Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt đề tài báo cáo khoa học y dược Nghiên cứu đặc điểm nội soi, mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính thể trợt lồi có H.pylori dương tính ở bệnh nhân cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.88 KB, 24 trang )

Nghiên cứu đặc điểm nội soi, mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính thể trợt lồi có
H.pylori dương tính ở bệnh nhân cao tuổi.
Study on endoscopic, histologic of chronic gastritis slippery convex with positive H.
pylori in elderly patients.

Nguyễn Văn Tuấn (1), Nguyễn Duy Thắng (2)
Tóm tắt
Đặt vấn đề: người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh trong đó có bệnh lý dạ dày. Mục đích
nghiên cứu: nghiên cứu nội soi, mô bệnh học, mối liên quan nhiễm Helicobacter pylori
trong viêm trợt lồi ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 118 bệnh
nhân viêm trợt lồi chia làm 2 nhóm tuổi ( nhóm I từ 60 đến 74 tuổi, nhóm II từ 20 đến 59
tuổi ). Kết quả: viêm trợt lồi chủ yếu gặp ở hang vị với mức độ nhẹ ( nhóm I 65,6%,
nhóm II 52,6% ), (p >0,05). Viêm hoạt động nặng nhóm I 49.2%, nhóm II 38.6% (p >
0,05). Dị sản ruột nhóm I 29.5%, nhóm II 17.5%, (p > 0,05). Loạn sản nhóm I 8.2%,
nhóm II 7.0%, (p > 0,05). Nhiễm H.pylori nặng tăng theo mức độ viêm hoạt động nặng
( nhóm I 70.6% ), nhóm II 58.8%, (p > 0,05), theo dị sản ruột nhóm I (35.3%) nhóm II
(5.9%), theo loạn sản nhóm I 17,6%, nhóm II 5,9%. Kết luận: Ở người cao tuổi, viêm
trợt lồi gặp chủ yếu ở hang vị với mức độ nhẹ. Viêm hoạt động, dị sản ruột, loạn sản,
nhiễm HP ở người cao tuổi có xu hướng cao hơn người trẻ tuổi.
Abstract
Background: Elderly patients often have multiple diseases including
stomach. Objectives: endoscopic studies, histopathology, Helicobacter pylori infection
association in slippery convex inflammation in the elderly. Patients and Methods: 118
patients with slipped convex divided into 2 age groups (group I from 60 to 74 years old,
group II from 20 to 59 years old). Results: The infection primarily slippery convex seen
in antral with mild
(65.6% group I, group II 52.6%), (p>0,05). Acute severe active 49.2% of Group I, Group
II, 38.6% (p>0,05). Intestinal metaplasia 29.5% group I, group II 17.5%, (p>0.05).
Dysplasia of 8.2% group I, group II 7.0%, (p>0.05). H. pylori infection increases with the
level of severe inflammatory activity severely ( group I 70.6%), group II
58.8%, (p> 0,05), intestinal metaplasia in group I (35.3%), group II (5.9%),


dysplasia in 17.6% group I, group II 5.9%.Conclusion: In the elderly, arthritis slippery
convex met mainly with mild antral. Inflammatory activity, intestinal metaplasia,
dysplasia, HP infection in
the elderly have a higher tendency of young people.

1. Đặt vấn đề
Người cao tuổi sức khỏe thường giảm sút, khả năng đề kháng của cơ thể cũng
giảm, tạo điều kiện cho một số bệnh phát sinh, phát triển trong đó có bệnh lý dạ dày.
Tuổi càng cao thì niêm mạc dạ dày càng dễ bị tổn thương và hay gặp giảm tiết dịch vị
[4], [6]. Đã có những nghiên cứu về các thể viêm dạ dày mạn nói chung và ở người cao
tuổi nói riêng, tuy nhiên về viêm trợt lồi niêm mạc dạ dày và mức độ nhiễm H.pylori ở
người cao tuổi thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Để góp phần tìm hiểu thêm vấn đề
trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm nội soi, mô bệnh học của viêm dạ
dày mạn tính thể trợt lồi có H.pylori dương tính trên bệnh nhân cao tuổi ” với mục
tiêu: Nhận xét đặc điểm nội soi, mô bệnh học và mối liên quan của mức độ nhiễm
Helicobacter pylori trong viêm dạ dày mạn tính thể trợt lồi ở bệnh nhân cao tuổi.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 118 bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu
hóa, được nội soi dạ dày từ tháng 5/2011 đến 7/2013 tại Bệnh viện Nông nghiệp. Nội soi
có hình ảnh viêm trợt lồi phân loại theo hệ thống Sydney. Mô bệnh học xác định viêm dạ
dày mạn. Mô bệnh học và test nhanh urease xác định có H.pylori (+). Không dùng thuốc
kháng sinh, ức chế bơm proton, ức chế H
2
, trung hoà acid trước nội soi 2 tuần. Đồng ý
hợp tác tham gia nghiên cứu. Chia làm 2 nhóm: nhóm I từ 60 đến 74 tuổi có 60 bênh
nhân, nhóm II từ 20 đến 59 tuổi (nhóm chứng) có 57 bệnh nhân. Không phân biệt giới
tính.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Có dùng thuốc kháng sinh, ức chế bơm proton, ức chế H
2

,
trung hoà acid trước nội soi 2 tuần. Không làm xét nghiệm giải phẫu bệnh và test nhanh
tìm H.pylori, mổ cắt đoạn dạ dày, chảy máu dạ dày- tá tràng, ung thư dạ dày, polyp dạ
dày, không hợp tác nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu, mô tả có đối chứng.
Cỡ mẫu nghiên cứu mẫu thuận lợi (n = 118)
3. Kết quả nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới
Giới
Nhóm I Nhóm II
p
n % n %
Nam 30 49.2 26 45.6
> 0,05
Nữ 31 50.8 31 54.4
Tổng 61 100 57 100

Nhận xét: Tỷ lệ nữ cao hơn nam ở cả 2 nhóm nghiên cứu ( 50,8% so với 49,2% và 54,4%
so với 45,6%), Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Biểu đồ 1. Vị trí viêm trợt lồi
Nhận xét: vị trí viêm trợt lồi của 2 nhóm chủ yếu gặp ở hang vị: nhóm I (93.4%), nhóm II
(96.5%). Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.2. Mức độ viêm trợt lồi
Mức độ viêm trợt lồi
Nhóm I Nhóm II
p
n % n %
Mức độ nhẹ 40 65.6 30 52.6
> 0,05

Mức độ vừa 9 14.8 16 28.1
Mức độ nặng 12 19.6 11 19.3
Tổng 61 100 57 100

Nhận xét: viêm trợt lồi của 2 nhóm chủ yếu ở mức độ nhẹ: nhóm I (65,6%), nhóm II
(52,6%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.3. Tổn thương viêm hoạt động
MBH
Nhóm I Nhóm II p
n (%) n (%)
Viêm không hoạt động 10 16.4 14 24.6
Nhẹ 11 18.0 7 12.2
Vừa 10 16.4 14 24.6
Nặng 30 49.2 22 38.6
Cộng 61 100 57 100

Nhận xét: tỷ lệ viêm hoạt động nặng của nhóm I (49.2%) có xu hướng cao hơn nhóm II
(38.6%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Biểu đồ 2. Dị sản ruột
Nhận xét: tỷ lệ có DSR ở nhóm I (29.5%) có xu hướng cao hơn nhóm II (17.5%), tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.4. Loạn sản
MBH
Nhóm I Nhóm II
p
n (%) n (%)
Loạn sản 5 8.2 4 7.0
> 0,05
Không loạn sản 56 91.8 53 93.0
Tổng 61 100 57 100


Nhận xét: tỷ lệ có loạn sạn ở 2 nhóm gần tương đương nhau (91,8% và 93,0%).


