Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Giáo trình an toàn cơ bản thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 116 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM

GIÁO TRÌNH
ĐÀO TẠO THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA
MÔN AN TOÀN CƠ BẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



Năm 2014
1
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên,
người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT
ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương
tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình an toàn cơ bản và bảo vệ môi
trường”.
Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu,
giảng dạy, học tập.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn
thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo
thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
2
GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN
1.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1.1Vị trí: Là Mô đun đầu tiên trong chương trình đào tạo nghề Thủy thủ phương
tiện thủy nội địa.


1.2 Tính chất: Mô đun chuyên ngành bắt buộc, thực hành tổng hợp.
2. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
Giúp người học hiểu biết nội dung cơ bản các quy định về an toàn và bảo vệ môi
trường nói chung và môi trường đường thủy nội địa nói riêng; nắm vững và thực
hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi làm việc trên tàu; làm được các công việc về
phòng chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng; biết sơ, cấp cứu người bị nạn, biết
bơi thành thạo, biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi.
3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN:
- Những quy định về an toàn lao động.
- An toàn khi thực hiện các công việc trên tàu.
- Nguyên nhân cháy nổ và biện pháp phòng chống.
- Các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu.
- Các phương pháp chữa cháy.
- Thiết bị chữa cháy trên tàu.
- Tổ chức phòng chữa cháy trên tàu.
- Chữa các đám cháy đặc biệt.
- Cứu sinh.
- Cứu đắm.
- Khái niệm chung và nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu ban đầu.
- Cấu trúc và chức năng của cơ thể người.
- Kỹ thuật sơ cứu.
- Phương pháp cứu người đuối nước.
- Phương pháp xử lý khi nạn nhân bị sốc.
- Phương pháp vận chuyển nạn nhân.
- Khái niệm cơ bản về môi trường.
- Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
- Ảnh hưởng của giao thông vận tải ĐTNĐ đến môi trường.
- Các loại hàng hóa nguy hiểm - chú ý khi bảo quản, vận chuyển.
- Tập làm quen với nước.
3

- Ý nghĩa, tác dụng của việc bơi ếch và một số động tác bổ ích phát triển thể
lực, kỹ thuật, phương pháp tập luyện.
- Ý nghĩa, tác dụng của bơi trườn sấp, kỹ thuật, phương pháp luyện tập.
- Khởi động trước khi bơi.
- Những biểu hiện không thích ứng trong khi bơi, cách xử lý khi bị chuột rút,
sặc nước.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN
Hoạt động 1: Học trên lớp nghe giáo viên thuyết trình và thảo luận các vấn đề
có liên quan theo từng nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tự nghiên cứu tài liệu An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; An
toàn lao động hàng hải; Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; Cẩm nang sơ cấp cứu
trẻ em và người lớn; Cấp cứu trên biển; Kỹ thuật bơi lội.
Hoạt động 3: Xem trình diễn mẫu
Trình tự thực hiện các công việc trên tàu đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ
môi trường.
Hoạt động 4: Làm các bài thực hành
Học viên tập làm các công việc với các thiết bị thật.
Hoạt động 5: Thực tập tại các cơ sở sản xuất (nếu có)
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN
1. VỀ KIẾN THỨC:
- Phát biểu chính xác các qui định về an toàn lao động trên tàu.
- Phân tích được và đánh giá được các rủi ro tai nạn có thể xảy ra khi làm việc
trên tàu.
- Phát biểu được nguyên lý chữa cháy với từng đám cháy với chất cháy khác
nhau.
- Phát biểu chính xác cấu trúc và chức năng của cơ thể người, nguyên tắc xử
trí cấp cứu ban đầu.
- Phát biểu chính xác các bước thực hiện hô hấp nhân tạo, phục hồi tuần hoàn
máu, hô hấp và nén ngực kết hợp, cứu người đuối nước, vận chuyển nạn
nhân.

- Phát biểu chính xác một số định nghĩa về Môi trường của Việt Nam và trên
thế giới.
- Giải thích được các thuật ngữ về môi trường.
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường Việt
Nam và các văn bản dưới luật.
4
2. VỀ KỸ NĂNG:
- Thực hiện được các bước chuẩn bị để thực hiện công việc một cách an toàn.
- Đề ra được các phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra.
- Tiến hành công việc một cách an toàn.
- Sử dụng được các trang thiết bị an toàn trên tàu.
- Thực hành cứu sinh, cứu đắm thuần thục.
- Thực hành sơ cấp cứu thuần thục.
3. VỀ THÁI ĐỘ:
- Nghiêm túc trong việc thực hiện các qui trình lao động.
- Luôn chú ý trong việc thực hiện các công việc đảm bào an toàn vệ sinh tại
nơi học tập.
- Động viên mọi người giữ gìn an toàn và bảo vệ môi trường chung.
- Bảo quản tốt dụng cụ và thiết bị.
5
Chương 1
AN TOÀN LAO ĐỘNG
Bài 1
NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Mã bài: MĐ 01-101
1.1 Mục tiêu thực hiện
Học xong bài này học viên sẽ:
- Chỉ ra được vị trí lắp đặt và tác dụng của các trang thiết bị an toàn trên tàu.
- Nhận biết các qui định về an toàn lao động trên tàu.
1.2 Nội dung chính

- Mục đích của mô đun;
- Các rủi ro có thể xảy ra trên tàu;
- Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu;
- Giới thiệu các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn.
1.3 Các hình thức học tập
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
1.1 Mục đích của mô đun
- Chỉ ra được các qui định về an toàn lao động trên tàu.
- Phân tích, đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra khi làm việc trên tàu.
- Thực hiện được các bước chuẩn bị để thực hiện công việc một cách an toàn.
- Đề ra được các phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra.
- Tiến hành công việc một cách an toàn.
- Sử dụng được các trang thiết bị an toàn trên tàu.
- Thực hiện được các nhiệm vụ thủy thủ trong các tình huống khẩn cấp.
- Thực hiện công tác kiểm tra bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị an toàn trên
tàu.
- Thực hiện được nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh thủy thủ, thợ máy
và người lái phương tiện được qui định trong hệ thống quản lý an toàn.
- Thực hiện được kế hoạch an ninh trên tàu.
6
1.2 Các rủi ro có thể xẩy ra trên tàu
Quá trình làm việc trên tàu là hoàn toàn độc lập và vô cùng khó khăn, nặng
nhọc. Do đó, mọi sơ xuất, thiếu thận trọng trong lao động, dù nhỏ cũng dễ dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng, không lường trước được. Vì vậy, cần phải có qui
định chặt chẽ về an toàn lao động.
Các tai nạn thường xảy ra trên tàu:
- Gãy tay, chân, hoặc bị thương một phần cơ thể.
- Bị ngất do hít phải khí độc.
- Bị phỏng, điện giật, chết đuối,…
1.3 Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu

