Tải bản đầy đủ (.ppt) (51 trang)

Bài giảng công cụ thu nhập cố định chương 8 chiến lược sử dụng danh mục đầu tư có cấu trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.06 KB, 51 trang )

CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG DANH
MỤC ĐẦU TƯ CÓ CẤU TRÚC
Giới thiệu

Chiến lược danh mục đầu tư có cấu trúc

Mục tiêu: thiết kế danh mục nhằm đạt được
một kết quả dựa trên một chuẩn định trước.

Phân biệt với chiến lược thuần túy dựa vào
các dự báo (chủ động)

Chuẩn có thể là: (1) lợi suất trên một chỉ số cụ
thể; (2) một lượng tiền đủ để đáp ứng một
nghĩa vụ trong tương lai; (3) một lượng tiền
đủ để đáp ứng một dòng nghĩa vụ trong
tương lai.
Chiến lược chỉ số hóa

Đạt được thành quả theo sát một chỉ số
trái phiếu nào đó (được chọn làm chuẩn).

Thành quả được đo bằng lợi suất tổng thể
của một kỳ đầu tư xác định (tính tới tất cả
các nguồn lợi tức nhận được từ danh
mục).
Ưu nhược điểm của chỉ số hóa
Ưu điểm

Không phụ thuộc vào các
dự báo.



Hầu như không có rủi ro
đạt kết quả thấp hơn chỉ
số chuẩn.

Giảm phí tư vấn và phi tư
vấn.

Quyền kiểm soát lớn hơn
của nhà tài trợ.
Nhược điểm

Các chỉ số không phản
ánh kết quả tối ưu.

Chỉ số trái phiếu có thể
không ăn khớp với các
khoản nợ của bên tài trợ.

Hạn chế áp đặt lên quỹ;
do đó nhà quản trị có thể
phải bỏ qua các cơ hội.
Các yếu tố để xem xét
khi lựa chọn một chỉ số

Mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư

Mục tiêu của nhà đầu tư:

các chỉ số có thể có mức độ tương quan cùng

chiều rất cao của tổng lợi suất, nhưng tính
biến động của tổng lợi suất lại hoàn toàn khác
nhau.
Các loại chỉ số trái phiếu

Chỉ số thị trường có cơ sở rộng: chứa
đựng tất cả các khu vực chính của thị
trường trái phiếu.

Chỉ số thị trường chuyên môn hóa: tập
trung vào chỉ một khu vực của thị trường
(TP chính phủ; TP Kho bạc; TP công ty…)

Chỉ số thiết kế riêng: đáp ứng những yêu
cầu và các mục tiêu dài hạn của chỉ một
khách hàng.
Phương pháp luận

Sau khi quyết định theo đuổi một chiến
lược chỉ số hóa và chọn được một chỉ số,
bước tiếp theo là xây dựng một danh mục
mô phỏng chỉ số đó.

Bất kỳ sự khác biệt nào giữa thành tích
đầu tư của danh mục chỉ số hóa và bản
thân chỉ số (âm hoặc dương) được gọi là
sai lệch (tracking error).
Nguồn tạo ra sai lệch

Khác biệt về giá khi xây dựng danh mục

chỉ số hóa:

Mức giá của các trái phiếu mà tổ chức công
bố chỉ số chuẩn sử dụng có thể khác với mức
giá thực sự mà nhà quản trị danh mục phải
thực hiện (nhà giao dịch chào bán).

Các tổ chức công bố chỉ số chuẩn thường sử
dụng giá chào mua (bid prices), còn nhà quản
trị danh mục sử dụng giá chào bán của nhà
giao dịch.

Phát sinh chi phí giao dịch:

Nếu mua tất cả các phát hành trong chỉ số:
chi phí giao dịch và các loại chi phí khác gắn
với việc mua và tái đầu tư các dòng tiền.

Chi phí giao dịch: mua chỉ số và tái đầu tư
các dòng tiền tạo ra chi phí giao dịch lớn.

Khác biệt trong thành phần của danh mục
chỉ số hóa và bản thân chỉ số.

Nếu mua toàn bộ Chỉ số thị trường (5000 loại
trái phiếu): chi phí giao dịch lớn + những khác
biệt về giá so với chỉ số làm tăng sai lệch.

Nếu chỉ lấy mẫu đại diện của chỉ số: giảm
được sai lệch do chi phí giao dịch cao nhưng

lại tăng sai lệch do tính không đồng bộ so với
chỉ số chuẩn.
Các mức độ chỉ số hóa

Hai lựa chọn khi xây dựng danh mục

Mua toàn bộ các phát hành trong chỉ số theo
tỷ trọng của chúng trong chỉ số chuẩn.

Mua chỉ một mẫu của các phát hành.

Sai lệch so với chuẩn phụ thuộc

Mức độ trùng khớp với chỉ số chuẩn

Chi phí giao dịch

→ có sự đánh đổi vì các hiệu ứng là ngược
chiều nhau.
Phương pháp chọn mẫu

Tiêu chí được sử dụng để chia nhỏ chỉ số:

Duration

Lãi suất cuống phiếu

Khu vực thị trường

Xếp hạng tín nhiệm


Điều khoản mua lại

Điều khoản quỹ chìm

Mục tiêu: khớp được các yếu tố rủi ro của
chỉ số và của danh mục chỉ số hóa

Ví dụ: các tiêu chí được chọn như sau:

T/c 1: duration : (1) ≤ 5 năm; (2) > 5 năm.

