Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 46 trang )

Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Phương pháp luận
1.1.1 Kinh doanh khách sạn
1.1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là cơ sở kinh doanh phục vụ du khách từ các mặt như ăn
uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác và là cơ sở vật chất quan
trọng để phát triển ngành du lịch.
1.1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh và điểm đặc trưng của khách sạn
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là cung cấp cho khách dịch vụ lưu
trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo.
Điểm đặc trưng:
- Dung lượng vốn lớn.
- Dung lượng lao động lớn, lao động trong lĩnh vực nhà hàng thường chiếm 65 –
70% tổng số lao động của ngành du lịch.
- Sự biệt lập tương đối lớn của từng cơ sở kinh doanh.
- Tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong mọi thời gian.
- Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng đồng thời.
- Khách sạn có thể cung cấp cho khách một số dịch vụ, có dịch vụ do khách sạn tạo
ra, có dịch vụ do doanh nghiệp khác tạo ra song khách sạn phải chịu trách nhiệm và
đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách ở khách sạn.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 1 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
1.1.1.3 Phân loại khách sạn
Dựa vào đặc điểm, tính chất hoạt động kinh doanh có các tiêu chí phân loại sau:
Phân loại theo thành phần của du khách và tính chất kinh doanh:
Khách sạn thương mại.
Khách sạn hội nghị.
Khách sạn nghỉ dưỡng.
Khách sạn chuyên phục vụ khách đoàn.


Khách sạn dành cho gia đình.
Khách sạn sòng bạc.
Phân loại theo vị trí phân bố của khách sạn:
Khách sạn ở trung tâm thành phố.
Khách sạn ở sân bay.
Khách sạn ở ngoại ô.
Khách sạn nằm dọc quốc lộ.
Khách sạn ở hang động.
Khách sạn nhà tù.
Phân loại theo thương hiệu khách sạn: Đó là khách sạn mang thương hiệu của tập
đoàn kinh doanh nổi tiếng.
Phân loại theo hình thức sở hữu:
Khách sạn kinh doanh độc lập.
Khách sạn kinh doanh của công ty trực thuộc công ty.
Khách sạn kinh doanh hợp đồng.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 2 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Khách sạn kinh doanh hợp tác.
Khách sạn kinh doanh đặt quyền.
Phân loại theo cấp hạng của khách sạn: Tức là phân loại theo mức độ sang trọng,
mức độ trang thiết bị, phạm vi phục vụ và chất lượng phục vụ.
Ở Việt Nam hiện nay, tổng cục du lịch áp dụng cách phân hạng theo sao từ 1 đến 5
dựa trên các tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn 1: Vị trí, kiến trúc.
Tiêu chuẩn 2: Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ.
Tiêu chuẩn 3: Các dịch vụ và mức độ phục vụ.
Tiêu chuẩn 4: Nhân viên phục vụ.
Tiêu chuẩn 5: Vệ sinh.
1.1.2 Tài chính trong kinh doanh khách sạn
1.1.2.1 Doanh thu

Doanh thu (DT) là thu nhập của doanh nghiệp, là toàn bộ số tiền sẽ thu được do
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Được tính
bởi công thức:
Doanh thu = số lượng * đơn giá
Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ
các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Doanh thu trong khách sạn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 3 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Doanh thu trong khách sạn gồm 2 thành phần chính:
- Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú.
- Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung.
Hiện nay, việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong trong khách sạn là nguồn
thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gần 70% tổng doanh thu của toàn
ngành, các sản phẩm của khách sạn có thể chia thành 3 nhóm sau: Dịch vụ lưu trú, dịch
vụ bổ sung, dịch vụ ăn uống. Trong đó, dịch vụ lưu trú là dịch vụ chủ yếu của khách
sạn.
Doanh thu trong nhà hàng
Doanh thu trong nhà hàng là số tiền thu được khi bán thức ăn, đồ uống và các dịch
vụ kèm theo.
1.1.2.2 Chi phí
1.1.2.2.1 Khái niệm chi phí
Chi phí (CP) nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất thương mại, dịch vụ
nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi
nhuận.