1.3.1 Các thiết bị bảo hộ cá nhân
Nón bảo hộ, găng tay vải, găng tay da, giày mủ sắt, chụp tai cách âm, kính hàn,
kính bảo hộ lao động, áo quần bảo hộ, đai bảo hộ
1.3.2 Các thiết bị an toàn trên tàu
Trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu đắm, pháo sáng, các thiết bị thông tin cứu
nạn, danh mục các trạm bờ trong thực hiện cứu hộ, cứu nạn.
1.4 Giới thiệu các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn
1.4.1 Qui định chung về an toàn lao động đối với thuyền viên bộ phận lái
1. Người lao động được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ được cung
cấp trong thời gian làm việc. Người lao động phải sử dụng đúng mục đích
và đủ các trang bị đã được cung cấp.
2. Trong thời gian làm việc người lao động không được đi lại nơi không thuộc
phạm vi của mình.
3. Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì người lao
động phải báo ngay cho người phụ trách an toàn biết.
4. Nếu không được phân công thì người lao động không được tự ý sử dụng và
sửa chữa thiết bị.
5. Khi chưa được huấn luyện về qui tắc an toàn và vận hành thiết bị thì không
được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị.
6. Các sản phẩm, hàng hoá vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0.5
mét, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc
cấp cứu.
7. Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có biển báo mới sửa chữa.
8. Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại
dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong
vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành.
7
9. Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn, nơi làm việc.
10. Trong hầm hàng, mặt bong phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để
dụng cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trở ngại đi lại.

11. Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường phải:
- Tắt công tắc điện cho ngừng máy;
- Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo ngay cho người phụ trách An toàn;
- Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
12. Người lao động có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện lãnh đạo An toàn về sự
cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc An toàn Lao động xảy ra
tại nơi làm việc.
13. Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, người lao
động lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho người phụ trách
an toàn để xử lý.
14. Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị an toàn Lao động
có nơi làm việc.
15. Người lao động phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng
dẫn an toàn nơi làm việc.
1.4.2 Các ký hiệu an toàn
Các loại hàng hóa nguy hiểm phải ghi đúng tên kỹ thuật của loại hàng đó không
được sử dụng đơn thuần các tên gọi thương mại.
Các kiện hàng nguy hiểm phải có các biển báo, nhãn hiệu để làm rõ tính chất
nguy hiểm của hàng hóa bên trong.
Nơi làm việc nguy hiểm phải treo biển “ CHÚ Ý- NGUY HIỂM – KHÔNG
PHẬN SỰ MIỄN VÀO” và phải có các hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng các
trang thiết bị an toàn ngay khi người lao động chuẩn bị vào khu vực đó.
Bộ phận quản lý an toàn lao động phải kiểm tra người lao động về việc tuân thủ
tuyệt đối các qui định sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động.
Stt Báo hiệu Nội dung
1 Phải làm/ phải thực hiện
8
2 Cấm làm
3 Cấm hút thuốc
4 Lối đi an toàn

5 Vị trí đặt đặt thiết bị chữa cháy
6 Chú ý nguy hiểm
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
- An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường.
- An toàn lao động hàng hải.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Hãy cho biết các rủi ro có thể xẩy ra khi làm việc trên tàu?
2. Hãy Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu?
3. Hãy trình bày các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn?
9
Bài 2
AN TOÀN KHI THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC TRÊN TÀU
Mã bài: MĐ 01-102
2.1 Mục tiêu thực hiện
Học xong bài này học viên sẽ:
- Phân tích được, đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra khi làm việc trên tàu.
- Thực hành được công tác chuẩn bị hợp lý trước khi tiến hành công việc.
- Trình bày được trình tự các bước thực hiện một công việc nguy hiểm trên
tàu.
2.2 Nội dung chính
- Phương pháp phân tích, đánh giá các nguy cơ tai nạn lao động trên tàu.
- Các công việc nguy hiểm trên tàu.
- Các công tác chuẩn bị để thực hiện các công việc trên tàu.
2.3 Các hình thức học tập
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
2.1 Phương pháp phân tích, đánh giá các nguy cơ tai nạn lao động trên tàu
2.1.1 Mục đích và ý nghĩa của phương pháp
Tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến các tai nạn lao động từ đó đề ra các biện
pháp phòng ngừa các tai nạn đó.
Quá trình làm việc trên tàu là hoàn toàn độc lập và vô cùng khó khăn, nặng

nhọc. Do đó, mọi sơ suất, thiếu thận trọng trong lao động, dù nhỏ cũng dễ dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng, không lường trước được. Vì vậy, cần phải có qui
định chặt chẽ về an toàn lao động.
2.1.1.1 Các tai nạn thường xảy ra trên tàu:
- Gãy tay, chân, hoặc bị thương một phần cơ thể.
- Bị ngất do hít phải khí độc.
- Bị phỏng, điện giật, chết đuối,…
10
2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra tai nạn:
- Do máy móc không hoàn chỉnh, hoặc hư hỏng.
- Do các bộ phận đã đến hạn nhưng không thay thế sửa chữa.
- Thiếu các thiết bị bảo hộ lao động, bảo vệ an toàn. Hoặc các thiết bị này
không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Các dụng cụ làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Do hoàn cảnh môi trường làm việc.
- Không hiểu biết về an toàn lao động, không tuân thủ qui tắc an toàn lao
động.
- Do người tổ chức, quản lý lao động thiếu tinh thần trách nhiệm.
- Do chủ quan.
2.1.2 Tư duy cá nhân
Mỗi một cá nhân khi tham gia làm việc trên tàu phải hiểu được:
2.1.2.1 Điều kiện cho những người làm việc trên phương tiện thủy:
- Phải đủ tuổi theo qui định.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc trên phương tiện do cơ quan Y
tế cấp. Định kỳ hàng năm phải được kiểm tra sức khoẻ ít nhất một lần.
- Phải được đào tạo, có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp ngành học.
- Phải biết bơi, có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn bơi lội tối thiểu 100m đối
với đường sông và 300m đối với đường biển.
- Phải biết sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động được cấp theo qui
định.

