Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.98 KB, 101 trang )


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch MICE và vai trò của việc
phát triển MICE đối với tỉnh Khánh Hòa 5
1.1. Tổng quan về loại hình du lịch MICE 5
1.1.1. Khái niệm du lịch MICE 5
1.1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch MICE 9
1.1.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch MICE 12
1.2. Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh
Khánh Hòa và vai trò của việc phát triển MICE đối với Khánh Hòa 14
1.2.1. Tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa 14
1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch MICE tại Khánh
Hòa 17
1.3. Bài học kinh nghiệm về loại hình du lịch MICE 20
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore 20
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh 23
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa 24

Chương 2: Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch
MICE tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011. 27
2.1. Tổng quan về tình hình du lịch MICE Khánh Hòa giai đoạn 2005 -
2011 27
2.1.1. Tình hình phát triển du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa 27
2.1.2. Nhận xét chung 36
2.2. Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE tại
Khánh Hòa 37
2.2.1. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch


MICE 37
2.2.2. Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch MICE 43
2.2.3. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch 46
2.2.4. Hoạt động quản lý của chính quyền 48
2.3. Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa 50
2.3.1. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua 50
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 51
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE
tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2020 54
3.1. Một số dự đoán về xu hướng phát triển du lịch MICE quốc tế ở Việt
Nam, khu vực và trên thế giới 54
3.1.1. Xu hướng phát triển MICE trên thế giới 54
3.1.2. Xu hướng phát triển du lịch MICE tại Đông Nam Á 56
3.1.3. Xu hướng phát triển ở Việt Nam 57
3.2. Quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa đến
2020. Cơ hội và thách thức đối với loại hình MICE tại Khánh
Hòa 58
3.2.1. Định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020 58
3.2.2. Cơ hội và thách thức đối với loại hình MICE Khánh Hòa 60
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa từ nay đến 2020 62
3.3.1. Giải pháp thành lập cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE
tại Khánh Hòa – MICE Bureau 62
3.3.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào du lịch Khánh Hòa 65
3.3.3. Giải pháp đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật một cách
đồng bộ 67
3.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 69
3.3.5. Giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch MICE – xây dựng hình ảnh Khánh Hòa
trở thành một điểm đến thu hút, lý tưởng của du lịch MICE

trên thế giới 70
3.3.6. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng hình thức liên kết 73
3.3.7. Giải pháp phát triển sản phẩm mới – tận dụng những ưu thế có sẵn 74
3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng và các đơn vị kinh tế
hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa 75
3.4.1. Mội số kiến nghị đối với Chính Phủ và Tổng cục Du lịch Việt Nam 75
3.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tại Khánh Hòa 76
3.4.3. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp khai thác du lịch MICE tại
tỉnh Khánh Hòa 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ
LỤC 84 Ý
KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………


Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm



TS. Nguyễn Thị Thu Hà





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
APEC Asia – Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
chấu Á – Thái Bình
Dương
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ASEM The Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ICCA International Congress and
Convention Association
Hiệp hội hội thảo hội nghị
thế giới
MICE Meeting, Incentive,
Convention/Conference,

Exhibition/Event
Du lịch kết hợp hội nghị,
hội họp, khen thưởng, triển
lãm, sự kiện.
PATA The Pacific Asia Travel
Association
Hiệp hội Du lịch châu Á –
Thái Bình Dương
SGD Singapore Dollar Đô-la Sing
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TWG Travel Work Group Nhóm công tác về Du lịch
UNWTO United Nations World
Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
USD United States Dollar Đô-la Mỹ
VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du
lịch
VND Việt Nam Đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

DANH MỤC BẢNG Trang

Bảng 2.1: Doanh thu từ loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2005 – 2011 27
Bảng 2.2: Lượt khách du lịch MICE quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2005 -2011 29
Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa năm 2011 32
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát cơ cấu khách du lịch MICE tại Khánh Hòa 33
Bảng 2.5: Thời gian lưu trú của du khách MICE quốc tế từ 2005-2011 35

Bảng 2.6: Chi tiêu bình quân đầu người của du khách MICE quốc tế đến
Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 35
Bảng 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tính đến tháng 12/2011 40
Bảng 2.8: Thống kê một số trung tâm MICE nổi tiếng ở tỉnh Khánh Hòa 41
Bảng 2.9: Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch của Khánh Hòa đến 2020 45

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Doanh thu du lịch MICE tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 28
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa năm 2011 32
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Trung tâm xúc tiến, phát triển MICE Khánh Hòa – MICE
Bureau 64








7
7

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành công nghiệp dịch vụ đem lại nhiều lợi ích, đã từ lâu được
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lựa chọn làm định hướng chiến
lược phát triển kinh tế. Trong nhiều năm gần đây, một loại hình du lịch mới đã xuất
hiện và được đánh giá cao – loại hình du lịch MICE, gọi nôm na là du lịch kết hợp
với các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng của các công ty cho nhân

viên, đối tác, hay của các quan chức Chính phủ. Theo tính toán sơ bộ, loại hình du
lịch này có khả năng mang lại giá trị doanh thu cao gấp sáu lần so với các loại hình
du lịch thông thường khác. Chính vì nhận thức được những lợi ích mà MICE mang
lại, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thực sự nghiêm túc đầu tư phát triển loại
hình du lịch này, trong đó phải kể đến những quốc gia đã gặt hái được nhiều thành
tựu giá trị như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Úc, Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Nhưng theo Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán trong tương lai, du khách của loại hình
MICE đang có xu hướng tìm kiếm những địa điểm du lịch mới lạ, trong đó khu vực
châu Á – Thái Bình Dương đang được đánh giá rất cao, trở thành khu vực phát triển
năng động và cạnh tranh nhất của loại hình này (UNWTO, 2012B).
Nằm trong khu vực Đông Nam Á - địa điểm du lịch an toàn, thân thiện và ổn định,
Việt Nam được đánh giá là “Ngôi sao đang lên”, là một điểm đến mới hấp dẫn khách
du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới. Toàn quốc hiện nay có nhiều tỉnh thành có
tiềm năng và đang khai thác loại hình du lịch MICE, nổi bật nhất phải kể đến Hà
Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đà Lạt, Vũng Tàu, Đặc biệt, việc
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nhiều điều kiện cho loại hình du lịch này phát triển
mạnh mẽ.
Được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quan đẹp và khí hậu ôn hòa, từ lâu, Khánh
Hòa đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam xác định là một trong những Trung tâm Du
lịch của cả nước. Những năm vừa qua, nhờ được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du
lịch, các khách sạn cao cấp, các trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế, cũng như
đáp ứng được cung cách phục vụ chuyên nghiệp, Khánh Hòa đã được chọn làm địa
điểm tổ chức nhiều sự kiện tầm cỡ khu vực và quốc tế như Hội nghị Chuyên viên
Tài chính APEC (TWG) lần thứ 22 trong Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC
8
8

2006, Hội thảo Lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung
Quốc về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn –
kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” tháng 11 năm 2008, Hội nghị Bộ

trưởng Bộ tài chính và Thống đốc Ngân hàng ASEAN lần thứ 14 – tháng 4 năm
2010, các cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008, Hoa hậu thế giới người Việt năm
2007 và 2010, Hoa hậu Trái Đất 2010, Giải thi đấu Bóng chuyền bãi biển quốc tế
năm 2011, Những sự kiện này đã khẳng định Khánh Hòa có tiềm lực và khả năng
trở thành một trong những trung tâm du lịch MICE quốc tế của Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á. Đặc biệt, kể từ khi Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh ra đời, cùng
với việc đầu tư xây mới nhiều trung tâm tổ chức sự kiện theo tiêu chuẩn quốc tế như
Vinpearl Resort, Diamond Bay Resort, đã thu hút thêm nhiều du khách quốc tế,
Khánh Hòa dần định hướng phát triển du lịch MICE là một trong những trọng tâm
của ngành du lịch.
Những thành quả đạt được trong những năm gần đây của du lịch MICE
Khánh Hòa tuy có đáng kể, nhưng vẫn chưa phát huy hết khả năng và xứng tầm với
những tiềm lực mà du lịch Khánh Hòa đang có. Khánh Hòa vẫn chưa thực sự xây
dựng được một hình ảnh là điểm đến lý tưởng của du khách MICE quốc tế, mới chỉ
là một điểm dừng chân, và chưa đủ cạnh tranh với Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng –
những địa điểm đang được ưu tiên chọn lựa của khách du lịch MICE khi đến Việt
Nam, mặc dù tiềm năng không thua kém. Với tình hình đó, Khánh Hòa cần có một
định hướng, những chiến lược và các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển tối ưu loại
hình du lịch MICE đem lại nhiều lợi ích này.
Chính từ tính cấp thiết xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề
tài “Loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp,
nhằm đem lại những đóng góp cho sự phát triển du lịch nói riêng, và phát triển kinh
tế toàn diện nói chung cho quê hương xứ trầm hương Khánh Hòa.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài đã thực hiện những nhiệm vụ
sau:
9
9


- Thứ nhất, làm rõ khái niệm, các đặc điểm, điều kiện phát triển của loại hình
du lịch MICE và tổng quan về tiềm năng du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa, sự cần
thiết của việc phát triển du lịch MICE tại Khánh Hòa.
- Thứ hai, phân tích đánh giá tình hình khai thác và phát triển loại hình du lịch
MICE quốc tế tại Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển loại hình du
lịch MICE tại Khánh Hòa một cách hiệu quả.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn tỉnh Khánh
Hòa. Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp cũng thực hiện công tác tham khảo, nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch MICE tại Singapore và TP.HCM đi kèm
với việc đối chiếu, so sánh với các địa phương nêu trên để rút ra những bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa - Về thời gian:
+ Phân tích đánh giá trong giai đoạn 2005 – 2011.
+ Giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp và
phân tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp thực
địa trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận tốt nghiệp
“Loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa” có kết cấu ba chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch MICE và vai trò của việc phát triển
MICE đối với tỉnh Khánh Hòa.
Chương 2: Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011.
10

10

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2012 – 2020.
Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du
lịch Khánh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thu Hà đã
nhiệt tình hướng dẫn và quan tâm sâu sát trong quá trình tác giả thực hiện đề tài.
Do những hạn chế về mặt thời gian, kinh phí, cũng như kinh nghiệm và kiến thức,
đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp từ
người đọc và quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
TP.HCM, tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU
LỊCH MICE VÀ VAI TRÒ
CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MICE ĐỐI VỚI TỈNH KHÁNH HÒA
1.1. Tổng quan về loại hình du lịch MICE
1.1.1. Khái niệm du lịch MICE
MICE là thuật ngữ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ:
Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội
nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event (triển lãm, sự kiện) (John Swabrooke, 2007).
Như vậy, có thể khái quát MICE tour là sự kết hợp của Meeting tour, Incentive tour,
Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE tour là một loại hình
du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thưởng, triển lãm, sự kiện được kinh doanh
bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực chuyên
môn cao cũng như bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và thẩm
quyền (SEE Business Travel & Meetings, 2010). Theo đó, MICE tour bao gồm các
hoạt động kinh doanh sau:
1.1.1.1. Meeting tour

Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ
chức nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt như thông tin
11
11

mới về một loại sản phẩm hoặc việc tìm ra giải pháp cho một vấn đề đang tồn tại, có
thể là thương mại hay phi thương mại,
Ví dụ: SEA Games, World Cup, Festival, là những Meeting tour mang lại
cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Những sự
kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến cổ vũ.
Hoạt động Meeting này bao gồm hai loại:
- Association Meeting: Đây là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các tổ
chức, đoàn thể có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp nhằm cung cấp những
thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ hoặc về chính bản thân của tổ chức; nhằm
tạo điều kiện cho mọi người gặp gỡ nhau ngoài văn phòng làm việc để trao đổi ý
tưởng. Những cuộc họp này thường mang tính chất địa phương, quốc gia, khu vực
và quốc tế, với chủ đề chính xoay quanh những vấn đề sau: y tế, khoa học, học thuật,
thương mại, Nguồn khách của Association Meeting thường là các thành viên của
các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm, Quy mô của loại
hình này thường nhỏ (khoảng 50 người đến 200 người), được tổ chức trên nền tảng
thường xuyên, trung bình mất từ 4 đến 5 ngày, thời gian chuẩn bị đòi hỏi phải mất từ
2 đến 5 năm và được tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nước khác nhau.
- Corporate Meeting: là các cuộc hội họp giữa các thành viên trong một công
ty, chia làm 2 loại:
+ Internal Meeting: là hoạt động hội thảo của những người trong cùng một tổ
chức hay cùng một nhóm của công ty nhằm trao đổi thông tin hoặc khen thưởng
trong nội bộ công ty.
+ External Meeting: là hoạt động hội thảo giữa công ty này với công khác nhằm
trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh và những phát minh mới.
Thời gian chuẩn bị cũng như quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn

Association Meeting, thường là dưới 1 năm và lặp lại điểm đến cũng như địa điểm tổ
chức.
1.1.1.2. Incentive tour
12
12

Là hoạt động du lịch nhằm trao thưởng và khuyến khích tất cả các thành viên
hoặc các người khác có quyền lợi hay công việc liên quan đến một công ty hoặc một
tập đoàn, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá
nhân với nhau và với công ty.
Theo cách hiểu ban đầu thì tour du lịch này chỉ dành cho nhân viên của hãng
nhưng ngày nay thì đã mở rộng hơn, ngoài những người làm việc trực tiếp cho hãng
còn có thể có những nhân viên thuộc các công ty con, đại lý hay các công ty có liên
quan và gắn bó mật thiết với lợi ích của hãng. Đó có thể là giám đốc các chi nhánh
hay trưởng phòng kinh doanh, Do đó, số lượng khách của Incentive tour cũng vì
thế được mở rộng hơn.
Các tour du lịch như vậy do hãng tài trợ là một hình thức khuyến khích,
thưởng cho nhân viên của mình về những đóng góp của họ cho sự phát triển công ty.
Chính đặc điểm như vậy mà số lượng khách tham gia thường khá lớn. Thông thường
một tour du lịch lớn trung bình, số lượng khách thường chỉ dao động từ 100 – 150
khách, kéo dài từ 4 – 5 ngày hoặc từ 8 – 9 ngày với những hoạt động mang tính tập
thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Tất nhiên có
những đoàn Incentive tour, số lượng khách có thể lên tới hơn 200 hay thậm chí 300 –
500 khách, nhưng lượng đoàn như thế này thường không nhiều.
Nội dung của Incentive tour được tập trung vào hoạt động tập thể đề ra theo
yêu cầu riêng của từng hãng. Bên cạnh những tour du lịch được tổ chức cho những
đối tượng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành phần nào đó nhưng không
phải thuộc về hãng hay công ty nào. Có thể thấy một số tour du lịch quen thuộc có ít
nhiều mang dáng dấp của một tour Incentive như các chuyến đi du lịch của học sinh,
sinh viên, theo đơn vị lớp, khoa, trường, các đợt tập huấn, dã ngoại của cán bộ các

đoàn thể, tổ chức xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Những chuyến du
lịch này cũng nhằm mục đích khuyến khích những người tham gia phát huy được
năng lực của mình và cũng thường có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần
đoàn kết của các thành viên. 1.1.1.3. Convention/ Conference tour
Là loại hình du lịch kết hợp với hoạt động hội nghị, hội thảo giữa những
chuyên gia có trình độ ngang hàng nhằm trao đổi thông tin với nhau, có quy mô lớn
13
13

hơn so với Meeting và Incentive. Số lượng tham gia khoảng từ 300 – 1.500 người,
thông thường khoảng 800 người, thời gian chuẩn bị không dưới 2 năm. Thông
thường hoạt động này được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn và
bao gồm 2 loại:
- Convention organized by members (Hội nghị được tổ chức luân phiên bởi
các quốc gia thành viên trong tổ chức): là loại hội nghị được tổ chức lần lượt ở các
quốc gia thành viên (thứ tự tổ chức tính theo vần ABC tên quốc gia đó). Loại hình
du lịch hội nghị này thường được tổ chức trong phạm vi khu vực.
- Bid to host a convention (Hội nghị do quốc gia chủ nhà được lựa chọn từ các
quốc gia thành viên tổ chức): là loại hình du lịch hội nghị do một quốc gia tổ chức
và được những quốc gia khác gửi lời chúc mừng và được cử người đại diện tham dự
hội nghị đó. Loại hình du lịch hội nghị này cần có sự hợp tác và ủng hộ của chính
phủ và các tổ chức khác, do giá thành cao và thời gian diễn ra hội nghị dài.
Đặc điểm của Convention tour là tính toàn bộ, tính định kì, diễn ra ở một địa
điểm cố định với lượng người tham dự đông.
Ví dụ: Hội nghị cấp cao Á – Âu ASEM 5, Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao Liên
Hiệp Quốc về môi trường, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC,
1.1.1.4. Exhibition/ Event tour
- Exhibition tour: là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa và
dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng bá

rộng rãi cho công chúng, bao gồm 2 loại:
+ Trade show: là những cuộc triển lãm thương mại dành cho các tổ chức kinh
doanh buôn bán và thu lợi nhuận. Trong các cuộc triển lãm này, các tổ chức kinh
doanh, nhân viên, người bán hàng và khách hàng có cơ hội trao đổi với nhau về
những sản phẩm hoặc dịch vụ mới của công ty.
+ Comsumer show: là những cuộc triển lãm dành cho người tiêu dùng để họ
thấy được lợi ích từ việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ của các công ty. Trong các
cuộc triển lãm này, khách hàng sẽ nhận được những món quà do các công ty tặng
14
14

nếu đã sử dụng những sản phẩm được các công ty cung cấp. Đây là một cách
marketing hiệu quả thường được các công ty sử dụng nhằm tạo sự quen thuộc cho
sản phẩm mới đối với khách hàng.
- Event tour: là hoạt động tổ chức các chương trình có qui mô, tầm cỡ không
cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng khác nhau
nhằm đạt được những mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn vinh một giá
trị nào đó, thông qua đó cũng đạt được những mục tiêu về phát triển du lịch. Các
hội thi, các chương trình liên hoan, chương trình năm du lịch, là những ví dụ tiêu
biểu của loại hình này. Event tour bao gồm hình thức corporate event và hình thức
special event:
+ Corporate event: được tổ chức thông qua những buổi chiêu đãi khách hàng
thường xuyên, các nhà cung ứng quen thuộc. Những buổi chiêu đãi và hội họp này
được tổ chức theo một sự kiện đặc biệt nào đó liên quan đến công ty, chẳng hạn như
lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty hoặc lễ kỷ niệm công ty thu hút được khách
hàng thứ 1.000.000, Corporate event thường được tổ chức nhằm công nhận và
tuyên dương thành tích của nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng thiết lập mối
quan hệ thân thiết, lâu dài giữa công ty và người tiêu dùng, các đại lý và nhà cung
cấp. Ngoài ra, đây còn là dịp để giới thiệu những sản phẩm mới hoặc những dịch vụ
mới của công ty đến với khách hàng.

+ Special event: là những sự kiện đặc biệt, những sự kiện này được gọi là đặc
biệt vì quy mô lớn và thu hút nhiều báo đài, cũng như các phương tiện thông tin đại
chúng. Special event được tổ chức nhằm giới thiệu, trưng bày những sản phẩm mới
đến với công chúng. Nói cách khác, special event chính là những cuộc triển lãm để
quảng bá thương hiệu và sản phẩm, khẳng định vị trí của thương hiệu trên thị
trường.
1.1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch MICE
Như đã giới thiệu ở trên, loại hình du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng, sự kiện, Du lịch MICE cũng có những đặc
điểm giống như các loại hình du lịch khác, nhưng mang một số đặc thù riêng của
loại hình du lịch kết hợp với công việc này, cụ thể như sau:
15
15

1.1.2.1. Đối tượng khách du lịch là khách đoàn tham gia hội nghị, sự kiện, thuộc
phân khúc cao cấp, tương đối bận rộn và có yêu cầu cao
MICE xem như là một loại hình du lịch cao cấp, nên du khách MICE cũng là
khách du lịch hạng sang, hay còn gọi là khách VIP. Họ có thể là những nhà ngoại
giao, nhà chính trị, quan chức cấp cao trong nước và quốc tế, các doanh nhân của
những tập đoàn nước ngoài, đa quốc gia, các công ty liên doanh, các doanh nghiệp
trong nước hay cán bộ viên chức nhà nước, các kỹ sư, bác sĩ, Khách tham dự du
lịch MICE thường là khách đoàn, những hội nghị với lượng khách lớn là đối tượng
của MICE.
Với những khát quát nói trên về khách du lịch ta có thể rút ra những đặc điểm
như sau:
- Về thời gian tổ chức, khách du lịch MICE tương đối bận rộn nên thời gian
lưu trú không dài và các hoạt động diễn ra liên tục, chặt chẽ, đòi hỏi phải có cách tổ
chức khoa học.
- Về quốc tịch du khách, khách du lịch MICE thường gồm nhiều quốc tịch
hoặc có chung quốc tịch nhưng đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Vì vậy, các cơ sở

lưu trú cần đặc biệt chú ý đến trình độ ngoại ngữ của nhân viên phục vụ, cũng như
khả năng nắm bắt văn hóa, tôn giáo của nhiều nước để có thể phục vụ khách du lịch
MICE một cách tốt nhất.
- Về số lượng du khách, khách du lịch MICE thường đi theo đoàn với số lượng
lớn từ vài trăm đến hàng ngàn du khách vào một thời gian nhất định nên cơ sở hạ
tầng, các dịch vụ vận chuyển, cơ sở lưu trú, các trung tâm mua sắm, vui chơi, giải
trí, phải có qui mô lớn để đáp ứng tối ưu nhu cầu của du khách.
- Về đối tượng du khách, khách du lịch MICE thường là những người có khả
năng thanh toán cao, đặc biệt là khách tham quan các hội nghị quốc tế lớn của khu
vực và thế giới giúp đem lại nguồn lợi đáng kể về tài chính cho ngành du lịch.
- Về vai trò du khách, khách du lịch MICE thường là những người có địa vị xã
hội và danh tiếng cá nhân. Do đó, họ sẽ là đối tượng truyền bá những thông tin tích
16
16

cực hoặc tiêu cực về địa điểm tổ chức đến các phương tiện thông tin đại chúng, đồng
nghiệp, người thân, có ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của địa điểm tổ chức.
- Về chất lượng dịch vụ, du khách MICE chủ yếu là quan chức chính phủ, nhà
kinh doanh tham gia hội nghị, hội thảo nên cần có sự đón tiếp đặc biệt và những dịch
vụ ưu đãi có chất lượng cao, điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ cao.
- Về dịch vụ bổ sung, khách du lịch MICE thường có nhu cầu đối với các dịch
vụ khác như: vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan du lịch, mua sắm,
- Về khả năng chi trả, khách du lịch MICE thường được công ty thanh toàn
phần lớn chi phí cho chuyến đi của họ. Do đó, du khách có thể dành nguồn tài chính
của mình để chi phí cho các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là dành cho việc mua sắm.
1.1.2.2. Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp công tác với du lịch Có
hai loại khách hàng trong du lịch MICE:
- Các tổ chức, công ty ra quyết định tổ chức hoạt động du lịch ở đâu và thường
đài thọ cho nhân viên của mình cho chuyến du lịch. Đối với đối tượng khách hàng

