Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nghị luận xã hội về lễ, nghĩa, liêm xỉ i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.24 KB, 7 trang )

Nghị luận xã hội về lễ, nghĩa, liêm xỉ
Hành trình làm người là cả một chặng đường gian khổ để hoàn thiện
cách, phẩm chất, hướng đến phụng sự quốc gia và xa hơn nữa là nhân
loại. Mỗi quốc gia có phong tục, tập quán riêng nhưng chung quy vẫn
cùng mục đích giáo dục công dân mình hướng Thiện. Sách Quan Từ cúa
Trung Hoa có một quan điểm khá mẫu mực như là điều kiện mang tính
chất quyết định sự đắc dụng của mỗi cá nhân đối với quốc gia: Lễ,
nghĩa, liêm, sỉ là bốn trong nhiều điều kiện để giữ vững quốc gia. Bốn
cái rường vó ấy nêu không được căng lên, nghĩa là người trong nước mà
vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ và diệt vong.
Không chỉ dân tộc Trung Hoa phải rèn luyện như thế, mà làm người
chung cần phải có những đức tính lễ, nghĩa, liêm, sỉ được xem là nền
tảng không thể thiếu. Vậy bốn đức tính ấy có vai trò quan trọng như thế
nào thiếu nó, quốc gia sẽ diệt vong? Nêu lễ là phép tắc trong phép cư xử
phải kính trọng với người xung quanh để giữ hòa khí, thì nghĩa là phải đi
làm theo điều phải, tránh cái xấu xa, phát huy lòng hào hiệp, nghĩa khí.
Sống trong sạch ngay thẳng, không tham của người để giữ đức liêm và
biết xấu hổ, biết phẩm giá cho bản thân và quốc gia chính là sỉ.
Bốn đức trên tưởng là vô hình nhưng thật sự mang tính quyết định vẽ
tồn vong của một quốc gia. Quả thật, mỗi công dân nêu vô lễ trong cư
xử nhau tức là không thủ lễ sẽ sinh loạn, đảo lộn những trật tự, chẳng
còn tôn ti. Thuyết "Chính danh" của Khổng Tử có đoạn rất hay: "Quân
quân, thần thần,phụ phụ, tử tử”. Nghĩa là vua phải ra vua, bể tôi phải ra
bề tôi, cha phải ra cha, con ra con. Tức là người nào ở vị trí nào thì phải
ứng xử ở vị trí đó, không lẫn lộn, không được tùy tiện, phải tuân theo
phép tắc, quy củ của xã hội quy định. Từ xưa Tổ tiên Việt Nam từng dạy
con cái "anh nhường em kính", “ phu xướng phụ tùy", cũng không
ngoài mục đích giữ trong trật tự gia đình có khuôn phép để hưởng hạnh
phúc, để yên cộng đồng, xã hội. Thử xem, cha mẹ qua đời, anh em tranh
giành tài sản phải đưa nhau ra "pháp đình" vẫn có những việc đau lòng
như vậy. Thật may số ấy không nhiều, nếu không đất nước sẽ về đâu?


Trong quan hệ xóm làng, dân gian vẫn thường nói: "Láng giềng tối lửa
tắt đèn có nhau", hoặc "Bán anh em xa mua láng giềng gần" để chỉ quan
hệ thân thiết, nâng đỡ, thủ lễ và yêu thương, kính trọng nhau. Nếu quan
hệ tan vỡ, tình làng, nghĩa xóm sẽ tan hoang. Khi cắp sách đến trường,
chúng ta thấy ngay câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Vì thế, chữ “lễ" có
thể như một cây trụ nâng đỡ nhàn cách chúng ta.

Thử nghĩa thật rộng lớn: Nghĩa cha mẹ, nghĩa thầy trò, nghĩa chồng vợ,
nghĩa anh em cốt nhục đồng bào, nghĩa bằng hữu chi giao, ấy là ngũ -
luân chi Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tư cách làm người cao
trọng. Ghét xa lánh điều xâu tức là đầu mối của nghĩa! Nghĩa thường đi
đôi với nhân, "Nhân nghĩa", “nghĩa tình" tức là cái đạo lí làm người. Vì
nghĩa đồng bào, dân tộc ta thường chia bùi sẻ ngọt "Nhiễu điều phủ lấy
giá gương: Người trong nước phải thương nhau cùng". Nghĩa đồng bào
trong chín năm kháng chiến chống Pháp, nhiều khi đơn so chia sẻ nhau
bữa cơm rau lúc gian khó. Chỉ thế thôi, vậy mà những người lính có
thể "chẳng tiếc đời xanh"; quên ngày tháng đói khổ, nhưng quyết không
quên hương nếp xôi đơn sơ, mộc mạc nhưng đượm biết bao nghĩa đồng
bào: "Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch; Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ
mùi hương". Không chỉ có Chế Lan Viên viết thế mà Quang Dũng cũng
nhớ mãi cái hương vị nghĩa tình ấy "Nhớ ai Tây Tiến cơm lên khói;Mai
Châu mùa em thơm nếp xôi". Nguyễn Đình Chiểu nói "kiến ngãi bất vi"
thấy nghĩa không làm thì "Phi anh hùng"; chẳng đáng mặt anh hùng.
Cho nên Vân Tiên ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga. Kho tàng ca
dao Việt rất đề cao tình và nghĩa. Tình yêu là yêu thương nhau: nghĩa là
không phụ bỏ nhau. Hãy nghe tấm lòng người vợ: "Chồng em áo rách
em thương; Chồng người áo gấm xông hương mặc người". Lại có câu
chuyện về một chú chó có làm lay động lòng người. Chuyện xảy ra cách
đây hai năm tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc,
sau khi chú chó vàng bị gãy chân vì bị cán trúng, chú chó trắng kiên

quvết không rời xa cún bạn tội nghiệp. Chó trắng còn biết đường đẩy
chó bạn vào chỗ râm mát bằng mũi và sủa vang lên đe dọa khi những
người lạ tìm cách tiếp cận bạn nó. Thật là một con chó có nghĩa: Không
bỏ bạn lúc nguy khốn. Con vật còn thế huông gì chúng ta. Cho nên, có
thể nói "nghĩa" là cái đức quý, ví như cây cột thứ hai nâng đõ nhân cách
chúng ta.

"Liêm" là ngay thẳng, trong sạch, không để lòng tham xói mòn nhân
phẩm, Tham là một bệnh lớn nhất trong thiên hạ và dễ mắc phải, cho
nên Thanh Liêm là một đức quý nhất và cũng khó rèn luyện nhất trong
các đức tính. Từ xưa đến nay, có biết bao tấm gương liêm khiết, họ sống
đời thanh bạch như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến ở thế kỉ XX, lãnh tụ
Hồ Chí Minh một đời thanh bạch với hình ảnh chiếc áo kaki bạc màu,
ngôi nhà sàn đơn sơ đã làm sáng ngời đức liêm khiết. Hằng ngày, ta vẫn
thây những em nhỏ nhặt của rơi nhưng không động lòng tham. Nhiều
cán bộ kiên quyết không nhận hối lộ. Những tấm gương ấy làm ta cảm
phục. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn không ít người lợi dụng chức
quyền để ăn của “đút lót" mà người ta gọi là "ăn bẩn”. Chắc chắn, họ là
những người không có nhân cách và pháp luật sẽ trừng trị, rồi mọi người
xa lánh. Kết quà họ sẽ là người sống cô độc và vô nghĩa giữa cuộc đời.
Nếu "liêm" là cây cột thứ ba làm vững nhân phẩm con người thì “sỉ" là
cái đức của người giàu lòng tự trọng, biết xấu hổ, biết nhục khi không
vưọt qua cái tầm thường. Nguyễn Tri Phương thà treo cổ chứ không chịu
cái nhục hàng giặc. Trấn Bình Trọng thà "làm quỷ nước Nam" chứ
không để giặc Nguyên mua chuộc, Nguyễn Trãi nuốt giận vào trong lòng
cùng Lê Lợi mười năm khang chiến, quyết đòi cái nợ mà giặc Minh sỉ
nhục dân tộc mình; Phan Bội Châu với nỗi nhục dân trí lạc hậu, bị ngoại
bang hà hiếp, quyết tạo dựng phong trào Đông Du chờ ngày khai sáng
dân tộc, đòi độc lập dân tộc; Hồ Chí Minh tủi nhục dân tộc mình bị chà
đạp trong bóng đêm nô lệ, Người một mình bôn ba nửa đời quyết đánh

đuổi bọn giặc thực dân ra khỏi đất nước mình để rửa sạch nỗi đau ấy. Ôi,
đẹp biết bao cái đức "sỉ" bi tráng của nhũng nhân cách lớn!
Là thanh niên, học sinh ngày hôm nay đang tận hưởng những tháng ngày
thanh bình nhất trong lịch sử, lại được hưởng những vinh quang của nền
công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đa số mọi người cần cù lao động, học tập
để rèn luyện bản thân, đế phụng sự Tổ quốc. Vậy mà có một bộ phận đã
sống "sống hoài sống phí" trong ma túy, trong nhà hàng, quán bar, thậm
chí còn cướp giật…Và đâu biết rằng dành quá nhiều thời gian nơi đó,
chẳng khác đào mồ chôn tương lai mình, đất nước mình. Bởi lẽ, chỉ một
đêm ngủ dậy, ta đã thấy thế giới có hàng trăm phát minh mới. Nếu mải
mê trong vui chơi, ta sẽ lầm lạc vẽ nhân cách là đất nước sẽ thiếu những
nhân tài - đất nước sẽ lạc hậu thì nỗi nhục đến. Vì vậy, "sỉ" là phải rèn
luyện trau dồi sự tự trọng, tự cường cho bản thân cho tương lai của đất
nước, là nhiệm vụ của tất cả mỗi công dân.
Câu nói kia tuy đã có từ thời cổ, nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị đến tận
ngày nay. Tóm lại, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn cái đức quý của con người
trong mối quan hệ đối xử với nhau; trong mối quan hệ hữu cơ làm mạnh
đất nước. Đó là đạo lí làm người và là trách nhiệm của mỗi công dân đối
với quê hương, xứ sở. hoàn cảnh mỗi người có thể không giống nhau,
nhưng hãy bằng tất cả khả năng của mình mà rèn luyện nhân cách và
nuôi dưỡng lòng tự trọng dân tộc để phấn đấu

×