Bảng 3.5. Mức độ nhiễm H.pylori với nhóm tuổi
H.pylori
Nhóm I Nhóm II
p
n (%) n (%)
HP (+) 20 32.8 27 47.4
> 0,05
HP (++) 24 39.3 13 22.8
HP (+++) 17 27.9 17 29.8
Cộng 61 100 57 100

Nhận xét: sự khác biệt về mức độ nhiễm H.pylori giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống
kê, (p > 0,05).
Bảng 3.6. Mức độ nhiễm H.pylori với mức độ tổn thương trợt lồi
MĐ tổn thương

MĐ nhẹ MĐ vừa MĐ nặng
p
n (%) n (%) n (%)
HP (+)
Nhóm I 16 40.0 3 33.3 1 8.3
> 0,05
Nhóm II 12 40.0 8 50.0 7 63.6
HP (++)
Nhóm I 16 40.0 2 22.2 6 50.0
> 0,05

Nhóm II 10 33.3 1 6.2 2 18.2
HP (+++)
Nhóm I 8 20.0 4 44.4 5 41.7
< 0,05
Nhóm II 8 26.7 7 43.8 2 18.2

Nhận xét: mức độ nhiễm H.pylori nặng có liên quan với mức độ viêm trợt lồi giữa 2
nhóm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.7. Mức độ nhiễm H.pylori và dị sản ruột
Dị sản ruột
MĐ nhiễm HP
Dị sản ruột Không dị sản
p
n (%) n (%)
HP (+)
Nhóm I 8 40.0 12 60.0
> 0,05
Nhóm II 6 22.2 21 77.8
HP (++)
Nhóm I 4 16.7 20 83.3
> 0,05
Nhóm II 3 23.1 10 76.9
HP (+++)
Nhóm I 6 35.3 11 64.7
< 0,05
Nhóm II 1 5.9 16 94.1

Nhận xét: mức độ nhiễm HP nặng với dị sản ruột ở nhóm I (35.3%) cao hơn ở nhóm II
(5.9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, (p < 0,05).



Bảng 3.8. Mức độ nhiễm H.pylori và loạn sản
Loạn sản

MĐ nhiễm HP
Loạn sản
Không
loạn sản
p
n (%) n (%)
HP (+)
Nhóm I 1 5.0 19 95.0
> 0,05
Nhóm II 3 11.1 24 88.9
HP (++)
Nhóm I 1 4.2 23 95.8
> 0,05
Nhóm II 0 0 13 100.0
HP (+++)
Nhóm I 3 17.6 13 82.4
> 0,05
Nhóm II 1 5.9 16 94.1

Nhận xét: không có sự khác biệt giữa mức độ nhiễm HP và loạn sản ở 2 nhóm bệnh nhân, ( p
> 0,05)
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm tuổi và giới tính: Về giới tính kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm I có tỷ
lệ nữ 50,8%, nam 49,2%, ở nhóm II tỷ lệ nữ 54,4%, nam 45,6%. Như vậy tỷ lệ nữ chung
trong nghiên cứu có xu hướng cao hơn nam. Tuy nhiên sự khác biệt về giới không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Đoàn

Anh Thắng ( nữ 51,1%, nam 48,9%) [6] và Thái Phan Ất [1], Nguyễn Minh Tuất [5] và
Hoàng Thị Hương [2].
4.2. Đặc điểm nội soi
4.2.1. Vị trí viêm trợt lồi: Kết quả nghiên cứu cho thấy vị trí viêm trợt lồi chủ yếu ở
hang vị: nhóm I (93,4%), nhóm II (96,5%). Ở thân vị nhóm I (6,6%), nhóm II (3,5%). Vị
trí trợt lồi ở hang vị và thân vị của 2 nhóm khác nhau, tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Nghiên cứu của Trần Anh Vinh thấy viêm trợt lồi ở hang vị
84,1% ở thân vị 7,2% [ 8]. Đoàn Anh Thắng thấy ở hang vị 91,5% và ở thân vị 8,5% [ 6].
4.2.2. Mức độ viêm trợt lồi: Viêm trợt lồi mức độ nhẹ ở nhóm I (65,6%), ở nhóm II
(52,6%). Mức độ vừa ở nhóm I (14,8%) và ở nhóm II (28,1%). Viêm mức độ nặng ở
nhóm I (19,6%), ở nhóm II (19,3%). Tuy nhiên sự khác biệt về mức độ viêm trợt lồi ở 2
nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nghiên cứu của Đoàn Anh Thắng thấy viêm
trợt lồi mức độ nặng 23,4%, mức độ vừa 51,0% và mức độ nhẹ là 25,5% [6]. Thái Phan
Ất thấy viêm trợt lồi mức độ nặng 30,7%, vừa 36,6% và nhẹ 32,7% [1]. Theo Nguyễn
Minh Phúc viêm trợt lồi mức độ nặng có tỷ lệ 11,1%, mức độ vừa 44,4% và mức độ nhẹ
44,5% [ 7]. Như vậy mức độ tổn thương ở hang vị luôn nặng hơn thân vị và tỉ lệ gặp cũng
cao hơn, điều này càng củng cố thêm về vai trò của H. pylori với tổn thương
4.3. Đặc điểm mô bệnh hoc
4.3.1. Tổn thương viêm hoạt động: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ viêm hoạt
động ở nhóm I là 83,6%, trong đó mức độ viêm hoạt động nhẹ chiếm 18%, hoạt động vừa
24,6% và hoạt động mạnh là 49,2%. Ở nhóm chứng mức độ viêm hoạt động chiếm 75,4%,
trong đó mức độ viêm hoạt động nhẹ chiếm 22,8%, hoạt động vừa: 28,1%; hoạt động
mạnh: 38,6%. Sự khác biệt về tỷ lệ viêm hoạt động ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05. Theo Thái Phan Ất tỷ lệ viêm hoạt động ở thể trợt lồi là 60,4% [1]. Đoàn
Anh Thắng thấy tỷ lệ viêm hoạt động ở thể trợt lồi là 66,0% [ 6]. Như vậy tỷ lệ viêm hoạt
động ở thể trợt lồi trong nghiên cứu của chúng tôi (83,6%) cao hơn so với nghiên cứu của
tác giả trên.
4.3.2. Dị sản ruột: Dị sản ruột nhóm I (29.5%) có xu hướng cao hơn nhóm II (17.5%),
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi cao
của Đoàn Anh Thắng [6], nhưng thấp của Thái Phan Ất [1].

4.3.3. Loạn sản: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ loạn sản nhóm I
(8.2%), có xu hướng cao hơn nhóm II (7.0%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ loạn sản trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong nghiên
cứu của Mai Thị Minh Huệ (11%) [ 3], Đoàn Anh Thắng (21,3%) [6] và Thái Phan Ất
(25,7%) [1]. Zhang Q và cs nghiên cứu 234 bệnh nhân bị viêm teo dạ dày, sau khi theo
dõi 0.5, 1, 2, 5 và 10 năm, thấy tỷ lệ xuất hiện của loạn sản lần lượt là 2,3%; 4,4%; 9,6%;
19,3% và 42,4%. [ 9].
4.4. Mức độ nhiễm HP
4.4.1. Mức độ nhiễm HP với vị trí và mức độ tổn thương trợt lồi : Kết quả nghiên cứu
cho thấy mức độ nhiễm H.pylori tập trung chủ yếu ở vùng hang vị và mức độ nhiễm
H.pylori ở 2 nhóm gần tương đương nhau. Ở thân vị của nhóm I gặp 3/61 trường hợp có
nhiễm H.pylori mức độ vừa và 1/61 trường hợp nhiễm H.pylori nặng, không gặp nhiễm
H.pylori mức độ nhẹ. Nhóm II gặp 2/57 trường hợp nhiễm H.pylori mức độ vừa và nặng.
Tuy nhiên mức độ nhiễm H.pylori ở 2 nhóm theo vị trí tổn thương ở hang vị và thân vị
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả cho thấy mức độ nhiễm
H.pylori có liên quan với mức độ tổn thương trợt lồi ( p < 0,05). Theo Thái Phan Ất mức
độ nhiễm H.pylori tại nốt trợt lồi (44,4%) và ngoài nốt trợt lồi (20,8%) thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa (p < 0,001) [1]. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng thấy ngoài việc tác động
của tình trạng nhiễm H.pylori và mức độ nhiễm H.pylori đối với mức độ tổn thương trợt
lồi còn có yếu tố về tuổi tác. Tuổi cao có thể có nguy cơ cao đối với các tổn thương viêm
dạ dày mạn nói chung và viêm trợt lồi nói riêng.
4.4.2. Mức độ nhiễm HP với viêm hoạt động: Ở nhóm I tỷ lệ mức độ nhiễm H.pylori có
xu hướng tăng theo mức độ viêm hoạt động nặng (20%, 58.3%, 70.6%) và xu hướng cao
hơn so với nhóm II (18.5%, 53.8%, 58.8%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Từ kết quả trên cho thấy đối với viêm hoạt động có nhiễm H.pylori
thì tỷ lệ viêm hoạt động lại có xung hướng cao hơn. Chúng tôi nghiên cứu trên người cao
tuổi cho nên tỷ lệ này có khác so với các nghiên cứu về viêm dạ dày mạn thể trợt lồi
không phân biệt nhóm tuổi cho cả đối tượng có nhiễm hay không nhiễm H.pylori. Như
vậy có mối tương quan giữa mức độ nhiễm H.pylori với viêm hoạt động, trong đó mức
độ nhiễm H.pylori nặng cũng liên quan đến viêm hoạt động nặng.

