Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Câu hỏi và đáp án môn học tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.63 KB, 49 trang )

Chương I: GIỚI THIỆU MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG
LÝ THUYẾT
Tài chính công, cũng được hiểu như Kinh tế học của Khu vực công hay Kinh tế công, chủ yếu đề cập đến các hoạt động thu thuế và
chi tiêu của Chính phủ và những ảnh hưởng của nó trong việc phân bổ các nguốn lực và phân phối thu nhập.
Theo Quan niểm cổ điển: TCC là khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho chi tiêu công và sự phân bổ các gánh nặng quốc gia (ấn định
mức thuế mà mọi người phải đóng góp, thiết lập ngân sách)
Theo Quan điểm hiện đại: Chính phủ dùng Kĩ thuật tài chính để can thiệp có hiệu quả vào quá trính phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia (chính sách chi tiêu công, chính sách tiền tệ, chi tiêu công, ngân sách) => TCC có chức năng rộng hơn : (để giải thích
rõ hơn)
+ việc sử dụng thuế quan là để phát triển kinh tế, đám bảo tính công bằng xã hội chứ không chỉ là phục vụ chi tiêu công của chính
phủ. (vd: tăng thuế là đánh vào các công ty có sản phẩm mà quốc gia không muốn có nhiều, giảm thuế để khuyến khích những
ngành, sản phẩm mà quốc gia muốn có nhiều vì lợi ích nền kinh tế)
+ Thiết lập ngân sách nhà nước phải đảm bảo Thu và Chi phù hợp với nền kinh tế (có biện pháp duy trì già trị tiền tệ, khi nền kinh
tế suy thoái CP có thể dùng biện pháp kích cầu…)
Tóm lại đối tượng nghiên cứu của Tài chính công là các hoạt động thu thuế và chi tiêu của chính phủ
Phân biệt Tài chính công và Tài chính Nhà nước:
Tài chinh công: nghiên cứu các hoạt động của chính phủ để hiểu rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế và tác động của nó đối
với các nguồn lực và đối với tình trạng xung tác của người dân.
Tài chính Nhà nước: nghiên cứu các hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà nước trong quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn quỹ
tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ thực tiễn các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước.
Các quan điểm của Chính phủ về tổ chức và cơ chế:
Quan điểm của Chính phủ về tổ chức: các cá nhân chỉ đánh giá bằng việc đóng góp của họ vào việc thực hiện các mục tiêu của xã
hội. Những mục tiêu này của xã hội được chính phủ định rõ.
Quan điểm của Chính phủ về cơ chế: Chính phủ là một bộ máy được dựng lên cho những mục tiêu cá nhân tiếp theo. Điều không
rõ ràng là chính phủ có thể hòa hợp được các mục tiêu cá nhân đôi khi đối lập xung đột lẫn nhau như thế nào. Tuy nhiên trong quan
điểm này còn chia ra 2 quan điểm gần như đối lập nhau.
+ Những người theo Chủ nghĩa tự do thì tin vào quyền lực có giới hạn của Chính phủ, họ lập luận để chống lại bất kì vai trò nào
của Chính phủ trong nền kinh tế. Họ hoài nghi rất nhiều vào khả năng cải tạo phúc lợi xã hội của Chính phủ.
+ Những người theo Quan điểm xã hội dân chủ thì tin rằng sự can thiệp của Chính phủ có giá trị thực sự đối với lợi ích của mỗi
cá nhân. Nhưng sự can thiệp này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sự đảm bảo an toàn nơi làm việc, luật
cấm phân biệt chủng tộc, sự phân biệt giới tính trong việc cấp nhà ở và những trợ cấp phúc lợi khác.


Quan điểm của cuốn sách này: Việc đưa ra quyết định của cá nhân là trọng tâm của kinh tế học và nó phù hợp với quan điểm triết
học đã thông qua trong quyển sách này. Điều này không loại trừ những trang luận về vai trò về vai trò thích hợp của Nhà nước trong
nền kinh tế.
Quy mô chính phủ được xác định:
Những thước đo chung về quy mô của Chính phủ như sử dụng nhân viên, chi phí, thu nhập….đều có những thiếu sót.
Đặc biệt, những cách đo này đều bỏ qua tác động của chi phí quy định (lập pháp). Dù sao cũng đã có những chứng cứ cụ thể cho
thấy rằng tác động trong việc phân bố các quyền lực của chính phủ được tăng lên qua các thời kì.
+ Một cách tiếp cận phổ biến là xác định quy mô cả chính phủ bằng mức độ chi tiêu hàng năm của chính phủ, được chia ra làm 3
loại cơ bản:
- Chi tiêu về mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ: chính phủ mua nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, mọi thứ từ tên lửa
tới những dịch vụ như canh gác, bảo vệ rừng.
- Các khoản chuyển nhượng thu nhập cho người dân, cho các hoạt đơng kình doanh hoặc cho các chính phủ khác: chính phủ lấy
thu nhập từ các cá nhân, tổ chức kinh tế cấp cho những người khác.
- Trả lãi vay: trong hoạt động của mình, chính phủ thường phải đi vay. Do đó, như những người đi vay khác, chính phủ phải trả 1
khoản lãi vay. Khi chi tiêu của Chính phủ tăng, chi phí đó tăng và ngược lại.
+ Chúng ta khơng thể nào tổng kết lại thành một con số đơn giản về quy mơ tác động của chính phủ đối với nền kinh tế. Do đó,
hầu hết các nhà kinh tế thường chấp nhân xác định chi tiêu của Chính phủ như 1 phép gần đúng nhưng là 1 số đo hữu ích.
Bình luận về chi tiêu của Chính phủ Hoa Kỳ :
Chi phí quốc phòng là 1 thành phần quan trọng trong tổng chi tiêu của Liên bang nhưng nó lại giảm dần qua các giai đoạn. Trong
khi bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội va những khoản nợ còn tồn đọng lại tăng lên đáng kể. Sự phối hợp giữa các chương trình cho
phép và thanh tốn các khoản phúc lợi được cắt giảm hàng năm đã điều chỉnh tồn bộ mức chi tiêu.
Nguồn Thu ngân sách liên bang chủ yếu là từ Thuế thu nhập cá nhân (48%) nguồn này dùng để tài trợ cho các khoản bảo hiểm xã
hội và bảo hiểm y tế.
Bình luận về chi tiêu của Chính phủ Việt Nam:
Chi tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ lệ cao (40% tổng chi tiêu cơng trong những năm qua) vì VN là 1 quốc gia đang
phát triển, có quy mơ dân số thấp, Trong tổng chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội, thì khoản chi tiêu cho giáo dục – đào tạo +
chi lương hưu và đảm bảo xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất.
Khác với Hoa Kì, đa phần các khoản Thu ngân sách của VN là thuế trực thu (thuế TNCN, TNDN, thuế lương) và đa phần các nguồn
thu chủ yếu là từ thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất-nhập khẩu, thu từ dầu khí)
CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1 Hãy chỉ ra xem mỗi một phát biểu sau đây có phù hợp với quan điểm của chính phủ về tổ chức hay cơ chế hay không:
a “Nhà nước lớn mạnh của Nga là không có gì là không bình thường, và không có gì để phải chống lại, nhưng trái lại còn là
người khởi xướng và là thế lực chủ chốt của những thay đổi.” (Tổng thống Nga – Vladimir Putin).
b “Mục đích cao nhất mà nhà nước có thể đáp ứng được là phục vụ không mệt mỏi và hết mình, nhưng sự hiện hữu của nó
đơn thuần là những công cụ của các cá nhân nhằm giúp họ thực hiện được mục tiêu của mình.” (Thẩm phán toà án tối cao
William Rehnquist, trong luận cương cử nhân của ông ta ở trường Đại Học Stanford.)
2 Luật pháp của nước Pháp yêu cầu các rạp chiếu phim phải dành ra 20 tuần chiếu phim trong một năm để phục vụ chiếu
những phim của nước Pháp. Mục đích này là để giảm số lượng phim Mỹ chiếu trong nước Pháp và từ đó sẽ giảm được mức độ
ảnh từ nền văn hoá của Mỹ vào Pháp. Luật pháp sẽ phải hành động như thế nào sau đây:
a Một người nào đó với nhận thức của Nhà nước theo quan điểm tổ chức.
b Theo phái Tự Do.
c Theo phái Dân Chủ xã hội.
3 Trong mỗi tình huống sau, hãy cho biết liệu có tác động nào của chính phủ vào nền kinh tế : làm nền kinh tế tăng hay
giảm và tại sao? Trong từng trường hợp, bạn hãy trả lời và so sánh như thế nào với các thước đo tiêu chuẩn đã cho về quy mô
của chính phủ?
a Thông thường, khi những người thuê mướn lao động cung cấp về những phúc lợi về bảo hiểm y tế cho công nhân, thì
những khoản phúc lợi này thường được tính luôn cho cả chồng và vợ của công nhân đó. Nhiều năm trước đây, San Francisco
thông qua điều luật yêu cầu các công ty kinh doanh trong thành phố phải thực hiện bảo hiểm y tế và những phúc lợi khác cho
cả hai như nhau và kể cả những người chưa có gia đình.
b Tỷ lệ tiêu dùng hàng hoá và dòch vụ của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội là giảm.
c Ngân sách liên bang cần đạt được sự cân đối bằng việc cắt giảm trợ cấp cho các chính quyền đòa phương và các bang.
4 Năm 2000, tỷ lệ lạm phát ở Anh đã là khoảng 3,2%. Đầu năm, Nước Anh nợ khoảng 332 tỷ Bảng Anh. Hãy thảo luận về
những gợi ý từ các dữ kiện như trên nhằm đo lường thu nhập của chính phủ nước này trong năm 2000.
TRẢ LỜI
Câu 1: Quan điểm tổ chức cho rằng xã hội như là một tổ chức tự nhiên, mỗi cá nhân là một phần của tổ chức này và chính phủ
có thể xem như trái tim của nó. Các mục tiêu xã hội là do Nhà nước đặt ra và nhà nước hướng xã hội thực hiện các mục tiêu
đó. Với quan điểm này thì câu nói của tổng thống Nga (a) là theo quan điểm tổ chức.
Theo quan điểm cơ chế thì chính phủ không phải là một bộ phận tổ chức của xã hội, mà là một sự sắp xếp được tạo ra bởi các
cá nhân để thuận lợi hơn trong việc đạt được đến mục tiêu cá nhân của họ. Như vậy, câu nói của thẩm phán toà án tối cao
William Rehnquist, trong luận cương cử nhân của ông ta ở trường Đại Học Stanford là thuộc quan điểm cơ chế (b).

