Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.36 KB, 2 trang )
PHÒNG GD & ĐT CAI LẬY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC TÂY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ TỰ LÀM THAM GIA DỰ THI,
TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC TÂY
Tên thiết bị: “An toàn giao thông”. Loại hình: mô hình.
Môn: Giáo dục công dân. Khối 6 và các tiết ngoại khoá về an toàn giao thông. Tác
giả: Tổ Văn – GDCD
I. CÔNG DỤNG CỦA THIẾT BỊ:
- Thiết bị giúp giáo viên dạy bài: Bài 14: “Thực hiện trật tự An toàn giao thông”
(khối 6), các tiết “Ngoại khoá về An toàn giao thông” ở các khối còn lại do Sở Giáo dục
quy định.
- Nếu tiết dạy không có thiết bị này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiết dạy, cụ thể như sau:
+ Học sinh dễ dàng nhận biết những quy định dành cho người đi bộ và đi xe
đạp mà mục tiêu cần đạt yêu cầu.
. Người đi bộ: đi trên vĩa hè, lề đường, hè phố. Hoặc đi sát mép đường
(trên mô hình được thể hiện rõ những nội dung nêu trên mà rất nhiều học sinh vùng ven và
vùng sâu không biết những vĩa hè, lề đường, hè phố hay mép đường là gì và nó như thế
nào. Mà lời giải thích của giáo viên, SGK không thể nào thể hiện được). Hay khi đi qua
giao lộ phải tuân theo tín hiệu đèn và đi trên lằn sơn sọc ngựa vằn thì những em học sinh
vùng sâu thì không có khái niệm tín hiệu đèn mà lại càng không biết lằn sơn sọc ngựa vằn
là như thế nào?
. Người đi xe đạp: phải chạy như đúng làn đường của mình. Vậy làn
đường của mình là ở chỗ nào thì mô hình sẽ chỉ ra điều đó.
+ Nhận ra một số hệ thống báo hiệu giao thông trên đường mà bấy lâu nay em
thấy em phá mà không biết tác dụng của nó, như:
. Hệ thống biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển
báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn.
. Cách sắp đặt các biển báo nơi giao lộ.
. Một số tín hiệu giao thông khác như: cọc tiêu, dãy phân cách.
-> Rõ ràng những hệ thống báo hiệu giao thông nêu trên đối với học sinh vùng ven
và vùng sâu thì không có hình ảnh, lời giải thích nào cho phù hợp và cho các em hiểu