4.4.3. Mức độ nhiễm HP với dị sản ruột và loạn sản: Mức độ nhiễm H.pylori nặng đối
với dị sản ruột ở nhóm I (35.3%) cao hơn nhóm II (5.9%) có ý nghĩa (p < 0,05). Điều này
chứng tỏ mức độ H.pylori và độ tuổi của bệnh nhân có ảnh hưởng đến dị sản ruột, thúc đẩy
quá trình dị sản ruột đến sớm hơn, bằng cách gây ra tình trạng tăng sản ở vùng niêm mạc đó bị
viêm làm biến đổi nhanh niêm mạc dạ dày sang niêm mạc ruột. Chúng tôi không thấy có sự
liên quan giữa mức độ nhiễm H.pylori và loạn sản (p > 0,05). Theo Mai Thị Minh Huệ tỷ
lệ loạn sản (9,9%) và không thấy mối liên quan giữa loạn sản với tình trạng nhiễm
H.pylori [3].
V. Kết luận
Tỷ lệ nữ cao hơn nam, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Vị trí viêm trợt lồi chủ yếu gặp ở hang vị với mức độ nhẹ. Viêm hoạt động nặng nhóm I
(49,2%) cao hơn nhóm II (38,6%), (p>0,05). Dị sản ruột ở nhóm I 29,5%, nhóm II 17,5%
(p > 0,05). Loạn sản ở nhóm I 8,2%, nhóm II 7,0% (p > 0,05). Mức độ nhiễm H.pylori có
liên quan đến mức độ tổn thương trợt lồi, có xu hướng tăng dần theo mức độ viêm hoạt động
nặng. Mức độ nhiễm H.pylori có liên quan với dị sản ruột nhưng không liên quan với loạn
sản.
Tài liệu tham khảo
1. Thái Phan Ất (2005), Nghiên cứu đặc điểm nội soi, mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori của viêm dạ dày mạn tính thể trợt lồi, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ
chuyên khoa cấp II trường Đại học Y khoa Hà Nội.
2. Hoàng Thị Hương (2004), Nghiên cứu lâm sàng, nội soi, mô bệnh học của viêm dạ
dày mạn tính ở bệnh nhân lớn tuổi, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
3. Mai Thị Minh Huệ (1999), Nghiên cứu tình trạng dị sản ruột, dị sản dạ dày và loạn
sản ở bệnh nhân VDDM, Luận văn tốt nghiệp BSCK2 trường Đại học Y khoa Hà Nội.
4. Tạ Long (2003), Bệnh lý dạ dày – tá tràng và vi khuẩn Helicobacter pylori, NXB y
học.
5. Lê Minh Tuất ( 2006), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học và
nhiễm Helicobacter pylori của viêm dạ dày mạn tính ở người lớn tuổi điều trị tại bệnh
viện 175, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân y.
6. Đoàn Anh Thắng (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và tỷ

lệ nhiễm Helicobacter pylori của viêm dạ dày mạn tính thể trợt lồi và trợt phẳng,
Luận văn Thạc sỹ y học.
7. Nguyễn Minh Phúc (2004), Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học và tỷ lệ
nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn theo hệ thống Sydney, Luận
văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
8. Trần Anh Vinh (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm trợt lồi niêm mạc dạ dày, Luận văn Bác sỹ
chuyên khoa II
9. Zhang Q, Lian Z, Wang L, Wang Y, Zhi F, An S, Jiang B, (2012), “Analysis of
alarming signals for the progression of atrophic gastritis to dysplasia”, Rev Esp Enferm
Dig, Aug;104(8):399-404.
(1): Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam, (2): Bệnh viện Nông nghiệp





Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng
tại Bệnh viện Nông nghiệp
Study on clinical, endoscopic, histologic of colorectal polyps in Agricultural Hospital
PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng
Bệnh việnNông nghiệp

Tóm tắt
Đặt vấn đề: Polyp đại trực tràng rất phổ biến. Đa số lành tính nhưng một số polyp có thể
phát triển thành ung thư. Mục đích đề tài : Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, nội soi, mô
bệnh học polyp đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 145 bệnh nhân
nội soi có polyp được cắt, xét nghiệm mô bệnh học. Kết quả: 145 bệnh nhân trong đó 86
nam và 59 nữ. Độ tuổi từ 51 đến trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất ( 32,4%). Trên lâm sàng
thấy đi ngoài ra máu 43,4%, đau bụng dọc khung đại tràng 38,6 %. Đi ngoài phân lỏng

36,5%. Đi ngoài táo 31,7%. Sút cân 10,3%. Polyp đại tràng 29,3.%, polyp trực tràng 70,7
% .Trung bình có 1,69 polyp trên 1 bệnh nhân. Polyp có bề mặt nhẵn 60,2%, bề mặt bị
xung huyết và sần sùi 21,9%, polyp viêm 17,9%. Polyp có đường kính từ 11 đến 19 mm
chiếm tỷ lệ cao nhất ( 34,6%), trên hoặc bằng 20 mm 15,0%. Polýp có cuống 70,3%, bán
cuống 18,3% và không cuống 11,4%. Kết quả mô bệnh học chung cho thấy polyp u tuyến
54,9%, polyp tăng sản 16,7%, polyp thiếu niên 12,2%, polyp viêm 14,2% và polyp ung
thư hóa 2,0%.
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đi ngoài ra máu (43,4%) và đau dọc khung
đại tràng ( 38,6%). Polyp trực tràng chiếm tỷ lệ cao ( 70,7 %). Đa số là polyp u tuyến
54,9%, polyp ung thư hóa 2,0%.
Summary
Background: Colorectal polyps are common. Most benign but some polyps can
develop into cancer. Purposes subject:
Study of clinical symptoms, endoscopy, histology of colorectal polyps. Subjects
and Methods: 145 patientsincluding 86 men and 59 women were polypectomy
and histopathological examination. Results: Aged 51 to 60 accounted for the highest per
centage (32,4%). bloody diarrhea 43,4%, abdominal
pain along colon frame 38.6%.Diarrhea stools 36,5%, constipation 31,7%. Weight loss o
f 10,3%. colon polyps 29,3%, rectal polyps 70,7%. An average of 1.69 polyps in 1
patient. Smooth-surfaced polyp 60,2%, congested and rough surfaces 21,9%, inflammator
ypolyps 17,9%. Polyps with a diameter from 11
to 19 mm was 34,6%. Polyps with a diameter equal to or above 20 mm is 15,0%. sessile
Polyps 70,3%. Sell polyps sessile stem 18,3% and no
stem 11,4%. Histopathological results: polypadenomas 54,9%, hyperplastic 16,7%, teens
polyps 10.2%, inflammatory polyps 14.2%, cancer polyps
of 2,0%. Conclusion: The main clinical symptom is bloody diarrhea 43,4%, abdominal
pain along colon frame 38.6%. Rectalpolyps high percentage (70,7%). The majority
of the polyps 54,9% adenomas, cancer polyps 2,0%.
1. Đặt vấn đề
Polyp trong đại trực tràng rất phổ biến, tỷ lệ tăng lên khi tuổi càng cao. Nhiều

