Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN 7 HỆ THỐNG THỦY LỰC TRONG MÁY PHUN ÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.18 KB, 13 trang )

* Nguyên tắc làm việc của máy ép phun.
Nguyên tắc làm việc của máy ép phun: là phun nhựa nóng chảy
dưới một áp lực lớn vào bộ phận định hình (khuôn) đảm bảo
nhựa nóng được điền đầy và được làm mát để tạo hình sản
phẩm.
Ép phun là một quá trình tuần hoàn, với mỗi chu kỳ bao gồm:
định lượng - nhựa nóng chảy - phun áp lực điền đầy - làm mát -
chế độ lấy. Loại bỏ các nhựa thừa và sau đó lại chế độ khép kín,
chu kỳ tiếp theo.
1. Khi làm việc với máy ép nhựa phun như: vận hành máy, bảo trì bảo
dưỡng máy và sửa chữa máy rất cần biết 05 hệ thống cơ bản của máy ép
nhựa phun sau:
1- Hệ thống kẹp
2- Hệ thống khuôn
3- Hệ thống phun
4- Hệ thống hỗ trợ ép phun
5- Hệ thống điều khiển.
Hệ thống hỗ trợ ép phun có 04 hệ thống chính (Injection press support
system)
TIỂU LUẬN 7
HỆ THỐNG THỦY LỰC TRONG MÁY PHUN ÉP
+ Thân máy (Frame)
+ Hệ thống thủy lực (Hydraulic system)
+ Hệ thống điện (ELectrical system)
và Hệ thống làm nguội ((Cooling system)
a, Thân máy là hệ thống liên kết và gữi các hệ thống và bộ phận máy
lại với nhau làm cho máy hoạt hoạt động ổn định và chắc chắn.
Hệ thống thủy lực máy ép nhựa
b, Hệ thống thủy lực: Cung cấp lực để đóng và mở khuôn tạo ra và duy
trì lực kẹp làm cho trục vít quay và chuyển động tới lui tạo lực cho chốt
đẩy và sự trượt của lõi mặt bên. Hệ thống này bao gồm: bơm, van, motor,


đường ống đẫn và thùng chứa dầu v

Hệ thống điện máy ép nhựa
c, Hệ thống điện:
Cung cấp điện cho Motor điện và hệ thống điều khiển nhiệt cho khoang
chứa nhựa thông qua các vòng nhiệt (heater band) đảm bảo toàn hệ thống
hoạt động ổn định thông qua hệ thống dây dẫn và tủ điều khiển (Electric
power cabinet)
Hệ thống làm nguôi máy ép nhựa
d, Hệ thống làm nguội cung cấp nước hoặc dung dịch ethyleneglycol
để làm nguội khuôn, dầu thủy lực và ngăn không cho nhựa thô ở cuống
phễu bị nóng chảy, vì khi nhựa bị nóng chảy thì phần nhựa thô phía trên
khó chạy vào khoang chứa nhựa. Nhiệt trao đổi cho dầu thủy lực vào
khoảng 90-120 độ F. bộ điều khiển nhiệt nước (water temperature
controller) cung cấp 1 lượng nhiệt, áp suất, dòng chảy thích hợp để làm
nguội nhựa nóng trong khuôn.

2. Hệ thống phun (press system)
Hệ thống phun máy ép nhựa
Hệ thống phun làm nhiệm vụ đưa nhựa vào khuôn thông qua các quá
trình cấp nhựa, nén, khử khí, làm chảy nhựa, phun nhựa lỏng vào khuôn
và định hình sản phẩm. Hệ thống này có các bộ phận sau:

Phễu cấp nhựa (Hopper)

Khoang chứa nhựa (Barrel)

Các vòng gia nhiệt (Heater band)

Trục vít (Screw)


Bộ hồi tự hở (non-return Assembly)