Câu 2: Luật pháp của nước Pháp phải hành động như một người nào đó với nhận thức của Nhà nước theo quan điểm tổ chức
(a) vì mục tiêu là do nhà nước đặt ra và nhà nước hướng xã hội thực hiện các mục tiêu này, hay theo quan điểm cơ chế với
những người theo phái Dân Chủ xã hội (c) vì phái này tin rằng sự can thiệp của chính phủ có giá trò thực sự đối với lợi ích của
mỗi cá nhân.
Câu 3:
(a) làm cho chi tiêu phúc lợi bảo hiểm y tế cho người lao động tăng, khuyến khích làm việc có tác động tốt đến nền kinh tế,
đồng thời tăng mức chi tiêu sẽ tăng quy mô chi tiêu hay quy mô chính phủ theo chỉ tiêu về chi tiêu phúc lợi.
(b) tỷ lệ tiêu dùng của chính phủ so với GDP giảm hoặc là do GDP tăng cao hơn tăng tiêu dùng chính phủ hoặc là GDP không
tăng mà tiêu dùng chính phủ giảm. Như vậy tiêu dùng của nhà nước tăng cũng làm tăng GDP, còn trường hợp tiêu dùng nhà
nước giảm và GDP không tăng không có tác động. Tuy nhiên, theo chỉ tiêu “chi tiêu của chính phủ/GDP” giảm không có nghóa
là quy mô của chính phủ giảm, ngọai trừ chi tiêu tuyệt đối giảm do cắt giảm nhân sự.
(c) cắt giảm trợ cấp từ chính quyền TW để đạt cân bằng ngân sách TW, tức giảm chi tiêu của chính phủ ở cấp đòa phương có
thể có tác động không tốt vào nền kinh tế do đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòa phương bò cắt giảm, tương ứng chi tiêu chính quyền
đòa phương giảm, quy mô chính phủ sẽ giảm.
Câu 4: Thu nhập của chính phủ Anh theo giá trò thực của khỏan nợ năm 2000 là: 3,2%x332 tỷ Bảng=10,624 tỷ Bảng Anh.
Chương II
CÁC CƠNG CỤ PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG
LÝ THUYẾT:
Thuế suất biên tế của thuế thu nhập : số phần trăm của 1 đồng thu nhập sau cùng của người đóng thuế đóng cho người thu thuế.
Hiệu ứng thay thế: với thuế suất thấp như vậy, người ta có khuynh hướng tiêu dùng việc nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc ít đi.
Hiệu ứng thu nhập: với thuế suất thấp như vậy, người ta có sẽ làm việc nhiều hơn để có thêm thu nhập nhiều hơn nữa.
Các phương pháp phân tích thực chứng được áp dụng trong Tài chính cơng:
- Phỏng vấn: là hỏi trực tiếp các đối tượng về việc các chính sách ảnh hưởng lên hành vi của họ như thế nào. Tuy vậy, đối tượng
phỏng vấn có thể khơng phản ưng với chính sách như họ nói do trạng thái tâm lý, trình độ hiểu biết cũng như hồn cảnh phỏng vấn
của người được phỏng vấn.
- Thực nghiệm xã hội:
+ Thực nghiệm xã hội là đưa một nhóm người thành đối tượng của một chính sách nào đó và so sánh hành vi của họ với nhóm đối
tượng kiểm chứng
+ Vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu thực nghiệm trong kinh tế là chúng ta khơng có khả năng thực hiện những thí nghiệm có
kiểm chứng đối với nền kinh tế. Tuy vậy, chính phủ cũng đã tài trợ rất nhiều các cố gắng sử dụng các phương pháp pháp luận thực

nghiệm trong việc nghiên cứu các hành vi kinh tế. Thực nghiệm là 1 phương pháp hứa hẹn để hiểu về các hành vi kinh tế tuy vậy
nó có những hạn chế. Một lý do là các phương pháp thực nghiệm cổ điển đòi hỏi các mẫu phải thực sự ngẫu nhiên – thành viên của
mẫu phải là đại diện cho đám đơng mà hành vi của họ cần được nghiên cứu. Trong thực nghiệm xã hội, thực sự khơng thể duy trì
được mẫu ngẫu nhiên, cho dù là 1 mẫu ban đầu có thể là ngẫu nhiên.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Một số dạng hành vi kinh tế cũng có thể trong mơi trường của phòng thí nghiệm, đây
là 1 cách tiếp cận thường được các nhà tâm lý sử dụng. Một nhà nghiên cứu có thể bắt đầu bằng cách lưu ý theo lý thuyết cung lao
động, yếu tố chủ chốt là tiền lương ròng. Một chiến lược thực nghiệm có thể là đề nghị các đối tượng các mức thường khác nhau
liên quan đến việc hồn thành các cơng việc khác nhau và ghi nhận xem sự cố gắng biến động với tiền thưởng là như thế nào. Tuy
nhiên, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng mang 1 số nhược điểm của thực nghiệm xã hội. Nhược điểm chính là mơi trường
mà hành vi kinh tế được quan sát là nhân tạo.
- Nghiên cứu kinh tế lượng: Kinh tế lượng là phânt tích thống kê các số liệu kinh tế.
Mơ hình cung lao động đơn giản cho rằng số giờ làm việc hàng năm ( L là cung lao động) phụ thuộc vào tỉ lệ tiền lương ròng (W
n
),
số lượng trẻ em (X
2
) cũng có thể tác động đến giờ làm việc. Cơng thức mơ tả mối quan hệ giữa số giờ làm việc với các biến số giải
tích trên là :
L = a
0
+ a
1
.w
a
+ a
2
.A + a
3
.X
1

+ a
1
.X
2
+ C (1)
Nếu a
1
=0, tiền lương ròng khơng có tác động đến số giờ làm việc. Nếu a
1
>0, việc tăng tiền lương sẽ khuyến khích mọi người làm
việc nhiều hơn, hiệu ứng thay thế chiếm ưu thế. Nếu a
1
<0, việc tăng tiền lương sẽ khuyến khích mọi người làm việc ít đi, hiệu ứng
thu nhập chiếm ưu thế.
Chúng ta bỏ qua tác động của các yếu tố khơng phải tiền lương ròng, khi đó số giờ làm việc được xác định đơn giản như sau:
L = a
0
+ a
1
.w
n
+ C (2)
Phương trình (2) có đặc điểm là tuyến tính vì nếu chúng ta vẽ đồ thị L so với w
n
trên hệ trục tọa độ, kết quả là 1 đường thẳng.
Tuy nhiên phân tích kinh tế lượng cũng có những khó khăn: các kết quả sai có thể xảy ra nếu dữ liệu từ những đối tượng rất khác
nhau được kết hợp lại; nếu các biến số quan trọng bị bỏ qua; nếu áp dụng một cơng thức tốn học sai; nếu giữa các biến số đo đạc
sai hoặc nếu có mối quan hệ nhân quả đồng thời giữa các biến số. Các khó khăn này giải thích tại sao các nhà nghiên cứu có thể có
những kết luận trái ngược.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 1. Giống như các nhà kinh tế, các nhà thiên văn nói chung không thể thực hiện các thí nghiệm có kiểm chứng. Tuy
nhiên thiên văn học vẫn được coi là một khoa học chính xác hơn so với kinh tế học. Tại sao?
Câu 2. Trong chiến dòch vận động bầu cử năm 2000, George W. Bush đưa ra việc cắt giảm thuế suất thu nhập biên. Hãy
giải thích tại sao lại khó có thể xác đònh được tác động của việc cắt giảm thuế lên cung lao động nếu chỉ dựa trên lý thuyết.
Dạng nghiên cứu thực chứng nào có thể giúp bạn đưa ra được dự đoán?
Câu 3. Trong hội nghò quốc tế về ung thư vú tổ chức tại Atlanta. Nguyên nhân chính của cuộc tranh cãi là hiệu lực của
việc điều trò hoá học nồng độ cao sau khi cấy ghép tủy xương như là một phương pháp điều trò cho những ca nặng. Hãy liên hệ
vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học phải đối mặt về việc xác đònh tính hữu hiệu của một phương pháp điều trò so với các
phương pháp khác và vấn đề của các nhà kinh tế khi phải xác đònh tác động của các chính sách kinh tế.
Câu 4: Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu của tổ chức RAND tiến hành một thí nghiệm xã hội để nghiên cứu mối
quan hệ giữa mức độ bao phủ (mua) bảo hiểm y tế và việc sử dụng chăm sóc y tế. Trong thí nghiệm này, một nhóm người được
khuyến khích trao đổi các hợp đồng bảo hiểm thông thường của họ lấy hợp đồng bảo hiểm mới của RAND có các tỷ lệ đồng
bảo hiểm khác nhau ( nghóa là các tỷ lệ khác nhau mà bảo hiểm sẽ chi trả chi phí y tế cho một cá nhân). Năm 1993, chính
quyền Clinton sử dụng kết quả thí nghiệm của RAND để dự đoán sự sử dụng chăm sóc y tế có thể tăng lên như thế nào nếu
mức độ bao phủ bảo hiểm được áp dụng rộng rãi. Vấn đề gì có thể phát sinh nếu sử dụng kết quả của nghiên cứu xã hội để dự
đoán tác động của sự bao phủ trên toàn quốc?
TRẢ LỜI
Câu 1: Giống như các nhà kinh tế, các nhà thiên văn nói chung không thể thực hiện các thí nghiệm có kiểm chứng. Tuy nhiên
thiên văn học vẫn được coi là một khoa học chính xác hơn so với kinh tế học bởi thí nghiệm về thiên văn dẫu sao cũng là các
đối tượng vật thể tự nhiên, không bò tác động về mặt tâm lý, còn thí nghiệm kinh tế đối tượng là con người phụ thuộc vào diễn
biến tâm lý, tâm trạng. Con người có thể đưa ra các vật thể thí nghiệm tương tự các đặc tính với các hành tinh, nhưng con người
khó có thể sao chép tâm lý tình cảm, suy nghó của một con người thí nghiệm như những con người khác.
Câu 2: Khó có thể xác đònh được tác động của việc cắt giảm thuế lên cung lao động nếu chỉ dựa trên lý thuyết vì mỗi người sẽ
có hiệu ứng thu nhập hay thay thế phụ thuộc vào hồn cảnh của họ.
Hi u ng thu nh pệ ứ ậ : v i thu th p nhớ ế ấ ư v y, ngậ ư i ta có khuynh hờ ư ng tiêu dùng vi c ngh ngớ ệ ỉ ơi nhi u hề ơn, làm vi c ít đi.ệ
Hi u ng thay thệ ứ ế: v i thu th p nhớ ế ấ ư v y, ngậ ư i ta s làm vi c nhi u hờ ẽ ệ ề ơn đ có thêm thu nh p nhi u hể ậ ề ơn n a.ữ
Dạng nghiên cứu phỏng vấn đư c dùng ợ để xác đònh hiệu ứng/phản ứng đối với tuyên bố cắt giảm thuế suất thu nhập biên của
TT Bush, ngồi ra có thể xem xét thu thập số liệu của các chính sách tương tự trước đây tác động đến giờ làm việc và chạy mô
hình kinh tế lượng để xác đònh tác động.
Câu 3: Vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học phải đối mặt về việc xác đònh tính hữu hiệu của một phương pháp điều trò so với

các phương pháp khác là dễ kiểm chứng qua các phương pháp khác nhau cho cùng một lọai bệnh, phương pháp nào tốt hơn có
thể đối chứng qua kết quả điều trò trong thời gian ngắn. Trong khi đó vấn đề của các nhà kinh tế khi phải xác đònh tác động của
các chính sách kinh tế phải mất thời gian lâu, r i ro cao của một chu kỳ kinh tế mới kiểm chứng được.ủ
Câu 4: Năm 1993, chính quyền Clinton sử dụng kết quả thí nghiệm của RAND để dự đoán sự sử dụng chăm sóc y tế có thể
tăng lên như thế nào nếu mức độ bao phủ bảo hiểm được áp dụng rộng rãi. Vấn đề có thể phát sinh nếu sử dụng kết quả của
nghiên cứu xã hội để dự đoán tác động của sự bao phủ trên toàn quốc là thí nghiệm xã hội về hợp đồng bảo hiểm mới của
RAND chỉ áp dụng cho một nhóm người qua kết quả nghiên cứu thí nghiệm xã hội nếu áp dụng rộng rãi kết quảthực tế của
từng vùng sẽ không theo xu hướng như kết quả thí nghiệm. Vì mỗi vùng, điều kiện kinh tế xã hội, mức sống sẽ khác nhau,
hoặc một nhóm người thí nghiệm có thể không đại diện hết cho tòan xã hội đa chủng tộc và trải nhiều vùng đòa lý khác nhau
như nước Mỹ.
Chương III
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN
LÝ THUYẾT:
Hiệu quả Paretto là sự phân phối mà tại đó cách duy nhất để làm cho 1 người sung túc hơn là làm cho người khác thiệt hại đi.
Để 1 phân phối là hiệu quả Paretto thì nó phải là điểm mà tại đó các đường bang quang tiếp xúc nhau ( nghĩa là độ dốc của các
đường bang quang là như nhau). Giá trị tuyệt đối độ đốc của đường bàng quang còn được gọi là Tỉ lệ thay thế biên tế MRS. Do vậy
hiệu quả Paretto là đòi hỏi tỉ lệ thay thế biên tế là bằng nhau đối với tất cả người tiêu dùng.
MRS
A
XY
= MRS
B
XY
Đường khả năng sản xuất cho thấy số lượng một hàng hóa A có thể được sản xuất với bất kì số lượng hàng hóa B cho trước nào.
Cũng như MRS (tỉ lệ thay thế biên tế) là giá trị tuyệt đối độ dốc đường bang quang, MRT (tỉ lệ chuyển đổi biện tế) chính là giá trị
tuyệt đối đường khả năng sản xuất.
Rất hữu ích nếu thể hiện MRT duoi1 dạng chi phí biên tế - là chí phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đẩu ra.
Ta cm được:
)(
)(

