NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
I.Văn bản:
Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2. Tục ngữ về con người và xã hội
3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )
4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ĐẶng Thai Mai )
5. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )
6. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )
7. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )
8. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc )
9. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh )
10. Chèo Quan Âm Thị Kính
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29
3. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì?
BT SGK/47,48
4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động
và ngược lại: BT SGK/58,64,65
5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT
SGK/65,69
6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104
7. Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123
8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131
I. Tập làm văn
1. Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận
trong văn nghị luận?
2. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả
nhớ kẻ trồng cây “ ; “ Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “ . Chứng minh nội dung câu
tục ngữ đó – SGK/59
Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người k có ý thức bảo vệ môi
trường
3. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội dung
câu tục ngữ đó – SGK/ 84
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải
thích câu nói đó – SGK/84
Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian : 90 Phút
I/Trắc nghiệm: (Gồm 10 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, câu 9,10 mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
Câu1: Đặc điểm của tục ngữ là: Tính ngắn gọn,…………., giàu hình ảnh và………………
Câu2: Theo Hoài Thanh:”Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là……………… suy rộng ra là thương
cả………………………
Chọn phương án trả lời đúng
Câu3: Câu nào sau đây là câu rút gọn?
A.Người ta là hoa đất. B. Uống nước nhớ nguồn.
C.Một cây làm chẳng nên non. D.Tấc đất,tấc vàng.
Câu4: Câu nào không phải là câu đặc biệt?
A.Một đêm mùa xuân. B.Tiếng vỗ tay. C.Em Sơn! D.Mây bay.
Câu5: Trong câu: “Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.”Trạng ngữ của câu thuộc loại nào?
A.Thời gian. B.Không gian. C.Cách thức. D.Nguyên nhân.
Câu6: Câu : “Cây bàng này lá đã rụng hết.”Có cụm chủ -vị mở rộng thành phần nào?
A.Chủ ngữ B.Vị ngữ C.Định ngữ. D.Bổ ngữ.
Câu7: Xác định kiểu liệt kê trong câu: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.”
A.Theo cặp B. Không theo cặp C.Tăng tiến D. Không tăng tiến
Câu8: Dấu chấm lửng trong câu sau dùng để làm gì?”Cơm,áo,vợ con,gia đình…bó buộc y”.
A.Tỏ ý liệt kê chưa hết. B.Biểu thị lời nói bỏ dở.
C.Biểu thị lời nói ngắt quãng. D.Làm giãn nhịp điệu câu văn.
Xác định ý đúng (Đ),Sai(S)
Câu9: Xét kết cấu ngữ pháp của câu: “Tôi nghe thấy tiếng những chú dế gọi nhau ở kẽ gạch.”
A.Là câu mở rộng định ngữ (… ) B. Là câu mở rộng bổ ngữ.(… )
Câu10: Giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học là:
A.Phản ánh bức tranh hiện thực về cuộc sống của con người.(… )
B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận con người.(….)
II/ Thực hành: (7điểm)
Câu1: Chuyển đổi câu chủ động sau đây thành câu bị động theo 2 cách:
“Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII. (2điểm)
Câu2: Làm văn (5điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:”Đoàn kết là sức mạnh vô địch.”
Em hãy giải thích câu nói trên?
HẾT
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM- ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ II
I/ Trắc nghiệm: Câu1: Điền các từ : Hàm súc, nhịp điệu.
Câu2: Điền các từ ngữ :Lòng thương người, muôn vật muôn loài.
Câu3: B Câu4:D Câu5: A Câu6: B Câu7: A Câu8: A
Câu9: A: Đúng B:Sai Câu10: A:Sai B: Đúng
II/ Thực hành: Câu1: Chuyển đổi câu đúng theo 2 cách, mỗi câu đúng 1 điểm.
Cách1: Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII.
Cách2: Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIII.
Câu2: ( Làm văn)
DÀN BÀI:
I/Mở bài: -Giới thiệu vấn đề giải thích
-Dẫn lại lời nói của chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết là sức mạnh vô địch.”(1điểm)
II/Thân bài: Lần lượt giải thích
-Thế nào là đoàn kết? (0.5điểm)
-Vì sao nói “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”? (0.5điểm)
-Liên hệ thực tế (Nêu dẫn chứng) (1 điểm)
-Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác.(1điểm)
III/ Kết bài: -Khái quát lại vấn đề giải thích.(0.5 điểm
-Nêu suy nghĩ của bản thân.(0.5 điểm)
ĐỀ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN : NGỮ VĂN 7.
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Ca Huế được hình thành từ đâu ? (2 điểm)
Câu 2: Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? ( 1 điểm)
Câu 3: Thế nào là câu đặc biệt? Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó?( 2
điểm)
Chim sâu hỏi chiếc lá
-Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
( Trần Hoài Dương)
Câu 4: Giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”(5,0 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN 7
Câu 1: -Ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian và nhạc cung đình (1 điểm)
- Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, hò. (0,5 điểm)
- Nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình vua chúa,có
sắc thái trang trọng, uy nghi. (0,5 điểm)
Câu 2: - Tình cảm ( 0, 5 điểm)
- Lòng vị tha (0,5 điểm)
Câu 3 : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ (1điểm)
- Lá ơi ! (0,5 điểm)
- Gọi đáp (0,5 điểm )
Câu 4:
A. YÊU CẦU CHUNG:
Học sinh nắm được yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn lập luận giải thích
B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm đảm bảo ba phần cơ bản dưới đây
Mở bài:Giới thiệu vấn đề cần giải thích “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”(1 điểm)
Thân bài:
-Giải thích câu tục ngữ (0,75 điểm)
-Tại sao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (0,75 điểm)
-Làm thế nào để thể hiện thái độ biết ơn (0,75 điểm)
-Phê phán sự vô ơn (0,75 điểm)
Kết bài:Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên ( 1điểm)