Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề 2 bài tập nhóm hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.25 KB, 10 trang )

Bộ luật Hình sự năm 1999 đã ghi nhận “Pháp luật hình sự là một trong
những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm góp
phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức góp phần duy trì trật tự, an toàn xã hôi, trật tự
quản lý kinh tế đảm bảo cho mọi người được sống trong một môi trường lành
mạnh, mang tính nhân văn cao”.
Từ vai trò kể trên có thể thấy rằng Bộ luật hình sự Việt Nam đã và đang góp
phần gìn giữ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Nghiêm khắc xử lý tội phạm
với những khung hình phạt, chế tài hợp lý.
Trong bài tập nhóm lần này, nhóm chúng tôi xin chọn đề số 2.Sau đây là
phần trình bày đề bài và câu trả lời của nhóm.
1
Tình huống: Nghi ngờ vợ có con với C (người yêu cũ của vợ mình), Hđã
giết chết đứa con mà vợ mới sinh được 5 ngày tuổi. H bị Tòa án xử phạt 15 năm tù
về tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS.
Câu hỏi và trả lời:
1. Căn cứ vào hình phạt 15 năm tù tòa án đã tuyên với H khẳng định tội giết
người của H thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời:Sai. Vì:
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, cụ thể là ở khoản 2 và khoản 3 quy
định:
“Điều8. Khái niệm tội phạm
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy
định trong bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho
xã hội và mức hình phạt cao nhất cho tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc


biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức phạt
cao nhất đối với tội ấy là mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Có thể thấy, để phân loại tội phạm trong luật hình sự phải dựa vào mức hình
phạt cao nhất trong khung hình phạt chứ không dựa vào mức hình phạt mà tội
phạm ấy phải nhận. Khung hình phạt trở thành dấu hiệu có tính độc lập tưởng đối
trong phân biệt các nhóm tội phạm. Theo Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, H đã
2
phạm phải tội giết người, mức phạt cao nhất cho khung hình phạt này là tử hình.
Như vậy, tội giết người của H thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chứ k phải
tội rất nghiêm trọng.
2. Giả sử H là người Đài Loan sang Việt Nam lấy vợ thì vấn đề TNHS của H
được giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, ta thấy hành vi của H đã mang đầy đủ dấu hiệu cấu
thành tội phạm của tội giết người. Khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 đã quy định:
“Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết rõ là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm
trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
3
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.”
Mà H là người Đài Loan sang Việt Nam lấy vợ và phạm tội trên lãnh thổ
Việt Nam thì vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của H được căn cứ theo Điều 5
BLHS:
“ Điều 5: Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc
theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng
con đường ngoại giao.”
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 BLHS về hiệu lực của BLHS đối với mọi hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta thấy,
mọi hành vi phạm tội do công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không có
quốc tịch thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì đều phải chịu trách
nhiệm hình sự theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 2 Điều 5,
trong trường hợp người phạm tội là người nước ngoài được hưởng các đặc quyền
ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo
các điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia, hoặc theo tập quán quốc tế,
thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
4
Như vậy, đối với một số người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam

có thể không truy cứu trách nhiệm hình sự mà trách nhiệm hình sự của họ sẽ được
giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Thông thường, những người được hưởng đặc quyền ngoại giao là những người
đứng đầu nhà nước, đại diện cho đoàn ngoại giao, các thành viên của đoàn ngoại
giao. Theo tục lệ quốc tế, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên của những người
này cũng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt
Nam.
Từ những căn cứ pháp lí trên, hành vi phạm tội giết người của H có thể chịu
trách nhiệm hình sự. Có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, H là công dân mang quốc tịch Đài Loan, có hành vi phạm tội giết
người trên lãnh thổ Việt Nam và không thuộc đối tượng được hưởng các quyền
miễn trừ ngoại giao hoặc đặc quyền ưu đãi và miễn trừ theo pháp luật Việt Nam,
theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết
hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của
H được xử về hành vi giết người quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự Việt Nam. Cụ
thể theo quyết định của Tòa án, H bị xử phạt 15 năm tù giam.
Thứ hai, H là công dân mang quốc tịch Đài Loan có hành vi phạm tội giết
người nhưng thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia, hoặc
theo tập quán quốc tế thì vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của H sẽ được giải quyết
bằng con đường ngoại giao căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 BLHS. H có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự nếu điều ước quốc tế có quy
định hoặc thông qua con đường ngoại giao các nước thỏa thuận.
5
3. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm mà H đã thực
hiện.
Trả lời:
 Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sựbảo
vệ và bị tội phạm xâm hại.

