Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Những kỹ năng giao tiếp cần có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.47 KB, 18 trang )

I. Nguyên tắc ứng xử
1. Hãy tiếp cận với người khác ở góc độ không tốt, không xấu
Không có ai là con người xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể, chúng ra thường bị những cách nhìn
tĩnh tại, xơ cứng, đầy định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ, những ưu điểm
và nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của
những ưu điểm và nhược điểm đ. Con người cũng dễ bị chi phối bởi quy luật cảm xúc “yêu nên tốt,
ghét nên xấu”. Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật
ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu
Ở nguyên tắc này, mỗi con người có thể tìm ra cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm chia ra
các bước sau:
- Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận)
- Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái mạnh, lợi thế của ta (cái
ta có mà người không có).
- Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
- Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác, tương lai của sự
cộng tác đó.
- Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng quan hệ thân tình.
2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những ưu điểm, những mặt mạnh…) và có
cả những giá trị âm (những mặt xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm…) thì những người này có
thể đạt tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở những người có thể đạt 99 (+), 1(-). Vấn đề là ở chỗ phải biết nhìn
ra “dấu cộng” trong cả khối “dấu trừ” và phát hiện kịp thời dấu trừ trong vô khối “dấu cộng” để có thể
dự đoán được tác động có hại của mặt trái “dấu trừ” trong cả “khối dấu cộng”.
Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích phản ứng đổi dấu
tích cực xảy ra theo hướng 1(+) thành n(+) và n(-) thành 1(-).
3. Nắm bắt nghệ thuật giao nhu cầu
Điều khó nhất trong giao tiếp và ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ ứng xử như thế
nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp tác với
bạn…
- Hãy gợi trí tò mò hoặc cho thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người ấy đang thiếu, đang cần…
- Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin tưởng.


- Tạo tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào
đó đã được hình thành.
- Gây được niềm say mê, tìm được những ý nghĩa trong cuộc sống, trong công việc đặt ra.
- Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết quả tốt.
- Tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ.
- Tính đến nhiều phương án, chọn những phương án hợp nhất với mình nhất có thể tạo ra những vấp
ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng các trạng thái cực đoan tự mãn hay tự ti.
Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải ứng biến và điều quan trọng là hãy tìm cho
được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.
II. Một số cách ứng xử
1. Thủ thuật tiếp xúc
Có bạn trai tâm sự: đến dự đám cưới một người bạn, tôi đã gặp người con gái mà tôi mơ ước, tôi rất
muốn làm quen với người con gái ấy nhưng không biết phải bắt đầu thế nào?
Có lẽ trước tiên vào để từ cùng một hứng thú. Chẳng hạn có thể từ một bức tranh, một bản nhạc, một
ca khúc được ưa thích, hay một bộ phim mới, một quyển sách mới, một mốt quần áo, nhưng là cái đối
phương biết rõ và có phản ứng tích cực. Hoặc có thể từ một điểm chung nào đó về học tập, viêc mất đi
sự căng thẳng và ngăn cách giữa hai người và qua đó bạn có thể hiểu thêm về người mà bạn muốn gần
(những sở thích, thói quen, cá tính ) Có một sơ đồ giao tiếp dưới đây có thể tham khảo:
a. Giai đoạn trước khi giao tiếp:
- Xác định mục đích: làm quen đối tượng và gây ấn tượng tốt.
- Đánh giá đối tượng, hoàn cảnh:
• Sở thích, thói quen, cá tính.
• Thời gian, không gian cuộc gặp.
• Có hay không người giới thiệu.
• Tìm cớ làm quen sao cho hợp lý, tế nhị.
• Ngôn ngữ, cử chỉ dễ cảm mến.
• Văn phong gần gũi, không quá trịnh trong, nhưng không quá suồng sã.
• Tính trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để ứng xử nhanh.
b. Giai đoạn giao tiếp:
- Nên:

• Phá bầu không khí xa lạ, căng thẳng bằng việc hỏi han hoặc những câu nói đùa.
• Tìm chủ để chung ít chạm đến quan điểm cá nhân.
• Nói ít về mình. Chú ý quan sát cử chỉ điệu bộ nét mặt của đối phương.
• Giới hạn cuộc giao tiếp trong phạm vi vừa đủ, dừng đúng lúc.
• Nêu ra những câu hỏi thăm dò, chủ động gợi chuyện.
• Tự tin.
- Không nên:
• Vội vã đi thẳng vào vấn đề chính.
• Đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân.
• Nói nhiều về mình, dốc bầu tâm sự, nói thẳng quan điểm của mình khi đối phương đặt những
câu hỏi thăm dò.
• Chuyện lan man, kéo dài cuộc giao tiếp.
• Khích bác hoặc công kích nói xấu một ai đó.
• Rụt rè lảng tránh ấp úng.
2. Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa
Dân gian có câu:"Lời nói chẳng mất tiền mua / lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", bởi vậy đối với
nhiều ý kiến phê bình hoặc phản đối của đối phương, không nên nói lại bằng những lời nói hằn học,
nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng chứa đựng ý nghĩa sâu xa.
3. Tình huống phải chuyển bại thành thắng
Trong cuộc sống đời thường nhiều khi ta bị đẩy vào những tình huống bất lợi, có nguy cơ thất bại, lúc
đó đòi hỏi phải bình tĩnh, suy nghic ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra ( chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách gì hạn chế mức thấp nhất những tác hại ( ví dụ: điều gì có thể
đẩy ra vào những tình thế bất lợi, có kẽ hở nào tìm được kế hoãn binh, hoặc xin một điều kiện nào đó
để xin được kế hoãn binh. Có khi xin một điều kiện nào đó hết sức bình thường có vẻ ít liên quan,
nhưng nếu được địch thủ sẵn sàng chấp nhận thì có thể biến điều tưởng không liên quan đó làm xoay
chuyển tình thế )
4. Tình huống dùng hài hước
"Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu"
(Laphôngten)
Hài hước là một nhân tố cực kì quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là chiếc "van an toàn" cho mọi

cuộc sống xung đột, là chìa khoá để mở "cánh cửa lòng". Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng
ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại tính hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi vì khi kể một câu
chuyện cười hoặc lời nói có nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn điều tiết
được tình cảm, nhắc khéo được người khác mà không làm cho họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên
lạm dụng nó.
Quy luật phổ biến của những chuyện hài hước là mở đầu dẫn dắt và hình thành cho người ta sự nghi
vấn. Người kể nên có ngữ điệu bình thường, sau đó tăng thêm tình tiết nghi hoặc và giải quyết bất ngờ.
5. Tình huống phải đi thẳng vào vấn để khi cần thiết
Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà cần phải bày tỏ quan điểm,
thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó cần phải diễn đạt thẳng vào nội dung chính
của vấn để để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những vấn để then chốt không nên tỏ ra
quá cân nhắc đắn đo dễ làm người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói được bằng
cách này cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.
6. Tình huống nói ẩn ý ngụ ngôn
Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp hoặc cảm thấy dễ bị phản
ứng hoặc không tiện nói thẳng ra thì người ta thường áp dụng phương pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn có nội
dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của mình để kể cho đối phương
nghe.
Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết được cái ẩn ý trong đó. Bản
thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên rất sâu sắc chứ không phải người kể chuyện, do đó không
có lý do gì để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm.
Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải am hiểu câu
chuyện, phải phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì cả sẽ không có tác dụng.
7. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý của người khác
Cũng có lúc bạn sẽ gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô lý không thể thực
hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không thể bác bỏ thẳng thừng và chạm lòng tự ái
hoặc không thoả mãn với ta rồi tiếp tục quấy rối nữa và cách đó cũng chưa làm cho người ta tự nhận
thấy được những đòi hỏi của họ là vô lý.
Vậy ta sẽ xử lý như thế nào trong những trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã, sau đó khéo léo
chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra

những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý
ngôn ngữ không nên gay gắt, nhưng tỏ rõ sự cương quyết.
8. Tình huống phải thừa nhận trước để chuyển hướng sau
Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà đố lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ thì
bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối phương nghe theo và chấp nhận ý kiến của mình
cũng đòi hỏi phải có một nghệ thuật nhất định.
Bạn chớ phản đối và phê phán ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ
đồng cảm ở mức độ nào đó có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, để tiếp sau đó có thể
chuyển hướng, lựa lời để thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của
bạn.
9. Tình huống cần tìm bạn đồng minh
Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy đủ đến thái độ của người
xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và ủng hộ quan điểm của mình. Nếu người nghe
ủng hộ ta, đồng tình với quan điểm của ta đang trình bày thì sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức
ép tinh thần làm cho đối phương không phản kích lại được .
Chẳng hạn khi ta đang xếp hàng có một người bỗng nhiên chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số
đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng hợp lý nhất.
10. Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận
Trong quan hệ giữa người với người tranh luận là một điều hết sức bình thường và không thể tránh
được .Nếu không có tranh luận đều phải trái sẽ không được phân định. Không thể coi tranh luận là một
thói xấu hạn chế nó. Khi xuất hiện mâu thuẫn,tranh luận là phương pháp đi đến thống nhất. Người ít
tranh luận trong quan hệ với mọi người sẽ ít được tin cậy. Song tranh luận có thể dẫn đến điều không
thoải mái hoặc đôi khi xung đột. Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần
chú ý học hỏi.
Một là trong khi tranh luận phải có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến lòng tự ái của
người kia. Sự phê phán bình phẩm một người khác không thể quả một giới hạn nhất định nếu không có
thể làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có.
Hai là, giọng nói phải mềm mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn trọng lẫn nhau, làm sao
cho người kia cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật có ích. Trong tranh luận, nhiều khi người thắng
không hẳn là nhiều lý lẽ, biết hùng biện mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thật nhất.

Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những điều đang cần giải quyết.
11. Tình huống thuyết phục bằng hành động
"Mọi lý lẽ đều màu xám
Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi"
(Gớt)
Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe theo ý kiến của mình bằng lời nói, bạn
phải cần dùng hành động để thuyết phục. Thuyết phục bằng hành động thường hiệu quả rất lớn. Thông
qua việc làm, hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ
chấp nhận ý kiến của ta.
Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên, bạn muốn tổ chức các hoạt động văn hoá - thể dục thể thao
cho thanh nien nhưng các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa tin tưởng vào khả năng của bạn, chưa tạo
điều kiện mọi mặt để bạn làm việc. Bạn đừng nản chí và cũng đừng chỉ dùng lời nói để thuyết phục.
Hãy cố gắng tạo ra mọi việc làm cụ thể có hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được , lợi dụng thời điểm
gây hưng phấn cao rồi đưa ra những kiến nghị hợp lý với các cấp lãnh đạo. Cần lưu ý:
- Mục đích hoạt động phải rõ ràng, không vụ lợi
- Có kế hoạch hành động chi tiết, tình đến các điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự thành công.
- Tạo dư luận ủng hộ hoặc quy tụ sức mạnh
- Làm thử để chứng minh rút kinh nghiệm.
- Tạo quan hệ gần gũi, tin cẩn.
III. Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử
1. Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người khác.
2. Không nói và giải thích không đầy đủ.
3. Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.
4. Nói thao thao bất tuyệt, hỏi quá nhiều.
5. Không trả lời thẳng vào vấn đề mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng, gây cảm giác thiếu trung
thực.
6. Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
7. Phát triển câu chuyện không tập trung vào vấn đề chính.
8. Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác.
9. Thì thầm với một vài người trong đám đông.

10. Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.
11. Chêm trong câu chuyện những từ nước ngoài một cách tùy tiện.
12. Đột ngột cao giọng.
13. Dùng những lời nói quá suồng sã so với mức độ quan hệ.
14. Dùng những từ đệm không cần thiết.
15. Nói với giọng khích bác, chạm vào long tự ái của người khác.
Phép lịch sự khi hút thuốc lá
Nói chung là không nên hút thuốc lá. Nhưng vì trong nước ta cũng như các nước trên thế giới, còn
nhiều người hút thuốc lá, do đó cần biết một số phép lịch sự về hút thuốc lá như sau:
- Ở những nơi có biển "Cấm hút thuốc", thì không nên hút, nhất là ở những nơi để xăng dầu, để chất dễ
nổ , dễ cháy. Tuyệt đối không vừa hút thuốc lá, vừa sử dụng xăng dầu, vừa không lịch sự, vừa không
an toàn (thí dụ: vừa hút thuốc lá vừa rót xăng vào ô tô, vào xe máy, v.v ).
- Tại phòng chờ trước khi vào dự tiệc, nên tránh hút thuốc.
- Trên xe ô tô, muốn hút thuốc lá, cần xin phép và được sự đồng ý của người ngồi chung quanh thì mới
hút.
- Nếu hút thuốc lá bằng tẩu, thì nên hút ở nhà mình.
- Nếu hút xì gà thì nên hút sau bữa ăn. Khi hút xì gà, cần bóc lớp bọc ngoài và dùng dao con cắt đầu
điếu xì gà trước khi hút.
- Khi mời người khác hút thuốc lá, cần đưa cả bao thuốc lá đã bóc sẵn hoặc cả hộp thuốc đã mở nắp
hộp; không nên cầm tay riêng từng điếu thuốc để mời người khác.
- Không nên vừa ngậm điếu thuốc lá ở miệng, vừa nói chuyện; khi nói chuyện, cần cầm điếu thuốc lá
bằng ngón tay giữa và ngón tay trỏ.
- Trong các cuộc chiêu đãi trang trọng hoặc thân mật, hoặc trong các buổi gặp gỡ, dù bạn hút hay
không hút thuốc lá, nhưng nhớ luôn luôn mang theo người diêm hoặc bật lửa; nếu bạn gặp người nào
đó, nhất là nữ biết hút thuốc lá, dù quen nhiều hay quen ít, khi người này vừa lấy thuốc lá ở trong túi
hoặc trong ví ra để chuẩn bị hút, thì bạn đã nhanh chóng lấy diêm hoặc bật lửa ra để phục vụ ngay
người đó, thì đấy là một cử chỉ rất lịch sự, nhất là đối với nữ.
- Khi dùng bật lửa hoặc diêm để phục vụ người quen hút thuốc lá, cần phải điều khiển để ngọn lửa
cháy vừa phải, đừng để ngọn lửa cháy to quá, không tiện cho người được phục vụ.
- Một que diêm không nên phục vụ quá hai người hút thuốc lá.