Giá vốn hàng bán (GVHB): Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp
thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, bao bì, chi phí vật liệu, chi
phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 4 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ
chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều
loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những
khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là
điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
1.1.2.2.2 Phân loại chi phí
Đặc điểm của chi phí kinh doanh khách sạn có tính phức tạp. Do vậy, để tạo điều
kiện nâng cao quản lý kinh doanh, phấn đấu tiết kiệm chi phí cần có sự phân loại chi
phí:
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh: Chi phí trong khách sạn bao gồm:
Chi phí nghiệp vụ kinh doanh ăn uống.
Chi phí nghiệp vụ kinh doanh lưu trú.
Chi phí các dịch vụ bổ sung kèm theo như: Dịch vụ karaoke, massage, dancing,
đổi tiền, mua vé máy bay…
Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí: Bao gồm:
Chi phí trả tiền lương cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Chi phí về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khách như: Chi phí điện nước,
chi phí vận chuyển…
Hao phí về vật tư trong kinh doanh.
Hao hụt về hàng hóa, nguyên liệu trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến
và tiêu thụ.
Các chi phí khác như tiền lãi ngân hàng, bảo hiểm xã hội…

Căn cứ vào tính chất biến động của chi phí:
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 5 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Chi phí bất biến: Là những khoản chi phí không thay đổi hoặc ít thay đổi như: chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý hành chánh…
Chi phí khả biến: Là những khoản chi phí luôn biến động theo sự biến động của
mức doanh thu như: chi phí lương khoán, chi phí để may, giặt đồ vải, một phần chi phí
nhiên liệu, điện năng.
Căn cứ theo yêu cầu công tác quản lý:
Chi phí vận chuyển bốc vác.
Chi phí bảo quản, chọn lọc, đóng gói…
Chi phí khấu hao tài sản cố định.
1.1.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận (LN) là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu
nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động
kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
Lợi nhuận gộp: Là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi
các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở
lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 6 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của

doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi
các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:
Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
Lợi nhuận cho vay vốn.
Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc
có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do
chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
1.1.3 Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh khách sạn
1.1.3.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động xã hội
bao gồm lao động sống và lao động vật hóa để đạt được kết quả kinh tế cao với chi phí
lao động xã hội ít nhất.
Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh khách sạn là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
1.1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 7 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trên
doanh thu thuần (DTT) được tính toán bằng công thức sau:
Tỷ suất giá vốn hàng bán = x 100

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được thì trị giá vốn hàng
bán chiếm bao nhiêu %. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng nhỏ
chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí (CP) trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược

lại.
Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ phần trăm của chi phí bán
hàng trong tổng số doanh thu thuần, được tính bằng công thức sau:

Tỷ suất CP quản lý trên doanh thu thuần =

Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí tài
chính trong tổng doanh thu thuần.

Tỷ suất CP tài chính trên doanh thu thuần =
Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần và tỷ suất chi phí tài chính
trên doanh thu thuần cho ta biết là để thu được 100 đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí quản lý kinh doanh và bao nhiêu đồng chi phí tài chính. Hai tỷ suất
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 8 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
DTT
GVHB
CP quản lý kinh doanh
DTT
x 100
CP tài chính
DTT
x 100
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp càng cao
và ngược lại.
1.1.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ phần
trăm của lợi nhuận (LN) từ hoạt động kinh doanh trong doanh thu thuần.




Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ phần trăm của lợi
nhuận kế toán trong doanh thu thuần.

Tỷ suất LN trước thuế =
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận
sau thuế trong tổng doanh thu thuần.

