Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

TÌN HIỂU NỀN VĂN HOÁ NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 45 trang )

TÌM HIỂU PHONG TỤC VĂN HOÁ NHẬT BẢN
Tục lệ đón tết của Nhật Bản
Không giống như các nước châu Á khác, người Nhật tổ chức lễ hội mừng năm mới vào
dịp Tết Dương lịch với rất nhiều tập tục, nghi lễ độc đáo và khá thú vị… Để chuẩn bị
đón Tết ở Nhật Bản, trước cửa nhà thường treo shimenawa. Bên cạnh cửa ra vào một
số căn nhà lớn hoặc cơ quan còn đặt kadomatsu, tức là 3 ống tre tươi vát chéo cùng
một vài cành thông. Đặt như vậy làm gì?
Shimenawa
Làng Yasaka, thuộc tỉnh Nagano, trung bộ Nhật Bản hiện vẫn giữ nghi lễ làm
kadomatsu, gọi là lễ matsumukae. Tại làng này, khi gần Tết, dân làng lên núi cắt cành
thông để làm kadomatsu. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi
theo quan niệm của dân làng, hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi tiếp tục,
chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt.
Kadomatsu
Dùng cành thông vì dù trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng sự
thanh khiết và sức sống, đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ.
Kadomatsu có hình giống cái thang để thần Toshigami xuống hạ giới. Kadomatsu của
làng Yasaka còn kèm theo yasu, tức là bát bằng rơm đựng cơm cá, dâng lên vị thần để
năm sau mong được mùa. Shimenawa cũng có ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và trừ
ma quỷ. Ngoài shimenawa treo trước cửa nhà, người Nhật đặt wakazari, tức là dây
thừng quấn thành vòng tròn nhỏ, trên vị thần hỏa và thần thủy trong bếp để tạ ơn các
thần đã giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Wakazari cũng được đặt trước mui xe ôtô
và xe đạp để mong an toàn trong năm mới.
Osechi
Nói đến ngày Tết thì không thể không nhắc đến các món ăn. Các món ăn ngày Tết của
người Nhật gọi là osechi, trong đó có một món mà gia đình nào cũng ăn là món canh
bánh dầy ozoni. Tại sao người Nhật lại ăn ozone nhân dịp Tết? Theo một gia đình ở cố
đô Kyoto có lịch sử đến 1000 năm, tập quán ăn ozoni ra đời với quan niệm ăn đồ cúng
lên vị thần cùng với vị thần thì con người tăng thêm lòng sùng bái vị thần, còn vị thần
phù hộ cho con người. Khi ăn dùng đũa đặc biệt nhọn cả hai đầu vì dùng cho cả mình
và vị thần. Đêm giao thừa, gia đình này đặt các nguyên liệu làm món ăn ngày Tết như


củ cải, khoai (tức những loại rau củ mùa đông ở Kyoto), và bánh dầy, lên bàn thờ tổ
tiên và thềm tokonoma – nơi đón tiếp vị thần năm mới. Món canh bánh dầy ozoni của
gia đình này dùng tất cả các nguyên liệu kể trên.
Omochi
Món canh ozoni đương nhiên không thể thiếu bánh dầy omochi. Nguồn gốc của tập tục
này còn được giữ trong nghi lễ ở làng Shimokoshiki, thuộc tỉnh Kagoshima, phía nam
Nhật Bản. Ở đây, vị thần có tên Toshidon đeo mặt nạ quỷ (thần thường ở trên núi và
quan sát dân làng ở chân núi) vào đêm giao thừa đánh chiêng đến từng nhà để dạy dỗ
trẻ em. Thần hỏi to tên các trẻ em, hỏi tuổi, hỏi xem các em có ngoan ngoãn, nghe lời
cha mẹ hay không, v,v… rồi đề nghị các em ca hát. Cuối cùng, vị thần vừa nhắc lại lời
khuyên răn, vừa tặng bánh dầy có tên toshimochi, có nghĩa là ăn bánh dầy được thêm
1 tuổi. Sáng mồng một Tết, dân làng Shimokoshiki ăn canh ozoni bằng bánh dày do vị
thần tặng.
Ngày Tết ăn bánh dầy thêm 1 tuổi là một quan niệm độc đáo của người Nhật từ
xưa. Người Nhật cho rằng lúa có hồn và bánh dầy có vía, nên ăn bánh dầy có
nghĩa là tăng thêm sức sống. Đặc biệt, bánh dầy ngày Tết là do thần tặng cho nên có
sức sống mạnh hơn. Tập quán lì xì otoshidama chính là có nguồn gốc từ việc thần tặng
bánh dày toshimochi cho trẻ em. Thời Edo, tập quán lì xì phổ biến dưới hình thức
người cấp trên tặng đồ vật cho cấp dưới còn ngày nay người lớn tặng tiền mặt cho trẻ
em.
Hanetsuki
Người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì phải làm cho thần vui vẻ, thoải
mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát của những trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của
Nhật Bản. Ví dụ như kagura là ca múa nhạc trên sân đền, hay trò thả diều takoage,
đánh cầu lông hanetsuki, chơi quay komamawashi, v,v… Một trong những trò chơi ngày
Tết đặc sắc của Nhật Bản là trò đánh cầu lông hanetsuki. Trò chơi đánh cầu long
hanetsuki, sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm lông, bắt đầu trong thời Heian
như là một trò chơi ngày Tết ở hoàng cung. Vào giữa thời Edo vợt hagoita với trang trí
rực rỡ bắt đầu xuất hiện, sau đó thậm chí trở thành một thứ đồ mỹ nghệ và người ta
thường tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên.

