Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tình huống văn hóa doanh nghiệp Công ty BOEING và việc tuyển dụng quan chức được giao nhiệm vụ mua hàng cho Chính Phủ Mỹ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.23 KB, 29 trang )

Tình huống 4
Công ty BOEING và việc tuyển dụng quan chức được
giao nhiệm vụ mua hàng cho Chính Phủ Mỹ.
Bà Darlene Druyun là một viên chức lâu năm của Chính phủ Hoa Kỳ, bà
phụ trách việc mua thiết bị cho không quân Mỹ. Vào cuối năm 2002, bà sắp
nghỉ hưu và chuẩn bị tìm việc làm sau đó. Cô Heather MeKee, con gái bà, là
một nhân viên làm việc tại xí nghiệp của công ty Boeing tại Thành phố Sait
Louis, đã từng có nhiều giao dịch với Chính Phủ liên bang.
Theo các tài liệu trong hồ sơ Tòa án, bà Druyun khai rằng ông Sears đã
giúp cho con gái bà vào làm việc tại Boeing. Tháng 9/2002, Cô Mekee gửi
email cho ông Michael Sears – lúc đó là Giám đốc tài chính của Boeing và đang
được cân nhắc nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc điều hành Boeing sắp tới – để
báo cho biết là mẹ cô sắp nghỉ hưu. Một tháng trước khi bà Druyun rời khỏi
chức vụ có quyền quyết định về hợp đồng dịch vụ với Boeing thì Ông Sears hội
kiến với bà và sau đó gửi e-mail cho bà và đồng ý nhận bà vào làm việc cho
Boeing. Tuy nhiên Ông Sears lại phủ nhận có cuộc hội kiến đó.
Cuối năm 2002, hai đối tác này đạt được thỏa thuận tuyển dụng và bà
Druyun làm việc cho Boeing tại Chicago với chức vụ Phó chủ tịch. Lúc đó
Boeing đang đấu thầu cung cấp cho không quân Mỹ 100 phi cơ Boeing 767
chuyên dụng tiếp tế nhiên liệu.
Cũng trong thời gian này, John Judy, một luật sư của Boeing dọn nhà từ St.
Louis thủ đô Washington DC, mua căn nhà của bà Druyun, bà Druyun bắt đầu
chính thức làm việc tại cơ sở của Boeing tại Chicago vào tháng 01/2003.
Vào mùa hè 2003, Boeing mở cuộc điều tra nội bộ về việc tuyển dụng bà
Druyun. Ông Sears và bà Druyun đã trao đổi các bản ghi nhớ và e-mail điều
chỉnh lại các sự kiện và không phản ánh chính xác các chuyện đã thực sự diễn
ra và những gì để có thể lần theo dấu vết qua các điểm gặp gỡ và các nhân
chứng. Dựa trên cuộc điều tra nội bộ với bằng chứng thuyết phục là đã có âm
mưu tuyển dụng Bà Druyun trong lúc bà còn nắm quyền quyết định về hợp
đồng giao dịch và có ý đồ bưng bít việc làm đó, công ty Boeing đã sa thải cả hai
– ông Sears và Bà Druyun.


Bà Druyun bị Chính Phủ liên bang buộc tội vi phạm qui chế giao dịch và
âm mưu kiếm lợi riêng. Tháng 4/2004, Bà Druyun kháng án về âm nưu này và
biện hộ trước Tòa “Tôi rất lấy làm tiếc về hành động của mình và tôi muốn xin
lỗi”. Thoạt đầu bà chỉ bị kết án 6 tháng tù do được giảm nhẹ vì đã hợp tác với
các Điều tra viên liên bang nhưng cuối cùng lại bị xử 9 tháng vì khai man là đã
không dành đặc ân cho hãng Boeing nhận được nhiều hợp đồng cung cấp, để
đổi lại cho việc Boeing tuyển dụng cho con gái và con rể bà.
Sau đó hãng Boeing và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ thương lượng lại hợp đồng
và Tổng giám đốc điều hành Boeing là Harry Stoneciphen sa thải con gái Bà
Druyun đồng thời cam kết sửa chữa những khiếm khuyết của công ty.
Một số thông tin bổ sung hữu ích nằm trong nội dung của các thư điện tử
và cho thấy rõ hơn tiến trình theo thời gian cũng như ý đồ của các bên liên quan.
Về Bà Druyun: Bà đang sắp nghỉ hưu và đang tìm việc làm và thu nhập. Bà
quên không cân nhắc các vấn đề như tác động dài hạn của cách làm này đối với
tương lai của mình. Cách làm đó không thể chỉ thiếu đạo đức mà còn vi phạm
luật, có thể bị phạt tù đến 5 năm và phạt tiền đến 250 ngàn đôla. Có thể bà ta chỉ
cho rằng lợi dụng quyền hạn để tiến hành các cuộc tiếp xúc, nhưng nếu như vậy
thì bà Druyun phải loại bỏ sự xung đột về quyền lợi. Bà chỉ nhắm vào mối lợi
trong ngắn hạn.
Về Ông Sears: Công ty của ông đang cạnh tranh gay gắt để dành được một
hợp đồng lớn trong lúc Bà Druyun có thế lực và quyền hạn trong quyết định về
các bản hợp đồng của Chính Phủ. Ông Sears cho rằng Bà Druyun biết có chỗ
làm đang chờ bà là một cách đảm bảo cho Boeing có được hợp đồng cung cấp
100 máy bay tiếp nhiên liệu cho Chính Phủ.
Cách làm đó tỏ ra tai hại cho ông Sears, Bà Druyun và những người khác
vì đã không tính đến chuyện bất hợp pháp, không phân tích sự xung đột quyền
lợi cũng tác động vào thanh danh của ông và công ty Boeing. Việc làm thiếu
cân nhắc này gây mất tín nhiệm đối với các công ty và Chính phủ cùng với ý
nghĩa có sự xuất hiện của tham nhũng trong đó.
Về cô Heather: Cô con gái Bà Druyun được tuyển dụng vào làm cho công

ty Boeing là do ảnh hưởng của Bà và ông Sears. Cô đã quen với kiểu làm việc
như vậy và đã sắp xếp móc nối cho hai bên. Cô đã hóa giải sự xung đột về
quyền lợi sau khi vào làm việc với Boeing.
Tình huống 5
Xe thể thao đa dụng (Sport Utility Vehicle), môi trường,
sự an toàn và các nhà góp vốn đầu tư.
Sự phát triển và thụt lùi của thị trường xe thể thao đa dụng
Năm 1990, có 4 triệu xe SUV được bán ra thị trường gồm tổng số 14 triệu
xe được bán tại Mỹ. Năm 1999 doanh số đã cao hơn với 8,2 triệu xe SUV trong
số 16,4 triệu xe các loại được bán ra. 47,6% số xe bán ra của hãng FORD là
SUV mang tên Explore, Expedition và Excursion.
Các xe này đã chiếm chỗ của các hiệu xe bán tải BRONCO và BRONCO
II nhỏ hơn.
Các hiệu xe bán chạy nhất trong thị trường SUV năm 2000 gồm:
• FORD Expedition : 203.412 chiếc.
• Jeep grand cherokee : 181.908 chiếc.
• Dodge durango : 139.811 chiếc
• Ford Explorer : 93.710 chiếc
• Chevrolet Suburban : 48.982 chiếc
• Chevrdet Tahoc: 47.103 chiếc
Năm 1997, hầu hết các nhà sản xuất xe hơi mở rộng thị trường SUV hạng
sang với giá mỗi chiếc khoảng trên dưới 50.000 USD với trang thiết bị đắt tiền
như TV, VCR, ghế da cùng tất cả các tiện nghi của xe hơi hạng sang. Những
hiệu xe nhập cuộc thị trường này gồm:
- Cadilac Escalade của hãng General Motors.
- Yukon Denadi của hãng GMC.
- Tahoe của hãng General Motors.
- Lincoln Navigator của hãng Ford
- M Class Sun của hãng Mercedes
- BMW X5 của hãng BMW.