Tỷ suất LN sau thuế trên DTT =
Các tỷ suất này cho ta biết là trong 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế là bao nhiêu.
1.1.3.2.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được các nhà quản
trị kinh doanh quan tâm và tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 9 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tỷ suất LN hoạt động
kinh doanh trên DTT
LN hoạt động kinh doanh
DTT
=
LN trước thuế
DTT
x 100
LN sau thuế
DTT
x 100
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…), mỗi góc độ đều cung cấp
cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị.
Hệ số lãi gộp: Thể hiện khả năng trang trải chi phí để đạt được lợi nhuận.

Hệ số lãi gộp =
Trong đó:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán.
Hệ số lãi gộp cho phép dự kiến sự biến động của giá bán với biến động của chi phí.
Hệ số lãi gộp càng cao chứng tỏ giá trị mới sáng tạo của hoạt động kinh doanh để bù
đắp chi phí càng cao và ngược lại.
Hệ số lãi ròng: Phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, thể
hiện lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại.

Hệ số lãi ròng =
Lãi ròng được hiểu là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lợi
của doanh thu thể hiện 1 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng.
1.1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
Nhân tố khách quan:
- Giá cả: Là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của
doanh nghiệp. Giá cả tác động đến doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ và tác động đến
đầu vào là giá trị vốn nguyên liệu hàng hóa và chi phí để tạo ra kết quả đó.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 10 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Lãi gộp
DTT
DTT
Lãi ròng
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Để đánh giá đúng thực chất hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh cần phải loại trừ
sự ảnh hưởng của yếu tố giá cả.
- Chế độ chính sách nhà nước:
Chính sách khuyến khích phát triển du lịch có tác động mạnh mẽ đến ngành du
lịch khách sạn, nhờ đó ngành kinh doanh khách sạn cũng được tăng cường đầu tư và
kinh doanh có hiệu quả.
Các chế độ về thuế, lãi xuất ngân hàng, chính sách đầu tư…có ảnh hưởng trực

tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và môi trường kinh doanh, thu nhập quốc
dân tăng tạo điều kiện cho cung và cầu về dịch vụ du lịch khách sạn phát triển.
Nhân tố chủ quan:
- Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn kinh doanh:
Cơ sở vật chất kỹ thuật đủ và hiện đại tạo ra sự sang trọng, lịch sự, thu hút được
khách có thu nhập cao sẽ tác động đến hiệu qủa kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh, xác định cơ cấu vốn, trình độ quản lý và sử dụng vốn
là cần thiết vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
- Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ được quyết định bởi 3 yếu tố: Nhân viên
phục vụ, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhân tố này tác động
gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ làm
tăng mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong doanh nghiệp.
Để thực hiện kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải nắm vững các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, từ đó phát huy các mặt tích cực và hạn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 11 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
chế mặt tiêu cực của các nhân tố. Tìm ra được các biện pháp hữu hiệu nhất trong việc
sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
1.1.4 Ma trận Swot
Swot là từ viết tắt của Strenghts (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức), là một mô hình nổi tiếng trong phân
tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô hình ma trận Swot
Ma trận Swot
Cơ hội (Opportunities):
Liệt kê cơ hội lớn bên
ngoài tổ chức.
Thách thức (Threat): Liệt

