Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Xây dựng chương trình truyền thống môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 123 trang )


ii
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Làng nghề Việt Nam 3
1.1.1. Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam 3
1.1.2. Phân loại các làng nghề 5
1.1.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt
Nam 7
1.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam 9
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề 9
1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường làng nghề 13
1.2.3. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề 15
1.2.4. Một số giải pháp ưu tiên cho phát triển bền vững làng nghề 17
1.3. Truyền thông môi trường tại các làng nghề Việt Nam 19
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 21
2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp kế thừa 22
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 22
2.3.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 23
2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT 24



iii
2.3.5. Phương pháp truyền thông môi trường 24
2.3.5.1. Thế nào là truyền thông môi trường 24
2.3.5.2. Mục tiêu và các trở ngại trong truyền thông môi trường 26
2.3.5.3. Các bước xây dựng một chương trình truyền thông môi trường 28
2.3.5.4. Một số lỗi cơ bản trong thiết kế chương trình truyền thông 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm làng nghề tái chế nhôm Bình Yên 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng nghề Bình Yên 34
3.1.2. Quá trình tái chế nhôm và vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Bình
Yên 37
3.1.3. Hiện trạng môi trường tại làng nghề Bình Yên 39
3.2. Các dự án, chương trình truyền thông môi trường tại làng nghề Bình
Yên 46
3.2.1. Tiểu dự án quản lý chất thải nguy hại 46
3.2.2. Dự án của Cục Kiểm soát ô nhiễm 46
3.2.3. Một số vấn đề còn tồn tại ở làng nghề Bình Yên 47
3.3. Xây dựng chương trình truyền thông môi trường cho làng nghề Bình
Yên 48
3.3.1. Xác định các vấn đề môi trường chính tại làng nghề Bình Yên 48
3.3.2. Phân tích đối tượng truyền thông 49
3.3.3. Phân tích SWOT 54
3.3.4. Xác định mục tiêu truyền thông 55
3.3.5. Lựa chọn loại hình truyền thông 58
3.3.6. Đánh giá chương trình truyền thông môi trường 73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC




iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 10

Bảng 2. Một số giải pháp ưu tiên phát triển bền vững làng nghề 17

Bảng 3. Một số trở ngại trong truyền thông môi trường 26

Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại lò đúc nhôm của
ông Bùi Quang Cảnh, làng nghề Bình Yên 41

Bảng 5. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực điển hình ở làng nghề tái
chế nhôm Bình Yên 45

Bảng 6. Tổng hợp K- T-H của đối tượng truyền thông 52

Bảng 7. Phân tích SWOT đối với làng nghề Bình Yên 54

Bảng 8. Mục tiêu chương trình truyền thông môi trường 56

Bảng 9. Các hoạt động chính trong chương trình truyền thông môi trường 60

Bảng 10 . Các nội dung chính của chương trình tập huấn 68

Bảng 11. Nội dung buổi ra quân vì con đường màu xanh 72

Bảng 12. Tiêu chí đánh giá tài liệu truyền thông 74


Biểu đồ 1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 5















v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mô hình phân tích SWOT…………………………………………………24
Hình 2. Bản đồ vị trí thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, Huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định …………………………………………………… 34
Hình 3. Quy trình tái chế nhôm……………………………………………………38
Hình 4 .Môi trường làm việc của hộ Ông Bùi Quang Cảnh……………………….41
Hình 5. Quá trình tẩy rửa nhôm……………………………………………………42
Hình 6. Ô nhiễm nước tại kênh làng Bình Yên……………………………………42
Hình 7. Xỉ thải được đổ ra đường vào làng……………………………………… 43
Hình 8. Tờ rơi cuộc thi Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến………… …64
Hình 9. Áp phích cuộc thi Bảo vệ môi trường: Mỗi nhà một sáng kiến…… ……64
Hình 10. Áp phích bảo vệ môi trường…………………………………………… 65
Hình 11. Mẫu áo, mũ chương trình truyền thông 65

Hình 12. Sổ tay Ô nhiễm môi trường……………………………………………. 65
Hình 13. Học sinh vẽ tranh môi trường…… ……………………………………70
Hình 14. Ápphích tranh vẽ của học sinh……….………………………………….71














vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
K-T-H Kiến thức - Thái độ - Hành vi
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam
SS Chất rắn lơ lửng (Suspended Solid)
TNMT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, qua đó góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Tuy
nhiên thực tiễn cho thấy, với sự hình thành và phát triển mang tính tự phát, nhỏ lẻ,
thiết bị sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu, ý thức người dân làng nghề trong bảo
vệ môi trường (BVMT) còn hạn chế chính là nguyên nhân sâu xa tạo ra sức ép
không nhỏ đến môi trường sống của cộng đồng xung quanh. Những năm gần đây,
vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đang thu hút sự quan tâm rất lớn của Nhà
nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát
triển bền vững làng nghề. Tuy nhiên, đa phần làng nghề hiện nay vẫn đang tăng về
quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt tại các làng nghề
tái chế phế liệu.
Làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 2.000 người. Tuy
nhiên, trong sản xuất, kinh doanh, các hộ chỉ chú tâm đến lợi nhuận mà không thực
sự quan tâm đến môi trường. Từ nhiều năm nay, tất cả chất thải rắn nguy hại, nước
thải, khí thải đều được các hộ sản xuất đều đổ thải trực tiếp ra môi trường mà không
qua bất cứ một khâu xử lý nào. Cơ quan quản lý môi trường tỉnh Nam Định thì cho
rằng vấn đề ô nhiễm tại làng nghề Bình Yên vượt quá khả năng xử lý của địa
phương. Tỉnh Nam Định đã có nhiều biện pháp quản lý, kỹ thuật được áp dụng
nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cho công tác BVMT tại làng nghề.
Truyền thông môi trường có vai trò quan trọng nhằm xã hội hoá công tác
BVMT. Nó tác động trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con
người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động
BVMT từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất và không chỉ tự mình tham gia mà còn
lôi cuốn những người khác cùng tham gia, tạo nên những kết quả chung của toàn xã
hội. Trong quá trình nghiên cứu và làm việc về làng nghề Bình Yên, nhận thấy công
tác truyền thông môi trường tại đây chưa được quan tâm và áp dụng hiệu quả, đề tài


2
“Xây dựng chương trình truyền thông môi trường tại làng nghề tái chế nhôm
Bình Yên, huyện Nam trực, tỉnh Nam Định” đã được lựa chọn nhằm nâng cao
nhận thức của người dân làng nghề Bình Yên về ô nhiễm môi trường, qua đó huy
động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giảm thiểu ô nhiễm và BVMT làng
nghề.


























3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Làng nghề Việt Nam
1.1.1. Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam
Làng nghề xuất hiện từ rất lâu đời, gắn liền với sự phát triển của nền văn
minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước, điển hình như các làng nghề ở Hà Tây
(cũ), Bắc Ninh, Hưng Yên, có từ thời nhà Lê, Nhà Lý [27]. Thông thường chỉ
những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có nhiều việc
để làm như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô Những ngày
còn lại thì nhà nông rất ít việc. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm những
công việc phụ nhằm tăng thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi
ích thiết thực cho cư dân. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành
hàng hóa để trao đổi, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân. Ban đầu chỉ là
một vài nhà trong làng làm, sau đó nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ
đó đã lan rộng phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Nghề đem lại lợi
ích lớn thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề có hiệu quả thấp hay không
phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng
chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm
lụa, làng làm đồ đồng
Làng nghề trước Cách mạng tháng Tám đã khá phong phú, đa dạng, nhìn
chung không khác nhiều so với các nghề đương thời. Từ sau Cách mạng tháng Tám
đến nay, có thể chia lịch sử phát triển của làng nghề thành các giai đoạn sau [6]:
- Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng, một số làng nghề đã xuất hiện những hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp, chủ yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa,
với hàng hóa chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Do chủng loại, số lượng và giá trị
hàng hóa được quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước nên ở giai đoạn
này, nhiều làng nghề đã bị mai một


4
- Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động, cùng
với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ, kinh tế Việt Nam đã lâm vào giai đoạn
khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự suy sụp của hệ
thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp buộc phải tìm
đường cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát. Nhiều làng nghề đã được khôi
phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.
- Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển
của làng nghề, được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ
chế thị trường. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi
phục và phát triển, mở rộng quy mô, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu
hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất khẩu… Điển
hình như làng gốm Bát Tràng, gốm Đồng Nai, chạm khắc Hà Tây
- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với
thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường của Việt Nam
không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khôi phục nhanh chóng, trong đó
nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như làng
Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm Bát Tràng…). Hơn nữa
nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ Đồng Kỵ, gạch ngói Hương
Canh…).
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thông, tiêu chí công
nhận làng nghề bao gồm:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.


5
Tính đến tháng 4 năm 2014, tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn
quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng
nghề chưa được công nhận. Làng nghề hiện nay được phân bố không đồng đều giữa
các vùng miền trên phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu tại khu vực miền bắc [21].
1.1.2. Phân loại các làng nghề
Khi quan tâm tới vấn đề môi trường làng nghề, tiếp cận cách phân loại theo
ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp nhất. Thực tế cho thấy mỗi ngành
nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, qui
trình sản xuất, nguồn và dạng chất thải khác nhau vì vậy có những tác động khác
nhau đối với môi trường. Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản
phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng
nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính (Biểu đồ 1), mỗi phân ngành chính có
nhiều ngành nhỏ. Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2008 – Môi trường làng nghề
Việt Nam, làng nghề Việt Nam có thể phân nhóm như sau:

Biểu đồ 1 . Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất [2]
Mỗi nhóm làng nghề được phân loại theo ngành sản xuất đều mang những
đặc điểm riêng. Dưới đây là đặc điểm của một số loại hình làng nghề chủ yếu mà
hoạt động sản xuất có ảnh hưởng nhiều tới môi trường.