thâmsxhhYchiphítăhiMC
thêmsxhhXchiphítăhiMC
MRT
Y
X
XY
=
Định lý nền tảng thứ nhất của Kinh tế học phúc lợi: (chỉ ra rằng một hệt thống cạnh tranh hoạt động hoàn hảo dẫn đến một số
phân bổ trên đường khả năng hữu dụng)
Giả sử rằng:
+ Tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều hành động như những người cạnh tranh hoàn hảo, nghĩa là không ai có được sức
mạnh thị trường.
+ Một thị trường tồn tại co mỗi loại hàng và tất cả các hàng hóa.
 Định lý nền tảng thứ nhất kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng với các giả thiết trên sẽ xuất hiện 1 phân bổ hiệu quả Paretto.
Điều kiện cho Hiệu quả Paretto:
Xét 1 nền kinh tế giản đơn gồm 2 người tiêu dùng A và B, tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y với lương cung cố định.
Tỷ lệ thay thế biên tế MRS là bằng nhau đối với tất cả mọi người tiêu dùng.
MRS
A
XY
= MRS
B
XY
MRS
A
XY
: Tỷ lệ thay thế biên tế của X cho Y đối với A
MRS
B
XY

: Tỷ lệ thay thế biên tế của X cho Y đối với B.
Tỷ lệ chuyển đổi biên tế MRT thể hiện dưới dạng chi phí biên tế MC.
MRT
xy
=
y
x
MC
MC
Khi lượng cung X, Y biến thiên, điều kiện trở thành:
MRT
XY
= MRS
A
XY
= MRS
B
XY
MRS
A
XY
= MRS
B
XY
=
y
x
MC
MC
Đây là điều kiện cần cho hiệu quả Paretto.

Gọi P
x
, P
y
lần lượt là giá của hàng hóa X và Y.
Điều kiện cần để A, B tối đa hóa hữu dụng:
MRS
A
XY
= MRS
B
XY
=
y
x
P
P
(1)
Về phía nhà sản xuất:
y
x
y
x
P
P
MC
MC
=

XY

y
x
MRT
MC
MC
=

Y
x
XY
P
P
MRT =
(2)
Từ (1) và (2) => MRT
XY
= MRS
A
XY
= MRS
B
XY
Điều kiện cho hiệu quả Paretto
Hay viết dưới dạng chi phí biên tế là:
y
x
y
x
MC
MC

P
P
=
Định lý nền tảng thứ hai:
Ngay cả khi nền kình tế tạo ra một phân phối các nguồn lực Hiệu quả Pareto, vẫn cần đến sự can thiệp của Chính phủ để thực hiện
phân phối hữu dụng “cơng bằng”.Tuy nhiên theo định lý nền tảng thứ hai này thì chính phủ khơng cần phải can thiệp trực tiếp, cộng
đồng có thể đạt được bất kì phân bổ nguồn lực hiệu quả Paretto bằng cách phân bổ một cách phù hợp sự trợ giúp ban đầu và sau đó
để mọi người tự trao đổi với nhau theo mơ hình hơp Edgeworth. Có nghĩa là cộng đồng chỉ cần chuyển giao các nguồn lực giữa các
thành viên bằng cách nào đó được cho là cơng bằng. Sự xuất hiện của Định lý nền tảng thứ hai đó là do định lý nên tảng thứ nhất
khó có thể thỏa mãn trong thị trường thực tế.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1 Trong thò trường nào sau đây bạn dự tính có kết quả hiệu quả, tại sao?
a Bảo hiểm lụt lội cho ngôi nhà bên bờ biển
b Chăm sóc y tế
c Thò trường chứng khoán
d Máy tính cá nhân
2 Xét một nền kinh tế với hai người, Henry và Catherin. Họ tiêu dùng hai loại hàng hoá là bánh mỳ và nước. Giả sử rằng, do
có hạn hán, chính quyển quyết đònh phân phối chính xác chỉ một nửa số nước có thể có cho mỗi người. Để ngăn chặn không
cho người ta “bóc lột” người khác, không ai được phép buôn bán trao đổi nước với người khác để đổi lấy bánh mỳ. Lập Hộp
Edgeworth để thể hiện trường hợp này và giải thích tại sao nó thường không là hiệu quả Pareto.
3 Chính phủ Pháp đánh thuế lên các phim được sản xuất ở nước ngoài và trợ cấp cho các phim sản xuất trong nước. Chính
sách này có nhất quán với phân phối các nguồn lực hiệu quả Pareto hay không? (Gợi ý: xét một mô hình trong đó người tiêu
dùng lựa chọn giữa hai hàng hoá, “phim nội” và “phim ngoại”, vậy tỷ lệ thay thế biên tế sẽ so sánh như thế nào với tỷ lệ
chuyển đổi biên tế?
O
u
Bánh mì
v
r
x

s
w
O’
y
He
Ca
Nước
Hình 3.1 Hộp Edgeworth
6) Trong mỗi trường hợp dưới đây, bạn hãy giải thích một cách hợp lý chính sách của chính phủ trên cơ sở của kinh tế học phúc
lợi?
a Tại Michigan, khi những người đi câu cá trên băng gặp nguy hiểm, lực lượng tuần tra bờ biển cứu họ không lấy tiền
b Sản xuất mật ong được chính quyền liên bang trợ cấp.
c Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trợ cấp cho bảo hiểm mùa màng của các chủ trang trại. Các chủ trại trả mức phí bằng không để
bảo hiểm cho việc mất mát sản xuất do thiên tai.
d Tại Washington DC, bạn không thể làm nghề cắt tóc trừ khi được chính quyền thành phố cấp giấy phép.
TRẢ LỜI
Câu 1: Điều kiện cho hiệu quả Pareto là: Cạnh tranh, cùng với hành vi tối đa hóa của các cá nhân, dẫn đến hiệu quả. (a) và
(b) không thể đảm bảo điều kiện trên vì bảo hiểm lụt lội và chăm sóc y tế không thể cạnh tranh mà cần có sự can thiệp, hỗ trợ
của nhà nước. Còn (c) và (d) thì có thể đảm bảo cạnh tranh và mọi người có thể tối đa hóa hữu dụng của mình tùy theo mức
thu nhập.
Câu 2: Giả sử tại điểm v, hữu dụng của Ca và He được tối đa hóa. Do nước khan hiếm, He chỉ được sử dụng nước tại điểm a và
Ca tại điểm b (mỗi người chỉ được ½ số họ cần).
Đường bàng quan của He và Ca đề đi xuống chuyển động ngược chiều, không thể tiếp xúc với nhau nên không thể có điểm
tiếp xúc về mặt hình học nên không hiệu quả. Mặt khác trong trường hợp này, nước không thể trao đổi, sự phân bổ không làm
cho ai khá hơn, cả hai người đều thiệt, không phải là hiệu quả Pareto (một phân phối làm cho người khác sung túc hơn và
người kia thiệt hại đi).
Câu 3: Chính sách bảo hộ phim nội của chính phủ Pháp là tạo ra thò trường ít cạnh tranh là không nhất quán với phân bố
nguồn lực hiệu quả Pareto.
Gọi MRSnng là tỷ lệ thay thế biên tế của phim nội với phim ngọai, Pn, Png là giá tương ứng của phim nội và phim ngọai trước
thuế và trợ cấp, MRTnng là tỷ lệ chuyển đổi biên tế giữa phim nội và ngọai, Pnt là giá của phim ngọai sau thuế, Pntr là giá

của phim nội sau khi nhận trợ cấp (Png<Pnt và Pn>Pntr), MCn và MCng là chi phí biên tế của phim nội và phim ngọai. Trước
khi có thuế và trợ cấp MRSnng=MRTnng= MCn/MCng= Pn/Png (1).
Sau khi có thuế và trợ cấp MRTnng=MCn/MCng = Pntr/Pnt=MRSnng (2). So sánh (1) và (2) cho thấy chi phí biên tế của phim
ngọai tăng lên, phim nội giảm đi, tỷ lệ Pn/Png nhỏ hơn tỷ lệ Pntr/Pnt. Mặt khác, do được trợ cấp nên các hãng sản xuất phim
a
nội sẽ có thể không đặt Pnt=MCn (độc quyền thường đặt chi phí biên tế thấp hơn giá), khi đó đẳng thức (2) sẽ bò vi phạm. Đối
với người tiêu dùng, nếu như mọi người tối đa hữu dụng theo (1) , thì không theo (2) và ngược lại. Như vậy vi phạm điều kiện
hiệu quả Pareto, phân phối nguồn lực không hiệu quả do tác động của thuế và trợ cấp. Mặt khác, nhà nước buộc người dân
phải chuyển đổi sở thích chuyển xem phim ngọai sang nội do đánh thuế cao làm cho hữu dụng của họ bò giảm, về mặt đồ thò
sẽ khó tìm các đường bàng quan tiếp xúc nhau, nên không phải là điểm hiệu quả Pareto. Chính sách chỉ hiệu quả khi lượng
thuế làm tăng chi phí
Câu 6: Chính phủ chỉ nên can thiệp khi cần có trợ giúp ban đầu, sau đó để cho mọi người tự do trao đổi buôn bán.
Trường hợp a và c cần có sự trợ giúp của chính phủ do không có tồn tại thò trường rủi ro do thiên tai gây ra, hoặc tồn tại thò
trường bảo hiểm rủi ro thiên tai nhưng không hiệu quả.
Trường hợp b và d nên để cho thò trường họat động có cạnh tranh đảm bảo điều kiện phân phối nguồn lực hiệu quả.
Chương IV
HÀNG HĨA CƠNG VÀ CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ
1/ ĐỊNH NGHĨA HÀNG HĨA CƠNG VÀ CÁC TÍNH CHẤT CỦA HÀNG HĨA CƠNG:
• Định nghĩa hàng hóa cơng thuần túy:
- Khi hàng hóa cơng thuần túy được cung cấp, chi phí nguồn lực bổ sung của người khác để được hưởng hàng hóa này là bằng
khơng – sự tiêu thụ là khơng cạnh tranh.
- Ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa này là rất tốn kém hay hồn tồn khơng thực hiện được – sự tiêu thụ là khơng loại trừ.
• Các tính chất của hàng hóa cơng:
- Mặc dù mọi người tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa, sự tiêu thụ này khơng nhất thiết được đánh giá ngang bằng nhau cho tất
cả. Người ta có thể có quan điểm rất khác nhau về việc cho giá trị của một loại hàng hóa dịch vụ cơng là tích cực hay tiêu cực (giá
trị dương hay âm). Ví dụ:dịch vụ lau rửa vệ sinh ở kí túc xá.
- Sự phân loại hàng hóa cơng là khơng mang tính chất tuyệt đối, nó phụ thuộc vào các điều kiện thị trường và tình trạng cơng
nghệ. Ví dụ: ngọn đèn hải đăng phát sáng, chỉ những con tàu được trang bị thiết bị riêng thì mới nhận được tín hiệu từ hải đăng.
- Sự tiêu thụ của hàng hóa cơng khơng thuần túy là có sự mở rộng của tính cạnh tranh và tính loại trừ.Việc phân tích hàng hóa
cơng khơng thuần túy giúp ta hiểu được những vấn đề phải giải quyết đối với những người hoạch định chính sách cơng cộng.

