Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo tốt nghiệp nghề cây ớt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm chung:
Rau an toàn là sản phẩm rau tươi bao gồm các loại rau ăn củ, thân, lá hoa,
quả có chứa dinh dưỡng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các chất
hóa học, kim loại nặng, nitrat và mức độ nhiễm vi sinh vật gây hại ở dưới mức
tiêu chuẩn cho phép để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng và môi trường.
Trong cuộc sống rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn
của con người, không một loại thực phẩm nào có thể thay thế vị trí của cây rau
trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt ớt là loại cây gia vị được sử dụng nhiều
trong quá trình chế biến các món ăn phục vụ cho nhu cầu của con người hàng
ngày, trong quả ớt có chứa lượng vitamine A và C nhiều gấp 5 – 10 lần lượng


vitamine A, C trong cà chua và cà rốt, ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được
sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các loại
thuốc trị ngoại khoa như: phong thấp, nhức mỏi , hay nội khoa như: thương
hàn
Hiện nay đời sống ngày càng nâng cao vì vậy đòi hỏi của người tiêu dùng
ngày càng khắc khe hơn đối với các loại thực phẩm như: chất lượng phải tốt và
không ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng.
Ngày nay người tiêu dùng đã thật sự lo ngại và quan tâm nhiều đến vấn đề
an toàn của thực phẩm đặc biệt là việc dư tồn một số loại chất độc hại trong thực
phẩm như: kim loại nặng, các chất hóa bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat và vi
sinh vật gây bệnh cho con người.
2. Mục đích:

Ứng dụng tiến bộ khoa học để xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng
an toàn và có giá trị kinh tế cao.
Giúp học viên nắm vững về những đặc điểm sinh vật học của cây ớt từ đó
sẽ giúp nhìn nhận một cách tổng quát về cây ớt,
Học sinh thực hiện: ………………………… 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tham gia thực hiện được các khâu kỹ thuật cơ bản trong quá trình canh tác
ớt như: chăm sóc, xử lý sâu bệnh trong giúp học viên phân biện và nhận dạng
chính xác các loại bệnh và các dạng côn trùng gây hại trên cây ớt từ đó đề ra
biện pháp xử lý các loại sâu bệnh gây hại giúp cho cây giúp cây phát triển tốt và
cho năng suất cao.
Biết được những chỉ tiêu cũng như giới hạn của các chất độc hại có trong

ớt, để đảm bảo ớt sản xuất ra là ớt đạt tiêu chuẩn an toàn.
Nắm được những điểm lưu ý trong quá trình canh tác, từ đó trong quá trình
canh tác sẽ hạn chế được sự lưu tồn của các chất độc hại trong sản phẩm mà
chúng ta làm ra
Đánh giá được tính thích nghi của cây ớt so với điều kiện thời tiết và đất
đai tại địa phương (cơ sở thực tập và vị trí thực hiện mô hình).
Hoạch toán để đánh giá về hiệu quả canh tác ớt so với cây trồng khác khi
triển khai canh tác trên cùng 1 đơn vị diện tích.
Nắm được lợi ít của những sản phẩm nông nghiệp canh tác theo hướng an
toàn đối với sức khỏe của con người.
Học sinh thực hiện: ………………………… 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tình hình cơ sở thực tập:
a. Điều kiện tự nhiên:
Minh thuận là một xã vùng sâu, vùng xa thuộc chương trình 135 của thủ tướng
chính phủ. Xã nằm cách trung tâm huyện U Minh Thượng 16 Km với diện tích tự
nhiện của toàn xã là 15.269,62 ha, phía đông giáp với xã Tân Thuận thuộc huyện Vĩnh
Thuận, phía tây giáp với xã An Minh Bắc huyện U Minh thượng, phía nam giáp với xã
Biển Bạch thuộc huyện thới Bình - Tỉnh cà mau, phí bắc giáp xã Vĩnh hòa và xã Bình
Minh huyện U Minh Thượng.
Diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của toàn xã là 7.239 ha,
trong đó diện tích lúa 2 vụ là 1.500 ha, diện tích lúa – tôm là 2.500 ha, diện tích
canh tác mía là 923,95 ha nằm chủ yếu ở các xã trong vùng đệm, diện tích canh

tác khóm là 416 ha tập trung ở những ấp mà đất bị phèn, diện tích canh tác rau
màu các loại là 202 ha, diện tích còn lại canh tác các loại cây trồng khác.
b. Điều kiện kinh tế:
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo sạ toàn xã năm 2014 là 6.644,9 ha lúa, tăng 2,45 ha so
với năm 2013, bao gồm: lúa mùa là 3.964,8 ha, lúa đông xuân là 1.433,3 ha, lúa
hè thu 1.246, 8 ha. Năng suất bình quân đạt 5,4 tấn/ ha, sản lượng lương thực đạt
35.880 tấn, tăng 3.333 tấn so với năm 2013.
Diện tích canh tác rau màu các loại 555 ha, tăng 451 ha so với năm 2013,
trong đó rau màu 387,5 ha (màu trồng dưới rộng chiếm 260 ha), còn lại là diện
tích canh tác các loại cây trồng khác như: gừng củ, khoai từ …
- Chăn nuôi:

