hội: Tính đoàn hội trong các tổ chức lớn và các câu lạc bộ
chuyên môn, nơi có uy tín đối với cộng đồng (thường được lập nên do bầu cử), các nhà
văn hóa thôn, v.v…

2.3 Các chiến lược sinh kế và kết quả:
Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống.
Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành
nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của c
ộng đồng, nhờ các chiến lược
sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm
bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Làm thế nào để phân tích sinh kế cộng đồng?

Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA

6
Trong các phần trước, chúng ta đã thảo luận các nguyên tắc và các yếu tố tạo nên
khung sinh kế bền vững. Phân tích sinh kế là một quá trình sử dụng khung SLF và các kĩ
năng làm việc thực địa (cụ thể là PRA được đề cập dưới đây) nhằm hiểu rõ hơn bức tranh
sinh kế của người dân. Bằng kinh nghiệm rút ra được, chúng tôi cho rằng Phân tích sinh
kế bền vững (SLA) thường tiến hành qua những bước cơ bản sau:


Hình 2 Biểu đồ phân tích sinh kế bền vững


3.1. Định hướng SLA thông qua việc vạch ra các mục tiêu:

Thông thường sự định hướng này tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của mỗi nhóm. Vì SLA
được thiết kế hướng vào bức tranh nhiều ngành nghề hơn là một hay hai ngành nghề,
nên chúng ta không nên giới hạn việc phân tích này theo khía cạnh kĩ thuật. Thay vào
đó thì một bối cảnh lớn hơn sẽ phù hợp hơn vớ
i hướng tiếp cận tổng hợp này.

Ví dụ về mục tiêu của SLA: Hiểu hơn về sinh kế của cộng đồng dân cư đầm phá hoặc
ven biển

3.2 SLA ở thực địa (sử dụng PRA)

Theo chúng tôi thì SLF bao gồm những yếu tố sau:

a. Tài sản (vốn/nguồn lực) và khả năng tiếp cận
b. Hoàn cảnh dễ bị tổn thương (những thay đổi đột ngột, xu hướng, tính mùa
vụ)


Định hướng SLA
Tiến hành SLA


thực địa (sử
dụng PRA)

Phác thảo báo
cáo SLA
Kiểm chứng của
cộng đồng về các
kết quả thu được

Hoàn thành báo
cáo SLA

Nộp/sử dụng báo
cáo SLA
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
7
c. Những ảnh hưởng (Kinh tế vĩ mô, thị trường, chính trị, pháp lý và thiết
chế)
d. Các chiến lược sinh kế và kết quả

Không nên tách SLA ra khỏi trọng tâm này. Hơn nữa, SLA hình thành trên sự thành công
của các phương pháp có sự tham gia của người dân trong việc đưa ra các sáng kiến phát
triển địa phương chú trọng hơn việc lấy con người làm trung tâm. Điều đó có nghĩa là
thu hút người dân tham gia vào các công việc ảnh hưởng đến sinh kế củ
a họ và trao
quyền cho họ đối phó với các tác nhân từ bên ngoài. Thông qua việc mời thành viên

cộng đồng đến tham gia bài tập Đánh Giá Nông thôn có sự Tham Gia của Người dân, có
thể tìm ra những giải pháp mà người cung cấp thông tin này có thể hỗ trợ trong thời
gian dài hơn.

Khái niệm và phương pháp PRA được đề cập trong chương tiếp theo.

3.3 Chuẩn bị báo cáo phác thảo SLA:
Một khi đã thu thập được số liệu và thông tin, chúng ta nên bắt đầu viết báo cáo. Trong
ch
ương III, các bạn sẽ biết cách làm thế nào để phân tích số liệu định tính và viết thành
báo cáo. Là kết quả của quá trình phân tích nên những phát hiện và kết luận là rất quan
trọng vì chúng phản ánh cách thức mà chúng ta lý giải và xử lí số liệu. Báo cáo sơ bộ
nên được thông báo với người dân tham gia ở giai đoạn hai.

3.4 Kiểm chứng những kết quả SLA thu được:

Để trình bày và kiểm chứng kết quả thu được trước người dân, chúng ta có thể
tổ chức
một buổi họp dân để kiểm tra sự chính xác của kết quả, các kết luận và thí dụ có được
từ các giai đoạn trước đó. Báo cáo sơ bộ hoặc tóm tắt được sang thành nhiều bản phát
cho người tham gia hoặc trình bày trên PowerPoint để mọi người hiểu được quá trình làm
việc và các kết quả bạn đã thu được. Trong phần này nên khuyến khích người dân
thường nêu lên các kiến nghị để có thể
hoàn tất bản báo cáo. Kinh nghiệm cho thấy
phần này không nên kéo dài quá nửa ngày.

3.5 Hoàn tất báo cáo SLA:
Sau khi kiểm chứng, từ những số liệu và kết quả đã chỉnh sửa, đó là thời điểm thích hợp
hoàn tất báo cáo SLA. Nếu có quá nhiều thay đổi, có thể bạn sẽ bắt đầu lại quá trình từ
đầu. Tất nhiên thì điều này rất tốn thời gian, vì nó đòi hỏi chúng ta phải làm cẩn thận

ngay từ
đầu để tránh cho điều đó không xảy ra lần nữa. “Vừa học vừa làm” là chìa khóa
của SLA, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta lãng phí thời gian và tiền bạc vào
những trò chơi. Trên thực tế những bài tập có sự tham gia của người dân thực sự là
những buổi họp nghiêm túc nhưng không hề làm mất đi bầu không khí thân thiện.

3.6 Đệ trình/Sử dụng báo cáo SLA:

Việc sử dụng báo cáo SLA một l
ần nữa bị chi phối bởi các mục tiêu định trước. Trong
phần lớn các trường hợp, báo cáo SLA hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin cho điều tra
cơ bản kinh tế xã hội. Vì vậy, nó là cơ sở cho các hoạt động trong tương lai nhằm cải
thiện sinh kế theo cách thức bền vững hơn.



Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
8
CHƯƠNG II – Tiến hành phân tích sinh kế bền vững thông qua việc ứng dụng
các kĩ thuật PRA


Trong chương này:


• Mối quan hệ giữa Phân tích sinh kế bền vững và các kĩ năng PRA
• Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân: Khái niệm và Kĩ năng


1. Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)


1.1 Khái niệm PRA:
Khái niệm PRA lần đầu tiên xuất hiện vào cuối những năm 80 và đầu thập kỉ 90 ở Ấn Độ
và một số nước Châu Phi khác. Nó đã nhanh chóng chứng tỏ được sức mạnh ở khả năng
lôi cuốn cộng đồng vào việc đề ra kế hoạch phát triển cho chính bản thân họ. Đến nay,
PRA đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực phát triển cộ
ng đồng khác nhau, từ
quản lý tài nguyên cho đến nông-lâm-nghiệp, chương trình kinh tế-xã hội, giảm nghèo,
v.v…
PRA lần đầu tiên giới được giới thiệu ở Việt Nam năm 1991 trong chương trình lâm
nghiệp hợp tác Việt Nam-Thụy Điển, và từ đó trở đi, nhiều chương trình/dự án hợp tác
quốc tế đã xem xét PRA như một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong công cuộc phát triển
nông thôn.
Để hiểu
được PRA là gì, chúng ta cần bắt đầu từ khái niệm RRA (Đánh giá nhanh Nông
thôn). Thật khó mà đưa ra được một khái niệm chính xác về RRA. Nó phản ánh thực tế
hết sức linh hoạt. Nó là công cụ có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
để đạt được những mục tiêu khác nhau. Người ta thường nghĩ rằng để hiểu được RRA là
gì thì hãy trả lời câu hỏi “họ sử dụng RRA nhằm mục đích gì?” Vì thế t
ốt hơn là tránh
định nghĩa RRA mà chỉ mô tả các đặc điểm chung mà các RRA đều có.