6
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: chiếm
20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước, công việc không yêu cầu
trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản
xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng chế biến lương thực,
thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu,
làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai, với nguyên

liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy
mô gia đình.
Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng nghề có từ lâu đời với
các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang đậm nét địa phương. Những sản
phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may, không chỉ là những sản phẩm có giá trị
mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. Quy trình sản xuất tại
nhóm làng nghề này không thay đổi nhiều, lao động có tay nghề cao.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ hàng
trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản
cho hoạt động xây dựng. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà
cửa, công trình ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển
nhanh ở nông thôn. Các làng nghề này có quy trình công nghệ thô sơ, tỉ lệ cơ khí
hóa thấp, ít thay đổi. Nghề khai thác đá cũng phát triển ở những làng gần các núi đá
vôi được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất sản phẩm
thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.
Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số
lượng ít, nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim
loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Ngoài ra các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc
kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp vào
loại hình làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất
đã từng bước được cơ khí hóa.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ thủy tinh
mỹ nghệ; chạm khắc đá, chạm mạ bạc vàng, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ,

7
sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về
số lượng (gần 40% tổng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị
cao, mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm địa phương, dân tộc.
Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như
cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng,

đan vó, đan lưới, làm lưỡi câu, Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản
phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động
phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định.
1.1.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam
1.1.3.1. Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Sự phát triển kinh tế của các làng nghề đã góp phần đổi mới bộ mặt nông
thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nơi đây. Nhìn chung hiện nay, có
thể nói, điều kiện hạ tầng cơ sở tại các làng nghề tốt hơn so với hạ tầng cơ sở ở các
làng vùng nông thôn khác, đặc biệt là về điều kiện giao thông và điện. Tuy nhiên,
đường giao thông trong các làng nghề nhìn chung vẫn nhỏ và hẹp, không đủ sức để
vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn cùng lúc. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở những
nơi tập trung nhiều làng nghề như khu vực Đồng Bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ
và Đông Nam Bộ, nhìn chung phát triển khá tốt. Khu vực miền núi, cũng có 1 số
làng nghề phát triển, tuy nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được chú trọng
đầu tư do phần lớn các làng nghề ở đây không nhằm mục tiêu phục vụ thị trường
mà chủ yếu chỉ phục vụ đời sống nhân dân khu vực lân cận [15].
1.1.3.2. Làng nghề và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần
đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời
sống của người dân làng nghề.
Tại các làng nghề, đại bộ phận dân cư làm nghề thủ công nhưng vẫn tham
gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu
kinh tế địa phương, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và
ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở

8
ngành nghề ở nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% -
9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề cũng không ngừng tăng
lên. Trên thực tế, quy mô làng nghề nhìn chung thường nhỏ, chưa thực hiện được cơ
chế thu hút lao động có tay nghề cao, đối với các làng nghề sản xuất theo thời vụ thì

thường chỉ sản xuất vào lúc nông nhàn. Tuy nhiên, ở những vùng sản xuất lớn, lao
động trong làng nghề làm việc hầu như quanh năm, với quy mô ngày càng phát
triển. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn
định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ. Các hộ cá
thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Đặc
biệt, ở làng thêu dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút 200-250 lao
động. Mức thu nhập của người lao động tại làng nghề cao gấp 3 đến 4 lần so với thu
nhập của người lao động thuần nông. Điều này cũng khiến số hộ gia đình chuyển từ
sản xuất thuần nông sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chuyên làm nghề ngày
càng cao. Tuy nhiên, vẫn còn chênh lệch lớn về thu nhập giữa các ngành nghề [2].
1.1.3.3. Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch
Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ ở kinh tế, giải quyết việc làm
cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa lâu dài. Điểm
chung của nhiều làng nghề là thường nằm trên trục giao thông đường bộ hay đường
sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến du lịch lữ hành. Ngoài
những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hóa đặc sắc, các làng
nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệ
thống di tích lịch sử. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được tận mắt theo dõi quá
trình sản xuất ra các sản phẩm thậm chí là tham gia thực hành vào một khâu sản
xuất nào đó, chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề.
Phát triển du lịch làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành
công nghiệp/dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng thêm cơ hội cho các cơ sở sản
xuất thông qua các hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm truyền thống, nâng cao đời
sống người dân qua các dịch vụ phụ trợ