- Không nên dùng ngón tay vỗ hoặc đập nhẹ vào điếu thuốc lá trước khi hút.
- Nuốt hơi khói vào sâu bên trong và cho khói ra qua hai lỗ mũi; nhả khói thành những vòng tròn nhỏ
trên không đó là cách hút chỉ nên dùng ở nhà mình.
- Tránh nhả khói vào mặt người khác.
- Dùng giấy vấn thuốc lá để hút là việc nên làm ở nhà mình.
- Phải bỏ tàn thuốc lá vào gạt tàn, hoặc vào các dụng cụ để đựng tàn thuốc lá.
Cách nói chuyện
- Khi nói về gia đình mình với khách, không nên dùng những từ thân mật thường nói trong gia đình
mình. Thí dụ: không nên nói "bà xã nhà tôi", mà nên nói "nhà tôi"; không nên nói "con hĩm nhà tôi",
mà nên nói "con gái nhỏ của chúng tôi"; không nên nói "thằng nhóc nhà tôi", mà nên nói "con trai nhỏ
của chúng tôi"; không nên nói nhiều về cá nhân mình, trừ trường hợp khách yêu cầu thì chỉ nên nói vài
ba câu ngắn thôi.
- Không nên nói về tài sản phong phú của mình, khiến người nghe dễ hiểu nhầm là mình muốn khoe
khoang.
- Tại bàn ăn, nên nói chuyện vui vẻ với mọi vị khách ngồi chung quanh mình, không nên chỉ nói riêng
với một người mà mình quen.
- Nếu mình là chủ nhân bữa tiệc, lại càng cần phải nói chuyện vui vẻ với mọi người khách mà mình
mời đến dự tiệc; trao đổi những chuyện mà khách nêu ra, lôi cuốn mọi người vào câu chuyện.
- Trong khi nói chuyện với khách, chủ nhà cần chú ý tránh phân biệt đối xử, không nên nói chuyện quá
nhiều với một người nào đó, càng không nên nói chuyện quá nhiều với khách nữ, mà quên khách nam.
- Trong tiệc ngồi đông người, thường có người muốn nói chuyện riêng với nhau (chỗ này hai người nói
chuyện riêng với nhau, chỗ kia ba người nói chuyện riêng với nhau, v.v ). Đấy là chuyện bình thường,
chỉ cần tránh nói to và không làm ồn.
- Trong bữa tiệc ngồi, nếu có vị khách nào có ý muốn trao đổi một chuyện gì đó, các vị khách khác và
nhất là chủ nhà nên đồng tình với việc này.
- Chủ nhà nên tìm cách lảng tránh, không nêu một chuyện mà chủ nhà nhận thấy không có lợi nếu đem
chuyện đó ra trao đổi.
- Không nên đặt những câu hỏi khó khăn khiến khách không thể trả lời được.
- Không nên nói những từ quá thô thiển hoặc thậm chí thô tục trong bữa tiệc.
- Tại bữa tiệc có bạn thân, có vị mới làm quen lần đầu, do đó, khi xưng hô với bạn thân, không nên nói

"mày tao" trước các vị khách khác trong bữa tiệc, mà nên dùng một đại từ lịch sự và thích hợp với mọi
vị khách trong bữa tiệc. Thí dụ nói về mình, thì tự xưng hô là "tôi"; còn các vị khách khác thì gọi
chung một vài từ như "các quý vị, các vị khách quý" hoặc "các ông, các bà" v.v
- Có thể nói chuyện với một người, có thể nói với một số người. Khác với diễn thuyết, mỗi người có
chuyện riêng khi nói chuyện do đó đôi khi có trao đổi, có tranh luận; còn diễn thuyết thì một người nói,
còn nhiều người khác thì nghe.
- Nói chuyện nên có thái độ vui vẻ. Có thể có chuyện buồn, nhưng mang tính chất thông tin hơn là kéo
dài không khí rầu rĩ trong buổi nói chuyện.
- Mỗi người đều có một hoặc vài môn sở trường khi nói chuyện (lịch sử, văn học, địa lý, thiên văn, du
lịch, săn bắn, câu cá, gà chọi, v.v ), nhưng không nên quá say mê về đề tài của mình, mà quên không
để cho người khác được nói điều gì, đặc biệt là không nên coi câu chuyện của mình đều làm cho mọi
người ưa thích.
- Về thời sự hàng ngày, nhất là những sự kiện lớn trong nước và ngoài nước, nên biết bằng cách theo
dõi báo, đài, để khi tiếp xúc với người đối thoại, mình không có gì quá bỡ ngỡ. Điều tối kỵ là không
nên để người khác có ấn tượng cho là mình chẳng hiểu biết gì về vấn đề thời sự.
- Mặc dù không thích rạp hát, không thích phim ảnh, nhưng những bộ phim, những vở kịch nổi tiếng
trong nước và trên thế giới, thì mình cũng nên biết sơ qua để khi bắt chuyện với người khác về vấn đề
này, mình cũng tỏ ra là có sự hiểu biết cần thiết.
- Tục ngữ có câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", cho nên cần suy nghĩ trước khi nói chuyện.
- Nói chuyện cần rõ ràng, rành mạch, có thứ tự logic, dùng chữ cho chính xác, tránh những từ ngữ quá
thô thiển hoặc khách sáo, ngữ pháp phải đúng; không nên quá to tiếng, không vung tay nhiều.
- Không cắt ngang lời người khác.
- Khi hai người cùng nói, trẻ nên nhường già nói trước, nam nên nhường nữ nói trước.
- Tránh dùng từ mang tính khẳng định khi nói chuyện; không nên nói "phải thế này, phải thế khác";
"anh hoàn toàn sai, tôi hoàn toàn đúng"
- Tránh lặp đi lặp lại những ý đã nói.
- Một vấn đề đặt ra trong buổi nói chuyện mà mình không biết, thì không nên trả lời vòng quanh,
chẳng gây được sự hiểu biết gì cho người khác, tốt nhất là nên nói: "Xin lỗi, tôi không rõ vấn đề này".
- Khi nói về mình, về gia đình mình, thì cần khiêm tốn, tránh khoe khoang, ba hoa; tục ngữ có câu
"khiêm tốn trang điểm thêm cho con người".