Đàn heo trên địa bàn xã có 2.919 con, đàn trâu có 61 con, đàn dê có 38 con,
đàn gia cầm các loại có 18.566 con. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn
gia cầm và gia súc được thực hiện đạt theo kế hoạch đề ra như (tiềm phòng ngừa
bệnh cho đàn gia súc được 4.582 liều, tiêm phòng cúm H5N1 cho đàn gia cầm
được 58.331 liều,cấp miễn phí 36 lít hóa chất sát trùng chuồng trại …).
Học sinh thực hiện: ………………………… 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thủy sản:
Vận động nông dân thả nuôi tôm sú được 2.781,8 ha, thả nuôi tôm thẻ chân
trắng 53 ha, thả nuôi tôm càng xanh xen lúa được 80 ha, thả cua nuôi xen với
tôm sú được 787 ha, thả nuôi các bống tượng 3 ha và thả nuôi cá các loại được
1.562,4 ha.

2. Cơ sở lý luận: (quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn).
Hình 1: Mô hình canh tác rau an toàn
Nghề trồng rau trong nhiều thập kỷ qua đã cung cấp cho xã hội nhiều
chủng loại rau phong phú, đa dạng, áp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng. Đồng thời góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.
Tuy nhiên thì trong thực tiễn cuộc sống còn một số bộ phận không nhỏ
người sản xuất hàng ngày vẫn còn đang sản xuất ra những cây rau không sạch.
Do sự hiểu biết còn hạn chế và chạy theo lợi nhuận kinh tế mà họ sản xuất
rau không đúng theo quy trình sản xuất rau sạch. Trong sản xuất họ còn dùng
phân tươi, phân chưa hoai mục, nước rửa chuồng trại, nước thải chưa qua xử lý
để bón và tưới cho cây rau để giúp cây rau sinh trưởng, phát triển tốt. Để phòng
trừ sâu bệnh họ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tuỳ tiện, thậm chí sử

dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng để phun xịt đặc biệt là các loại thuốc kích
thích sinh trưởng. Chính vì những việc này mà dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thức
ăn xảy ra và thậm chí là gây tử vong.
Học sinh thực hiện: ………………………… 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Để tăng suất của rau người nông dân đã lạm dụng phân đạm vô cơ, bón quá
liều lượng mà không phối hợp với các loại phân khác dẫn đến dư lượng nitrat khi
lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép sẽ dẫn tới bệnh ung thư đối với người sử
dụng.
Hậu quả của những việc làm trên là dẫn đến việc sản xuất ra các loại rau
không sạch cho xã hội làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Hơn ai
hết nhà vườn phải là người phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về

những sản phẩm của họ làm ra.
Sản xuất rau sạch phải được đăng ký nơi sản xuất, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng và phải được gắn thương hiệu. Có như vậy thì mới ngăn chặn được hiện
tượng rau không sạch được bày bán chung với rau sạch.
a. Về mặt quản lý nhà nước:
Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư hỗ trợ cho sản xuất rau sạch,
khuyến khích đầu tư cơ sở hạn tầng, vốn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kỹ
thuật. Giúp người sản xuất tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm rau sạch.
Các cơ quan chức năng như: thanh tra, cục tiêu chuẩn cần thanh, kiểm tra
thường xuyên đối với các cơ sở sản xuất rau sạch.
Các cấp chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện
kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất của các cơ sơ đóng trên địa bàn.

