Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.02 KB, 10 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Để hoạt động quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, quản lý hành
chính nhà nước cần được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nhất định. Những
nguyên tắc này đóng vai trò làm nền tảng, là cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt
động quản lý hành chính nhà nước. Trong đó nguyên tắc tập trung – dân chủ là
một trong những nguyên tắc cơ bản, bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà
nước ta. Thực tiễn đã chứng minh trong quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã
hội đòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực. Có tập trung quyền lực mới điều
khiển được xã hội, mới thiết lập được một trật tự xã hội nhất định. Vì vậy, trong
xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là chủ yếu, tập trung vào Nhà nước. Tập
trung và dân chủ là hai mặt của thể thống nhất hài hòa với nhau. Nếu thiên về
tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc
đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi
nhẹ tâp trung sẽ dân đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy nhà
nước kém hiệu quả.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu để thấy được những ý nghĩa quan
trọng của nguyên tắc này góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý
hành chính nhà nước theo con đường xây dựng nhà nước “ pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”.
NỘI DUNG
I- Cơ sở pháp lý
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước, được ghi nhận trong hiến pháp của tất cả các nước xã hội chủ
nghĩa hiện nay. Đồng thời nguyên tắc này cũng được ghi nhận qua các bản Hiến
pháp Việt Nam- luật cơ bản của nhà nước ta có hiệu lực pháp lí cao nhất: Điều 4
Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi bổ
sung năm 2001) “…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà
nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
~ 1 ~
II- Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ


1- Khái niệm
Nguyên tắc được hiểu là “những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở
khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong
pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước”
- ( tr.75- sách giáo trình Luật hành chính Việt Nam- đại học Luật Hà Nội -09)
+Tập trung: thâu tóm quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều
hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật.
+Dân chủ : là mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ
tập thể vào hoạt động quản lý. Phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản
lý trong quá trình thực hiện pháp luật.
Cả hai yếu tố này phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với
nhau, chúng có sự qua lại phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản
lý hành chính Nhà nước.
2- Biểu hiện
a) Sự phụ thuộc của cơ hành chính Nhà nước vào cơ quan quyền lực
Nhà nước cùng cấp
+ Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà
nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều
tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Như vậy, quyền lực nhà nước ta là thuộc về nhân dân, quyền lực ấy được
thực hiện thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp do chính nhân dân bầu ra. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lực
nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, góp phần phát huy dân chủ, quyền lực của
các cơ quan quyền lực nhà nước cần được mở rộng và thực hiện triệt để, có hiệu
~ 2 ~
quả, mà biểu hiện cụ thể của nó là sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà
nước vào cơ quan quyền lực nhà nước.
+ Cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành

lập, bãi bỏ các cơ quan hành chính Nhà nước:
- Ở trung ương: Quốc hội thành lập Chính phủ và trao quyền hành pháp
cho Chính phủ. ( Điều 109 Hiến pháp 1992 : “Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội..”) Ví dụ: tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội,
Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn đề nghị
của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm các thành viên khác của Chỉnh phủ.
- Ở địa phương: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
(điều 123 Hiến pháp 1992 : “ Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân…” ) và thực hiện hoạt động
quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.
- Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính đều do cơ quan
quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập, bãi bỏ. Ví dụ : theo
Khoản 2 Điều 114 HP 1992 Thủ tướng có quyền hạn : “đề nghị Quốc hội
thành lập hay bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ…” .Như vậy, Quốc hội có
quyền thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ
tướng Chính phủ.
+ Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo,
giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động
của mình với cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Ví dụ : theo Điều 109 HP92, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác với Quốc hội.
Theo Điều 123 HP92, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân.
~ 3 ~
+ Bên cạnh đó, dân chủ được thể hiện trong việc cơ quan quyền lực Nhà nước
trao quyền chủ động, sáng tạo cho cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cơ
quan này chỉ đạo thực hiện pháp luật và các văn bản khác của cơ quan quyền
lực.
Ví dụ : “..Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ thi hành nghị quyết sai

trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp
mình bãi bỏ những nghị quyết đó.” – Điều 124 HP92. Như vậy, theo quy định
này Ủy ban nhân dân vẫn hoàn toàn có quyền chủ động đối với Hội đồng nhân
dân trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
b) Sự phục tùng cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung
ương
+ Sự phục tùng này để đảm bảo quyền lực nhà nước được tập trung , tránh xảy
ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ.
+ Sự phục tùng được thể hiện ở cả phương diện tổ chức và hoạt động.
+ Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định
của pháp luật.
+ Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về
công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà
nước.
+ Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo
nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được "thẩm
quyền cấp mình".
Ví dụ: - Theo Điều 83 Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 , Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Còn Bộ tư
pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và
hành nghề luật sư, xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính
sách phát triển nghề luật sư…Như vậy, Bộ tư pháp phải chịu sự quản lý, phục
tùng những quyết định của Chính phủ trong hoạt động quản lý nhà nước về luật
sư.
~ 4 ~
- Theo khoản 4 Điều 13 luật kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11
ngày 29/6/06 : “ Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản
lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn theo phân
cấp của Chính phủ”- quy định này đã thể hiện sự phục tùng của địa
phương đối với trung ương trong hoạt động quản lý nhà nước.

c) Sự phân cấp quản lý
+ xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, ý
nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, sự
quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước.
Ví dụ: Chính phủ có quyền quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc,
hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước còn Ủy ban nhân dân các cấp không có
quyền hạn này.
Theo Khoản 6 Điều 8 Luật tổ chức Chính phủ 2001, Chính phủ có nhiệm vụ và
quyền hạn: “ Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng
vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và
mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;” – đây là những vấn đề quan
trọng của đất nước, mà chỉ có Chính phủ- cơ quan cao nhất trong bộ máy hành
chính của nước ta mới được Quốc hội trao cho quyền hạn này.
+ Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính
chủ động sáng tạo trong quản lý.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền “ xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các
khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn…”
Ủy ban nhân dân cấp tình có quyền “ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần
vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
tại địa phương…”
~ 5 ~

×