Hoạt động RRA cần thiết được tiến hành bởi các nhóm ngành nghề khác nhau cùng có
mục đích là tìm hiểu một chủ đề đặc biệt, một lĩnh vực, tình hình, nhóm người hay bất
cứ vấn đề nào khác mà những người tổ chức RRA quan tâm. Việc thu thập thông tin
được lấy trực tiếp thông qua việc nói chuyện trực tiếp vớ
i mọi người tại chỗ, sử dụng
một loạt các hướng dẫn về cách tiếp cận thu thập thông tin, rút ra bài học từ thông tin
thu được, cùng với sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình giảng giải và
trình bày, sử dụng một loạt các công cụ bao gồm bài tập thực hành và các kĩ năng thu

thập thông tin, các phương tiện tổ chức thông tin đó để đại đa số người dân có thể hiểu
được dễ dàng, kĩ năng thúc đẩy sự trao đổi giữa các thành viên trong cộng đồng, các
phương pháp để phân tích nhanh và báo cáo những kết quả thu được và đề ra giải pháp
phù hợp.
Theo một nghĩa rộng hơn, Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
không chỉ là một công cụ giúp cho các nhà vạch chiến lược phát triển tham mưu với
người dân địa phương để họ (các nhà vạch chiến lược phát triển này) có thể đề ra những
chiến lược phát triển tốt hơn và phù hợp hơn (cái này được xem như là “Đánh giá nôn
thôn nhanh có sự tham gia của người dân” – Participatory RRA). Thay vào đó, nó được
xem như là bài tập chuyển giao vai trò vạch kế hoạch và đưa ra quyết định cho các
nhóm đối tượng và bản thân cộng đồng, trước đây vai trò đó do các cơ quan chính phủ
và các tổ chức phát triển đảm nhiệm.
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
9
Có năm yếu tố chính hình thành nên nền tảng của bất kì hoạt động PRA nào bất kể mục
tiêu hay nền tảng là gì:
• SỰ THAM GIA: PRA chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, vì phương pháp
được thiết kế hướng đến giúp người dân địa phương tham gia. Họ không chỉ là
nguồn cung cấp thông tin mà còn là người bạn đồng hành của nhóm PRA trong
việc thu thập và phân tích thông tin.
• SỰ LINH HOẠT: Sự kết hợp các kĩ
năng phù hợp trong tình hình phát triển đặc
biệt quyết định bởi các yếu tố như kích cỡ và sự phối hợp kĩ năng của nhóm PRA,
thời gian thuận lợi và nguồn lực hiện có, chủ đề cùng nơi tiến hành công việc.
• LÀM VIỆC THEO NHÓM: Thông thường thì PRA được một nhóm người dân địa
phương tiến hành (những người cùng nói một tiếng địa phương chung) có sự
tham dự của một s
ố ít người từ nơi khác đến, sự hiện diện mang ý nghĩa quan
trọng của phụ nữ, các chuyên gia ngành và các nhà khoa học xã hội, tùy theo
chủ đề.

• LỰA CHỌN CÓ CHỌN LỌC: Để đạt tính hiệu quả về cả thời gian lẫn tài chính, PRA
chỉ hướng đến thu thập vừa đủ thông tin nhằm đưa ra đề xuất và quyết định.
• TÍNH HỆ THỐNG: các số liệu thu được từ PRA ít khi thu
ận lợi cho sự phân tích
thống kê (do bản chất định tính lớn và độ thu mẫu tương đối nhỏ) nên người ta
sử dụng những cách thức khác nhau nhằm đảm bảo tính giá trị và độ đáng tin
cậy của các kết quả thu được. Những kết quả này gồm cả thu mẫu dựa trên sự
phân cấp một cách phù hợp cộng đồng dân cư dựa vào vị trí địa lý và tài sản
mang tính tương
đối của họ, và sự kiểm tra chéo. Điều đó có nghĩa là sử dụng
nhiều kĩ năng để tìm hiểu những quan điểm khác nhau về một chủ đề nào đó
(gồm cả việc họp với dân lần cuối cùng để bàn luận về các kết quả thu được và
chỉnh sửa những chỗ chưa đồng nhất).
1.2 PRA là một quá trình
Cần phải lên kế ho
ạch trước cho các hoạt động của PRA và tuân theo một tiến trình rõ
ràng. Tiến trình đó có thể điều chỉnh đôi chút song cần phải có tính tổ chức và cần được
tuân thủ. Nhóm không thể đi về thực địa mà không có sự chuẩn bị hợp lý nào và nhọc
công tìm kiếm mà không biết cái mà mình đang muốn tìm là gì.Việc tổ chức một hoạt
động PRA có thể tóm tắt theo bốn bước như sau:


1. Các hoạt độ
ng chuẩn bị
2. Điều tra để nắm thông tin
3. Thu thập thông tin thực địa
4. Phân tích số liệu lần thứ nhất

a. Các hoạt động chuẩn bị:


Chọn địa điểm:
Phương pháp PRA mang lại kết quả hữu hiệu khi được tiến hành ở vùng địa lý tương đối
nhỏ và nó không phù hợp cho vùng rộng lớn. Ở Viêt Nam thì đơn vị xã được xem là vùng
có diện tích phù hợp để
tiến hành PRA. Tiêu chuẩn chọn cộng đồng nào hay bao nhiêu
cộng đồng như vậy (xã, thôn hay xóm) nên được vạch ra dựa trên mục tiêu của PRA.
Nếu sử dụng PRA để thu thập thông tin cho một dự án cụ thể nào đó triển khai ở xã thì
nên chọn một xã để tiến hành PRA.

Thí dụ về việc chọn địa điểm: Để mô tả sự tác động qua lại giữa các cộng đồng dân cư
sống quanh một khu vực rộng lớn chẳng hạn như Đầm phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
10
Huế thì nên chọn nhiều xã có đặc điểm khác nhau về hệ sinh thái đầm phá, các hoạt
động (như nuôi trồng thủy sản, khai thác tự nhiên), các thủy vực và cộng đồng dân cư.