9
1.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng

mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường và xã hội. Các chất thải phát
sinh tại làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng tới môi trường, làm suy thoái môi
trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân.
Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn. Nhận
thức của người dân tại các làng nghề còn hạn chế nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề bảo
vệ môi trường. Tại các làng nghề, nơi sản xuất thường nằm xen lẫn với khu sinh
hoạt; kỹ thuật và công nghệ sản xuất hầu hết là thủ công, lạc hậu. Thêm vào đó, sự
phát triển làng nghề diễn ra ồ ạt, thiếu quy hoạch, mang tính tự phát đã và đang
khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng. Ô
nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau [14].:
- Là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã…).
Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô
nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
- Mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình
sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực.
- Ô nhiễm tại khu vực sản xuất thường khá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người lao động. Mức gây ô nhiễm của một hộ sản xuất gia đình không lớn,
nhưng tổng lượng gây ô nhiễm của một làng nghề (gồm nhiều hộ sản xuất gia đình)
trong nhiều trường hợp là đáng kể.
Các chất thải (chủ yếu là nước thải, khí thải) phát sinh tại nhiều làng nghề đã
và đang gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp
tới sức khỏe người dân của làng nghề và cộng đồng dân cư lân cận; làm nảy sinh
xung đột môi trường; đe dọa tới sự phát triển bền vững các làng nghề Việt Nam.
Đặc trưng ô nhiễm tại các làng nghề được tổng hợp ở Bảng 1 dưới đây.



10
Bảng 1. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề [2]
Loại hình sản

xuất
Các dạng chất thải
Khí thải Nước thải Chất thải rắn
Các ô nhiễm
khác
1. Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn nuôi, giết
mổ
Bụi, CO, SO
2
,
NO
x
, CH
4

BOD
5
, COD,
SS, tổng N,
tổng P,
Coliform
Xỉ than, chất
thải rắn từ
nguyên liệu
Ô nhiễm
nhiệt, độ ẩm
2. Dệt nhuộm,

ươm tơ, thuộc
da
Bụi, CO, SO
2
,
NO
x
, hơi axit,
hơi kiềm, dung
môi
BOD
5
, COD,
độ màu, tổng
N, thuốc tẩy,
Cr
6+
(thuộc da)

Xỉ than, tơ sợi,
vải vụn, cặn và
bao bì hóa
chất
Ô nhiễm
nhiệt, độ ẩm,
tiếng ồn
3. Thủ công
mỹ nghệ

BOD

5
, COD,
SS, độ màu,
dầu mỡ công
nghiệp
Xỉ than (gốm
sứ), phế phẩm,
cặn hóa chất


Ô nhiễm
nhiệt (gốm
sứ)
Gốm sứ Bụi, SiO
2
, CO,
SO
2
, NO
x
,…
Sơn mài, gỗ
mỹ nghệ,
Bụi, hơi xăng,
dung môi, oxit
Fe, Zn, Cr, Pb
4. Tái chế

Ô nhiễm
nhiệt

Tái chế giấy Bụi, SO
2
, H
2
S,
hơi kiềm
pH, BOD
5
,
COD, SS, tổng
N, tổng P, độ
màu
Bụi giấy, tạp
chất từ giấy
phế liệu, bao
bì hóa chất

11
Tái chế kim
loại
Bụi, CO, hơi
kim loại, hơi
axit, Pb, Zn,
HF, HCl
COD, SS, dầu
mỡ, CN-, kim
loại
Xỉ than, rỉ sắt,
vụn kim loại
nặng (Cr

6+
,
Zn
2+
)



Ô nhiễm
nhiệt
Tái chế nhựa - Bụi, CO, Cl
2
,
HCl, hơi dung
môi
- BOD
5
, COD,
tổng N, tổng P,
độ màu, dầu
mỡ
Nhãn mác, tạp
chất không tái
sinh, chi tiết
kim loại, cao
su
5. Vật liệu xây
dựng, khai
thác đá
Bụi, CO, SO

2
,
NO
x
, HF,…
SS, Si, Cr
Xỉ than, xỉ đá,
đá vụn
Ô nhiễm
nhiệt, tiếng
ồn, độ rung

Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng
nghề có nguồn gốc chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than
chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ
sản xuất. Khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi, CO
2
, CO, SO
2
, NO
x
và chất
hữu cơ bay hơi. Trong đó, ngành sản xuất có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế
kim loại, tiếp theo sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ. Ngoài ra, quá trình tái chế
và gia công cũng gây phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO,
ZnO, Al
2
O
3
) và ô nhiễm nhiệt. Hàm lượng bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng

tại một số địa phương vượt QCVN là 3 - 8 lần, hàm lượng SO
2
có nơi vượt 6,5 lần.
Một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát
sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và các chất
hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như SO
2
, NO
2
, H
2
S, NH
3
các
khí gây mùi hôi tanh rất khó chịu, điển hình như Làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc,
Quảng Nam). Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da, thường bị ô nhiễm bởi các
thông số như SO
2
, NO
2
. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng
bởi khí SO
2
phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm may tre đan.