- Lexus, RX 300 và Landcruiser của hãng ToYota.
Năm 2000, phân khúc thị trường SUV tại Hoa Kỳ là 80,5%, chiếm tới 1/5
tổng số xe được mua tại đây. Lợi nhuận từ mỗi chiếc SUV bán ra trung bình vào
khoảng 10.000 USD. Riêng tiền lãi từ một chiếc Ford Excursion SUV lên đến
18.000 USD. Cũng tring năm 2000, loại SUV có dấu hiệu sụt giảm được gán
cho là do giá xăng dầu leo thang. Tuy nhiên loại xe có đặc điểm đa năng này
dường như lại tăng doanh số bán ra vào giữa năm 2001. năm 2003. Trong năm
2002 doanh số bán ra loại xe SUV lớn sụt giảm khoảng 2% bằng số sụt giảm
của các loại xe khác tuy nhiên loại SUV nhỏ tăng 23% năm 2002 và SUV trung
bình tăng 6,9%. Xe SUV và xe bán tải (pickup) đem lại 90% lợi nhuận cho ba
hãng khổng lồ tại Mỹ năm 2002.
Các tư liệu thị trường về người mua xe SUV cho thấy lý do chính họ mua
xe loại này là an toàn (44%), rồi đến nhu cầu gia đình vì chỗ ngồi cho nhiều
người (33%), rồi đến đặc tính băng đồng (10%) vả sau hết là “theo xu hướng”
(10%).
Cũng do đó mà SUV đã trở thành đề tài tranh luận của công chúng về vấn
đề môi trường và an toàn. Các phương tiện truyền thông cũng đề cập nhiều đến
loại xe SUV này liên quan đến việc sở hữu, điều khiển và sản xuất loại xe này.
Xe SUV và môi trường
Trong số các quốc gia công nghiệp, Mỹ là nước thải ra lượng Carbon
dioxide lớn nhất và khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) liên quan đến hiện tượng
ấm lên toàn cầu. Tính đến năm 1998, 1/3 khí GHG ở Hoa Kỳ là do xe động cơ
thải ra trong khi năm 1992 con số đó chỉ là ¼ cũng là năm thỏa thuận khung về
thay đổi khí hậu đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro.
Trong khoảng từ năm 1992 đến năm 1997, các quốc gia dự hội nghị này
thương lượng về các tiêu chuẩn khí thải vừa tự nguyện, vừa bắt buộc và có
nhiều bất đồng. tại cuộc họp ở Kyoto năm 1997 và ở Buenos Aires năm 1998,
đoàn đại biểu Mỹ lập luận rằng các quốc gia đang phát triển cũng phải cam kết
giảm khí thải GHG. Lập trường của các quốc gia đang phát triển là Hoa Kỳ và
các quốc gia công nghiệp khác phải chia sẻ gánh nặng lớn nhất về việc giảm khí

thải GHG gây hiệu ứng nhà kính vì bành trướng công nghiệp tại các quốc gia
này.
Kể từ Hội nghị thượng đỉnh năm 1992, lượng khí thải CO2 từ xe có động
cơ đã vượt qua các nguồn khí thải khác. Số lượng SUV VA2 xe tải nhẹ bán ra
vượt lên số nhiều nhất và cả hai loại này đều được hưởng các tiêu chuẩn dễ dãi
về khí thải của Chính Phủ Hoa Kỳ. Xe tải, xe buýt và các xe khách nặng trên
8.000 pounds không phải theo các tiêu chuẩn liên bang về khí thải. Trọng lượng
của một số xe SUV như sau:
- ToYota LandCruiser : 5.115 pounds
- GM Tahoe 4.828 pounds
- Lincoln Navigator 5.390 pounds
- GM Suburban : 4.914 pounds
- ToYota 4 – Runner 3.885 pounds
Một chiếc xe bốn chỗ hạng sang Lincoln Towne, 4 cửa nặng 4.156 pounds.
Năm 1997, tờ NewYork Times đưa ra một bản báo cáo rằng do có một kẽ hở
của luật pháp, các xe nói trên bao gồm cả xe SUV có nhiều khí thải cao hơn các
xe ôtô khác từ 20 cho đến 100%. Bài báo nhận xét rằng nếu người Mỹ chỉ mua
ôtô 4 chỗ thông thường thay vì SUV hay xe tải nhẹ thì khí thải CO
2
đã chỉ còn
9,3%.
Sau đó, năm 1997 các viên chức kiểm soát chất lượng không khí Bang
California đưa ra đề nghị buộc xe tải, xe chở hàng nhỏ và hầu hết SUV phải đáp
ứng tiêu chuẩn khí thải như các ôtô du lịch 4 chỗ vào năm 2004 và nay đề nghị
này đã trở thành luật.
Tiếp theo hiệp ước Kyoto ngày 12/12/1997 mà nếu được phê chuẩn bởi
Mỹ, thì sẽ buộc nước này giảm khí thải xuống mức năm 1990 vào năm 2012.
Hãng xe For và Chrysler đã tuyên bố ngày 05/01/1998 rẳng họ sẽ cắt giảm khí
thải xe SUV và xe tải nhỏ của họ.
Với chi phí 100 USD cho 01 xe tức 100 triệu/năm, hãng Ford tuyên bố loại

xe Windstar sẽ đáp ứng ngay các tiêu chuẩn khí thải cho xe du lịch 4 chỗ. Tờ
The Newyork times báo cáo về quyết định của hãng Ford như sau :
“Chủ tịch kinh doanh toàn cầu của Hãng Ford – Ông Hacques Nasser – đã
nói rõ trong một cuộc phỏng vấn rằng hãng này muốn duy trì sự chấp nhận của
khách hàng đối với SUV thay cho xe 4 chỗ trong khi có ưu thế hơn các hãng
cạnh tranh khác trong việc phục vụ các gia đình có hiểu biết về môi trường. Ông
nói : “bất cứ ai quan tâm đến môi trường không phải lo vì hãng Ford cũng quan
tâm đến các bài báo gần đây trong tờ The Newyork times về các vấn đề môi
trường”.
Tờ USA Today viết một loạt bài trong năm 1999 về các chủ đề sau: Bất lợi
của việc lái một chiếc xe ôtô nhỏ trong một thị trường khống chế bởi SUV;
Trọng tâm cao của các xe SUV nhỏ và mối nguy hiểm khi lật xe và cách tránh
né của các nhà sản xuất ôtô xung quanh các quy định về mức tiết kiệm nhiên
liệu trung bình mà Chính phủ liên bang buộc nhà sản xuất ôtô phải đạt được.
Mức tiết kiệm cho xe hơi nhỏ 4 chỗ là 27,5 miles/gallon trong điều kiện kết
hợp xe chạy trong thành phố và trên xa lộ và 20,7 miles/gallon đối với xe tải và
SUV. Tiền phạt nếu không đạt mức tiết kiệm nhiên liệu là 5,5 USD cho mỗi 0,1
mile/gallon thiếu hụt theo tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu. Nếu một nhà sản xuất
bán ra 01 triệu chiếc xe có mức tiêu thụ trung bình là 27 miles/gallon thay vì
27,5 milles/gallon thì tiền phạt sẽ là 27,5 triệu USD.
Các nhà sản xuất xe ôtô nước ngoài nói chung bỏ qua các tiêu chuẩn tiết
kiệm nhiên liệu này và chịu trả tiền phạt. Họ nói “ Đó là cái giá phải trả trong
kinh doanh”. Các nhà sản xuất ôtô Hoa Kỳ thì tuân thủ vì chế tài bao gồm cả
thời gian bị cầm tù đối với các nhà quản lý lãnh đạo công ty.
Tiếp theo loạt bài trên tờ NewYork Time và USA Today Hãng xe Ford
tuyên bố sẽ vượt các tiêu chuần khí thải với xe tải và xe SUV của hãng. Ngày
17/5/1999, Jacques Nasser tuyên bố các xe tải kể cả Explorer và Expedition của
hãng Ford sẽ đạt tiêu chuẩn khí thải đặt ra bởi chính phủ cho năm 2004 ngay từ
năm 2000, vì ông muốn khách hàng có thể chọn lựa trong rất nhiều sản phẩm
của hãng Ford chứ không phải chọn giữa xe thân thiện với môi trường và xe