- Phải được huấn luyện qui tắc an toàn lao động phòng chống cháy nổ và
phải biết hướng dẩn cho hành khách biết cách xử lý ở mọi tình huống sự
cố xảy ra đối với phương tiện như khi phương tiện bị thủng, bị cháy…
2.1.2.2 Qui định chung:
- Chấp hành đúng đắn qui trình an toàn kỹ thuật và qui định an toàn lao
động.
- Phải sử dụng được những thiết bị an toàn đã được lắp đặt trên phương
tiện.
- Cấm uống rượu bia, cấm đi guốc, đi dép lê, cấm đùa nghịch, làm việc
riêng trong lúc đang làm việc.
- Lúc làm việc trên cao từ 2m trở lên phải có dây an toàn.
- Cấm tự động nhảy xuống nước. Khi cần thiết phải xuống nước làm việc
phải có biện pháp an toàn phòng ngừa tai nạn chết đuối.
11
2.1.2.3 Những qui định an toàn thiết bị trên tàu:
- Máy móc thiết bị trên tàu phải được tổ chức kiểm tra bảo dưỡng theo định
kỳ. Phải đủ số lượng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Tàu phải có cột thu lôi chống sét có hiệu lực. Cấm sửa chữa hệ thống thu
lôi khi trời có mưa, giông, bão,…
- Tàu phải có nội qui, biển báo về công tác phòng chống cháy nổ treo tại
cầu thang lên xuống và những nơi sản xuất, sinh hoạt của thuyền viên.
2.1.3 Tư duy theo nhóm
Áp dụng các biện pháp phân tích nguyên nhân dẫn đến tai nạn từ đó tìm ra công
tác chuẩn bị hợp lý cho lao động an toàn, ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Lập bảng nguy cơ tai nạn và các thương vong có thể xảy ra cho người lao động,
treo ở chỗ dễ nhận thấy, để mọi người có thể đọc, hiểu một cách dễ dàng.
BẢNG NGUY CƠ TAI NẠN
Stt Hành vi Tai nạn nhỏ Tai nạn lớn Việc phải làm
1 Quên đội mũ bảo hộ lao
động

Trầy da,
chảy máu
Bể đầu Đội mũ bảo hiểm
trước khi làm
2 Đổ dầu nhớt ra boong tàu Té ngã trầy
tay chân
Chấn
thương sọ
não
Lau khô dầu mỡ
3 Ngồi trên miệng hầm
hàng
Té, ngã gãy
tay, chân cột
sống
Tử vong Tuyệt đối không
ngồi trên miệng
hầm hang
4 Hút thuốc Viêm hô hấp Cháy tàu Hút thuốc đúng
nơi qui định
5 Nhậu quá mức Viêm dạ dày Té xuống
sông, chết
Không được nhậu
quá say
2.1.3.1 Mới xuống nhận nhiệm vụ:
Thuyền viên mới xuống nhận nhiệm vụ phải đọc kỹ các bảng hướng dẫn trên tàu
và phải được sỹ quan trên tàu phân công và hướng dẫn cụ thể các công việc phải
làm. Trong trường hợp tốt nhất sỹ quan nên hướng dẫn cho họ theo kiểu cầm tay
chỉ việc.
2.1.3.2 Thực hiện nhiệm vụ một mình:

Thuyền viên phải đọc kỹ các tài liệu, thông báo an toàn cụ thể cho từng thiết bị
đó. Trường hợp chưa nắm rỏ phải hỏi lại các sỹ quan để họ hướng dẫn thực hiện.
Tuyệt đối không được sữ dụng thiết bị khi chưa rõ tính năng kỹ thuật và các qui
định an toàn khi sử dụng các thiết bị đó.
2.1.3.3 Làm việc trên cao:
12
Công việc trên cao thường làm là: sữa chữa thay thế thiết bị, gõ rỉ, sơn… công
việc này có thể tiến hành ngay khi cả tàu đang hành trình hoặc khi tàu đang neo
đậu, đây cũng là công việc gây nguy hiểm cho thuyền viên vì vậy trước khi tiến
hành công việc cũng như trong quá trình làm việc phải kiểm tra và đảm bảo các
yêu cầu về an toàn như sau:
- Điều kiện thời tiết phải phù hợp thời tiết tốt, không mưa, gió nhẹ dưới cấp 3,
nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp.
- Các thủy thủ được phân làm công việc này phải đủ kinh nghiệm làm việc
trên cao, sức khỏe tốt, các thành viên trong nhóm phải được trang bị đủ thiết
bị bảo hộ lao động như đai an toàn, phao cứu sinh… khi làm việc trên cao
quá 2 mét bắt buộc phải đeo dây an toàn.
- Cần thống nhất tín hiệu liên lạc, bố trí người cảnh giới phù hợp họ phải
đứng ngay phía dưới chỗ có người làm việc trên cao. Cần đặt thông báo có
người đang làm việc trên cao để mọi người qua lại chú ý.
- Không cho phép thủy thủ cầm dụng cụ trong tay hoặc bỏ dụng cụ trong túi
quần khi trèo lên xuống.
- Các loại dây để treo ca bản, làm các nút ghế phải kiểm tra nghiêm ngặt trước
khi đưa vào sử dụng. cần phải loại bỏ các dây đã sờn, đứt một số tao.
- Khi có nghi ngờ phải thử tải với tải trọng gấp 4-5 lần tải trọng cho phép, an
toàn rồi mới được phép sử dụng.
2.1.3.4 Làm việc ngoài mạn tàu:
Công việc ngoài mạn tàu gồm gõ rỉ, sơn, hàn, sữa chữa…Thường chỉ được phép
tiến hành khi tàu neo hoặc cập cầu trong điều kiện thời tiết tốt. Trước khi tổ
chức làm việc ngoài mạn tàu cần kiểm tra các điều kiện sau:

