411
Chuyên đề 5
CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA; XỬ LÝ, XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
Phần I
CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VỀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, THANH TRA
1- Khái niệm kiểm tra, thanh tra
Thanh tra, kiểm tra là những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong công tác
quản lý. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về các khái
niệm này. Trên phương diện lý luận cũng như thực tế, hai khái niệm này thường
được nhắc đến thành một cặp với nhau kiểm tra, thanh tra hoặc thanh tra, kiểm
tra tuỳ theo mục đích của người sử dụng.
1.1. Khái niệm kiểm tra
Theo từ điển tiếng Việt thì "kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh
gía, nhận xét".
Dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra hành chính còn được
định nghĩa như sau: “Kiểm tra hành chính là một chức năng của hoạt động quản
lý của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền nhằm đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đối tượng kiểm tra, phát hiện những hành
vi vi phạm pháp luật, những thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân, qua đó áp dụng những biện pháp xử lý, khắc phục những thiếu sót
nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước”.
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm tra nhưng suy cho cùng
mục đích của kiểm tra là phát hiện hoặc phòng ngừa những vi phạm, góp phần
thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó tạo
điều kiện cho hoạt động thực hiện đúng hướng.
1.2. Khái niệm thanh tra, thanh tra nhân dân
a. Khái niệm thanh tra
412
Cũng như khái niệm kiểm tra, hiện nay người ta có nhiều cách hiểu khác
nhau về hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, suy cho cùng, thanh tra hành chính là
hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
b. Thanh tra nhân dân
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban
thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Trong phạm vi chuyên đề, chúng ta chỉ xem xét hoạt động thanh tra với
nghĩa là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân và giám sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền. Chuyên đề này
không đi sâu về nội dung thanh tra nhân dân.
2- Phân biệt kiểm tra và thanh tra
2.1 Sự giống nhau của kiểm tra, thanh tra.
Kiểm tra, thanh tra đều giống nhau ở tính mục đích. Thông qua kiểm tra,
thanh tra để nhằm phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện hoặc phòng ngừa
những vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động
quản lý nhà nước. Từ đó tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức và công
dân.
Thanh tra, kiểm tra đều giống nhau ở việc phát hiện, phân tích đánh giá
một cách chính xác, khách quan, trung thực, làm rõ đúng, sai, nguyên nhân dẫn
đến sai phạm, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý sai phạm.
2.2 Sự khác nhau giữa thanh tra, kiểm tra
413
- Khác nhau về nội dung:
Nội dung kiểm tra thường đơn giản và dễ dàng nhận thấy, ngược lại nội
dung thanh tra thường đa dạng, phức tạp hơn. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ có
ý nghĩa tương đối vì trên thực tế có những vụ, việc kiểm tra không hoàn toàn
đơn giản. Bởi vậy, một vấn đề thuộc về kiểm tra hay thanh tra cần căn cứ vào
nội dung vụ, việc cụ thể để xác định.
- Khác nhau về chủ thể:
Chủ thể của hoạt động thanh tra, trước hết là tổ chức thanh tra" chuyên
nghiệp" của nhà nước. Ngoài ra, khi cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước ra quyết định thành lập đoàn thanh tra.
Chủ thể của kiểm tra đa dạng hơn so với chủ thể của thanh tra. Chủ thể
tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi nhà
nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: Kiểm
tra của Giám đốc đối với các phòng ban, kiểm tra của quản đốc đối với người
lao động. Vì vậy nội dung kiểm tra đa dạng và hoạt động thường xuyên rộng
khắp nên chủ thể của kiểm tra rất rộng và đa dạng.
- Khác nhau về phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động thanh tra thường hạn hẹp hơn hoạt động kiểm tra. Hoạt
động thanh tra thường có sự chọn lọc, đôi khi thông qua hoạt động kiểm tra có
thể thấy những dấu hiệu phức tạp mà nếu cứ tiến hành kiểm tra thì không làm rõ
được, bởi vậy, cần chọn ra những vấn đề để thanh tra.
- Khác nhau về trình tự, thủ tục, thẩm quyền:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành thanh tra do luật định, ngược lại
đối với công tác kiểm tra luật không quy định.
2.3 Mối quan hệ qua lại giữa kiểm tra và thanh tra
Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến
hành cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ, thao tác
nghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm
rõ vụ, việc lại chọn lựa được nội dung thanh tra.
