Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn thi TN chủ đề Địa lý các ngành kinh tế (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.55 KB, 3 trang )

MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ VIỆC ÔN THI THEO CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÝ
CÁC NGÀNH KINH TẾ
Tổ bộ môn Địa – Trường THPT Tràm Chim
I.Mục đích của việc ôn thi theo chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế
- Giúp cho học sinh nắm được khái quát về các ngành kinh tế chủ yếu ở nước ta, đặc biệt là
công nghiệp, nông nghiệp
- Giúp học sinh trình bày được những thuận lợi và khó khăn cũng như nguyên nhân, tình
hình phát triển và phân bố các ngành, các cây trồng, vật nuôi… trong quá trình học tập
- Giáo viên có cơ sở để bổ sung, mở rộng các kiến thức về địa lý các ngành kinh tế cũng như
chỉnh sửa những nhận thức còn sai lệch trong học sinh ( điển hình như giải thích diện tích lúa
từ năm 2000 – 2007 giảm là do ảnh hưởng của chiến tranh…)
- Học sinh sẽ tính toán được các số liệu, trình bày được sự phát triển, phân bố … của các
ngành từ Atlat để từ đó rèn luyện các kỹ năng địa lý.
II. Một vài ý kiến trong ôn thi theo chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế
1.Về nội dung
- Dạy theo chuẩn kiến thức – kỹ năng để đơn giản hóa kiến thức, tập trung chú trọng các
kiến thức trọng tâm. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được tình hình phát triển và
phân bố của các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, các ngành công nghiệp trọng
điểm, giao thông vận tải, thương mại … Lưu ý, giáo viên chỉ cần hướng dẫn một ngành
cụ thể và chỉ cách làm bài, các ngành còn lại học sinh tự làm dưới sự góp ý của giáo
viên
- Cần mở rộng một vài kiến thức như cho học sinh nắm được vai trò của cây lương thực,
cây công nghiệp … giải thích được đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta.
- Hướng dẫn học sinh tìm những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các ngành
kinh tế ( lưu ý tùy từng ngành cụ thể mà chúng ta có thể gia giảm cho phù hợp ):
+ Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, các điều kiện tự nhiên
khác…
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân cư và nguồn lao động
Chính sách của nhà nước


Các điều kiện kinh tế - xã hội khác ( vốn, thị trường, cơ sở vật chất – kỹ thuật …)
+ Khó khăn: từ những thuận lợi đó ta lưu ý học sinh tìm ra những khó khăn. Với sườn
kiến thức cơ bản này những học sinh có thể áp dụng được cho tất cả các ngành.
- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá sau khi dạy hết chủ đề. Cần mạnh dạn loại bỏ cách ra đề
ghi nhớ máy móc, tận dụng thời gian ôn tập xoáy sâu vào cách sử dụng Atlat, vẽ biểu đồ,
nhận xét biểu, bảng số liệu… Giáo viên cần lưu ý học sinh đề thi thường ra dạng tổng hợp
kiến thức nên việc học “ tủ”, học “ vẹt” sẽ không mang lại kết quả cao
2. Về kỹ năng
- Trong thời gian gần đây, hầu hết các kỳ thi Tốt nghiệp THPT mức độ ra đề phần kỹ năng
đều trên 50% số điểm, nên việc dạy cho học sinh biết cách sử dụng các kỹ năng địa lý là
hết sức cần thiết. Do thói quen, cũng như học sinh chúng ta còn quá thụ động hoặc học
một cách máy móc nên những gì giáo viên truyền đạt, các em đều đem “ nguyên xi” vào
bài làm của mình. Giáo viên chúng ta giúp các em khắc phục nhược điểm này
- Trong chủ đề các ngành kinh tế giáo viên có thể sử dụng Atlat để ra đề kiểm tra, đề thi
tương đối nhiều và đa dạng từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Sau đây là
một số gợi ý để ôn tập phần kỹ năng:

Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Bài này gồm có 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi, ta có thể cho học sinh các câu hỏi sau:
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat trang 18, hãy xác định các cây công nghiệp chính, các loài gia
súc, gia cầm được phân bố ở các vùng nông nghiệp nào?
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat trang 19 (bản đồ cây công nghiệp) hãy lập bảng số liệu về diện
tích và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007. Kể tên những vùng có tỷ lệ
diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng ( đơn vị: % ) từ 20 –
30% và trên 50% ?
Học sinh chúng ta đa phần đều nhìn vào Atlat và kể tên các tỉnh ( thậm chí các địa danh cấp
quận, huyện ) mà không xác định rõ tên vùng nông nghiệp. Giáo viên nên sửa sai cho học
sinh ở điểm này

Bài 24:Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Ví dụ 3: Dựa vào trang 19 ( bản đồ thủy sản ), hãy tính sản lượng thủy sản khai thác và
nuôi trồng của tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng thước để đo và tính ra sản lượng thủy sản từng tỉnh
Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Ví dụ 4: Dựa vào Atlat, trang 21 hãy nêu quy mô và các ngành công nghiệp của các trung
tâm công nghiệp: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà
Nẵng
Chúng ta lưu ý là trong sách giáo khoa trang 115, hình 26.2 về quy mô các trung tâm công
nghiệp là rất lớn, lớn, vừa và nhỏ. Còn trong Atlat lại tính theo giá trị công nghiệp nên quy
mô các trung tâm công nghiệp lại là : trên 120 nghìn tỷ đồng, từ 40 – 120 nghìn tỷ đồng… ta
nên thống nhất là sử dụng theo Atlat. Khi dạy, ta lưu ý học sinh là ghi riêng từng trung tâm
công nghiệp ( ví dụ: Hồ Chí Minh: quy mô, ngành; Hà Nội: quy mô, ngành; Đà Nẵng: quy
mô, ngành … ) tránh ghi chung chung các ngành, quy mô rồi kể tên các trung tâm
- Còn rất nhiều các câu hỏi sử dụng Atlat trong quá trình ôn tập, chúng ta có thể cho học sinh
tìm hiểu và ứng dụng
III. Kiến nghị
- Các số liệu trong sách giáo khoa và Atlat nên thống nhất về nguồn kiến thức và trùng khớp
về năm để giáo viên không gặp khó khăn trong giảng dạy
Ví dụ: diện tích lúa trong sách giáo khoa lấy số liệu từ những năm 1980 đến 2005 nên diện
tích tăng mạnh lúc đầu và sau đó giảm nhẹ , còn Atlat lại lấy số liệu từ những năm 2000 về
sau nên toàn giảm
- Chú giải giữa sách giáo khoa và Atlat cũng không trùng khớp ( như các trung tâm công
nghiệp ở phần trên) . Ngoài ra trong chủ đề này thì trong sách giáo khoa có thêm sản xuất
muối ( Atlat thì không). Atlat có khu kinh tế biển còn sách giáo khoa lại không cập nhật

×