nghiên cứu cho thấy khoảng 50% những người già 60 tuổi khi nội soi thì có ít nhất
một polyp. Trên lâm sàng, polyp đại trực tràng thường gây nên các triệu chứng như đau
bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu tươi, sụt cân. Polyp đơn độc phát triển lớn
hơn, nhiều khả năng trở thành ung thư hơn đa polyp. Polyp càng lớn, khả năng ung thư
hóa càng lớn. Cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng cả về tinh thần lẫn công việc. Để
góp phần làm rõ hơn về polyp đường tiêu hóa, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:
Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhiên cứu : Bệnh nhân nội soi có polyp đại trực tràng,
được cắt polyp, được sinh thiết làm xét nghiệm Mô bệnh học. kết quả Mô bệnh học xác
định là polyp. Kích thước polyp từ 5 mm đến ≥ 20 mm. Tình nguyện tham gia nghiên
cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ : Kết quả Mô bệnh học không phải là polyp, không tình nguyện
nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Khám lâm sàng khai thác triệu chứng, tiền sử gia đình, bản thân. Nội soi đại trực tràng.
Cắt polyp qua nội soi. Sinh thiết làm mô bệnh học
3. Kết quả và bàn luận
Từ tháng 5/2010 đến tháng 5/2013 tại phòng nội soi tiêu hóa Bệnh viện Nông nghiệp có
145 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Bước đầu chúng tôi có một số kết
quả như sau:
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Độ tuổi Nam Nữ Tổng số
n % n % n %
< 20 3 60,0 2 40,0 5 3,4
21 - 30 9 60,0 6 40,0 15 10,3
31 - 40 12 63,2 7 36,8 19 13,2
41- 50 15 55,6 12 44,4 27 18,6

51 - 60 29 61,7 18 38,3 47 32,4
> 60 18 56,3 14 43,7 32 22,1
Tổng số 86 59,3 59 40,7 145 100

Nhận xét: Độ tuổi từ 51 đến trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất ( 32,4%). Nam có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn nữ ( 59,3% so với 40,7%).
Bảng 3. 2. Triệu chứng lâm sàng

Lý do Nam Nữ Tổng số
n = 86 % n = 59 % n = 145 %
Không có triệu
chứng
32 37,2 20 33,9 52 35,8
Đi ngoài ra máu 34 39,5 29 49,1 63 43,4
Đại tiện lỏng 31 36,0 22 37,3 53 36,5
Đại tiện táo 29 33,7 17 28,8 46 31,7
Đau bụng 35 40,7 21 35,6 56 38,6
Sút cân 9 10,5 6 10,1 15 10,3

Nhận xét: Đi ngoài ra máu (43,4%), đau bụng ( 38,6%) và đại tiện phân lỏng (36,5%), là
các triệu chứng nổi bật nhất.
Bảng 3.3. Đặc điểm kích thước polyp

Kích thước Đại tràng Trực tràng Tổng số
n % n % n %
≤ 5 mm 19 309,6 29 60,4 48 19,5
6 - 10 mm 20 26,3 56 73,7 76 30,9
11- 19 mm 24 28,2 61 71,8 85 34,6
>20 mm 9 24,3 28 75,7 37 15,0
Tổng số 72 29,3 174 70,7 246 100


Nhận xét: Polyp có đường kính từ 11 đến 19 mm chiếm tỷ lệ cao nhất ( 34,6%)
Bảng 3. 4. Đặc điểm hình thái polyp

Đặc điểm Tổng số
n %
Có cuống 173 70,3
Bán cuống 45 18,3
Không cuống 28 11,4
Tổng số 246 100
Nhận xét: Polyp có cuống chiếm tỷ lệ cao nhất ( 70,3%).
Bảng 3. 5. Đặc điểm bề mặt polyp

Đặc điểm Tổng số
n %
Bề mặt nhẵn 148 60,2
Viêm 44 17,9
Xung huyết 37 15,0
Sần sùi 17 6,9
Tổng số 246 100

Nhận xét: Đa số polyp có bề mặt nhẵn ( 60,2%).

Bảng 3. 6. Kết quả mô bệnh học

Số lượng Tổng số
n %
Polyp u tuyến 135 54,9
Polyp tăng sản 41 16,7
Polyp thiếu niên 30 12,2

Polyp viêm 35 14,2
Polyp ung thư hóa 5 2,0
Tổng số 246

100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có polyp u tuyến ( 54,9 %). Có 5 bệnh nhân polyp ung thư
hóa ( 2,0 %).

Bàn luận
Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 145 bệnh nhân, trong đó có 86 nam ( 59,3%) và 59
nữ ( 40,7%). Độ tuổi từ 51 đến trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất ( 32,4%).
1. Về đặc điểm lâm sàng kết quả nghiên của chúng tôi cho thấy: có 52 trường hợp đến
nội soi không có triệu chứng trên lâm sàng ( 35,8%). Những bệnh nhân này thường được
chỉ định nội soi một cách tình cờ hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Theo nghiên cứu
của Morais DJ thì polyp nhỏ không có triệu chứng trong nhiều trường hợp và thường
được phát hiện tình cờ trong khi nội soi tiêu hóa trên . Tác giả cho rằng nội soi tiêu
hóa là phương pháp antoàn nhất và hiệu quả cho việc chẩn đoán các khối u mà ở hầu
hết các bệnh nhân không có triệu chứng đặc trưng và việc xác định mô bệnh học là cần
thiết [10]. Có 63/145 bệnh nhân được nội soi vì đi ngoài ra máu chiếm tỷ lệ 43,4%. Đau
bụng nhất là đau dọc khung đại tràng có 56/145 trường hợp, chiếm tỷ lệ 38,6%. Đi ngoài
phân lỏng có 53/146 bệnh nhân (36,5%). Đi ngoài táo 46/145 trường hợp ( 31,7%). Sút
cân có 15/145 bệnh nhân chiếm tỷ lệ (10,3%). Theo nghiên cứu của Tống văn Lược
(2002) thì đi ngoài ra máu có ở 91,17% bệnh nhân nghiên cứu [ 5]. Trần Công Khanh
nghiên cứu 142 polyp lành tính, cắt 45 trường hợp polyp, kết quả cho thấy đau bụng dọc
khung đại tràng : 30,9%, đi ngoài phân máu tươi, thâm : 27,6%, táo bón: 22,3% [4] . Đỗ
Nguyệt Ánh, Nguyễn Thúy Vinh ( 2011) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi,
mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại Bệnh viện E
cũng cho kết quả: đau bụng kéo dài 39,5%, đi ngoài phân có máu 10,5%, [1 ]. Nghiên
cứu của Jose T và cộng sự năm 2007 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đi ngoài ra máu là 50,0%