414
Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại,
gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với
tên gọi kiểm tra, thanh tra hay thanh tra, kiểm tra.
3- Đối tượng kiểm tra, thanh tra
Kiểm tra, thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Vì vậy,
đối tượng của quản lý cũng đồng thời là đối tượng của kiểm tra, thanh tra. Nói
cách khác, đối tượng của kiểm tra, thanh tra không nằm ngoài đối tượng quản lý.
Trong hoạt động xây dựng, đối tượng của thanh tra và kiểm tra bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng;
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động xây dựng trong và ngoài
nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, THANH TRA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ
1. Kiểm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND
xã (Nguồn vốn dự án, thực hiện dự án đầu tư xây dựng)
1.1. Các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã bao
gồm:
- Các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
phân cấp;
- Các dự án sử dụng nguồn vốn đóng góp của dân
1.2. Nội dung kiểm tra, thanh tra đối với các dự án đầu tư xây dựng tại
xã bao gồm:
1.2.1 Chủ trương đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng của xã.
- Chủ trương đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng của xã do Hội
đồng nhân dân xã quyết định trên cơ sở đa số nhân dân trên địa bàn nhất trí, Uỷ
ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương đầu tư đó.
- Chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch về xây dựng, giao thông,
thuỷ lợi, phải đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, môi trường của địa phương và
được Uỷ ban nhân dân Huyện chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch.
415
1.2.2 Kiểm tra quy trình thực hiện đầu tư
Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa các công
trình cơ sở hạ tầng của xã, Ủy ban nhân dân xã lập dự toán, thiết kế công trình
và các hồ sơ có liên quan gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định.
Hồ sơ dự án công trình gồm:
- Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình, phân bổ chi
tiết theo từng hạng mục công trình (nếu có);
- Thiết kế và báo cáo dự kiến tiến độ thực hiện công trình;
- Dự kiến và cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có
phần huy động nhân dân đóng góp;
- Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình.
Việc lập dự toán công trình và mức huy động đóng góp của nhân dân phải
được Ủy ban nhân dân xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu
chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân khác bàn
bạc, quyết định bằng một trong các hình thức sau:
- Họp nhân dân ở từng thôn, làng, ấp, bản thảo luận và biểu quyết công
khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi Ủy ban nhân dân xã.
- Họp chủ hộ bàn, biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi
Ủy ban nhân dân xã.
Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người
(hoặc hộ) trong diện họp tham dự.
- Nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.
1.2.3. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện đầu tư
* Khi dự án đầu tư được phê duyệt, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm
thành lập Ban quản lý công trình của xã. Ban quản lý công trình gồm có một
Trưởng ban, các Ủy viên là một số ủy viên Ủy ban nhân dân xã. Trưởng ban
quản lý công trình do Chủ tịch UBND xã chỉ định sau khi có sự bàn bạc, nhất trí
của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
đoàn thể quần chúng cùng cấp khác. Ban quản lý công trình thực hiện các nhiệm
vụ :
416
- Tổ chức, theo dõi thi công công trình đảm bảo đúng dự toán, đúng thiết
kế và tiến độ được duyệt;
- Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình;
- Quyết toán công trình đảm bảo thời gian, đúng quy định.
* Ban Tài chính xã có trách nhiệm tham mưu cho xã về dự toán công
trình, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân, chịu trách
nhiệm về mặt nghiệp vụ trong việc quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng
góp của nhân dân theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.
* Đối với các xã đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn để xây
dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ, nếu xã không có đủ điều kiện lập Ban quản lý công
trình thì được lập Ban quản lý công trình cấp huyện để tổ chức quản lý công trình đối
với từng xã được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn đóng
góp của nhân dân. Trưởng Ban và các thành viên Ban quản lý công trình cấp huyện
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định sau khi có sự bàn bạc nhất trí của
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ
chức đoàn thể quần chúng cùng cấp.
* Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động,
quản lý và sử dụng vốn đóng góp.
Các thành viên của Ban giám sát công trình do nhân dân bàn và quyết
định cử ra trong số đại diện hộ gia đình trong xã và có thể bầu chọn thành viên
Ban giám sát công trình trong số đại diện Ban thanh tra nhân dân xã, đại diện Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn
thể quần chúng khác của xã.
Ban giám sát công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, các
khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng vốn đóng góp để đầu tư xây dựng các
công trình; giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy
định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.