không thân thiện với môi trường.
Đầu năm 2000, hãng Ford đưa ra bản tường trình về trách nhiệm xã hội và
chỉ trích Hội đồng quản trị công bố bản tường trình đó tại Hội nghị thường niên
của công ty vào tháng 5/2000 cho các cổ đông.
Doanh số bán xe SUV ford Excursion năm 1999 là 15.838 chiếc vượt quá
số xe được sản xuất vì chỉ sản xuất có 15.000 xe. Khách hàng ưu thích phải nằm
trong danh sách chờ đợi.
Ngày hôm sau tờ The Detroit Free Press đăng tuyên bố của hãng ford với
tiêu đề “Hãng Ford khẳng định xe mình thừa sức vượt chỉ tiêu”. Còn hãng thông
tấn Associated Press thì chạy tiêu đề : “Ford thừa nhận tình huống nan giải:
SUV đối đầu với môi trường”.
Các nhóm hoạt động về môi trường nói họ sẽ sử dụng bản tường trình này
để vận động hành lang quốc hội tại Thủ đô Washington đưa ra các qui định khí
thải chặt chẽ hơn. Debbie Zemke, giám đốc quản lý của hãng Ford nói hãng vẫn
giữ vững cam kết thẳng thắn của mình.
Trong khi các nhóm hoạt động môi trường khen ngợi hãng Ford thì các
nhóm khác thắc mắc không biết đó có phải là sự khôn ngoan không.
Một đại biểu quốc hội của bang Michigan nói “Điều đó làm chúng tôi thấy
khó khăn hơn khi đề nghị các tiêu chuẩn hợp lý. Công ty đang cố gắng khẳng
định khả năng mình và chúng tôi không biết chắc khả năng đó đến đâu”.
Trước doanh số bán SUV gia tăng, các nhóm cấp tiến về môi trường chống
đối xe SUV bắt đầu nổi lên với hàng loạt hoạt động. Các viên chức thực thi luật
pháp nhận thấy khắp nước có một xu thế ngày càng tăng các xe SUV của giới
Lãnh đạo công ty bị đốt cháy vào ban đêm có để lại thẻ điện thoại của các nhóm
hoạt động môi trường.
Các vụ đốt xe nói chung thường gây ra bởi tổ chức mệnh danh là Mặt trận
giải phóng địa cầu (Earth Liberation Front) mà 30 chiếc SUV bị hỏa thiêu tại
một chỗ đậu xe của cấp Lãnh đạo tại bang Oregon năm 2001. Kích động bao
trùm cuộc tranh luận về SUV và một kế hoạch gọi là Detroit Project công bố
chiến dịch có các linh mục, giáo sĩ tham gia, đã tố cáo xe SUV là bẳng chứng

coi thường trái đất của Chúa trời.
Gần cuối năm 2000, nhiều nhóm hoạt động môi trường bắt đầu một kế
hoạch dán nhãn vào các xe SUV với những câu như:
“Tôi đang thay đổi môi trường đây. Cứ hỏi tôi bằng cách nào!” Những
người thực hiện coi đây là một hình thức làm cho xấu hổ trước công chúng để
thay đổi thái độ của chủ xe.
Thậm chí khi tấn công Afghanistan, những người chống chiến tranh đã
phân phát các tài liệu lên án việc sử dụng xe SUV như tiếp tay cho khủng bố do
tiêu thụ quá nhiều dầu mỏ.
Các hãng GM và Daimler Chrysler tuyên bố họ sẽ sản xuất loại xe sử
dụng nhiên liệu khác thay vì tăng tốc các chương trình giảm khí thải.
Kể từ 1996, các nhà sản xuất ôtô đã lập một ngân quỹ 1,6 tỷ đô la để triển
khai một loại xe ôtô gia đình đạt 80 miles/gallon với sự liên minh của các công
ty có công nghệ sản xuất loại động cơ này nhưng đến nay chưa đạt kết quả và
trong tương lai gần một sản phẩm như vậy chưa có cơ may được tung ra thị
trường.
Năm 2001 mức tiêu thụ trung bình của xe SUV là 21,2 miles/gallon vượt
quá tiêu chuẩn liên bang là 20% miles/gallon.
Điều này cho thấy thiện chí của các nhà chế tạo xe hơi.
Các nhà hoạt động môi trường dựa vào đó kêu gọi Quốc Hội Mỹ tăng
thêm tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đối với xe hơi.
Các nhà lãnh đạo của cả 3 đại gia sản xuất xe hơi đều nghi ngờ về cam
kết của FORD đạt mức tiết kiệm xăng từ 20 miles/gallon lên 25 miles/gallon
vào năm 2005. Ông Dieter Zetche, Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn
Chrysler cho rằng điều đó là quá tham vọng.
Năm 2004, Hãng FORD công bố ngưng sản xuất dòng xe EXCURSION
SUV.
Một cuộc thăm dò công luận mới đây cho thấy 60% dân Mỹ cho rằng
việc ấm lên toàn cầu là có thực và 72% ủng hộ hiệp định cắt giảm khí thải CO2
trên toàn thế giới. Có những nghiên cứu cho thấy những người sở hữu xe SUV

thích loại xe này nhưng đồng thời cũng cảm thấy có tội. Nhà hoạt động môi
trường Eldridge Cleaver đã lên tiếng : “Họ không là một phần của giải pháp cho
môi trường mà là một phần tạo nên vấn đề cho môi trường.”
Bộ năng lượng Hoa Kỳ đã công bố những dòng xe “uống nhiên liệu” sau
đây :
• Hummer H2 12 miles per gallon
• Lincoln Navigator 13,25 mpg
• Mercedes – Benz G500 13,45 mpg
• GMC Yukon XL, Cadillac Escalade 13,8 mpg
• Land Rover Discovery Series II 13,8 mpg
Theo nghiên cứu thống kê thì chủ yếu dòng xe SUV được mua bởi những
người có nhu cầu di chuyển trên các vùng rừng, đồi núi không có đường xá thí
dụ như chuyên viên khảo sát địa hình, quặng mỏ, các chủ nông trại, người thám
hiểm, du lịch
Các chủ nhân loại xe SUV cũng lập ra “Hội những chủ nhân SUV Hoa
Kỳ” năm 2000 để bênh vực quyền tự do của mình. Các hãng sản xuất xe này
không tài trợ cho tổ chức này. Các hội viên phải đóng 50 USD để làm thành
viên của hội. Mục đích của hội là cho thấy các đặc điểm tốt của loại xe này về
mặt an toàn cùng khả năng chở được nhiều người cùng một lúc.
SUV và an toàn
Đồng thời với lúc Hiệp định Kyoto ra đời và vấn đề khí thải của xe SUV
bột phát thì có các thắc mắc về tính an toàn của xe SUV.
Các tư liệu của Bộ giao thông vận tải Hoa Kỳ cho thấy mức tử vong trong
các tai nạn ôtô đối với xe nhỏ (4 chỗ) là 3/10.000 trong khi đối với xe SUV là
1,3/10.000. Một nghiên cứu về tai nạn gây chết người cho thấy quá nửa là từ các
xe hơi nhỏ 4 chỗ đụng các xe khác không phải SUV trong khi SUV đụng các xe
nhỏ 4 chỗ gây tử vong cho người trong xe 4 chỗ chỉ chiếm 7% tổng số tai nạn
chết người. Kết luận của Viện nghiên cứu an toàn xa lộ là các xe ôtô nhỏ 4 chỗ
không đủ an toàn. Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy số các xe SUV lớn cũng
như các xe ô tô lớn khác hay xe minivan gây tử vong cho người trong xe khác