[9].
2. Tiền sử gia đình
Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 7/145 bệnh nhân trong gia đình bố hoặc mẹ
có polyp đại tràng (4,8%). Có 4/145 trường hợp anh chị em có polyp đại tràng
( 2,8%). Nghiên cứu của Đỗ Nguyệt Ánh, Nguyễn Thúy Vinh ( 2011) cũng cho thấy tiền
sử gia đình có ung thư hoặc polyp đại tràng là 8,1%.[ 1]. Theo Tareq M và cộng sự thì
sàng lọc bệnh nhân hội chứng polyposis vị thành niên và người thân của họ được nhấn
mạnh để phát hiện sớm bệnh ác tính [11].
3. Đặc điểm về số lượng polyp
Qua nội soi chúng tôi phát hiện có 246 polyp trên tổng số 145 bệnh nhân. Ở đại
tràng có 72 polyp ( 29,3%), trong đó có 54 polyp ở đại tràng Sigma ( 75,0%). Ở trực
tràng có 174 polyp ( 70,7%). Trung bình có 1,69 polyp trên 1 bệnh nhân. Trịnh Tuấn
Dũng và cộng sự nghiên cứu 102 bệnh nhân polyp đại trực tràng có kích thước > 1 cm
cho thấy số lượng polyp trung bình trên 1 bệnh nhân là 1,65. Polyp đơn độc là 64,7%
[ 3]. Năm 2006 Eberl T. nghiên cứu về polyp đại trực tràng thấy tỷ lệ polyp ở trực tràng
là 34% và ở đại tràng Sigma là 30% [8]. Theo nghiên cứu của Jose T và Haish K Tỷ thì lệ
polyp ở trực tràng là 60,66% và polyp ở sigma là 23,77% [9]. Một số nghiên cứu trong
nước về polyp đại tràng và trực tràng cho kết quả như sau: Theo Nguyễn Văn Rót tỷ lệ
polyp đại tràng sigma là 32,0%, trực tràng là 33,0% [6]. Tống Văn Lược nghiên cứu về
cắt polyp đại trực tràng cho thấy polyp trực tràng chiếm 59,8% [5].
4. Đặc điểm về bề mặt, kích thước polyp
- Bề mặt polyp: Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy đa số polyp có bề mặt nhẵn (148
trường hợp, 60,2% ). Bề mặt polyp bị viêm và xung huyết có tỷ lệ tương đương nhau
( 17,9 % và 15,0%). Chỉ có 17/ 246 polyp có hình ảnh sần sùi chiếm tỷ lệ 6,9%.
- Kích thước polyp: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy polyp dưới hoặc bằng 5
mm có tỷ lệ 19,5%. Polyp có đường kính từ 6 đến 10 mm có tỷ lệ 30.9 %. Polyp có
đường kính từ 11 đến 19 mm có tỷ lệ cao nhất (34,6%). Polyp có đường kính bằng hoặc
trên 20 mm có tỷ lệ 15,0% ( 37 trường hợp). Nghiên cứu của Trịnh Tuấn Dũng cho thấy
kích thước polyp từ 10- 15 mm: 41,2%, từ 15mm -20 mm : 28,4%, từ trên > 20 mm :
30,4%. Kích thước trung bình: 1,89 ± 0,84. [3].

5. Đặc điểm về hình thái polyp
Polyp có cuống trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%,
173/246 trường hợp). Polyp bán cuống có 45/249 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,3%. Chúng
tôi gặp 28/246 polyp không có cuống chiếm tỷ lệ 11,4%. Theo Võ Hông Minh Công thì
polyp có cuống 53,9%, bán cuống 21,6%, dạng dẹt 24,5% [2]. Nghiên cứu của Tống Văn
Lược thấy polyp có cuống là 42,5% [5]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Rót cho kết
quả là 67,9% [ 6 ]. Năm 1994 Celestino A và CS công bố kết quả nghiên cứu về polyp
đại trực tràng cho thấy tỷ lệ polyp có cuống là 42,1% [7]
6. Đặc điểm mô bệnh học
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có polyp u tuyến ( 54,9 %). Có 5 bệnh nhân polyp ung thư
hóa ( 2,0 %). Kết quả mô bệnh học chung cho thấy polyp u tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất
trong nghiên cứu này với 135 trường hợp ( 54,9%). Polyp tăng sản 16,7% (41/246 trường
hợp). Polyp thiếu niên có 12,2% (30/246 trường hợp). Polyp viêm 14,2% (35/246 trường
hợp). Chúng tôi gặp 5/246 trường hợp polyp ung thư hóa chiếm tỷ lệ 2,0%. Trong đó 4
trường hợp là ployp ung thư hóa ở trực tràng. Cả 4 bệnh nhân đều được mổ sau đó. Theo
Võ Hông Minh Công thì polyp tuyến ống chiếm tỷ lệ cao nhất: 33,3%. Polyp tuyến
nhung mao và tăng sản chiếm tỷ lệ 21,57% và Loạn sản: 72,55%. Có 10/102 bệnh nhân
bị polyp ung thư hóa, chiếm tỷ lệ 9,8%. [2].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 145 bệnh nhân với 246 polyp đại tràng và trực tràng chúng tôi có
một số kết quả như sau: 35,8% bệnh nhân không có triệu chứng. Đi ngoài ra máu 43,4%.
Đau bụng dọc khung đại tràng 38,6%. Đi ngoài phân lỏng 36,5%. Táo bón 31,7%. Sút
cân 10,3%. Polyp đại tràng 29,3%, polyp trực tràng 70,7 %. Trung bình có 1,69 polyp
trên 1 bệnh nhân. Polyp có bề mặt nhẵn 60,2%, bề mặt bị xung huyết và sần sùi
21,9%, polyp viêm 17,9%. Polyp có đường kính từ 11 đến 19 mm chiếm tỷ lệ cao nhất
( 34,6%), trên hoặc bằng 20 mm 15,0%. Polýp có cuống 70,3%, bán cuống 18,3% và
không cuống 11,4%. Kết quả mô bệnh học chung cho thấy polyp u tuyến 54,9%, polyp
tăng sản 16,7%, polyp thiếu niên 12,2%, polyp viêm 14,2% và polyp ung thư hóa 2,0%.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Nguyệt Ánh, Nguyễn Thúy Vinh ( 2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội
soi tại Bệnh viện E”, Tóm tắt các báo cáo, Hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần thứ
17, Đà nẵng tháng 10/2011, tr.39.
2. Võ Hông Minh Công, Trịnh Tuấn Dũng, Vũ Văn Khiên , “ Vai trò của nội soi,
mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng kích thước trên 1
cm “, Y học thực hành , số 832+833,tháng 7/2012 tr. 41.
3. Trịnh Tuấn Dũng ( 2010), “ Phân loại Quốc tế về mô bệnh học và giai đoạn TNM
các u của ống tiêu hoá” , bài giảng tập huấn Tiêu hoá toàn quân- Bệnh viện TƯQĐ 108.
4. Trần Công Khanh, Nguyễn Huy Trọng, Nguyễn Thị Tuyết (2011), ” Đặc
điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polyp lành tính đại trực
tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng yên”, Tóm tắt các báo cáo, Hội nghị khoa học tiêu
hóa toàn quốc lần thứ 17, Đà nẵng tháng 10/2011, tr.35.
5. Tống Văn Lược (2002),” Nghiên cứu kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng
lọng điện theo hình ảnh nội soi ống mềm vè xét nghiệm mô bệnh học “, Luận văn tiến sỹ
y học, Trường Đại học Y Hà nội.
6. Nguyễn Văn Rót, Lê Văn Thiệu, Nguyễn Đăng Tuấn ( 2009) “ Polyp đại trực
tràng: một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và kết quả điều trị “ Y học Việt nam, 5,
tr. 102-106.
7. Celestino A và CS ( 1994.] 29. Celestino A và CS (1994),
Therapeutic colonoscopy in patients with colonic and rectal polyps “.
Rev.Gastroenterol. Peru, 14 (3), pp. 181-187.
8. Ebert T. (2006), “Polyps and Polyposis syndromes”, Atlas of Colonoscopy,
Techniques- Diagnosis- Interventional procedures. Helmut Messmann, Thieme, pp. 66-
80.
9. Jose T, Haish K, Ramachandran Tm, et al (2007) , Profil of colonic
polyps. Southerm Indian population, Indian Journal of Gastroenterology, vol. 26, 127-
129.

10. Morais DJ, Yamanaka A, Zeitune JM, Andreollo NA, Gastric polyps:
a retrospective analysis of 26,000 digestive endoscopies ,Arq Gastroenterol.
2007;44(1):14.
11. Tareq M. Al-Jaberi, Hatem El-Shanti, Diversity in polyp pathology and
distribution of Familial Juvenile Polyposis Syndrome, Saudi Medical Journal 2002;
Vol. (3): 328-331.