- Một hàng hóa có thể thỏa mãn một phần định nghĩa hàng hóa cơng. Nghĩa là tính loại trừ và tính cạnh tranh khơng nhất thiết
phải đi cùng với nhau. Tính chất của hàng hóa là phụ thuộc vào tình trạng cơng nghệ và các sắp xếp phân phối theo pháp lý. Ví dụ:
Sự thưởng thức quang cảnh ở bờ biển, bình thường thì khơng có tính loại trừ, nhưng nếu chỉ có 1 vài con đường dẫn vào bờ biển thì
có tính loại trừ.
- Có nhiều thứ khơng được quy ước như hàng hóa nhưng lại có tính chất của hàng hóa cơng. Ví dụ: Tính trung thực.
- Hàng hóa tư nhân khơng nhất thiết chỉ dành riêng cho khu vực tư nhân cung cấp. Có nhiều loại hàng hóa tư nhân được cung
cấp cơng cộng – các hàng hóa có tình tiêu thụ cạnh tranh và có tính loại trừ được Chính phủ cung cấp. Hàng hóa cơng có thể do khu
vực tư nhân cung cấp. Tóm lại, nhãn hiệu tư nhân hay cơng cộng tự chúng khơng cho chúng ta biết được khu vực nào cung cấp. Ví
dụ: dịch vụ y tế và nhà cửa.
- Cung cấp cơng một loại hàng hóa khơng nhất thiết có nghĩa là nó được tạo ra từ khu vực cơng. Ví dụ: dịch vụ thu gom rác.
2/ ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP HÀNG HĨA CƠNG HIỆU QUẢ, SO SÁNH ĐIỀU KIỆN HIỆU QUẢ GIỮA HÀNG HĨA
CƠNG VÀ HÀNG HĨA TƯ THEO ĐỒ THỊ VÀ CƠNG THỨC:
Để tạo điều kiện cho phân phối hiệu quả của hàng hóa cơng, ta bắt đầu bằng hàng hóa tư.
• Điều kiện cung cấp hàng hóa tư hiệu quả:
Giả sử rằng cộng đồng xã hội chỉ bao gồm hai người: Adam và Eva; có hai loại hàng hóa tư nhân là táo và lá nho.
Số lượng lá nho (f) được tính trên trục hồnh, giá mỗi lá nho () là theo trục tung.
Đường cầu của Adam đối với lá nho là , cho thấy số lượng lá nho mà Adam sẵn sàng tiêu dùng tương ứng với các mức giá, giả sử là
các điều kiện khác khơng đổi.
Tương tự, ta cũng có đường cầu của Eva đối với lá nho là .
1 f lá nho mỗi năm 2 f lá nho mỗi năm 3 f lá nho mỗi năm
Lượng cầu thị trường tại bất kỳ mức giá cho trước nào là cộng lại các khoảng cách theo trục hoành. Đường cầu thị trường đối với lá
nho là . Quá trình này gọi là phép tính tổng theo chiều ngang.
Tại E, đường cung thị trường giao với đường cầu thị trường . Đây là điểm cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, do mỗi người có sở
thích, thu nhập và các tính chất khác nhau nên sự đòi hỏi của mỗi người về lá nho cũng khác nhau. Do đó, sự phân phối của lá nho
là hiệu quả Parato.
Theo lý thuyết người tiêu dùng, một cá nhân tối đa hóa giá trị hữu dụng đặt tỷ lệ thay thế biên tế của lá nho bởi táo () bằng giá của lá
nho () chia cho giá của táo ():
= = /
Tỷ lệ chuyển đổi biên tế của lá nho cho táo () bằng chi phí biên tế của lá nho () chia cho chi phí biên tế của táo ():
= /

Mặt khác: giá bằng chi phí biên tế.
Do đó: = =
• Điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả:
Giả sử Adam và Eva cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Sự thưởng thức pháo hoa của Eva không làm giảm thưởng thức của Adam
và ngược lại. Và cũng không loại trừ bất kỳ người nào ra khỏi buổi trình diễn pháo hoa. Do vậy, buổi trình diễn pháo hoa là hàng
hóa công.
Sự tiêu thụ pháo hoa của Adam (r) được tính trên trục hoành và giá của pháo hoa () theo trục tung. Đường cầu của Adam đối với
pháo hoa là .
Tương tự, đường cầu của Eva đối với pháo hoa là .
6
E
E
r mỗi năm
4
r mỗi năm
10
r mỗi năm
Loại dịch vụ được tạo ra từ buổi trình diễn pháo hoa là hàng hóa công nên phải tiêu dùng với số lượng ngang bằng. Để tìm tổng
thiện chí sẵn sàng chi trả, ta cộng mỗi mức giá mà mỗi người sàng chi trả cho số lượng hàng cho trước. Quá trình này được gọi là
phép tính tổng theo chiều dọc của các đường cầu của các cá nhân.
Số lượng pháo hoa hiệu quả được xác định tại điểm E – giao điểm của đường cung và đường cầu- mức giá Adam và Eva sẵn sàng
chi trả cho them mỗi quả pháo là bừng chi phí biên tế để sản xuất một quả pháo. Tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cung cấp hàng hóa
công được mở rộng cho đến khi đạt đến mức mà tại đó tổng giá trị biên tế trên đơn vị hàng hóa cuối cùng của mỗi người là bằng chi
phí biên tế.
Thiện chí chi trả cho mỗi quả pháo của Adam là tỷ lệ thay thế biên tế (), thiện chí chi trả cho mỗi quả pháo của Eva là tỷ lệ thay thế
biên tế ().
Tổng mức giá mà hai người sẵn sàng chi trả là + .
Trên quan điểm người sản xuất, giá vẫn thể hiện tỷ lệ chuyển đổi biên tế .
Cân bằng được xác định theo điều kiện:
+ = .

• So sánh điều kiện hiệu quả giữa hàng hóa công và hàng hóa tư:
- Đối với hàng hóa tư, tất cả mọi người đều có MRS như nhau, nhưng mọi người có thể tiêu dùng lượng hàng hóa khác nhau. Do
vậy, các đường cầu được cộng theo chiều ngang; Đối với hàng hóa công, mọi người tiêu dùng cùng một lượng hàng hóa nhưng
người ta có thể có MRS khác nhau. Do đó, để tìm tổng thiện chí cả nhóm sẵn sàng chi trả, ta cộng theo chiều dọc các đường cầu.
- Đối với hàng hóa tư nhân, tính hiệu quả đòi hỏi rằng mọi người có cùng tỷ lệ thay thế biên tế và bằng tỷ lệ chuyển đổi biên tế.
= =
Đối với hàng hóa công thuần túy, tổng tỷ lệ thay thế biên tế bằng tỷ lệ chuyển đổi biên tế.
+ = .
3/ GIÁO DỤC CÓ PHẢI LÀ HÀNG HÓA CÔNG HAY KHÔNG? GIẢI THÍCH TẠI SAO CHÍNH PHỦ LẠI THAM GIA
TÍCH CỰC VÀO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CHỨ KHÔNG ĐỂ CHO THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP. KINH NGHIỆM RÚT
RA TỪ CHI TIÊU GIÁO DỤC CỦA MỸ.
• Giáo dục có phải là hàng hóa công hay không?
Giáo dục theo một nghĩa nào đó mang tính chất công, tuy nhiên xét trên phương diện sử dụng thì mức phí cho giáo dục không hoàn
toàn do nhà nước trợ cấp mà còn có đóng góp của những học viên. Nghĩa là nó có tính loại trừ. Đồng thời, với mỗi trường học sẽ có
giới hạn về số lượng cho nên không phải toàn bộ mọi người đều có thể tham gia vào cùng 1 trường hay một khóa học, có nghĩ là nó
có tính cạnh tranh. Do vây, giáo dục là hàng hóa tư mang tính chất công.
• Chính phủ phải tham giá tích cực vào sự nghiệp giáo dục và không để cho thị trường cung cấp vì:
20
- Thị trường không cung cấp một cách hiệu quả hàng hóa nếu hàng hóa là hàng hóa công, chúng làm tăng ngoại tác hay chúng
được cung cấp một cách độc quyền. Giáo dục làm tăng phúc lợi của sinh viên bằng cách tăng khẳ năng tạo ra thu nhập của họ hay
tổng thể hơn là tăng khả năng quan hệ với cuộc sống.
- Các trường học có thể là nguồn sức mạnh đối với sự xã hội hóa. Giáo dục cung cấp con đường để truyền bá các chính sách làm
cho các công dân chấp nhận chính phủ của họ và từ đó đóng góp cho sự ổn định chính trị của xã hội. Do đó, sự can thiệp vào thị
trường giáo dục của chính phủ có liên quan với tính hiệu quả kinh tế.
- Giáo dục công cộng tạo ra vốn con người đồng thời khắc sâu ghi nhớ niềm tin vào hệ thống chính trị hiện hành. Do đó, chính
phủ không những cung cấp giáo dục mà còn tạo ra giáo dục.
- Nếu để cho thị trường cung cấp giáo dục mà không có sự tham giá tích cực của nhà nước thì sẽ xảy ra tình trạng có người có
năng lực nhưng không có đủ điều kiện để đi học. Do đó, xã hội sẽ bị tổn thất to lớn do không sử dụng được chất xám của những
người này. Vì vậy, để tạo ra sự công bằng trong lĩnh vực giáo dục, nhà nước có trách nhiệm cung cấp loại hàng hóa này cho xã hội
đến một mức nhất định nào đó.

• Kinh nghiệm rút ra từ chi tiêu giáo dục ở Mỹ:
Các trường học sẽ khá hơn nếu buộc phải cạnh tranh với nhau để thu hút sinh viên. Đây là một phần động lực thúc đẩy của các
trường hiến chương là các trường công hoạt động với các hiến chương của chính phủ để giữ chúng theo tiêu chuẩn của quốc gia,
nhưng được tự do trong các thử nghiệm và được độc lập trong các quyết định chi tiêu và thuê mướn nhân lực. Phần lớn sự chú ý tập
trung vào các kế hoạch nâng cao chất lượng trường công bằng cách gia tăng đáng kể giới hạn lựa chọn thông qua một hệ thống hóa
đơn trợ cấp. Phương pháp tiếp cận cơ bản là cung cấp các hỗ trợ tài chính trực tiếp cho sinh viên chứ không cho các trường học.
Mỗi sinh viên có thể cấp cho một hóa đơn trả học phí có thể trang trải cho các trường học chất lượng mà gia đình của sinh viên thích
nhất. Các trường học tồi sẽ có ít học viên tham gia và buộc phải đóng cửa, đồng thời các thầy cô giáo chưa đủ chuyên môn sẽ bị ra
khỏi trường học. Chính điều này tạo điều kiện cho sự cạnh tranh của các trường làm nâng cao được chất lượng giáo dục hơn.
4/ CÁC BÀI TẬP CHƯƠNG:
Bài 1: Bạn hãy phân loại các hàng hóa dịch vụ sau đây: hàng hóa công, hàng hóa tư. Tại sao?
a. Các vùng đất hoang.
b. Các nhà tù.
c. Giáo dục của trường Y.
d. Các chương trình ti vi công cộng.
e. Internet website cung cấp thông tin về lịch hoạt động của hang hàng không.
Bài làm:
a. Vùng đất hoang là hàng hóa tư vì khi nhiều người đến tranh giành vùng đất để biến nó thành của mình thì nó có tính cạnh tranh,
nếu người này đã sử dụng rồi thì người khác sẽ không được sử dụng nữa nên nó có tính cạnh tranh.
b. Các nhà tù là hàng hóa công không thuần túy vì nó không có tính cạnh tranh nhưng lại có tính loại trừ vì khi người này sử dụng
thì người khác sẽ không được sử dụng nhà tù đó nữa.
c. Giáo dục của trường Y là hàng hóa tư vì số lượng học viên của trường là có giới hạn nên mọi người sẽ tranh nhau để được học
nếu chất lượng nó tốt, do đó nó có tính cạnh tranh. Đồng thời nó cũng có tính loại trừ vì khi mọi người không thể cùng lúc nghe
giảng một lớp.
d. Các chương trình TV công cộng là hàng hóa công vì nó không có tính cạnh tranh và loại trừ, mọi người có thể cùng lúc sử dụng
nó theo mỗi mức hữu dụng của mình.
e. Internet website là hàng hóa công vì cùng một lúc mọi người có thể truy cập vào để xem thông tin của hang hàng không. Do đó
nó không có tính cạnh tranh và loại trừ.
Bài 2: Tarzan và Jane sống một mình trong rừng rậm và đã huấn luyện được chú khỉ Cheetah canh gác trang trại, thu hoạch trái cây.
Cheetah có thể thu được 3Kg trái cây trong một giờ. Hiện tại chú dành 6 giờ để canh gác, 8 giờ để hái trái cây, và 10 giờ để ngủ.