kê các đe dọa quan trọng
bên ngoài.
Điểm mạnh (Strengths):
Liệt kê những điểm
mạnh chủ yếu.
Chiến lược SO: sử dụng
những điểm mạnh bên
trong của doanh nghiệp để
tận dụng những cơ hội bên
ngoài.
Chiến lược ST: sử dụng
các điểm mạnh của doanh
nghiệp để tránh khỏi hay
giảm đi ảnh hưởng của
những mối đe dọa bên
ngoài.
Điểm yếu (Weaknesses):
Liệt kê những điểm yếu
cơ bản bên trong của tổ
chức.
Chiến lược WO: cải thiện
những điểm yếu bên trong
bằng cách tận dụng những
cơ hội bên ngoài.
Chiến lược WT: chiến
lược phòng thủ nhằm
giảm đi những điểm yếu
bên trong và tránh khỏi
những mối đe dọa từ bên
ngoài.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 12 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Điểm mạnh và điểm yếu thường là xuất phát từ nội tại trong tổ chức. Cơ hội và
thách thức thường liên quan tới những nhân tố bên trong. Vì thế có thể coi Swot chính
là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với một tổ chức.
Với ma trận phân tích trên chúng ta sẽ phân tích được thật đầy đủ hình ảnh của
doanh nghiệp, chỉ rõ ra được doanh nghiệp mình đang ở đâu, đang ở vị trí nào trên thị
trường, định vị được các hành động của doanh nghiệp trong thời gian tới. Chúng ta
cũng cần phải phân tích Swot của các đối thủ cạnh tranh, có như vậy chúng ta càng
định vị tốt hơn vị trí hiện tại cũng như hành động trong tương lai của doanh nghiệp
được chính xác hơn.
Mục đích kết hợp 4 chiến lược trong ma trận Swot là để đề ra các chiến lược khả
thi có thể lựa chọn chứ không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất.
Do đó, không phải tất cả các chiếm lược được phát triển trong ma trận đều được lựa
chọn để thực hiện.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu do Khách sạn Cửu Long cung cấp.
1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tài chính.
Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh
với một chỉ tiêu gốc. Khi tiến hành so sánh phải xác định được chỉ số gốc để so sánh,
xác định điều kiện .
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F = F
t
– F
0
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 13 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý

Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Trong đó: F
t
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích.
F
0
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.
∆F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ (số tuyệt đối).
- Phương pháp so sánh số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích
so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp so sánh số tương đối còn là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân
tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

100×=∆
Fo
Ft
F
Trong đó: % ∆F: là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích (số tương đối).
F
t
: là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích.
F
0
: là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 14 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN CỬU LONG
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Cửu Long

Khách sạn Cửu Long thành lập vào năm 1981 trực thuộc Công ty du lịch Cửu Long
– một doanh nghiệp nhà nước. Năm 1992 tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh
Long và Trà Vinh. Trung tâm Du lịch Cửu Long II đổi thành Công ty Du lịch Trà
Vinh, Khách sạn Cửu Long được chính thức khai trương vào tháng 10 năm 2000, tọa
lạc ngay trung tâm thị xã Trà Vinh.
- Tên tiếng Anh: Cuu Long hotel.
- Trụ sở chính: 999 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0743862615
- Email:
- Fax: 0743866027
- Trực thuộc Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh.
- Tên giao dịch quốc tế: Cuu Long hotel.
Khách sạn Cửu Long là công trình kiến trúc độc đáo được thiết kế theo phong cách
hiện đại. Khách sạn gồm: 3 tầng với 53 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. Cơ cấu
loại phòng: 2 phòng đặt biệt, 45 phòng loại I, 6 phòng loại II.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 15 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Giá các loại phòng
LOẠI
PHÒNG
TIỆN NGHI GIÁ
LOẠI ĐẶC
BIỆT
01 giường đôi, phòng khách, máy điều hòa, tủ
lạnh, truyền hình cáp, điện thoại, bồn tắm, nước
nóng, máy hơ tay, két sắt.
529.000VND
LOẠI I
01 giường đôi + 01 giường đơn ( hoặc 03 giường
đơn), máy điều hòa, tủ lạnh, truyền hình cáp, điện