nhiều gấp 3 lần.
Một nghiên cứu năm 2001 bởi Viện này kết luận là chính chiều cao của xe
SUV là một yếu tố nghiêm trọng trong số thương vong và loại thương vong cho
người trong các xe khác. Cũng theo nghiên cứu này, xe SUV Mercedes M-Class
gây ít thiệt hại nhất cho các xe khác khi xảy ra tai nạn.
Xe SUV còn bị chỉ trích vì dễ bị lật vì xe có trọng tâm cao và đèn pha gây
hoa mắt tài xế các xe du lịch 4 chỗ vì có vị trí cao. Đó cũng là lời than phiền của
các người lái xe 4 chỗ mà từ đó cơ quan kiểm tra an toàn xe hơi Hoa Kỳ đã phải
nhập cuộc đối với không chỉ xe SUV.
Người Mỹ và xe SUV
Cho dù báo chí viết nhiều về sự an toàn và các vấn đề môi trường liên
quan đến xe SUV nhưng qua doanh số bán của SUV cho thấy người dân Mỹ rất
ưa chuộng loại xe này.
Nhà phân tích ngành công nghiệp ô tô Maryann Kelle nhận xét rằng
khách hàng mua một chiếc xe vì ưa thích tính năng của xe cùng sự tiện nghi và
an toàn của nó chứ không vì tiêu chuẩn môi sinh.
Trong lúc nhiều nhà chuyên gia thị trường ô tô đều thừa nhận sự cuốn hút
của xe SUV đối với khách hang thì hãng GM giới thiệu một loại xe mới vừa
chạy bằng xăng dầu vừa chạy bằng điện, chuẩn bị đưa vào thị trường một triệu
chiếc tiết giảm nhiên liệu từ 20% mpg đến 22,2 miles per gallon. Ông Richard
Wagoner – Tổng giám đốc điều hành của GM mạnh mẽ tuyên bố : “Chúng tôi
có trách nhiệm giảm bớt khí thải và tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa.”
Cũng từ đó hãng GM và các hãng khác đã sản xuất một loại SUV mới
dạng xe SUV gia đình có khả năng chạy “bằng đồng” và đủ các tính năng của
xe 4 chỗ, xe minivan, giảm nguy cơ dễ bị lật, đèn pha được hạ thấp để tránh gây
chói mắt tài xế các xe đối diện và tiện nghi nội thất gia tăng.
Hãng Nissan trình làng dòng xe Murano; Hãng xe Honda thì đưa ra dòng
xe Element, hãng GM giới thiệu dòng xe Saturn Vue, hãng Ford giới thiệu
Freestyle năm 2004, hãng Acura có dòng xe MDX, Volvo co XC90, Infinity có
FX.45, Lexus có RX 330, Hoada có PILOT, Buick có RENDEZ VOUS, và

Toyota có dòng xe Highlander. Hầu hết các dòng xe trên đều được tăng cường
an toàn bằng túi khí bảo vệ.
Tình huống 6
Các hãng ô tô General Motors, Volks Wagen và
các vị lãnh đạo lưu động
Chỉ một thời gian ngắn sau khi được đề bạt vào chức Phó chủ tịch hãng
General Motors vào tháng 3 năm 1993, Jose Lopez từ nhiệm để sang làm việc
cho VolksWagen AG- một công ty của tập đoàn VW Đức vào 16/03/1993 trong
chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị. Theo chân Jose Lopez là một loạt 7
viên chức khác của General Motors cũng sang làm việc với hãng VolksWagen.
Hãng GM khởi kiện Jose Lopez theo luật Lanham (Luật chống đánh cắp tài
liệu kinh doanh) với cáo buộc rằng kể từ tháng 8 năm 1992 đến khi đi khỏi hãng
GM vào tháng 3 năm 1993, Jose Lopez đã bí mật thương lượng với đại diện
Volks Wagen về chỗ làm tại hãng này và hứa hẹn cung cấp các kế hoạch và bí
mật kinh doanh của GM, đặc biệt là những tài liệu mật và các ổ đĩa máy điện
toán chứa các thông tin sau:
+ Bảng danh mục các cấu kiện của xe GM và OPEL với tên các nhà cung
cấp toàn cầu, giá cả, điều khoản, điều kiện và thời biểu giao hàng.
+ Bản sao hệ thống mua hàng của GM.
+ Bản sao hệ thống mua hàng tại Châu Âu.
+ Dự án “Plant X” về xưởng máy trong tương lai.
+ Các dự án chế tạo xe ôtô đến năm 2003.
+ Các chiến lược mua hàng trong tương lai.
General Motors cáo buộc rằng Jose Lopez cùng các nhân viên của GM bỏ
việc sang làm cho VolksWagen đã đem theo 20 thùng tài liệu và sau đó đã hủy
các tài liệu đó để phi tang.
Ferdinand Pierel, Giám đốc điều hành của VolksWagen phản bác lại cáo
buộc bôi nhọ của GM rằng hãng ông không lấy các thông tin đó mà hủy bỏ các
tài liệu đó ngay và VolksWagen không có hành động gián điệp công nghiệp nào
và cũng tuyên bố là việc lấy tài liệu của các cựu nhân viên GM như vậy là

không chính đáng.
Tháng 6/1993, các viên chức Đức tìm thấy 4 thùng tài liệu kinh doanh mật
tại nhà của một trong các phụ tá của Jose Lopez và một số tài liệu khác tại nhà
Jose Lopez.
Với việc thu giữ các bằng chứng này, nhà chức trách Đức truy tố Jose
Lopez và 3 cựu nhân viên GM cho dù VW biện hộ rằng tài liệu đã bị hủy
nhưng điều đó không có nghĩa là thông tin trong đó đã không được sử dụng.
Vụ kiện này gồm 11 tội danh bao gồm cả các tội danh từ phía giới chức
Đức và các cáo buộc từ hãng GM đối với vi phạm Luật chống đánh cắp thông
tin kinh doanh Lanham. Riêng Jose Lopez bị cáo buộc 6 tội danh với âm mưu là
trong 4 tháng trước khi bỏ GM ra đi, Jose Lopez cùng các phụ tá của ông đã đưa
ra các yêu cầu nhiều đến mức khác thường để có những tài liệu mật.
Lúc đó Luật Gián điệp kinh tế (Economic Espionage Act) ra đời nhưng
chưa được ban hành nên Jose Lopez không bị xử theo luật này. Để giải quyết ổn
thỏa vụ này Volks Wagen bồi thường cho GM 100 triệu USD nhưng không thừa
nhận đã có sai trái và Jose Lopez tặng 224 ngàn USD cho Quỹ từ thiện ở Đức
để được miễn trừ truy tố bởi Chính Phủ Đức.
Năm 1996, Jose Lopez rời khỏi hãng Volks Wagen mà lý do chính đáng là
hãng ôtô này đã không nghe lời ông xây dựng một nhà máy sản xuất ôtô theo ý
tưởng của ông. Sau đó, Jose Lopez đến ở tại vùng Basque Tây Ban Nha, làm
chuyên gia tư vấn về ôtô.
Trong suốt sự việc GM/VW nói trên, Jose Lopez tỏ ra thất vọng và VW đã
không nghe lời ông thiết lập nhà máy theo ý tưởng của ông. Jose Lopez nói
“Nếu biết vậy tôi đã chẳng rời bỏ GM, tôi đã lầm!”.
Tình huống 7
Hãng chế tạo máy bay Boeing và nhân viên
Ai đã lấy đi các tài liệu?
Năm 1996, hai tập đoàn Boeing và Lockheed Martin tranh đua gay gắt để
ký được hợp đồng trị giá nhiều tỷ đôla để cung cấp các tên lửa phóng vệ tinh
(gọi là dự án EELV). Các vệ tinh này có nhiều chức năng như liên lạc hoặc gián

điệp. Lúc này một kỹ sư không gian và cũng là Giám đốc các cơ sở của tập đoàn
Lockheed ở Florida là Kenneth Branch bay đến hãng Mc Donnell Douglass
đang dự cuộc đấu thầu tên lửa vào lúc Boeing mua công ty này. Việc mua Mc
Donnell của Boeing kết thúc trước khi Kenneth Branch được phỏng vấn nhưng
việc chuyển giao hậu cần chỉ được hoàn tất vào tháng 8/1997.
Việc Boeing sở hữu Mc Donnell Douglass và việc Lockheed hợp nhất với
hãng Martin Marietta có nghĩa là Chính Phủ liên bang từ đó sẽ thương lượng
với 2 hãng thầu lớn này về mọi dự án của Chính phủ trong tương lai.
Vào lúc sắp kết thúc cuộc phỏng vấn thì Branch đưa ra một bản sao của
bản đề nghị về dự án của Chính Phủ mà Lockheed đã soạn thảo. 6 tháng sau
cuộc phỏng vấn, tức vào tháng 01/1997, Kenneth Branch bắt đầu làm việc tại
hãng Boeing về dự án tên lửa trị giá 5 tỷ USD. Áp lực lức đó rất căng thẳng vì
Boeing quyết tâm giành được hợp đồng cho dự án này. Frank Slajer, giám đốc
phát triển kinh doanh của Boeing động viên các nhân viên Boeing triển khai
đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty Lockheed Maetin và tìm kiếm các
hiểu biết của nhân viên Lockheed về dự án tên lửa này.
Vào quý 1/1997, Lockheed gửi cho Kenneth Branch 01 lá thư nhắc nhở về
thỏa thuận bảo mật với Lockheed, không được tiết lộ các thông tin về Lockheed
cho Boeing.
Vào lúc này, một nhân viên của Boeing báo cáo cho cấp trên rằng đã thấy
ông Kenneth Branch có một cuốn sổ ghi chép mang logo của Lockheed. Nhân
viên này bị cấp trên của Kenneth Branch khiển trách và không ai trong Boeing
đề cập đến chuyện này.
Không bao lâu sau đó Boeing được trúng thầu, được trao trách nhiệm 19 vụ
phóng tên lửa trong số 28 vụ dự tính, với tổng giá trị 488 tỷ USD. Chẳng bao
lâu sau đó, có lời đồn đại ầm ĩ về vụ đấu thầu này do Boeing chỉ đạo thu thập
các tài liệu từ đối tác dự thầu dẫn đến cuộc điều tra của Chính phủ. Về phần
mình, Boeing cũng mở cuộc điều tra nội bộ và sa thải Kenneth Branch cùng xếp
của ông là William Erskine vì thấy cả hai sở hữu hàng ngàn trang tư liệu trong
đó có tư liệu của Lockheed Martin chứa các thông tin về đặc trưng của tên lửa

và giá thành sản xuất. Kết quả được Boeing báo cáo cho Chính Phủ Hoa Kỷ với
cam kết đã giải quyết xong vấn đề và thanh lọc công ty.
Kenneth Branch và Erskine đâm đơn kiện Boeing nhưng bị bác đơn. Tuy
vậy các chi tiết về cuộc điều tra nội bộ của Boeing vẫn chưa kết thúc tại Tòa án
kể cả các tài liệu và một bản ghi chú nêu hướng dẫn của Kenneth Branch và
Erskine cùng các Giám đốc khác của Boeing.
Bộ tư pháp của Hoa Kỳ cũng mở cuộc điều tra vào năm 2002 qua đó ông
Erskine thừa nhận đã thỏa thuận ngầm với ông Branch để lấy các tư liệu từ ông
này để sử dụng vào bản dự thầu của Boeing. Ông Erskine biện hộ: “Công ty
tuyển dụng tôi để làm việc cho công ty và tôi có nhiệm vụ thắng thầu cho công
ty. Tôi phải làm bất cứ gì để thực hiện nhiệm vụ của tôi!”. Tòa ra lệnh cho
Kenneth Branch và Erskine trả án phí cho Boeing không nhận tiền án phí từ họ.
Trong một khoản thời gian, 2 tháng Boeing và Lockheed đã cạnh tranh gay
gắt đối với các hợp đồng của quân đội Hoa Kỳ vào các năm 2000 và 2001,
Lockheed Martin thắng thế hơn Boeing đôi chút và năm 2002 mỗi bên có được
hợp đồng cung cấp quân dụng xấp xỉ 15 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó vẫn tiếp diễn
các vụ làm ăn thiếu đạo đức dẫn đến một cuộc sửa sai lớn tại Boeing với sự ra
đi của Giám đốc tài chính Michael Sears và Không lực Hoa Kỳ rút lại các hợp
đồng 1 tỷ USD cung cấp vệ tinh (7 hợp đồng) coi như một hình phạt vì Boeing
đã sử dụng các tư liệu của Lockheed. Đáng lưu ý là tuyên bố của Thứ Trưởng
Không Quân Hoa Kỳ:
“Chúng tôi không dung thứ các vi phạm về liêm chính, đạo đức trong việc
thủ đắc các thông tin và chúng tôi cho rằng công ty phải chịu trách nhiệm về
việc làm của nhân viên mình!”.
Ngay trước khi tuyên bố trên được đưa ra, Boeing đưa ra một thông cáo nói
thu nhập của Boeing từ từ các dự án vệ tinh và dàn phóng tên lửa đã bị phóng
đại quá mức và thực ra còn một khoản nợ phải trả là 1,1 tỷ USD. Cũng trong vụ
này có 2 trong số các Giám đốc của Boeing bị truy cứu về vai trò của họ trong
việc sử dụng tư liệu của Lockheed khi Lockheed đâm đơn kiện Boeing vì đã
chiếm hữu bất hợp pháp các tư liệu đó.

Tổng Giám đốc Boeing là Philip Condit sa thải Saers nói rằng : “Boeing
phải tồn tại theo các tiêu chuẩn cao nhất về lãnh đạo theo đạo đức”. Nhưng đến
ngày 01/12/2003 Condit đột ngột từ chức. Giới truyền thông, các nhà phân tích,
quan sát viên và nhân viên công ty đều nhện thấy có chuyện không ổn trong
Boeing. Thật vậy, nhiều sự thật đã được bật mí: 4 cuộc hôn nhân của Condit, 2
với nhân viên Boeing, đã tạo nên một thứ văn hóa đi ngược với truyền thống
của Boeing. Và có thời Condit dọn đến ở tại khách sạn Four Season Olympic tại
Thành phố Seattle, ông ta đã cho sửa sang lại với chi phí của Boeing khiến các
thành viên trong Hội đồng quản trị bực mình và nói nhỏ với nhau rằng công ty
Boeing có một Clinton khác nữa!
Khi văn hóa của Boeing xuống dốc thì cũng là lúc mất các cơ hội kinh
doanh chiến lược. Nghi ngờ khả năng của hãng AIRBUS đưa loại máy bay
A380 với 555 hành khách vào thị trường, Boeing chọn cách khai thác thị trường
jumbojet. Thế rồi AIRBUS nhận được 120 đơn đặt hàng cho các loại Super
jumbojet và nắm mất thị trường máy bay chở khách loại lớn của Boeing. Lúc
này cổ đông Boeing nổi cơn bất bình. Boeing bắt đầu tái cấu trúc lại bộ máy
lãnh đạo phục hồi văn hóa kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, các vấn đề rắc rối tiếp tục diễn ra. Tháng 4/2004 văn phòng
Công Tố Liên Bang tại Los Angeles mở rộng cuộc điều tra vụ sử dụng tài liệu
của Lockheed Martin đối với hợp đồng của Boeing với NASA (Cơ Quan Quản
Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia) với khả năng là các tài liệu của
Lockheed Martn đã được sử dụng vào các dự án của NASA. Tài liệu sử dụng thì
nhiều và khác nhau nhưng liên quan đến nhiều Giám đốc và phương cách lạm
dụng thì giống nhau. Tuy nhiên, Boeing cải tổ lại và chú tâm vào lãnh vực phi
cơ cho tư nhân và nhận được đơn đặt hàng 50 chiếc 7E7 loại mới từ hãng hàng
không Nhật ALL Nippon AirWays, trị giá 6 tỷ USD với các đợt giao hàng vào
năm 2008.
Các thay đổi và cải tổ công ty đã giúp Boeing hồi sinh và cổ phần đạt tới
mức 42,28USD/1 cổ phần vào ngày 30/12/2003 và Hải Quân Hoa Kỳ đã chọn
Boeing cung cấp 210 chiếc F/A18 chiến đấu cơ với tổng giá trị hợp đồng là 9,6

