Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.96 KB, 3 trang )
Nghị luận xã hội về lòng yêu nước
Văn hào Nga Ylia Erenbua đã từng viết trong một bài luận văn nổi tiếng
Lòng yêu nước: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường
nhất yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu
vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi
rượu mạnh. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng
yêu Tổ quốc".
Đó là người Nga yêu nước Nga, nhưng nguồn cội của tình yêu nước thì
vẫn vậy, dù cái cụ thể cho tình yêu này trao gửi có khác với Việt Nam
ta. Nhưng người Việt Nam, thì "Lòng yêu nước ban đầu " có thể sẽ là
yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu
chân ruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên
dáng mẹ còng lưng làm cỏ lúa….
Cứ nghĩ xem, 4.000 năm qua từ thuở vua Hùng dựng nước, ông cha ta
đâc để lại những biểu tượng gì cho cháu con gửi vào đó lòng yêu nước
sâu sắc nhất? Vua Hùng đã đi cày ruộng, và người dân ở thời đại Hùng
Vương đã biết trồng lúa nước. Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh
chưng và bánh dầy, biểu tượng cho trời đất, nhưng cũng là biểu tượng
cho làng quê trồng lúa nước. Và cao hơn, là biểu tượng cho lòng tôn
kính, yêu thương và biết ơn với tổ tiên, các đấng sinh thành ra mình.
Yêu cha mẹ, yêu ông bà, yêu tổ tiên cũng là bắt đầu cho tình yêu Tổ
quốc. Cây lúa, chân ruộng chính là cái mà mười tám vua Hùng để lại
cho muôn đời con cháu. Nước ta có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhưng không thể, không bao giờ được để mất những biểu tượng, những
hình ảnh của làng quê đã hình thành từ thời các vua Hùng.
Các dân tộc Việt Nam đa tôn giáo, nhưng người Việt có một tập tục
thành kính và tuyệt đẹp, đó là tục thờ cúng ông bà. Mỗi khi chúng ta
thắp nén hương trên bàn thờ các vua Hùng, trước bàn thờ tổ tiên ông bà,
tự nhiên có cám giác trong huyết quản ta đang lưu chuyển dòng máu
Việt tự nghìn năm, và ta lại có phút thanh thản để tự soi xét mình và để
nhận những lời di huấn thiêng liêng từ tổ tiên ông bà: phải sống làm sao