thoại, nước nóng.
369.000VND
02 giường đơn, máy điều hòa, tủ lạnh, truyền
hình cáp, điện thoại, bồn tắm, nước nóng.
309.000VND
LOẠI II
01 giường đôi, máy điều hòa, tủ lạnh, truyền hình
cáp, điện thoại, máy nước nóng.
200.000VND
(Giá trên bao gồm ăn sáng buffet và thuế giá trị gia tăng).
Nhà hàng Cửu Long: Khách sạn có hai nhà hàng thiết kế máy lạnh và một nhà
hàng với không gian tự nhiên.
- Nhà hàng máy lạnh nằm tại tầng trệt Khách sạn, sức chứa 300 khách, phục vụ các
món ăn Âu, Á và đặc sản địa phương, địa điểm lý tưởng cho các buổi dạ tiệc, chiêu đãi,
cưới hỏi, liên hoan, sinh nhật, hội nghị khách hàng
- Nhà hàng Lá Trầu Xanh: Nằm trong khuôn viên thoáng mát của khách sạn. Lối
kiến trúc mang đậm nét dân tộc với nguyên liệu tre lá là sự lựa chọn tốt nhất cho các
buổi tiệc gia đình, họp mặt bạn bè…
2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 16 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Khách sạn Cửu Long.
2.3 Chức năng, nhiệm vụ
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 17 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Bộ phận
Hành
chánh -
Kế toán
Bộ phận
Lễ tân -

Bảo vệ
Bộ phận
Buồng
Bộ phận
Bàn
Bộ phận
Bếp
Bộ phận
Kỹ thuật
Bảo vệ
Kế toán
bán hàng
Lễ tân Massage Karaoke Cà phê
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Giám đốc: Giám đốc là đại diện pháp nhân cho mọi giao dịch, là người điều hành,
giám sát tất cả các khía cạnh hoạt động của Khách sạn.
Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt công việc, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc, điều hành các hoạt động của Khách sạn khi Giám đốc vắng
mặt.
Bộ phận Hành chánh – Kế toán:
- Hành chánh:
Xây dựng cơ cấu tổ chức, trách nhiệm quyền hạn theo tiêu chuẩn chức danh, cơ
cấu của Khách sạn.
Tuyển dụng, đào tạo, điều động, phân công và quản lý lực lượng lao động. Xây
dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch và thực hiện phân phối tiền lương,
tiền thưởng, phúc lợi.
Tổ chức thi tay nghề, đề nghị xếp lương, nâng lương, đề xuất các chế độ hưu trí,
nghỉ việc…

Quản lý, giám sát và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động như:
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hộ lao động…
Phát hành, tiếp nhận, đề xuất xử lý và lưu trữ văn bản đi và đến, ham mưu, thực
hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong Khách sạn.
- Kế toán:
Theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đầy đủ, kịp thời,
chính xác và trung thực về tình hình sản xuất kinh doanh của khách sạn, tuân thủ đúng
chế độ tài chính kế toán.
Theo dõi các hợp đồng kinh tế, kiểm tra việc thực hiện thanh toán công nợ, thanh
lý hợp đồng.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 18 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Tổ chức bảo quản lưu trữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ quy
định hiện hành của Nhà nước.
Kiểm tra, giám sát việc hạch toán kế toán ở bộ phận bán hàng.
Bộ phận Lễ tân – Bảo vệ:
- Lễ tân:
Bộ phận lễ tân được ví như bộ mặt của Khách sạn, đại diện cho Khách sạn, nhà
hàng, cho Giám đốc đón tiếp khách và phục vụ khách trong các thủ tục đầu tiên.
Cung cấp thông tin liên quan đến dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác của
Khách sạn.
Trả lời những câu hỏi và giải quyết thắc mắc kiếu nại của khách.
Thu tiền mặt, thu đổi ngoại tệ, hoặc thu nhận qua thẻ tín dụng.
Lập, kiểm tra các báo cáo và bảng đăng ký hằng ngày.
Chuyển lời nhắn và phân loại thư từ giao dịch của khách và Khách sạn.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Bảo vệ:
Chịu trách nhiệm về công việc bảo vệ an ninh cho toàn bộ Khách sạn.
Bảo quản, mang và giữ hành lý cho khách khi cần thiết.
Trông giữ xe cho khách.