này, mục đích sau chuyến du lịch MICE của họ chủ yếu là mục đích kinh tế vạch ra
ở đầu chuyến đi. Ví dụ, mục đích quảng bá giới thiệu khuyếch trương danh tiếng,
thương hiệu công ty hoặc kí được hợp đồng với khách hàng thông qua đàm phán
hành lang trong chuyến đi. Bên cạnh đó còn là giá trị gia tăng về văn hóa doanh
nghiệp, sự đoàn kết, gắn bó của nhân viên với công ty hay giữa các nhân viên với
nhau hoặc sự gắn bó giữa công ty với khách hàng, Khách hàng này thường là
người chi trả cho chuyến đi.
- Loại khách hàng thứ 2 là người tiêu dùng dịch vụ du lịch: những nhân viên
công ty, những người thực sự du lịch và tận hưởng các dịch vụ từ du lịch, mục đích
của họ đơn giản hơn, chỉ là tăng thêm về kiến thức, kinh nghiệm sống, có những trải
nghiệm mới lạ về đặc trưng văn hóa, con người, phong tục tập quán địa phương,
Khách hàng này thường không là người chi trả cho chuyến du lịch MICE nhưng là
người chi tiêu nhiều vào các hoạt động vui chơi giải trí và hoạt động mua sắm.
17
17

Qua đây, chúng ta cần nắm rõ về mục đích, nhu cầu của mỗi loại khách hàng
nhằm sắp xếp, tổ chức các tour MICE một cách hợp lý, khai thác tối đa nhu cầu của
từng loại khách hàng.
1.1.2.3. Kịch bản chương trình của du lịch MICE được chuẩn bị công phu theo
yêu cầu của khách hàng
Là một loại hình du lịch cao cấp và đặc biệt, khác với các loại hình du lịch giải
trí truyền thống như du lịch biển, văn hóa, lễ hội, sinh thái, du lịch MICE thường
được tổ chức công phu, qui mô lớn, sang trọng với phong cách phục vụ chu đáo,
chuyên nghiệp. Chương trình MICE không có một kịch bản nhất định mà mỗi
chương trình đều có hình thức khác nhau được thiết kế riêng theo yêu cầu của khách
hàng. Nhà cung cấp dịch vụ MICE có nhiệm vụ thực hiện và đáp ứng trọn gói các
dịch vụ của khách hàng từ lúc khởi hành cho đến khi ra về. Tuy nhiên, dù được tổ
chức dưới bất kì hình thức nào, tất cả các chương trình MICE đều bao gồm hai nội
dung quan trọng đó là các sự kiện, hội họp, khen thưởng, triển lãm và các trò chơi

giải trí, tham quan cho khách.
1.1.2.4. Địa điểm tổ chức phải là những địa danh nổi tiếng và có khả năng đáp
ứng tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Ở đây, chúng ta sẽ hiểu địa điểm tổ chức là thành phố hay vùng nơi diễn ra hoạt
động du lịch MICE. Địa điểm tổ chức thường là các thành phố, địa danh nổi tiếng về
du lịch cũng có tiềm năng kinh tế như Singapore, Bangkok, Hồng Kông, Phuket,
Các địa điểm tổ chức thường có đa dạng các sự lựa chọn về nơi tổ chức cao cấp (các
nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị quốc tế, khu resort, trung tâm vui chơi giải
trí, ), cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các tiện ích đi kèm. Page và Conell (2006) định
nghĩa về địa điểm tổ chức “là sự kết hợp của 6 A: available package – các gói dịch
vụ có sẵn, accessibility – khả năng tiếp cận, di chuyển đến, attraction – sự thu hút,
amenities – tiện ích, activities – các hoạt động vui chơi và ancillary services – các
dịch vụ đi kèm”.
18
18

Bên cạnh đó việc lựa chọn địa điểm còn phụ thuộc vào ngân sách và tính chất
của sự kiện được tổ chức, và không do chính du khách MICE lựa chọn mà được
quyết định bởi các nhà tổ chức sự kiện.
1.1.2.5. Thời gian thực hiện có tính thời vụ cao và chương trình phải được chuẩn
bị trước dài ngày
Với những yêu cầu khắt khe như vậy, đòi hỏi thời gian chuẩn bị các chương
trình MICE luôn kéo dài hơn các loại hình du lịch thông thường. Khách hàng thường
lên trước kế hoạch và đặt tour trước khoảng 6 tháng đến 1 năm. Với đơn vị cung ứng
dịch vụ, thời gian chuẩn bị trung bình cũng phải mất từ 3 tháng đến 6 tháng để tổ
chức một chương trình MICE chỉ vọn vẹn trong vài ngày hoặc vài tuần. Du lịch
MICE không có tính thời vụ vì không phụ thuộc nhiều vào thời tiết hay môi trường.
Do đó, thời điểm tổ chức MICE phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động kinh doanh và kế
hoạch của mỗi doanh nghiệp và nhờ vậy tần suất tổ chức MICE khá là đều đặn trong
năm, khắc phục được tình trạng thời vụ của loại hình du lịch truyền thống. Tuy

nhiên, du lịch MICE vẫn có giai đoạn cao điểm của du lịch MICE ở các quốc gia
thường rơi vào các tháng 10, 11 và 12 hằng năm.
1.1.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch MICE
1.1.3.1. Tình hình tự nhiên và xã hội tại điểm đến của du lịch MICE
Du khách MICE thường lựa chọn những địa điểm khai thác các tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan của khách du lịch trong thời gian rảnh rỗi giữa các hội nghị, hội thảo;
những điểm đến an toàn và thân thiện với tình hình an ninh, chính trị, kinh tế ổn
định,
Ngoài ra, để phát triển loại hình du lịch MICE cần phải có cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp; người dân cần có thái độ, cử chỉ thân thiện và khả năng giao
tiếp với du khách; tình hình trật tự xã hội cần được ổn định, sự an toàn cho du khách
được đảm bảo. Nơi tổ chức du lịch MICE cũng cần đảm bảo có thời tiết tốt, múi giờ
của khu vực phù hợp với nhiều thị trường chính. Sự khác biệt giữa mùa, thời tiết và
lịch giữa các khu vực có thể ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi giải trí, tham
quan du lịch, chăm sóc sức khỏe, mua sắm hàng hóa, của đại biểu MICE.
19
19