- Bố trí các thủy thủ có kinh nghiệm, đã từng làm các công việc như vậy.
- Sỹ quan phải yêu cầu họ đội mũ bảo hộ, treo dây an toàn, dây cứu sinh và
các thiết bị an toàn khác.
- Phải để gần khu vực làm việc một số phao cứu sinh có dây buộc để sẵn sàng
sử dụng khi cần thiết.
- Ghế ca bản phải được treo chắc chắn. Không được treo hai ca bản cái này
chồng lên cái kia.
- Phải thống nhất các tín hiệu liên lạc. đặt các biển báo có người làm việc
ngòai mạn tàu.
- Dây an toàn phải được móc vào nơi phù hợp chắc chắn.
- Các dụng cụ làm việc phải được cho vào cái túi, cái xô không được để dụng
cụ ngay trên ca bản.
2.1.3.5 Làm việc trong khoang két
13
- Trước lúc xuống hầm làm việc, phải mở cửa hầm, dùng quạt thông gió hoặc
ống thông gió thổi vào hầm, đẩy hết các chất độc ra ngoài. Thời gian thông
gió ít nhất 30 phút. Chế độ thông gió này phải được lập lại khi nắp hầm đã
được đậy kín 24h liên tục.
- Đối với những hầm chứa nhiên liệu, sơn, dầu, hoá chất độc, những nơi có
xăng, dầu, chất thải tích tụ lâu ngày, thời gian thông gió phải kéo dài ít nhất
60 phút. Khi xét thấy an toàn mới được xuống.
- Trong lúc có người làm việc dưới hầm, phải có người thường trực ở trên để
cấp cứu khi cần thiết.
- Cấm thủy thủ, thuyền viên tự động xuống hầm sâu khi chưa được phép của
thuyền trưởng.
2.1.3.6 Đi bờ
- Việc đi bờ phải tuân thủ các qui định của thuyền trưởng;
- Việc đi bờ phải tuân thủ các qui định của cảng mà tàu đang neo đậu;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của luật pháp.
2.2 An toàn khi thực hiện các công việc trên tàu dành cho bộ phận lái

2.2.1 An toàn cho công việc sơn gõ rỉ
2.2.1.1 An toàn khi gõ rỉ:
- Búa gõ rỉ phải nêm chặt cán. Thường xuyên kiểm tra đầu búa, đề phòng
tuột quả búa.
- Nếu có 2 người trở lên cùng gõ rỉ ở một diện tích hẹp thì không ngồi đối
diện.
- Khi gõ trong buồng kín phải được thông gió trước, đảm bảo không còn
tồn đọng khí độc hại, dễ cháy nổ,…
- Không được bố trí 2 người cùng gõ trên dưới theo chiều thẳng đứng.
2.2.1.2 An toàn khi sơn:
- Kho chứa sơn và các dung môi pha sơn phải bố trí riêng. Phải có biện
pháp phòng chống cháy nổ cho kho chứa sơn.
- Cấm để các vật liệu dễ cháy nổ trong kho chứa sơn. Cấm dùng bất cứ hình
thức nào có ngọn lửa trực tiếp trong kho chứa sơn và các dung môi pha
sơn. Phòng pha sơn phải thông gió liên tục trong suốt qúa trình làm việc.
- Lúc sơn phải tiến hành từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Nếu có
người sơn ở phía trên thì không bố trí người sơn phía dưới cùng một chỗ.
- Pha sơn phải được tiến hành ở nơi thoáng gió.
- Sơn gõ rỉ trong hầm kín phải được thông gió.
14
- Sử dụng súng phun sơn thì không được bố trí công việc khác trong khu
vực đang sơn. Cấm dùng súng phun sơn phun vào người.
- Trước khi vào kho lấy sơn phải mở cửa kho từ 15-30 phút.
2.2.2 An toàn chung trong xếp dở hàng hóa
2.2.2.1 Xếp dở dưới hầm hàng:
- Chỉ được phép lên xuống hầm hàng làm việc khi đã mở xong nắp hầm và
được thông gió, đảm bảo môi trường không khí trong hầm, không gây
nguy hiểm cho con người. Thời gian thông thoáng từ 15-20 phút.
- Dở hàng phải lấy thứ tự từng lớp, theo hàng lối, lấy từ trên xuống, từ
ngoài vào trong.

- Khi xếp hàng xuống hầm, phải xếp từ dưới lên, hàng nặng cồng kềnh xếp
ở dưới, hàng nhẹ xếp ở trên.
- Khi chất xếp, móc buộc xong kiện hàng, những người làm việc dưới hầm
tàu phải đứng về phía vách tàu. Đề phòng máy trục nâng kiện hàng, văng
đập hoặc rơi đổ vào người.
- Trong quá trình xếp dở dưới hầm tàu, người móc buộc hàng ở hầm, người
làm tín hiệu trên mặt boong, và công nhân lái cẩu. Mọi người phải chấp
hành mệnh lệnh, phải thống nhất tín hiệu, phối hợp nhịp nhàng của người
làm tín hiệu.
2.2.2.2 Xếp dở hàng rời:
- Hệ thống đóng mở phải chính xác, miệng gàu khi đóng phải khít.
- Điều chỉnh gàu phải dùng móc đáp.
- Cấm dùng tay xoay, đẩy gàu.
- Cấm mở gàu nhả hàng ở độ cao lớn hơn 2m.
- Nếu cần gom hàng vào gàu thì phải chờ gàu xuống hẳn và ổn định mới
vào để xúc và gom hàng.
2.2.2.3 Xếp dở hàng bao kiện:
- Hàng bao kiện có trọng lượng từ 30-100 kg cấm lấy sâu, hoặc xếp cao quá
5 bao theo chiều thẳng đứng, phải xếp theo bậc thang.
- Những loại hàng bao giấy như: xi măng, hoá chất,… phải dùng ca bản,
cấm dùng dây thắt ngang bao.
- Dùng võng để cẩu các hàng bao kiện nhỏ, cấm xếp quá mức chịu tải.
- Cấm cẩu bao lành, bao rách cùng chung một mã hàng.
2.2.2.4 Xếp dở chất độc:
- Khi xếp dở phải tránh luồng gió thổi hơi độc vào mặt
15
- Cấm đội đầu, mang vác trực tiếp kiện hàng. Các kiện hàng rách vỏ bao bì,
rò rỉ phải có biện pháp xử lý trước khi xếp dở.
- Cấm vận chuyển hàng hoá chất, chất độc (thuốc trừ sâu, diệt chuộc,…)
chung với người, gia súc, lương thực thực phẩm và những loại hàng

