Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ LỐI VÀO CHÍNH TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 26 trang )

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ LỐI VÀO CHÍNH
TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO
Phụ lục
I. Cổng vào
II. Quần bán vé
III. Giao thông tiếp cận
IV. Lối vào chính công trình
Nội dung
I. Cổng vào
a) Các hướng dẫn, tiêu chuẩn
• Khoảng lùi của công trình:
- Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc
vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới,
nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn quy định trong bảng
Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây
dựng công trình
Chiều cao xây dựng
công trình (m)
Lộ giới đường tiếp
giáp với lô đất xây dựng công trình (m)
≤16 19 22 25 ≥ 28
< 19 0 0 3 4 6
19 ÷ < 22
0 0 0 3 6
22 ÷ < 25
0 0 0 0 6
≥ 25 0 0 0 0 6
• Mép ngoài giáp đường của nhà thể thao cần phải cách đường chỉ giới ít nhất là 15m
đối với các đường giao thông thông thường, 50m đối với các đường giao thông có
mật độ lớn.
• Trên khu đất xây dựng phải có lối thoát người khi có sự cố. Chiều rộng lối thoát tính


theo tiêu chuẩn 1m cho 500 người. Phải có ít nhất 2 lối ra vào cho người đi bộ và 2 lối
ra vào cho xe ô tô, xe máy
• Nếu các công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối
vào công trình phải phù hợp với yêu cầu dưới đây:
- Cách ngã tư đường giao thông chính, không nhỏ hơn 70m;
- Cách bến xe công cộng, không nhỏ hơn 10m;
- Cách lối ra của công viên, trường học, các công trình kiến trúc cho trẻ em và người tàn tật
không được nhỏ hơn 20m;
- Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng phải lùi sâu vào so với chỉ giới xây dựng không
nhỏ hơn 4m.
• Khu đất xây dựng nhà văn hoá- thể thao phải có ít nhất hai cổng ra vào cho người đi bộ
và xe máy, ô tô. Cần có đường giao thông riêng cho khu vực kho và bãi để xe.
• Lề đường, vỉa hè cần đảm bảo khả nằng tiếp cận dành cho người tàn tật
• Qui định về viết và đặt biển hiệu:
- Về mặt mỹ quan : chữ nước ngoài ghi ở dưới và nhỏ hơn chữ Việt Nam
- Biển hiệu công ty phải bảo đảm vẻ mỹ quan. (Tuy nhiên, thế nào là “mỹ quan” hoặc
ngược lại thế nào là “không mỹ quan” thì qui chế chưa qui định rõ). Biển hiệu phải viết
bằng chữ Việt Nam. Trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên,
chữ nước ngoài thì phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

Vị trí biển hiệu :
- Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc
nơi kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được viết và đặt 1 biển hiệu ngang và không quá 2
biển hiệu dọc.
• Cổng vào các công trình thể thao hiện nay ở Việt Nam đa phần là cổng kéo có động cơ
b) Hình ảnh tham khảo
• Ở Việt Nam, lối vào khu đất thường được thiết kế đơn giản đảm bảo an ninh. Các lối vào
này thường là các cánh cửa sắt với thiết kế trượt chiều cao trên 1m80 có phòng bảo vệ sát
bên cửa.

• Bảng tên công trình, ngay cạnh lối vào khu đất thường được thiết kế trên nền đá ốp tường
bằng gạch Ceramic, đá Marble hay đá hoa cương bằng chữ inox được cắt bằng laze.
• Các đồ án, dự án và công trình tham khảo cho thấy công trình được cách ly với xung
quanh đa phần bằng cây xanh và có lối vào chính mở rộng cho cảm giác thân thiện cởi
mở hơn
II. Quầy bán vé
a) Các hướng dẫn và tiêu chuẩn
• Mỗi cửa bán vé và kiểm tra vé ngay cửa ra vào cần diện tích từ 1,2 đến 1,5 m2 và số cửa
bán vé phụ thuộc vào sức chứa của công trình thể thao:
- Từ 500 đến 800 cần ít nhất 3 cửa bán vé
- Từ 800 đến 1500 cần ít nhất 4 cửa bán vé
- Từ 1500 đến 2000 cần ít nhất 5 cửa bán vé
- Từ 2000 chỗ trở lên thì cần ít nhất 6 cửa bán vé
- Các cửa bán vé phải cách xa nhau trên 1,2m
• Tiêu chuẩn cho người khuyết tật
• Ở một số nước phát triển trên thế giới, người ta sử dụng hệ thống RFID để giảm thiểu
nhân lực cho các công tác bán và soát vé. Ngưởi mua sẽ nhận được một tấm thẻ từ có mã
vạch và để vào sân họ phải quyét nó trên một thiết bị đọc mã vạch. Vé mỗi trận đấu hay
vé cả mùa giải đều được bán qua mạng.
Thiết bị đọc mã vạch trong dây chuyền công nghệ RIFD
b) Hình ảnh tham khảo
• Đa số các quầy bán vé ở các công trình thể thao Việt Nam chưa đước thiết kế và đánh giá
đúng tầm quan trọng và cũng không có tiêu chuẩn quy chuẩn rõ ràng. Các quầy bán vé
thường được dựng tạm bợ trước công trình trong một số dịp cần bán vé.
• Quầy bán vé của các nhà thỉ đấu và sân vận động quốc tế thì đươc thiết kế và chăm chút
kỹ lưỡng như là một bộ phận quan trọng của công trình
III. Giao thông tiếp cận
a) Các hướng dẫn, tiêu chuẩn thết kế
• Nhà công cộng, dịch vụ có đông người ra vào, tụ họp (trường học, bệnh viện, rạp

hát, sân vận động ) phải:
- Đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn và
thông suốt, không bị tắc nghẽn: có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là
vịnh đậu xe); cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo
thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng
của cổng.
- Có đủ diện tích sân, bãi cho số người ra vào công trình (kể cả khách vãng lai) có thể ra
vào, tụ tập, để xe một cách thuận lợi và an toàn như:
+ Sân tập hợp học sinh toàn trường: đối với trường học, nhà trẻ;
+ Sân chờ cho khách, sân cho phụ huynh các học sinh nhỏ tới đón con;
+ Sân chờ đợi, thoát người: đối với nhà biểu diễn, phòng khám bệnh, cơ quan hành
chính;
+ Nhà để xe cho nhân viên, giáo viên, học sinh, khách.
• Phải có giải pháp bố trí mạng lưới giao thông trong công trình sao cho :
- Các luồng đi của vận động viên và khán giả không được chồng chéo
- Có đường giao thông riêng cho khu vực kho tàng và bãi để xe
- Có diện tích tập kết ngườivà xe trước cổng (bãi đỗ xe). Tiêu chuẩn diện tích được lấy 0,3
m 2/ chỗ ngồi tính theo số chỗ ngồi trên khán đài
- Đảm bảo giao thông thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy. Có lối thoát an toàn và
kịp thời khi xảy ra sự cố.
• Đường dành cho xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn
3,5m và chiều cao thông thuỷ không nhỏ hơn 4,25m. Cuối đường cụt phải có
khoảng trống để quay xe. Kích thước chỗ quay xe không nhỏ hơn 15m x 15m.
• Đường dốc trên các tuyến đường vào công trình
- Một tuyến đường tiếp cận không bằng phẳng dọc theo chiều dài của nó (nơi địa hình của
đất ngăn chặn điều này) nên nhẹ nhàng dốc hoặc kết hợp một đoạn dốc hoặc nhiều đoạn
dốc.Trường hợp một tuyến đường vào có một đoạn dốc tỷ lệ hơn 1:60, nhưng nhỏ hơn
1:20, nó cần phải có chiếu nghỉ cho mỗi 500 mm cao độ. Một chiếu nghỉ vừa đủ cũng cần
được thiết kế ở chỗ đổi hướng
- Một đoạn đường nên có độ dốc thấp nhất thực tế trong vòng 1:20 tới 1:12.

- Độ dốc đoạn đường liên quan đến độ dài đường đi của nó thể hiện trong Bảng
• Tiếp cận công trình đối với người khuyết tật
- Điều quan trọng là giảm thiểu số lượng các rào cản, sự hạn chế hoặc mối nguy hiểm
khác mà người khuyết tật gặp phải bằng phương pháp tiếp cận của họ khi đến và đi từ
một tòa nhà. Dây chăng ngang phân chia khu vực hay các cột mốc liên kết kéo dài là
một ví dụ về sự cản trở và gây nguy hiểm với người khiếm thị
- Đối với những người tàn tật, những người cần một không gian rộng rãi khi di chuyển,
các phương pháp tiếp cận hẹp gây nhiều khó khăn cho họ.
- Bề mặt không đồng đều, bề mặt của vật liệu rời (ví dụ như sỏi hạt) và những khoảng
trống lớn giữa các vật liệu ốp lát gây ra vấn đề cho người dùng xe lăn, người mù di
chuyển khó khăn
- Bồn hoa, thùng rác và biển chỉ dẫn tất cả đều nhằm mục đích cải thiện môi trường,
cho dù là nằm ngoài khuôn viên công cộng hay là trong khuôn viên công trình nó có
thể gây ra nguy hiểm cho người tàn tật nếu không được thiết kế cẩn thận và sắp xếp vị
trí phù hợn. Đối với người mù và người suy giảm thị lực sự hiện diện của biển cảnh
báo có thể được phát hiện trong quá trình quét của một cây gậy và độ tương phản
hình ảnh tốt với nền, sẽ làm giảm nguy cơ va chạm với các vật trang trí dọc tuyến
đường tiếp cận.
- Các tuyến đường tiếp cận công trình không được chứa các bậc thềm, cầu thang, cửa
quay, cửa quay vòng, thang cuốn hoặc các phương thức di chuyển khác tạo thành một
rào cản đối với người khuyết tật, trừ khi một phương tiện thích hợp dành riêng cho
người khuyết tật đi qua luôn hoạt động ở gần đó. Các vị trí của lối thoát hiểm không
nên gây khó khăn cho người tàn tật, đặc biệt là những người với khả năng di chuyển
hạn chế. Nếu đường vào dài trên 50m thì phải thiết kế các chỗ nghỉ chân dành cho
người khuyết tật.
- Một tuyến đường vào phải có một bề mặt với khả năng chống trượt và độ mịn hợp lý.
Đá, đất, cát, sỏi trần không nên được sử dụng để ốp lát
- Với trường hợp bề mặt đường được ốp lát, độ lồi lõm trên bề mặt, ở những nơi ốp lát,
dù được ốp bằng đá, gạch hay bằng vật liệu không có khuôn hình như bê tông và
nhựa đường thì không nên vượt quá 3 mm theo một cạnh thẳng 1 m.