12
Đặc biệt, các làng nghề dệt thường bị ô nhiễm tiếng ồn từ các máy dệt thủ công
hoặc bán tự động, mức ồn vượt TCVN từ 4 - 14 dBA [2].
Hầu hết các làng nghề không có các biện pháp giảm thiểu bụi và các khí thải
độc hại. Phương tiện bảo hộ lao động hoặc không có, hoặc chỉ là những khẩu trang

và kính che mắt thông thường. Nhiều hộ gia đình sinh hoạt (ăn, uống, ngủ) ngay tại
môi trường lao động.
Ô nhiễm môi trường nước: Môi trường nước tại các làng nghề chịu tác động
rất lớn từ hoạt động sản xuất của người dân. Tùy theo ngành sản xuất mà nước mặt
và nước ngầm ở mỗi làng nghề có độ ô nhiễm khác nhau. Mức độ ô nhiễm phụ
thuộc rất nhiều vào đặc trưng nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất.
Theo đặc trưng chất gây ô nhiễm trong nước thải của từng loại hình sản xuất
có thể phân loại ô nhiễm môi trường nước như sau: (i) Ô nhiễm chất hữu cơ tại các
làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Đây là các loại
hình sản xuất có nhu cầu sử dụng nước rất lớn và nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ
rất cao. Hàm lượng các chất ô nhiễm, đặc biệt là COD và BOD5, SS, Tổng N, Tổng
P vượt QCVN hàng chục lần. Đặc biệt là nước thải từ khâu lọc tách bã, tách bột đen
của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng có độ pH thấp, hàm lượng
BOD5, COD vượt trên 200 lần; (ii) Ô nhiễm chất vô cơ chủ yếu tập trung tại các
làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy, nước thải có
hàm lượng cặn lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm như dung môi, dư lượng các hoá
chất trong quá trình nhuộm, đánh bóng. Nước thải dệt nhuộm chứa nhiều hóa chất
và có độ màu rất cao; (iii) Ô nhiễm kim loại nặng độc hại, dầu thải từ nước thải của
các làng nghề mạ, tái chế kim loại…Quá trình mạ bạc còn tạo ra muối thủy ngân
xyanua, oxit kim loại, Cr
6+
và các tạp chất khác vượt QCVN từ 1,5 -10 lần. [26].
Nước thải từ các làng nghề có khối lượng rất lớn và bị ô nhiễm nặng nề
nhưng việc xử lý nước thải đã không được đầu tư phù hợp. Nguyên nhân cơ bản là
sự đầu tư manh mún, thủ công, và nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của
người sản xuất còn thấp.

13
Ô nhiễm chất thải rắn: Chất thải rắn làng nghề bao gồm nhiều chủng loại
khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản

xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và
phức tạp về thành phần, bao gồm những thành phần chính như: phế phụ phẩm từ
chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng
nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại. Hầu hết, các chất thải rắn của các làng nghề
không được thu gom và xử lý. Bên cạnh đó chất thải rắn chỉ được chôn lấp đơn
thuần hoặc thiêu đốt, gây ô nhiễm thứ cấp.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011- Chất thải rắn, các làng nghề tại
miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế
kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại,
phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh 1 – 7 tấn/ngày. Các làng nghề sản suất tinh bột sắn,
dong giềng tạo ra khối lượng lớn chất thải rắn chiếm tới gần 50% nguyên liệu. Chỉ
tính riêng làng nghề chế biến tinh bột Dương Liễu mỗi năm sản xuất 66.000 tấn tinh
bột, sử dụng 34.000 tấn than, thải 6.181 tấn xỉ và 105.768 tấn bã thải. Một phần
không nhỏ từ các bã thải này được thải thẳng ra môi trường. Nhóm làng nghề may
gia công, da giày tạo ra chất thải rắn như vải vụn, da vụn với lượng lên tới 2-5
tấn/ngày. Đây là loại chất thải khó phân hủy, từ nhiều năm nay chưa được thu gom,
xử lý đúng quy định gây ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường sinh thái [4].
1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường làng nghề
Đảng và Chính phủ đã quan tâm nhiều tới sự phát triển làng nghề nói chung
và vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng tuy nhiên hoạt động sản xuất tại
làng nghề vẫn đang là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có nhiều
bất cập, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể là:
1.2.2.1. Các nguyên nhân liên quan tới tính chất, đặc thù của bản thân sản xuất
làng nghề
 Qui mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở qui mô gia. Công nghệ sản xuất, thiết bị
chủ yếu ở trình độ lạc hậu, chắp vá.

14
 Khả năng đầu tư của các hộ sản xuất làng nghề rất hạn chế, khó có điều kiện
phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, ít chất thải, thân