1.1.3.2. Khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật để tổ chức MICE
Để phát triển loại hình du lịch MICE, cơ sở hạ tầng cần phải có hệ thống giao
thông hiện đại đồng bộ, hệ thống cung cấp điện nước hoàn thiện, hệ thống thông tin
liên lạc tốc độ cao và các dịch vụ xã hội phong phú, đa dạng như ngân hàng, y tế, ;
cơ sở vật chất – kỹ thuật cần phải có các điểm tổ chức hội nghị, hội thảo nằm tại vị
trí trung tâm hoặc các trung tâm mua sắm giúp du khách thư giãn trong thời gian
rảnh rỗi và các nơi mua sắm hàng lưu niệm.
Những đoàn khách du lịch MICE thường lựa chọn địa điểm để tổ chức hoạt
động du lịch MICE tại các khách sạn cao cấp có hệ thống phòng họp đầy đủ tiện
nghi dành cho hội nghị, hội thảo, có vị trí ngay khu vực trung tâm thành phố, gần
các trung tâm mua sắm và các trung tâm tổ chức hội chợ – triển lãm.

Nhu cầu về địa điểm tổ chức hoạt động du lịch MICE đã có thay đổi trong
thời gian gần đây, địa điểm được lựa chọn hiện nay không chỉ đơn thuần có thể đáp
ứng các phòng họp với đầy đủ tiện nghi mà còn phải linh hoạt trong việc thiết kế
phòng họp thật ấn tượng, bố trí ánh sáng và âm thanh phải hài hòa, phù hợp. Ngoài
ra, còn phải kết hợp với những dịch vụ bổ sung như các hoạt động giải trí, tham quan
du lịch, chăm sóc sức khỏe, mua sắm hàng hóa, nhằm tạo sự hấp dẫn đối với khách
du lịch.
Những điểm tổ chức hoạt động du lịch MICE cần chú ý ba vấn để sau:
- Sự gia tăng thị phần của những cuộc hội họp với quy mô nhỏ.
- Giá cả cạnh tranh giữa các địa điểm tổ chức có cùng đẳng cấp.
- Giá trị thu về của khách hàng sau các cuộc hội nghị, hội thảo.
1.1.3.3. Nguồn nhân lực phục vụ cho loại hình du lịch MICE
Du lịch MICE đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau để
đảm bảo phục vụ một cách toàn diện. Để phát triển loại hình du lịch MICE, cần phải
có đội ngũ nhân lực du lịch như: nhân viên tổ chức sự kiện, hướng dẫn viên du lịch,
nhân viên khách sạn – nhà hàng, tài xế, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm
chuyên môn, biết phát huy tính sáng tạo và đặc biệt có trình độ ngoại ngữ tốt.
1.1.3.4. Hoạt động quảng bá, xúc tiến
20
20

Về hoạt động xúc tiến, quảng bá, để phát triển loại hình du lịch MICE cần
phải đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh điểm đến tại các hội chợ, triển lãm, liên
hoan về du lịch trong nước và quốc tế với sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên
quan như: cơ quan quản lý về du lịch, các cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành, các
hãng vận chuyển,
Thêm vào đó, cần phải tận dụng triệt để lợi thế của các sự kiện đặc biệt khác
diễn ra cùng thời điểm tại khu vực tổ chức hoạt động du lịch MICE. Điểm đến của
du lịch MICE tổ chức nhiều sự kiện vào những thời điểm khác nhau trong năm
nhằm thu hút các đối tượng khách du lịch nói chung và khách du lịch MICE nói

riêng.
1.1.3.5. Hoạt động quản lý của chính quyền
Để phát triển loại hình du lịch MICE, cần phải nâng cao nhận thức, hiểu biết
cho các cơ quan, tổ chức về đặc điểm, tính chất và những yêu cầu của loại hình du
lịch MICE. Từ đó, có những cải tiến về thủ tục hải quan (đối với khách tham dự hội
chợ), quy định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo, quy định về xe dẫn đường, nhằm
thúc đẩy loại hình du lịch MICE phát triển. Sự đơn giản và nhanh chóng trong các
thủ tục hành chính như: thủ tục hải quan, thủ tục xin visa, thủ tục xin giấy phép tổ
chức hội nghị, hội thảo, thủ tục xin giấy phép tổ chức triển lãm – hội chợ, cũng là
một yếu tố quan trọng mà các đoàn khách du lịch MICE thường cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi chọn địa điểm tổ chức.
Về định hướng chiến lược phát triển, để phát triển loại hình du lịch MICE,
các cơ quan chính quyền cần phải có sự khảo sát khoa học, cẩn thận và chi tiết về thị
trường, đối tượng, tâm lý khách du lịch MICE để từ kết quả khảo sát trên có thể đề
ra các chiến lực xúc tiến quảng bá điểm đến, các chiến lược kinh doanh hiệu quả và
các quy hoạch phát triển phù hợp với xu hướng thị trường nhằm tránh sự đầu tư tràn
lan và không hiệu quả.
1.2. Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh
Khánh Hòa và vai trò của việc phát triển MICE đối với Khánh Hòa
1.2.1. Tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa
1.2.1.1. Tổng quan về tình hình tự nhiên, xã hội của tỉnh Khánh Hòa
21
21