Tổ chức nhóm:
Số lượng người cần để tổ chức và tiến hành PRA có thể thay đổi tùy theo mục tiêu của
PRA, thời gian và sự sẵn có nguồn lực. Nếu mục tiêu là nghiên cứu sinh kế một cách
tổng thể thì người tham dự nên là những người làm nhiều ngành nghề khác nhau. Còn
nếu mục tiêu là nghiên cứu một sinh kế nào đó thì nên chọn những người có cùng ngành
nghề tham gia. Thời gian và nguồn lực cũng quan trọng cho vi
ệc tổ chức nhóm, vì nếu
như nguồn lực bị hạn chế thì bạn không thể thu hút được sự tham gia của người dân từ
các vùng xa. Thực tế thì chi phí đi lại là khoản tốn kém nhất và mất thời gian nhất cho
các hoạt động PRA.
Không có quy tắc bắt buộc nào song mỗi nhóm nên có ít từ 5 đến 8 người. Ngoài ra, các
thành viên trong nhóm phải có kinh nghiệm làm PRA và được tập huấn lý thuyết và thực
hành phù hợp. Vì PRA thu thập lượng thông tin tương đố
i rộng và bỏ qua nhiều nguyên

tắc nên các thành viên phải có chuyên môn khác nhau để đảm đương nhiều đề tài khác
nhau. Mỗi nhóm nên chọn Trưởng nhóm người sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch và
phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên khi đi thực địa tùy theo chuyên môn của họ.

Thí dụ về sự cấu thành của nhóm PRA:
Nhóm nghiên cứu sinh kế các vùng lân cận một đầm phá có thể bao gồm 1 chuyên gia
sinh học thủy sản, 1 chuyên gia kinh tế xã hội, 1 chuyên gia về giới, 1 chuyên gia phát
triển nông thôn, v.v…

Trong mỗi lần tiến hành PRA như vậy, cần thiết phải có một người thúc đẩy và một
người báo cáo. Hai người này nên đi quanh để hỗ trợ hậu cần (giấy bút, v.v…), hướng
dẫn cách viết (khi người dân cảm thấy khó viết chữ cỡ lớn hoặc vẽ tranh/hình ảnh). Cuối
buổi làm PRA, một vài thành viên trong nhóm nên thu thập giấy tờ đã sử dụng để thu
thập thông tin và các đồ văn phòng phẩ
m. Một lời khuyên là việc xử lý số liệu (trên máy
tính và ghi chú ở vở) nên làm ngay trong đêm đó, tránh tình trạng lãng quên các điểm
quan trọng đã đưa ra thảo luận.

Thu thập số liệu thứ cấp
Nên thu thập số liệu thứ cấp của xã và huyện nơi mà xã đó trực thuộc. Sự thu thập các
thông tin thứ cấp này quan trọng trong việc cung cấp thông tin cơ bản khu vực được
nghiên cứu. Có th
ể tóm tắt thông tin thứ cấp trên bảng biểu, sơ đồ hoặc ghi chú ngắn
gọn, trên cơ sở đó hình thành sơ lược tiểu sử xã và sẽ hữu ích để phát triển PRA sau này.
Mỗi thành viên trong nhóm có trách nhiệm thu thập thông tin song người lãnh đạo nhóm
có vai trò quyết định.
Điều quan trọng cần hiểu là chúng ta không chỉ thu thập thông tin thứ cấp sau khi chọn
địa điểm mà trong phần lớn trường hợp việc này diễn ra trước khi ch
ọn địa điểm vì thông
tin liên quan đến các thông số cho sự chọn lựa cần được thu thập bất cứ đâu.


Thí dụ về thông tin thứ cấp: Báo cáo của các UBND, các ban ngành liên quan (line
agencies) và các tổ chức phát triển, về các đặc tính kinh tế xã hội, thông tin sinh học,
nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoạt động chính trong vùng và tình hình môi trường cộng
đồng, báo cáo của các dự án, kế hoạch huyện và xã, bản đồ, v.v…



Xây dựng trọng tâm PRA & kế hoạch hợp tác
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
11
Một vấn đề quan trọng trong quá trình chuẩn bị PRA là phải xác định rõ ràng phạm vi
PRA và các biến số chủ yếu mà nhóm làm PRA quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Vì
thế giai đoạn này sẽ thúc đẩy việc xác định phạm vi của số liệu thu thập ở thực địa.
Chúng ta tiến hành theo những bước đơn giản như sau:

 Xác định cụ thể biến số chính và/hoặc các mục tiêu của PRA;
 Xây d
ựng kế hoạch làm việc (xem ví dụ ở bảng 1);
 Điền vào bảng cùng lúc thảo luận với nhóm;
 Kiểm tra chéo đặc tính của biến số và chọn lựa đúng công cụ.

Bảng 2 Ví dụ về Bảng Kế hoạch làm việc

Biến số chính Đặc điểm biến số Các đặc điểm đơn giản
Đánh bắt
Nuôi trồng thủy sản
Thực vật thủy sinh
Nước tưới tiêu
Nguồn nước

Quyền sử dụng mặt nước
Đất rừng
Đất ở
Đất nông nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Quyền sử dụng đất
Nguồn lực vật chất
………………………
Lựa chọn kĩ năng
Theo kế hoạch hoạt động như trên thì việc chọn lựa kĩ năng đúng sẽ đem lại sự dễ dàng
cho việc thu thập số liệu. PRA được thực hiện thông qua việc sử dụng một loạt các công
cụ được chứng minh là có hiệu quả, khi tiến hành sẽ được giảng giải kĩ càng trên tờ rơi
và được trình bày vào ngày thứ hai củ
a khóa tập huấn.

Có nhiều kĩ năng tiến hành PRA và có thể tạo ra thêm các kĩ năng PRA khác (devisable),
song tối đa chúng chia làm 4 nhóm : (1) Dạng Ma trận, (2) Dạng bản đồ, (3) Dạng thời
vụ, và (4) Dạng Phỏng vấn (xem các công cụ tiêu biểu trong phần III). Để phân tích
sinh kế bền vững, chúng ta có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ khác nhau dựa trên
nền tảng giá trị phương pháp. Bảng bên dưới cung cấp cho bạn ý tưởng
để quyết định
phương pháp phù hợp.


Bảng 3 Các phương pháp PRA để thực hiện phân tích sinh kế bền vững (SLA)

Phương pháp
PRA
Mô tả ngắn gọn Đặc biệt hữu ích cho

Biểu đồ lịch sử Hồ sơ lịch sử mô tả các sự kiện
gần đây và trong quá khứ
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương và
sự thay đổi chính sách
Lịch thời vụ Mô tả đồ họa các diễn biến và
xu hướng xảy ra theo mùa vụ