- Không nên có mặt người này lại nói không hay về người khác.
Những điều nên và không nên khi đi thăm hỏi
lẫn nhau
- Không đến muộn cũng như không đến quá sớm; không đến thăm vào gần giờ ăn.
- Không gặp gỡ khi chưa khỏi ốm đau.
- Không nên mặc quần áo ướt (vì bị mưa chẳng hạn); nếu đang đi mà bị mưa ướt, cần quay về nhà thay
quần áo khác rồi hãy đi.
- Khi đến nhà người cần gặp, bấm chuông lần đầu, đợi một lúc không thấy gì, bấm chuông lần thứ hai,
đợi một lúc không thấy gì thì tạm ra về, hôm sau sẽ tới.
- Chỉ khi mở cửa mới bỏ mũ.
- Lúc mở cửa, nếu chủ nhà là người đã quen, thì sau khi chào hỏi xã giao, khách nói vắn tắt ngay mục
đích đến thăm; nếu chủ nhà ra mở cửa là người mà khách chưa biết mặt, khách đưa ngay danh thiếp,
nói vắn tắt người giới thiệu đến gặp và lý do đến gặp.
- Nếu được mời vào phòng chờ, trước khi bước vào phòng, khách nhớ treo ở bên ngoài mũ, áo choàng,
áo mưa nếu có. Tại phòng chờ, khách có thể đứng hoặc ngồi cũng được; không hút thuốc lá; có thể
ngắm các vật trang trí trong phòng (vẫn đứng hoặc ngồi tại chỗ), nhưng không đụng tay vào.
- Nếu chủ nhà bước vào phòng, thì khách đứng lên nếu đang ngồi; chỉ ngồi xuống sau khi chủ nhà mời
ngồi; một lần nữa, khách tự giới thiệu và nhắc lại lý do cuộc gặp.
- Khi chủ nhà đang tiếp khách, lại thêm có khách mới đến được mời vào phòng; chủ nhà đứng dậy ra
đón khách, lúc đó khách cũ cũng nên đứng tại chỗ, không đi theo chủ nhà ra đón khách. Chủ nhà giới
thiệu khách mới với khách cũ. Khách cũ nên thân mật giơ tay trước để bắt tay; sau đấy chỉ nên ngồi
thêm một chút, rồi sau mấy câu xã giao thì khách cũ nên tìm cách cáo từ.
- Trong các cuộc thăm hỏi xã giao, thời gian không nên quá nửa tiếng đồng hồ; đối với những người
rất thân cũng không nên kéo dài thời gian cuộc thăm.
- Nên tránh thăm hỏi một người đang bận rất nhiều công việc.
- Trong cuộc thăm hỏi có đông người, mà một vị khách nào đó muốn về sớm, không nên quên gặp chủ
nhà để cảm ơn và tạm biệt, rồi sau đấy cứ yên lặng ra về.
- Khi thăm hỏi, không nên ngồi ở chỗ dựa tay của ghế bành, mặc dù quan hệ giữa chủ nhà với khách là
thân mật. Không nên quá chăm chú nhìn một người nào đó; một vật nào đó. Không nên nhét hai tay
vào túi áo vét; lúc ngồi, không nên đập hai chân đánh nhịp trên mặt sàn nhà hoặc rung đùi; mặt không

nên nhăn nhó; không mím môi; không nháy mắt ra hiệu; không tự tiện lấy thuốc lá của chủ nhà để hút
khi chưa được mời.
- Trường hợp thăm hỏi người rất thân bị ốm đau, phụ nữ sinh con thì có thể mang hoa, quả đến thăm
hỏi, v.v
Những điều nên và không nên trong giao tiếp
- Không dùng ngón tay ngoáy lỗ mũi, lỗ tai hoặc lấy cái gì mắc ở hàm răng.
- Đối với phụ nữ không phải là người thân thuộc thì không nên bắt tay quá chặt hoặc không nên vồn vã
ôm hoặc choàng vai người đó.
- Khi bắt tay thì không nên tay phải bắt tay, còn tay trái lại đút túi quần hoặc túi áo. Bắt tay ai, nhìn vào
người đó.
- Khi nói chuyện, không nên khoa múa tay trước mặt người đối thoại, không dùng tay chỉ trỏ người
này người khác.
- Nét mặt lúc nào cũng tươi vui, bình tĩnh. Không nên lộ vẻ quá lo buồn hoặc quá vui vẻ. Khi nói
chuyện, thái độ lúc nào cũng ôn tồn, không nóng nảy, không hấp tấp, không vội vàng.
- Không bẻ ngón tay hoặc vặn mình, lắc cổ kêu răng rắc, lúc ngồi có thể gác chân nọ lên chân kia,
nhưng không rung đùi. Phụ nữ mặc váy, nên khép chân và kéo váy che đầu gối.
- Quần áo hợp thời trang và hợp hoàn cảnh. Màu sắc trang nhã, hài hòa, sạch sẽ, không nhàu, không
đứt cúc, không sờn rách. Nam thì khi mặc áo vétxtông luôn luôn được cài cúc; túi áo vétxtông trên
ngực, mặt ngoài, phía trái, không được để kính, lược, bút máy, và chỉ được để khăn nhỏ màu sắc hợp
với màu cravat, hoặc không để gì.
- Quần áo không để có mùi băng phiến và mùi nước hoa nồng nặc.
- Trước mặt người khác, khi cần phải giơ tay để đỡ một vật gì hoặc khi cần phải dạng chân để tránh bị
ngã, đều phải có lời xin lỗi.
- Không nên ngáp và ợ, nên lấy tay che miệng; nếu chẳng may bị nấc, cố gắng đừng để thành tiếng to
và cần uống nước liền mấy ngụm một cách nhẹ nhàng, sẽ hết nấc. Khi hắt hơi phải dùng mùi xoa để
che mũi, miệng, không nên xì mũi quá mạnh vào mùi xoa, không khạc nhổ xuống đất.
- Không nên cười quá mức.
- Không nên dùng lược chải đầu khi đứng gần người khác, hoặc trang điểm trước mặt mọi người, trừ
việc phụ nữ dùng gương để xem qua lại nét mặt.
- Khi mang con nhỏ đi theo ở nơi công cộng, lúc cho con bú, hoặc "xử lý" những việc cần thiết cho

