Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Các điều Luật tổ chức hội đồng nhân và ủy ban nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.56 KB, 10 trang )

1. Tổ chức của ủy ban nhân dân :
Theo Điều 119 Luật tổ chức hội đồng nhân và ủy ban nhân dân thì: “ủy ban
nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và ủy
viên”.
1.1 Chủ tịch ủy ban nhân dân :
Điều 124 Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “chủ tịch ủy ban nhân dân lãnh đạo,
điều hành hoạt động của ủy ban nhân dân”. Quy định này tiếp tục được cụ thể hóa tại
Điều 126 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003: “chủ tịch ủy ban
nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của ủy ban nhân dân, chịu trách
nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định tại
Điều 127 của Luật này, cùng với tập thể ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt
động của ủy ban nhân dân trước hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà
nước cấp trên”.
Qua các quy định trên có thể thấy, đối với ủy ban nhân dân là một cơ quan chịu
trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội
đồng nhân dân, đưa những quy định trong các nghị quyết đó vào thực tế, thì việc lãnh
đạo của chủ tịch ủy ban nhân dân là rất quan trọng. Là người lãnh đạo, điều hành
công việc của ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm
tra công tác của ủy ban nhân dân cấp mình và cấp dưới trực tiếp; phân công công tác
cho phó chủ tịch và các thành viên ủy ban nhân dân; quyết định các vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều
124 của Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003. Các phó chủ tịch
và các thành viên khác của ủy ban nhân dân phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do
chủ tịch ủy ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch ủy ban
nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.
1.2. Phó chủ tịch ủy ban nhân dân :
Phó chủ tịch ủy ban nhân dân là người giúp việc cho chủ tịch, được chủ tịch
phân công phụ trách, thực hiện công việc nhất định hoặc mảng công việc nhất định
như kinh tế, tài chính, thương mại,... Điều 122 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy
1
ban nhân dân quy định số lượng phó chủ tịch mỗi cấp do Chính phủ quy định. Cũng


trong văn bản luật này, tại Điều 126 có quy định phó chủ tịch ủy ban nhân phải thực
hiện nhiệm vụ do chủ tịch ủy ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước
chủ tịch ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đã được giao. Như
vậy, các phó chủ tịch ủy ban nhân sẽ trực tiếp tham gia phụ trách công việc, từ đó
hiểu sâu sắc công việc được giao và kịp thời đưa ra các báo cáo chính xác nhất về tình
hình thực tế cho chủ tịch ủy ban nhân dân, giúp cho chủ tịch ủy ban nhân dân có thể
khái quát, điều hành công việc một cách nhanh nhạy, hiệu quả nhất.
1.3 Ủy viên ủy ban nhân dân :
Ủy viên ủy ban nhân được chủ tịch phân công phụ trách quản lí những ngành,
lĩnh vực chuyên môn nhất định như: công an, quân sự, tổ chức, thanh tra, kế hoạch,
tài chính,... và theo quy định tại Điều 126 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân 2003 thì các ủy viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của
mình trước hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên
khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của ủy ban nhân dân trước hội đồng nhân
dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
1.4 Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân :
Có thể nói rằng, các cơ quan chuyên môn là một chủ thể cấu thành rất quan
trọng của ủy ban nhân dân. Bởi lẽ, hoạt động của những cơ quan này là những hoạt
động mang tính chuyên môn rất cao, do đó, chúng là những cơ quan chính của ủy ban
nhân dân trong việc thực thi những chủ trương, chính sách của ủy ban nhân dân, cũng
như của Đảng và Nhà nước, tại địa phương. Chính vì thế, thủ trưởng các cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân là một chức danh vô cùng quan trọng. Thủ trưởng
được giao phụ trách quản lí ngành, lĩnh vực chuyên môn phải chịu trách nhiệm lãnh
đạo hoạt động của các sở, phòng, ban, định kì mỗi tháng một lần phải báo cáo hoạt
động của ngành mình, lĩnh vực mình phụ trách trước ủy ban nhân dân và cơ quan
quản lí chuyên môn cấp trên, trong trường hợp cần thiết thì báo cáo công tác trước hội
đồng nhân dân cùng cấp. Việc báo cáo thường xuyên như vậy sẽ giúp cho các cơ quan
cấp trên nắm bắt được tình hình thực tế một cách chính xác, toàn diện nhất, từ đó giúp
2
cho việc hoạch định các đường lối, chủ trương kịp thời và phù hợp hơn với thực tiễn,