Bộ phận Bàn:
Kế toán bán hàng: Ghi chép những nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng,
theo dõi số liệu tăng, giảm của các sản phẩm dịch cụ trong nhà hàng, bộ phận bếp và
các dịch vụ cà phê, massage, karaoke… tổng hợp số liệu phát sinh trong tháng, ghi sổ
chi tiết hàng hóa, nhật ký chứng từ, bảng kê thanh toán, lập báo cáo kế toán định kỳ.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 19 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
Cà phê: Quầy cà phê Cửu Long đáp ứng nhu cầu của khách bằng thức uống cà
phê và nước giải khát.
Massage: Phục vụ nhu cầu thư giãn của khách với các dịch vụ massage thư giãn,
bồn tắm thủy lực…
Karaoke: Dịch vụ giải trí với phòng Karaoke thiết kế máy lạnh tạo cho khách
những phút giây thư giãn cùng bạn bè.
Bộ phận Buồng:
Làm vệ sinh phòng và các khu vực công cộng.
Phục vụ việc giặt là theo yêu cầu của khách và Khách sạn.
Đảm bảo đồ vải cho các dịch vụ của Khách sạn, chịu trách nhiệm về toàn bộ tài
sản thuộc khu vực buồng.
Giữ yên tĩnh, an toàn tuyệt đối về tính mạng, tài sản của khách và khách sạn trong
phạm vi buồng.
Ghi chép sổ sách giấy tờ về tình hình phòng và dịch vụ để đối chiếu với bộ phận
lễ tân.
Bộ phận Bếp: Lựa chọn thực phẩm, ước lượng số khách và lượng thực phẩm cần
dùng, chế biến những món ăn ngon, hợp khẩu vị, chịu trách nhiệm về chất lượng các
món ăn phục vụ khách.
Bộ phận Kỹ thuật: Đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật như điện, nước, âm thanh…
2.4 Lĩnh vực hoạt động
Hoạt động chủ yếu là kinh doanh nhà hàng - khách sạn, cung cấp thêm một số
dịch vụ bổ sung kèm theo:
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 20 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý

Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
- Trung tâm văn phòng – Internet.
- Phục vụ ăn tại phòng.
- Quầy hàng lưu niệm.
- Bán vé máy bay nội địa và quốc tế.
- Bán vé tàu hỏa.
- Phòng họp (50 – 120 ghế).
- Massage, steam bath, sauna….
- Karaoke.
- Cà phê, nước giải khát.
- Giặt ủi.
- Cho thuê xe du lịch.

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
CỬU LONG
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 21 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn qua 3 năm 2007 - 2009
Phân tích hoạt động kinh doanh của Khách sạn để đánh giá toàn bộ quá trình và kết
quả hoạt động kinh doanh ở Khách sạn, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh
và các nguồn tiềm năng cần được khai thác. Trên cơ sở đó đề ra các phương án và biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo các số liệu mà Khách sạn Cửu Long cung cấp, em nhận thấy tình hình kinh
doanh của Khách sạn tương đối ổn định, doanh thu tăng đều qua các năm. Tuy nhiên,
giá vốn hàng bán và các chi phí khác cũng tăng theo làm cho lợi nhuận có nhiều biến
đổi. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của ngành du lịch khách sạn là phụ thuộc nhiều
vào yếu tố thời vụ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Khách sạn.
Thông qua bảng 3.1 kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong 3 năm (2007 –
2009) ta sẽ thấy rõ được các thông tin cơ bản về doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí

biến đổi, chi phí cố định, tiền lương cho công nhân viên… để thấy được hoạt động kinh
doanh của Khách sạn có hiệu quả hay không.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn qua 3 năm 2007 – 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 - 2007 2009 - 2008
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 22 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
2007 2008 2009 Mức
Tỉ lệ
(%)
Mức
Tỉ lệ
(%)
1. Doanh thu 9360 10680 12120 1320 14.10 1440 13.48
2. Giá vốn hàng hóa 3698 4103.2 4804 405.2 10.96 700.8 17.08
3. Lãi gộp 5662 6576.8 7316 914.8 16.16 739.2 11.24
4. CP biến đổi 3540.3 4276.8 4686 736.5 20.80 409.2 9.57
5. CP cố định 486.4 485.2 516 -1.2 -0.25 30.8 6.35
6. Lương 825.3 896.8 1072 71.5 8.66 175.2 19.54
7. LN trước thuế 810 918 1042 108 13.33 124 13.51
8. Thuế TN doanh
nghiệp (25%)
202.5 229.5 260.5 27 13.33 31 13.51
9. LN sao thuế 607.5 688.5 781.5 81 13.33 93 13.51
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
3.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận và chi phí của Khách sạn qua 3 năm
Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Khách sạn qua 3 năm để
thấy được trong những năm qua Khách sạn đã bỏ ra bao nhiêu chi phí, thu về cho mình
bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận. Qua đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh của
Khách sạn.

Bảng 3.2.1 Bảng thể hiện doanh thu, lợi nhuận và chi phí
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 - 2007 2009 - 2008
2007 2008 2009 Mức Tỉ lệ Mức Tỉ lệ
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 23 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
(%) (%)
1. Doanh thu 9360 10680 12120 1320 14.10 1440 13.48
2. Chi phí 8550 9762 11078 1212 42.18 1316 52.53
3. Lợi nhuận 810 918 1042 108 13.33 124 13.51
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh)
Phân tích tình hình doanh thu của Khách sạn:
Qua bảng 3.2.1 ta thấy doanh thu của Khách sạn qua 3 năm 2007 – 2009 đều tăng
nhưng không ổn định. Tổng doanh thu của Khách sạn tăng từ 9360 triệu đồng năm
2007 lên 10680 triệu đồng năm 2008, tức tăng 1320 triệu đồng, tương đương 14.1%.
Sang 2009 tổng doanh thu là 12120 triệu đồng, tăng 1440 triệu đồng so với năm 2008,
tương đương 13.48%. Nhưng so với năm 2007 thì mức tăng doanh thu bị giảm mất
0.62%.

Hình 3.2.1.1 Biểu đồ biểu diễn doanh thu.
Phân tích tình hình chi phí của Khách sạn:
Nhìn chung tổng chi phí của Khách sạn qua 3 năm đều tăng. Năm 2008 tổng chi
phí của Khách sạn là 9762 triệu đồng tăng khá với tốc độ là 42.18%. Nguyên nhân tổng
chi phí năm 2008 tăng cao là do các khoản: Giá vốn hàng bán, chi phí biến đổi và tiền
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 24 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long.
lương tăng lên. Tổng chi phí của Khách sạn năm 2009 cũng tăng khá cao là 1316 triệu
đồng tương đương 52.53%, chi phí năm 2009 tăng là do chi phí tiền lương tăng 175.2
triệu đồng tương đương 19.54%. Bên cạnh đó, những khoản chi phí biến đổi cũng tăng
khá cao.


Hình 3.2.1.2 Biểu đồ biểu diễn tổng chi phí.
Phân tích tình hình lợi nhuận của Khách sạn:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoảng chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí
cố định, chi phí biến đổi và tiên lương của công nhân viên.
Vì Khách sạn không có những hoạt động tài chính khác nên lợi nhuận trước thuế
không khác gì so với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Qua bảng 3.2.1 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Khách sạn tăng,
giảm không ổn định. Năm 2008 lợi nhuận trước thuế của Khách sạn tăng 108 triệu
đồng so với năm 2007.
Xét chi phí ta thấy năm 2008 so với năm 2007 tăng 1212 triệu đồng, tương đương
42.18%, trong đó lãi gộp tăng 914.8 triệu đồng, tương đương 16.16%. Đến năm 2009:
Chi phí tăng 1316 triệu đồng so với năm 2008, tương đương 52.53%. Trong đó lương
tăng 175.2 triệu đồng, tương đương 19.54%, lãi gộp chỉ tăng được 739.2 triệu đồng nên
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 25 SVTH: Châu Thị Diệu Thuý

×