con , cần làm nhẹ nhàng, kín đáo, tránh gây phiền phức cho người chung quanh.
- Không được hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc. Ở một số chỗ, khi muốn hút thuốc phải xin phép
những người ngồi cạnh mình.
- Khi nói chuyện, muốn cắt ngang người đang nói, cần "xin phép", "xin lỗi" đối với người đó trước.
- Ở những nơi có bảng cấm làm việc gì, cần làm theo đúng những điều đã cấm.
- Không được bóc thư người khác nếu không được người đó cho phép; không may bóc nhầm thư người
khác cần bỏ thư đó vào phong bì, dán kín lại gửi cho người nhận thư, kèm lời xin lỗi chân thành. Khi
gửi ảnh kèm thư, cần đề ngoài bì thư: "Trong thư có ảnh, xin đừng gấp! Cảm ơn!".
- Luôn luôn mang theo người: kính đeo mắt (nếu cần), lược, bút, danh thiếp cá nhân (nếu có), một
mảnh giấy trắng hoặc cuốn sổ con.
- Không đội mũ kéo xuống quá gáy đằng sau, hoặc kéo xuống sát mặt đằng trước.
- Không đi giày hoặc xăngđan lẹm gót.
- Trời lạnh, hoặc mưa, trước khi vào phòng khách, cần rũ nước mưa và treo ở ngoài (ô, dù cũng treo ở
ngoài); khi vào nhà cần chùi giày vào thảm.
Cách giới thiệu
- Nếu hai người chưa quen biết, cần giới thiệu rõ họ tên và nghề nghiệp: ông Nguyễn Văn A, bác sĩ; bà
Lê Thị Hoa, nhà giáo; cô Lê Nguyệt Lan, phiên dịch v.v Khi cần giới thiệu cả chức vụ mà người
được giới thiệu đang phụ trách; thí dụ: ông Nguyễn Văn A, bác sĩ, giám đốc Sở Y tế, v.v
- Nên giới thiệu lúc đang còn đứng, chưa ngồi; người được giới thiệu nghiêng mình chào người mà
mình được làm quen, và người được làm quen cũng nghiêng mình chào lại, nhưng người được giới
thiệu không giơ tay bắt tay trước; chỉ bắt tay khi người mà mình được làm quen giơ tay ra trước; nếu
trường hợp vì đãng trí, người mà mình được làm quen không giơ tay ra trước thì thôi không cần bắt tay
nhau cũng được, vì hai người đã nghiêng mình chào nhau rồi.
- Trường hợp đã ngồi vào bàn rồi mới giới thiệu thì người giới thiệu đứng dậy khi giới thiệu, và người
được giới thiệu sau khi người giới thiệu dứt lời thì đứng dậy nghiêng mình chào mọi người.
- Trong buổi gặp nhau trang trọng tại phòng khách, khi giới thiệu, chỉ nói miệng, không nên trao thiếp
cho nhau trừ những buổi gặp thân mật.
- Cách giới thiệu:
+ Giới thiệu nam với nữ.
+ Giới thiệu nữ với người đứng tuổi, người theo tôn giáo.

+ Giới thiệu người trẻ với người già.
+ Giới thiệu cấp dưới với cấp trên.
+ Giới thiệu người đến sau cùng với người đã đến.
+ Không giới thiệu trẻ em với bất cứ người nào.
Cách tự giới thiệu
- Muốn gặp gỡ và làm quen với một người mình chưa quen thì nghiêng mình chào người ấy trước và tự
giới thiệu họ tên mình, nghề nghiệp và cả chức vụ nếu cần (về quân sự có thể tự giới thiệu quân hàm,
thí dụ: thiếu tá, trung tá ).
- Nữ thanh niên bao giờ cũng tự giới thiệu với một bà chưa quen biết.
- Khi tự giới thiệu thì vừa nói, vừa nhìn vào mặt người mình tự giới thiệu, không nên miệng thì nói,
mắt lại nhìn chỗ khác.
- Khi người này tự giới thiệu với người kia thì người kia cũng cần nhìn vào mặt người tự giới thiệu và
cần giơ tay ra bắt tay trước.
Gửi lời chào
- Khi nam giới nghiêng mình chào một bà, một cô nào đó (không nghiêng mình chào một cô gái còn
trẻ), thì miệng nói một cách lịch sự: "Xin chào bà, chào cô".
- Khi nam giới hoặc nữ giới nghiêng mình chào một vị cao tuổi thì miệng nói: "Kính chào cụ ông, kính
chào cụ bà".
Chào vào lúc nào?
- Khi nam gặp nữ ở ngoài đường mà là người quen biết, thì nam nên chào trước, nếu là cặp tình nhân
mà người nam thoáng nhìn chỉ quen một trong hai người, người nam nên tìm cách lảng tránh.
- Nếu bạn gặp một bạn quen thân đi cùng một số người mà bạn không quen biết, bạn nên chào trước tất
cả nhóm người đó.
- Nếu người nào đó cảm ơn bạn đã giúp đỡ người đó một việc gì chẳng hạn, bạn cần trả lời lịch sự:
"Không có gì".
- Khi người dưới chào người trên, người trên nên chào đáp lại.
- Trên thang gác bước vào phòng làm việc, nếu gặp một người nào đó không quen biết, nhưng cùng đi
vào phòng làm việc, thì bạn nên chào trước.
- Khi bước vào phòng, người giúp việc nên chào trước chủ nhà.
- Khi tạm biệt, ở trong nhà hoặc ngoài đường, nên chào nữ trước, rồi nam sau.

Một vài điểm về chào cần chú ý
- Lúc chào bạn thân, có thể chỉ gọi tên bạn kèm tiếng chào, thí dụ: "chào Nam", hoặc "chào anh bạn
thân", "chào chị bạn thân"; nếu bạn thân đi cùng vợ mà người vợ mình chưa thật quen thì nói: "Chào
Nam" và "Chào chị ạ", hoặc "Chào bà ạ!".
- Khi chào một cặp vợ chồng mà mình đã quen biết thì chào vợ họ trước.
Khi nào bỏ mũ?
- Khi vào đình, chùa, nhà thờ, văn miếu, lăng tẩm, giáo đường, thì bỏ mũ cầm tay từ lúc vào đến lúc ra.
- Khi đi qua đám rước, đám ma, thi hài hoặc quan tài người quá cố.
- Khi đi qua một đội quân ngũ có mang theo quốc kỳ, một đám đông người lớn hoặc trẻ em có mang
theo quốc kỳ.
- Khi đi qua những nơi đang hát bài quốc ca.
- Khi qua đài liệt sĩ hoặc các tượng đài ghi công những anh hùng, liệt sĩ đã có công lao to lớn với đất
nước.
- Khi đi vào một thang máy.
- Khi đi vào nhà khách, khách sạn, tiệm ăn, tiệm càphê, nước chè, rạp hát.
- Khi đến cửa hàng, đứng trước người bán hàng là nữ cần phải bỏ mũ khi hỏi mua hàng.
- Khi gặp một người mà mình muốn hỏi thăm người ấy về đường sá.
Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
Ngày nay, điện thoại là một trong những phương tiện làm việc không thể thiếu của chúng ta. Nhưng
hầu hết đều chưa từng học hay đọc qua một văn bản nào hướng dẫn về cách giao tiếp qua điện thoại.
Nếu bạn là nhân viên lễ tân của công ty, khả năng giao tiếp qua điện thoại không chỉ nói lên tính cách
của bạn mà còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của toàn công ty.
Trong khi gọi điện thoại, hãy nhớ kỹ những điều sau đây:
- Đừng hứa sẽ gọi điện cho ai rồi quên khuấy mất.
- Đừng gọi nhầm tên người bên kia đầu dây. Nếu không biết, hãy hỏi thẳng thắn.
- Đừng nghĩ rằng người bên kia không biết bạn đang vừa nói điện thoại vừa ăn uống, hút thuốc, ngáp,
- Cố gắng kết thúc cuộc này rồi hãy bắt cuộc khác. Bạn có thể nhầm lẫn nội dung hai cuộc điện thoại.
Hơn nữa, người gọi sẽ cảm thấy không được tôn trọng.
- Đừng bất nhã yêu cầu người bên kia phải gọi điện vào lúc khác.
- Đừng chuyển cuộc gọi qua nhiều người.