Hoàn cảnh dễ bị tổn thương,
tài sản và chiến lược

Mặt cắt ngang Bản đồ sử dụng đất cắt ngang
các khu vực đặc biệt

Vốn tự nhiên và xã hội
Bản đồ xã hội/tài
nguyên
Bản đồ phân tích tài nguyên tự
nhiên và các tài nguyên khác
Vốn tự nhiên; sự tiếp cận các
dịch vụ và cơ sở hạ tầng
Phân loại sinh kế Sắ
p
xế
p
theo thứ t

d

a trên Chiến l
ư


c sinh kế
,
tài sản
,

Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
12
so sánh từng cặp, nêu rõ lí do
chọn lựa

tiếp cận các dịch vụ
Phân loại theo tài
sản
Phân loại hộ theo tài sản Chiến lược sinh kế, tài sản, mối
quan hệ giữa các nhóm xã hội
Biểu đồ venn Trình bày theo biểu đồ các mối
quan hệ cơ bản giữa các thiết
chế
Nguồn lực xã hội, mối quan hệ
giữa các nhóm xã hội, môi
trường thiết chế và chính sách
Cây vấn đề và
phân loại vấn đề
Phân tích việc phân loại theo
thứ tự các trở ngại đối với sinh
kế
Tiếp cận các dịch vụ, hoàn
cảnh dễ bị tổn thương
Ma trận giới Sự khác nhau giữa nam giới và

phụ nữ trong các hoạt động
Nguồn lực con người

(trích từ DFID, 2000)

b. Điều tra để nắm thông tin:
Ở giai đoạn này hoạt động thực địa lần đầu tiên được tiến hành, gồm cả việc điều tra
nắm thông tin và sự chọn lựa lần cuối các kĩ năng điều tra. Để thực hiện giai đoạn này
cần 1 đến tối đa là 2 ngày.
Đầu tiên cần thông báo cho chính
quyền địa phương về chuyến
đi đến
làm thực địa ở địa phương và sau
đó tổ chức gặp mặt. Cuối cùng khi
nhóm đến nơi, nhóm sẽ sắp xếp
hành chính như nêu ngắn gọn các
quan chức chính phủ và các tổ chức
cộng đồng trong đợt làm PRA sắp
tới, lên danh sách những người
cung cấp thông tin cơ bản, bố trí
nơi họp giữa những người tiến hành
PRA với người dân. Đi tham quan
nhanh mộ
t thôn ở xã để có cảm
nhận ban đầu về môi trường xã hội
và các đặc điểm địa lý của địa
phương. Cần chắc chắn rằng người
dân tham gia các buổi tập huấn PRA
được phân chia thành các nhóm
khác nhau (xem bảng bên phải).

Nên làm việc với các trưởng thôn và
chính quyền địa phương để sắp xếp
vấn đề này. Sau đó, nhóm nên đưa
ra lịch làm PRA và thống nhất với
chính quyền địa ph
ương.
Bảng 1:
Tiêu chuẩn chọn lựa để mời người
dân địa phương tham gia làm PRA
có thể thay đổi song cần xem xét
những vấn đề sau:

 Đại diện từ các thôn trong xã
nên có mặt. Các đặc điểm địa lý
có ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sinh kế của người dân.
 Đảm bảo sự cân bằng về giới (ít
nhất là 50% phụ nữ tham gia),
các hoạt
động kinh tế hộ gia
đình, nên giữ lại thông tin về
tình hình kinh tế và độ tuổi của
người tham gia để phản ánh mối
liên kết và sự khác nhau giữa
các nhóm hộ dân trong các hoạt
động và quan điểm của họ.
Những người cung cấp thông tin chính
(cán bộ xã, trưởng thôn, người lớn tuổi,
giáo viên, các phương tiện thông tin đại
chúng, v.v…) sẽ được phỏng vấn xa

phòng của người dân thường, nếu
không thì sự ả
nh hưởng của họ sẽ làm
cho những người có ít quyền hạn hơn
không dám bày tỏ quan điểm của mình
và thế là sự có mặt của họ trở nên vô
ích.
Trong suốt quá trình điều tra nắm thông tin, nhóm sẽ tiến hành vẽ phác họa bản đồ, các
đặc điểm cơ bản của xã, các quan sát ghi chú được, và bất cứ thông tin hữu ích và đơn
giản nào có thể thu thập được mà chúng được sử dụng như các hướng dẫn trước khi tiến
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
13
hành PRA, ví dụ như xem xét lại danh sách câu hỏi trong phần kĩ năng phỏng vấn bán
cấu trúc.

Bước thứ hai, sau khi điều tra nắm thông tin, nhóm PRA sẽ xem xét lại các kĩ thuật họ
muốn sử dụng để điều tra, lược bỏ một số và thêm vào vài kĩ thuật khác.
Bên dưới là ví dụ về điều tra nắm thông tin để tổ chức PRA trong một ngày cho 4 nhóm
tham gia tập huấn ở xã Điền H
ải, một xã nằm gần phá Tam Giang, vào 15/1/2006;
trong đó nhấn mạnh đến sáu bước trong giai đoạn này.


Bảng 2. Các bước tiến hành trong chuyến khảo sát thực địa ở xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Vẽ phác thảo sơ đồ xã với các đặc điểm chính bao gồm trụ sợ UBND, các tuyến đường, vị trí địa lý các thôn, ruộng
lúa và các đặc điểm khác được cho là quan trọng – xem hình bên dưới:

roa
d


Main road

1

3

4

5

6

8

2

7

Rice field

Rice field
CPC
Ma
p
of Đi

n Hải commune
,
Phon

g
Đi

n district
Clust
Clust
Clust
Clust

ghi chú:
• Địa điểm PRA
2. Vẽ bảng với danh sách các thôn và một số yếu tố quan trọng có liên quan đến các thôn đó (Tuỳ theo mục tiêu của
PRA). Xem các bảng trong file tôi gửi cho bạn hôm qua về các phỏng vấn ở xã. Chúng tôi quan tâm đến các vấn đề sau:
a. Khoảng cách đi bộ từ UBND xã đến các thôn cần tính toán thời gian đi bộ đến các thôn
b. Thời gian đi đến mỗi thôn bằng xe máy và ôtô
c. Hoạt động chính
d. Hoạt động phụ
và các hoạt động khác
e. Nơi sinh sống của các hộ dân vạn đò
f. Các thôn nghèo nhất
3. Đối với mỗi yếu tố liên quan, chúng ta dùng một màu đánh dấu khác nhau và đánh dấu thôn sau khi hỏi lãnh đạo
UBND xã. Chiều dài và số đường tương ứng với mức độ hoạt động được tiến hành – Xem bản đồ thứ 2 ở trên;
4. Ở đây, chúng tôi đã có một cái nhìn chung về cấu trúc và các đặc điểm kinh tế xã hộ
i của xã Điền Hải và việc lựa
chọn 3 mô hình đã làm rõ để có sự đại diện thích hợp của cộng đồng:
a. Các thôn 7 và 8 có các hộ dân thuỷ diện, chủ yếu làm nghề nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt, thôn 7 là một trong
những thôn nghèo nhất
b. Thôn 1 có dân thuỷ diện ở đó, làm tất cả các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp và là một trong những
thôn nghèo nhất
c. Các thôn 1, 2, 3, 4, 5, và 6 tương tự nhau – Chúng ta có thể chọn 2 hoặc 3 trong số đó