thiện với môi trường.
 Lao động thủ công, trình độ người lao động thấp, nhận thức nói chung và về
bảo vệ môi trường nói riêng rất hạn chế.
 Hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường ở nhiều làng nghề còn yếu kém.
 Quan hệ sản xuất ảnh hưởng đậm nét của quan hệ gia đình, làng xã.
1.2.2.2. Các nguyên nhân liên quan tới những bất cập trong quản lý môi trường
làng nghề
- Từ góc độ quản lý nhà nước, chưa thống kê, đánh giá đầy đủ, toàn diện các
mô hình công nghệ xử lý chất thải (nước thải và khí thải) phù hợp với điều kiện
thực tế của các loại qui mô sản xuất làng nghề để hướng dẫn phổ biến đại trà.
- Với sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các dự án hợp tác quốc tế, đã có
không ít mô hình xử lý chất thải làng nghề đã được thực hiện; trong số đó một số
mô hình cho kết quả tốt được cộng đồng và chính quyền địa phương hoan nghênh,
đánh gía cao; nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại rất khó
khăn.
- Công tác qui hoạch các khu/cụm công nghiệp tập trung cho làng nghề bộc
lộ nhiều bất cập, khó khăn; dẫn tới kết quả và hiệu quả rất hạn chế: có thể minh họa
qua hàng loạt trường hợp ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh; An Khánh, Hà Tây cũ; Đồng bằng
sông Cửu Long; Đông Nam Bộ;…
- Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong khu vực sản xuất làng nghề yếu
kém, hiệu lực và hiệu quả rất thấp. Nhận thấy rất rõ là đối với khu vực này hầu như
chưa thực hiện các qui định pháp luật về BVMT (về tuân thủ các tiêu chuẩn/qui
chuẩn thải; nộp các loại phí BVMT; về thanh/kiểm tra; về thực hiện quan trắc,
thông tin, báo cáo,…).
- Nhân lực, tài chính và công nghệ cho bảo vệ môi trường làng nghề không
đáp ứng được nhu cầu. Ý thức thực thi trách nhiệm BVMT của đa số các tổ chức, cá
nhân còn kém, không làm tròn nghĩa vụ.

15
1.2.3. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề

1.2.3.1. Gia tăng bệnh tật và suy giảm sức khỏe của người dân
Mỗi nhóm làng nghề thường có yếu tố gây ô nhiễm môi trường đặc trưng, vì
vậy ảnh hưởng của hoạt động làng nghề tới sức khỏe người dân cũng khác nhau.
Các làng nghề tái chế phế liệu: Không khí, nước, đất bị ô nhiễm, nhiệt độ
môi trường lao động cao, tư thế lao động không hợp lý là những nguyên nhân
chính gây ra các bệnh hô hấp, tiêu hóa, mắt, tai, mũi, họng, thần kinh và bệnh phụ
khoa. Bên cạnh đó là các tai nạn lao động do nổ lò, bỏng, chấn thương. Theo điều
tra của Tổng cục Môi trường, tại làng nghề Văn Môn (Bắc Ninh), tỷ lệ bệnh hô hấp
chiếm 44%, bệnh ngoài da chiếm 13,1%; tại làng nghề Vân Chàng (Nam Định),
8,3% viêm phế quản, xấp xỉ 50% có các triệu chứng bệnh lý thần kinh, hơn 90% có
các triệu chứng của bệnh ngoài da [2].
Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Các hóa chất, vi sinh vật gây
bệnh, nước thải, chất thải, bức xạ nhiệt là những nguyên nhân gây bệnh cho người
lao động. Đáng chú ý, Coliform trong nước thải, nước bề mặt và nước ngầm rất cao,
là nguyên nhân gây các bệnh có tổn thương ở da, niêm mạc mắt, mũi và đường tiêu
hóa.
Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và các làng nghề thủ công mỹ
nghệ: Bụi đá, sơn, dầu, hóa chất độc hại như aceton, xylen, benzen là nguyên
nhân gây nên các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa, tai, mũi, họng và thần kinh. Tại
làng nghề đúc đồng thành phố Huế năm 2010, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc là những
yếu tố nguy cơ nghề nghiệp chính tại đây. Triệu chứng hô hấp thường gặp ở những
người thợ đúc này là thường xuyên khạc nhổ đờm giải vào sáng sớm sau khi thức
dậy (gần 30%). Kết quả test kiểm tra chức năng hô hấp cho thấy 37,3% thợ đúc có
các rối loạn về chức năng hô hấp trong đó 20,6% bị rối loạn thông khí hạn chế, hơn
8% bị rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc rối loạn thông khí hỗn hợp. Nhìn chung, do
tác động của các yếu tố vật lý (nhiệt độ, bức xạ, bụi, lao động nặng nhọc), yếu tố
hóa học, yếu tố sinh học (virút, vi khuẩn, nấm) trong môi trường lao động và do

16
không đảm bảo các biện pháp bảo hộ lao động, người lao động trong các làng nghề