Ban giám sát công trình có trách nhiệm phát hiện và thông báo kịp thời
cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định trong
quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân
dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã.
417
1.2.4. Kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư
a. Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
- Việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động tại xã;
- Đối với trường hợp công trình đòi hỏi kĩ thuật cao, tính chất thi công phức tạp
mà lực lượng thi công tại xã không đảm nhận được thì Uỷ ban nhân dân xã phải tổ
chức mời thầu và đấu thầu với các lực luợng thi công ngoài địa bàn xã. Trong quá
trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về lựa chọn nhà
thầu phải tiến hành xem xét, đánh giá về :
+ Qui trình, hình thức, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Kiểm tra việc lựa chọn thầu phụ của nhà thầu chính hoặc tổng thầu;
việc giao thầu lại cho các thầu phụ;
+ Kiểm tra hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu, hợp
đồng giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với các nhà thầu phụ.
- Đối với công trình do xã tự tổ chức thi công, Ban quản lý công trình
phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí về vật liệu, ngày công lao động và các
chi phí khác cho công trình.
b. Kiểm tra quá trình thi công xây dựng công trình :Kiểm tra quá trình thi
công xây dựng công trình bao gồm kiểm tra chất lượng, tiến độ xây dựng, khối
lượng thi công, an toàn và môi trường lao động. Kiểm tra nhà thầu thi công xây
dựng công trình
Kết thúc thi công, trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng, UBND
xã kết hợp với đại diện của Mặt trận Tổ quốc tổ chức nghiệm thu công trình theo
đúng thiết kế và dự toán được duyệt.
c. Kiểm tra và nghiệm thu công trình xây dựng
- Kết thúc thi công, trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng, Uỷ
ban nhân xã kết hợp với đại diện của Mặt trận Tổ quốc tổ chức nghiệm thu công
trình theo đúng thiết kế và dự toán được duyệt.
- Sau khi nghiệm thu công trình đạt kết quả, Ban quản lý công trình phải
tiến hành quyết toán công trình theo đúng qui định để đưa công trình vào sử
dụng. Giá trị quyết toán của công trình phải phù hợp với dự toán được duyệt,
418
không chấp nhận quyết toán phần giá trị thực hiện vượt dự toán nếu không được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Ban Tài chính có trách nhiệm quyết toán xác định số chênh lệch giữa thu
và chi của công trình. Việc xử lý số chênh lệch (nếu có) phải được nhân dân bàn
và quyết định.
- Công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng phải đúng mục đích,
hàng năm phải có kế hoạch bố trí kinh phí để sửa chữa, bảo vệ công trình.
c. Kiểm tra việc kết thúc xây dựng công trình
Sau khi quyết toán công trình, Uỷ ban nhân xã lập báo cáo trình Uỷ ban
nhân dân huyện tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân
dân. Việc lập báo cáo phải công khai cho nhân dân biết. Các báo cáo gồm:
- Báo cáo tài chính;
- Các biên bản nghiệm thu; báo cáo đánh giá chất lượng của công trình;
- Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng vốn của công trình.
2- Nội dung kiểm tra, thanh tra việc thi công xây dựng công trình
thuộc thẩm quyền xử lý của xã.
- Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư.
3- Nội dung kiểm tra, thanh tra xây dựng công trình theo quy hoạch
xây dựng thuộc thẩm quyền xử lý của xã.
Kiểm tra. thanh tra việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng
phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và bản đồ
quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đánh giá về sự
phù hợp của công trình với quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch đó. Kiểm tra,
thanh tra xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt gồm có:
- Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng công trình theo qui hoạch xây dựng đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng
được cấp có thẩm quyền cấp và điều kiện của pháp luật về việc cấp giấy phép
xây dựng đối với công trình đó.
419
- Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng công trình tuân thủ theo các qui định
về kiến trúc qui hoạch và các qui định khác của pháp luật về xây dựng.
4- Nội dung kiểm tra, thanh tra về quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật thuộc thẩm quyền xử lý của xã.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ khu vực an toàn
giếng nước ngầm phục vụ cấp nước sinh hoạt.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ hành lang an toàn
tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ an toàn các công
trình kỹ thuật thuộc hệ thống cấp nước.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về khai thác, sử dụng hệ
thống thoát nước.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về xây dựng, quản lý và sử
dụng nghĩa trang.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ cây xanh, công
viên và vườn hoa.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về thu gom, vận chuyển và
đổ rác thải.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống
chiếu sáng.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống
tuy nen, hào kỹ thuật; khai thác và sử dụng công trình ngầm.
5- Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý phát triển nhà và công
sở thuộc thẩm quyền xử lý của xã.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý nhà ở.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về giao dịch nhà ở.
Phần II
XỬ LÝ, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
420
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG:
1- Khái niệm vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển nhà và công sở:
Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật và quản lý phát triển nhà và công sở là hành vi do tổ chức, cá nhân
thực hiện cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về hoạt động xây dựng, quản lý
công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển nhà và công sở mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2- Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý
công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển nhà và công sở thuộc
thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND xã bao gồm:
2.1. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng thuộc
thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND xã:
2.1.1 Hành vi của chủ đầu tư
a. Chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép
được cấp có thẩm quyền cấp.
b. Chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép
xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
c. Chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế được thẩm định, phê
duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng.
d. Chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc
có che chắn nhưng vẫn để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung
quanh; để vật liệu xây dựng ở vỉa hè, lòng đường, ngõ xóm, khu dân cư không
đúng quy định.
e. Chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định
về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận.
f. Chủ đầu tư tổ chức thi công XD công trình vi phạm công tác quản lý
chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận.
421
g. Chủ đầu tư không thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho UBND
xã nơi xây dựng công trình trước 7 ngày theo quy định.
2.1.2 Hành vi của các nhà thầu
a. Nhà thầu thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cơ
quan thẩm quyền cấp sau khi có biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công
xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng.
b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng
sau khi có biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi cô,.ng xây dựng công trình
vi phạm trật tự xây dựng.
c. Nhà thầu thi công xây dựng sai thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt;
xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1:500 đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng sau khi
có biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm
trật tự xây dựng.
d. Nhà thầu thi công xây dựng không che chắn để rơi vãi vật liệu xây
dựng xuống các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy
định.
e. Nhà thầu tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về
xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận.
f. Phạt tiền đối với nhà thầu tổ chức thi công xây dựng vi phạm quản lý
chất lượng công trình gây sụp đổ công trình lân cận.
2.2. Các hành vi vi phạm hành chính về quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND xã
a. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước
ngầm phục vụ cấp nước sinh hoạt
b. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống
nước thô và đường ống truyền tải nước sạch
c. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn các công trình kỹ thuật
thuộc hệ thống cấp nước
d. Hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát
nước
422
e. Hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa
trang
f. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn
hoa
g. Hành vi vi phạm các quy định về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải
h. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng
công cộng
i. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống tuy nen, hào
kỹ thuật; khai thác và sử dụng công trình ngầm.
2.3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phát triển
nhà và công sở thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch.UBND xã
- Hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
- Hành vi vi phạm quy định về giao dịch nhà ở
3- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng,
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển nhà và công sở
- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị
đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời,
công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc
phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền theo quy
định thực hiện và phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Tổ
chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi
vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính
thì mỗi tổ chức, cá nhân vi phạm đều bị xử phạt.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi
phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết
định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế
cấp thiết, sự kiện bất ngờ, vi phạm hành chính khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc
423
các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình.
4- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc
phục hậu quả do vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý
công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển nhà và công sở gây ra:
4.1. Các hình thức xử phạt hành chính gồm:
a) Cảnh cáo: Phạt cảnh cáo là hình thức phạt chính đối với hành vi vi phạm
lần đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
b) Phạt tiền: mức phạt tối đa đến 500 triệu đồng.
4.2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp
dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng
quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được
tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là
việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực
tiếp đến vi phạm hành chính.
- Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản
lý, người sử dụng hợp pháp.
4.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm
hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ bộ phận công trình, công trình xây dựng vi
phạm;
Cá nhân, tổ chức phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do
vi phạm hành chính của mình gây ra hoặc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái
424
phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng
các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho
việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi
phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện
pháp để khắc phục; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì
bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi
phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
c. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy
định của pháp luật.
4.4. Đối với những hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì ngoài việc bị xử
phạt tiền theo quy định tại Nghị định này còn bị xử lý theo quy định tại Nghị
định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi
phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-
CP).