Vòi phun (Nozzle)
a, Phếu cấp nhựa: chứa vật liệu nhựa dạng viên để cấp vào khoang trộn.
b, Khoang chứa nhựa: chứa nhựa được gia nhiệt nhờ các vòng cấp nhiệt
c, Các vòng gia nhiệt: giữ cho nhiệt độ trong khoang chứa nhựa luôn ở
trạng thái chảy dẻo. Trên một máy ép nhựa các vòng gia nhiệt được cài
đặt với nhiệt độ khác nhau để tạo ra các vùng nhiệt độ phù hợp cho quá
trình ép phun.
Các vòng gia nhiệt máy ép nhựa phun
d, Trục vít : có chức năng nén, làm chảy dẻo và tạo áp lực để đẩy nhựa
chảy vào lòng khuôn
Trục vít có cấu tạo gồm 3 vùng: vùng cấp nhựa, vùng nén và vùng định
lượng
Cấu tạo trục vit máy ép nhựa phun

e . Bộ hồi tự hở hay van hồi tự mở: Bộ phận này gồm vòng chắn hình
nêm, đầu trục vít và seat. Chức năng tạo ra dòng nhựa bắn vào khuôn
Bộ hồi tự hở
Khi trục vít lùi về thì vòng chắn hình nêm di chuyển về hướng vòi phun
và cho phép nhựa chảy về phía trước đầu trục vít. còn khi trục vít di
chuyển về phía trước thì ngược lại
*Các loại máy ép thủy lực:
a. Máy ép ngang
Đây là loại máy phổ biến nhất. Một phần của máy, bộ phận
khuôn và các bộ phận vòi phun nằm trên trục trung tâm và
khuôn được mở ra theo hướng nằm ngang.
-Đặc điểm: kích thước máy ngắn gọn, dễ vận hành và bảo trì,
trọng tâm máy thấp, cài đặt máy ổn định, sản phẩm sau khi

hoàn thành dễ dàng được lấy ra nhờ trọng lượng của sản phẩm
do đó dễ dàng thực hiện hoạt động tự động hoàn toàn. Hiện nay
đa số máy ép phun sử dụng loại máy này.

b. Máy ép dọc (ép đứng).
Một phần của máy, bộ phận khuôn và các bộ phận vòi phun
nằm trên trục trung tâm theo chiều dọc và khuôn được mở ra
theo hướng thẳng đứng.
-Đặc điểm : Bệ máy nhỏ, dễ dàng để đặt chèn, thuận tiện trong
việc tháo lắp khuôn, vật liệu từ phếu vào các sản phẩm nhựa có
thể được đồng đều hơn. Sản phẩm lấy ra không dễ dàng và phải
thực hiện bằng tay do đó khó thực hiện được hoạt động tự
động. Với máy ép phun đứng này được sử dụng cho máy ép
phun nhỏ thường ít hơn 60 gram sản phẩm, với các máy lớn
hơn và kích thước trung bình không nên được sử dụng.
c. Máy ép phun nghiêng.
Bộ phận khuôn và các bộ phận vòi phun không nằm trên trục
trung tâm mà tạo thành một góc lệch tâm. Hướng phun và giao
diện nằm trên cùng bề mặt khuôn.
-Đặc điểm: Phù hợp cho các trung tâm gia công các sản phẩm
có bề mặt phẳng không được để lại dấu vết trên bề mặt phẳng
của sản phẩm. Máy ép phun nghiêng có diện tích nhỏ hơn máy
ép phun ngang, nhưng nhựa được điền vào khuôn dễ dàng do
góc nghiêng xuống. Đây là loại máy ép phun được sử dụng
nhiều cho các máy nhỏ.
d. Máy ép phun nhiều chế độ quay.
Máy đặc biệt nhiều khuôn được đặc trưng bởi cấu trúc thiết bị
quay kẹp, khuôn bố trí xung quanh trục quay.
-Đặc điểm: Đây là loại máy ép phun phát huy khả năng hóa dẻo
để rút ngắn chu kỳ sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất của