Nhà nước và các cấp cần sớm có chính sách tái chính để khuyến khích
những người sản xuất, buôn bán rau sạch cũng như có biện pháp xử lý thích
đáng đối với những người sản xuất, người phân phối rau không sạch.
b. Đất sạch:
Đất dùng để sản xuất rau rạch phải là những loại đất nhẹ, tơi xốp, thoáng
khí (đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông …), độ PH trung tính, hàm
lượng kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép, không có mầm mống sâu bệnh sâu
hại, hạn chế tối đa vi sinh vật gây hại.
Vùng sản xuất phải cách xa quốc lộ ít nhất 500m, nhưng vẫn phải đảm bảo
thuận tiện cho công việc vận chuyển sản phẩm.
Học sinh thực hiện: ………………………… 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

c. Nước sạch:
Nước tưới phải đảm bảo lấy từ nguồn nước sạch, tốt nhất là sử dụng nước
giếng khoang, khi dùng nguồn nước tự nhiên (nước ao, sông, hồ …) cần phải
qua quá trình xử lý trước khi sử dụng, không sử dụng nguốn nước thải (nước
thải công nghiệp, sinh hoạt …) để tưới rau.
Bảng1 : Hàm lượng tối đa của một số nguyên tố hoá học trong nước tưới
phục vụ cho việc canh tác rau an toàn
Tên nguyên tố
Nước dùng cho
tất cả các loại đất
(mg/lít)
Tên nguyên tố

Nước dùng cho
tất cả các loại
đất (mg/lít)
1. Al 5 10. Fe 5
2. As 0.01 11. Pb 5
3. Be (Beryllim) 0.01 12. Li (Lithium) 2.5
4. B 0.75 13. Mn 0.2
5. Cd (Cadimi) 0.01 14. Ni 0.2
6. Cl 0.1 15. Mo 0.01
7. Co 0.05 16. Se (Selenium) 0.02
8. Cu 0.2 17. V (Vanadium) 0.01
9. F 1 18. Zn 2

d. Dùng phân bón đã qua chế biến:
Dùng phân hữu cơ đã hoai mục, phân vô cơ N – P – K hoặc những loại phân
đã qua chế biến như NPK tổng hợp, phân vi sinh …, khi bón phân cần lưu ý kết
hợp liều lượng hợp ký, cân đối giữa các loại, bón đúng cách, bón đúng lúc.
Trong quá trình chăm sóc có thể sử dụng một số chế phẩm phân bón lá để
cung cấp dinh dưỡng cho cây như: Humic, Komic, Supre Hun …
Nghiêm cấm sử dụng các loại phân tươi, phân chưa hoai bón cho rau.
e. Thực hiện biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại:
Khuyến cáo nông dân dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất thấp và
phân giải nhanh, thuốc vi sinh trong phòng trừ sau bệnh.
Khi cần phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nên dùng thuốc ở nhóm III và IV,
và phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
Học sinh thực hiện: ………………………… 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương tiện:
a. Địa điểm:
Học sinh thực hiện: ………………………… 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tại Hợp Tác Xã Tiên Phong, ấp Minh Dũng, xã Minh Thuận, huyện U
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Hình 2: Địa điểm triển khai thực hiện mô hình
Diện tích thực hiện mô hình : 1ha (với 4 hộ nông dân trong hợp tác xã tham

gia canh tác có diện tích đất canh tác liền kề nhau), thực hiện theo quy trình kỹ
thuật đã đề ra và theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
b. Thời gian:
Thời gian thực hiện 6 tháng cuối năm 2014 (từ tháng 6 năm 2014 đến tháng
12 năm 2014).
c. Vật liệu thí nghiệm:
Sổ sách ghi chép, phương tiện đi lại, máy ảnh phục vụ việc ghi lại hình ảnh,
máy tính phục vụ công việc làm báo cáo và tổng hợp số liệu …
2. Phương pháp thực hiện:
Tổ chức tập huấn 2 lần cho các hộ nông dân thực hiện mô hình và nông dân
trong khu vực triển khai mô hình:
+ Lần 1: trước khi gieo trồng, nội dung tập huấn là hướng dẫn nông dân

làm đất, phương pháp trồng, mật độ trồng, cách bón phân và biện pháp phòng
trừ các loại dịch hại tấn công cây ớt ở giai đoạn đầu.
+ Lần 2: khi cây ớt ra bông, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ các loại
dịch hại thường xảy ra ở giai đoạn sau.
Học sinh thực hiện: ………………………… 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thu thập 3 mẫu đất canh tác để phân các chỉ tiêu kim loại nặng, Nitrat, vi
sinh vật … có trong đất.
Thu thập 3 mẫu nước phục vụ cho công việc tưới trong suốt quá trình canh
tác để đo nồng độ pH, kim loại nặng, Nitrat, vi sinh vật … có trong nguồn nước
tưới.
a. Chọn giống:

Chọn giống sạch bệnh và kháng bệnh thán thư cao, mùa mưa nên chọn
giống ớt chỉ thiên trái nhỏ sẽ hạn chế được mầm bệnh như: CN 014, CN-H2 …
Hạt giống phải còn hạn sử dụng, có kích thướt hạt đồng đều, tỉ lệ nảy mầm
cao và có độ thuần giống cao.
Nếu trồng bằng cây con nên chọn cây giống phát triển tốt, nẩy mầm đồng
đều, cây giống không bị sâu bệnh gây hại.
b. Chuẩn bị cây con:

Hình 3: vườn ươm cây giống
Khi trồng vào mùa mưa nên ươm cây con trong bầu bằng khay ươm hoặc bầu
lá chuối sẽ hạn chế được mầm bệnh trong đất gây hại đến cây con trong giai
đoạn cây con trong vườn ươm.