tỷ USD.
Tháng 6/2004, Hải quân Hòa Kỳ ký một hợp đồng 23 tỷ USD với Boeing
để chuyển đổi các phi cơ Boeing 737 thành phi cơ chống tiềm thủy đỉnh. Đây là
một hợp đồng thay thế các dự án trước đây được giao cho Lockheed Martin.
Hợp đồng này được ký cho dù cuộc điều tra của Chính phủ về các dự án phóng
vệ tinh trước đây vẫn còn đang tiếp diễn.
Khi cựu tổng giám đốc Harry Stonecipher trở lại Boeing khi đang nghĩ hư
để thế chỗ Philip Condit, ông có tuyên bố với báo chí : “Chúng tôi đang dọn dẹp
nhà cửa cho sạch sẽ”. Khi được hỏi ông có đảm bảo được là Boeing đả đầy lùi
các vụ nhơ nhuốc vào quá khứ hay không? Stonecipher đáp “dứt khoát là như
vậy và sẽ như thế một khi các vụ kiện tụng chấm dứt”. Thay vì cố thuyết phục
mọi người rằng sẽ không còn các vụ nhơ nhuốc thì tôi chứng tỏ rằng chúng tôi
có cách và quyết tâm giải quyết các vấn đề một cách mạnh mẻ và dứt khoát”.
Seinfeld tại nơi làm việc
Seinfeld là một câu chuyện trên truyền hình nói về một anh chàng không
nhớ tên người bạn gái hẹn hò với anh mà chỉ nhớ mang máng có âm phát tựa
như bộ phận cơ thể phụ nữ. Ông Mackenzie, một viên chức trong công ty rượu
bia Miller Brewing Company đã kể chuyện này với bà Patricia Best cùng làm
việc cho công ty Miller Brewing và đã đi quá xa đến nỗi làm bà rất lấy làm khó
chịu và cho đó là một hành động quấy rối tình dục. Bà Best báo cáo lên cấp trên
và công ty cho mở cuộc điều tra. Ông Mackenzie bác bỏ cáo buộc của bà Best.
Tuy nhiên sau cuộc điều tra, công ty sa thải ông Mackenzie về các cáo buộc
khác là “khả năng quản lý không chấp nhận được” và “phán đoán kém”.
Ngày 29/9/1994, Mackenzie kiện công ty Miller với các cáo buộc thiếu
trách nhiệm; cố tình giải thích sai sự kiện và sa thải không đúng luật. Một bồi
thẩm đoàn gồm 10 nữ và 2 nam đem vụ việc ra xét xử vào ngày 23/6/1997 và 3
tuần sau tuyên án: hãng bia Miller bị phạt 18 triệu USD vì cố tình giải thích sai
để sa thải và phải đền bù thiệt hại cho Mackenzie 6.501.500 USD với kết luận là
câu chuyện Seinfeld trên truyền hình chẳng có gì đáng phải tức giận tới mức coi
đó là “quấy rối tình dục” khi nó chỉ được thuật lại, nhưng cũng buộc Mackenzie

phải chịu hình phạt 1,5 triệu USD. Tuy nhiên sau đó toà phúc thẩm bác bỏ phán
quyết trên. Từ vụ náy có các câu hỏi được đặt ra:
1. Hành động của Mackenzie khi giải thích quá xa về vấn đề nhạy cảm
đối với phụ nữ cho bà Best có phải sự quấy rối tình dục?
2. Hành động của Mackenzie có tính chất chuyên nghiệp không?
3. Phán quyết của Toà án lưu động có quá đáng không? Và toà phúc
thẩm có đúng khi bác bỏ bản án của toà lưu động không?
4. Việc sa thải Mackenzie có sai không? Hãng Miller có nên hành động
như vậy để ngăn chặn được hiện tượng được gọi là “tình tiết không
lành mạnh trong chuyện Seinfeld” ?
Tình huống 7
Hãng Dow corning và việc cấy ghép silicone
Đầu thập kỷ 1960, hãng Dow Corning và các hãng chế tạo khác bắt đầu
đưa vào thị trường các vật liệu cấy ghép Silicone để làm nở ngực .
Các công ty sản xuất vật liệu này bao gồm Heyer-Schulte Corporation và
Mc Ghan Medical Corporation trong các công ty này có nhiều chuyên gia và
nhân viên kinh doanh của Dow corning đã đổi sang làm việc đem theo các hiểu
biết chuyên môn về cấy ghép Silicone. Vì quy mô lớn nhất nên, hầu hết mọi
quan tâm của người dân đều tập trung vào Dow Corning vì hai hãng kia chỉ là
hãng ăn theo kể cả về vật liệu lẫn kỹ thuật.
Vào giữa thập kỷ 1970, Dow corning nghiên cứu đối với loài vật về sự
chậm rò rỉ trong việc cấy ghép Silicone. Tuy họ đã cung cấp các kết quả nghiên
cứu cho cơ quan FDA, nhưng được bảo mật theo Luật tự do thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu, Dow corning phát hiện các con vật được cấy
Silicone phát sinh các khối u với số lượng chiếm tới 80%. Con số này cao đến
mức khó tin. Một cuộc nghiên cứu năm 1975 đã giải thích rằng các Silicone
được cấy ghép đã hủy hoại hệ miễn dịch của chuột. Một luật sư đại diện cho
phụ nữ trong một vụ kiện Dow Corning đã tìm được tài liệu nghiên cứu này
trong hồ sơ của Dow Corning.
Những cuộc nghiên cứu trong nội bộ và các vấn đề về an toàn.

Thomas D. Talcott, một kỹ sư về vật liệu của Dow Corning tranh cãi với
các kết luận của ủy ban nghiên cứu và bị buộc thôi việc năm 1976 sau một cuộc
tranh cãi với các sếp về vấn đề an toàn của việc cấy ghép.
Các tài liệu nội bộ của Dow Corning được tiết lộ sau này trong cuộc tố
tụng đã cho thấy ông Talcott không chỉ là một người độc nhất bất đồng ý về vấn
đề an toàn cấy ghép. Năm 1976 trưởng nhóm nghiên cứu chủ lực của Dow
Corning cũng thắc mắc là có chất gì thoát ra khỏi bộ phận ngực giả, vú giả được
cấy ghép chăng? để gây nên các khối u và điều này có tiếp tục suốt thời gian tồn
tại của vật cấy ghép hay chỉ giới hạn trong một thời gian nào đó? Đó là chất gì?
Có những tài liệu nội bộ khác của Dow corning được tiết lộ trong vụ tố tụng đã
xác minh rằng công ty đã biết Silicone gel có thể gây chảy máu và di chuyển
trong cơ thể phụ nữ.
Năm 1983 một khoa học gia của Dow Corning là Bill Boley viết trong một
bản ghi nhớ nội bộ như sau : “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta không có các
dữ liệu có giá trị về cấy ghép dài hạn để minh chứng được sự an toàn của gel để
sử dụng lâu dài.” Trong lúc đó cộng đồng y tế có nhu cầu lớn về cấy ghép
Silicone vì tiềm năng lớn của nó cho các mục đích tái tạo.
Mối lo ngại của các công ty khác
Ngoài công ty Dow Corning ra, các công ty khác tỏ ra quan ngại về cấy
ghép Silicone. Năm 1976, James Rudy, Tổng giám đốc của Heyer-Schulte
Corporation công bố một thư ngỏ cảnh báo các bác sĩ về các rủi ro trong việc
cấy ghép Silicone. Giữa năm 1978 Quốc Hội Hoa Kỳ lần đầu tiên cho phép cơ
quan FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm) có thẩm quyền điều
chỉnh việc sử dụng các công cụ y khoa như bộ phận cấy ghép Silicone. Tuy có
các nghiên cứu và cảnh báo nhưng vẫn có khoảng 150 ngàn phụ nữ cấy ghép
ngực mỗi năm. Cũng vào thời gian này một cuộc nghiên cứu kéo dài hai năm
của Dow Corning cho thấy đến 80% các con vật thí nghiệm với Silicone gel
phát sinh các khối u ác tính.
Tuy không có bằng chứng trực tiếp là Silicone gây ung thư cho người
nhưng có lý do để lo ngại điều đó có thể xảy ra. Vấn đề là cơ thể con người có