Ngày xưa mỗi khi bệnh dịch hoành hành thường làm hàng trăm người chết. Người ta
nghĩ nguyên nhân là do muỗi truyền bệnh. Khi chơi hanetsuki, nhìn cầu bay giống như
con chuồn chuồn bay. Vì chuồn chuồn ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh cầu lông
như là một mê tín có thể tránh được dịch bệnh. Người Nhật cho rằng, đánh cầu được
bao nhiều lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu lần, và tặng vợt hagoita cho con gái
đón Tết đầu tiên với hy vọng có cuộc sống an khang. Vì vậy, trò chơi hanetsuki không
chú trọng kết quả thắng bại mà mục đích chính là để tránh những điều xui xẻo.
Omikuji
Đối với trò chơi thả diều, người ta cho rằng thả diều trên trời cao là để giao tiếp với các
vị thần, với mong muốn thần phù hộ cho con trai mạnh khỏe. Điều này được phản ánh
qua hình vẽ trên diều như hình búp bê lật đật daruma phù hộ hạnh phúc và may mắn,
mặt nạ quỷ hannya để trừ chuyện rủi ro, tranh vũ sĩ mushae để mong con mình sau này
sẽ giữ địa vị có uy tín trong xã hội. Nói chung, các trò chơi Tết đều có nguồn gốc liên
quan đến các vị thần và trẻ em luôn là vai chính vì người Nhật có quan niệm rằng trẻ
em từ 7 tuổi trở xuống là con của thần, rất gần gũi với thần. Người Nhật cũng có tục lệ
trong ngày Tết đi thăm đền chùa, và chuyến viếng thăm đầu tiên trong năm như vậy
được gọi là hatsumode. Ở đền chùa, người ta cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô
sự, an khang, và trước khi về thường rút quẻ, tức là omikuji. Người ta kể về nguồn gốc
của omikuji như sau: vào thời Heian, một nhà sư có uy tín là Genzan (912-985) đã viết
100 lời khuyên trong cuộc sống. Mọi người rút quẻ để được nhận một lời khuyên.
Treo Omikuji
Đền thờ ở thị xã Kano, thuộc tỉnh Yamaguchi, phía tây Nhật Bản, là nơi in quẻ cho
khoảng 3.000 đền chùa trên toàn quốc. Nghe nói quẻ của đền Kano rất linh thiêng. Rút
quẻ vốn là để nghe phán xét của vị thần. Vì thế dù rút được quẻ hung đi chăng nữa thì
trong đó cũng có lời khuyên hay bài học. Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành
thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thần
rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Rút quẻ vốn không phải là sự cầu
xin của cá nhân mà là hành động của cả tập thể để mong bình yên xóm làng hoặc cầu
có đủ nước cho mùa màng. Rút quẻ ở Nhật có nguồn gốc từ việc xóm làng bói xem
năm mới có được mùa hay không, và tùy theo phán xét của vị thần, cả làng sẽ quyết

định làm gì trong năm mới.
Shinboku
Nhật Bản là một nước có nền văn hóa trồng lúa, nên đầu năm rút quẻ hoặc bói may rủi
là để cầu mùa màng tốt và có sức khỏe. Một nghi lễ có ý nghĩa bói mùa màng như vậy
là lễ đốt giàn hỏa Dondo ở làng Kuni, thuộc tỉnh Gunma ở phía bắc Tokyo. Lễ bắt đầu
bằng việc cắt gỗ sinboku, tức gỗ cây thần dùng để làm cột trụ cho giàn hỏa dondo. Gỗ
sinboku lấy từ cây linh sam, một loại cây to, dù bị tuyết phủ trong mùa đông vẫn xanh
tươi. Người ta phủ rơm quanh gỗ sinboku rồi treo dây thừng shimenawa và các vòng
wakazari. Buổi tối, dân làng gồm cả già trẻ đi từng nhóm ra đồng. Giữ trọng trách đốt
sinboku cũng là trẻ em.
Kakizome
Người Nhật cho rằng, theo khói này vị thần năm mới về trời. Và dân làng Kuni có quan
niệm chính lúc đó, vị thần sẽ đưa ra lời khuyên cho năm mới. Lúc đốt, nếu khói ùn ùn
bay lên theo chiều thẳng đứng thì có nghĩa là năm đó được mùa. Ngoài ra chúng tôi
treo hình lật đật daruma để phù hộ buôn bán phát đạt, treo chữ khai bút đầu năm
kakizome để mong viết chữ đẹp và học giỏi. Cũng có người xua khói vào mình để có
sức sống của vị thần và để có sức khỏe tốt.
Nguồn Yuki center
KỊCH NÔ- HÌNH THÁI SÂN KHẤU KINH ĐIỂN
NHẤT NHẬT BẢN
Theo người Nhật, Nô hay còn gọi là Nogaku, là hình thái sân khấu truyền thống kinh
điển nhất và thực chất, cũng phát triển toàn diện nhất của Nhật Bản.
Kịch Nô xuất hiện vào đầu thế kỉ XV và gắn chặt với tên tuổi của Zeami Motokiyo
(1363-1433). Nhưng tới thế ki XVII, sau ngày Shogun Tokugawa lên trị vì, hình thái kịch
nghệ này mới thực sự hưng thịnh. Từ năm 1603, Shogun Tokugawa Ieyasu lên cầm
quyền, các vở diễn bắt đầu mang hình thái nghi lễ trọng thể, chỉ trình diễn trong những
dịp hội lễ hằng năm. Cũng từ đó, các vở diễn còn được diễn để mừng ngày nhà vua lên
ngôi, ngày cử hành hôn lễ của các bậc quyền quý, ngày phong tước, ngày các gia đình
bậc quyền quý sinh con trai, lễ trưởng thành của các trưởng nam, thứ nam của các bậc
quyền quý…

Kịch Nô có 5 trường phái chính : Kanze, Komparu, Hosho, Kongo và Kita
Kịch Nô thường được diễn trên sân khấu nhỏ, hình vuông, dựng bằng gỗ hinôka
(bách Nhật Bản), không sơn. Sân khấu chỉ cách dãy đầu của hàng ghế khán giả một
dải đất rộng chừng một thước, trên rải đá dăm hoặc sỏi. Ba phía để trống, mặt sau là
một tấm phông màu vàng, trên vẽ hình một cây thông cổ thụ cách điệu, sum suê cành
nhánh, tượng trưng cho sự trường thọ. Sau sân khấu, có bố trí 4 nhạc công và 1 người
phụ trách đạo cụ, gọi là koken, được coi như “tàng hình”, tuy thỉnh thoảng anh ta vẫn ra
sân khấu phụ giúp vở diễn. Diễn viên được chuyên môn hoá nghiêm ngặt, phân thành
3 nhóm chính sau:
• Shite-diễn viên chính, thủ vai chính
• Waki-diễn viên phụ
• Kyogen-diễn viên hài, đảm trách các màn phụ, chen giữa các màn chính trên
đây
Diễn viên thường đeo mặt nạ, chằng chặt bằng những sợi dây đeo, cột lên đầu. Trang
phục mang tính chất lịch sử-ước lệ, tương tự kiểu trang phục thế kỷ XV.
Kịch Nô dàn dựng trên 2 nguyên tắc chính:
Monomane ( nghĩa đen: “mô phỏng”) – đề cao tính chân thực (“diễn như thật”), và
Yugen ( nghĩa đen “chiều sâu nội tại ”, “kín đáo”, “hàm ẩn”) – hình thức hài hoà tột đỉnh
của vẻ đẹp thiêng liêng.
Hai nguyên tắc trên thể hiện cả trong kịch bản, lời thoại, vũ đạo, các điệu nhạc lời ca,
lẫn trong các động tác sân khấu của các diễn viên. Mục đích là khơi gợi những “cảm
giác siêu sao” trong tâm thức khán giả. Nền tảng của hai nguyên tắc trên vẫn là chủ
thuyết của Thiền: thôi thúc chủ thể và ngoại giới hội nhập với nhau, tức cảm xúc của
diễn viên và khán giả phải giao hoà được với nhau, như một thể thống nhất.
Khi đã nhập vai, diễn viên như rơi vào trạng thái chứng nghiệm, nhờ đó, anh ta sẽ có
cơ hội để cảm nhận rõ nét những tính cách và đức tính mà nhân vật mình thủ vai, đồng
thời tìm được các phản xạ tương thích cần phải trình diễn trong toàn vở.
Trước lúc ra sân khấu, diễn viên phải chiêm nghiệm thong thả và tỉ mỉ chiếc mặt nạ mà
anh ta sắp mang, để cảm nhận toàn bộ những cảm xúc sẽ nếm trải. Nhờ thâm nhập
trạng thái tâm lý nhân vật theo cách đó, diễn viên sẽ diễn xuất thoải mái mọi hành động