5. Sau đó chúng tôi yêu cầu lãnh đạo UBND xã đề xuất các chuỗi liên kết và ông ta nói rằng:
a. Sử dụng tất cả 8 thôn
b. Liên kết lại theo 4 nhóm như trong bản đồ trên (A, B, C, & D) xem xét (1) khoảng cách từ UBND xã; (2) Khả
năng đại diện; (3) hoạt động;
c. Tổ chức 5 điểm đến: Thôn 1 các phần việc buổi sáng (M) & buổi chiều (A); thôn 2, 3, 8 tất cả tập trung tại hội
trường UBND xã cho các phần việ
c M & A; thôn 4, 5, 6 tập trung tại địa điểm thôn 5 cho các phần việc M & A; thôn
7 phần việc M & A; thôn 8 chỉ dành phần việc A cho những người cung cấp thông tin chủ chốt sử dụng công cụ
phỏng vấn bán cấu trúc;
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
14
d. Mời số người sau đây (chúng tôi yêu cầu phải có sự cân bằng: tuổi, giới tính, kinh tế, các hoạt động, dân thuỷ
diện ). Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu có người dân trong thôn tham dự một cuộc họp thông qua ở cộng đồng. Bảng sau
đây cho biết số người được mời và ai đã đến:
Nhóm chuỗi Được mời Tham dự
A 10 M + 10 A = 20 11 M (11 nam, 0 nữ) ; 11 A (7 nam, 4 nữ)
B
5p*3 thôn M + 5p*3 thôn
A = 30
2 nhóm ở M (kh thay đổi) thứ 1 nhóm 12 (4 nữ và 8 nam); thứ 2 nhóm 8
(8 nam, 0 nữ)
C
5p*3 thôn M + 5p*3 thôn
A = 30
15 M (10 nam 5 nữ) ; 19 A (14 nam 5 nữ)
D 10 M + 10 A = 20 10 M (8nam 2 nữ) ; 10 A (7 nam 3 nữ)
những người
cung cấp thôn
tin chủ yếu
10 9 A (6nam 3 nữ)

Tổng số 110 người trong 1 ngày 105 người – 79 nam (75.2%) + 26 nữ (24.8%)
Họp thôn qua
ở cộng đồng
30
27 – 22 nam (71.5%) và 5 nữ (18.5%) trong đó 10 trong số 27 không
tham gia phần PRA.

e. Chúng tôi rời UB xã trong vòng 3 tiếng và đồng ý về các điều kiện hậu cần và phương thức tiến hành với lãnh
đạo UB xã, là người đã đề cử một tập huấn viên tổ chức và mời những người dân trong thôn.
6. Bạn có thể sử dụng ví dụ này để tiến hành phương pháp điều tra và phát triển một kế hoạch tương tự cho một hoạt
động PRA do tập huấn viên tiến hành.



c.Thu thập số liệu thực địa

Trong suốt quá trình điều tra PRA thực tế, nhóm làm PRA phải đến thôn sớm để sắp xếp
các công việc cuối cùng, phân công nhiệm vụ, soạn ra các giấy tờ và tài liệu khác. Mỗi
phân nhóm trong đội làm PRA sẽ bắt đầu thu thập thông tin và số liệu tùy theo nhiệm
vụ được giao. Thời gian tiến hành PRA có thể biến đổi và phụ thuộc vào số lượng các
thành viên trong nhóm PRA và kinh nghiệm của họ, mụ
c tiêu chính của PRA và độ phức
tạp của tình hình địa phương xét về các phương diện lãnh thổ, phân bổ dân cư và niềm
tin tôn giáo.
d. Phân tích số liệu ban đầu.
Sự phân tích số liệu ban đầu này là một hoạt động nhóm. Vào cuối ngày làm PRA ở thực
địa, trưởng nhóm và các thành viên PRA khác thảo luận cùng nhau và đánh giá tiến độ
công việc, các kết quả thu được và các vấn đề mà họ gặp phải trong ngày đó. Thông qua
sự thảo luận này s
ẽ giúp chúng ta điều chỉnh một số hoạt động và việc sử dụng một số

kĩ năng PRA trong ngày tiếp theo. Và các điều chỉnh về sự sắp xếp hành chính khác cũng
cần thiết.
Một đặc điểm quan trọng trong giai đoạn này là việc thực hiện kiểm tra chéo và bài tập
thực hành phép đạc tam giác để kiểm chứng số liệu thu thập được, và chúng ta cũng s

dụng số liệu thứ cấp thu được trước đó. Trong quá trình tiến hành phép đạc tam giác, về
lí tưởng thì thông tin liên quan đến mỗi chủ đề hoặc vấn đề nên được phản hồi từ ba
phía càng sâu càng tốt. Ít nhất có ba nhóm phỏng vấn và ba người hoặc ba nhóm sẽ trả
lời và sử dụng ba kĩ năng khác nhau để thảo luận mỗi đề tài (xem hình bên dưới).

Hình 3 Phép đạc tam giác

Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
15



Việc kiểm tra chéo thông tin bằng phép đạc tam giác có thể thực hiện dưới hình thức
phỏng vấn bán cấu trúc (xem phần chọn lựa các công cụ PRA đặc trưng) với các
người/nhóm liên quan. Sau khi có thông tin phản hồi từ ba phía, điều cần thiết là phải
đưa thông tin đó vào kế hoạch PRA chỉnh sửa và thông báo cho chính quyền và người
dân địa phương biết về điều đó.
2. Kĩ thuật PRA : Mô tả và gợ
i ý
2.1 Các yêu cầu kĩ năng đối với các người thúc đẩy PRA

Kĩ năng giao tiếp:
• Cởi mở tiếp thu ý kiến và các mối quan tâm của mọi người. Nói chậm và rõ ràng.
• Nên ý thức rằng cán bộ PRA chỉ là người thúc đẩy sự tham gia của người dân trong
cộng đồng.

• Các câu hỏi mà người thúc đẩy đưa ra nên có thứ tự, cởi mở và dễ hiểu. Theo chúng
tôi đề nghị thì các trường hợp/ví dụ giả thuyết đưa ra cần sát với thực tiễn địa
phương;
• Cần kêu gọi sự tập trung của người tham gia, không nên áp đặt ý kiến;
• Chú ý đến sự phản hồi của người dân và ghi chép một cách cẩn thận;
• Cần tận dụng tối đa sự hiểu biết về địa phương thông qua việc sử dụng các phương
pháp và công cụ PRA một cách linh hoạt.
• Cần kiên nhẫn nếu ban đầu người dân tỏ ra dè dặt
• Nhạy cảm với các đặc điểm về dân tộc, truyền thống, văn hóa, giáo dục, giới tính, độ
tuổi của cộng đồng, đặc biệt chú ý đến người dân nghèo, người dân tộc thiểu số và
phụ nữ.
Kĩ năng tổ chức các cuộc họp (tham khảo thêm ở phụ lục 2)

• Nên chuẩn bị các vấn đề về thời gian, địa điểm tổ chức và chủ đề của cuộc họp và
báo trước cho người tham gia.
• Xây dựng kế hoạch làm việc đầy đủ sát với trọng tâm và tiết kiệm thời gian ( không
vượt quá 2 tiếng đồng hồ)
• Sắp xếp hậu cần (phòng họp, ăn trưa, nghỉ giữa giờ, tài liệu) phải sẵn sàng và rõ
ràng cho người tham gia. Những người thúc đẩy thiếu kinh nghiệm thường bỏ qua
vấn đề này.
• Tại buổi họp, cần phân công nhiệm vụ cho những người thúc đẩy và báo cáo chính.
Một cuộc họp thường có từ 15 đến 25 người tham dự.
Tình huống
thật
N
g
uồn 2
N
g
uồn 1