miễn trừ được sự phát sinh các khối u này không? trong khi chúng được phát
hiện tại các vật thí nghiệm khác nhau như chuột, gà, thỏ và chó.
Vào thời điểm có báo cáo về các phát hiện nêu trên, cơ quan FDA đề nghị
các cấy ghép Silicone chỉ được thực hiện khi chứng tỏ là an toàn.
Các rắc rối với cấy ghép Silicone bắt đầu xuất hiện
Qua một thời gian cấy ghép, bắt đầu xuất hiện các hội chứng của bệnh tật
như đau nhức, nổi các khối u mà các bác sĩ cho là do sự rò rỉ hay rạn nứt các gói
Silicone cấy ghép gây đau , viêm xương và dẫn đến các vụ kiện tụng.
Năm 1984, một tòa án liên bang tại Nevada đã tuyên Dow Corning phải
bồi thường thiệt hại 1,5 triệu USD cho Bà Maria Stern vì cho rằng Công ty này
đã phạm tội lừa gạt thân chủ khi nói rằng việc cấy ghép Silicone là an toàn. Lý
do là Dow Corning đã không tiết lộ cho thân chủ về các kết quả thử nghiệm trên
xúc vật mà công ty đã thực hiện cho thấy tính không an toàn trong việc cấy
ghép. Đây là điều mà Thẩm phán Marilyn Hall Palet gọi là rất đáng chê trách.
Sau vụ này Dow Corning mới đưa ra cảnh báo rằng “có nhạy cảm với hệ
miễn dịch và khi bộ phận cấy ghép bị nứt rách thì Silicone có thể di chuyển
trong cơ thể gây tác dụng phụ không mong muốn.”
Năm 1987 khi đưa ra một tuyên cáo, Dow Corning không tranh luận về
khả năng bộ phận cấy ghép có thể rò rỉ nhưng cũng không nói đến sự liên quan
giữa sự rò rỉ và hệ miễn dịch ở người.
Năm 1982 có một nghiên cứu y khoa ủng hộ quan điểm của Dow Corning
là không có gì liên hệ giữa cấy ghép Silicone và bệnh ung thư ngực ỏ phụ nữ.
Hơn thế nữa Silicone rò rỉ ra sẽ được hệ bạch huyết thu lại và thải ra khỏi cơ thể
con người.
Tiếp theo những bản tường trình này là sự gia tăng số các vụ kiện đồng
thời FDA nhận được 2.500 bản báo cáo về các bệnh tật liên quan với việc cấy
ghép.
Đến cuối năm 1991, gần 1000 vụ kiện về cấy ghép Silicone chờ được xử
chống lại các nhà sản xuất.
Đầu năm đó, một bồi thẩm đoàn ở bang New York phán quyết bồi thường

cho một phụ nữ 4,5 triệu đô la do cáo buộc việc cấy ghép Silicone với lớp bao
phủ Polyurethane đã gây ung thư ngực bà, Dow Corning chống án.
Trong khi đang chống án, Hãng Bristol Myers rút lại các sản phẩm cấy
ghép Silicone đang bán trên thị trường do FDA xác nhận một nghiên cứu cho
thấy có sự liên hệ giữa chất bọt phủ bộ phận Silicone với một chất gây ung thư
là Toluene Diamine (TDA). Năm 1970, FDA đã cấm sử dụng chất bọt này mà
vốn dĩ trước đây được sử dụng làm màng lọc trong các bộ phận ô tô do hậu quả
gây nên khiếm khuyết cơ năng thai nhi.
Tháng 5/1991, Lệnh cấm này có hiệu lực, buộc các công ty phải rút lại sản
phẩm cấy ghép bán trên thị trường trừ khi chứng minh được là chúng vô hại và
các nhà sản xuất phải chứng minh được trong vòng một thập niên.
Trong khi đó nhóm nghiên cứu sức khỏe công dân tên là Ralph Nader
Group mở một hội nghị tại thủ đô Washington với các luật sư, các phụ nữ đã
cấy ghép Silicone và các giới khác, kêu gọi tiết lộ tất cả các dữ liệu liên quan
đến việc cấy ghép Silicone.
Tháng 9/1991 Cơ quan FDA buộc các nhà sản xuất công bố các thông tin
về rủi ro cho phụ nữ có ý định cấy ghép Silicone và đưa ra một số quy định làm
biện pháp an toàn tạm thời trong khi xem xét các dữ liệu về an toàn cấy ghép.
Tháng 10/1991 Cơ quan FDA bắt đầu mở các cuộc điều trần về cấy ghép
Silicone. Trong khi các nhà sản xuất có hàng đống dữ liệu hỗ trợ cho các tuyên
bố mạnh mẽ về sự an toàn của việc cấy ghép Silicone. Họ lại nhận được sự ủng
hộ của gần 400 phụ nữ đến từ 37 tiểu bang đến tham dự các cuộc điều trần. Họ
được vận động đến để tham dự bởi các bác sỹ phẫu thuật tạo hình. Các phụ nữ
này quả quyết đây là quyền tự do lựa chọn của họ và việc cấy ghép là rất quan
trọng đối với việc phục hồi thể hình của họ cũng như tinh thần của họ.
Trước sự ủng hộ mạnh mẽ của các phụ nữ này, các y sĩ, giáo sư về dược
học và độc tố học đưa ra các bằng chứng ngược lại và đặt câu hỏi cho các phụ
nữ này: Qúy vị có biết Silicone đang đều đặn rò rỉ vào trong cơ thể và việc cấy
ghép chỉ có hiệu quả trong một thời gian giới hạn và việc phẫu thuật phải tiếp
nối nhiều lần?