a. Cái gì là hàng hóa công và hàng hóa tư trong ví dụ này.
b. Nếu mỗi người Tarzan và Jane sẵn sàng từ bỏ một giờ canh gác cho 2Kg trái cây, phân phối thời gian của Cheetah có phải là
hiệu quả Parato không? Cheetah nên canh gác nhiều hơn hay ít hơn?
Bài làm:
a. Ngủ là hàng hóa công vì cùng một lúc mọi người vẫn có thể ngủ mà không bị ảnh hưởng đến ai nên nó không có tính cạnh tranh
và loại trừ.
Canh gác và hái trái cây là hàng hóa tư vì khi Cheetah hái trái cây hay canh gác cho người này thì nó không thể canh gác hay hái trái
cây cho người kia và ngược lại.
b. Tỷ lệ thay thế biên tế của Cheetah là: MRS = =
Tỷ lệ chuyển đổi biên tế của Cheetah là: MRT = =
 MRS = MRT
Do đó phân phối thời gian của Cheetah là hiệu quả Parato. Và Cheetah nên canh gác nhiều hơn vì 1 giờ canh gác có thể đem lại cho
Cheetah 4Kg trái cây trong khi 1 giờ hái trái cây Cheetah chỉ có thể thu hoạch được 3Kg.
Bài 3: Tại Tây Ban Nha các công ty tư nhân đã xây dựng đường vành đai xung quanh thủ đô Madrid. Các công ty kiếm tiền bằng
cách thu phí. Vậy đường cao tốc này có phải là hàng hóa công hay không? Phân phối tư nhân đường cao tốc có phải là một ý tưởng
hợp lý hay không?
Bài làm:
Đường cao tốc là hàng hóa công vì mọi người có thể sử dụng nó mà không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác. Do đó
nó không có tính cạnh tranh và loại trừ.
Phân phối tư nhân đường cao tốc là một ý tưởng hợp lý vì nếu để tư nhân triển khai dự án sẽ tạo sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, từ đó làm đường cao tốc được xây dựng với chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, việc phân phối tư nhân đường cao tốc có thể
khiến đường cao tốc từ hàng hóa công thuần túy sang hàng hóa mang tính loại trừ và cạnh tranh, vì nếu tư nhân thu mức phí cao thì
sẽ loại những người nghèo ra khỏi tiêu dùng.
Bài 4: Năm 1997, bang Texas đã mời thầu từ các công ty tư nhân để quản lý hệ thống phúc lợi của bang. Chính quyền Clinton đã
yêu cầu bang Texas tạm ngưng tiến trình này và cho rằng phúc lợi xã hội phải do những quan chức nhà nước quản lý. Vậy phúc lợi
xã hội có phải là hàng hóa công hay không? Nó có nên được tạo ra qua khu vực công cộng hay khu vực tư nhân? Liên hệ câu trả lời
của bạn với vấn đề đây có phải là trường hợp các “hợp đồng tương đối hoàn chỉnh” cần được ký kết với các công ty khu vực tư nhân
hay không?
Bài làm:
Phúc lợi xã hội là hàng hóa công vì cùng một lúc mọi người có thể sử dụng nó mà không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người

khác. Do đó nó không có tính cạnh tranh và loại trừ.
Việc phúc lợi xã hội được tạo ra từ khu vực tư hay khu vực công thì tùy thuộc vài chi phí quản lý cũng như hiệu quả phân phối của
mỗi khu vực. Tuy nhiên về mặt hiệu quả, các hàng hóa chỉ được phân phối hiệu quả khi được sản xuất trong thị trường cạnh tranh.
Do đó, phúc lợi xã hội nên được tạo ra từ khu vực tư và chính phủ có thể soạn thảo hợp đồng cho khu vực tư nhân với chất lượng
dịch vụ mà chính phủ muốn.
Bài 5: Thelma và Luis là hai người hàng xóm với nhau. Vào mùa đông, máy dọn tuyết không thể dọn sạch mặt đường trước nhà
Thelma nếu không dọn sạch trước nhà Luis. Lợi ích biên tế của Thelma từ dịch vụ dọn tuyết là 12 – Z, trong đó Z là số lần đường
phố được dọn tuyết. Lợi ích biên tế của Luis là 8 – 2Z. Chi phí biên tế dọn tuyết là 16 đôla.
Vẽ hai đồ thị lợi ích biên tế và đồ thị tổng hợp lợi ích biên tế. vẽ đồ thị chi phí biên tế và tìm mức phân bố hiệu quả của dịch vụ dọn
tuyết.
Bài làm:
- Lợi ích biên tế của Thelma là 12 – Z.
- Lợi ích biên tế của Luis là 8 – 2Z.
- Tổng lợi ích biên tế MB = ( + ) là 12 – Z + 8 – 2Z = 20 – 3Z.
- Chi phí biên tế MC là 16.
Tại điểm phân bổ hiệu quả của dịch vụ dọn tuyết, ta có:
MB = MC
 20 – 3Z = 16
 Z = 4/3.
\
Chương V
NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
1/ ĐỊNH NGHĨA NGOẠI TÁC. MÔ TẢ ĐỒ THỊ NGOẠI TÁC, TÍNH CHẤT CỦA NGOẠI TÁC
• Định nghĩa ngoại tác:
Khi hoạt động của một chủ thể (một cá nhân hay công ty) tác động trực tiếp lên phúc lợi của các chủ thể khác bằng những cơ chế
nằm ngoài thị trường, tác động này được gọi là ngoại tác.
- .
20
MC
16

12
MB
8
0
Z
12
20/3
4
2
2/ ĐỊNH LÝ COASE, MÔ TẢ ĐỒ THỊ, GIẢ ĐỊNH VÀ CÁC ĐỊNH LÝ, CÁC ỨNG XỬ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC
QUA ĐỊNH LÝ COASE:
• Định lý Coase:
Giả sử quyền sở hữu dòng sông được chỉ định cho anh Bart. Việc chị Lisa và anh Bart mặc cả thương lượng với nhau là không tốn
kém. là mức sản lượng hiệu quả.
$
Anh Bart sẽ sẵn sàng không sản xuất một số đơn vị sản phẩm đầu ra chỉ khi nào nhận được khoản tiền lớn hơn khoản thu gia tăng
thuần từ sản xuất đơn vị sản phẩm đó: (MB – MPC). Mặt khác, chị Lisa sẵn sàng chi trả cho anh Bart để anh này không sản xuất
số đơn vị sản phẩm khi khoản chi trả này bé hơn thiệt hại biên tế đối với chị: MD. Do đó, cuộc thương lượng xảy ra khi MD> (MB –
MPC).
Phía bên phải của , tại mọi mức sản xuất đầu ra: (MB – MPC)0 và MD>0 =>MD> (MB – MPC). Đây là phạm vi của cuộc thương
lượng.
Từ bên trái của , tại mọi mức sản xuất đầu raMD< (MB – MPC).Ở đây không xảy ra cuộc thương lượng.
Do đó, là mức sản xuất hiệu quả. Bất kể lợi ích của cuộc thương lượng được chia sẻ như thế nào thì sản xuất sẽ dừng lại ở .
Giả sử ngược lại là chị Lisa được giao quyền sở hữu dòng nước. Chị Lisa sẽ chấp nhận một mức ô nhiễm mà khoản tiền nhận được
lớn hơn thiệt hại biên tế (MD), anh Bart sẵn sàng chi ra khoản tiền nhỏ hơn giá trị (MB – MPC). Tương tự, cả hai bên cùng có động
lực đạt đến thỏa thuận chị Lisa bán cho anh Bart quyền được sản xuất tại .
• Các giả thiết:
- Chi phí để thương lượng đối với cả hai bên là thấp, hoặc bằng 0.
- Chủ sở hữu của các nguồn lực có thể xác định nguồn gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn chặn một cách hợp pháp.
Với các điều kiện giả thiết trên, giải pháp hiệu quả sẽ đạt được không phụ thuộc vào việc ai là người được chỉ định quyền sở hữu,

kết quả này được gọi là định lý Coase. Nghĩa là một khi quyền sở hữu được thiết lập, chính phủ không cần can thiệp để đối phó với
ngoại tác.
Định lý Coase là thích hợp cho các trường hợp trong đó chỉ có một vài bên liên quan và các nguồn của ngoại tác được xác định đầy
đủ.
3/ MÔ HÌNH THUẾ VÀ TRỢ CẤP PIGOU TRONG TRƯỜNG HỢP NGOẠI TÁC TIÊU CỰC:
• Thuế Pigou:
Thuế Pigou là loại thuế áp lên mỗi đơn vị sản xuất đầu ra của người gây ô nhiễm với quy mô bằng thiệt hại biên tế mà nó tạo ra tại
mức sản xuất đầu ra hiệu quả.
Trước thuế, mức hiệu quả là , là giao điểm của MPC và MB. Tại đó, người sản xuất tối đa hóa được lợi nhuận.
Thiệt hại biên tế tại mức sản xuất đầu ra hiệu quả là khoảng cd. Đây là thuế Pigou.
$
MSC = MPC + MD
MPC
MD
0
MB
Q mỗi năm
MPC + cd
MSC = MPC +
MD
Tổng số thu
thuế Pigou
MPC
i
d
j
c
Nếu anh Bart bị áp dụng thuế trên mỗi đơn vị sản xuất đầu ra, đồ thị chi phí biên tế của anh Bart được xác định bằng cách cộng
thêmcd vào MPC tại mỗi mức sản xuất đầu ra. Thuế làm tăng chi phí biên tế hiệu quả của anh Bart, đối với mỗi đơn vị sản phẩm,
anh ta phải chi trả cho các nhà cung cấp đầu vào (đo bằng MPC) và cho người thu thuế (đo bằng cd). Do đó, MPC dịch chuyển lên

thẳng đứng một khoảng bằng cd. Khi đó, mức sản lượng đầu ra hiệu quả là (điểm giao nhau giữa MB và MPC + cd).
Với mức sản lượng là , thuế cd đôla trên một đơn vị sản xuất đầu ra, tổng số thuế thu được là cd * bằng diện tích cdij.
• Trợ cấp Pigou:
Trợ cấp Pigou là một khoảng chính phủ trợ cấp cho người gây ô nhiễm để giảm một đơn vị sản phẩm và đạt sản lượng hiệu quả.
Giả sử Chính phủ công bố sẽ chi cho người sản xuất một khoản trợ cấp là cd cho mỗi đơn vị sản phẩm không sản xuất. Đồ thị chi
phí biên tế là MPC + dc.
$
Tại : +Lợi ích biên tế tại mức sản xuất là ge – khoảng cách giữa MB và trục hoành.
+ Chi phí biên tế làektổng số tiền người sản xuất trả cho các đầu vào (MPC) và khoản trợ cấp cd để từ bỏ sản xuất.
Khi đó chi phí biên tế vượt quá lợi ích biên tế (ek > ge) thì việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm cuối cùng không có ý nghĩa lợi
ích, thay vào đó là người sản xuất có thế ngưng sản xuất và nhận trợ cấp. Do đó, người sản xuất giảm sản lượng từ đến . Tất cả các
mức đầu ra bên phải của , tổng chi phí biên tế tư nhân và trợ cấp là lơn hơn lợi ích biên tế.
Tại tất cả các điểm bên trái , tổng chi phí cơ hội MPC+cd nhỏ hơn lợi ích biên tế. Tại đây mang lại giá trị lớn hơn cho người sản
xuất ngay cả khi họ từ bỏ nhận trợ cấp.
Do đó, là mức sản xuất đầu ra hiệu quả.
Khi người gây ô nhiễm từ bỏ không sản xuất để nhận trợ cấp: ch là đợn vị sản xuất đầu ra với trợ cấp cd trên mỗi đơn vị sản xuất
đầu ra đó, thì tổng trợ cấp người sản xuất nhận được là cd*ch (diện tích cdfh).
MD
0
MB
Q mỗi năm
MSC = MPC + MD
MPC + cd
Tr
ợ cấp
Pigou
c
h
MPC
k