máy, đặc biệt máy thích hợp cho làm mát và khối lượng nhựa
lớn trong một thời gian dài, nó hỗ trợ thời gian làm mát và tăng
lượng nhựa trong sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên hệ thống khuôn
kẹp lớn, phức tạp, lực khóa nhỏ do đó máy được sử dụng trong
sản xuất đế, bệ và một số các sản phẩm khác.
Giới thiệu khái quát về 1 số đặc điểm của hệ thống thủy
lực trong máy phun ép:
Hệ thống thủy lực gồm có các
phần chính và chức năng của nó như sau:
-Bơm nguồn: Có chức năng cung cấp năng lượng của dòng
chất lỏng công tác cho cơ cấu chấp hành. Thiết bị tạo năng
lượng cho dòng chất lỏng ở đây là bơm thủy lực, với động
cơ dẫn động là loại động cơ điện xoay chiều ba pha.
-Van phân phối: Loại van được sử dụng là van điều khiển
bằng điện xoay chiều(điện áp 220V), kiểu 4/3. Van này có
chức năng phân phối dòng chất lỏng làm việc đến các
khoang làm việc của các xy lanh.
-Cơ cấu chấp hành: Cơ cấu chấp hành dùng trong hệ
truyền động ở đây chính là xy lanh. Cơ cấu chấp hành này
có chức năng nhận năng lượng của dòng chất lỏng công
tác, rồi biến năng lượng đó thành động năng chuyển động
(tịnh tiến).
-Van an toàn: Van an toàn được sử dụng trong hệ thống là
loại van an toàn tác động trực tiếp. Nó có nhiệm vụ ổn
định áp suất hoạt động của hệ thống, khi áp suất của hệ
thống đột ngột tăng thì dòng chất lỏng sẽ được xả qua van
an toàn về bể chứa để hạ áp suất của hệ thống xuống một
giá trị đã đặt.
-Van chống lún: Van chống lún có nhiệm vụ giữ áp trong
hệ thống.

-Rơle áp suất: Rơle áp suất có nhiệm vụ chuyển tín hiệu
điện tới van phân phối để dầu xả về bể khi áo suất trong hệ
thống đạt tới giá trị đã đặt.
-Các thiết bị đường ống và thiết bị hiển thị: Đây là những
thiết bị dùng để kết nối các thiết bị khác tạo thành một hệ
thống hoàn chỉnh và hoạt động được. Các đường ống để
dẫn dòng chất lỏng công tác từ trạm nguồn đến cơ cấu
chấp hành và ngược lại, bao gồm các đường ống thép chịu
áp (thường là ống thép đúc) và đường ống mềm cao su
chịu áp. Thiết bị hiển thị ở đây là đồng hồ đo áp. Thiết bị
này có chức năng hiển thị trị số áp suất của dòng chất lỏng
tại những vị trí mà ta cần biết để có thể điều chỉnh kịp thời
nếu cần thiết.
Thuyết minh hoạt động của sơ đồ nguyên lí.
-Khi đóng điện từ tủ điều khiển trung tâm, động cơ điện
(3) được cấp điện sẽ làm việc.
-Khi cơ cấu chấp hành của hệ thống chưa làm việc ứng với
các van phân phối 4/3 điều khiển chúng đang ở vị trí trung
gian, dầu được hồi ngay về bể.
Hệ thống thủy lực và hệ điều khiển điện của máy được thiết kế
hoạt động ở 2 chế độ : chế độ bằng tay và chế độ tự động. Chế
độ tự động có thể được thay đổi trình tự logic làm việc dễ dàng
thông qua cách nối sơ đồ mạch điện. Đối với chế độ làm việc tự
động : khi có tín hiệu tác động từ tủ điện điều khiển bắt đầu 1
chu trình, van phân phối 4/3(9) điều khiển xylanh (8) được điều
khiển chuyển sang vị trí bên phải, dầu được cấp cho buồng dưới
xylanh khiến cần piston đi xuống thực hiện quá trình ép. Khi đi
hết hành trình, chày bắt đầu ép. Đến một áp suất đã đặt thì rơle
áp suất đóng lại chuyển tín hiệu điện đến van phân phối(9), van
phân phối chuyển sang hoạt động ở vị trí trung gian, lúc này dầu

từ bơm được xả toàn bộ về bể, đồng thời van chống lún(6) giữ
áp trong hệ thống một thời gian để sản phẩm cần ép được định
hình. Sau một thời gian nhất định (10s) thì van phân phối (9)
được điều khiển chuyển sang vị trí bên trái, chày được rút lên,
xylanh trở về vị trí ban đầu, kết thúc một chu trình ép. Sản phẩm
ép được lấy ra
-Đối với chế độ làm việc bằng tay, tất cả các quá trình
chuyển động của xylanh đều được điều khiển bởi nút bấm.

×