và cách ăn nói của nhân vật trong suốt vở. Tất cả những gì diễn viên sẽ phải thể hiện
trên sân khấu đều đã được thể hiện sẵn trên chiếc mặt nạ kia rồi, nên anh ta chỉ làm
một việc nữa thôi- bộc lộ những đặc điểm của nhân vật ra trước khán giả. Phải như
vậy, diễn viên mới hi vọng khơi gợi được những phản xạ ứng đáp cần thiết trong tâm
thức người xem. Chủ thuyết của Thiền như vậy đã cung cấp cho diễn viên cơ sở tinh
thần, lẫn thủ pháp diễn xuất.
Mỗi vở diễn thường kéo dài 6 giờ. Theo thể thức thế kỷ XVI, vở nào cũng phải gồm 5
phần chính:
1. Nói về các đấng thần linh
2. Nói về một kiếm khách samurai
3. Nói về một thiếu nữ hay một phụ nữ
4. Nói về một gã ác độ
5. Nói về thứ ma tà hoặc một lễ hội nào đó thời xưa
Mỗi phần thường gồm đoạn khai mào, đoạn tiến trình diễn biến các biến cố và đoạn kết
– mở nút
Vở diễn vốn mang màu sắc bi tráng, nên thường phải chen thêm vào những màn hài,
lúc chuyển cảnh cho không khí bớt nặng nề. Sự tương phản đó – chuyển từ bi sang
hài, và ngược lại – giúp cuốn hút sự chú ý của khán giả từ đầu chí cuối và tạo điều kiện
cho khán giả dễ dự phần vào các biến cố trong vở diễn. những bài thơ Haiku đan xen
vào các phần, các động tác cách điệu của diễn viên, các khúc nhạc, lời ca, tiếng kêu
gào và cách chiếu sáng….tất cả đều nhằm thu hút khán giả, biến các biến cố xa xưa
thành những cảnh thực, khiến cho các huyền tích về Phật giáo trở thành những chuyện
gần gũi, thân thiết với khán giả. Kịch Nô góp phần định hình vững chãi thêm nếp nghĩ
của người Nhật. Chẳng phải vô cớ mà họ đã cố tìm mọi cách để bảo tồn loại hình nghệ
thuât đặc sắc này.
Hiện nay, kịch Nô đang được khuyếch trương ngay cả tại Nhật lẫn ngoại quốc. Các vở
diễn của loại hình sân khấu đó đã đem đến cho công chúng khắp thế giới không những
trang sử sống động của dân tộc Nhật, mà cả các chủ thuyết của Thiền.
Tổng hợp từ Internet (Thanhnhan)
Tinh Thần Võ Sĩ Đạo – Samurai

Đất nước Phù Tang không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thanh nhã của những cánh hoa
anh đào, những bông tuyết tung bay trang hoàng cho ngọn núi Phú Sĩ hay nét e ấp của
những cô gái trong trang phục Kimono truyền thống… Đất nước phương Đông ấy còn
được biết đến bởi sự dũng mãnh của tinh thần võ sĩ đạo – Samurai !
Chữ "Thị" đọc là SAMURAI
Samurai trong tiếng Nhật, chữ Thị được đọc là Samurai. Chữ Thị là chữ được ghép bởi
chữ Nhân đứng trước mặt chữ Tự. Nhân có nghĩa là người, Tự có nghĩa là đền, là
chùa, là dinh quan ở. Nhân đứng trước trước cửa dinh quan, cửa chùa nên có ý ám chỉ
là người đầy tớ, người hầu. Trong danh từ quân sự, chúng ta có thể gọi Samurai là
người thị vệ, cận vệ. Hiểu như thế thì có lẽ chúng ta mới dễ dàng phân biệt được hai
chữ Samurai và Bushido (võ sĩ đạo). Hai chữ này tuy hai mà một và tuy một nhưng lại
là hai.
Trở về thời xa xưa, khi mà gạo được xem là lương thực chủ yếu trên những hòn đảo ở
phía đông châu Á, khoảng 5000 năm trước. Người ta đã bắt đầu sinh sống bằng nghề
nông qua trồng trọt, săn bắn, nuôi gia súc, từng bước làm chủ đất đai, vườn tược. Tập
họp lại thành nhóm, con người lập nên những cộng đồng để chia sẻ, trao đổi, và tự bảo
vệ lẫn nhau, chống lại những áp lực bên ngoài. Theo sự phát triển của cuộc sống, việc
bảo vệ lãnh thổ, đất đai đã là chuyện tất yếu và chiến tranh trở thành mối đe doạ khủng
khiếp mà con người phải gánh chịu. Ngược lại dòng lịch sử Nhật Bản, Samurai là một
giai cấp chiến binh thị vệ đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết
lập nhằm tạo ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng
Quân) của dòng họ Đằng Nguyên. Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội
đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách
tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể
đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca
và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng
hành động của các samurai. Cũng vào thời gian trước đó ít thế kỷ, tư tưởng Phật
giáo, nhất là tinh thần an nhiên của Phật giáo Thiền tông vốn chuộng sự đơn giản
và tĩnh lặng cũng ảnh hưởng mạnh đến xã hội Nhật đương thời. Sự an nhiên tạo
cho các samurai sự bình tĩnh và bình thản trước mọi tình huống. Sự đơn giản giúp cho