N
g
uồn 3
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
16
• Điều quan trọng trước khi bắt đầu cuộc họp là phải có được tiểu sử ngắn gọn của
những người tham gia, bằng cách yêu cầu họ điền nhanh vào một tờ mẫu ngắn trên
giấy A4 hoặc giấy cỡ lớn với các thông tin về thu nhập, trình độ văn hóa, giới tính,
dân tộc, tôn giáo, v.v…Tiểu sử này sẽ được kèm vào báo cáo PRA cuối cùng

Kĩ năng thúc đẩy (trong quá trình làm PRA)

• Rõ ràng, dứt khoát: Cố gắng kết thúc một công việc trước khi tiến hành một công
việc khác và đưa ra kết luận về những vấn đề đã thảo luận hoặc thông qua.
• Khuyến khích mọi người bày tỏ quan điểm của mình, đặc biệt là những người ngồi
góc xa của lớp hoặc những người rụt rè.
• Một cách khéo léo và tế nhị làm giảm bớt sự áp đặt ý kiến của một số thành viên lên
những người khác.
• Tìm cách hòa hợp những quan điểm đối lập và giữ cho buổi thảo luận được thân thiện
và thoải mái.
• Sử dụng các công cụ nghe nhìn để cuộc gặp mặt được sinh động hơn.
• Bắt đầu và kết thúc cuộc họp đúng giờ
• Không nên hỏi các câu hỏi có nội dung quan trọng hoặc nhiều câu hỏi cùng một lúc;
Không hỏi trực tiếp những vấn đề nhạy cảm, thí dụ: thu nhập, tài sản, khuyết tật, tuổi
tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, v.v…


2.2 Các công cụ PRA

2.2.1 Các kĩ năng PRA dạng phỏng vấn

Phỏng vấn không thật sự là các “kĩ năng”, song chúng thật sự là các phương pháp đặc
biệt quan trọng trong quá trình làm PRA để thu thập số liệu sơ cấp và có thể áp dụng kết
hợp với ba nhóm kĩ năng khác. Chúng có thể được chia thành phỏng vấn bán cấu trúc,
thảo luận theo trọng tâm nhóm, mặc dù sự phân biệt này không phải bao giờ cũng rõ
ràng. Trong khi phỏng vấ
n bán cấu trúc (SSI) có thể áp dụng cho tất cả những người
tham gia, có thể phỏng vấn từng cá nhân hoặc theo nhóm thì Thảo luận theo nhóm
trọng tâm (FGD) chỉ phù hợp trong các buổi gặp mặt giữa những người có cùng tầng lớp
xã hội.

a. Phỏng vấn bán cấu trúc:

Mục tiêu:

Phỏng vấn bán cấu trúc là một kĩ năng thực địa trong đó một thành viên nhóm PRA sẽ
hướng dẫn người cung cấp thông tin trong bu
ổi phỏng vấn, sử dụng phương tiện là bộ
câu hỏi định trước do người hướng dẫn phỏng vấn chuẩn bị, bao gồm danh sách các câu
hỏi và các vấn đề khai thác được trong quá trình phỏng vấn. Người hướng dẫn phỏng
vấn này đóng vai trò như người lập bản kê trong suốt buổi phỏng vấn và đảm bảo rằng
cùng một mẫu thông tin nhưng phải lấy ý kiến từ
nhiều người. Thông thường thì không
nên quyết định trước thứ tự và việc tiến hành đặt câu hỏi. Tuy nhiên, việc định sẵn
chúng nhằm phát hiện ra những yếu tố thay đổi được xác định thuộc trọng tâm và mục
tiêu của PRA. Trong kế hoạch phỏng vấn, các câu hỏi quan trọng nên được chuẩn bị một
cách chi tiết với mức độ cẩn thận cao.
Thêm vào đó, trong khuôn khổ danh sách các chủ đề và vấ
n đề đưa ra thảo luận, người
phỏng vấn có quyền đi sâu hơn vào một số câu hỏi nhất định. Có thể đoán được và bỏ
qua các điểm còn thiếu về mặt logic trong số liệu thu thập được cùng lúc đó phải giữ cho

các cuộc phỏng vấn sôi nổi và đi sát với thực tế. Kĩ năng này khá linh hoạt bởi vì các câu
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
17
hỏi và các yêu cầu mới có thể đặt ra trong quá trình phỏng vấn thực tế. Phỏng vấn bán
cấu trúc được xem là lí tưởng cho việc thảo luận các chủ đề hoặc vấn đề đặc trưng,
xây dựng nghiên cứu cơ bản và thu thập thông tin lịch sử. Các thông tin thu được
từ các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc là những mảng thông tin quan trọng nhất trong suốt
quá trình thu thập số liệu th
ực địa nếu thành viên của nhóm PRA biết cần thiết nên hỏi
CÁI GÌ, hỏi NHƯ THẾ NÀO và hỏi AI.


Tiến trình:

1. Xác định người cung cấp thông tin chính cần được phỏng vấn
2. Lên kế hoạch họp vào ngày giờ và địa điểm sao cho thuận tiện nhất cho người
cung cấp thông tin chính;
3. Giới thiệu bản thân một cách phù hợp trước khi phỏng vấn;
4. Nêu rõ ràng mục tiêu của buổ
i phỏng vấn;
5. Tạo ra sự thoải mái cho người cung cấp thông tin chính trước khi bắt đầu phỏng
vấn;
6. Ý thức về thời gian bạn tiến hành và phân bổ thời gian trong suốt quá trình
phỏng vấn nhằm tránh lãng phí thời gian của người cung cấp thông tin;
7. Cố gắng thu thập thông tin từ các thành viên khác của gia đình
8. Không được giảng giải thông tin trước mặt người cung cấp thông tin;
9. Sau khi hoàn thành phỏng vấn bán cấu trúc, kiểm tra chéo bằng phép đạc tam
giác và t
ổ chức chúng theo dạng báo cáo.


Ví dụ:Xem các phụ lục từ 1A – 1G các mẫu phỏng vấn.

Lời khuyên
Điều quan trọng là sử dụng các câu hỏi mở (thí dụ: các câu hỏi bắt đầu bằng “cái gì”, và
“bằng cách nào” và không nên đưa ra một mẫu các gợi ý cố định nào cho các câu trả lời).

b.Thảo luận theo nhóm trọng tâm

Mục tiêu:
Thảo luận theo nhóm trọng tâm (FGD) được sử dụng để thu thập thông tin thự
c địa
lẫn kiểm chứng cộng đồng. Chúng bao gồm các cuộc phỏng vấn nhỏ các nhóm có các
đặc điểm tương đối tương đồng, với các đặc điểm tương tự về hoàn cảnh xuất thân và
kinh nghiệm. Mục tiêu chính là thu được ý kiến, đánh giá sâu sắc, và kinh nghiệm trong
hoàn cảnh xã hội trong đó con người thúc đẩy lẫn nhau và xem xét quan điểm của họ
trong mối quan hệ vớ
i những quan điểm khác.