thuộc nhóm có nguy cơ cao đối với các bệnh lý xương khớp và tim mạch [12].
Các làng nghề dệt, nhuộm, thuộc da: Tại các làng nghề thuộc da, ô nhiễm
môi trường nước là chủ yếu và là nguyên nhân chính gây nên các bệnh đường tiêu
hóa và bệnh ngoài da.
Tại các làng nghề dệt may, bệnh lý hô hấp, thần kinh, tai, mũi, họng chiếm
ưu thế do bụi, tiếng ồn, tư thế làm việc Theo kết quả điều tra tại làng nghề Vạn
Phúc (Hà Đông), hội chứng suy nhược thần kinh chiếm tỷ lệ 46%, hội chứng rối
loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ 12%, bệnh tật hệ xương khớp chiếm tỷ lệ 29% . Tỷ lệ mắc
bệnh của những người lao động tại các làng nghề cao hơn hẳn so với các vùng khác
và tuổi thọ trung bình của người lao động tại làng nghề thấp hơn từ 5 - 10 năm so
với tuổi thọ trung bình ở Việt Nam [4].
1.2.3.2. Hạn chế sự phát triển kinh tế
Ô nhiễm môi trường làng nghề tác động xấu tới sức khỏe người dân, làm
tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do
ốm đau, bệnh tất,
Phân tích tình hình bệnh tật tại xã Phong khê (làm tái chế giấy) và xã Kim
Chân (làm nông nghiệp) tại tỉnh Bắc Ninh có thể thấy tỉ lệ bệnh tật tại xã Phong
Khê năm 2010 cao hơn 2.4 lần xã Kim Chân. Chi phí chữa bệnh của xã Phong Khê
năm 2010 cao gấp 2.85 lần xã Kim Chân, gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho người
dân (tính trên 1000 dân) [19].
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường làng nghề còn làm giảm năng suất nông
nghiệp, thủy sản do khí thải, nước thải,… từ các hộ sản xuất. Nhiều khu trồng rau,
hoa màu, nuôi cá đã phải bỏ hoang vì bị xả thải chất ô nhiễm [2].
1.2.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường
Các chất thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề thải ra môi trường không
qua xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái tự nhiên. Nước thải từ các
làng nghề không được xử lý mà thải trực tiếp vào cống rãnh ao hồ, hàm lượng các
chất ô nhiễm trong nước thải lớn cho nên hầu hết các ao hồ đều bị phú dưỡng, gây

17

bồi lắng, ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động thực vật thủy sinh và
nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Nước thải chứa kim loại nặng đưa vào môi trường tự
nhiên sẽ tích lũy vào cơ thể các loài thủy sinh vật trong môi trường nước, trong thực
vật, cây trồng… đi vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái và gây tác động xấu tới hệ
sinh thái cũng như sức khỏe con người.
Môi trường đất cũng chịu tác động do chất thải từ các làng nghề thải ra. Môi
trường đất sẽ chịu tác động của cả 3 nguồn thải: nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì vùng đất nơi mà nguồn nước đi qua cũng bị ô nhiễm
theo. Các khí thải và bụi phát tán trong không khí, hấp thụ hơi nước và trở nên nặng
hơn không khí, rơi trở lại mặt đất, phủ lên bề mặt cây cỏ, sông ngòi và gây tác động
tới môi trường.
1.2.4. Một số giải pháp ưu tiên cho phát triển bền vững làng nghề
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề cần phải áp dụng tổng hợp các
giải pháp quản lý như đưa ra các chính sách, luật pháp về BVMT làng nghề, quy
hoạch môi trường, quan trắc kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề, giáo dục
nâng cao nhận thức kết hợp với các giải pháp kỹ thuật như áp dụng sản xuất sạch
hơn, xử lý cuối đường ống. Dưới đây là một số giải pháp ưu tiên để phát triển làng
nghề bền vững (Bảng 2)
Bảng 2. Một số giải pháp ưu tiên phát triển bền vững làng nghề [2]
STT

Giải pháp ưu tiên Lý do
1.

Giáo dục nâng cao nhận
thức cộng đồng, tăng cường
sự tham gia của cộng đồng
vào BVMT làng nghề
Chỉ khi người dân cảm thấy BVMT làng
nghề chính là bảo vệ sức khoẻ cho chính

mình và gia đình mình, bảo vệ cảnh quan
môi trường cho làng mình thì họ mới thực
hiện và tạo sức ép yêu cầu các cơ sở sản xuất
phải BVMT. Chỉ khi các chủ cơ sở sản xuất
tại làng nghề thấy rõ được trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình, họ mới nghiêm túc thực
hiện việc đóng phí BVMT và áp dụng các

18
giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu lượng chất
thải phát ra môi trường.
2.

Hoàn thiện bộ máy quản lý
môi trường cấp phường xã
Khi bộ máy quản lý môi trường ở địa
phương (cấp xã, thôn) có đủ người và có
năng lực thì việc thực thi pháp luật đối với
BVMT ở các làng nghề mới có hiệu quả.
3.

Tăng cường, đa dạng hoá
đầu tư cho BVMT làng
nghề, do Bộ TNMT, Bộ Tài
chính; UBND cấp tỉnh thực
hiện. Bên cạnh đó cần xã hội
hóa công tác BVMT.
Việc hỗ trợ kinh phí ở giai đoạn này hết sức
cần thiết để tạo các bước đi ban đầu thuận
lợi, tạo ra các mô hình trình diễn giảm thải

lượng các chất ô nhiễm thải ra môi trường,
tạo cơ sở để nhân rộng về sau.
4.