samurai nhìn nhận ngay cả sự sống chết cũng là một sự đơn giản, một sự nhẹ nhàng
tựa như đời sống của hoa Anh Đào. Anh Đào là loại cây thường nở hoa vào cuối tháng
3 hàng năm. Hoa Anh Đào chỉ nở khi tiết trời đã ấm lên.
Khi trời trở lạnh đúng vào dịp nụ đã căng thì cũng sẽ giữ hoa lại không nở cho đến khi
trời ấm lên lại. Hoa nở bung ra ít ngày, rồi một trận gió thổi qua hay một trận mưa xuân
nhẹ đến, từng cánh anh đào mỏng manh nương theo làn gió lìa hoa, lìa cành. Đời sống
của những đóa hoa Anh Đào thật ngắn ngủi, nhưng có hai lần trở thành tuyệt đẹp: khi
hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân và khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Samurai tự ví
đời sống mình đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều
có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các samurai xem cái chết như là
một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi. Kẻ mạnh bao giờ cũng được tôn
sùng bởi kẻ yếu, nhờ chiến đấu giỏi họ bảo vệ được quyền lợi của kẻ yếu. Những biệt
tài đó nâng kẻ mạnh thành người hùng, thành những chiến sĩ, kiếm sĩ lỗi lạc.
Phát triển từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 12, võ sĩ đạo bắt đầu hình thành, lớn
mạnh trong xã hội Nhật và đến triều đại Tokugawa (1603-1867) đã đóng một vai trò
quan trọng dưới trướng hai thế lực lớn ở Nhật là Taira và Minamoto. Để có được lực
lượng tuỳ tùng giỏi, các lãnh chúa đã tổ chức những kiếm sĩ, những võ sĩ đạo xuất sắc
thành một đạo quân được gọi là shogun. Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của Samurai gần
như có liên hệ đến từ “phục vụ“, nghĩa là người võ sĩ đạo là người phục vụ, phục tùng
các lãnh chúa (daimyo). Theo lịch sử Nhật thì hầu hết các cuộc tranh quyền đoạt vị của
các lãnh chúa daimyo đều bắt nguồn từ tranh chấp về lãnh thổ. Võ sĩ đạo Nhật đã được
huấn luyện đặc biệt về quân sự để giúp các lãnh chúa trông coi nhiều vùng đất rộng,
đông dân. Bên cạnh đó có những võ sĩ đạo không trực thuộc một đạo quân nào cả gọi
là ronin, tức những võ sĩ đạo không có người lãnh đạo, không có lãnh chúa hoặc người
cầm đầu. Điều này có thể xảy ra khi lãnh chúa của họ qua đời, những người ronin trung
thành, không còn ai phục vụ sau đó trở về làm ruộng, đi tu, hoặc đánh thuê giết mướn
hay trở thành kẻ cướp, côn đồ.
Người võ sĩ đạo có nhiều đặc quyền, họ được phép mang hai thanh kiếm khác nhau ở
bên trái, một dài (katana hoặc tachi) một ngắn (wakisashi) và có thể thêm một con dao
nhỏ được gọi là tanto, thông thường dùng để mổ bụng tự sát (hara-kiri hoặc seppuki).

Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước
đó cung tên là vũ khí chính. Người dân bình thường không được phép mang các loại vũ
khí đó và có thể bị chém nếu có ý định chống đối võ sĩ đạo. Về trang phục, giới võ sĩ
đạo cũng khác. Thường thì họ mặc kimono. Ở giữa thế kỷ thứ 12 và 17 dưới triều đại
Edo, bộ 2 mảnh hitatare rất phổ biến mà chúng ta thường thấy trong nhiều bộ phim như
Ktitleagemusha, Ran, Throne of Blood, Heaven and Earth… Bên cạnh đó, trên ngực áo
của họ còn có mang phù hiệu tương tự như cờ xí của đạo quân shogun mà họ trực
thuộc.
Sau một thời gian, hitatare mở đường cho bộ kamishimo mà các võ sĩ đạo hay mặc bên
ngoài chiếc kimono của mình, phần trên được gọi là kataginu tương tự như một chiếc
áo khoác ngoài, phần dưới gọi là hakama, hai ống quần rộng rãi và thoải mái hơn. Kiểu
tóc của võ sĩ đạo có truyền thống theo lãnh chúa. Người Nhật vẫn có thói quen buộc
một chùm tóc ở ngay trên đỉnh đầu, có lẽ ảnh hưởng từ Trung Quốc dưới triều Asuka-
Nara và Heian. Kiểu Mitsu-ori, futatsu-yori cũng là những kiểu tóc rất phổ thông ở thế
kỷ thứ 16. Kiểu cạo đầu ở trước trán cũng là thời trang của những năm đầu triều đại
Edo, rất được các võ sĩ đạo hưởng ứng. Kiểu tóc này phù hợp với các võ sĩ đạo khi
mang eboshi, được làm bằng vải đen và được buộc bằng những tua chỉ gấm. Qua kiểu
ăn mặc này người chung quanh có thể nhận ra ai là võ sĩ đạo. Ngoài eboshi dùng trong
những lúc bình thường, người võ sĩ đạo trong thời chiến còn được trang bị áo giáp
(kikou) rất nặng nề (như Tom Cruise trong bộ phim The Last Samurai), khác biệt tuỳ
theo cấp bậc trong giới võ sĩ đạo. Những loại áo giáp chiến đấu và những chiếc mũ
(kabuto), mặt nạ (mempo) được làm bằng tre, vải, da, và kim loại đặc biệt để che chở
toàn thân.
Cuối thế kỷ thứ 15, đạo quân Ashikaga mất quyền kiểm soát lãnh thổ, các lãnh chúa
tranh chấp liên miên và nội chiến kéo dài gần 100 năm. Khi Toyotomi Hideyoshi cuối
cùng thống nhất được lãnh thổ, ông đã đưa ra một loạt những thay đổi mới cho võ sĩ
đạo. Ông tổ chức cho người võ sĩ đạo có một cuộc sống ổn định hơn trong những dinh
thự, lâu đài (tenshu), từ đó họ có thể tự quản lý và phòng chống kẻ thù từ bên ngoài.
Đây là bước chuyển biến căn bản thay đổi võ sĩ đạo thành đội ngũ quân sự chuyên
nghiệp. Để thực hiện công việc đó, Toyotomi Hideyoshi đã áp dụng phương pháp đánh