Chuẩn bị đất ươm cây con: đất ươm trước khi vô bầu để ươm cây con cần
phải được xử lý bằng nấm Tricoderma, để giúp cây con phát triển tốt sau khi nẩy
mầm.
Vườn ươm cây con: diện tích vườn ươm cây con rộng khoảng 250m
2
là có
thể ươm đủ số lượng cây con phục vụ cho canh tác khoảng 1ha, nên làm nhà
Học sinh thực hiện: ………………………… 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lưới để che cây con mới ươm, mái che bằng cao su không cho hạt mưa vào sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mới ươm (nếu có điều kiện nên làm giàn kê
cây con cách mặt đất 50 – 100 cm) mục đích tạo ra cây giống khỏe ngay từ ban

đầu. Thời gian cây con trong vườn ươm khoảng 20 – 25 ngày (cây cao từ 10 –
15 cm), trước khi mang trồng từ 2 – 3 ngày thì cây con cần phải được nhử nắng
và ngưng tưới phân hóa học để giúp cây con thích nghi và phát triển tốt khi
mang đi trồng.
Hạt giống:
Bảng 2: chủng loại và lượng hạt giống sử dụng cho 1 ha
Tên giống Lượng giống/ha (gr)
CN 019 250
Xử lý hạt giống: ngậm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) từ 3 – 6 giờ, vớt
hạt ra rửa sạch, phơi nắng nhẹ 15 phút, cho hạt đã được ngâm vào túi vải hoặc
khăn được làm ấm để ủ đến khi hạt nứt nanh. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm,
nếu thấy khô thì phun thêm nước để hạt nẩy nầm tốt.

c. Chuẩn bị đất trồng:

Hình 4: làm đất chuẩn bị trồng
Mùa mưa nên chọn đất cao, đất thoát nước tốt và không bị ngập úng khi
gặp điều kiện mưa nhiều.
Đất được cày ải và phơi đất từ 15 – 20 ngày để hạn chế mầm bệnh còn lưu
tồn trong đất làm ảnh hưởng đến cây trồng.
Học sinh thực hiện: ………………………… 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đất phải được làm sạch cỏ và xác bã thực vật còn xót lại trên mặt đất trước
khi tiến hành làm đất. Bón vôi với liều lượng 1.500kg/ha để giúp hạ phèn và
phòng ngừa mầm bệnh có trong đất.

Lên liếp: chiều rộng của liếp từ 1,2 – 1,5m, cao 0,3 m, khoảng cách giữa 2
liếp là 0,4m được sử dụng làm rảnh thoát nước khi trời mưa và làm lối đi lại
trong suốt quá trình chăm sóc. Khi trồng vào mùa mưa nên lên liếp cao ở giữa
và hai bên thấp dần để giúp thoát nước tốt.
Xử lý mầm bệnh: để ngăn ngừa mầm bệnh còn lưu tồn trong đất làm ảnh
hưởng đến cây trồng trong quá trình canh tác thì ta cần phải xử lý mầm bệnh có
trong đất trước khi trồng cây con, dùng nấm Tricodema với liều lượng 20kg/ha
để phun điều trên toàn bộ diện tích mặt liếp.
Mùa mưa nên dùng màng phủ nông nghiệp (công dụng của màng phủ nông
nghiệp khi sử dụng vào quá trình canh tác).

Hình 5: canh tác ớt có và không có sử dụng màng phủ nông nghiệp

Hạn chế côn trùng gây hại: mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh
sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm …
Hạn chế bệnh hại: bề mặt màng phủ ráo nhanh sau khi mưa giúp bộ lá cây
luôn khô, thoáng, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm phấn trên lá
chân.
Ngăn ngừa cỏ dại: mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm
hạt cỏ không thể nảy mầm và bị chết trong màng phủ.
Học sinh thực hiện: ………………………… 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: màng phủ ngăn cản sự bốc hơi
nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa, nên rễ cây không bị úng nước,
giữ độ ẩm ổn định và mặt đất luôn tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản

lượng.
Giữ phân bón: giảm sự rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít
bay hơi nên tiết kiệm phân.
Tăng nhiệt độ đất: giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm
mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.
Hạn chế độ phèn, mặn: màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên
phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.
Dễ dàng vệ sinh: thu gom những trái bị sâu bệnh rụng trên mặt màng phủ
được dễ dàng.
d. Mật độ trồng:
Hình 6: trồng cây con
Mùa mưa nên trồng thưa hơn mùa nắng vì mùa mưa có điều kiện thuận lợi

hơn (đảm bảo đủ nước …) nên cây phát triển cành nhánh rất mạnh, trồng thưa
để cây được thông thoáng hạn chế ẩm độ phía dưới tán cây, mầm bệnh ít phát
triển trong quá trình canh tác.
Khoảng cách trồng cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 80 cm.
Học sinh thực hiện: ………………………… 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
e. Bón phân:
Vì canh tác ớt theo mô hình sản xuất rau an toàn nên loại phân lân sử dụng
trong quá trình canh tác là phân lân hữu cơ.
Bảng 3: lượng phân bón sử dụng cho 1 ha
Thời gian bón
Số lượng (kg)

Lân hữu cơ NPK 16 – 16 – 8
Bón lót (trước khi trồng) 800 400
Lần 1 (7 – 10 ngày sau trồng) 50
Lần 2 (20 – 25 ngày sau trồng) 50
Lần 3 (55 – 60 ngày sau trồng) 50
Lần 4 (80 – 85 ngày sau trồng) 50
Tùy vùng đất mà thay đổi lượng phân khác nhau cho phù hợp để đảm bảo
cung cấp đủ dinh dưỡng giúp cây phát triển, tuy nhiên lượng phân đạm cung cấp
cho cây không được quá thì dễ dẫn đến hiện tượng dư lượng nitrat trong sản
phẩm thu hoạch, cần phải phân tích mẫu đất để biết được lượng dinh dưỡng có
trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được. Vùng đất tốt có sử dụng màng phủ
nông nghiệp vào canh tác thì chủ yếu bón lót còn các lần sau thì tiến hành hòa

phân với nước để tuới bổ sung. Khi thu hoạch hết cổ 1 thì tiếp tục bón thúc 300
– 400kg NPK 16-16-8/ha.
* Lưu ý: ớt thường bị thối chóp đuôi trái do thiếu canxi, nên kiểm tra thường
xuyên khi phát hiện có vài trái non bị thối đuôi trái thì phun phân bón lá như:
Canxi Bo, siêu Canxi… để hạn chế trái thối chóp đuôi làm giảm năng suất khi
thu hoạch.
f. Bấm ngọn và tỉa nhánh:
Học sinh thực hiện: ………………………… 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 7: chăm sóc cây ở giai đoạn chưa cho hoa và trái
Bấm ngọn: sau khi cây con mang ra trồng được khoảng 15 – 20 ngày thì ta
tiến hành bấm ngọn để cây phân nhánh tốt, bên cạnh đó việc bấm ngọn còn giúp

cho vườn ớt có được độ cao đồng điều nhau, thuận tiện cho quá trình chăm sóc
sau này.
Tỉa cành: thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành (chán ba) đều
được tỉa bỏ vì những cành này thường khả năng cho trái ít và trái có phẩm chất
kém, ngoài ra việc tỉa cành còn giúp cho gốc và tán cây được thông thoáng, hạn
chế được sâu bệnh gây hại trong quá trình canh tác, các lá dưới cũng tỉa bỏ để
giúp ớt phân tán rộng.
Lưu ý: mùa mưa cây ớt rất dễ bị đỗ ngã nên cần phải làm giàn để giúp cây
không bị đỗ ngã, dễ dàng thu hoạch trái, kéo thời gian thu hoạch trái, cành lá và
trái không chạm đất làm giảm phẩm chất của trái, hạn chế thiệt hại do sâu đục
trái và bệnh thối trái làm thiệt hại về năng suất. Giai đoạn cây ớt khoảng 40 – 50
ngày tuổi thì tiến hành làm giàn, dùng cọc cấm dọc theo hàng ớt khoảng cách

3m cắm 1 cọc, sau đó dùng dây gân căng dọc theo hàng ớt để giúp cây ớt không
bị đổ ngã.
Học sinh thực hiện: ………………………… 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 8: cây ở giai đoạn cho trái
g. Sâu hại:
* Rầy phấn trắng:
- Đặc điểm hình thái:
Con trưởng thành dài 0.75-1.4 mm, sải cánh dài 1.1-2mm. Hai đôi cánh
trước và sau dài bằng nhau. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu
trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám.
Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt.