thường dùng trong sinh hoạt.
- Trong lúc xếp dở phải có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn. Nếu hoá chất độc rơi
vải, phải khử độc ngay.
2.2.2.5 Xếp dở axít:
- Trước lúc khênh bình axít, phải kiểm tra đáy giỏ. Cam khênh các chai lọ
trên lưng.
- Khi vận chuyển phải có xe riêng và có nước vôi kèm theo. Nếu các bình
chứa bị vỡ, phải xử lý ngay mới vận chuyển tiếp.
- Axít đổ phải dùng lượng vôi trung hoà sau đó rải cát hoặc tro rồi dùng
xẻng hốt đổ xuống hố, đắp đất kín.
- Những bình chứa axít, không còn axít cũng không dốc ngược bình lên đề
phòng axít còn sót.
2.2.2.6 Xếp dở chất dễ cháy nổ:
* Chất dễ cháy:
- Khu vực xếp dở cấm hút thuốc và mọi hình thức gây ra tia lửa.
- Khi vận chuyển các bình khí nén, thùng chứa hydro-cacbon cũng như vật
liệu chứa trong chai thủy tinh cần chú ý tránh va chạm, xô đẩy.
- Cấm vận chuyển các bình, chai chứa oxy chung với chất béo (mở) và
nguyên liệu lỏng dễ cháy.
- Trước khi xếp dở hàng dễ cháy nổ, phải kiểm tra kỹ các kiện hàng.
Trường hợp bao gói hư hỏng, phải báo ngay cho người có trách nhiệm
đến giải quyết.
* Hàng dễ nổ:
- Nếu xếp bằng cần trục phải dùng ca bản hoặc võng để cẩu. Cấu cẩu hàng
bằng dây cáp.
- Nếu xếp dở theo phương pháp thủ công thì mỗi người một lần không
mang vác nặng quá 50 kg. Phải hết sức tránh những hiện tượng lôi kéo,
quăng quật, gây chấn động mạnh.
- Trên tàu chở hổn hợp thuốc nổ, kíp, dây cháy chậm phải xếp dở từng loại
riêng biệt.

- Cấm dùng máy trục kéo kiện hàng dưới tàu
- Cấm sử dụng vật liệu nổ làm việc riêng.
16
- Nếu khu vực làm việc thiếu ánh sáng phải bố trí loại đèn có chụp bảo vệ
an toàn, dây điện phải tốt, không bị nối.
- Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực xếp dở hàng dể cháy nổ.
- Khi sử dụng cần trục để xếp dở hàng dễ cháy nổ thì không được cẩu quá
50% tải trọng cho phép của cẩu.
2.2.2.7 An toàn khi xếp dở xăng:
- Lúc đang bơm rót xăng dầu phải hạn chế đến mức thấp nhất những nguồn
phát sinh tia lửa ( hàn cắt, sửa chữa điện,…).
- Trong lúc tiến hành bơm rót xăng dầu đường ống máy bơm bị rò rỉ phải
tạmngừng để sửa chữa hoặc tìm cách khắc phục. Trường hợp không khắc
phục được phải có thùng hứng nhiên liệu chảy ra. Xăng dầu rơi vải trên
mặt boong phải lau rửa ngay.
- Trong lúc nối ống dẫn vào máy bơm phải nối dây tiếp đất vào ống dẫn
trước sau đó mới cho máy bơm làm việc.
- Lúc có dông, sấm, chớp phải tạm ngừng bơm rót xăng dầu.
- Trời nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 200 phải tưới nước làm mát
hầm chứa nhiên liệu.
- Tàu kéo phương tiện chở xăng dầu không lai áp mạn mà phải lai kéo.
Khoảng cách giữa phương tiện chở dầu và tàu kéo phải lớn hơn 50m.
- Lúc kéo, thả neo phải chạy máy bơm tưới nước vào lỉn. Trường hợp
không có máy bơm phải tưới bằng thủ công.
- Dây buôc kéo phương tiện phải dùng loại dây mềm (dây thực vật), nấu
không có dây mềm phải dùng dây cứng thì tại điểm cọ sát của dây với tàu
phải được lót vật liệu mềm và thường xuyên tưới nước ẩm.
- Tháo ống dẫn dầu ra khỏi máy bơm phải kéo cao đầu ống cho nhiên liệu
chảy xuống két tránh rơi vải ra ngoài.
2.2.3 An toàn trong khi làm dây trên tàu

- Làm dây phải để cuộn dây trước mặt, phòng đứng vào trong vòng cuộn
dây. Vị trí đứng thích hợp, an toàn phòng dây đứt văn vào người.
- Quấn dây vào trống tời phải quấn ít nhất 3 vòng đối với dây mềm (dây
thực vật), 4 vòng đối với dây cứng (dây cáp). Các vòng dây quấn trên
trống phải rải đều. Không tháo gỡ các dây xoắn trên trống khi máy đang
kéo dây.
- Người giữ dây không để tuọt, để trượt ra ngoài trống. Tay giữ dây phải để
xa trống quấn dây ít nhất 1m.
- Khi móc dây vào tàu kéo, thuyền viên làm dây phải chọn vị trí đứng thích
hợp tránh dây bị đứt văng vào người.
17
- Trường hợp khẩn cấp phải chặt dây thì người chặt phải báo cho mọi người
xung quanh biết và phải đừng về phía khi dây đứt không bắn vào.
- Phải tiến hành kiểm tra định kỳ kỹ thuật các loại dây. Nếu hư hỏng hoặc
không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phải hạ cấp sử dụng hoặc loại bỏ.
2.2.4 An toàn khi làm việc trong hầm sâu buồng kín
- Trước lúc xuống hầm làm việc, phải mở cửa hầm, dùng quạt thông gió
hoặc ống thông gió thổi vào hầm, đẩy hết các chất độc ra ngoài. Thời gian
thông gió ít nhất 30 phút. Chế độ thông gió này phải được lập lại khi nắp
hầm đã được đậy kín 24h liên tục.
- Đối với những hầm chứa nhiên liệu, sơn, dầu, hoá chất độc, những nơi có
xăng, dầu, chất thải tích tụ lâu ngày, thời gian thông gió phải kéo dài ít
nhất 60 phút. Khi xét thấy an toàn mới được xuống.
- Trong lúc có người làm việc dưới hầm, phải có người thường trực ở trên
để cấp cứu khi cần thiết.
- Cấm thủy thủ, thuyền viên tự động xuống hầm sâu khi chưa được phép
của thuyền trưởng.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
- An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường.
- An toàn lao động hàng hải.

HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU
1. Giới thiệu về các công việc nguy hiểm trên tàu.
2. Trình diễn mẫu công tác chuẩn bị để thực hiện các công việc trên tàu Huấn
luyện theo các kịch bản sau:
- Kịch bản số 1: Chuẩn bị cho công việc gõ rỉ và sơn ngoài mạn tàu sao cho an
toàn.
- Kịch bản số 2: Chuẩn bị cho công việc xếp dỡ hàng hóa.
- Kịch bản số 3: Chuẩn bị cho công việc làm dây trên tàu.
- Kịch bản số 4: Chuẩn bị cho công việc sửa chữa điện.
- Kịch bản số 5: Chuẩn bị cho công việc làm vệ sinh két nhiên liệu.
- Kịch bản số 6: Chuẩn bị cho công việc làm việc trong hầm sâu buồng kín.
HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
- Tổ chức các nhóm học viên thao tác lại các công việc mà giáo viên mới thực
hiện mẫu theo hoạt động 3.
- Giáo viên nhận xét và uốn nắn lại các thao tác của học viên cho chính xác.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
18
1. Hãy cho biết các rủi ro có thể xẩy ra khi làm việc trên tàu?
2. Hãy Liệt kê các nguy hiểm khi làm việc trên tàu?
3. Hãy trình bày các qui định về an toàn?
NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
Bài 2: An toàn khi thực hiện các công việc trên tàu
Mã bài: MĐ 01-102
Tt Nội dung Số liệu
kiểm tra
Yêu cầu
kỹ thuật
Đánh giá
Biện pháp xử lý
1

Kiểm tra dụng cụ trước khi
gõ rĩ
2
Kiểm tra dụng cụ trước khi
sơn tàu
3
Kiểm tra dụng cụ trước khi
sử dụng cầu thang hoa tiêu
Chương 2
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Bài 1
KIẾN THỨC CHÁY NỔ
Mã bài: MĐ 01-201
1.1 Mục tiêu bài học
Học xong bài này học viên sẽ:
- Biết được các nguyên nhân gây ra cháy nổ trên tàu, từ đó đưa ra các biện
pháp phòng chống.
- Biết được các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu.
- Biết phân loại được các đám cháy.
- Hiểu được công dụng của các loại chất chữa cháy.
1.2 Nội dung chính
- Nguyên nhân cháy nổ và biện pháp phòng chống.
- Các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu.
- Phân loại đám cháy.
- Thiết bị chữa cháy trên tàu.
19
1.3 Các hình thức học tập
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
1.1 Nguyên nhân cháy nổ và biện pháp phòng chống
- Phần lớn hàng hoá và hầu như tất cả các loại hàng tạp hoá chở trên các tàu là

vật liệu dễ cháy, hoặc được đóng gói trong những bao bì, vỏ đựng bằng các
vật liệu dễ cháy.
- Bàn ghế, sàn và mặt boong gỗ, sơn, nhiên liệu, đồ dùng của thuyền viên, …
đều là những vật dễ cháy.
- Những máy móc hoặc thiết bị có thiếu sót về kỹ thuật, gây tia lửa điện, hoặc
gây ra nguồn nhiệt cao quá mức cho phép.
- Phương pháp bốc xếp hàng hoá không thoả đáng, gây cháy ngầm và tự nóng.
- Thiếu sót của thuyền viên và hành khách, không nghiêm chỉnh tuân theo qui
tắc phòng chống chảy nổ, dùng lửa không cẩn thận hoặc mang lửa vào những
nơi không thích hợp, hút thuốc không đúng nơi qui định.
- Tàu dầu rất dễ xảy ra cháy, nhất là những tàu chở dầu nhẹ. Khi tàu hết hàng,
trong hầm hàng chỉ còn dầu cặn sẽ bốc hơi, hỗn hợp với không khí gặp lửa sẽ
dễ bị cháy nổ.
- Tàu khách cũng rất dễ bị cháy, vì tập trung nhiều người trong một không gian
hẹp và có rất nhiều vật liệu dễ cháy.
1.2 Các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu
1.2.1 Các điều kiện cần thiết cho sự cháy
1.2.1.1 Bản chất của sự cháy: Cháy là phản ứngôxy hoá xảy ra giữa chất cháy
được với ôxy của không khí, quá trình kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng.
1.2.1.2 Các yếu tố cần thiết cho sự cháy:
a) Tam giác cháy:
Điều kiện cần và đủ để hình thành một đám cháy là phải có đủ 3 yếu tố sau đây
hay còn được gọi là tam giác cháy.