Đánh giá kết quả điều trị loét dạ dày nhiễm HP bằng phác đồ esomeprazole-
amoxycilline-clarithromycin (EAC) 1 và 2 tuần, theo dõi sau 2 năm.
Treatment results in HP infected gastric ulcer by esomeprazole-amoxycilline-
clarithromycin (EAC) 1 and 2 weeks regimens, follow up after 2 years.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng
Bệnh viện Nông nghiệp
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt nam cho thấy Helicobacter
pylori (HP) là nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày. Mục tiêu nghiên cứu: Theo dõi dài
hạn kết quả điều trị của phác đồ EAC trong loét dạ dày nhiễm HP. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: Nhóm EAC 1 tuần có 45 bệnh nhân, nhóm EAC 2 tuần có 53 bệnh
nhân. Đánh giá kết quả sau 1 tháng và 6 tháng, theo dõi dài hạn sau 12 tháng và 24
tháng. Kết quả: Sau 1 tháng tỷ lệ liền sẹo của EAC1 là 88,9%, EAC2 là 92,5% (p>0,05).
Diệt HP ở EAC 1 là 75,6% , EAC2 81,1% ( p>0,05). Giảm đau ở EAC1 là 91,1%, EAC 2
là 94,3%. Sau 6 tháng : liền sẹo ở EAC1 là 84,4 % , EAC2 là 86,8 %. Diệt HP ở EAC1 là
80,0 %, EAC2 là 86,8 % . Giảm đau ở EAC 1 là 91,1% và EAC 2 là 92,4 %. Theo dõi
sau 12 tháng cho thấy tỷ lệ liền sẹo ở EAC1 là 90,0%, EAC2 là 93,7%. Giảm đau: EAC1
là 85,0%, EAC2 là 89,6%. Diệt HP EAC1 là 82,5%, EAC2 là 87,5%. Sau 24 tháng liền
sẹo ở EAC1 là 94,3%, giảm đau 88,6%, diệt HP 85,7%. Ở EAC2 tỷ lệ liền sẹo là 97,5%,
giảm đau 90,0% và diệt HP là 92,5%. Sự khác biệt về tỷ lệ liền sẹo , giảm đau và diệt HP
giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê ( p >0,05). Kết luận: Điều trị bằng phác đồ EAC

1 tuần và 2 tuần có tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày, giảm đau và diệt HP tương đương nhau.
Theo dõi dài hạn sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng chưa thấy sự khác biệt giữa 2 phác
đồ.
Abstract
Background:
There are many studies in the world and Vietnam showed
that Helicobacter pylori (HP) causes gastritis and stomach ulcers. Objective: long-term
follow-up results EAC regimen in HP infected gastric ulcer. Patients and
Methods :Group EAC 1 weeks with 45 patients, group
EAC 2 weeks with 53 patients. Results: After 1 month: The rate of ulcer healing: EAC1
88,9% , EAC2 92,5% ( p> 0.05). Rate of HP eradication in EAC1 75,6%, in EAC2 81,1%
(p >0.05). Pain relief: EAC1 91,1%, EAC2 94,3%. After 6 months: ulcer healing EAC1
84,4 %, EAC2 86,8%. HP eradication in EAC1 80,0% and in EAC 2 86,8%. Pain relief in
EAC 1 91,1% and EAC 2 92,4%. Follow-up 12 months: The rate of ulcerhealing: EAC1
90,0%, EAC2 93,7% ( p> 0.05). Rate of HP eradication in EAC1 82,5%, in EAC2 87,5%
(p> 0.05). Pain relief: EAC1 85,0%, EAC2 89,6%. After 24 months: The rate of
ulcer healing: EAC1 94,3% , EAC2 97,5% (p > 0.05). Rate of HP eradication in EAC1
85,7%, in EAC2 92,5% (p>0.05). Pain relief: EAC1 88,6%,
EAC2 90,0%. (p>0,05). Conclusion: Treatment of Helicobacter pylori infected gastric
ulcer with EAC regimen one and two weeks have similar result of ulcer healing, pain
relief and HP eradication. Follow up after 2
years found no difference between the 2 regimens.
1. Đặt vấn đề
Nhiễm Helicobacter pylori (HP) trong viêm, loét dạ dày và ung thư dạ dày đã và
đang được nhiều tác giả quan tâm. Các phác đồ điều trị đều nhằm mục đích làm liền sẹo
ổ loét, giảm đau và diệt trừ HP. Tuy nhiên hiệu quả của các phác đồ điều trị không giống
nhau, nhất là vấn đề theo dõi sự tồn tại của HP sau điều tri. Đa số các tác giả chỉ theo dõi
được hiệu quả sau điều trị ngắn hạn 1 tháng và 6 tháng. Vấn đề theo dõi dài hạn hiệu quả
của các phác đồ điều trị còn chưa nhiều ở Việt nam. Để góp phần tìm hiểu thêm vấn đề
trên, chúng tôi tiến hành đề tài với mục đích: Theo dõi dài hạn hiệu quả của phác đồ EAC

1 và 2 tuần trong điều trị loét dạ dày nhiễm HP.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
a.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Có triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy
bụng khó tiêu, buồn nôn và nôn. Tuổi từ 20 đến 65, không phân biệt giới tính, nghề
nghiệp. Được nội soi tại Bệnh viện Nông nghiệp, từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm
2012, chẩn đoán loét dạ dày lành tính, có HP (+). Tự nguyện điều trị theo 1 trong 2 phác
đồ nghiên cứu, đến soi lại sau 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng.
b. Tiêu chuẩn loại trừ: Loét xuất huyết, ung thư hóa, bở dở điều trị hoặc không đến soi
lại theo hẹn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.
- Bệnh nhân được nội soi dạ dày tá tràng mô tả hình ảnh, vị trí, kích thước ổ loét. Sinh
thiết qua nội soi làm xét nghiệm mô bệnh học và test nhanh tìm HP. HP chỉ được coi là
dương tính khi cả test nhanh urease và mô bệnh học đều có HP dương tính. Điều trị theo
2 phác đồ: EAC 1 có 45 bệnh nhân và EAC 2 có 53 bệnh nhân
Phác đồ EAC1- 7 ngày bao gồm: Esomeprazole ( Nexium) 40 mg x 1 lần /
ngày , Amoxycilline 500 mg x 2 lần /ngày, Clarithromycin 250 mg x 2 lần / ngày .
Phác đồ EAC 2- 14 ngày bao gồm: Esomeprazole ( Nexium ) 40 mg x 1 lần /
ngày , Amoxycilline 500 mg x 2 lần /ngày, Clarithromycin 250 mg x 2 lần / ngày .
( Esomeprazole ( Nexium ) của hãng Astra Zeneca, Amoxycilline (Amoxipen) của hãng
Tenamyd Canada, Clarithromycin ( Klacid ) của hãng ABOTTE –Anh )
- Sau điều trị 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng bệnh nhân được nội soi, sinh thiết lại
làm xét nghiệm mô bệnh học, test nhanh urease để đánh giá tỷ lệ liền sẹo, giảm đau, diệt
HP.
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học Epi Info 6.04
3. Kết quả nghiên cứu
Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012 có 98 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa
chọn trong 2 nhóm nghiên cứu được điều trị theo phác đồ EAC 1 và EAC 2. Theo dõi sau
6 tháng, 1 năm và 2 năm điều trị, bước đầu chúng tôi có một số kết quả như sau:

Bảng 1. Độ tuổi bệnh nhân nghiên cứu
Độ tuổi EAC 1 EAC 2 Tổng số
n % n % n %
20-29 1 2,2 3 5,7 4 4,1
30-39 8 17,8 9 17,0 17 17,3
40-49 19 42,2 20 37,8 39 39,8
50-59 14 31,1 16 30,1 30 30,6
60- 65 3 6,7 5 9,4 8 8,2
Tổng số 45 46,0 53 54,0 98 100