Sâu non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định
một chổ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn
chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu.
- Cách gây hại:
Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật, và
tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh xoăn lá.
- Phòng trị:
Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá ở gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế
nơi ẩn nấp của chúng. Rầy phấn trắng có rất nhiều loài thiên dịch trong tự nhiên
bao gồm các loài nấm kí sinh, ong kí sinh và cả các loài thiên địch ăn thịt.
Có thể sử dụng các loại thuốc hoá học để diệt rầy phấn trắng như: Trebon,
Sieucheck …

Học sinh thực hiện: ………………………… 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Sâu xanh:
- Đặc điểm hình thái:
Sâu có kích thước khá lớn, màu xanh lục với 2 sọc nâu mờ giữa lưng và 2
sọc trắng lớn chạy dọc 2 bên hông. Sâu phát triển qua 5 tuổi, lâu 15 - 20 ngày rồi
chui xuống đất để làm nhộng, hoặc trong trái hay lá khô. Bướm hoạt động ban
đêm, đeo trứng rời rạc trên lá hoặc trái non và trứng nở sau 3 - 4 ngày.
Bướm dài độ 20 mm, sải cánh rộng 35 - 40 mm, cánh trước màu vàng nâu
với bìa cánh có vệt nâu đậm và 1 đốm đen ở giữa cánh, cánh sau màu trắng
nhưng lại có 1 vệt đen lớn ở bìa cánh. Bướm sống lâu và đẻ 300 - 500 trứng, rải
rác trên lá non hoặc bông, trái non.

- Cách gây hại:
Thời gian phát triển và ăn phá của sâu lâu độ 2 - 3 tuần lể, và chu kỳ sinh
trưởng độ 1,5 - 2 tháng. Sâu thường ẩn ở mặt dưới lá và ăn lủng lá thành nhiều
lổ lớn.
Khi cây bắt cho trái, sâu ăn làm trái bị rụng hoặc tạo vết thương tạo điều
kiện cho bệnh xâm nhập.
- Phòng trị:
Thường xuyên quan sát ruộng, nhất là từ sau khi cây trồng có lá chưa giao
nhau, để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ. Sâu có khả năng kháng thuốc cao
nên rất khó trị bằng các lọai thuốc sâu thông thường. Sau mỗi vụ nên xới đất rồi
phơi ải một thời gian để diệt nhộng của sâu còn ẩn lại trong đất.
Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như Prevathon, Takumi, Chlorferan …

để phòng trị.
* Ruồi đục trái:
- Đặc điểm hình thái:
Ruồi có hình dáng tương tự ruồi đục trái cây nhưng khác nhau là ở phần
ngực có một vạch màu vàng ngay giữa ngực và cánh có màu đục hơn và cánh
trước có một vệt màu đậm nằm ngang đầu cánh.
Học sinh thực hiện: ………………………… 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trứng hình bầu dục màu trắng bóng. Thời gian ủ trứng từ 2 - 4 ngày. Dòi
màu trắng ngà, đầu nhọn. Thời gian phát triển của dòi từ 7 - 11 ngày. Nhộng
hình trụ, màu vàng khi mới hình thành, nhưng khi sắp vũ hoá có màu nâu, nằm
trong đất. Thời gian nhộng từ 8 - 10 ngày. Chu kỳ sinh trưởng của ruồi từ 16 -

23 ngày.
Hình 9: thành trùng ruồi đục trái
- Cách gây hại:
Ruồi cái đẻ trứng vào bên trong trái thành từng chùm. Dòi nở ra đục lòn
thành đường hầm bên trong trái làm cho trái bị hư thối. Khi sắp làm nhộng dòi
buông mình xuống đất làm nhộng dưới mặt đất một lớp không sâu lắm, nhưng
trong mùa mưa dòi làm nhộng ngay bên trong trái.
- Phòng trị:
Luân canh các loại cây trồng không phải là ký chủ của ruồi như lúa, nhất là
việc cho ruộng ngập nước sẽ làm chết nhộng rất nhiều. Thu gom các trái hư để
thu hút thành trùng tới xong diệt bằng thuốc trừ sâu hay đốt.
Phun ruồi bằng cách dùng bột tỏi để xua đuổi hoặc phun Sherpa, Cyper-

alpha, Cyperan …
h. Bệnh hại:
* Bệnh khảm
- Triệu chứng:
Học sinh thực hiện: ………………………… 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại
nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.