d
f
0
MD
MB
Q mỗi năm
4/ NGOẠI TÁC TÍCH CƯC, VÍ DỤ. MÔ HÌNH TRỢ CẤP NGOẠI TÁC TÍCH CỰC. PHÂN BIỆT CÁC CHÍNH SÁCH
KHI CÓ NGOẠI TÁC TÍCH CỰC VÀ NGOẠI TÁC TIÊU CỰC.
Giả sử một công ty thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D), đồ thị lợi ích biên tế tư nhân (MPB) và chi phí biên tế (MC)
$
Công ty chọn mức hoạt động tại , là nơi MC = MPB.
Giả sử rằng R&D làm cho các công ty khác sản xuất được sản phẩm rẻ hơn, và các công ty này không trả tiền cho việc sử dụng
thành tựu nghiên cứu khoa học.
Khi đó, lợi ích biên tế đối với các công ty khác cho mỗi lượng nghiên cứu là MEB (lợi ích biên tế ngoại vi). Lợi ích biên tế xã hội
của nghiên cứu là tổng của MPB và MEB, thể hiện là MSB.
Tính hiệu quả đòi hỏi chi phí biên tế và lợi ích biên tế xã hội phải bằng nhau, điều này xảy ra tại . Do vậy R&D được cung cấp ít
hơn cần thiết. Nếu công ty muốn sản xuất từ đến thì công ty phải chịu phí tổn ab và công ty bị lỗ. Do đó, xã hội phải trợ cấp bằng
với lợi ích ngoại vi biên tế tại điểm tối ưu là khoảng cách của ab thì công ty sẽ sản xuất hiệu quả.
Vậy khi một công ty hay cá nhân tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường sẽ cung cấp ít hơn (dưới mức cần thiết) lượng hàng hóa dịch
vụ đang xét, nhưng một khoản trợ cấp phù hợp sẽ cải thiện được tình hình.
• Phân biệt các chính sách khi có ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực:
- Khi có ngoại tác tiêu cực, chính phủ sẽ đánh vào nhà sản xuất hay người gây ô nhiễm một khoản thuế để giảm ngoại tác, gọi là
thuế Pigou; hoặc chính phủ sẽ trợ cấp cho nhà sản xuất để họ giảm sản xuất nhằm giảm thiểu việc gây ô nhiễm, gọi là trợ cấp Pigou.
- Khi có ngoại tác tích cực, chính phủ sẽ trợ cấp cho nhà sản xuất để bù đắp sự thiếu hụt sản phẩm trên thị trường, giúp thị trường
hoạt động hiệu quả hơn.
5/ CÁC BÀI TẬP CỦA CHƯƠNG:
Bài 1: theo cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore, “chúng ta cần phải thực hiện những hành động táo bạo và dứt khoát … để cứu lấy
môi trường – nguyên tắc tập trung tổ chức của nền văn minh”. Giả sử bạn là một nhà làm chính sách đang cố gắng quyết định phải
làm gì đối với khí thải xe ô tô, xe gắn máy tại các Thành phố. Bạn có thể sử dụng lời tuyên bố của Gore như một cơ sở để đưa ra
quyết định của bạn như thế nào?

Bài làm:
Để ngăn chặn khí thải xe ô tô, xe gắn máy tại các thành phố cần ban hành biện pháp chế tài với xe thải nhiều khí ô nhiễm quá mức
quy định, thu phí với các xe thải khí lớn và cấm lưu hành các loại xe gây ô nhiễm cao. Mặt khác, thông qua việc tăng giá xăng bằng
việc thu thuế môi trường cao để giảm lượng sử dụng xe ô tô, gắn máy.
Bài 3: đối với mỗi trường hợp sau, trường hợp nào có thể áp dụng định lý Coase? Tại sao được và tại sao không được?
a
MC
b
MSB = MEB + MPB
MPB
MEB
0
Nghiên cứu mỗi năm
a. Một nhóm sinh viên đại học trong ký túc xá cùng chung một bếp nấu ăn tập thể. Một số sinh viên không bao giờ dọn dẹp rác khi
họ nấu ăn.
b. Tại vùng hồ Vermont, các thuyền ca nô máy tốc độ cao làm cho những người bơi lội và chèo thuyền khó chịu.
c. Tại bang Washington, nhiều chủ trại đốt cánh đồng của họ để dọn gốc rạ chuẩn bị cho mùa trồng trọt sắp tới. Dân cư trong
thành phố lân cận than phiền về ô nhiễm.
d. Những người sử dụng internet nhìn chung là chịu chi phí phát sinh bằng không để truyền đạt thông tin. Kết quả là xảy ra sự tắt
nghẽn và người sử dụng rất bực bội do chậm trễ.
Bài làm:
a. Không áp dụng được định lý Coase vì bếp ăn thuộc sở hữu của ký túc xá nên không thể chuyển sở hữu cho bất kỳ một sinh viên
nào.
b. Trường hợp này có thể áp dụng định lý Coase vì có thể giao cho tư nhân sở hữu để việc quản lý thuyền ca nô ở những vùng
khác nhau để tránh gây khó chịu cho người bơi lội và chèo thuyền.
c. Không thể áp dụng định lý Coase vì các trang trại đã co chủ sở hữu. để tránh gây ô nhiễm thì buộc chính phủ phải can thiệp
bằng mọi chính sách.
d. Trường hợp này có thể áp dụng định lý Coase vì có thể giao quyền sở hữu cổng vào mạng để hạn chế số người sử dụng.
Bài 4: trên cơ sở của nghiên cứu khảo sát của Evans, Ringel và Stech (1999), một dự đoán hợp lý chi phí ngoại biên của việc hút
một gói thuốc lá là khoảng 75 xen. Hiện tại, thuế thuốc lá liên bang và của các bang là khoảng 75 xen trên mỗi bao thuốc lá. Sử

dụng mô hình thuế Pigou đánh giá tính hiệu quả của chính sách này.
Bài làm:
Mức thuế đánh trên mỗi bao thuốc lá là cd = 75 xen.
Khi đó: chi phí tư nhân biên tế sẽ dịch chuyển lên trên cd đơn vị với mọi điểm trên MPC. Chi phí tư nhân biên tế mới là MPC + cd.
Đánh thuế sẽ làm cho mức hiệu quả sản xuất giảm từ đến .
Với sản lượng là , chi phí ngoại tác từ việc hút thuốc lá là cd x = 75x.
Chính sách thuế tạo ra khoản thu của nhà nước là 75x.
Vậy khoản thu từ thuế bù đắp cho chi phí ngoại tác, chính sách này là hiệu quả.
Bài 5: lợi ích biên tế tư nhân đối với hàng hóa X được cho là 10 – X, trong đó X là số đơn vị hàng hóa được tiêu dùng. Chi phí biên
tế tư nhân của sản xuất ra X là không đổi và là 5 đôla. Đối với mỗi đơn vị hàng hóa X được sản xuất, một chi phí ngoại tác 2 đôla
được áp dụng cho các thành viên của cộng đồng. khi không có bất kỳ sự can thiệp nào của chình phủ, sô lượng X được sản xuất là
bao nhiêu? Mức hiệu quả của sản xuất X là gì? Cộng đồng có được những lợi ích gì trong việc dịch chuyển từ mức sản xuất không
MSC = MPC + MD
Xen
d
MPC + cd
i
MPC
c
j
MD = 75xen
MB
0
Q (thuốc lá)
hiệu quả đến mức hiệu quả? Giả thiết rằng thuế Pigou có thể dẫn đến mức sản xuất hiệu quả, thuế sẽ huy động được số thu là bao
nhiêu?
Bài làm:
- Khi không có sự can thiệp của chính phủ:
Lợi ích biên tế tư nhân đối với hàng hóa X (MB) là 10 – X.
Chi phí biên tế MPC là 5.

MB = MPC
 10 – X = 5
 X = 5.
- Khi có sự can thiệp của chính phủ:
Tổng chi phí biên tế MSC = MPC + MD là 5 + 2X.
Ta có:
MB = MSC
 10 – X = 5 + 2X
 X = 5/3.
$
Thuế là diện tích ABCD = x ( – 5) =
Cộng đồng nhận được lợi ích chính là phần thiệt hại giảm đi và nhà sản xuất bị thiệt chính là phần lợi ích giảm đi khi chuyển từ mức
sản xuất không hiệu quả X = 5 sang mức hiệu quả X = 5/3.
- Lợi ích của công chúng là diện tích IFGK = (10/3+10)x10/3x1/2 = 200/9.
Chương VI
PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM.
1/ CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP TỐI ƯU:
Nếu trong xã hội có n thành viên và hữu dụng của thành viên thứ i là , khi đó phúc lợi xã hội W là một hàm nào đó của các hữu dụng
cá nhân:
W = F(, , …, )
Đôi khi hàm này được xem là hàm vị lợi phúc lợi xã hội. Giả thiết rằng, tăng lên một nào đó, các yếu tố khác không đổi thì W sẽ
tăng.
Ta xét trường hợp đặc biệt của hàm trên:
W = + + … +
Ở đây phúc lợi xã hội đơn giản là tổng các hữu dụng của các cá nhân. Hàm này được xem là hàm cộng vào phúc lợi xã hội.
MSC = 5 + 2X
MD = 2X
D
A
H

G
E
B
MPC = 5
F
5
C
KI
MB = 10 - X
0
5
X
Giả sử mục tiêu của Chính phủ là tối đa hóa giá trị của W và có 3 giả thuyết:
- Các cá nhân có các hàm hữu dụng đồng nhất và các hàm này chỉ phụ thuộc vào thu nhập của họ.
- Các hàm hữu dụng này thể hiện sự phân biệt hữu dụng biên tế của thu nhập – như thu nhập của các cá nhân tăng lên, họ sẽ trở
nên sung túc hơn nhưng ở tốc độ giảm dần.
- Tổng số thu nhập có thể có được là cố định.
Với các giả định này và hàm cộng vào phúc lợi, chính phủ sẽ phải phân phối lại thu nhập để đạt được sự bình đẳng hoàn toàn.
Giả sử rằng xã hội chỉ gồm hai người là Peter và Paul, khoảng nằm ngang OO’ đo tổng số thu nhập có thể có được trong xã hội. Thu
nhập của Peter và Paul được bắt đầu đo lần lượt từ O’ và O.
Hữu dụng biên tế thu nhập của Paul được đo theo đường thẳng đứng, bắt đầu từ điểm O. Theo giả định 2, hữu dụng biên tế thu nhập
của Paul là đường dốc xuống dưới - .
Hữu dụng biên tế thu nhập của Peter được đo bằng đường thẳng đứng, bắt đầu từ điểm O’. Theo giả định 2, hữu dụng biên tế thu
nhập của Peter là đường dốc xuống dưới - .
Vì Paul và Peter có hàm hữu dụng đồng nhất nên là tấm gương phản chiểu của .
Giả sử, thu nhập lúc đầu của Paul là Oa và của Peter là O’a. Lấy từ Peter ab đôla và chuyển cho Paul. Điều này sẽ làm cho Peter
nghèo đi và Paul sung túc lên.
Khi đó, hữu dụng của Paul sẽ tăng lên bằng diện tích abfe và hữu dụng của Peter giảm xuống bằng diện tích abdc. Vì diện tích abfe
lớn hơn diện tích abdc nên tổng hữu dụng của họ tăng lên bằng (abfe – abdc) và bằng diện tích cefd.
Vậy chừng nào còn bất bình đẳng trong thu nhập thì còn bất bình đẳng trong hữu dụng biên tế và tổng các hữu dụng có thể được