- Không nên giữ thái độ thiếu nhiệt tình khi nói chuyện, kể cả khi đó không phải là khách của mình.
Nếu họ muốn gặp người khác, hãy nhiệt tình chuyển hoặc hỏi họ lời nhắn.
- Đừng phát ngôn nếu không chắc chắn vào những gì mình nói.
- Bất ngờ gác máy mà không có sự giải thích, thật ngu ngốc!
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến kỹ năng nghe và nói:
Nghệ thuật nghe không đơn giản là việc im lặng lắng nghe. Nên nhớ bên kia không nhìn thấy vẻ mặt
chăm chú của bạn. Họ chỉ cảm thấy sự chú ý của bạn khi bạn lên tiếng đồng tình, góp lời vào cuộc thảo
luận, như “vâng, tôi đang nghe”, hoặc đơn giản là những câu ậm ừ cũng được. Đừng im lặng tuyệt đối,
người kia sẽ nghĩ họ đang độc thoại.
Hãy chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ, một chiếc bút để ghi lại những thông tin quan trọng.
Nghệ thuật nói: Dù không nói chuyện trực tiếp nhưng giọng nói sẽ giúp bạn thể hiện hình ảnh của mình
một cách khá sinh động. Hãy tươi cười, nụ cười dù không được nhìn thấy vẫn giúp giọng nói tươi vui
hơn, thân thiện hơn. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và tự tin trong lời nói của bạn.
Đừng nói quá to cũng đừng thì thầm khiến đầu dây bên kia phải liên tục hỏi lại. Đừng gào vào máy nhé,
bạn đang quát thẳng vào tai người ta đấy.
Hãy chú ý, nếu người ta gọi cho bạn, đừng “con cà con kê”, kéo dài cuộc điện thoại không cần thiết. Có
thể họ đang sốt ruột vì phải trả tiền điện thoại đấy.
15 lời khuyên để Vẫn Tích cực trong các tình huống tiêu cực
Có lần khi chúng ta phải đi qua các tình huống tiêu cực. Có lẽ người ta nói cái gì tiêu cực về chúng tôi,
hoặc họ chỉ bị từ chối hay ngay cả sự oán giận đối với chúng tôi. Trong tình huống như vậy, nó có thể
khó khăn để ở lại tích cực. Chúng tôi có thể được xu hướng phản ứng tiêu cực đối với họ. Điều đó sẽ
không làm chúng tôi bất kỳ tốt mặc dù; làm như vậy sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Mọi người có
thể hành xử tiêu cực hơn nữa cho chúng tôi. ngày của chúng tôi sẽ được lấp đầy với sự tức giận và thất
vọng. Cuối cùng, không ai thắng. Mặc dù nó không phải dễ dàng, điều quan trọng là ở lại tích cực
trong các tình huống tiêu cực.
Dưới đây là 15 lời khuyên về cách để làm điều đó, chọn những công việc dành cho bạn:
1. Không bao giờ trả lời khi bạn không bình tĩnh. Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn đang bình
tĩnh, không phản ứng. Hãy dành thời gian để bình tĩnh tự mình xuống đầu tiên.
2. Hãy hít thở sâu như là một bước đầu tiên cho mình bình tĩnh xuống.
3. Nói chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng để giảm bớt sự căng thẳng của tình hình.

4. Nhận ra rằng bạn có thể tìm thấy cơ hội trong các tình huống tiêu cực. Albert Einstein nói: "Ở
giữa mọi khó khăn nằm cơ hội."
5. Nhìn vào nội dung của những gì mọi người nói với bạn điều gì đó tích cực mà bạn có thể hành
động theo để cải thiện bản thân.
6. Không chỉ từ chối các tin nhắn cả đối với phần còn lại của tin nhắn đó là tiêu cực, chỉ cần bỏ
qua nó.
7. Duy trì tích cực xem của người dân. Có thể bạn không thích các thông điệp hoặc hành vi của
họ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể ghét cá nhân họ.
8. Nhận ra rằng chỉ có cảm xúc tiêu cực sẽ làm tổn thương bạn, không phải họ. Vì vậy, không có
lý do để bạn có bất kỳ cảm giác tiêu cực.
9. Nếu bạn mắc sai lầm, hãy sẵn sàng thừa nhận điều đó.
10. Nếu bạn mắc sai lầm, hãy nhớ điều này báo giá của George Bernard Shaw: "Một cuộc sống đã
dành ra những sai lầm là không chỉ có danh dự, nhưng hữu ích hơn so với cuộc sống của một
chi không làm gì."
11. Nếu bạn có thể, hãy lắng nghe chương trình âm thanh và động lực để nuôi những suy nghĩ tích
cực vào tâm trí của bạn.
12. Nói chuyện với một người bạn tích cực những người có thể khuyến khích bạn.
13.Nhớ trích dẫn ưa thích của bạn để cung cấp cho bạn nguồn cảm hứng và động lực. Đây là một
trong những lý do tại sao bạn cần phải có báo giá trong ngày .
14. Hãy nhìn vào những tình huống tiêu cực như các khóa đào tạo của bạn cho cuộc sống thực.
Các leo lên cao hơn bạn trong cuộc sống, các tệ hơn những tình huống tiêu cực có thể, vì vậy
bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho họ.
15. Nhận ra rằng bạn không thể xin vui lòng tất cả mọi người. . Trong thực tế, không ai có thể. Đôi
khi bạn cần phải chỉ cho một số người đi. Nhận thấy điều này sẽ làm giảm các bạn từ rất nhiều
gánh nặng không cần thiết để bạn có thể tập trung vào những người mà bạn tích cực có thể
tương tác với.
Những kỹ năng giao tiếp xã hội cần có
Điều tiết tâm trạng
Để có niềm vui, trước hết bạn phải là người vui vẻ. Sẽ có những lúc bạn mệt mỏi mà chẳng muốn cười
tẹo nào, nhưng chắc chắn bạn biết cách “làm giả” nụ cười. Điều kỳ cục là: những nghiên cứu khoa học