T/c 2: thời hạn: (1) < 5 năm; (2) giữa 5 và 15
năm; (3) ≥ 15 năm.

T/c 3: khu vực: (1) Kho bạc; (2) các tổ chức
do chính phủ bảo đảm; (3) công ty.

T/c 4: xếp hạng tín nhiệm: (1) AAA; (2) AA;
(3) A; và (4) BBB.
→ Tổng số các tổ hợp nhỏ: 72 = 2 x 3 x 3 x 4

→ Từ tất cả các phát hành có trong chỉ số,
chọn ra một hoặc hai phát hành trong mỗi tổ
hợp nhỏ để đại diện cho cả tổ hợp đó.

Tỷ trọng: nếu trái phiếu công ty chiếm 40%
trong tổng giá trị thị trường của chỉ số thì
danh mục chỉ số hóa cũng có 40% giá trị thị
trường là từ trái phiếu công ty.


Số lượng các tổ hợp: phụ thuộc vào lượng
tiền dành cho danh mục chỉ số hóa.

Nếu quy mô đầu tư nhỏ:

Chọn số lượng tổ hợp lớn: chi phí giao dịch
tăng, gia tăng sai lệch;

Giảm số lượng tổ hợp: giảm tính tương thích
so với chỉ số, gia tăng sai lệch.
Các chiến lược
định hướng vào nghĩa vụ
Phân loại các nghĩa vụ
của định chế tài chính
Loại nghĩa vụ Lượng tiền chi trả Thời điểm chi trả tiền
I Đã biết Đã biết
II Đã biết Không chắc chắn
III Không chắc chắn Đã biết
IV Không chắc chắn Không chắc chắn
Hành động quản trị

Mục tiêu thanh khoản

Khả năng rút tiền trước thời hạn (ngân hàng)

Yêu cầu hoàn trả phí bảo hiểm hoặc vay tiền
trên hợp đồng bảo hiểm.

Khả năng dòng tiền vào giảm sút: giảm tiền

gửi, hủy hợp đồng bảo hiểm, ngừng mua
chứng chỉ tiền gửi…

Quản trị thặng dư

Thặng dư kinh tế

Thặng dư kế toán
“Tiêm phòng” để đáp ứng một
nghĩa vụ duy nhất

Khái niệm “immunization”

Một nghĩa vụ duy nhất: M = D

Phương pháp: xây dựng một danh mục
trái phiếu:

D của danh mục bằng D của nghĩa vụ

PV của dòng tiền từ danh mục bằng PV của
khoản nghĩa vụ trong tương lai
Ví dụ: công ty bảo hiểm với một
khoản nghĩa vụ xác định.
Ví dụ về một nghĩa vụ cần được đáp ứng:

Năm 2004, Cty bảo hiểm bán một hợp đồng 1000$
và cam kết thanh toán sau 5 năm cho người về
hưu, trọn gói là 1469$.


Tương đương 1000$ x (1,08)
5
 (đầu tư với lãi
suất kép hàng năm 8% trong 5 năm).
Giá trị mục tiêu: 1469$; lợi suất mục tiêu: 8%.

Danh mục đầu tư nào đem lại 1469$ bất chấp lãi
suất biến động như thế nào trong tương lai?
20

Giá trị tích lũy mục tiêu (1469$): tổng số tiền
phải thu được, bao gồm giá trái phiếu vào cuối
kỳ đầu tư, tổng số tiền lãi và thu nhập từ tái đầu
tư số lãi đó trong suốt kỳ đầu tư.

Lợi suất kỳ đầu tư sau 5 năm.
1. Mua trái phiếu Zero thời hạn 5 năm
P = 1000$/(1,08)
5
= 680,58$; khối lượng mua
được: 1000/680,58 (trái phiếu)
D = M
Không có dòng tiền giữa kỳ, không có hiệu ứng
của thay đổi lãi suất giữa kỳ lên thu nhập do tái
đầu tư
 Khoản đầu tư đem lại chính xác 1469$.
22
2. Mua trái phiếu trả lãi định kỳ, có D = 5 năm
(ví dụ trên)


Nếu lãi suất vẫn là 8% trong 5 năm: Dòng tiền
Cty bảo hiểm nhận được
Lãi cuống phiếu, 5 × 80$ = 400$
Thu tái đầu tư : 80×FVA (8%;5) – 400= 69$
Giá bán trái phiếu vào cuối năm 5: 1000$
Tổng: 1469$
23

Nếu lãi suất giảm còn 7 % trong 5 năm:
Lãi cuống phiếu: 5 × 80$ = 400$
Thu tái đầu tư : 80 × FVA (7%;5) – 400= 60$
Giá bán trái phiếu vào cuối năm 5: 1009$
Tổng: 1469$

Lãi suất giảm tạo ra lợi vốn 9$, nhưng lại
giảm 9$ thu từ tái đầu tư, tổng dòng tiền
không thay đổi.
24
Nếu lãi suất tăng lên 9 % trong 5 năm:
Lãi cuống phiếu, 5 × 80$ = 400$
Thu tái đầu tư : 80 × FVA (9%;5) – 400= 78$
Giá bán trái phiếu vào cuối năm 5: 991$
Tổng: 1469$

Lãi suất tăng đem lại 9$ tăng thêm trong thu
từ tái đầu tư, bù đắp cho khoản mất vốn 9$,
tổng dòng tiền không thay đổi.
25

×