• Các tiêu chuẩn về giao thông dành cho ngừoi khuyết tật:
IV. Lối vào chính công trình
a) Các hướng dẫn, tiêu chuẩn
• Nhà thể thao phải có ít nhất hai cửa ra vào, chiều rộng mỗi cửa không được nhỏ hơn
2,1m . Cửa mở ra phía ngoài và một trong hai cửa phải có chiều cao không nhỏ hơn 3m.
Cửa thông từ sàn thể thao đến các phòng để dụng cụ phải có chiều rộng không nhỏ
hơn 1,8m, cửa mở ra phía sàn. Đối với nhà thể thao có khán đài, khi thiết kế cửa phải
đảm bảo yêu cầu an toàn khi thoát người theo tính toán.
• Đối với những khu vực tập trung nhiềungười như rạp chiếu bóng, nhà hát, trung tâm văn
hoá, hội trường, triển lãm, hội chợ, ngoài việc tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành cần
phải tuân theo các nguyên tắc dưới đây:
- Mặt bằng ít nhất phải có một mặt trực tiếp mở ra đường phố;
- Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông;
- Trước cổng chính của công trình nên có khoảng đất trống dành cho bãi để xe hoặc là nơi
tập kết người. Diện tích này được xác định theo yêu cầu sử dụng và quy mô công trình
• Trước lối ra vào của nhàvăn hoá- thể thao (nơi có phòng biểudiễn) cần có bãi đỗ xe và
nơi tập kết người, tiêu chuẩn diện tích lấy 0,3m2/chỗ ngồi. Chiều rộng đường phân tán
khán giả được quy định theo tính toán nhưng không nhỏ hơn 1m/500 khán giả.
• Khuôn viên quảng trường trước công trình cần chú ý:
- Bãi đậu xe khách dễ tiếp cận lối vào công trình.
- Bãi đậu xe cho người tàn tật phải có ramp dốc khi đổi cốt cao độ.
- Điểm thả khách tiếp cận trực tiếp với lối vào công trình
- Ramp lối vào công trình phải có tay vịn trên 0.8 m
• Bậc thềm:
- Chiều rộng mặt bậc của bậc thềm trong và ngoàinhà không được nhỏ hơn 0,3m. Chiều
cao bậc không được lớn hơn 0,15m. Khi số bậc ở lối vào công trình lớn hơn 3 cần bố trí
tay vịn.hai bên.
- Chiều cao bậc thềm của nơi tập trung nhiều người không được cao quá 1m và phải có lan