Tiến trình

1. lên kế hoạch ngày, giờ và địa điểm tham gia sao cho thuận tiện nhất cho cộng
đồng và người tham gia;
2. nêu rõ ràng mục tiêu của chuyến đến làm việc;
3. yêu cầu những người tham gia phản hồi (đưa ra nhận xét) đối với các câu hỏi
liên quan đến các đề tài khác nhau.
4. không nên bỏ qua các vấn đề phát sinh trong quá trình thảo luận. Tổng hợp một
cách cẩn thận nội dung thảo luậ
n và đưa ra kết luận để mọi người thông qua.





Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
18
Ví dụ:

Bảng 3. Các chủ đề cần tìm hiểu và các nội dung chính (trong ngoặc đơn) trongFDG:


 Nhân khẩu học (sự di cư, qui mô gia đình và cấu trúc, lịch sử định cư,
trường, v.v…)
 Tình hình sử dụng đất (quyền sử dụng đất, các hợp đồng đất đai, quyền sử
dụng tài sản ở các ngư trường, quyền sử dụng tài sản trong các vùng nuôi
trồng th
ủy sản, v.v…)
 Tình hình kinh tế (thu nhập, tài sản, thuyền, động cơ, nuôi trồng thủy sản,
và ngư cụ, xe gắn máy, v.v…)
 Văn hóa cộng đồng:(niềm tin, tín ngưỡng, các hoạt động của người dân liên
quan đến đánh bắt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động vui chơi
giải trí, v.v…)
 Việc sử dụng tài nguyên và các xung đột trong mùa thu hoạch (các
xung đột trong khai thác nguồn lợi tự nhiên, dạng xung độ
t và bản chất, giải
quyết xung đột, v.v…)
 Quan điểm về nguồn lợi (quan điểm về nguồn lợi trong tương lai, về sinh
kế, các dự án cộng đồng, và sự hợp tác giữa người dân, nỗi lo lắng về sự bền
vững của việc sử dụng nguồn lợi, quan điểm về rủi ro, v.v…)
 Kiến thức về hệ sinh thái (hiể
u biết truyền thống về hệ sinh thái môi
trường và các nguồn lợi, cách thức để truyền bá kiến thức qua các thế hệ, tính

tương hợp với các kiến thức khoa học, sự hiểu biết truyền thống về hệ sinh
thái trong mối quan hệ với việc sử dụng và việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, v.v…)
 Đặc điểm của xã (nhà cửa/định cư, dân có đất định cư và dân không có
đất
định cư (dân vạn đò), các dịch vụ có sẵn trong cộng đồng (sức khỏe, trường
học, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng, ngân hàng và dịch vụ tín dụng, v.v…),
cấu trúc sắp xếp các thiết chế địa phương, sự liên kết giữa các cơ quan chính
quyền địa phương chính thức và không chính thức, các vấn đề trọng điểm
đang diễn ra trong xã, v.v…)
 Đặc điểm cộ
ng đồng (các cơ quan cấp thôn và xã, hình thức và chức năng
của các tổ chức, chính thức (được thành lập một cách hợp pháp) hoặc không
chính thức, có quan hệ theo chiều dọc hay chiều ngang với các cơ quan khác,
các nguyên tắc tổ chức, chính quyền, các nguyên tắc cộng đồng và các quyết
định về điều lệ và sự bắt buộc thực hiện, các vấn đề chính đang diễn ra trong
cộng đồng, v.v…)
 Đặc
điểm thị trường (hình thức cung cấp, giá cả, chức năng thị trường,
nguyên tắc thị trường, sự ổn định cung cầu, cấu trúc thị trường, v.v…)



Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
19
Bảng 4. Thông tin thu thập từ cộng đồng đầm phá trong suốt các cuộc phỏng vấn
XÃ HƯƠNG PHONG
Huyện: huyện Hương Trà
Ngày 21/02/2006
Người phỏng vấn: Arie và Lai


Tên thôn Dân số (năm 2005)
Số hộ Số nhân khẩu
Thanh Phước 311 2,643
Thuận Hóa 540 2,643
Vân Quật Đông 501 2,847
Vân Quật Thượng 253 1,114
Tiến Thành 200 1,013
An Lai 355 1,636
Toàn xã 2,170 10,997
Sử dụng đất (2005):
Tổng diện tích tự nhiên 1,569 ha
- Đất nông nghiệp 912 ha
Vụ đông xuân 512 ha
Vụ hè thu 400 ha
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 215 ha (60 thuyền đánh cá nhỏ)
- Diện tích rừng (ngập mặn) 5 ha
Các hoạt động chính của xã:
• Sản xuất nông nghiệp
• Nuôi trồng thủy sản
• Chăn nuôi gia cầm
• Đánh bắt
Vấn đề chính của xã:
• Thanh niên phải đi xa khỏi xã để kiếm việc làm
Số hộ gia đình nuôi trồng và đánh bắt: 338
Thu nhập bình quân: 2.300.000 VND/năm/người.
Tỉ lệ hộ nghèo: 21.6%
Các số liệu/thông tin khác thu thập được:
• Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2006
• Số li

ệu cơ bản về dân số cấp thôn/ hộ nghèo



Lời khuyên

FGD có thể sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến một số chủ đề đặc trưng. Các
bộ câu hỏi khác nhau và kế hoạch phỏng vấn và gặp gỡ với cộng đồng và các nhóm dân
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
20
cư nên được chuẩn bị trước. Một điểm khác nữa là FGD chỉ phù hợp với những người có
cùng hoàn cảnh xuất thân, nếu không một số người sẽ không hiểu rõ về những người
khác và làm giảm mức độ tiếp xúc giữa họ. Cũng như phương pháp SSI, nên sử dụng
các câu hỏi mở khi sử dụng phương pháp FGD.
Đây là một công cụ hữu hiệu để xác định các tiêu chuẩ
n xã hội và các quan điểm được
chấp nhận, vạch ra các nhóm có mối quan tâm đặc biệt, biết cách thu thập ý kiến và
cảm nghĩ. Nó cũng được sử dụng để tìm ra thông tin về cấu trúc thị trường, các vấn đề
và những ưu tiên. Đặc biệt, các cuộc phỏng vấn này được tiến hành với nhiều nhóm khác
nhau qua nhiều lần để người đánh giá có thể xác định được các xu hướng trong các ý
kiến và quan đ
iểm đưa ra. Cũng có thể sử dụng nó vào cuối đợt làm thực địa để kiểm tra
thông tin chéo trong quá trình kiểm chứng cộng đồng.


2.2.2 Kĩ năng PRA dạng ma trận

a. Phân loại vấn đề:
Mục tiêu
Phân loại vấn đề là công cụ hỗ trợ chúng ta xác định và tìm ra vấn đề cần ưu tiên bằng

cách đánh giá mức độ quan trọng tương đối của các vấn đề đó sử dụng một loạt các chỉ
tiêu.