thuế trên lúa gạo nhằm xác định cấp bậc võ sĩ đạo để quản lý và phát triển. Những
nguyên tắc bao gồm qui luật, lời tâm niệm và phong cách của người kiếm sĩ, võ sĩ đạo
được gọi là bushido (Luật chiến binh). Điểm chủ yếu là trung thành với lãnh chúa
daimyo, tự quản, nói thật và không bộc lộ tình cảm của mình cho người khác
biết.
Mỗi một đạo quân shogun đều có nguyên tắc danh dự và hành xử riêng của mình,
chẳng hạn trong thời Chosokabe Motochika (khoảng 1596), người võ sĩ đạo say sưa
quá độ, làm ảnh hưởng đến người khác có thể bị chém đầu. Hoặc thời Takeda Shingen
(1547), lấy vợ lấy chồng ngoài lãnh thổ cai trị của lãnh chúa là cấm kỵ. Hầu hết những
nguyên tắc của người võ sĩ đạo đều dựa trên căn bản triết lý của đạo Khổng, đạo Phật
và Thần đạo. Sau khi triều đại Meiji phục hưng (Minh hoàng Thiên trị, 1868-1912),
những nguyên tắc của người võ sĩ đạo được duy trì và rèn luyện trong quân đội Nhật
hoàng cho đến năm 1945. Ảnh hưởng này đã khống chế nhiều binh sĩ Nhật. Áp dụng
nguyên tắc của người võ sĩ đạo trong Thế Chiến thứ II, không phản bội Tổ quốc, trung
thành với Nhật hoàng nên họ đã tự sát trong danh dự để không bị bắt, đầu hàng hoặc
trở thành tù nhân.
Cái chết đối với người võ sĩ đạo nhẹ như bông, nhưng chết trong danh dự hay chết
trong ô nhục mới là vấn đề then chốt. Seppuku là một hình thức tự sát được xem là
danh dự, đây là một phần truyền thống võ sĩ đạo, một phần mà những kiếm sĩ không
thể từ chối. Hara-kiri cũng là một hình thức tự sát tương tự, đúng nghĩa của nó là mổ
bụng. Septitlepuku được tiến hành ở ngoài chiến trường, bằng một nghi lễ đặc biệt, tất
cả mọi người đều có thể tham dự và chứng kiến. Một khi người võ sĩ đạo đã tự mổ
bụng mình, liền tiếp theo đó là đầu rơi. Chết như vậy đối với các võ sĩ đạo là một vinh
quang, họ chết vì lãnh chúa để chứng minh lòng trung thành với chủ. Truyền thống này
sau đó đã không được các quan cao cấp trong nhiều triều đại của Nhật ủng hộ. Kể từ
năm 1603, và một lần nữa vào năm 1663 thực hiện Seppuku đã bị cấm. Tuy vậy, hiện
tượng tự sát vẫn không dứt hẳn… Ý nghĩ tự sát trong danh dự là cách giải thoát lý
tưởng của nhiều người Nhật trong xã hội hiện đại. Nhật Bản là một trong những quốc
gia trên thế giới có nhiều vụ tự sát. Họ tự sát có thể vì thất bại công việc làm ăn trên
thương trường hoặc chỉ vì thi rớt.

Trong triều đại Edo và Tokugawa (1600-1867) nước Nhật sống trong cảnh thanh bình.
Tokugawa Ieyasu chọn Edo làm bộ tổng chỉ huy (bakufu) của đạo quân shogun. Đến
đầu thế kỷ thứ 19 thì triều đại Tokugawa đình đốn và suy sập, hệ thống võ sĩ đạo yếu
đuối. Tàu nước ngoài đổ bộ, giao thương và du nhập văn hoá phương Tây đã trở thành
mối lo ngại của triều đình Tokugawa. Thất bại trước người nước ngoài và bất lực trong
việc phát triển đất nước, Hoàng đế Keiki từ chức, đạo quân samurai cuối cùng tan rã.
Meiji Mutsuhito lên ngôi nắm tất cả quyền lực. Năm 1871 giới võ sĩ đạo hoàn toàn bị bãi
bỏ. Các lãnh chúa daimyo mất hết quyền hành và khả năng kiểm soát nên đã giao lại
lãnh thổ cho Thiên hoàng. Meiji thống nhất đất nước mặt trời, đặt Edo làm thủ đô, bây
giờ gọi là Tokyo. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt. Các võ sĩ đạo nhóm lại dưới
sự lãnh đạo của Saigo Takamori (1827-1877), một nhân vật đầy quyền lực ở miền nam
bán đảo Kyushu có tham vọng phục hồi lại triều đại cũ cùng đạo quân Tokugawa.
Ttitleiếc thay, chỉ khoảng 9 năm sau – năm1877 – cuộc chiến xảy ra, Saigo Takamori,
lãnh tụ đạo quân phiến loạn Satsuma đã hoàn toàn thất trận trước lực lượng quân đội
hiện đại của Nhật hoàng. Hơn 40 ngàn võ sĩ đạo đã bị đẩy lui bởi 60 ngàn lính của
Thiên hoàng. Một cuộc hỗn chiến đẫm máu. Cuối cùng Saigo Takamori đã bị thương và
phải tự sát theo truyền thống võ sĩ đạo. Dù Nhật hoàng đã chiến thắng vang dội, Saigo
Takamori vẫn được xem là người anh hùng có tinh thần và truyền thống võ sĩ đạo bất
khuất. Ngày nay tại Nhật Bản, tuy võ sĩ đạo không còn vai trò chủ đạo trong xã hội
nhưng nó vẫn sáng ngời và hiện diện như một niềm tin kiêu hãnh trong những gia đình
còn mang đậm phong cách truyền thống Nhật. Giờ đây, thế hệ trẻ Nhật Bản đang bị
ảnh hưởng mạnh vì văn minh Âu Mỹ đang xâm lấn vào trong nếp sống của người Nhật.
Chúng ta đang có cơ hội nhìn xem con thuyền Nhật Bản sẽ như thế nào trong những
thập niên tới. Giai cấp samurai cuối cùng đã tan rã hơn 130 năm nay, nhưng tinh thần
võ sĩ đạo của samurai vẫn mãi còn tiềm tàng trong tinh thần Nhật Bản. Yukio Mishima,
một nhà văn lỗi lạc của Nhật đã chọn cách tự sát theo cung cách samurai vào năm
1970 để cảnh tỉnh người Nhật về nguy cơ xâm chiếm của văn minh Âu Mỹ. Người Nhật
vẫn là một dân tộc có những đặc điểm kỷ luật mà các dân tộc khác khó có thể sống
như họ được. Họ vẫn có được môt tinh thần trách nhiệm cao đối với xã hội. Có lẽ đây
là một giá trị tinh thần không phải một sớm một chiều mà một dân tộc nào cũng đạt