Nhận xét: Ở cả 2 nhóm nghiên cứu, độ tuổi thường gặp nhất từ 40 đến 59. Sự khác biệt
về độ tuổi giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm

sàng
EAC 1 (n = 45) EAC 2 (n = 53)
n % n %
Đau thượng vị 44 97,8 51 96,2
Nóng rát 37 82,2 44 83,0
Ợ hơi, ợ chua 32 71,1 42 79,2
Buồn nôn và nôn 35 77,8 37 69,8
Khó tiêu 35 77,8 41 77,4
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở cả 2 nhóm là đau thượng vị ( 97,8% và
96,2% ) và nóng rát ( 82,2 % và 83,0%).
Bảng 3. Hình ảnh nội soi
Hình ảnh nội soi EAC 1 (n= 45) EAC 2 (n = 53)
n % n %
Loét phình vị 2 4,4 3 5,7
Loét thân vị 4 8,8 5 9,4

Loét hang vị 21 46,7 24 45,3
Loét môn vị 7 15,6 9 17,0
Loét góc BCN 11 24,5 12 22,6

Nhận xét: Loét hang vị có tỷ lệ cao nhất, loét phình vị có tỷ lệ thấp nhất, ở cả 2 nhóm.
Sự khác biệt giữa 2 nhóm về vị trí ổ loét không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 4. Theo dõi kết qủa điều trị sau 1 tháng
Kết quả EAC 1 n = 45 EAC 2 n = 53 P
n % n %
Liền sẹo 40 88.9 49 92,5 >0,05
Giảm đau 41 91,1 50 94,3 >0,05
Diệt HP 34 75,6 43 81,1 >0,05

Nhận xét: Tỷ lệ liền sẹo, diệt HP và giảm đau ở nhóm EAC 2 cao hơn EAC 1, tuy nhiên
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Bảng 5. Theo dõi kết qủa điều trị sau 6 tháng
Kết quả EAC 1 n = 45 EAC 2 n = 53 P
n % n %
Liền sẹo 38 84,4 46 86,8 >0,05
Giảm đau 41 91,1 49 92,4 >0,05
Diệt HP 36 80,0 46 86,8 >0,05

Nhận xét: Tỷ lệ liền sẹo, diệt HP và giảm đau ở nhóm EAC 2 cao hơn EAC 1, tuy nhiên
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05).
Bảng 6. Theo dõi kết qủa điều trị sau 12 tháng
Kết quả EAC 1 n = 40 EAC 2 n = 48 P
n % n %
Liền sẹo 36 90,0 45 93,7 >0,05

Giảm đau 34 85,0 43 89,6 >0,05
Diệt HP 33 82,5 42 87,5 >0,05

Nhận xét: Nhóm EAC 2 có tỷ lệ liền sẹo, giảm đau và diệt trừ HP cao hơn EAC1, tuy
nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Bảng 7. Theo dõi kết qủa điều trị sau 24 tháng
Kết quả EAC 1 n = 35 EAC 2 n = 40 P
n % n %
Liền sẹo 33 94,3 39 97,5 >0,05
Giảm đau 31 88,6 36 90,0 >0,05
Diệt HP 30 85,7 37 92,5 >0,05
Nhận xét: Nhóm EAC 2 có tỷ lệ liền sẹo, giảm đau và diệt trừ HP đều cao hơn EAC1, tuy
nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P>0,05).

4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
- Về số lượng bệnh nhân: trong nghiên cứu này, chúng tôi theo dõi lúc đầu ( ITT) có 98
bệnh nhân. Nhóm AEC 1 có 45 bệnh nhân, nhóm EAC 2 có 53 bệnh nhân. Tuy nhiên,
sau 1 năm chỉ có 88 bệnh nhân đến kiểm tra lại ( PP = 89,8%) và sau 2 năm chỉ còn 75
bệnh nhân đến kiểm tra lại (PP 76,5%). Về độ tuổi: ở cả 2 nhóm nghiên cứu, độ tuổi
thường gặp nhất từ 40 đến 59. Sự khác biệt về độ tuổi giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Vũ Văn Khiên [3],
Đào Hữu Ngôi [4]. Một nghiên cứu của F.Sierra và cs. ITT có 122 bênh nhân, PP có 118
bệnh nhân trong đó 68% là nữ , tuổi từ 18 đến 70, trung bình là 47,7 ± 12 năm [6].
4.2. Về triệu chứng lâm sàng: hay gặp nhất ở 2 nhóm là đau thượng vị ( EAC1 97,8% và
EAC2 96,2% ) và nóng rát ( EAC1 82,2 % và EAC2 83,0% ). Các triệu chứng khác như
ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, khó tiêu có tỷ lệ gần tương đương nhau ( nhóm EAC1 từ
71,1 % đến 77,8% ; nhóm EAC 2 từ 69,8% đến 79,2%). Theo Vũ Văn Khiên, đau vùng
thượng vị chiếm tỷ lệ cao nhất (98%), tiếp đến là triệu chứng ợ chua (57,8%) [3].

4.3. Về hình ảnh nội soi: Ở cả 2 nhóm, chúng tôi gặp loét hang vị là chủ yếu. Ở EAC1 có
21/45 trường hợp, chiếm tỷ lệ 46,7%, cao hơn nhóm EAC 2 ( 24/53 trường hợp, chiếm tỷ
lệ 45,3%0 ( p>0,05). Loét góc bờ cong nhỏ gặp ở EAC1 là 24,5% (11/45 trường hợp) ở
EAC2 là 22,6% (12/53 trường hợp). Loét môn vị 15,6% ở EAC1 ( 7/45 trường hợp ) và
17% ở EAC2 ( 9/53 trường hợp ). Loét thân vị 8,8% ở EAC1 và 9,4% ở EAC2. Loét
phình vị chỉ chiếm 4,4% ở EAC1 và 5,7% ở EAC2. Sự khác biệt giữa 2 nhóm về các vị
trí ổ loét không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự
nghiên cứu của tác giả trong nước [ 1 ], [3 ].
4.4. Kết qủa điều trị sau 1 tháng : Tỷ lệ liền sẹo ổ loét ở phác đồ EAC1 là 88,9% (40/45
bệnh nhân) thấp hơn phác đồ EAC2 là 92,5% ( 49/53 bệnh nhân ). Tuy nhiên, sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ liền sẹo trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn một số nghiên cứu trong nước. Theo Nguyễn Khánh Trạch, Trần Kiều Miên và
CS [ 5 ], tỷ lệ lành ổ loét là 88,6%. Kết quả của Phan Thị Minh Hương, Hoàng Trọng
Thảng [ 2 ] , về tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày sau 4 tuần là 76,7% . Kết quả điều trị của phác
đồ EAC 1 tuần và 3 tuần có HP(+) là ngang nhau. Theo Vũ Văn Khiên thì tỷ lệ liền sẹo
sau 45 ngày đạt 85,2% [ 3 ]. Tỷ lệ diệt HP của EAC2 là 81,1% cao hơn EAC1 ( 75,6%)
( P>0,05). Theo Đào Hữu Ngôi và cs.[4] tỷ lệ diệt trừ HP của nhóm OAC (n=175) là
57,1%. Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Trạch, Trần Kiều Miên và CS [ 5] cho thấy tỷ lệ
diệt trừ HP là 82,3%. Các tác giả Nhật bản nhận thấy OAC 2 tuần an toàn, hiệu quả, là
phác đồ hàng đầu điều trị cho tất cả các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nhiễm HP ở Nhật
bản [ 13 ]. Theo Lind Tore et al (1996), thì tỷ lệ diệt HP sau 1 tuần điều trị là 95% [ 9 ].
Nghiên cứu của F. Sierra [ 6] cho thấy tỷ lệ diệt H. pylori là 94% (PP)
và 91% (ITT). Theo nghiên cứu của Loren Laine MD và CS thì tỷ lệ diệt trừ HP với phác
đồ OAC 10 ngày là 80% đến 90% [ 8]. Sun Q và cộng sự cho thấy 14 ngày điều trị dẫn
đếnmột sự gia tăng đáng kể diệt trừ H. pylori thành công khi so sánh với điều trị 7
ngày (93,7% so với 80,0%, p = 0,01) [ 11]. Tỷ lệ giảm đau của EAC 1 là 91,1% ( 41/45
trường hợp) thấp hơn EAC2 ( 94,3%, 50/53 trường hợp), ( p>0,05). Kết quả của chúng
tôi cũng tương đương kết quả của Nguyễn Cảnh Bình [1] nhưng cao hơn Vũ Văn Khiên
[3]. Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Trạch và Trần Kiều Miên [5] cho thấy giảm đau trên
lâm sàng đạt 81%.