Hình 10: bệnh khảm gây hại trên cây ớt
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây
trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít

trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
- Tác nhân gây hại:
Do virus gây ra, côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch là vector truyền
bệnh.
- Biện pháp phòng trị:
Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh. Bón phân cân đối và
tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu
được bệnh.
Phun thuốc phòng trừ nhóm côn trùng chích hút có khả năng truyền bệnh
bằng thuốc Actara 25WG, Vertimec 1.8 ND.
* Bệnh thán thư:
- Triệu chứng

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng
bệnh ít gây hại hơn.
Bệnh thường gây hại từ già đến chín, nếu giống mẫn cảm bệnh gây hại cả
trên trái non.
Học sinh thực hiện: ………………………… 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 11: bệnh thán thư gây hại trên trái ớt
Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn
dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng
xám hoặc đen.
- Tác nhân gây bệnh:

Nếu vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm
nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đố có những chấm nhỏ li ti màu vàng do
nấm Colletotrichum spp. gây ra (Colletotrichum gloeosprioides; C. capsici; C.
acutatum; C. coccodes).
Nếu vết bệnh có màu đen không có nhiều vòng đồng tâm, trong vết bệnh có
nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm
Volutella sp. gây ra.
- Biện pháp phòng trị:
Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ để hạn
chế lây lan. Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm. Chọn
giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.
Nên cắt tỉa cành nhánh bên dưới tạo cho cây được thông thoáng.

Khi bệnh chớm xuất hiện nên phun bằng Ringo-L, nhưng trong mùa mưa
bệnh gây hại nhiều khi có vết thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nên
có thể kết hợp Ringo-L với Gold full để phòng trị, khi mưa dầm kéo dài nên kết
Học sinh thực hiện: ………………………… 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hợp chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc. Chú ý mùa mưa nên tăng cường
Canxi để vỏ trái dầy hạn chế được mầm bệnh xâm nhập.
* Bệnh thối đọt non:
- Triệu chứng:
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc gặp khi thời tíêt ẩm có
nhiệt độ khá cao.
Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây.


Hình 12: bệnh thối đọt trên cây ớt
Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh
xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra. Trong điều kiện ẩm độ
cao nơi phần bị thối ta thường thấy có tơ nấm màu trắng và tận cùng có phình
tròn màu đen.
- Tác nhân gây hại:
Do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.
- Biện pháp phòng trị:
Không trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng. Liếp phải
cao và thoát nước tốt. Không tưới nước quá đẩm vào chiều mát khi có bệnh xuất
hiện.

Học sinh thực hiện: ………………………… 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
i. Sâu bệnh hại xảy ra và cách phòng trị: (tại mô hình canh tác ớt an toàn)
Bảng 4: tình hình sâu bệnh và thuốc phòng trị
St
t
Đối tượng Ngày sau gieo Mật độ, tỉ lệ Tác nhân Thuốc trị
1 Sương mai 10 - 90 50% Phytophthora Anvil, Ridoxanil
2 Đốm vòng 10 - 90 50% Alternaria Ridoxanil, Curzate
3 Thán thư 60 - 120 5% Colletotrichum Ringo-L, Gold Full
4 Chết nhánh 80 - 105 10% Fusarium Aliette, Ridoxanil
* Lưu ý:

- Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, khi áp lực bệnh cao nên phun lại 2
lần cách nhau 3 ngày.
- Nếu bệnh nặng nên bón vôi sau khi phun thuốc để tiêu diệt mầm bệnh có
trong đất.
- Khi cây mang trái cần bổ sung canxi và kali (sử dụng phân bón lá phun
xịt) để giúp trái cứng cáp hạn chế mầm bệnh tấn công.
- Nếu cây bị bệnh lúc mưa dầm cần kết hợp với chất bám dính nhầm hạn
chế mưa rửa trôi thuốc.
- Phải đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc.
k. Thu hoạch:
Ớt cho thu hoạch 3 tháng sau khi trồng và khoảng 35 – 40 ngày sau khi trổ
hoa, ở các lứa rộ thu hoạch thường cách nhau 2 – 4 ngày thì thu hoạch 1 lần, nếu

chăm sóc tốt năng suất có thể đạt tới 30 – 40 tấn/ha.
Bảng 5: hoạch toán kinh tế
St
t
Nội dung Đvt S.lượng Đ.giá Thành tiền
1 Hạt giống gr 250 30.000 7.500.000
2 Màng phủ cây 20 500.000 10.000.000
3 Cày đất ha 1 5.000.000 5.000.000
4 Vôi kg 1.500 4.400 6.600.000
5 Lân hữu cơ kg 800 4.000 3.200.000
6 NPK 16-16-8 kg 600 13.000 7.800.000
7 Thuốc BVTV Lần 15 1.000.000 15.000.000