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có hình dạng
thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía đông giáp biển. Phía bắc giáp
tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ bắc. Phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận,
điểm cực nam: 11042'50'' vĩ độ bắc. Phía tây giáp tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, điểm
cực tây: 108040'33'' kinh độ đông. Phía đông giáp biển Đông, điểm cực đông:
109027'55'' kinh độ đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh,

cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam (Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2009D).
Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng bắc nam khoảng
160km, còn theo hướng đông tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến
2km ở phía bắc, còn ở phía nam từ 10 đến 15km. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền,
tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo
Trường Sa. Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện cả về giao thông đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không. Khánh Hoà cách Hà Nội 1.280km,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 448km, được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu ôn hoà lại
nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ
và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần
tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam.
Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km
2
(kể cả các đảo, quần đảo), đứng
vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển
dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo
Trường Sa. Khánh Hòa có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình là 26,7°C. Mùa mưa
tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài
hai tháng. Độ ẩm tương đối: 80,5%. Riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang
30km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa.
Khánh Hòa được thiên nhiên ban tặng một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn
giữa núi, rừng và biển, đảo – một tiềm năng rất ưu đãi cho du lịch phát triển mạnh.
Nhìn chung thời tiết và khí hậu tự nhiên ở Khánh Hòa khá dễ chịu, ôn hòa, môi
trường đa dạng, cân bằng và phù hợp với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Cảnh
quan đẹp, khí hậu ôn hòa nên du lịch Khánh Hòa phát triển mạnh, được Tổng cục Du
lịch xác định là một trong những Trung tâm Du lịch của cả nước. Khánh Hòa nổi
22
22


tiếng với các địa danh du lịch hấp dẫn du khách như Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc Lết,
Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bãi Trũ, Hòn Bà, Suối Tiên, Ba Hồ, suối nước nóng Dục Mỹ,
thác Yang Bay, Đặc biệt, khu bảo tồn biển Hòn Mun với rặng san hô và hệ sinh vật
biển đa dạng, phong phú là khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện
nay.
Về tình hình chính trị, xã hội, nói một cách tổng quát, môi trường chính trị
của Việt Nam ta hiện nay rất ổn định, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng. Là một địa
phương chuyên về du lịch, tỉnh Khánh Hòa cũng đã có những công văn, chỉ đạo để
du lịch ngày càng phát triển.
Là tỉnh thành ven biển miền Trung nên con người Khánh Hòa cũng khá thân
thiện và hiền hòa, góp phần làm cho an ninh rất tốt, ít xảy ra những tệ nạn xã hội.
Điều này để lại ấn tượng tốt cho du khách, đặc biệt là khách du lịch của loại hình du
lịch MICE – những vị khách cao cấp.
Về văn hóa, Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, tại đây đã từng
tồn tại một nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh. Nơi
đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lễ hội
văn hóa đặc sắc như: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Cá voi, Lễ hội Am Chúa, giúp cho
Khánh Hòa trở thành điểm đến thu hút đối với khách du lịch quốc tế.
Hàng năm, khách du lịch tỉnh lên đến 2.180.008 lượt, trong đó có 440.390
khách quốc tế, tốc độ tăng hàng năm lên đến khoảng 18% (Sở VH,TT&DL Khánh
Hòa, 2012B).
1.2.1.3. Tiềm năng du lịch MICE
Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi cho một địa hình hết sức tự nhiên và
phong phú, đầy đủ biển, hồ, sông suối, tài nguyên du lịch của Khánh Hòa hết sức đa
dạng, có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của du khách MICE.
Về danh lam thắng cảnh, Khánh Hòa tự hào có vịnh Nha Trang, nằm trong
29 vịnh đẹp nhất thế giới, trong một ngày có thể tiếp nhận trên dưới 100.000 du
khách mà vẫn thỏa mãn những tiêu chuẩn của Tổ chức Du lịch Thế giới. Dọc bờ
23

23

biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang, Bãi Tiên, Dốc
Lết, Đại Lãnh, Ngoài ra dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn nhỏ, có khả năng
tổ chức du lịch, lặn biển, vui chơi giải trí trên các đảo, đa dạng hóa các loại hình
nghỉ dưỡng cho khác du lịch MICE sau các cuộc hội họp, triển lãm. Khánh Hòa còn
được biết đến như một điểm đến của lễ hội và các sự kiện lớn về văn hóa, xã hội và
du lịch, trở thành địa điểm lý tưởng cho loại hình du lịch MICE và ngày càng khẳng
định ưu thế của mình trong việc phát triển loại hình du lịch này.
Những năm qua, nhờ được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà
hàng và triển khai đồng bộ các dự án du lịch sinh thái, Khánh Hòa đã trở thành điểm
đến hấp dẫn và lý tưởng cho những sự kiện đặc biệt. Khánh Hòa có thương hiệu về
du lịch, có hệ thống khách sạn quy mô lớn với cơ sở vật chất và cung cách phục vụ
chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng vui chơi, giải trí, mua sắm, của du
khách MICE. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có trên 500 cơ sở lưu trú, trong đó có
khoảng 30 khách sạn từ 3 sao trở lên, với hơn 3.500 phòng; có những hội trường, sân
khấu lớn có sức chứa từ 1.000 đến 7.500 người với những thương hiệu gắn liền như:
Vinpearl, Diamond Bay, Yasaka-Saigon-Nhatrang, Hòn Tằm, Sheraton, đã tạo nên
một thương hiệu nổi tiếng cho Khánh Hòa, nơi tổ chức thành công các sự kiện văn
hóa, chính trị và là địa điểm lựa chọn hàng đầu của các du khách MICE trong và
ngoài nước để tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, chính trị lớn trong
nước và quốc tế như: Hội nghị Chuyên viên tài chính APEC lần thứ 22, Hội nghị cấp
Thứ trưởng ngoại giao ASEAN 2006, Hội nghị Ngoại giao văn hóa Việt Nam, Hội
nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14 năm 2010; các cuộc thi: Hoa hậu Hoàn
vũ năm 2008, Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt và gần đây nhất là
cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2010. Có thể nói, đó là những tiền đề tạo những lợi thế để
Khánh Hòa theo định hướng phát triển loại hình du lịch MICE, từng bước khẳng
định những ưu thế của mình trên bước đường phát triển loại hình này.
1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch MICE tại Khánh Hòa
1.2.2.1. Về mặt kinh tế của tỉnh Khánh Hòa