4.5. Theo dõi sau 6 tháng: EAC1 có 45/45 bệnh nhân đến soi lại ( 100%). EAC 2 có
53/53 bệnh nhân đến soi lại (100% ). Liền sẹo: EAC 1 có 38/45 bệnh nhân (84,4 %),
EAC 2 có 46/53 bệnh nhân (86,8%). Giảm đau: EAC 1 có 41/45 trường hợp ( 91,1 %),
EAC 2 có 49/53 trường hợp ( 92,4%). Tỷ lệ diệt HP ở EAC 1 là 80,0 %, thấp hơn EAC 2
(86,8 %). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi không có điều
kiện làm PCR nên không khẳng định được liệu HP đây là tái phát hay là nhiễm chủng
mới.
4.6. Theo dõi sau 12 tháng: Nhóm EAC 1 có 40/45 bệnh nhân đến soi lại ( 88,9%). EAC
2 có 48/53 bệnh nhân đến soi lại (90,5% ). Liền sẹo: EAC1 có 36/40 bệnh nhân (90,0%).
EAC2 có 45/48 bệnh nhân (93,7%). Giảm đau: EAC1 có 34/40 trường hợp ( 85,0 %),
EAC2 có 43/48 trường hợp (89,6%). Theo dõi sau 1 năm với phác đồ EAC, Nguyễn
Cảnh Bình thấy có 4,7% bệnh nhân đau tái phát [1]. Tỷ lệ diệt HP: ở phác đồ EAC1 là
82,5% (33/40 trường hợp) thấp hơn EAC2 (87,5%) với 42/48 trường hợp. Tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05). Nghiên cứu của Tulassay Z và CS trên
401 bệnh nhân loét dạ dày nhiễm HP với phác đồ EAC 1 tuần và theo dõi sau 12 tháng
cho thấy tỷ lệ diệt HP là 80,0% [ 12].
4.7. Theo dõi sau 24 tháng:
Chúng tôi gặp khó khăn trong việc gọi lại bệnh nhân để nội soi kiểm tra sau 2 năm.
Nhóm EAC1 có 35/45 bệnh nhân đến soi lại ( 77,8%). EAC2 có 40/53 bệnh nhân đến
soi lại (75,4% ). Liền sẹo: EAC1 có 33/35 bệnh nhân (94,3%). EAC2 có 39/40 bệnh
nhân (97,5%). Giảm đau: EAC1 có 31/35 trường hợp ( 88,6%). EAC 2 có 36/40 trường
hợp ( 90,0%). Tỷ lệ diệt HP của phác đồ EAC1 là 85,7 % ( 30/35 trường hợp ) thấp hơn
EAC2 là 92,5 % ( 37/40 trường hợp). Trong một nghiên cứu của mình, Graham DY [7]
cũng gặp phải khó khăn trong các tình huống thực tế cuộc sống và tuân thủ theo dõi điều
trị. Tác giả đã khuyến khích bệnh nhân với các cuộc gọi điện thoại và theo dõi để không
từ bỏ điều trị. Nghiên cứu của Miehlke S. và cộng sự cho thấy 93 % trường hợp loét dạ
dày được diệt trừ HP và sau 2 năm theo dõi, tỷ lệ diệt trừ vẫn được tiếp tục tăng lên
[10].
5. Kết luận
Sử dụng phác đồ EAC 1 tuần và EAC 2 tuần trong điều trị loét dạ dày nhiễm HP

có tỷ lệ liền sẹo, giảm đau, diệt HP tương đương nhau. Theo dõi dài hạn sau 6 tháng đến
2 năm cho thấy tỷ lệ liền sẹo, giảm đau, diệt HP của EAC 2 cao hơn EAC1, tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05).

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Cảnh Bình (2006), ” Kết quả điều trị loét tá tràng Helicobacter pylori dương
tính bằng phác đồ Omeprazole + Amoxicillin + Clarithromycin 10 ngày, theo dõi sau 1
năm”., Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt nam, tập 1, số 2 trang 81.
2. Phan Thị Minh Hương, Hoàng Trọng Thảng (2006), “ Nghiên cứu hiệu quả liệu pháp
kết hợp Esomeprazole-Clarithromycine-Amoxicilline trong điều trị loét dạ dày tá tràng
có Helicobacter pylori (+)”, Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt nam, , tập 1, số 3, trang 42.
3. Vũ Văn Khiên (2008) , “ Nghiên cứu đặc điểm nội soi - mô bệnh học và hiệu quả điều
trị loét dạ (LDD) bằng phác đồ Esomeprazole-Amoxycilline-Clarithromycin (EAC) “, Y
học thực hành tháng 7.
4. Đào Hữu Ngôi và CS (2009), “ Phác đồ Omeprazole + Amoxicillin + Levofloxacin so
với Omeprazole+Amoxicillin+Clarithromycin trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori
ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày-tá tràng “, Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt nam, số 16,
Tập IV, trang 1051
5. Nguyễn Khánh Trạch, Trần Kiều Miên, CS (2003),“ Đánh giá hiệu quả của 1 tuần
điều trị kết hợp nexium (esomeprazole) với clarithromycin và amoxicillin trong diệt trừ
Helicobacter pylori và lành loét tá tràng “, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học,
Hội khoa học tiêu hóa Việt nam, trang 20.
6. F. Sierra, J. D. Forero, M. Rey, M. L. Botero, A. Cárdenas ( 2013), “ Pilot Study:
Miscellaneous Therapy is Highly Successful for Helicobacter
pylori Eradication”; Aliment Pharmacol Ther. 37(12), pp :1165-1171.
7. Graham DY. (2012), ” Therapy of Helicobacterpylori: current status and
issues”, Gastroenterology; 118: S2–8.
8. Loren Laine MD, Lisa Suchower, Jennifer Frantz (1998), “Twice-daily, 10 - day triple
therapy with omeprazole, amoxicillin and clarithromycin for Helicobacter
pylori eradication in duodenal ulcer disease: results of three multicenter, double-blind,

United States trials “, American Journal of Gastroenterology 93, 2106–2112
9. Lind Tore et al (1996), " Eradication of the Helicobacter pylori using one week triple
therapies. The MACH 1 Study ", Helicobacter, 1. pp:138-44
10. Miehlke S, Bayerdörffer E, Lehn N et al (1995), “ Two-year follow-up of duodenal
ulcer patients treated with omeprazole and amoxicillin. Digestion; 56, pp:187–93.
11. Sun Q, Liang X, Zheng Q et al ( 2010), “ High efficacy of 14-day triple therapy-
based, bismuth-containing quadruple therapy for initial Helicobacter pylori
eradication”. Comparative Study, Journal Article, Randomized Controlled Trial,
Research Support, Non-U.S. Gov't, Helicobacter ; 15(3), pp: 233-8.
12. Tulassay Z, Stolte M, Engstrand L et al (2010), “Twelve-month endoscopic and
histological analysis following proton-pump inhibitor-based triple therapy in
Helicobacter pylori-positive patients with gastric ulcers”. Journal Article, Randomized
Controlled Trial, Research Support, Non-U.S. Gov't, Scand J Gastroenterol ; 45(9), pp:
1048-58.
13. Yasuki H, Shigeto M, Seiichi H (1998), “ Triple Therapy with Omeprazole,
Amoxicillin and Clarithromycin Is Effective against Helicobacter Pylori Infection in
Gastric Ulcer Patients as well as in Duodenal Ulcer Patients”,
Digestion; 59; 4, pp: 321-325

×