Khuyến khích các cơ sở sản
xuất ở làng nghề áp dụng
sản xuất sạch hơn và công
nghệ xử lý chất thải để giảm
ô nhiễm môi trường
Là biện pháp giảm thải lượng ô nhiễm của
các cơ sở sản xuất ở làng nghề; giảm thiểu ô
nhiễm từ nguồn.
5.

Quy hoạch không gian làng
nghề gắn với BVMT
Quy hoạch tập trung thực hiện tốt sẽ giảm
được ô nhiễm trong khu dân cư. Mặt khác
theo qui định ở các khu/cụm công nghiệp
làng nghề phải có hệ thống xử lý nước thải
tập trung và hệ thống quản lý môi trường, hệ
thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn
nên sẽ giảm thải lượng các chất ô nhiễm thải
ra môi trường. Quy hoạch phân tán thực hiện
tốt sẽ giảm tải lượng ô nhiễm ở từng hộ sản
xuất dẫn tới giảm tải lượng ô nhiễm của cả
làng nghề.

19
1.3. Truyền thông môi trường tại các làng nghề Việt Nam

Công tác truyền thông về môi trường làng nghề đã được đẩy mạnh trên các
phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo chí giúp nâng cao
nhận thức của cộng đồng, làm cho người dân trong làng nghề thấy rõ hơn ảnh
hưởng của hoạt động sản xuất tại làng nghề tới sức khoẻ công đồng. Từ đó người
dân đã mạnh dạn đấu tranh với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề. Một
số chủ cơ sở sản xuất cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn xanh
sạch đẹp cho làng xóm và họ cũng có những đóng góp kinh phí cho làng xóm để
xây cống thoát nước hoặc di chuyển ra khu công nghiệp tập trung [4].
Tuy nhiên, tiềm năng của cộng đồng trong BVMT vẫn chưa được phát huy
đầy đủ. Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình đóng góp ý kiến ra quyết định,
hoạch định chính sách và các hoạt động quản lý môi trường vẫn còn nhiều hạn chế.
Cộng đồng địa phương tại các làng nghề gần như không tham gia, mà chủ yếu họ
thể hiện sự phản kháng khi bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, hoặc khi các công
trình vệ sinh công cộng như bãi chôn lấp dự kiến sẽ xây dựng gần chỗ họ ở. Bên
cạnh đó, chưa phát huy được sức mạnh cộng đồng trong việc đấu tranh yêu cầu các
chủ cơ sở sản xuất thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguyên
nhân là do người dân trong cộng đông cũng chưa thực sự nắm được luật và chính
sách của nhà nước về môi trường, mặt khác do tình làng nghĩa xóm, nên cộng đồng
đã không có được những giải pháp kiên quyết.
Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường tại các
làng nghề chưa được thường xuyên và cụ thể, thiếu tính sáng tạo về hình thức, chưa
phong phú về nội dung, chưa kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể khác như trường
học, đoàn thanh niên, tổ chức công giáo Ngoài ra, công tác tuyên truyền còn hạn
chế về không gian, chủ yếu tập trung ở các đô thị hay huyện đồng bằng. Chưa
khuyến khích và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và phát triển Hương ước, Quy
ước, hay Quy chế xây dựng làng văn hoá trong thôn xã [2]. BVMT làng nghề phải
do chính các chủ cơ sở sản xuất, các cộng đồng dân cư trong làng nghề tham gia.
Các hoạt động tham gia của cộng đồng có thể bao gồm:

20

 Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, nơi sinh hoạt, giữ sạch sẽ đường làng
ngõ xóm;
 Tổ chức, khai thông, định kỹ nạo vét cống rãnh;
 Tham gia chương trình nước sạch;
 Thu gom rác đúng nơi quy định của làng xã, không đổ bừa bãi rác thải ra nơi
công cộng;
 Tận thu chất thải sản xuất như xây hầm biogas, tận dụng xơ sắn, dong giềng
làm thức ăn gia súc.
Nội dung giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng bao gồm:
 Luật BVMT, các chính sách, văn bản liên quan tới BVMT làng nghề và các
tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam;
 Hoạt động sản xuất của làng nghề, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm
so với tiêu chuẩn môi trường
 Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm của làng nghề tới sức khoẻ của cộng đồng,
tới sản xuất nông nghiệp, cảnh quan,…
 Các loại phí môi trường bắt buộc: phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn,
khí thải và các quy định xử phạt hành chính;
 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho làng nghề cụ thể:
sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải và những kinh nghiệm tốt ở các làng nghề
tương tự;
 Yêu cầu an toàn và vệ sinh lao động;
 Cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan
đến đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải
trong sản xuất.
Tham gia tuyên truyền: Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,…
Hình thức tuyên truyền: Trao đổi kinh nghiệm, học tập các điển hình giữa các làng
nghề, phát thanh, tranh cổ động, tờ rơi, họp, phát động phong trào giữ gìn vệ sinh,
giữ đường làng ngõ xóm xanh, sạch đẹp


×