- Chất cháy là vật có khả năng cháy được khi có mặt của oxy và nguồn
nhiệt. Chất cháy có thể là chất rắn, chất lỏng, chất khí, …
- Ôxy Trong không khí oxy chiếm 21%, là dưỡng khí cho phản ứng cháy.
Ôxy còn do các tác nhân oxy hoá sinh ra.
20
Oxi

Nguồn nhiệt
Chất cháy
- Nguồn nhiệt là yếu tố xúc tác phát sinh phản ứng cháy. Nhờ nguồn nhiệt,
chất cháy được gia tăng đến nhiệt độ bắt lửa (điểm bắt cháy). Với sự có
mặt của ôxy, phản ứng cháy sẽ xảy ra.
Tính dễ cháy của vật liệu quyết định đến sự bốc cháy. (thể hiện ở nhiệt độ bắt
lửa cao hay thấp). Như vậy thiếu một trong ba yếu tố này, không thể hình thành
đám cháy
b) Phản ứng dây chuyền
Dẫu sao, tam giác cháy chưa thể nói lên được điều kiện để đám cháy diễn biến
một cách liên tục và vì thế cũng chưa thể minh hoạ đầy đủ nguyên lý chữa cháy
mà có một khía cạnh khác mà chúng ta phải quan tâm khi đám cháy xảy ra đó là
khi phản ứng cháy xảy ra kèm theo quá trình toả nhiệt và phát sáng. Năng lượng
nhiệt của phản ứng ban đầu sẽ cung cấp cho những phãn ứng sau tiếp tục xảy ra.
Phản ứng ôxy hoá của quá trình cháy có tính chất dây chuyền, càng về sau càng
mạnh mẽ hơn.
Khi đó có một yếu tố khác quyết định cho sự cháy đó là: Phản ứng dây chuyền
xảy ra khi nhiệt được truyền đi từ phần tử này đến phần tử kia của chất cháy tạo
ra sự lan truyền nhiệt của đám cháy. Khi nhiệt độ trong lòng đám cháy càng cao
thì khả năng lan truyền càng mạnh mẽ do việc truyền nhiệt dễ dàng hơn. Trong
trường hợp này quan niệm về tam giác cháy trở thành tứ diện cháy. Nhờ nhiệt độ
cao, phản ứng dây chuyền xảy ra ngày càng mãnh liệt, nếu như không có biện
pháp ngăn chặn ngay thì đám cháy sẽ xảy mãnh liệt hơn và khả năng dập tắt nó
càng trở nên khó khăn hơn (việc tiếp xúc với đám cháy khó khăn).
1.3 Phân loại đám cháy
1.3.1 Đám cháy loại A
Là đám cháy phát sinh từ chất rắn dễ cháy như gỗ, giấy, vải, cao su,… Đặc điểm
của đám cháy loại này là lửa có thể thâm nhập vào bên trong chất cháy. Trong
điều kiện nhiệt độ bình thường chất cháy loại A không có khả năng sản sinh khí
có khả năng bốc cháy. Tuy vậy, các chất liệu này có điểm bắt cháy tương đối

thấp và sẽ dễ bốc cháy nếu tại đó có một nguồn nhiệt gây ra. Chúng dễ được làm
nguội tới nhiệt độ thấp hơn điểm bắt cháy nên dễ chấm dứt sự cháy. Vì vậy cách
dập cháy tốt nhất đối đám cháy loại A là phun nước dưới dạng sương mù.
1.3.2 Đám cháy loại B
Là đám cháy phát sinh từ chất lỏng dễ cháy như: xăng, dầu, mở, dầu pha sơn và
những dầu khác. Hay chất rắn mà điểm bốc cháy cũng là điểm hoá lỏng như
nhựa đường và các chất khí dễ cháy. Những chất này chỉ cháy trên bề mặt nơi có
tiếp xúc với O
2
trong không khí.
- Không được dùng nước để chữa đám cháy loại này, bởi vì nước nặng hơn
xăng, dầu do đó khi phun nước vào làm dầu nổi lên trên mặt dẫn đến đám
cháy càng lan rộng ra.
21
- Bọt là chất chữa cháy tốt nhất đối với đám cháy loại này. Bởi vì bọt có tỉ
trọng nhỏ hơn xăng, dầu nên nó nổi lên trên mặt của chất lỏng đang bị cháy
và tạo ra một màng ngăn cách không khí với bề mặt đang cháy.
- Ngoài ra, bọt cũng làm giảm một phần nhiệt độ của bề mặt cháy bằng cách
hấp thụ một phần nhiệt.
1.3.3 Đám cháy loại C
Là kim loại dễ cháy như Manhê, Natri, Cali, … nói chung đám cháy loại này
xảy ra tương đối ít và đòi hỏi những phương pháp chữa cháy đặc biệt.
1.3.4 Đám cháy loại D
Là những đám cháy thiết bị điện, đám cháy thường phát sinh từ một dòng điện
bị đoản mạch. Chất chữa cháy cho loại đám cháy này là những chất không dẫn
điện. Do đó chất chữa cháy thích hợp cho đám cháy loại này là khí CO
2
và bột
khô. Tuy nhiên, nếu khi các thiết bị điện đã được ngắt thì các loại bình chữa
cháy cho các đám cháy loại A, B cũng có thể sử dụng an toàn. Nhưng chú ý đến

khả năng làm hỏng các thiết bị điện.
1.4 Thiết bị chữa cháy trên tàu
Tuỳ thuộc vào công dụng, kích thước và trọng tải của tàu mà cơ quan đăng kiểm
qui định số lượng và sơ đồ bố trí trang thiết bị cứu hoả trên tàu. Dưới đây có thể
liệt kê một số trang thiết bị cứu hoả thường bố trí trên tàu như sau:
Xẻng xúc cát, xô mạ kẽm có nắp đậy múc cát, rìu cứu hoả, bình cứu hoả CO
2
,
bình bột cứu hoả, vòi rồng và đầu phun, chăn dập lửa, hộp cát, két nước, chuông
báo cháy, cảm biến khói, cảm biến nhiệt, …
1.4.1 Nước
- Nước có tác dụng hạ thấp nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ bén lửa.
- Nước khi bốc hơi sẽ hấp thụ một nhiệt lượng rất lớn, hơi nước có tỉ trọng lớn
hơn không khí có tác dụng làm ngạt, làm cho đám cháy thiếu oxi.
- Việc hấp thu nhiệt lượng lớn làm giảm nhiệt độ đám cháy do đó hạn chế
được rất nhiều việc cháy trở lại.
- Tuy nhiên, việc dùng nước để chữa cháy có thể làm ảnh hưởng đến tính ổn
định của con tàu. Ngoài ra nó còn hạn chế đối với đám cháy loại B và C.
1.4.2 CO
2
1.4.2.1 Cấu tạo:
Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên trong bình chứa đầy khí CO
2
được nén dưới áp
suất cao. Khí CO
2
được giữ lại trong bình bởi một van đặt trên miệng bình.
Nhằm đảm bảo an toàn thì người ta bố trí ở van một chốt an toàn. Ngoài ra còn
có vòi phun, tay cầm để tránh bị bỏng lạnh khi sử dụng.
1.4.2.2 Tác dụng:

