Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Clenbuterol – Hóa chất cấm trong chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 29 trang )


Việc sử dụng trái phép các hóa chất tạo nạc
trong danh mục cấm vẫn còn tiếp diễn?

Sự quản lý bất cập giữa các cơ quan Nhà
nước?

Các chất tạo nạc có bản chất như thế nào?

Ví dụ cụ thể về một chất tạo nạc được sử
dụng phổ biến?

Khả năng ứng dụng và gây độc đối với sức
khỏe con người?

Văn bản pháp luật đã ban hành?

Cần đưa ra biện pháp phòng ngừa nào?
1. Thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất tạo
nạc cấm trong chăn nuôi
2. Các hóa chất tạo nạc thuộc nhóm β-agonist
3. Clenbuterol

Cấu tạo

Ứng dụng

Đặc tính

Độc tính và triệu chứng gây độc



Liều lượng tồn dư cho phép

Văn bản pháp luật

Biện pháp phòng ngừa

Hiện nay, vấn đề quản lý và sử dụng hóa chất
tạo nạc trong chăn nuôi vẫn còn bỏ ngõ.

Sau cuộc tổng điều tra về hóa chất tạo nạc trong
quá trình chăn nuôi và kiểm tra chất lượng thịt
nuôi sau giết mổ vào các tháng đầu năm 2012,
Việt Nam chúng ta vẫn chưa đưa ra được biện
pháp phòng ngừa hiệu quả giúp người dân bớt
lo lắng và hoang mang khi muốn sử dụng các
loại thịt gia súc gia cầm trên thị trường.

Các sản phẩm hóa chất không rõ nguồn gốc vẫn
được bày bán ở các chợ đầu mối.

Nhiều người dân tẩy chay các sản phẩm chế
biến từ thịt lợn

thiệt hại kinh tế.
Bảng khảo sát gần 1.900 độc giả trên Vnexpress.net.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cấm buôn bán và sử dụng – Nhưng, Bộ Y tế
cho phép sử dụng.


Điều tra, bắt, phạt rồi thả  bất cập.

Chỉ phạt hành chính ở mức từ 10 đến 40 triệu
trên một trường hợp  chưa đủ răng đe.

Điều tra và xử phạt theo kiểu đánh rắn giữa
khúc  phương pháp thực hiện chưa triệt để.

Chưa được đầu tư phòng xét nghiệm chuẩn,
đủ điều kiện phát hiện nhanh các trường
hợp vi phạm, chi phí xét nghiệm cao


hạn chế.

Các chất tạo nạc thuộc nhóm β-agonist.

β-agonists là nhóm các hormone tự nhiên,
có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ
tử cung, đồng thời kích thích giải phóng
insulin và quá trình phân giải glucose.

β-agonist gồm 2 nhóm, trong đó chất tạo
nạc thuộc nhóm thứ hai.

Tác dụng làm giãn phế quản của các hợp chất
β-agonist


Clenbuterol là hợp chất thuộc nhóm β-
agonist, có tác dụng kích thích rất
mạnh, làm giãn phế quản, dùng trong
điều trị hen suyễn ở người.

Clenbuterol còn có thể chữa bệnh phổi
tắt nghẽn mãn tính, giúp người bệnh
đang khó thở trở nên dễ dàng thở hơn.

Ngoài mục đích trị bệnh cho người,
clenbuterol còn bị lạm dụng trong nhiều
mục đích khác nhau do nó có khả năng
ứng dụng lớn.

Công thức phân tử: C
12
H
18
N
2
Cl
2

Tên khoa học: 4-amino-3,5-dichloro-phenyl
hay (tertbutylamino) ethanol

Tên thương mại: Ventipulmin

Công thức cấu tạo:

Khả năng ứng dụng clenbuterol:
1. Sử dụng trong y học
2. Lạm dụng trong thể thao
3. Lạm dụng trong chăn nuôi
4. Lạm dụng trong công nghệ thực phẩm

Clenbuterol có tác dụng làm giãn phế quản.

Thuốc được sử dụng trong điều trị hen suyễn,
viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(Witkamp, 1996).

Trong thú y, dùng để trị bệnh viêm phế quản ở
ngựa, bê và cho điều trị bệnh sản khoa ở bò cái
(Kuiper và ctv, 1998).

Clenbuterol có nhiều tác dụng phụ. Hầu hết các
quốc gia Âu Mỹ, nó không còn được dùng cho
người. Tuy nhiên, cũng còn có một số quốc gia
vẫn sử dụng trong trị liệu cho bệnh nhân hen
suyễn dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bác sĩ.

Thực tế cho thấy, clenbuterol thường được dùng
ngoài chỉ định trong nhiều trường hợp như:

Lạm dụng trong lĩnh vực tranh tài thể thao, thể hình
thẩm mỹ.

Lạm dụng với mục đích giảm béo, giảm cân nhanh.


Lạm dụng Clenbuterol ở liều cao có thể kích
thích tăng trưởng, tăng khối lượng cơ thể và
giảm lượng mỡ nhanh.

Do vậy, thuốc được bổ sung vào thức ăn gia
súc, gia cầm nhằm tăng thịt nạc và tăng trọng
nhanh hơn (Eshaq và cs, 2003).

Tuy nhiên, sự tồn dư của Clenbuterol trong
thịt và phủ tạng, đặc biệt là gan của những
con vật được nuôi bằng thức ăn có chứa
chất này đã có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
người tiêu dùng (Yu và Yang, 2004).

Ngoài ra, clenbuterol làm tăng tỉ lệ đẻ trên
gà. Gà mái khi ăn thức ăn trộn clenbuterol
đã sinh sản nhiều, đẻ hai trứng trong ngày,
có khi một trứng nhưng hai lòng đỏ.

Nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác
động tức thời với các triệu ngộ độc như run
cơ, chuột rút, loạn nhịp tim, hồi hộp, dễ kích
động, nhức đầu, mất ngủ, tăng huyết áp
Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch.

Gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến ngộ độc, buồn
nôn, tiêu chảy

Có thể gây chết người ở liều cao.


Với nhóm chất β-agonist còn khiến phụ nữ
có nguy cơ mắc ung thư vú, và có thể làm
rối loạn giới tính đối với thai nhi ở những
phụ nữ đang mang thai.

Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn,
dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất
lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình
dục, gây tổn hại cho hệ thần kinh, dễ chán
nản, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại
tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống
kháng thể…có thể gây biến chứng ung thư.

Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT, Quy định
việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các
chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong
chăn nuôi, ngày 7 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giới hạn cho phép của clenbuterol trong TP
Gia súc Bộ phận cơ thể Giới hạn tồn dư lớn nhất (μg/kg)
Bò thịt Cơ bắp 0,2
Ngựa Cơ bắp 0,2
Bò thịt Gan 0,6
Ngựa Gan 0,6
Bò thịt Thận 0,6
Ngựa Thận 0,6
Bò thịt Mỡ 0,2
Ngựa Mỡ 0,2

Bò sữa Sữa 0,05 (μg/lít)

Chỉ thị 96/22/EC, ngày 29/4/1996.

Quyết định số 54/QĐ-BNN, danh mục hóa chất
cấm sử dụng,ngày 20/6/2002 của Bộ NN &
PTNT.

Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT, Quy định
việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các
chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn
nuôi, ngày 7/11/2012 của Bộ NN & PTNT.

×