nhờ đó tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Số lượng các sở, phòng, ban (các cơ quan chuyên môn) thuộc ủy ban nhân dân
phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ công tác trong mỗi giai. Về vấn đề này, các Nghị
định số 13/2008/NĐ-CP và 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã có những quy định
khá cụ thể. Theo đó, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân ở cấp tỉnh và
huyện được chia thành 2 loại: loại được tổ chức thống nhất ở các địa phương và loại
được tổ chức theo đặc thù riêng của từng địa phương. Hiện nay, tổng số các cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khoảng
từ 20 đến 26 sở, ban, ngành,… Ngoài ra, cấp tỉnh còn một số đầu mối nữa không trực
thuộc ủy ban nhân dân mà trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên. Chẳng hạn như ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội có thêm kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước,…;
tổng số các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện thường có từ 10 đến
12 phòng ban; Đối với ủy ban nhân dân xã thì thường có cơ cấu khoảng 5 ban.
Khác với trước đây, theo Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
năm 2003, cùng với việc thành lập thường trực hội đồng nhân dân (ở cấp tỉnh, huyện
và xã) thì thường trực ủy ban nhân dân và chức danh ủy viên thư kí của ủy ban đã
được lược bỏ. Quy định này một mặt làm cho bộ máy trở nên gọn nhẹ hơn, đồng thời
tăng cường hơn trách nhiệm của mỗi thành viên và cả tập thể ủy ban nhân dân. Nhờ
đó đảm bảo được tính nhanh nhạy, khả năng hoạt động hiệu quả hơn của ủy ban nhân
dân _ một trong những yêu cầu rất quan trọng theo tinh thần của Nghị quyết trung
ương 3 khóa VIII của Đảng ta về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”.
2. Những hình thức hoạt động chủ yếu của ủy ban nhân dân :
2.1. Phiên họp của ủy ban nhân dân :
Phiên họp của ủy ban nhân dân là hình thức hoạt động quan trọng nhất của ủy
ban nhân dân. Bởi thông qua các phiên họp, ủy ban nhân dân đã thực hiện được phần
lớn những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền do luật định.
3
Theo quy định của các Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các
năm 1989, 1994 và 2003, ủy ban nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần do chủ tịch

ủy ban nhân dân triệu tập và chủ tọa. Khi chủ tịch vắng mặt, phó chủ tịch có thể thay
chủ tịch chủ tọa phiên họp. Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu
của ít nhất một phần ba tổng số thành viên ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân
triệu tập phiên họp bất thường.
Về thành phần dự phiên họp ủy ban nhân dân, thành viên ủy ban nhân dân có
trách nhiệm phải tham dự đầy đủ các phiên họp ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải
được chủ tịch ủy ban nhân dân đồng ý. Ngoài ra, theo các quyết định số 53/2006/QĐ-
TTg và 75/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì phiên họp ủy ban nhân dân
cấp tỉnh (hoặc huyện) chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên
ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc huyện) tham dự. Ngoài các thành viên của ủy ban nhân
dân phải tham dự kỳ họp, từ những năm 1980 trở lại đây, Quốc hội còn quy định
trách nhiệm của ủy ban nhân dân trong việc mời chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc và
những người phụ trách các đoàn thể nhân dân cùng cấp; trưởng ban, phó trưởng ban
các ban của hội đồng nhân dân; thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân nhưng không phải là thành viên của ủy ban nhân dân, cùng một số người
khác (tùy vào cấp của ủy ban nhân dân (theo các quyết định số 53/2006/QĐ-TTg,
75/2006/QĐ-TTg và 77/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)) tham dự các
phiên họp khi bàn những vấn đề có liên quan. Cũng theo các quyết định trên, chủ tịch
ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người được mời tham dự các phiên họp thường
kỳ của ủy ban nhân dân. Các đại biểu được mời chỉ được phát biểu ý kiến nhưng
không có quyền biểu quyết những vấn đề nằm trong phiên họp. Như vậy, chính
những quy định này đã góp phần tăng tính hiệt quả của phiên họp, giúp cho ủy ban
nhân dân nắm vững thực tế, ra các quyết định, chỉ thị đúng đắn, đồng thời thể hiện
tính dân chủ cao của phiên họp.
Tại các phiên họp, ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số
các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân, bao gồm: chương trình làm việc của ủy ban nhân dân; kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của
4
địa phương trình hội đồng nhân dân quyết định; kế hoạch đầu tư, xây dựng các công

trình trọng điểm ở địa phương trình hội đồng nhân dân quyết định; kế hoạch huy
động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương trình hội
đồng nhân dân quyết định; các biện pháp thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân
về kinh tế - xã hội; thông qua báo cáo của ủy ban nhân dân trước khi trình hội đồng
nhân dân; đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc ủy
ban nhân dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa
phương. Các quyết định của ủy ban nhân dân được thể hiện dưới hình thức văn bản
đó là quyết định, chỉ thị.
2.2. Hoạt động của chủ tịch ủy ban nhân dân :
Hoạt động của chủ tịch ủy ban nhân dân được xác định là hình thức hoạt động
thường xuyên và có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân.
Trước đây, trong Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân năm 1989, nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân nói chung và chủ
tịch ủy ban nhân dân chưa được quy định một cách cụ thể. Kể từ Hiến pháp 1992 và
Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các năm 1994 và 2003, theo xu
hướng kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng trong quản lý nhà nước,
nhiệm vụ và quyền hạn của cá nhân chủ tịch ủy ban nhân dân ngày càng được quy
định rạch ròi và tách bạch riêng khỏi những nhiệm vụ, quyền hạn chung của tập thể
ủy ban nhân dân.
Từ trước đến nay, trong các luật về Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân, chủ tịch ủy ban nhân dân luôn được quy định là người lãnh đạo và điều hành
công việc của ủy ban nhân dân; có quyền triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của ủy ban
nhân dân (kể cả phiên họp thường lệ và bất thường). Về vấn đề này, Luật tổ chức hội
đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các năm 1994 và 2003 đã quy định rất cụ thể, theo
đó, sự lãnh đạo và điều hành công việc của ủy ban nhân dân của chủ tịch được quy
định trên các phương diện sau:
- Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân
dân cấp mình và ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các
5

×