22
- Làm ngạt bằng cách chiếm chỗ oxi
do có tỉ trọng lớn hơn oxi khoảng
1,5 lần.
- Có hiệu quả cao khi chữa các đám
cháy trong các khu vực kín.
1.4.2.3 Cách sử dụng:
Khi sử dụng ta rút chốt an tồn, mở
khố. Dưới áp suất cao trong bình, CO
2
được phun ra ngồi qua vòi phun. Bình
CO
2
chữa cháy có hiệu quả nhất trong
buồng kín, nhưng đặc biệt chú ý là
khơng còn bất kỳ người trong đó.
1.4.3 Khí halogen
- Có tác dụng kềm chế bằng cách ngăn chặn phản ứng dây chuyền.
- Chỉ sử dụng khí halogen làm chất chữa cháy của các đám cháy trong các khu
vực kín thì mới có hiệu quả cao.
- Khi bị phân huỷ trong đám cháy có thể bị phân tán thành các khí độc.
1.4.4 Bọt
1.4.4.1 Cấu tạo:
Vỏ bình bằng kim loại chứa dung dịch NaHCO
3
, trong bình có chai thủy tinh
đựng dung dịch Al
2
(SO4)
3

. Miệng chai thủy tinh có nắp, trên nắp có lò xo giữ
cho nắp đậy chặt. Nắp nối liền với cần mỏ vịt bằng một đòn nhỏ. Trên bình có
vòi phun, miệng vòi phun được bịt bằng một màng giấy mỏng ngâm dầu hoặc
bằng chất dẻo.
1.4.4.2 Tác dụng:
- Có tác dụng làm ngạt bằng cách bao phủ đám cháy.
- Bọt có tác dụng làm lạnh tương đối lớn.
- Rất có hiệu quả với đám cháy xăng, dầu.
1.4.4.3 Cách sử dụng:
Khi chữa cháy chỉ cần kéo mỏ vịt làm bật nút chai thuỷ tinh và dốc ngược bình,
làm cho hai dung dịch bên trong trộn lẫn với nhau, xảy ra phản ứng hố học:
Al
2
(SO4)
3
+ 6 NaHCO
3
= 2 Al(OH)
3
+ 3 Na
2
SO
4
+ 6 CO
2
23
Bình chữa cháy CO2
Vòi phun
Chốt an toàn
Vỏ bình

Cò (mở van)
Khí
CO2
Tay cầm
Loa phun
Bọt khí xuất hiện cùng với áp suất tăng lên. Khối bọt này lớn gấp 8 đến 12 lần
khối dung dịch cũ và được phun ra xa 8 -10 m. Trong bình sinh ra khí CO
2
nhẹ
gấp 10 lần so với nước, nên có thể nổi lên trên dầu và xăng, ngăn cách các chất
cháy với khơng khí để dập tắt ngọn lửa. Ngồi ra trong bọt còn có lẫn bột
Al(OH)
3
có tác dụng như một màng phủ lên trên mặt chất cháy.
*
Bình axit - bazơ
a) Cấu tạo:
Vỏ bình bằng kim loại chứa dung dịch NaHCO
3
, trong bình có chai thủy tinh
đựng dung dịch H
2
SO
4
, ngồi ra còn có mũ gang, kim hoả, vòi phun.
b) Cách sử dụng:
Đập vào kim hoả và dốc ngược bình chữa cháy. Kim hoả chọc thủng chai thuỷ
tinh làm dung dịch axit và bazơ trộn lẫn với nhau xảy ra phản ứng hố học sau:
2 NaHCO
3

+ H
2
SO
4
= Na
2
SO
4
+ 2 H
2
O + 2CO
2
Lúc này trong bình sinh ra rất nhiều khí CO
2
và áp suất tăng lên nhanh, làm cho
dung dịch cùng bọt khí thốt ra ngồi qua vòi phun.
1.4.5 Bột hố học
1.4.5.1 Cấu tạo:
Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên
trong bình ở phía dưới chứa bột
chữa cháy. Phía trên được nén
đầy khí CO
2
dưới áp suất cao.
Cả bột chữa cháy và khí CO
2
được giữ lại trong bình bởi một
van đặt trên miệng bình. Nhằm
24
Vỏ bình

Bột hoá học
Khí nitơ
Đồng hồ đo áp lực
Loa phun
Bình bột khô MFZ 4
Chốt an toàn
Tay cò
Vòi phun
Bình bọt Bình axit bazơ
Vỏ bình
Chai thủy tinh
Lò xo
Vòi phun
Vỏ bình
Chai thủy tinh
Kim hoả
Vòi phun
đảm bảo an toàn thì người ta bố trí ở van một chốt an toàn. Ngoài ra còn có vòi
phun.
1.4.5.2 Tác dụng:
- Có tác dụng kiềm chế bằng cách ngăn chặn phản ứng dây chuyền.
- Không làm hư hại đến các thiết bị điện, điện tử.
1.4.5.3 Cách sử dụng:
Rút chốt an toàn, mở van, dưới áp lực của khí nén bột hoá học sẽ được phun vào
đám cháy. Loại bình này thích hợp để chữa cháy loại B và loại C.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
- An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường.
- An toàn lao động hàng hải.
- Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Hãy cho biết nguyên nhân cháy nổ và biện pháp phòng chống?
2. Hãy Liệt kê các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu?
3. Phân loại đám cháy?
4. Cho biết tên, cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng các trang thiết bị chửa cháy
trên tàu thường dùng?
Bài 2
TỔ CHỨC PHÒNG CHỮA CHÁY TRÊN TÀU
Mã bài: MĐ 01-202
2.1 Mục tiêu thực hiện
Học xong bài này học viên sẽ:
- Nhận biết được vị trí lắp đặt các trang thiết bị cứu hỏa.
- Sử dụng được các trang thiết bị cứu hỏa.
2.2 Nội dung chính
- Nội dung của bảng phân công chữa cháy.
25

×