Du lịch hiện tại là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù
chưa có thống kê chính thức nào về lợi nhuận thu được từ loại hình du lịch MICE,
nhưng theo ước tính, lợi nhuận từ loại hình du lịch MICE cao gấp sáu lần lợi nhuận
24
24

mang lại từ loại hình du lịch thông thường. Nhờ vậy, loại hình du lịch MICE đem lại
nhiều lợi ích cho toàn ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.
Về thu hút đầu tư, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch thu hút được
vốn đầu tư từ các tập đoàn quốc tế, chính quyền địa phương và các công ty tư nhân.
Du lịch MICE còn tạo danh tiếng cho địa phương Khánh Hòa trên thị trường thế giới
nhờ việc thu hút được một lượng lớn khách du lịch thông qua các cuộc hội họp, hội
nghị, hội thảo; các chương trình du lịch khen thưởng, khích lệ,
Về hoạt động quảng bá hình ảnh, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch
có điều kiện và kinh phí để quảng bá hình ảnh điểm đến, có cơ hội để giao lưu, hợp
tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Loại hình du lịch MICE giúp
các cơ sở lưu trú nổi tiếng hơn rất nhiều nếu phục vụ thành công một đoàn khách du
lịch MICE quan trọng. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho các cơ sở lưu trú vì một
trong yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch MICE chính là danh tiếng của địa điểm
tổ chức hoặc công ty tổ chức du lịch MICE.
Về hiệu quả kinh tế, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch thu được lợi
nhuận cao gấp sáu lần so với các loại hình du lịch khác. Chi tiêu của khách du lịch
MICE không chỉ trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo Báo Lao
Động (2011), một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của
MICE, thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở nước phát triển, còn những
nước đang phát triển thì mức chi tiêu ở bên ngoài cao hơn là 25 đồng. Đặc biệt, loại
hình du lịch MICE giúp các cơ sở lưu trú thu được lượng khách lớn, ổn định với
công suất phòng cao, thu được nhiều lợi nhuận thông qua việc tổ chức, bố trí phòng
họp cho khách và tổ chức các sự kiện; tăng khả năng chi tiêu cho du khách với
những dịch vụ bổ sung, Đối với các hãng vận chuyển, loại hình du lịch MICE giúp

các hãng vận chuyển có được số lượng khách hàng lớn, tần suất thường xuyên và có
khả năng chi trả cao. Nhờ vậy, vận tải hàng không và hàng hải quốc tế của Khánh
Hòa ngày càng phát triển.
Về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch có điều kiện
và kinh phí phát triển các tuyến, điểm du lịch; xây dựng các khu vui chơi – giải trí,
các trung tâm mua sắm; nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa dịch vụ du
25
25

lịch; Trong vài năm gần đây, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư xây dựng thêm nhiều cơ sở
nhằm đa dạng hóa du lịch như trung tâm hội nghị Diamond Bay, sân golf tiêu chuẩn
quốc tế tại Cam Ranh, Loại hình du lịch MICE giúp các cơ sở lưu trú đa dạng hóa
và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để luôn tự làm mới mình trong mắt du
khách. Hơn thế nữa, với khả năng chi trả cao, khách du lịch MICE chính là động lực
to lớn giúp các cơ sở lưu trú mạnh dạn trong việc đưa ra những sản phẩm cao cấp và
mới lạ.
Về phát triển nhân lực, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch xây dựng
đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn để
đáp ứng được những yêu cầu mang tiêu chuẩn quốc tế của các doanh nhân tham gia
du lịch MICE. Loại hình du lịch MICE giúp các cơ sở lưu trú có cơ hội cho đội ngũ
nhân viên của mình phục vụ đối tượng khách có những yêu cầu đặc biệt. Từ đó, đội
ngũ nhân viên của các cơ sở lưu trú sẽ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc
phục vụ cùng một thời điểm một số lượng lớn du khách cao cấp.
1.2.2.2. Về mặt xã hội của tỉnh Khánh Hòa
Về hiệu quả xã hội, loại hình du lịch MICE đòi hỏi sự kết hợp của nhiều dịch
vụ hơn so với các loại hình khác, vì thế MICE giúp ngành du lịch tạo thêm việc làm
cho người lao động, thêm nhiều cơ hội kinh doanh và thêm nhiều lợi ích cho cộng
đồng. Thêm vào đó, du lịch MICE đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao nên đòi
hỏi sự đào tạo và nâng cao tri thức của người dân, cũng như thái độ ứng xử của
người dân phù hợp với tiêu chí quốc tế, giảm thiểu nhiều tệ nạn xã hội ở địa phương.

Về hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật, loại hình du lịch
MICE giúp địa phương được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất – kỹ thuật như hệ thống đường sá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước,
nguồn điện, để phục vụ hoạt động du lịch, nhờ đó nhân dân địa phương cũng được
hưởng lợi ích, mức sống được nâng cao và phúc lợi xã hội về giáo dục và sức khỏe
cũng được phát triển.
Thêm vào đó, loại hình du lịch MICE đòi hỏi một điểm đến an ninh, an toàn và thân
thiện. Vì vậy chính quyền địa phương sẽ chú trọng nhiều hơn đến vấn đề giữ vững
an ninh xã hội, trật tự và an toàn ở địa phương, phát triển xã hội theo hướng an ninh,

×