chứng minh rằng việc bạn dù chỉ là giả tạo để có một nụ cười thực sự có thể gợi lên cảm giác muốn
cười. Cười hay ngáp đều có tính chất lan truyền, vì vậy bạn cứ thoái mái mà cười.
Vậy nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy suy nghĩ về những điều tích cực như ngày cưới của bạn, một
trong những sự kiện quan trọng xảy ra trong thời thơ ấu của bạn hoặc của con bạn, cú đánh golf tuyệt
vời nhất mà bạn đã thực hiện,… hoặc thậm chí hãy nghĩ xem bạn trông tuyệt vời thế nào trong chiếc
quần jeans yêu thích.
Tóm lại, bất cứ khi nào bạn bắt đầu với những suy nghĩ tiêu cực, hãy lái suy nghĩ của bạn vào thị trấn
hạnh phúc với những ký ức ngọt ngào. Và đừng quên, màu sắc cũng ảnh hưởng tới tâm trạng đấy.
Những màu sắc sặc sỡ sẽ tốt hơn là những màu đen, xám, nâu.
Tạo ra kỉ niệm
Nếu bạn cảm thấy lạc lõng trong bữa tiệc, hãy “nấp” sau chiếc máy ảnh. Chụp ảnh là cách nhanh nhất
phá tan sự ngượng ngùng trong giao tiếp. Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn sẽ có hàng tỉ cơ hội “chộp”
được những bức ảnh tuyệt vời. Mấu chốt là hãy hô hào mọi người lại gần nhau và hãy chụp những bức
ảnh bất kỳ. Điều thú vị nằm ở lúc bạn upload ảnh.
Điều quan trọng là hãy chia sẻ những bức ảnh bạn đã chụp qua những mạng chia sẻ như Flickr, Picasa
hay Shutterfly. Đây là cơ hội bạn nhận được những phản hồi, chia sẻ của những người bạn quen trong
bữa tiệc.
Giới thiệu bản thân
Khi ở chỗ đông người mà bạn không quen biết ai cả, hãy giải quyết sự cô độc bằng cách cổ điển: bước
về phía một người nào đó, đưa tay ra, mỉm cười và nói “Xin chào, tôi là …, rất vui được làm quen với
bạn.” Tảng băng trong giao tiếp
Biết cách “chơi”
Hãy chơi một trò chơi xã hội nào đó chỉ để cho vui. Các ông bố, bà mẹ thường khuyên con mình nên
học chơi một loại nhạc cụ hay môn thể thao nào đó. Thắng, thua không phải việc quan trọng mà điều
quan trọng là những thú vui này giúp con người hòa nhập với xã hội, chia sẻ với bạn bè, tạo dựng nền
tảng cho quan hệ cộng đồng và thiết lập mối quan hệ cá nhân.
Đôi khi hãy là đôi tai, đừng là cái miệng
Con người ai cũng yêu âm sắc giọng nói của mình. Tuy nhiên, nhiều lúc, bạn bè cần ta để chỉ lắng nghe
mà thôi. Trong những tình huống cần thiết, các cuộc hội thoại sẽ tập trung vào những lời khuyên, cách
gỡ rối hay là cuộc tìm kiếm trong tâm hồn. Nhưng cũng có lúc, điều bạn cần ta là một đôi tai cực to

trong cả tiếng đồng hồ. Những chuyên gia trong lĩnh vực nhân học gọi trường hợp này là “sự lắng nghe
tích cực”. Hãy là người tích cực trong những tình huống cần thiết, vì nhiều khi, chính bạn là người cần
được người khác lắng nghe.
Chia sẻ hạnh phúc
Có những điều tưởng chừng rất bình thường đối với bạn nhưng lại quý giá đối với người khác. Hãy bắt
đầu bằng những lời khen.
Sau đó, hãy nhớ rằng những món quà nhỏ nhắn trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, thăm bệnh rất có ý
nghĩa. Hãy đừng quên tặng quà với những ý tưởng tặng mới lạ, đáng nhớ.
Tham gia vào trào lưu Số
Ngày nay, không một cư dân mạng nào có thể phủ nhận sự kết nối tuyệt vời của những mạng xã hội
như Facebook bởi chúng là cách mà rất nhiều người dùng để chia sẻ những thông tin cá nhân. Với
mạng xã hội, bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng cập nhật những thông tin về người thân, bạn cũ và những
gì đang xảy ra trên thế giới này.
Đừng quên nói cảm ơn
Cách cổ điển để nói cảm ơn là bạn viết một lá thư tay cảm ơn. Tuy nhiên, nếu công việc quá bận rộn và
việc thư tay tốn thời gian để gửi, hãy gọi điện hoặc viết e-mail để cảm ơn trước khi quá muộn.
Khi viết e-mail cảm ơn, đừng quên đề cập đến lý do bạn không thể viết thư tay. Nếu viết e-mail cảm ơn
bữa tối bạn đã được mời đến thì đừng quên kể lại một sự kiện đáng nhớ của bữa tối hôm đó, bày tỏ sự
ngưỡng mộ với món tráng miệng hoặc món ăn nào đó mà bạn được mời cũng như sự nhiệt thành của
chủ nhà, gửi kèm một bức ảnh bạn đã chụp sẽ càng tuyệt vời hơn. Mục đích của thư cảm ơn là khiến
người nhận cảm thấy sự biết ơn của bạn. Vì thế, hãy cảm ơn theo cách mà bạn có thể bày tỏ sự biết ơn
của mình.
Bí quyết nói chuyện trước đám đông
Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó
còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó
mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp
phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách
đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập.(www.kynang.edu.vn)
- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này
nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì

họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã
biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này
thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin
cũng đều dở như nhau.
- Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất
hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà
không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả
thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần
rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc
những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng
nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong
ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.
- Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước
đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy
bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn
giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện
nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.
- Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn
nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy
xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với
khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.
- Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn
cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh
cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn
toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy
lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng
thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn
đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt
và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu
và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không

gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang
đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở
nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!
Nói đúng và hiệu quả
Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đối mặt với những tình huống mà ở đó bạn phải đứng dậy vì bản thân
mình, yêu cầu thứ mà bạn cần. Với phụ nữ, việc nói ra yêu cầu, mong muốn thực sự của mình thường
khó khăn hơn nam giới. Trong con mắt của xã hội, chúng ta đã quen được nhìn với những đức tính như
nhu mì, nhẫn nhịn. Điều này có thể để lại hậu quả lâu dài, từ mối quan hệ nghèo nàn đến việc một sự
nghiệp tầm tầm, ít được đề bạt.
HÃY KIỂM TRA XEM BẠN CÓ MẮC PHẢI NHỮNG THÓI QUEN SAU ĐÂY KHÔNG?
1. Quá cẩn trọng trong lời yêu cầu
Chúng ta thường khiến câu hỏi trở nên nhẹ nhàng hơn với những từ như "có lẽ", "ước gì" thay cho "tôi
cần", "tôi muốn". Điều này làm cho câu nói của bạn có vẻ dễ nghe hơn nhưng cũng có thể gây "mập
mờ" giữa lời đề nghị hay gợi ý, do đó người nghe có thể tiếp nhận nó một cách ít nghiêm túc hơn.
2. Hỏi thay vì nói rõ
Hãy cẩn thận khi chuyển lời tuyên bố của mình thành dạng câu hỏi kiểu như "Màu sắc đó thật tuyệt,
phải không?" hay câu "cậu có nghĩ chúng ta nên thử một chút với món hàng đó không?". Những kiểu
như vậy làm cho ý đồ của bạn trở nên không rõ ràng. Người nghe có thể sẽ hiểu bạn đang hỏi và không
chần chừ gì đưa ra câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn.
3. Miễn cưỡng chấp nhận
Khi gặp một câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn, một số người lập tức "bỏ cuộc". Tuy
nhiên tự nhận thức của bạn về câu trả lời có thể không chính xác. Nếu bạn gặp một câu trả lời như vậy,
điều quan trọng là phải nhắc lại mong muốn của mình và yêu cầu thỏa hiệp. Thực ra, mọi người nói
chung hoàn toàn thoải mái với một thỏa hiệp lành mạnh.
4. Không biết cách điều khiển ngôn ngữ, cử chỉ
Bạn có thể phát biểu không tồi nguyện vọng của mình nhưng hãy xem liệu ánh mắt, cử chỉ của bạn có
nói lên những điều gì khác không.
Theo thống kế: chỉ khoảng 23% giá trị lời nói của bạn nằm ở thông điệp. Hơn 70% còn lại nằm trong
giọng nói, điệu bộ, ánh mắt và chắc chắn người nghe đang quan sát bạn rất kỹ. Những nét biểu hiện trên
khuôn mặt, thói quen áy náy, bồn chồn như vặn tay, cắn móng tay sẽ "mách lẻo" rằng điều bạn đang nói