Giám đốc cơ quan thông tin về ung thư ngực trình bày quan điểm như sau :
“Các phụ nữ này là ai và tại sao họ lại cần phục hồi bộ ngực? Không may là
nhiều người trong số đó đã phải vật lộn với các khối u ác tính để dành lại sự
sống nhưng chỉ có một số qua khỏi và đã mất cả bộ ngực (vì phải cắt bỏ). Và
mỗi buổi sáng hoặc tối họ bị dằn vặt, không muốn nhớ lại là ung thư đã tàn phá
cơ thể họ ra sao.”
Lập trường của cơ quan này là rõ ràng và đơn giản : Nếu việc cấy ghép
Silicone vào ngực được chứng tỏ bằng khoa học là an toàn thì cơ quan này có
bổn phận thông báo đầy đủ còn nếu các dữ liệu về thử nghiệm không dẫn đến
kết quả dứt khoát thì phụ nữ cũng phải được biết hết để họ có thể tự quyết định
lựa chọn của chính mình. Chúng ta cũng hiểu rằng không ai, cũng như không
vật liệu cấy ghép nào có thể bảo đảm 100% là an toàn và một số phụ nữ sẵn
sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn vì sắc đẹp cho dù nó chẳng kéo dài được bao lâu.
Cấm hoặc giới hạn tối đa cấy ghép Silicone trở thành điều để phụ nữ
nguyền rủa vì tước mất quyền phục hồi cơ thể của họ và là hình thức tồi tệ nhất
khi cho rằng việc phục hồi thân hình là điều không cần thiết trong cuộc sống thể
xác và tinh thần của phụ nữ.
Sau khi kết thúc các cuộc điều trần với các ý kiến khác nhau, tổ chức này
đưa ra khuyến cáo là việc cấy ghép có thể tiếp tục nhưng kêu gọi thực hiện các
cuộc thử nghiệm liên tục về tính an toàn và cho rằng các thử nghiệm của các
công ty lớn sản xuất bộ phận cấy ghép là chưa đủ vì đã dẫn đến nhiều hội chứng
bệnh tật mà cuối cùng là ung thư.
Tác động tai hại cho công ty Dow Corning
Tháng 12/1991, một nguyên đơn khác Bà Marian Hop Kins, được hưởng
số tiền đền bù thiệt hại lên đến 7,3 triệu đô la theo phán quyết của một Bồi thẩm
đoàn Thành phố San Francisco do các bằng chứng Dow Corning đã cố tình bán
cho bà Marian một sản phẩm cấy ghép khiếm khuyết. Tòa phúc thẩm xử lại năm
1994 đã y án.
Ngày 30/12/1991 cơ quan FDA gửi một thư cảnh cáo công ty Dow
Corning vì cung cấp thông tin dưới dạng quảng cáo về sự an toàn của cấy ghép

Silicone. FDA coi đó là một dạng thông tin hỏa mù đánh lạc hướng người tiêu
dùng.
Ngày 06/01/1992, FDA yêu cầu ngành công nghiệp dụng cụ y khoa ngưng
bán Silicone gel cho đến khi cơ quan này xét duyệt xong các nghiên cứu mới về
an toàn cấy ghép Silicone, đồng thời cũng yêu cầu tất cả các nhà phẫu thuật
ngưng sử dụng các bộ phận cấy ghép Silicone cho đến khi FDA duyệt lại thông
tin được phát hiện trong hai vụ kiện về trách nhiệm đối với sản phẩm mà một
chi nhánh của Dow Corning là bị cáo.
Tiếp theo sau các vụ kiện này, đến giữa tháng giêng 1992, cổ phiếu của
Dow Corning giảm 40 USD xuống còn 68,375 USD/1 cổ phiếu trong khi công
ty hóa chất Dow bị giảm mỗi cổ phiếu 87,5 cent.
Đây là một liên danh giữa hai công ty trong việc sản xuất và bán các bộ
phận cấy ghép ngực. Chỉ trong vài ngày sau, các nhà đầu tư đâm đơn kiện công
ty. Mười vụ chờ đến tháng 3/1992 sẽ đưa ra xét xử.
Tháng 2/1992, FDA khuyến cáo hạn chế sử dụng cấy ghép vào mục đích
thẩm mỹ nhưng có thể sử dụng cho các phụ nữ có ngực bị ung thư và khiếm
khuyết do giải phẫu.
Vào tháng 3/1992, Dow Corning công bố ý định rút khỏi thị trường cấy
ghép Silicone, trong khi đó các vụ kiện diễn ra khắp cả nước song song với cuộc
điều tra tội phạm do Bà Ira Reiner-Công tố viên Los Angles thực hiện tìm hiểu
xem Dow Corning có giấu giếm các rủi ro cho sức khỏe con người liên quan
đến việc cấy ghép. Công việc này được tiến hành dựa trên luật mới được gọi là
luật “làm cho nhà quản lý ngồi tù”
Luật này quy trách nhiệm cho chủ nhân các hãng sản xuất có sản phẩm
khiếm khuyết gây hại cho nhân viên hoặc khách hàng. Công tố viên nhận xét
rằng “Không có gì hữu hiệu bằng cánh cửa nhà tù đóng xập lại sau lưng kẻ phải
chịu trách nhiệm”.
Đầu năm 1992, có hai phụ nữ được chở vào bệnh viện do dùng dao cạo tự
giải phẫu lấy bộ phận cấy ghép ra khỏi cơ thể vì không có khả năng chi trả cho
việc phẫu thuật tại bệnh viện. Hành động này gây viêm nhiễm và phải được

phẫu thuật để lấy hết vật cấy ghép ra.
Mùa hè năm 1992, Dow Corning báo cáo thu nhập qúy 2 giảm 84,4% do
ngưng kinh doanh cấy ghép Silicone ngực phụ nữ với thiệt hại 45 triệu đô la
trước thuế.
Các cảnh báo tiếp diễn
Vào giữa năm 1992, Bộ y tế Hoa Kỳ thành lập Sở thông tin về cấy ghép
ngực, cung cấp thông tin cho các phụ nữ đã cấy ghép ngực và muốn đăng ký để
được khám cũng như các phụ nữ muốn được cấy ghép ngực.
Mục đích của cơ quan này là cung cấp các thông tin cần thiết cho các
đương sự như hậu quả, rủi ro có thể gặp phải. Đặc biệt đối với các phụ nữ quyết
định muốn cấy ghép sẽ được chuẩn bị từng bước như gặp bác sĩ phẫu thuật cho
mình để được tư vấn về mọi vấn đề trước và sau khi phẫu thuật, được tư vấn về
các sản phẩm của các công ty khác nhau.
Việc dàn xếp
Tháng 4/1994, Công ty Dow Corning (cùng với các công ty Bristol Myers
Squible và Baxter Healtheare) đạt được thỏa thuận đền bù 4,2 triệu USD cho
các phụ nữ quả quyết gặp các vấn đề về sức khỏe do hậu quả của việc cấy ghép
ngực trong khi các hãng sản xuất 3M, Union Carbide, Wilshire Foam và
Applicd Silicone vốn là các nhà cung cấp Silicone cũng dàn xếp bồi thường với
số tiền khoảng 500 triệu USD.
Tháng 2/1995 một Bồi thẩm đoàn của thành phố Houston, Texas qui trách
nhiệm cho công ty hóa chất Dow Chemical Corporation trong một vụ kiện cấy
ghép ngực. Dow Chemical kháng án nhưng vẫn bị xử bồi thường cho hai nũ
nguyên cáo 5,2 triệu đô la. Sau đó Dow Corning còn bị kiện trong vài vụ khác
nữa.
Tháng 10/1995 vụ dàn xếp toàn cầu trị giá 4,2 tỷ đô la của Dow Corning
với 3 đại gia sản xuất Silicone khác bất thành và 3 đại gia này gồm Bristol-
Myers Squibl, Baxter và 3M kết hợp với nhau để dàn xếp riêng. Kể từ đó 4 nhà
sản xuất này lo dàn xếp với hai phần ba số phụ nữ đâm đơn kiện và đã bồi
thường cho mỗi người từ 10 ngàn đến 250 ngàn đô la.

Tháng 8/1997, Bristol thắng hai vụ kiện.
Năm 1997 Bệnh viện Mayo qua các nghiên cứu phát hiện 25% phụ nữ có
cấy ghép Silicone cần phải được tái giải phẫu đối với các vấn đề phát triển tế
bào bất bình thường và sự đau đớn kinh niên họ phải chịu đựng sau một thời
gian cấy ghép ngực. Phí tổn cho các cuộc giải phẩu này cao hơn các bệnh nhân
bị ung thư đến 34%.
Hầu hết các nghiên cứu kết luận rằng 5% phụ nữ cấy ghép Silicone bị phản
ứng, ngang với số các bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn bác sỹ cho. Tháng
2/1996 Đại hội y khoa của Trường Harvard nghiên cứu theo dõi 10.830 phụ nữ
cấy ghép Silicone và kết luận rằng có rủi ro đáng kể bị nhiễm bệnh hệ miễn dịch
đối với các phụ nữ này.
Rất nhiều vụ kiện liên quan đến cấy ghép Silicone đã xảy ra với con số
tổng kết khoảng 200 ngàn phụ nữ đứng đơn tính đến năm 1997. Năm 1999 Dow

×