Theo Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo
vệ của Luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong Khoản 1 Điều
8 BLHS, cụ thể: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác nhau của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa”.
Hành vi giết đứa con của H được quy định tại Khoản 1 Điều 93 đã xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.Như vậy, trong tình
huống đưa ra ta có thể xác định được khách thể của tội phạm trong trường hợp này
chính là tội phạm đã xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác, mà cụ thể
ở đây là hành vi của H đã xâm phạm tới tính mạng của đứa bé 5 ngày tuổi.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể tội phạm, bị hành
vi phạm tội tác động để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ
xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Còn xét về đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là: đứa bé 5
ngày tuổi đã bị H giết.
4. Nếu trong quá trình điều tra xác định được H đang mắc bệnh tâm thần
thì H có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Trả lời:
6
Sau đây chúng ta sẽ xem xét việc H giết đứa con mà H nghi ngờ là con của
vợ mình với người yêu cũ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không nếu trong
trường hợp điều tra được H đang mắc bệnh tâm thần.
Thứ nhất, bệnh tâm thần liên quan đến một loạt các điều kiện sinh lí, rối loạn
thần kinh có ảnh hưởng tới suy nghĩ, tâm trạng và hành vi. Người mắc bệnh tâm
thần thường mất liên hệ với thực tại và cảm nhận thế giới của họ khác hẳn với

người bình thường. Khả năng để hiểu về thế giới xung quanh cũng như nhận thức
về hành động của chính bản thân họ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Bệnh tâm thần có nhiều loại và mức độ trầm trọng khác nhau. Có người
bệnh tâm thần mà thời gian biểu hiện bệnh là không giống nhau, không liên tục,
tức là không phải lúc nào họ cũng trong trạng thái không có khả năng nhận thức
hoặc không có khả năng điều khiển hành vi của mình. Ngoài ra có loại bệnh tâm
thần luôn luôn làm mất năng lực hành vi dân sự, có loại bệnh chỉ làm mất năng lực
này ở mức độ nhất định, có loại không làm mất năng lực hành vi dân sự của chủ
thể.
Thứ hai, căn cứ Điều 13 BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1999:
“Điều 13: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào
tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, trong tình huống được đưa ra, chúng ta cần xác định 2 trường hợp:
7
Một là, khi thực hiện hành vi phạm tội, H mất năng lực trách nhiệm hình sự,
mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự và phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh.
Hai là, khi thực hiện hành vi phạm tội, H vẫn có khả năng nhận thức hoặc
điều khiển hành vi của mình nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại Khoản 1
Điều 1 BLHS trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh. Sau khi khỏi bệnh, H có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

8
Trên đây là phần trả lời bài tập tình huống của nhóm 2 lớp N08 – TL4.Do
trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm có thể còn nhiều sai sót, chúng e
mong thầy cô có thể góp ý thêm cho nhóm để các thành viên trong nhóm rút kinh
nghiệm và góp phần hoàn thiện kĩ năng của mình.
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn luật hình sự Việt Nam tập I. NXB. Công an nhân dân, 2007.
2. Bộ luật hình sự Việt Nam, 1999.
3.
nhu-the-nao-10159/
4.
10

×