không phải là những gì bạn thực sự muốn.
KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO?( www.kynang.edu.vn)
1. Tự tìm hiểu rõ xem mình muốn gì và tại sao?
Việc biết rõ nhu cầu và mong muốn của mình, tầm quan trọng của chúng khiến bạn tạo
ra kết quả khả quan. Hãy đánh giá cả nhu cầu của người khác và thử suy nghĩ về biện
pháp có thể thỏa mãn cả hai bên.
2. Lường trước những câu trả lời có thể
Điều này dễ dàng hơn nếu bạn bếit người nghe. Hãy dự tính hàng loạt những câu trả lời
bạn có thể nhận được và loại trừ từng cái. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng trường hợp, bạn
sẽ nói thế nào, cử chỉ ra sao. Điều này giúp bạn tránh tình trạng rơi vào tình thế bất ngờ
và bị động.
3. Thư giãn
Thông thường chúng ta đánh giá quá cao khả năng phủ định. Điều này gây nên sự sợ hãi
và khiến việc nói ra những gì mình mong muốn trở nên khó khăn hơn. Thực ra, điều tồi
tệ nhất có thể xảy ra là khi yêu cầu của bạn bị từ chối và khi đó, chúng ta tìm một biện
pháp khác, vậy thôi.
4. Nói lên yêu cầu
Một khi bạn đã nhắc lại và thư giãn thì còn chần chờ gì nữa mà không tới bên “đối
tượng” và nói ra mong muốn của bạn?
5. Đánh giá
Khi việc trao đổi của bạn đã hoàn thành, hãy dành một chút thời gian để đánh giá, rút
kinh nghiệm cho lần sau. Hãy xem liệu nó có thể tốt hơn không, bạn đã thành công ở
điểm nào? Đừng tự hành hạ mình nếu kết quả diễn ra không được như ý muốn. Thay
vào đó, hãy tìm những cách khác để thực hiện mong muốn.
Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp
Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp là một việc rất quan trọng. Ấn tượng ban đầu thường là diện
mạo dễ nhìn và tác phong nhanh nhẹn và tự tin khiến đối tác nghĩ ngay là chúng ta thạo công việc, lành
nghề; như vậy việc đại diện cho công ty để giao tiếp mới dễ dàng thành công.
Để có ấn tượng tốt, chúng ta phải luôn luôn bắt đầu buổi giao tiếp bằng một nụ cười thân thiện. Tất
nhiên khi cười thì ánh mắt cũng phải vui vẻ. Đừng cười như người máy. Không được đeo kính râm khi

tiếp khách. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn bị che đậy, sẽ tạo ấn tượng giả tạo, mờ ám khi giao tiếp.
Ngoài ra, đeo kính râm trong phòng còn là thái độ bất lịch sự, không tôn trọng người khác, dù cho đó là
kính đổi màu cũng không nên đeo. Nếu Bạn không phải là vệ sĩ hay người phụ trách an ninh của Công
ty thì đừng đeo kính râm khi tiếp khách.
Trang phục khi giao tiếp phải tươm tất, không phục sức sặc sỡ hay rườm rà, không nên trang điểm lòe
loẹt, không nên bôi sực nức nước hoa, đặc biệt khi giao tiếp với người Nhật.
Tạo ấn tượng tốt còn là việc tôn trọng khách. Bạn phải đúng giờ. Nếu tiếp tại văn phòng của bạn, nên
chấm dứt ngay các công việc khác ngay trước giờ hẹn và trong khi tiếp xúc. Nếu tiếp tại văn phòng của
khách, Bạn phải đến sớm trước giờ hẹn khoảng 5 phút. Bạn phải trù tính thời gian và lộ trình đến nơi.
Nếu chưa biết rõ văn phòng của khách, nên gọi điện hỏi đường truớc. Mọi lời cáo lỗi do đến trễ dù hợp
lý cách mấy vẫn làm mất đi ấn tượng tốt về bạn.
Nghệ thuật xin lỗi
Bạn có lỡ lời hay làm gì ảnh hưởng đến danh dự, tổn hại đến tình cảm của
người thân thì hãy nén lại sự kiêu hãnh mà thật lòng xin lỗi. Chần chừ để
thời gian trôi qua, lỗi lầm ấy sẽ nhân đôi và sự giận dỗi oán hận của "đối
phương" sẽ tăng theo dần. Lúc đó mọi quan hệ cũng như tình cảm của hai
người sẽ bị đe dọa. Chính vì vậy bạn hãy
* Xin lỗi càng sớm càng tốt
Nếu bạn đã biết hay làm điều gì sai, đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin
lỗi. Bạn không nên chần chừ hãy đợi đến lúc thích hợp mới xin lỗi mà phải nói ngay. Khi xin lỗi bạn
không cần kiểu cách hay trau chuốt lời nói mà chỉ cần sự chân thành.
* Mặt đối mặt
Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có
thể dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết mail, gởi hoa… Bằng cách này người bị
tổn thương sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của bạn.
* Chân thành lắng nghe
Bạn đã làm điều lỗi với "đối phương", nay bạn chịu nhận lỗi và lắng nghe sự giận dữ một cách chân
thành. Hãy để "đối phương" nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải
quyết. Bạn không nên mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng.
* Cử chỉ đẹp tiếp theo sau

Nếu bạn nghĩ rằng việc gởi thiệp, hoa hay kẹo tiếp sau đó có thể giúp "đối phương" vui hơn… thì bạn
cứ tiếp tục làm. Việc này có ý nghĩa hơn nếu bạn trực tiếp mang hoa, quà tặng đến cho họ.
* Không vội vàng
Thật là khó để bắt "đối phương" chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm
thấy bị lỗi ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực
cho họ khi họ chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là sự
chân thành. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần.

×