can bảo vệ.
1- Các tấm panel bề mặt cảnh báo nguy hiểm ở trên cùng của cầu thang mở rộng ít nhất là
400 mm ở mỗi bên của cầu thang và cách chân thang cũng 400mm
2- Lan can cố định vào tường bên và chấm dứt với một kết thúc kín ở trên và dưới
3- Bề rộng mặt cầu thang rộng ít nhất là 1 200 mm
4- Tường
5- 800mm khi tiếp cận thẳng và 400 mm khi cảnh báo có thay đổi địa hình phía trước
6- Lan can kết thúc với cạnh được bo tròn tránh tình trạng vướng vào quần áo
Tấm panel cảnh báo nguy hiểm dán bên dưới chân cầu thang
• Kích thước tay vịn lang cang
- Tay vịnh hình oval thì nên có kích thước chiều rộng là 50mm và chiều sâu 38mm. Tiết
diện nên được bao tròn với bán kính tối thiểu 15mm
- Tay vịn hình tròn nên có đường kính từ 32mm đến 45mm
- Nên có một khoảng cách từ 60mm đến 75mm gữa tay vịn lang cang và bức tường mà nó
được gắn vào, thanh đứng của lang cang nên gắn vào bên dưới và giữa thanh tay vịn
• Ram dốc:
- Đối với những công trình như các trụ sở cơ quan hành chính quan trọng, thư viện, bảo
tàng, cung văn hoá, nhà hát, công viên, trường học, bệnh viện, khách sạn phải thiết kế
đường dốc cho ngườiđi xe lăn. Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc lấy theo các quy định trong
tiêu chuẩn TCXDVN 264:2002 “Nhà và công trình- Nguyên tắc cơ bản xây dựng công
trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng” nhưng không được lớn hơn 1:12.
- Đường dốc phải phẳng, không gồ ghề, không trơn, trượt và phải bố trí tay vịn ở cả hai
phía đường dốc .
- Các màu sắc bề mặt của ram dốc nên tương phản trực quan với các sàn phẳng để người
dùng khiếm thị dự đoán được
- Tất cả các đường dốc nên có bề mặt chống trượt được cố định vững chắc và dễ bảo trì.
- Tất cả các ram dốc nên có các tay vịn ở cả hai bên. Chiều rộng tối thiểu 1,3 m ngoại trừ
ghế thể thao có thể được sử dụng - ví dụ tại các câu lạc bộ quần vợt hoặc trung tâm thể
thao, trong trường hợp đó chiều rộng sẽ ít nhất là 2,0 m.
- Tiểu sảnh thả khách và đón khách nên có ở cả đầu và cuối ram dốc, không để cửa mở ra

gây khó khăn khi thả và đón khách ở tiểu sảnh
• Các thiết kế của cửa ra vào nên thân thiện và mang tính chào đón. Lối vào sảnh trung tâm
của công trình cần phải có đủ không gian phục vụ theo số lượng khách, ở đó họ có thể
xem các thông báo hoặc chờ đợi bạn bè trong không gian thoải mái. Thiết kế tốt cung cấp
cho người sử dụng:
- Khả năng định hướng tới hội trường thể thao và các yếu tố chính khác của tòa nhà.
- Dễ nhận ra các cửa hàng dụng cụ thể thao
- Nên có sảnh đệm trước những cánh cửa lối vào chính.
- Khả dụng đối với người tàn tật và trẻ em
• Cấu tạo của cửa đi phải đóng mở thuận lợi, bền và chắc chắn.
- Các cửa lớn đóng mở bằng tay, phải có bộ phận hãm. Cửa kéo, đẩy phải có biện pháp
chống trượt khỏi đường ray.
- Cửa lò xo hai mặt, phải bố trí tấm kính trắng ở phần trên cao để có thể nhìn thấy được .
- Cạnh khu vực cửa quay, cửa tự động và cửa loại lớn phải bố trí cửa ra vào thông thường.
• Hệ thống an ninh cửa:
- Trong trường hợp hệ thống an ninh cửa được cài đặt, họ nên đặt trên các cạnh chốt cửa,
hoặc trên mặt cánh cửa hay trên các bức tường bên cạnh. Các bước kích hoạt nên được ở
vị trí trong vòng 200 mm tính từ khung cửa (hoặc khẩu độ, nơi có một mặt tiền bằng
kính), ở độ cao từ 900 mm đến 1050 mm từ mức sàn.
• Tòa nhà được thiết kế để làm cho lối vào rõ ràng với tất cả mọi người. Đảm bảo:
- Lối vào nên dễ dàng phân biệt từ mặt tiền
- Lối vào phải có một ram dốc ngay trước cửa ra vào để làm lối tiếp cận cho người sử dụng
xe lăn.
- Cửa ra vào phải được sắp đặt một cách hợp lý trong tuyến các đường vào công trình
• Lối vào chính có thể được tạo điểm nhấn bằng hệ thống mái đón. Các ví dụ dưới đây cho
ta thấy đa số các công trình ở Việt Nam có hệ mái đón đơn giản và xây bằng bê tông cốt

thép
Mái đón thiết kế theo kết cấu
giàn không gian của nhà thi
đấu Phú Thọ
Thiết kế mái đón
có rất nhiều hình
dạng và kết cấu.
Điều quan trọng
nhất là hình thức
của mái đón phải
phù hợp với kiến
trúc tổng thể
• Kết cấu một số loại mái đón thông dụng
Orange arena có cách tiếp cận công trình hết sức độc đáo thông qua các cầu thang có khả năng
hạ xuống và nâng lên tùy thời gian hoạt động

×