được như họ. Một cây Anh Đào cho dù có nở rộ cả cây nhưng quả thật một cây Anh
Đào cũng không có gì hấp dẫn lắm cho người thưởng ngoạn. Nhưng một vườn Anh
Đào nở rộ bên chùa, một rừng Anh Đào nở rộ trên núi thì người ta mới thấy được cái
vẻ đẹp thật lạ lùng của xứ Phù Tang
Nguồn duhocnhatban.edu.vn.
Kabuki – Nghệ Thuật Trường Tồn Với Thời Gian
Kabuki là một trong 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính của Nhật Bản, cùng với kịch
No và kịch rối bunraku. Kabuki ra đời vào đầu thế kỷ 17 dưới hình thức biểu diễn tạp
kỹ, sau đó trở thành một loại hình kịch nghệ được ưa chuộng nhất trong thời kỳ Edo
(1603-1868). Bằng sự kết hợp giữa nghệ thuật diễn xuất, múa và âm nhạc, kabuki là
môn nghệ thuật hết sức độc đáo và hiện được công nhận là một trong những loại hình
kịch nghệ truyền thống vĩ đại của thế giới.
Người ta cho rằng sư tổ của kabuki là bà Izumo-no-okuni, nhân vật theo sử sách đứng
đầu một nhóm gồm hầu hết là phụ nữ, tổ chức diễn kịch mà chủ yếu là múa và các vở
hài ngắn, ở Kyoto vào năm 1603. Bà sáng tạo ra kabuki dựa trên kịch No (một loại hình
kịch cổ mang mặt nạ của Nhật Bản) và Hu-ryu (hoạt động trong lễ hội phát sinh từ sự
bất mãn trước những cuộc chiến tranh vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, có đặc trưng
mạnh mẽ, hoa mỹ, nhằm quên đi sự đau khổ). Và trong từ điển tiếng Nhật thời kỳ này,
do cha cố Thiên chúa giáo người Bồ Đào Nha soạn, thấy có từ “kabuki-mono”, chỉ một
nhóm người trong xã hội khi đó, có nghĩa là “người có những hành động ngoài phạm vi
cho phép”. Họ luôn mặc áo đẹp và đi đầu về thời trang. Bà Okuni đã kết hợp đặc trưng
của Hu-ryu với các điệu múa, vở kịch của mình, đồng thời lấy chủ đề là các kabuki-
mono để tái hiện những phong cách mới mẻ của họ trên sân khấu.
Sự hấp dẫn mạnh mẽ của onna kabuki, tức “kabuki nữ” mà bà Okuni quảng bá rộng rãi,
chủ yếu là nhờ các điệu múa tình tứ và những cảnh đầy gợi cảm trong các vở kịch. Vì
thường xảy ra ẩu đả giữa khán giả để tranh giành các nghệ sĩ, những người đồng thời
hành nghề gái điếm, năm 1629, chính quyền tướng quân Tokugawa (1603-1867) đã
cấm phụ nữ xuất hiện trong các vở kịch kabuki. Kế đó, wakashu kabuki, tức “kabuki
nam diễn viên trẻ”, thành công vang dội trước khi bị cấm vào năm 1652. Chính quyền
tướng quân yêu cầu các buổi biểu diễn kabuki phải được cải cách về cơ bản thì mới

được tiếp tục. Nói tóm lại, kabuki phải dựa trên kyogen, một loại kịch vui được biểu
diễn xen giữa các vở kịch No. Các nghệ sĩ yaro kabuki, tức “kabuki nam giới” bắt đầu
thay thế các diễn viên nam trẻ, bị buộc phải cạo phần tóc mái, giống như phong tục đối
với đàn ông thời đó để chứng tỏ đã đến tuổi trưởng thành. Họ cũng phải đảm bảo với
chính quyền rằng trong các vở kịch không phô bày thân thể, rằng họ là những nghệ sĩ
nghiêm túc và không dính líu đến mại dâm.
Năm 1664, hai nhà hát ở Osaka và Edo (nay là Tokyo) lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật
kéo màn, cho phép kéo dài vở kịch bằng cách liên tục thay phông cảnh phức tạp mà
không hề gây gián đoạn. Vào thời gian đó, vì chính quyền cấm diễn viên nữ, tầm quan
trọng của những nghệ sĩ nam đóng vai nữ, gọi là onnagata, dần dần tăng lên.
Trong những năm đầu hình thành, những yếu tố quan trọng của các loại hình sân khấu
khác, chủ yếu là kyogen, No và kịch rối bunraku, được đưa vào kabuki. Bằng cách sử
dụng đối thoại, nghệ thuật diễn xuất, cũng như tính hiện thực của kyogen, kabuki phát
triển từ lối biểu diễn tạp kỹ mà chủ yếu là múa và nhạc thành một hình thức nghệ thuật
mới. Sân khấu dùng cho kabuki vốn lấy mẫu từ sân khấu kịch No nhưng sau đó được
sửa đổi bằng cách gắn thêm màn kéo, bỏ mái, và trở thành kiểu sân khấu hanamichi.
Những lời thoại đơn giản mượn của kịch No, kyogen, kiểu kể chuyện jo-ruri, dần dần
được thay thế bằng những tác phẩm viết riêng cho kabuki. Nội dung kịch kéo dài hơn,
có nhiều vai diễn hơn và cách diễn xuất của các diễn viên cũng đa dạng và tinh tế hơn.
Vào đầu giai đoạn Genroku (1688-1704), kabuki đã trở thành một loại hình kịch nghệ
nghiêm túc. Các vai diễn cũng như kịch bản trở nên phức tạp hơn và nghệ thuật diễn
xuất được chú trọng. Trong thời kỳ này xuất hiện nhà viết kịch vĩ đại nhất của Nhật là
ông Chikamatsu Monzaemon. Ông đã dành trọn cuộc đời mình để phát triển kabuki
thành một loại hình nghệ thuật và người ta gọi ông là “Shakespeare của Nhật Bản”.
Kabuki phát triển thành 3 thể loại: jidai-mono là những kịch lấy bối cảnh lịch sử với
nhiều vai diễn, sewa-mono thường mô tả cuộc sống của tầng lớp thị dân, và shosagoto
gồm những màn múa và diễn kịch không lời.
Sau thời kỳ hoàng kim tại khu vực Kyoto-Osaka vào cuối thế kỷ 17, sự hâm hộ dành
cho kabuki giảm sút vì kịch rối bunraku thăng hoa. Maruhon-mono, hay những vở
kabuki phỏng theo các vở kịch rối, được tung ra để lôi kéo những khán giả đang đổ

sang các rạp bunraku. Kết cấu logic chặt chẽ và cách mô tả nhân vật một cách thực tế
của bunraku có ảnh hưởng lớn đến kịch kabuki. Lối kể chuyện và sử dụng nhạc trong
bunraku được áp dụng cho các vở kịch kabuki, và thậm chí những kỹ thuật sân khấu
của bunraku, ví dụ như cách di chuyển độc đáo của các con rối, cũng được các nghệ sĩ
kabuki bắt chước. Hiện nay, đến một nửa các vở kịch kabuki là mô phỏng các vở kịch
rối bunraku.
Nhưng tiếp theo giai đoạn khuynh đảo và chiếm lĩnh các sàn diễn trong nửa đầu thế kỷ
18, bunraku sa sút nhanh chóng ở khu vực Kamigata (khu vực xung quanh Osaka) nên
kabuki nắm ngay lấy cơ hội này để giành lại sự ủng hộ của tầng lớp thị dân. Một trong
những tác gia lừng danh lúc đó là ông Namiki Shozo. Ông cũng chính là người sáng
tạo ra sân khấu quay mawaributai.
Vào đầu thời kỳ Minh Trị xuất hiện một thể loại kabuki gọi là zangiri-mono, với những
nhân vật binh sĩ mặc quân phục kiểu phương Tây và các nhân vật onnagata mặc váy
đầm. Song các vở kịch này không thu hút được khán giả. Nhiều nghệ sĩ kêu gọi gìn giữ
kabuki cổ điển truyền thống, tiếp tục trình diễn các vở nổi tiếng và xúc tiến đào tạo thế
hệ trẻ. Tuy nhiên, họ cũng thể nghiệm các vở theo trào lưu shin kabuki (kabuki mới)
của những nhà viết kịch hiện đại, những người đã tự do lồng vào kabuki nhiều yếu tố
mà họ học được từ kịch phương Tây.
Sau thế chiến 2, kabuki vẫn được ưa chuộng. Các vở kịch vĩ đại của thời Edo cũng như
nhiều vở kinh điển hiện đại được trình diễn tại nhà hát Kabukiza và nhà hát quốc gia ở
Tokyo. Song, trừ Nhà hát quốc gia tiếp tục diễn trọn vở (thường dài khoảng 5 tiếng
đồng hồ), các nhà hát kabuki cắt ngắn các vở kịch đi rất nhiều, nhất là ở Kabukiza (một
rạp nổi tiếng tại khu Ginza ở Tokyo) thường chỉ là các hồi, các cảnh được ưa thích
nhất, diễn cùng với một số vở kịch múa. Việc các nghệ sĩ kabuki tham gia diễn trong cả
các thể loại kịch nghệ khác và việc phát kịch kabuki trên truyền hình cũng góp phần làm
tăng mối quan tâm đến môn nghệ thuật truyền thống này.
Không thể phủ nhận rằng cuộc sống hiện đại ở Nhật Bản đã phần nào đẩy các loại hình
nghệ thuật truyền thống, trong đó có kabuki, không còn được hâm mộ nồng nhiệt như
trước kia. Nhưng tuy không nhiều, vẫn có những người say mê loại hình nghệ thuật
này. Mỗi mùa diễn, họ đi xem tất cả các vở, ngồi trong rạp suốt 4-5 tiếng đồng hồ để

