Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THUYET TRINH DO DUNG DAY HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.6 KB, 3 trang )

THUYẾT TRÌNH
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SẴN CÓ
Tên đồ dùng: HỘP ĐỐ LƯU
Nhóm tác giả:
Tập thể giáo viên khối 4 - Trường TH Trần Quốc Toản
* Lí do chọn đồ dùng:
Hằng năm, Bộ giáo dục thường xuyên cung cấp về cho nhà trường rất nhiều đồ dùng để
phục vụ cho việc dạy và và học từ lớp Một đến lớp Năm. Trong các đồ dùng đó, chúng tôi
thấy đồ dùng nào cũng có tác tác dụng và tính năng của nó. Mỗi đồ dùng đều phục vụ cho
một hay nhiều môn học như: Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Toán, Tiếng Việt, … Nhưng qua
nhiều năm giảng dạy lớp Bốn, trong các đồ dùng đã sử dụng, đồ dùng mà chúng tôi tâm
đắc nhất đó là: Hộp đối lưu.
I/ Mục đích sử dụng:
Làm thí nghiệm để giải thích các hiện tượng sau:
- Giải thích tại sao có gió?
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra
biển?
II/ Phạm vi sử dụng:
- Dạy môn Khoa học lớp 4.
- Bài: Tại sao có gió?
III/ Mô tả cấu tạo và vật liệu:
- Hộp đối lưu gồm có: Một chiếc hộp bằng mi ca, phía trên hộp có gắn hai ống tròn bằng
mi ca (ống A và ống B).
IV/ Nguyên lí hoạt động và cách thức vận hành:
1/ Chuẩn bị:
- Hộp đối lưu đã mô tả.
- Nến, diêm, vài mẩu hương .
2/ Tiến hành:
- Đặt hộp đối lưu lên bàn, sau đó gắn hai ống tròn (ống A và ống B) lên. Đặt một cây nến
đang cháy vào dưới ống A. Đặt vài mẩu hương cháy đã tắt lửa nhưng còn bốc khói vào
dưới ống B.


- Quan sát hướng khói: Ta thấy khói bay ra theo hướng ống A.
- Trong thí nghiệm trên, không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và
bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, không khí lạnh nặng hơn và đi
xuống.
- Do đó, ta thấy không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Không khí chuyển động
tạo thành gió làm khói của mẩu hương đi ra qua ống A.
- Từ thí nghiệm trên ta có thể ứng dụng vào thực tế trong tự nhiên. Dưới ánh sáng mặt trời,
các phần khác nhau của Trái Đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn
phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. Từ đó, cho thấy sự chênh lệch của nhiệt
độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày
và đêm. Do đó, chúng ta có thể giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất
liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
V/ Hiệu quả sử dụng:
Làm hấp dẫn học sinh, gây hứng thú trong học tập, kích thích tính tò mò ham hiểu biết,
thích khám phá về địa lí.
====================================================
THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
Tên đồ dùng: MÔ HÌNH THAM GIA AN TOÀN GIAO THÔNG
Nhóm tác giả:
Tập thể giáo viên tổ 3 & 4 - Trường TH Trần Quốc Toản
* Lí do chọn làm mô hình tham gia an toàn giao thông:
Để tham gia tốt an toàn giao thông thì đòi hỏi tất cả mọi người phải nắm vững Luật lệ
giao thông, phải nắm được nội dung của mỗi biển báo nói gì? Đường nào dành cho người
đi bộ? Khi nào thì các phương tiện giao thông dừng lại, khi nào được phép đi? Làn đường
nào dành cho người đi bộ qua đường? Nhưng hiện nay, trên địa bàn xã Bình Hòa, chưa có
làn đường dành cho người đi bộ qua đường, chưa có cột đèn báo hiệu đi hay dừng khi khi
các phương tiện tham gia giao thông. Nên đa số mọi người chưa nắm chắc được Luật giao
thông. Đặc biệt là các em học sinh Tiểu học, khi đi học về các em còn đi hàng ba, hàng tư,
nghịch giỡn giữa đường, đi xe đạp thì lạng lách gây nhiều bất an cho người lớn, trong đó
có các bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Hơn nữa, trường Tiểu học Trần Quốc Toản còn có

phân hiệu Ea chai, các em học sinh quanh năm chỉ biết quanh quẩn bên cái đồi, chỉ thấy
bốn bề toàn là nước mênh mông. Cho nên việc hiểu biết về Luật giao thông của các em còn
rất nhiều hạn chế. Thậm chí có nhiều em không biết tí gì về Luật an toàn giao thông. Chính
vì lẽ đó mà tập thể giáo viên tổ 3 & 4 trường Tiểu học Trần Quốc Toản chúng tôi đã mạnh
dạn chọn làm Mô hình tham gia an toàn giao thông để giúp tất cả các em tham gia giao
thông một cách an toàn.
1/ Mục đích sử dụng:
Giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn.
2/ Phạm vi sử dụng:
- Dùng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1, 2, 3.
- Dạy môn đạo đức lớp 1, 2, 3.
- Dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục an toàn giao thông cho HS toàn trường.
3/ Mô tả cấu tạo và vật liệu:
Mô hình gồm:
- Một tấm đế bằng xốp nhẹ lấy từ các đồ vật làm bằng xốp đã hư hỏng.
- Các loại xe, con người, cỏ, chân biển báo,… được làm bằng nhựa, đồ chơi trẻ em
được khuyến mãi khi mua sữa cho trẻ uống và có trong bánh kẹo.
- Ngôi nhà làm bằng tre, nứa.
- Giấy màu, keo hai mặt.
4/ Cách thức sử dụng:
- Khi dạy các bài học về an toàn giao thông của môn Tự nhiên xã hội , Đạo đức của lớp 1,
2, 3 và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tất cả học sinh. Chúng ta đưa mô hình ra để
học sinh quan sát, trao đổi. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét về cách tham gia giao thông
của xe ô tô, xe mô tô, người đi bộ. Yêu cầu học sinh giải vì sao đúng, vì sao sai? Dựa vào
đâu mà các em biết được xe, người tham gia giao thông đúng? Từ đó các em rút ra được
bài học cho bản thân khi các em tham gia giao thông.
- Từ mô hình trên, các em sẽ vận dụng vào thực tế khi tham gia giao thông trên đường
quốc lộ một cách dễ dàng và an toàn.
5/ Giá trị hiệu quả sử dụng:
- Rẻ tiền nhưng bền, đẹp, có chất lượng trong giảng dạy, dạy được nhiều môn, có giá trị

thực tiễn cao. Tiện lợi cho giáo viên khi dạy.
- Làm hấp dẫn, lôi cuốn, gây hứng thú trong học tập, kích thích tính tò mò ham hiểu biết
của học sinh.
==============================================

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×