Dụng cụ Bảng trắng hoặc giấy A0, đinh ghim/dây, bút, các mảnh giấy cỡ 10x15 cm

Các thủ tục

1. Yêu cầu một nhóm người dân thử suy nghĩ và ghi ra các vấn đề được xác định
2. Đề xuất và giải thích các tiêu chí có thể có cho việc sắp xếp vị thứ các vấn đề
• Tỉ lệ phần trăm người dân bị ảnh hưởng bởi vấn đề
• Mức độ nghiêm trọ
ng của tác động (Các tác động do vấn đề đó gây ra nghiêm
trọng đến mức nào)
• Tần suất của tác động (vấn đề đó có thường xảy ra không)
Những người tham gia có thể đề xuất các tiêu chí khác bên cạnh những tiêu chí đã
đề cập ở phần trên.
3. Để những người tham dự phân tích mỗi vấn đề theo tiêu chí đã lập nên.
4. Yêu cầu những người tham dự so sánh mỗi vấn đề trong một ph
ạm vi đã định trước
(1-10 với 10 là cao nhất, mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất).
5. Cộng lại tổng số điểm cho mỗi vấn đề và đặt tổng số ở vị trí thứ 2 cho đến cột cuối
cùng. Tổng số đó thể hiện tầm quan trọng tương đối của vấn đề qua tất cả các tiêu
chí và xác định vị thứ của nó như
thế nào so sánh với các vấn đề khác.
6. Sử dụng cột cuối cùng để sắp xếp vị thứ các vấn đề dựa trên số điểm tương ứng của
nó.
Vấn đề có tổng số điểm cao nhất được xem như là vấn đề số một. Nếu có 2 vấn đề
có cùng tổng số điểm, chúng được xem như có tầm quan trọng ngang nhau.



Ví dụ đầu ra

Bảng 4 Một bảng sắp xếp vị thứ vấn đề

Vấn đề Tỉ lệ phần
trăm số
người bị ảnh
hưởng
(1-10)
Mức độ
nghiêm trọng
của tác động
(1-10)
Tần suất của
tác động
(1-10)
Điểm Vị
thứ
1. Dịch bệnh 6 8 5 19 2
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
21
Vấn đề Tỉ lệ phần
trăm số
người bị ảnh
hưởng
(1-10)
Mức độ
nghiêm trọng
của tác động

(1-10)
Tần suất của
tác động
(1-10)
Điểm Vị
thứ
2. Ô nhiễm
nước
7 5 4 16 1
3. Thức ăn
tôm/cá đắt
tiền
5 9 7 21 3
4. Thiếu nước
ngọt
8 7 8 23 4
5. Giống nuôi
kém phẩm
chất
6 6 4 16 1

Lưu ý

Nếu số lượng người tham dự ít, hãy vẽ bảng sau lên một tờ giấy, treo lên tường và bảo
mỗi người cho điểm và tính tổng điểm. Ví dụ:

Vấn
đề
Người
1

Người
2
Người
3
Người
4
Người
5
Người
6
Điểm Vị thứ
1… 1 2 1 3 1 1 9 1
2… 2 1 2 2 2 2 11 2
3… 3 4 4 1 3 3 18 3
4… 4 3 5 4 5 4 25 4
5… 5 5 3 5 4 5 27 5

Công cụ này có thể dùng để hỗ trợ cho Cây vấn đề, để xác định các trở ngại chính và các
bất lợi của cộng đồng và giúp cho những bên liên quan tìm ra các giải pháp để can thiệp.
Tuy nhiên, công cụ này đòi hỏi sự tham gia của những người có trình độ học thức cao
hơn có thể suy nghĩ đễn cái gốc của các vấn đề, và có nhiều thời gian hơn để thảo luận.

b. Sắp xếp mức
độ giàu nghèo

Mục tiêu

Công cụ này được sử dụng để:

• Xác định các nhóm có tình trạng kinh tế-xã hội khác nhau, không dựa trên cở sở các

tiêu chí khoa học hay chính quyền mà dựa trên các tiêu chí do địa phương (cộng
đồng) phát triển. Điều này giúp chúng ta lựa chọn chính xác hơn những người dân
điạ phương có các đặc điểm kinh tế xã hội phù hợp để phỏng vấn sâu hơn.
• Xác định và ưu tiên cho những người tham gia ti
ềm năng trong dự án tương ứng của
chúng ta.
• Thu được một phụ lục số liệu giúp có được những so sánh bước đầu giữa các thôn
trong vùng dự án nhằm hỗ trợ lập kế hoạch dự án.
• Khẳng định mức độ đồng nhất/khác biệt về kinh tế xã hội ở thôn, yếu tố có khả năng
tác động đến việc lập kế hoạch dự án.
Dự án IMOLA GCP/VIE/029/ITA Cẩm nang PRA & SLA
22
• Điều tra các mối quan hệ giữa tình trạng kinh tế xã hội tương đối và các yếu tố biến
thiên như nghề nghiệp (chính và phụ), trình độ văn hoá, số người trong gia đình, các
chỉ số thể hiện sức khoẻ gia đình

Dụng cụ Bảng trắng hoặc giấy A0, đinh ghim/dây, bút ghi, các mảnh giấy kích thước
10x15 cm

Các thủ tục

• Yêu cầu nhóm xác định các mức độ giàu nghèo c
ủa các nhóm cộng đồng (v.d rất
nghèo, nghèo, trung bình, giàu, rất giàu ). Các tiêu chí đưa ra phải được nhóm
thảo luận một cách tự do, và sau đó thể hiện trên một bảng như sau:

Tiêu chí Hộ nghèo Hộ khá Hộ giàu




• Sau khi các thành viên đã đồng ý với các tiêu chí, yêu cầu nhóm suy nghĩ các chỉ
tiêu để phân biệt, ví dụ như thu nhập/các nguồn thu nhập, các tài sản, trình độ
văn hoá, các kĩ năng, số thành viên trong gia đình

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ khá Hộ giàu
Sức lao
động

Các tài sản


• Thúc đẩy thảo luận về các chỉ tiêu/tiêu chí để phân biệt giữa các nhóm dựa trên
các chỉ tiêu.

Ví dụ đầu ra


Bảng 5 Sắp xếp mức độ giàu nghèo giữa các hộ nuôi tôm ở Phú Vang, Thừa Thiên Huế (2004)



Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ khá Hộ giàu
Sức lao
động
Dồi dào, nhưng thiếu kiến
thức
Dồi dào, ít kiến thức Dồi dào, có kiến thức, lập
kế hoạch tốt
Các tài sản Nhà cấp 4, máy bơm Nhà mái ngói, TV second-
hand, xe máy cũ, máy

bơm
Nhà khang trang, xe máy
tốt, đầy đủ tiện nghi sinh
hoạt, trang thiết bị đầy
đủ
Đất Sở hữu ao nuô tôm hạ
triều, diện tích từ 0.3 –
0.4 ha
Sở hữu ao nuôi tôm cao
triều và hạ triều, diện tích
tương đối, đê bao chưa
được củng cố
Sở hữu ao nuôi tôm có đê
bao được củng cố và
phương tiện sản xuất đầy
đủ
Các khoản
vay
Nợ quá hạn 20 – 25 triệu
đồng, không thế chấp,
không có khả năng vay
tiền
Nợ quá hạn không quá 10
triệu đồng, nhưng có khả
năng trả hết
Có khả năng trả hết nợ
nhờ thu nhập sau mỗi vụ
nuôi

×