ngây ngất với từng vai diễn, gặp gỡ nhau để bàn về các vở kịch, các nghệ sĩ tiếng tăm.
Bản thân giới kabuki cũng cố gắng để tìm cách thu hút khán giả trẻ nhiều hơn. Một
trong những cố gắng này là “Super kabuki”, do diễn viên Ichikawa Ennosuke sáng tạo
ra, lấy đề tài là những chuyện dễ gần đối với giới trẻ, áp dụng cách diễn xuất của kịch
hiện đại. Bên cạnh đó, một yếu tố góp phần không nhỏ cho sự tồn tại của các rạp
kabuki là khách du lịch. Để tiếp cận ngay với văn hóa truyền thống của Nhật Bản, nhiều
du khách đăng ký những chuyến du lịch trọn gói có phần xem kịch kabuki. Không thể
hiểu toàn bộ những gì diễn ra trên sân khấu, nhưng đối với họ chẳng hề gì, bởi phông
cảnh, trang phục của diễn viên và âm nhạc đã nói lên tất cả.
Với những nét đặc biệt của mình, chắc chắn kabuki sẽ tiếp tục trường tồn cùng với thời
gian.
KIMONO – NẾT ĐẸP SAY MÊ LÒNG NGƯỜI
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc lại có một trang phục truyền thống riêng. Nhưng có lẽ bộ
Kimono của Nhật Bản thực sự đã tạo nên một câu chuyện thú vị bởi kiểu dáng độc đáo,
bởi cách mặc và làm nên một bộ Kimono khá cầu kỳ, và bởi ngay cả sự hiện diện đặc
sắc trong những dịp nghi lễ của người Nhật.
Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ
Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả
thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản. Xưa kia, cả đàn
ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay,
thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người
đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ
theo kiểu truyền thống khác.
Du nhập vào Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới
dạng những bộ đồ lót bằng cotton, nhưng phải đến khi người Nhật đã chắt lọc được
những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng , đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì
Kimono mới chính thức được đón nhận và phát triển nhanh chóng trở thành trang phục
truyền thống của người Nhật.
Thời kỳ đầu, chiếc áo Kimono với cánh tay áo xẻ và dài chạm tới đất, thân áo dài nhiều
lớp màu sắc khác nhau được phối hợp một cách tinh tế thường xuất hiện trong các dịp

nghi lễ long trọng của giới thượng lưu.Cho đến thời kỳ Kamamura (1192-1333) và
Muromachi (1338-1573) –thời kỳ của các võ sĩ đạo Nhật Bản, bộ lễ phục Kimono đã
được các võ sĩ đạo đưa vào trở thành trang phục mặc thường ngày và Kimono đã trở
nên phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân Nhật Bản. Kimono dành cho
nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt riêng và Kimono nam giới được may thêm
quần chẽn ở bên trong. Các võ sĩ đạo cũng đã tạo ra một bộ y phục Kimono riêng
khi lên võ đài với tên gọi là Hakama với các nếp gấp mang ý nghĩa tôn vinh tinh
thần võ sĩ đạo. 5 nếp gấp đằnh trước, và 2 nếp gấp đằng sau, mỗi nếp gấp đều có
một ý nghĩa riêng: “Yuki”-lòng quả cảm; “Jin”-lòng nhân ái; “Gi”-sự công bằng,
chính trực; “Rei”-sự lịch thiệp, lễ độ; “Makoto”-sự chân thành; “Chugi”-tính cống
hiến, “Meiyo”-phẩm giá và danh tiếng.
Vào thời Edo (1603-1868), cùng với sự ra đời của thắt lưng Obi, Kimono đã có một thay
đổi lớn. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang
trí, mang tính thẩm mỹ rất cao , tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người
mặc nó. Để tạo thành một chiếc thắt lưng Obi cũng cầu kỳ không kém việc may một bộ
Kimono. Và thắt lưng Obi đã trở thành một thứ không thể thiếu được của Kimono, cùng
với các phụ kiện khác như dây “Koshi-himo”, dây “Date-jime”, dây “Obijime”, nơ bướm
“Chocho” trâm cài đầu, guốc gỗ…Có hơn 300 kiểu Obi khác nhau, nhưng có hai kiểu
phổ biến nhất : kiểu “Taiko” giống như hình trụ đai ngang của cái trống, là kiểu truyền
thống nhất thường sử dụng cho các phụ nữ đã có gia đình, và kiểu “Fukura suzume”
giống như hình con chim sẻ thường sử dụng cho các phụ nữ chưa kết hôn. Obi của
nam giới có thể chia ra làm hai loại: Kaku và Heko. Kaku Obi được làm từ vải cotton
cứng, rộng khoảng 9 cm. Heko Obi làm từ các chất liệu mềm hơn, và thường sử dụng
vải lụa nhuộm.
Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm
nghệ thuật công phu, tỉ mẩm từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn, và
lựa chọn các phụ kiện đi cùng. Thiết kế của bộ Kimono cũng hết sức đặc biệt và độc
đáo, gồm 8 mảnh ghép với nhau cho phép điều chỉnh kích cỡ phù hợp với người
mặc.Do vậy, kích thước không phải là yếu tố quan trọng trong việc may một bộ Kimono,
và đôi khi một bộ Kimono gắn bó với chủ nhân của nó suốt cả cuộc đời. Kimono có thể

