Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tổng quát Bình luận về mẫu nguyên tử Bohr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.91 KB, 1 trang )

Chào các thầy cô.
Tôi đã đọc bài viết của thầy Trí và có một số điều chia sẽ như sau.
Thứ nhất. Ta cần phân biệt rõ hai trường hợp đó là khi hấp thụ và bức xạ thì hạt nhân đang ở trạng thái tự
do hay ở trạng thái liên kết với các hạt nhân khác. (khi đề bài nói một đám hơi thì có nghĩa là hạt nhân
đang ở trạng thái liên kết với hạt nhân khác). Hai kết quả này rất khác nhau. Tôi xin trình bày như sau.
- Nếu hạt nhân ở trạng thái liên kết thì nó gần như không thể di chuyển do đó toàn bộ năng lượng
mà nó hấp thụ sẽ chuyển hết thành năng lượng kích thích của electron do đó trong trường hợp này phải hấp
thụ đúng photon cần thiết electron mới chuyển lên quỹ đạo phù hợp. Ngược lại khi chuyển từ quỹ đạo cao
hơn về quỹ đạo thấp hơn thì toàn độ độ chênh lệch năng lượng của hai quỹ đạo cũng được chuyển hóa
hoàn toàn thành năng lượng của photon. Tóm lại trường hợp này hoàn toàn phù hợp với mẫu nguyên tử
Bor. Nếu chúng ta chú ý thì có thể thấy mẫu nguyên tử Bor có một kết luận rất đáng quan tâm đó là theo
tiên đề thứ 2 thì một nguyên tử chỉ hấp thụ đúng các photon do nó phát ra  dùng để giải thích hiện tượng
đảo sắc vạch quang phổ. Quay lại hiện tượng đảo sắc vạch quang phổ, trong SGK có lấy VD về quang phổ
của Na và cũng đã nêu rõ là quang phổ vạch này do một đám hơi Na có nghĩa là các hạt nhân Na đang ở
trạng thái liên kết với các hạt nhân khác  các kết luận này là hoàn toàn phù hợp.
- Nếu hạt nhân không ở trạng thái liên kết với các hạt nhân khác tức là nó có thể tự do di chuyển.
Khi một photon bắn phá vào hạt nhân này thì có định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn năng
lượng do đó năng lượng của photon không được chuyển hóa hết thành năng lượng kích thích của electron.
Tùy vào hướng va chạm và hướng tán xạ mà năng lượng kích thích chiếm các phần trăm khác nhau trong
năng lượng toàn phần. Hay nói cách khác trong trường hợp này một nguyên tử không nhất thiết phải hấp
thụ một năng lượng phù hợp (bằng hiệu hai mức năng lượng). Nó hoàn toàn có thể hấp thụ photon có mức
năng lượng cao hơn nhưng có góc tán xạ phù hợp. Tương tự khi nguyên tử phát xạ thì nó cũng bị giật lùi
nên photon do nó phát ra sẽ có năng lượng thấp hơn độ chênh lệch của hai mức năng lượng.
Tóm lại: Các ví dụ mà thầy đưa ra tôi thấy các tác giá kia đều viết đúng cả và cũng không cần phải
thêm từ đám nguyên tử như thầy nói. Sở dĩ tôi nói họ đều viết đúng vì không ai có thêm từ là nguyên tử
đang ở trạng thái tự do hay liên kết. Nếu thầy bảo trường hợp này mâu thuẫn thì họ bảo ý của họ là nói
trường hợp còn lại.
Xin chào.

×