tăng lên qua việc phân phối thu nhập cho người nghèo. Chỉ có tại điểm thì ở đó thu nhập và hữu dụng bằng nhau, và phúc lợi được
tối đa hóa, sự bình đẳng về thu nhập được thực hiện.
2/ CÁC HÀM LIÊN QUAN ĐẾN THUYẾT VỊ LỢI XÃ HỘI, CÁC QUAN ĐIỂM VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP.
• Các hàm liên quan đến thuyết vị lợi xã hội:
- Hàm vị phúc lợi xã hội: Nếu trong xã hội có n thành viên và hữu dụng của thành viên thứ i là , khi đó phúc lợi xã hội W là một
hàm nào đó của các hữu dụng cá nhân:
W = F(, , …, )
Đôi khi hàm này được xem là hàm vị lợi phúc lợi xã hội. Giả thiết rằng, tăng lên một nào đó, các yếu tố khác không đổi thì W sẽ
tăng.
Ta xét trường hợp đặc biệt của hàm trên:
W = + + … +
H

u
dụ
ng
biê
n
tế
củ
a
Pet
er
H

u
dụ
ng
biê
n

tế
củ
a
Pa
e
f
d
c
b
a
O’
O
Thu nhập của Peter
Thu nhập của Paul
Ở đây phúc lợi xã hội đơn giản là tổng các hữu dụng của các cá nhân. Hàm này được xem là hàm cộng vào phúc lợi xã hội. Theo đó
xã hội không thiên vị đối với việc phân phối các hữu dụng.
- Tiêu chuẩn tối đa tối thiểu: phúc lợi xã hội chỉ phụ thuộc vào hữu dụng của người nào có hữu dụng thấp nhất (Min).
W = Min (, , …, )
Mục tiêu là tối đa hóa hữu dụng cho người có hữu dụng nhỏ nhất. Tiêu chuẩn tối đa hóa nói lên rằng phân phối thu nhập phải công
bằng một cách hoàn hảo, trừ khi tới mức trệch hướng ra khỏi bình bẳng sẽ làm tăng phúc lợi cho người nghèo.
• Các quan điểm về phân phối thu nhập:
- Plato đã lập luận rằng trong một xã hội tốt, tỷ lệ thu nhập của người giàu so với ngườ nghèo phải ở mức cao nhất là 4:1. Quan
hệ chặt chẽ với quan điểm này là quan điểm cho rằng bất bình đẳng tự thân nó không được mong muốn.
- Tobin đã khuyến nghị rằng chỉ có các hàng hóa đặc biệt là phải được phân phối công bằng. Quan điểm này đôi khi được gọi là
chủ nghĩa bình quân hàng hóa. Tóm lại, khi những người tài trợ quan tâm đến tiêu dùng các mặt hàng nào đó của những người được
nhân tài trợ, thì chính sách phân phối lại thu nhập thông qua các hàng hóa này có thể được xem như một sự cố gắng nhằm hiệu
chỉnh tác động ngoại tác.
3/ PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU LÊN PHÂN PHỐI THU NHẬP, CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU TÁC
ĐỘNG LÊN PHÂN PHỐI THU NHẬP NHƯ THẾ NÀO. LIÊN HỆ VIỆT NAM.
• Phạm vi tác động của chi tiêu lên phân phối thu nhập:

- Các tác động liên quan đến giá cả: bất kỳ một chương trình nào của chính phủ làm tăng lên chuỗi thay đổi giá cả có tác động
đến thu nhập của mọi người ở cả hai chức năng tiêu thụ hàng hóa và cung ứng các đầu vào.
+ Sử dụng chương trình làm tăng giá của loại hàng hóa liên quan mà bạn tiêu dùng nhiều sẽ làm cho bạn bị nghèo đi.
+ Một chương trình làm tăng giá có liên quan đến yếu tố mà bạn cung cấp sẽ làm cho bạn sung túc hơn.
Sẽ khó để truy tìm tất cả các nguồn gốc của những thay đổi giá cả đó, vì vậy các nhà kinh tế nhìn chung chỉ tập trung vào giá cả trên
thị trường có tác động trực tiếp.
- Hàng hóa công: chi tiêu quan trọng của chính phủ là dành cho hàng hóa công. Thị trường không ép buộc mọi người phải biểu lộ
việc họ lượng giá hàng hóa công là bao nhiêu. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết để xác định được tác động của nó đối với phân
phối thu nhập. Ở đây, Menchick đã sử dụng hai giả định khác nhau là: tỷ lệ phần lợi ích của mỗi gia đình là tương ứng với tỷ lệ thu
nhập của họ, tỷ lệ phần lợi ích của mỗi gia đình là cân đối tỷ lệ với số lượng thành viên trong gia đình. Kết quả đưa ra là có ảnh
hưởng mạnh từ các giả định.
- Đánh giá các chuyển nhương hiện vật: nhiều chương trình của chính phủ đã cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thay vì bằng tiền.
Những người nhận trợ cấp không được bán lại những hàng hóa và dịch vụ này một cách hợp pháp. Nếu những người được nhận trợ
thích tiêu dùng ít hơn, thì giá trị của chuyển nhượng hiện vật nhỏ hơn giá thị trường.
4/ ĐÁNH GIÁ CÁC CHUYỂN NHƯỢNG HIỆN VẬT BẰNG ĐỒ THỊ.
Chuyển nhượng hiên vật là một chính sách trợ cấp của chính phủ dành cho người nghèo các loại tem phiếu thực phẩm, thuốc men
và nhà ở công cộng, … thông qua các luật cụ thể. Tuy nhiên, người giàu và trung lưu cũng sẽ được hưởng lợi từ các chuyển nhượng
hiện vật.
Không giống các hàng hóa công thuần túy, các chuyển nhượng hiện vật không được tất cả mọi người tiêu thụ. Vì vậy, khó ước
lượng được giá trị của nó với những người được hưởng. Ở đây, ta đánh giá thông qua việc phân tích chính sách trợ cấp của chính
phủ bằng tiền và hiện vật.
Xét Jones – một người nhận trợ cấp phúc lợi điển hình, thu nhập hàng tháng là 300 đôla giữa pho mát và “các loại hàng hóa khác”.
Giá thị trường của pho mát là $2/1 cân Anh và đơn vị “các hàng hóa khác” là $1/1 đơn vị. Tiêu dùng của Jones đối với pho mát
được đo trên trục hoành và “các hàng hóa khác” được đo trên trục tung. Ngân sách giới hạn là AB.
Giả sử Jones tối đa hóa hữu dụng và sẽ tiêu dùng gói gồm: 260 đơn vị “cá loại hàng hóa khác” và 20 cân Anh pho mát.
+ TH1: Chính phủ trợ cấp cho Jones 60 cân Anh pho mát mỗi tháng và cô ta bị ngăn cấm không được bán lại trên thị trường.
Trước khi có chuyển nhượng: đường ngân sách giới hạn là AB và mức hữu dụng tối đa : 20 cân Anh và 260 đơn vị hàng hóa khác.
Khi chính phủ trợ cấp: Jones có thể tiêu thụ 60 cân Anh nhiều hơn trước đây. Ngân sách giới hạn của cô ta chuyển dịch 60 đơn vị về
phía phải của mỗi điểm trên đoạn AB, nhận được AFD là đường cong U, tiếp xúc tại F. Tại đó, Jones tiêu dùng cao hơn trước: pho
mát là 60 và “các hàng hóa khác” là 300 vì Jones đã dùng số tiền đáng lẽ phải mua pho mát để mua “các hàng hóa khác” nhiều hơn.

+ TH2: chính phủ sẽ cho cô tiền ngang bằng giá trị thị trường của 60 cân Anh pho mát là 120 đôla (=60 cân Anh x 20 đôla/1 cân
Anh). Khi đó đường ngân sách dịch chuyển 120 đơn vị về phía phải trên đoạn AB là đường HD, chuyển nhượng bằng tiền sẽ cho
phép cô ta sẽ sử dụng dài theo đoạn HF.
Jones tối đa hóa hữu dụng tại : 340 “hàng hóa khác” và 40 cân Anh pho mát. Do đó:
- Theo chương trình chuyển nhượng bằng tiền, Jones tiêu thụ pho mát ít đi và “các hàng hóa khác” nhiều hơn so với chương trình
cấp phát pho mát.
- 120 đôla giá trị của pho mát không làm cho Jones sung túc bằng 120 đôla thu nhập bằng tiền,vì nằm trên đường bang quan cao
hơn điểm F.
Vậy chuyển nhượng bằng hiện vật cho mức hữu dụng thấp so với chuyển nhượng bằng tiền.
5/ CÁC BÀI TẬP CỦA CHƯƠNG:
Bài 1: các quan niệm về công bằng và bình đẳng trong phân phối thu nhập là đồng nghĩa? Tới phạm vi nào thì bất bình đẳng về thu
nhập là phù hợp với công bằng? những gợi ý gì trong câu trả lợi của bạn cho chính sách chi tiêu của chính phủ?
Bài làm:
Quan niệm về công bằng và bình đẳng trong phân phối thu nhập là không đồng nghĩa. Vì bất bình đẳng là sự chênh lệch quá lớn về
thu nhập và hữu dụng, nếu có sự khác biệt quá lớn về thu nhập và hữu dụng sẽ dẫn đến bất bình đẳng lớn. Còn công bằng thể hiện
sự phân phối thu nhập theo năng lực và kết quả làm việc.
Có nhiều quan điểm khác nhau về công bằng và bất bình đẳng chẳng hạn như uqan điểm cho răng chỉ tạo ra sự bình đẳng về cơ hội
ngang nhau cho mọi người. hoặc quan điểm cho rằng một số hàng hóa đặc biệt nên được phân phối theo quan điểm đồng đều.
Tuy nhiên công bằng và bình đẳng có mối quan hệ với nhau. Bình đẳng về thu nhập là phù hợp với công bằng khi:
- Khi cơ hội ngang nhau, thu nhập và hữu dụng ngang nhau.
- Hữu dụng biên tế là như nhau dù thu nhập có thể khác nhau.
Ý kiến về chính sách chi tiêu của chính phủ:
420
H
A
340
300

c


ng

a
kh
ác
tro
ng
1
U
F
260
20 40 60
B
D
150 210
Số cân Anh pho mát cho 1 tháng
- Không nên đưa ra chính sách có tính chất cào bằng mà chỉ nên làm giảm khoảng cách bất bình đẳng thu nhập thông qua chính
sách phân phối lại thu nhập bằng hệ thống thuế và chi tiêu công. Vì nếu bình đẳng là như nhau sẽ triệt tiêu động cơ làm việc và sự
sáng tạo của cá nhân.
- Chính sách trợ cấp và phúc lợi cũng đảm bảo tính công bằng.
Bài 2: giả sử chỉ có hai người Simon và Charity, những người cần phải chia nhau tổng thu nhập cố định là 100 đôla. Đối với Simon,
hữu dụng biên tế của thu nhập là: = 400 - 2. Trong lúc, đối với Charity, hữu dụng biên tế là: = 400 - 6. Ở đây, và là tổng số thu
nhập tương ứng cho Simon và Charity.
a. Phân phối thu nhập tối ưu sẽ như thế nào, nếu hàm phúc lợi xã hội là hàm phúc lợi xã hội cộng thêm vào?
b. Phân phối tối ưu sẽ như thế nào, nếu xã hội chỉ đánh giá hữu dụng của Charity? Và sẽ như thế nào nếu sự thật là ngược lại?
c. Cuối cùng, hãy bình luận về việc các câu trả lời của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu như hữu dụng biên tế của thu nhập cho cả
hai Simon và Charity là không đổi:
= 400.
= 400.
Bài làm:

a. Phân phối thu nhập tối ưu khi:
=
 400 - 2 = 400 - 6
 = 3 (1)
Mặt khác, ta có tổng thu nhập là: + = 100 (2)
Từ (1) và (2), suy ra: = 75 & = 25.
 = = 400 – 2x25 = 250.
Tổng phúc lợi xã hội là: W = 250 + 250 = 500.
Vậy = dù = 3, và tổng phúc lợi xã hội là 500.
b. –TH1: nếu xã hội chỉ đánh giá hữu dụng của Charity. Khi đó, sẽ chuyển thu nhập của Simon sang cho Charity là a đôla.
Khi đó, sẽ tăng bằng diện tíchabd và giảm bằng diện tích acd
Mặt khác, diện tích abd< diện tích acd
Do đó, tổng phúc lợi xã hội giảmbdc (=acd -abd).
- TH2: xã hội chỉ đánh giá hữu dụng của Simon. Khi đó, chuyển thu nhập của Charity sang cho Simon e đôla.
Lập luận tương tự ta có tống phúc lợi xã hội giảm gdf.
c. Nếu hữu dụng biên tế của Simon và Charity là không đổi và bằng 400.
 W = 400 + 400 = 800.
Tổng phúc lợi xã hội lúc này là lớn nhất nên phương pháp của chính phủ không thể làm thay đổi phúc lợi xã hội. Do đó, không cần
sự can thiệp của chính phủ.
Bài 5: hãy xem xét các chương trình sau đây của chính phủ:
H

u
dụ
ng
biê
n
tế
củ
a

Ch
ari
250
250
H

u
dụ
ng
biê
n
tế
củ
a
Si
mo
Thu nhập của Simon
O
g
f
e
c
d
b
a
O’
Thu nhập của Charity
H

u

dụ
ng
biê
n
tế
củ
a
Pa
a. Trợ cấp cho các hãng thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
b. Mua tên lửa Patriot cho lực lượng không quân.
Mỗi chương trình có thể tác động đến phân phối thu nhập như thế nào?
Bài làm:
a. Khi chính phủ trợ cấp cho các hang thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học thì sẽ dẫn đến phân phối thu nhập không bình đẳng do
chỉ có một số người thuộc lĩnh vực này được hưởng lợi trong khi khu vực khác thì không.
b. Mua tên lửa cho lực lượng không quân sẽ tăng cường dịch vụ an ninh. Do đo, nó là hàng hóa công và mọi người dân đều được
hưởng. Vì vậy phân phối thu nhập trong trường hợp này là công bằng và bình đẳng.
Chương VII:
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ TRONG ĐẦU TƯ CHI TIÊU CÔNG.
Phân tích lợi ích chi phí là tập hợp các quy trình đánh gía thực tiễn cho các hướng dẫn liên quan đến các quyết định đầu tư chi tiêu
công.
Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích trong lựa chọn chính sách chi tiêu công:
1. Giá trị hiện tại: gọi:
- B
0
và C
0
lần lượt là lợi ích và chi phí ban đầu của dự án.
- B
i
và C

i
lần lượt là lợi ích và chi phí của dự án tại năm thứ i (i=1, 2, …,T)
- lợi tức ròng của dự án = B
i
- C
i
- r: là tỷ lệ chiết khấu của dự án
Hầu hết các dự án đều có lợi tức ròng phát sinh trong một khoảng thời gian. Do đó, giá trị hiện tại của dòng lợi tức ròng (PV) là:
PV = B
0
– C
0+ + +……+
Tiêu chuẩn giá trị hiện tại để đánh giá dự án là:
- Một dự án chỉ được thừa nhận khi giá trị hiện tại của nó là dương;
- Khi một trong hai dự án đc lựa chọn, dự án được ưa thích hơn là dự án có giá trị hiện tại cao hơn;
Hạn chế: phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu khác nhau có thể đưa đến những kết luận trái ngược nhau. Theo đó, r càng
gần với chi phí cơ hội thực tế của công ty càng tốt. dù vậy, tiêu chuẩn giá trị hiện tại vẫn đc ưa thích hơn.
2. Suất sinh lời nội bộ (hay tỷ lệ hòan trả nội bộ) là tỷ lệ chiết khấu sẽ tạo ra giá trị hiện tại của dự án đúng bằng không. gọi:
- p: là suất sinh lời nội bộ
- B
i
là lợi ích của năm thứ i (i=1T)
- C
i
là chi phí của năm thứ i (i=1T)
Khi đó, suất sinh lời nội bộ (p) là:
B
0
– C
0+ + +……+ = 0

Tiêu chuẩn suất sinh lời nội bộ để đánh giá dự án là:
- Một dự án chỉ được thừa nhận khi có suất sinh lời nội bộ vượt quá chi phí cơ hội của vốn;
- Nếu cả hai dự án loại trừ nhau được thừa nhận thì chọn dự án có suất sinh lời nội bộ cao hơn.
Hạn chế: suất sinh lời nội bộ k tính đến quy mô của dự án. Khi các dự án khác biệt về quy mô thì tỷ lệ hòan trả nội bộ có thể dẫn
đến những quyết định xấu. ví dụ: dự án X có chi phí 100 $ và sinh lợi sau một năm là 110$, do đó p = 10%. dự án Y có chi phí là
1000$ và thu lợi một năm sau là 1080$, nên p=8%. với đk chi phí cơ hội của vốn là 6%. dựa vào SSLNB, X được ưa thích hơn,
nhưng thực tế, công ty chỉ tạo ra đc 4$ lợi nhuận nếu theo dự án X, trong khi dự án Y tạo ra 20$ lợi nhuận. do đó, tiêu chuẩn giá trị
hiện tại có thể cho câu trả lời chính xác đối với các dự án có quy mô khác nhau.
3. Tỷ lệ lợi ích – chi phí: gọi:
- B
0
, B
1,
B
2,… ,
B
T
là dòng lợi ích của dự án
- C
0,
C
1,
C
2,…,
C
T
là dòng chi phí của dự án
Khi đó, giá trị hiện tại của lợi ích là: B = B
0 + + +……+
Và hiện giá của dòng chi phí là: C = C

0 + + +……+
Tỷ lệ lợi ích – chi phí khi đó là B/C
Tiêu chuẩn tỷ lệ lợi ích chi phí để đánh giá dự án là: một dự án chỉ được thừa nhận khi B/C > 1
Hạn chế: tiêu chuẩn tỷ lệ lợi ích chi phí đôi khi không có nhìêu ý nghĩa bởi vì luôn có một sự nhập nhằng cố hữu trong việc tính
toán tỷ lệ lợi ích và chi phí, lợi ích đc xem là chi phí âm và ngược lại. Do đó, chỉ cần bằng việc phân loại lợi ích và chi phí một cách
chủ quan, ng ta có thể tạo ra một tỷ lệ lợi ích chi phí cao một cách tùy tiện. trong khi tiêu chuẩn giá trị hiện tại lại dựa vào sự khác
nhau giữa lợi ích và chi phí chứ hok phải là tỷ lệ của chúng, do đó có thể tránh đc tình trạng gian lận nêu trên.
Như vậy, trong ba tiêu chuẩn đã nêu, ta có thể kết luận rằng, SSLNN và B/C có thể dẫn tới suy luận sai, và chỉ có tiêu chuẩn giá trị
hiện tại là đáng tin cậy nhất.
Phân tích trò chơi chi phí lợi ích
1. Trò chơi chuỗi - phản ứng: là việc tính toán thêm vào những thay đổi lợi nhuận mà thực sự chỉ là những dịch chuyển (di
chuyển từ lĩnh vực/ngành, ng này sang lĩnh vực ngành ng khác). Song, nếu như các tác động thứ cấp đủ để làm tăng thêm lợi nhuận
thì bất cứ một dự án nào cũng có thể đạt đc một giá trị hiện tại dương.
VD: nếu chính phủ xây dựng một con đg, các lợi ích ban đầu là giảm chi phí giao thông cho các cá nhân và công ty. Cùng lúc đó, lợi
nhuận of các khách sạn nhà hàng trạm xăng… sẽ tăng. Điều này dẫn đến tăng lợi nhuận of các ngành công nghiệp địa phương như
chế biến thực phẩm, sx khăn trải giường, dầu khí …. Tuy nhiên, việc tính toán này bỏ qua một thực tế là dự án có thể đem lại những
lỗ lã cũng như lợi nhuận. sau khi con đg đc xây xong, lợi nhuận của ngành tàu điện giảm sút do hành khách quay lại sử dụng xe hơi.
việc sử dụng xe hơi sẽ làm giá xăng dầu tăng gây thiệt hại cho ng tiêu thụ xăng dầu. như vậy, tính nhất quán đòi hỏi nếu lợi nhuận
thứ hai được tính đến thì những mất mát thứ hai cũng cần đc tính đến./.
2. Trò chơi lao động: là việc lập luận rằng một dự án nào đó phải được thực hiện bởi vì nó tạo ra tất thảy việc làm, nghĩa là tiền
công của các công nhân được xem như là lợi ích của dự án. Tuy nhiên điều này là vô lý vì tiền công đc xem là chi phí của dự án chứ
không phải lợi ích trong hạch toán.
VD: trong một vài năm trc đây, thượng nghị sĩ bang Califonia, Dianne Feinstein dứt khoác cho rằng phải thực hiện chương trình
bom B-2 chỉ vì nhầm lẫn giữa chữ quỹ lương – payroll và lượng chất nổ - payload)
3. Trò chơi tính gấp đôi: là việc lợi ích của một dự án được tính bằng tổng của giá trị tăng thêm của dự án và hiện giá của dòng
tiền phát sinh từ dự án.
VD: chính phủ xem xét dự án tưới tiêu vùng đất hiện tại không htể canh tác đc. lợi ích của dự án này từng đc Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ
tính như là tổng số tăng lên về giá trị của đất và giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ canh tác đất. vấn đề ở đây là ng nông dân có thể
hoặc canh tác trên đất và thu đc dòng thu nhập ròng, hoặc bán đất cho ng khác. Do cạnh tranh, giá đất sẽ bằng với hiện giá của dòng
thu nhập từ việc canh tác. bởi vì ng nông dân không thể cùng một lúc làm cả hai việc trên và việc tính tóan như vậy biểu thị sự tính

gấp đôi lợi ích./.
Đo lường chi phí và lợi ích công: việc đánh giá lợi ích và chi phí của một dự án công phức tạp hơn nhìu so với dự án tư, vì
các lợi ích và chi phí xã hội như ngoại tác có thể k đc phản ánh theo giá thị trường. Dưới đây là các pp đo lường chi phí và lợi ích
của một dự án công:
1. Giá cả thị trường: nếu chính phủ sử dụng đầu vào hoặc sản xuất đầu ra để kinh doanh trên thị trừơng tư nhân thì khi đó giá cả
thị trường sẽ đc sử dụng cho việc đánh giá. mặc dù thị trường thế giới thực có nhiều điểm không hoàn hảo như độc quyền, ngoại tác
và do đó giá cả k fản ánh đc các lợi ích và chi phí xã hội biên tế. nhưng giá cả thị trường sẽ cung cấp đầy đủ, đa dạng các thông itn
với chi phí thấp nhất, và do đó nó phải được sử dụng để tính toán các chi phí và lợi ích công./.
2. Giá cả thị trường được điều chỉnh: giá cả của một loại hàng hóa trong thị trường không hoàn hảo nhìn chung k fản ánh chi
phí xã hôi biên tế of nó. Giá ngầm của loại hh như vậy là thấp hơn chi phí xhội biên tế.tuy nhiên, giá thị trường vẫn có thể đc sử
dụng để ước tính giá ngầm. bởi vì giá ngầm phụ thuộc vào nền kinh tế fản ứng ntn đối với sự can thiệp của chính phủ.

×