được trang trí bằng các hoa văn thêu hoặc nhuộm. Những bộ Kimono dành cho phụ nữ
thường được trang trí các họa tiết hình hoa, lá, hoặc các hình mang tính chất biểu
tượng. Các họa tiết,các lớp vải Kimono được chọn lựa phối hợp giữa các màu sắc rất
sinh động và bắt mắt. Và quả không có gì sai nếu ai đó ví bộ Kimono như một bức họa
nhiều màu sắc. Có hai cách tạo màu sắc cho Kimono. Thứ nhất là sử dụng vải Tsumugi
dệt từ những sợi nhuộm màu khác nhau, và Tsumugi Kimono khi may xong sẽ có luôn
cả màu sắc lẫn hoa văn. Thứ hai là Kimono may từ vải trắng với tên gọi là Iromuji
kimono, sau đó mới đem vải trắng đi nhuộm và vẽ hoặc thêu họa tiết lên trên. Kỹ thuật
nhuộm vẽ Yumen đã tạo nên cho những bộ Kimono yumen một vẻ đẹp rất cuốn hút.
Cách thức mặc Kimono khá phức tạp và có những nguyên tắc riêng của nó. Khi mặc
Kimono, người mặc quấn từ bên phải vào trước rồi mới đến bên trái, và chỉ quấn
ngược lại khi đi dự tang lễ. Bên cạnh đó cũng có các sự khác biệt trong bộ Kimono theo
tuổi tác, tầng lớp xã hội , và thậm chí theo từng mùa.
Dưới đây là các loại Kimono:
Furisode:
Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và rộng
(thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày
tỏ tình yêu với các chàng trai.
Khi một cô gái Nhật Bản bước sang tuổi 20, cô ấy sẽ được công nhận là một người
trưởng thành. Cô sẽ được quyền đi bầu cử, phải chịu mọi trách nhiệm về bất cứ một tội
lỗi nào do cô gây ra, và được phép hút thuốc, uống rượu công khai.
Rất nhiều cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ niệm bước ngoặt trọng đại này.
Furisode là một Kimono dùng để đi lễ, dành cho các cô gái còn độc thân. Furisode có
màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt. Trong xã hội của Nhật, mặc
Furisode là một tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết
hôn.
Một trong những điểm đặc biệt của Furisode là ống tay áo của nó. Furisode dùng để
mặc trong những ngày lễ lớn, như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà. Giá của
một chiếc Furisode tùy thuộc vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề của người may.
Một chiếc Furisode thường có giá là 15.000 USD.

Yukata:
Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata
thường mang màu sắc cực kì sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là để các cô gái
Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (sau vài lần tập là họ có thể dễ dàng mặc
được, bởi Yukata không cầu kì như Furisode).
Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền
thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng
rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.
Yukata được ưa chuộng bởi chất vải cotton nhẹ nhàng của nó. Vải đã được cách điệu
đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng rất
tiện dụng cho ngày thường và đồ mặc ban đêm. Trong những ngày hội và ngày kỉ niệm
sự kiện chung, Yukata thường được mặc với một chiếc thắt lưng rộng hơn, quấn quanh
eo và gấp lại ở đoạn cuối. Thông thường hơn, Yukata được mặc với một thắt lưng Obi
(thắt lưng thêu), đi cùng với một đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví.
Những cô gái và phụ nữ Nhật rất thích những dịp được mặc Yukata của họ. Ngày nay
không có nhiều cơ hội phù hợp để mặc những bộ quần áo truyền thống sặc sỡ như
vậy. Thời xa xưa, áo Yukata chỉ dùng để mặc ở nhà sau khi vừa tắm xong. Nhưng ngày
nay, áo Yukata rất được ưa chuộng (cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể mặc).
Hầu hết áo Yukata được làm từ vải cotton . Theo truyền thống xưa , áo Yukata thường
chỉ có hai kiểu là trắng – xanh đen hoặc xanh đen- trắng, nhưng trong một vài năm trở
lại đây áo yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn.
Houmongi:
Khi một người phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái họ một chiếc
Kimono khác, chiếc Houmongi. Houmongi sẽ thay thế vị trí của Furisode. Houmongi là
Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có chồng. Loại Kimono này thường được
dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó. Khi đón tiếp một cuộc
viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi (áo Kimono dùnh để tiếp
khách).
Tomesode:
Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ không bao giờ được măc áo furisode, dù

cho họ có li dị chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc áo Tomesode, một dạng áo
Kimono với ống tay áo ngắn hơn . Áo Tomesode thường có màu đen , hoặc là nhiều
màu khác . Áo Tomesode đen thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc , đây
là dạng áo Kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như là đám cưới hoặc đám tang
của họ hàng).
Những áo Tomesode nhiều màu khác cũng có thể được mặc vào các dip lễ trang trọng
trên (nhưng những chiếc áo này không được đính gia huy, vả lại, khi nhắc đến
Tomesode thì đa số người Nhật đều cho rằng nó-phải-là-màu-đen). Tomesode có nền
áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku (Kimono cưới) mà cô dâu
mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ
và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong một dịp vui.
Mofuku:
Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc Kimono loại này có
màu đen. Dù rằng Tomesode và Mofuku không đắt bằng một chiếc Furisode, nhưng giá
mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là khoảng 8.000 USD.
Shiromaku:
Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực rỡ, tráng lệ
nhất. Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi người chỉ thuê loại Kimono
này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc
Shiromaku cũng lên tới 5.000 USD.
Nếu bạn để ý kĩ thì bạn có thể thấy ngay rằng chiếc Shiromaku rất dài, dài đến chạm
đất. Những chiếc váy cưới trắng truyền thống của phương Tây thường có đuôi váy hay
một tấm lụa rất dài, rủ dài ra sau. Còn Shiromaku thì không giống như vậy. Shiromaku
dài và tỏa tròn ra. Chính vì vậy, cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm theo
thì mới có thể đi lại trong chiếc Kimono này. Màu trắng này tượng trưng cho sự tinh
khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần
Váy này cách tân nên không còn dài chấm đất nữa.
Tsumugi: Dành cho tầng lớp nông dân và thường dân
Tsukesage: Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi
gắp nhau ở đỉnh vai), áo này được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám

cưới của bạn bè.
Tất cả các yếu tố này đã góp phần tôn vinh giá trị bộ Kimono, và người Nhật Bản rất tự
hào với quốc phục của mình. Ngày nay, trong công việc và cuộc sống thường ngày,
người Nhật Bản mặc những bộ trang phục hiện đại, năng động. Nhưng cứ đến lễ tết và
những dịp quan trọng, đặc biệt, bạn sẽ vẫn luôn thấy hình ảnh người Nhật trong những
bộ Kimono truyền thống. Cha mẹ vẫn tặng áo Kimono cho con gái đến tuổi trưởng
thành và khi đi lấy chồng. Và có những bộ Kimono đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ
giống như một vật gia bảo.

×