Học sinh thực hiện: ………………………… 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8 Làm cỏ ngày 20 120.000 2.400.000
9 Thu hoạch kg 30.000 5.000 150.000.000
10 Lên dòng ha 1 9.600.000 9.600.000
11 Đậy màng phủ ngày 20 120.000 2.400.000
12 Vô bầu, bỏ hạt ngày 20 120.000 2.400.000
13 Trồng cây ngày 30 120.000 3.600.000
14 Tưới nước ngày 12 120.000 1.440.000
15 Công phun thuốc Lần 15 500.000 7.500.000
16 Công bón phân, vôi Lần 6 400.000 2.400.000
Tổng đầu tư 236.840.000

Tổng thu kg 30.000 17.000 510.000.000
Lợi nhuận 273.160.000
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Thuận lợi:
Vùng đất ở địa bàn này rất thích hợp cho cây ớt sinh trưởng và phát triển,
mang lại năng suất cao.
Bà con nông dân có kinh nghiệm thực tế được tích lũy qua thời gian canh
tác cây ớt theo phương pháp truyền thống.
Được tập huấn và tiếp thu những tiến bộ khoa học để ứng dụng vào quá
trình sản xuất.
Học sinh thực hiện: ………………………… 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình, giúp đỡ trong suốt quá canh tác (kỹ
thuật trồng và chăm sóc, điều tra tình hình sâu bệnh hại để đề ra biện pháp
phòng trị kịp thời và hiệu quả).
Do gieo trồng nghịch mùa so với những nơi khác nên khi thu hoạch sản
phẩm được tiêu thu dễ dàng và bán được giá cao.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp vào quá trình canh tác làm giảm được chi
phí làm cỏ và bón phân.
Trước khi triển khai có tiến hành phân tích mẫu đất và mẫu nước để đưa ra
phương pháp canh tác hợp phù hợp để giúp cây phát triển tốt, cho năng suất cao
và sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.
2. Khó khăn:
Do đây là lần đầu tiên canh tác theo phương pháp canh tác sản xuất ớt an

toàn nên bà con nông dân còn gặp một số khó khăn trong quá trình canh tác dẫn
đến việc thực hiện không đúng theo quy trình kỹ thuật đã được tập huấn từ ban
đầu.
Do gieo trồng (canh tác) vào mùa mưa nên sâu bệnh gây hại xảy ra nhiều
khó khăn trong quá trình phòng trị, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây, cây cho năng suất thấp, đặc biệt là bệnh hại trên trái làm ảnh
hưởng đến phẩm chất của trái khi thu hoạch.
Trong quá trình canh tác đòi hỏi nhiều nhân công đặc biệt là trong khâu thu
hoạch, nhưng hiện tại thì việc thuê mướn nhân công tại địa phương rất kho khăn
nên không thể triển khai thực hiện với quy mô lớn.
Đầu ra của sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, thường bị thương lái ép giá,
giá của sản phẩm bán ra bằng với giá của sản phẩm khi canh tác theo phương

pháp truyền thống, dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao nên người nông
dân rất ngại đầu tư canh tác.
Điều kiện kinh tế của người nông dân còn hạn chế, nông dân còn thiếu vốn
đầu tư cho sản xuất.
Học sinh thực hiện: ………………………… 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chủ yếu người nông dân mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thiếu chịu
của các đại lý, nên họ không thể mua được những loại thuốc bảo vệ thực vật tốt
để phòng trị sâu bệnh trong quá trình canh tác, dẫn đến việc phòng trị sâu bệnh
chưa mang lại hiệu quả cao.
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:

Mô hình trồng ớt theo hướng an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao nên cần
được nhân rộng với quy mô lớn giúp bà con nông dân thoát nghèo và có đời
sống tốt hơn.
Tạo ra được sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo
tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Học sinh thực hiện: ………………………… 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cây ớt là cây gia vị chính đối với đời sống của con người, cần đảm bảo ổn
định đầu ra (giá sản phẩm) nhằm tăng lại nhuận cũng như đạt được hiệu quả
kinh tế cao cho người sản xuất.
Về mặt xã hội còn tạo được công ăn việc làm cho những hộ nhàn rỗi có ít
đất sản xuất.

2. Đề nghị:
Chính quyền địa phương cần khuyến kích bà con nông dân tham gia mô
hình, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất.
Cơ quan chuyên môn cần tổ chức tập huấn, chuyển giao những tiến bộ
khoa học kỹ thuật để giúp người sản xuất nắm rõ quy trình canh tác ớt đảm bảo
sản phẩm làm ra được an toàn.
Người sản xuất cần phải chuẩn bị đủ nguồn tài chính khi thực hiện để đảm
bảo mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong sản xuất muốn tạo ra được sản phẩm an toàn cần tuân thủ đúng thời
gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật và phâm bón, sử dụng nguồn nước sạch
trong quá trình canh tác.
Học sinh thực hiện: ………………………… 25

×