5-Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng,
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở
5.1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
a- Khái niệm: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian
được pháp luật quy định mà nếu hết khoảng thời gian đó thì người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính không được xử phạt đối với người có hành vi
vi phạm hành chính nữa.
b- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản
lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở: là 02 năm, kể
từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện (đối với dự án đầu tư xây dựng công
trình, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm kể từ ngày dự án được
bàn giao, đưa vào sử dụng); quá thời hạn trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
c- Điều kiện được coi là hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
425
- Hết thời hạn 2 năm và không cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt;
không thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực xử phạt.
d- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không được ra quyết định
xử phạt nhưng vẫn được ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
5.2- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
a- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt là 1 năm kể từ ngày ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
b- Điều kiện để được coi là hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính:
Hết thời gian 1 năm mà quyết định xử phạt không được thi hành và người
bị xử phạt không cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành.
c- Lưu ý:
- Hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt thì không thi hành quyết định
xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong
quyết định xử phạt.
- Nếu người bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành
quyết định xử phạt được tính lại từ kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh,
trì hoãn.
- Thời hạn, thời hiệu trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được quy
định theo tháng, theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm
dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của bộ luật lao động.
- Thời hạn quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày
làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của bộ luật lao động.
II- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH UBND
XÃ TRONG XÂY DỰNG
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tuỳ theo từng hành vi, mức độ vi phạm do
các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật và quản lý phát triển nhà và công sở nhưng mức phạt tối đa không
quá 2.000.000 đồng;
426
- Được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bổ sung: Tịch
thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến
2.000.000 đồng.
- Được áp dụng các biện phát khắc phục hậu quả như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính
gây ra.
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.
+ Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định
của pháp luật.
III- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG XÂY
DỰNG:
1- Trình tự tiến hành xử phạt vi phạm hành chính
Về nguyên tắc thì xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành theo
một trình tự được pháp luật quy định.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện thứ tự theo từng bước một,
mỗi bước phải tuân theo những thủ tục nhất định, không được làm tắt bỏ qua bất
kỳ bước nào. Trừ trường hợp được pháp luật quy định.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành theo trình tự sau:
1.1- Phát hiện hành vi vi phạm hành chính
Việc phát hiện hành vi vi phạm hành chính có thể do người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính phát hiện, cũng có thể do thông qua tin báo.
Phát hiện đúng hành vi vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng, nếu
phát hiện sai dẫn đến xử phạt sai. Đây là nguyên nhân gây nên khiếu kiện.
1.2- Ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm hành chính
- Quyết định đình chỉ hành vi vi phạm hành chính có thể bằng văn bản, tín
hiệu, còi…
427
- Ví dụ khi ta thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, cảnh sát giao thông tuýt còi. Đây chính là
quyết định đình chỉ hành vi vi phạm hành chính.
1.3- Lập biên bản vi phạm hành chính
- Đây là thủ tục bắt buộc (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục giản đơn).
- Biên bản vi phạm hành chính có 2 ý nghĩa pháp lý quan trọng:
+ Biên bản vi phạm hành chính thể hiện hiệu lực chứng cứ.
+ Biên bản vi phạm hành chính thể hiện hiệu lực áp dụng.
Đây chính là căn cứ để ban hành quyết định xử phạt.
- Biên bản vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền lập.
1.4. Ra quyết định xử phạt
- Đây là bước tiếp theo mà người có thẩm quyền phải thực hiện.
- Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đúng thẩm quyền,
nội dung phải đúng với quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1.5. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1.6. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khi đã quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà
người bị xử phạt vẫn không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính thì cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng
chế để thi hành quyết định xử phạt.
1.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính được Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính quy định như sau :
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp
pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm
hành chính.
- Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi
phạm hành chính.
428
- Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực
hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định 2 loại thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính:
2.1. Thủ tục xử phạt đơn giản:
Thủ tục xử phạt đơn giản được áp dụng để xử lý các vi phạm hành chính
có tính chấ đơn giản, rõ ràng chưa gây thiệt hại, hoặc gây thiệt hại không lớn về
tài sản với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng. Người có thẩm
quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ. Người bị phạt có thể nộp tiền phạt
tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Để xử phạt phải ra quyết định xử phạt, quyết định xử phạt phải thể hiện
bằng văn bản theo mẫu quy định. Quyết định xử phạt phải ghi rõ:
- Ngày tháng, năm ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi
phạm;
- Hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm;
- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.
Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ
chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và
được nhận biên lai thu tiền phạt. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ,
cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại kho bạc Nhà nước trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt (trừ trường hợp đặc biệt do pháp
luật quy định).
2.2. Thủ tục xử phạt thông thường (có lập biên bản):
- Nghĩa là việc xử phạt phải tuân theo trình tự xử phạt, không bỏ qua bước
nào như: lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt
- Trường hợp áp dụng: phạt tiền từ 200.000 đồng trở lên.
429
a. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính
Đây là quy định bắt buộc, việc lập biên bản vi phạm hành chính được thực
hiện như sau:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt
đang thi hành công vụ phải lập biên bản vi phạm hành chính.
- Biên bản vi phạm hành chính phải lập ít nhất thành 2 bản và được người
lập biên bản, người vi phạm, người làm chứng, người bị thiệt hại cùng ký tên
vào biên bản.
- Trường hợp người vi phạm, người làm chứng, người bị thiệt hại không
ký tên vào biên bản thì người lập biên bản phải nêu rõ lý do vào biên bản.
- Trường hợp biên bản được lập gồm nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ.
- Biên bản lập xong phải giao cho người vi phạm hành chính một bản.
Nếu vụ vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt của người
lập biên bản, thì người này phải chuyển biên bản đến thủ trưởng của mình là
người có thẩm quyền xử phạt để người đó ký tên vào biên bản và ra quyết định
xử phạt.
b. Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Ra quyết định xử phạt là trung tâm của quá trình xử phạt, để ra quyết định
xử phạt phảI tiến hành các bước sau đây:
- Xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hay của cơ
quan khác, trên cơ sở xem xét biên bản về hành vi vi phạm pháp luật, và các văn
bản có liên quan về lĩnh vực quản lý do mình đảm nhiệm; mức xử phạt đối với
hành vi vi phạm; thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm;
- Phân tích mọi tình tiết của hành vi vi phạm: nhân thân người vi phạm;
điều kiện khách quan, chủ quan gây vi phạm; lỗi của người vi phạm, thiệt hại do
vi phạm hành chính gây nên…
- Lựa chọn văn bản và điều khoản áp dụng.
Khi đã khẳng định được hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của
mình, trên cơ sở phân tích các tình tiết của vụ việc, bước tiếp theo là lựa chọn
văn bản, điều khoản áp dụng để xử lý vi phạm. Người ra quyết định phải khẳng
định chắc chắn là văn bản được áp dụng để xử lý vi phạm còn hiệu lực áp dụng.
430
Khi tiến hành xử phạt phải tuân thủ thời hạn, thời hiệu xử phạt. Thời hạn
ra quyết định xử phạt: trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi
phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính.
Nếu có tình tiết phức tạp hoặc cần gia hạn thì thời gian tối đa không quá
30 ngày người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt.
Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ
quan thu tiền phạt trong 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết
định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử
phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
c. Thủ tục phạt tiền
- Trường hợp áp dụng: với mức phạt từ 200.000 đồng trở lên thì áp dụng
thủ tục xử phạt thông thường. Tức là, người có thẩm quyền xử phạt phải thực
hiện theo các bước sau:
- Lập Biên bản vi phạm hành chính;
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành
phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho
đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ
chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt
có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu
tiền phạt. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở
tại Kho bạc nhà nước.
d. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Khi áp dụng hình thức xử phạt là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt
phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng
431
ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện bị tịch
thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại
diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải
tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và
người chứng kiến, nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng
mặt thì phải có hai người chứng kiến.
e. Thủ tục chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao
quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận; thời điểm
người bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm giao quyết
định.
Trường hợp đã qua một năm, mà người có thẩm quyền không thể giao
quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do người đó không đến nhận và không
xác định được địa chỉ của họ hoặc lý do khách quan khác thì người đã ra quyết
định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt và biện pháp
khắc phục hậu quả ghi trong quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt: 10 ngày kể từ ngày được giao
quyết định xử phạt. Đây là thời hạn người bị xử phạt tự nguyện thi hành quyết
định xử phạt.
- Sau 10 ngày nhận được quyết định xử phạt nếu người vi phạm hành
chính không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế chấp hành.
- Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế
5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
IV- THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THỰC HIỆN XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG XÂY DỰNG:
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không tự giác chấp
hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành, việc ra quyết định cưỡng chế
và thi hành quyết định cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền thực hiện:
- Chủ tịch UBND các cấp, Chánh Thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh
Thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ
432
chức thực hiện cưỡng chế sau thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày đã
hết hạn ghi trong quyết định xử phạt mà không chấp hành quyết định xử phạt.
- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện
chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau
đây:
+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ
tài khoản ngân hàng.
+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
+ Buộc tháo dỡ bộ phận công trình, công trình xây dựng vi phạm; tịch thu
tang vật, phương tiện sử dụng để hành vi vi phạm hành chính; buộc khôi phục
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc
thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết
định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức thực hiện biện pháp
cưỡng chế.
V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ:
1- Các loại công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý bao gồm:
- Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép
xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng.
- Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan
có thẩm quyền cấp.
- Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây
dựng).
- Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận;
ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
2- Các biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Tất cả các hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý theo một
hoặc các hình thức sau đây:
433
- Ngừng thi công xây dựng công trình.
- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng
cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp
các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với
công trình xây dựng vi phạm.
- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp
vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
Ngoài các hình thức, biện pháp xử lý nêu trên thì đối với chủ đầu tư, nhà
thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi
công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng còn bị nêu tên
trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
3- Thủ tục xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng, ngoài thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính như trên còn phải thực hiện theo quy định tại văn bản về xử lý vi
phạm trật tự xây dựng. Cụ thể:
a. Thủ tục ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình
- Trong vòng 24 tiếng kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính và ngừng
thi công. Nếu chủ đầu tư không ngừng thi công và không tự ý phá dỡ thì chủ tịch
UBND cấp xã phải ra quyết định đình chỉ thi công và buộc chủ đầu tư tự phá dỡ.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi chủ tịch UBND xã ra quyết định đình chỉ
thi công thì cơ quan có liên quan phối hợp với chủ tịch UBND xã cấm phương
tiện vận chuyển, người ra vào công trình xây dựng vi phạm và cắt điện, nước.
- Lưu ý: Chủ đầu tư vắng mặt hay cố ý vắng mặt thì quyết định đình chỉ
thi công xây dựng công trình vẫn có giá trị.
b. Thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức phá dỡ thuộc
thẩm quyền của chủ tịch UBND xã
- Đối với công trình xây dựng không phải lập phương án phá dỡ như:
+ Công trình xây dựng tạm;
434
+ Công trình hay bộ phận công trình có chiều cao dưới 3m so với mặt đất;
+ Công trình xây dựng có móng bằng gạch, đá, bê tông độc lập, không
liên kết với các công trình lân cận.
Thời hạn ra Quyết định cưỡng chế phá dỡ: sau 3 ngày (kể cả ngày nghỉ),
kể từ khi ban hành Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây
dựng vi phạm mà chủ đầu tư không tự phá dỡ.
- Đối với công trình phải lập phương án phá dỡ:
Thời hạn ra quyết định cưỡng chế phá dỡ: sau 10 ngày (kể cả ngày nghỉ),
kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công mà chủ đầu tư không tự phá dỡ.
- Đối với công trình bị đình chỉ thi công để xin cấp GPXD:Nếu sau 60
ngày, chủ đầu tư không có GPXD, chủ tịch UBND cấp xã ban hành Quyết định
cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ.
Lưu ý: chủ đầu tư vắng mặt hay cố tình vắng mặt Quyết định cưỡng chế
phá dỡ vẫn được thực hiện. Chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí tổ chức thực hiện
phá dỡ.
4- Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chủ tịch UBND Xã
- Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng
vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với
công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công
trình do UBND cấp huyện và Sở Xây dựng cấp phép.
- Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm
theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
- Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng để
xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi
phạm.
- Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các trường hợp vi
phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã; xử lý
cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
435
Phần III
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
I- KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận. Để những quyền này được đảm bảo
thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đòi
hỏi trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ phía các cá nhân và
cơ quan có thẩm quyền phải luôn đúng pháp luật, công bằng, khách quan, đáp
ứng nguyện vọng của nhân dân
Khiếu nại, tố cáo là hai khái niệm thường được nhắc đến cùng nhau, song
tất nhiên khiếu nại, tố cáo không phải là một.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định
báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại
lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
II- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
1- Khởi xướng vụ việc
Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành
chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu
nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp của mình.
2- Tiếp nhận đơn khiếu nại
- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn
khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu
nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu