Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Làm sạch nước mía bằng phương pháp cacbonat hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.09 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
SERMINA
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG MÍA BÁNH KẸO
CHỦ ĐỀ : Làm sạch nước mía bằng phương
pháp cacbonat hóa

GVHD : THÁI VĂN ĐỨC
SVTH : Nhóm 6- LỚP 53TP1
Danh sách nhóm:
Đào Thị Bích Phương (NT)
Phạm Thị Sâm (NP)
Nguyễn Thị Hồng Trang
Nguyễn Thị Thu Hà
Đào Thị Kim Thoa
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyễn Thị Thanh Thư
Trần Thị Thân
MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN
1. Sự phát triển đường mía trên thế giới.
2. Giới thiệu về sự phát triển của nghành đường nước ta.
3. Vai trò của đường mía.
4. Quy trình sản xuất đường mía.
II.LÀM SẠCH NƯỚC MÍA BẰNG PHƯƠNG PHÁP CACBONAT HÓA
1.Phương pháp thông CO
2
một lần.
2.Phương pháp xông CO
2
thông thường.


3.Phương pháp xông CO
2
vào chè trung gian.
IV. KẾT LUẬN.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sự phát triển công nghiệp đường mía trên thế giới.
- Ấn độ là nước đầu tiên trên thế giới biết sản xuất đường từ mía.Váo
khoảng năm 398 người ấn độ và trung quốc đã biết chế biến mật
đương thành tinh thể.từ đó,kĩ thuật sản xuất đường phát triển sang Ba
Tư, Ý,Bồ Đào Nha, đồng thời đưa việc tinh luyên đường thành ngành
công nghệ mới.
- Lúc đầu công nghiệp đường còn rất thô sơ,người ta ép mía bằng 2 trục
gỗ đứng,lấy sức éo từ trâu bò,lắng trong bằng vôi, cô đặc ở chảo và
kết tinh tự nhiên.
- Công nghiệp đường tuy có từ lâu đời, nhưng 2 trăm năm gần đây mới
được cơ khí hóa. Nhiều thiết bị quan trọng được phát minh từ thế kỉ
19
- Trong những năm gần đây ngành đường đã phát triển một cách nhanh
chóng, vấn đề cơ khí hóa, liên tục hóa và tự đông hóa trên toàn bộ dây
chuyền sản xuât được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy đường.
2. Tình hình ngành đường mía của nước ta.
- Nước ta là một nước có truyền thống sản xuất đường mía lâu đời. Các sản
phẩm truyền thống: mật, đường phèn, đường thô, đường cát nâu, đường cát
vàng.
- Trong thời kì thực dân pháp chiếm đóng, nước ta chỉ có 2 nhà máy đường
hiện đại: Hiệp Hòa ( miền nam ) và Tuy Hòa ( miền trung )
Theo thống kê, năm 1939, toàn bộ lượng đường mật tiêu thụ là 100000 tấn, trong
đó nhập 1300 tấn, đường do các nhà máy đường cung cấp la 18000 tấn, còn lại hơn
hơn 80000 tấn là do các lò đường sản xuất
- Sau ngày hòa bình lập lại, công nghiệp đường hiện đại của nước ta đã bắt

đầu phát triển. Trong những năm 1985-1960, chúng ta đã xây dựng 2 nhà
máy đường hiện đại Việt Trì và Sông Lam ( 350 tấn mía/ ngày ) và nhà máy
Vạn Điềm ( 1000 tấn mía/ ngày ). Chúng ta đã cải tiến tình trạng sản xuất lạc
hậu của nền sản xuất thô sơ trước đây, đầu tư trang thiết bị, cải tiến quy trình
công nghệ, quản lý kỹ thuật.
- Chúng ta đã tiếp thu thêm một số nhà máy đường hiện đại ở miền nam như:
nhà máy đường Quảng Ngãi ( 1500 tấn mía/ ngày ), Hiệp Hòa ( 1500 tấn
mía/ ngày ), Bình Dương ( 1500 tấn mía/ ngày ), nhà máy đường Phan Rang
( 350 tấn mía/ ngày ) và hai nhà máy luyện đường: Khánh Hội ( 150 tấn
đường thô/ ngày ) và Biên Hòa ( 200 tấn đường thô/ ngày )
- Với các nhà máy đường hiện đại và các cơ sở sản xuất đường thủ công,kết
hợp với sự phát triển nhanh chóng của kĩ thuật sản xuất đường, chắc chắn
trong thời gian tới nước ta sẽ có một nền công nghiệp tiên tiến nhằm đáp
ứng nhu cầu về lượng đường sử dụng cho nhân dân và góp phần xây dựng
cho sự phát triển kinh tế nước ta.
3. Vai trò của đường trong thực phẩm.
 Trong sản xuất thực phẩm người ta thường cho thêm đường vào trong thực
phẩm nhằm 3 mục đích sau:
- Nâng cao giá trị thực phẩm và độ calo của thực phẩm: mỗi gam đường khi
tiêu hóa trong cơ thể sẽ cho 17.1kj ( 4.1 kcal ) năng lượng.
- Làm cho sản phẩm có vị ngọt dễ chịu, ứng dụng nhiều vào sản xuất bánh
kẹo,nước giải khát
- Sử dụng khả năng bảo quản của đường. Khi nồng độ đường cao, trong dung
dịch sẽ gây ra áp suất thẩm thấu lớn, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
Khả năng bảo quản của của loại mứt rim, mứt mịn và mứt quả nghiền không
qua thanh trùng.
 Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều loại đường khác nhau với tính chất và ứng
dụng khác nhau. Tùy vào từng loại thực phẩm, với mục đích khác nhau mà
người ta sử dụng loại đường phù hợp.
4. Quy trình sản xuất đường mía.

 Mục đích chủ yếu của làm sạch nước mía hỗn hợp
Nước mía hỗn hợp có một lượng lớn chất không đường, đa số những chất
này gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình sản xuất. Vậy, mục đích chủ yếu
của làm sạch nước mía là:
- Loại tối đa chất không đường ra khỏi nước mía hỗn hợp, đặc biệt là những
chất có hoạt tính bề mặt và chất keo
- Trung hòa nước mía hỗn hợp
- Loại tất cả những chất rắn hỗn hợp ra khỏi nước mía
Ép mía
Khâu quan trọng
Dùng mía sản
xuất đường ăn
phải trải qua
nhiều công
đoạn
Làm khô Đóng gói
Tách mật
Luyện đường
Nấu mật
Làm sạch
II.LÀM SẠCH NƯỚC MÍA BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CACBONAT HÓA.
 Phương pháp này sử dụng khí CO
2
xông vào nước mía để loại các chất
không đường, có thể chia làm 3 dạng:
1. Phương pháp xông CO
2
một lần.
2. Phương pháp xông CO

2
thông thường.
3. Phương pháp xông CO
2
vào chè trung gian.
1.Phương pháp xông CO
2
một lần.
 Đặc điểm: của phương pháp là cho toàn bộ sữa vôi vào nước mía một lần và
thông CO2 một lần đến độ kiềm thích hợp.
 Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản dễ thực hiện.
- Ít tốn chi phí.
 Nhươc điểm:
- Loại chất không đường ít( do nước mía chỉ qua 1 điểm đẳng điểm).
- Tạo phức đường vôi ảnh hưởng đến hiệu suất hấp thụ CO
2
và tạo nhiều
bọt( vì thông CO
2
sau khi cho vôi).
 Quy trình thí nghiệm:
Bốc hơi
Mật chè
Sơ đồ công nghệ phương pháp xông CO2
một lần

Gia nhiệt (lần 2
Ép Lọc
Nước mía trong

Xông SO2
Thiết bị xông C
Gia nhiệt (lần 1
Gia vôi sơ bộ
Ca(OH)2
SO2
CO2 ,
 Thuyết minh quy trình:
a) Cho vôi sơ bộ:
- Lượng vôi phụ thuộc vào thành phần và pH của nước mía hỗn hợp, thường
dùng là 0,2% so với trọng lượng nước mía hỗn hợp.
- Tác dụng của vôi là trung hòa nước mía hỗn hợp nâng pH lên 6,4 - 6,6 nhằm
làm đông tụ và kết tụ axit hữu cơ và keo, giảm màu sắc.
b) Đun nóng lần 1:
- Khống chế nhiệt độ trước khi thông CO2 rất quan trọng.
- Nếu khống chế nhiệt độ tương đối cao, sự hình thành kết tủa lúc thông CO2
tương đối lớn, dễ lọc nhưng tăng phân giải đường khử, ảnh hưởng màu sắc
dung dịch.
- Nếu nhiệt độ thấp, tạo thành nhiều hạt CaCO3 kết tủa nhỏ có diện tích hấp
phụ lớn làm nước mía có màu nhạt, lượng muối Ca trong nước mía tương
đối ít, tránh được sự phân giải đường hoàn nguyên. Nhưng nhiệt độ thấp có
nhiều bọt, giảm hiệu quả hấp thụ CO2, lọc nước mía đã thông CO2 chậm .
c) Ép lọc:
- Mục đích của công đoạn này là loại bỏ tạp chất và kết tủa tạo ra trong quá
trình gia vôi sơ bộ làm trong nước mía và thuận tiện cho công đoạn sau.
- Đồng thời nhằm mục đích tận thu lượng đường sót trong bùn. Thông thường
người ta sử dụng thiết bị lọc khung bản hoặc thiết bị lọc chân không thùng
quay.
d) Thông CO2:
- Giảm tối đa hàm lượng vôi và muối canxi trong nước mía. Nếu vôi và muối

vôi không được tách ra thiết bị bốc hơi sẽ đóng cặn nhanh chóng.
- Thông CO2 là tạo kết tủa CaCO3 mang điện dương có tính chất hấp phụ
những chất màu, sản phẩm của sự phân hủy, những chất hoạt động bề mặt
mang điện âm .
- Dung dịch thông CO2 cần duy trì độ kiềm nhất định để chất kết tủa không bị
hòa tan trở lại
e) Thông SO2:
- Thông SO2 vừa có tác dụng tẩy màu vừa giảm muối Canxi hòa tan trong dung
dịch:
CaA2 + H2SO3 = CaSO3 + 2HA
- Đồng thời nước mía trong sau thông CO2 có độ kiềm cao, nên làm giảm độ
kiềm cho dung dịch nước mía.
- Thông SO2 làm giảm độ nhớt của dung dịch do tạo muối trung tính
K2CO3 + H2SO3 = K2SO3 + CO2 + H2O
Biện pháp tốt nhất giảm độ kiềm và độ nhớt là thông SO2 vì có phản ứng cho
muối sunfat trung tính .
f) Gia nhiệt lần 2 (100-105
0
C)
Có tác dụng tăng khả năng truyền nhiệt trước khi vô thiết bị cô đặc, để không mất
thời gian đun sôi ở thiết bị cô đặc, tiết kiệm được chi phí và hạn chế sự biến đổi
của đường làm cho chất lượng đường giảm
g) Bốc hơi:
Quá trình bốc hơi nhằm cô đặc mật chè có nồng độ 60 - 65 Bx.
Quá trình này rất phức tạp cần chú ý tới nhiệt độ và thời gian cô đặc để hạn chế
đến mức tối đa sự biến đổi của đường, và chất lượng của đường phải đạt yêu cầu.
 Các yếu tố ảnh hưởng:
- Lượng vôi cho vào.
- Tốc độ thông CO2: Nhanh , kết tủa CaCO3 có đọ phân tán cao ,tăng khả
năng hấp phụ.

- Nhiệt độ : Thấp , màu sắc nước mía tốt hơn, lượng canxi trong nước mía
giảm.Nhưng nước mía còn nhiều bọt, lọc khó khăn.
- Nhiệt độ cao, nước mía tiếp xúc với chất kết tủa lâu sẽ dẫn đến những phản
ứng phân hủy, làm tăng lượng muối canxi và màu sắc dung dịch. Tốt nhất
nhiệt đọ của giai đoạn thông CO2 là 60 – 65
o
C .
- Độ kiềm : Nước mía có độ kiềm cao sẽ có phức đường vôi dạng keo,lọc khó
khăn.
- Nước mía có nồng dọ kiềm thấp sẽ có màu sẫm do kết tủa CaA2 tuy nhiên
lọc sẽ tốt hơn.
2.Phương pháp xông CO
2
thông thường.
 Sơ đồ công nghệ phương pháp xông CO
2
thông thường.
Ca(OH)
2
CO
2
Lọc ép II
Gia nhiệt II
(75-80
0
C)
Bốc hơi
Mật chè
thô
Thông SO

2
lần II
(pH=6,2-6,6)
SO
2
Thông SO
2
lần I
(pH=6,8-7,2)
Gia nhiệt III
(110-115
0
C
Lọc kiểm tra
Mật chè
trong
Thông CO
2
lần II
(pH=7,8-8,2)
Lọc ép lần I
Thông CO
2
lần I
(pH=10,5-11,3)
Gia nhiệt I(50-55
0
C)
Gia vôi sơ bộ
(pH=6,2-6,6)

Nước mía hỗn hợp
(pH= 5- 5,5)
 Thuyết minh quy trình:
a) Nước mía hỗn hợp:
Nước mía hỗn hợp có pH = 5- 5,5 làm tăng hiệu quả thu hồi đường, tăng chất
lượng đường thành phẩm, giảm tổn thất đường
Nếu trong môi trường acid mạnh sẽ làm cho pH của nước mía hỗn hợp giảm xuống
sẽ gây ra hiện tượng chuyển hóa đường làm cho hàm lượng đường khử tăng lên, ức
chế sự kết tinh của đường làm tổn thất đường trong mật và lợi nhuận thu hồi thấp
vì vậy phải trung hòa nước mía.
Nếu trong môi trường kiềm sẽ làm cho pH của nước mía hỗn hợp tăng lên gây ra
hiện tượng phân hủy đường thành các sản phẩm đa dạng và phức tạp như: acid
acetic, acid lactic, acid focmic, 5 hydroximetyl-fucfurol các sản phẩm này có thể
tiếp tục bị oxy hóa dưới tác dụng của oxy không khí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
của đường
b) Gia vôi sơ bộ:
Lượng vôi phụ thuộc vào thành phần và pH của nước mía hỗn hợp, thường dùng là
0,2% so với trọng lượng nước mía hỗn hợp.Tác dụng của vôi là trung hòa nước
mía hỗn hợp, làm đông tụ và kết tụ axit hữu cơ và keo, lọc ép lần 1 đễ dàng, giảm
màu sắc
Trong nước mía hỗn sẵn có P
2
O
5
khi cho vôi vào sẽ xẩy ra phản ứng thu được kết
Ca
3
(PO
4
)

2
có khả năng hút các chất phi đường trong hỗn hợp nước mía nhằm khử
các hợp chất này, dùng P
2
O
5
có hiệu quả làm sạch tăng lên rõ rệt thuận tiện khi
thao tác nguyên liệu có độ tinh sạch thấp
P
2
O
5
+ 3H
2
O => 2H
3
PO
4
2H
3
PO
4
+ 3Ca(OH)
2
= > Ca
3
(PO
4
)
2

+ 6H
2
O
Đồng thời dùng để hạn chế sự phân hủy đường khử và ngăn ngừa sự chuyển hóa
của đường saccharose
c) Gia nhiệt lần I:
Gia nhiệt ở nhiệt độ 50-55
0
C. Khống chế nhiệt độ trước khi thông CO2 rất quan
trọng. Nếu khống chế nhiệt độ tương đối cao, sự hình thành kết tủa lúc thông CO2
tương đối lớn, dễ lọc nhưng tăng phân giải đường khử, ảnh hưởng màu sắc dung
dịch. Nếu nhiệt độ thấp, tạo thành nhiều hạt CaCO3 kết tủa nhỏ có diện tích hấp
phụ lớn làm nước mía có màu nhạt, lượng muối Ca trong nước mía tương đối ít,
tránh được sự phân giải đường hoàn nguyên. Nhưng nhiệt độ thấp có nhiều bọt,
giảm hiệu quả hấp thụ CO2, lọc nước mía đã thông CO2 chậm
d) Thông CO
2
lần I:
Mục đích của thông CO2 lần 1 là tạo chất kết tủa CaCO3. Tinh thể CaCO3 có tác
dụng tăng tốc độ lọc nước mía. Tuy nhiên đó không phải là mục đích chủ yếu của
của thông CO2 lần 1, vì để có tác dụng lọc tốt chỉ cần thêm chất trợ lọc như
điatomit, separan AP 30… Nhiệm vụ chủ yếu của thông CO2 lần 1 là tạo kết tủa
CaCO3 mang điện dương có tính chất hấp phụ những chất màu, sản phẩm của sự
phân hủy, những chất hoạt động bề mặt mang điện âm
Điều quan trọng của thông CO2 lần 1 là độ kiềm cuối cùng. Dung dịch thông CO2
lần 1 cần duy trì độ kiềm nhất định để chất kết tủa không bị hòa tan trở lại. Lượng
CaO tự do chưá trong bùn đóng vai trò quan trọng khi làm sạch nước mía và bất kỳ
một phương pháp cacbonat hóa nào dẫn đến trung hòa bùn lọc, giảm lượng CaO sẽ
dẫn đến giảm hiệu suất làm sạch.
e) Lọc ép lần I:

Loại bỏ các chất kết tủa ở giai đoạn trên như CaCO3, Ca
3
(PO
4
)
2
ra khỏi dung dịch
nước mía.
f) Thông CO
2
lần II:
Mục đích: Giảm tối đa hàm lượng vôi và muối canxi trong nước mía. Nếu vôi và
muối vôi không được tách ra thiết bị bốc hơi sẽ đóng cặn nhanh chóng.Lượng CaO
còn lại trong nước mía lọc trong sau thông CO2 lần 1 thường là 0,04-0,06% Ca0.
Thông CO
2
lần 2 để giảm lượng CaO còn lại dưới 0,025%
g) Gia nhiệt II :
- Nhiệt độ đun nóng lần 2 là 75-80
0
C nếu nhiệt độ quá cao thì nước mía sẽ
sôi, làm cho đường bị biến đổi gây ra màu không tốt cho sản phẩm.
- Tác dụng của đun nóng lần 2 là làm giảm độ nhớt, tăng nhanh tốc độ lắng.
h) Lọc ép lần II:
Tận dụng phần nước đường còn lại trong bùn lắng và loại bỏ kết tủa, làm cho nước
mía sạch hơn.
i) Thông SO
2
lần I:
Thông SO2 vừa có tác dụng tẩy màu vừa giảm muối Canxi hòa tan trong dung dịch

CaA2 + H2SO3 = CaSO3 + 2HA
Đồng thời nước mía trong sau khi gia nhiệt lần 2 có độ kiềm cao (pH=7,8-8,2) sau
khi thông CO
2
làm giảm độ kiềm trong nước mía(pH = 6,8-7,2) tránh sự phân hủy
của đường khử
Thông CO
2
làm giảm độ nhớt của dung dịch do tạo muối trung tính
K2CO3 + H2SO3 = K2SO3 + CO2 + H2O
j) Gia nhiệt lần III:
Nhiệt độ lần 3 là 110-115
0
C có tác dụng tăng khả năng truyền nhiệt trước khi vô
thiết bị cô đặc, để không mất thời gian đun sôi ở thiết bị cô đặc và hạn chế sự biến
đổi của đường.
k) Cô đặc ( Bốc hơi):
- Mục đích của quá trình cô đặc là bốc hơi nước mía có nồng độ 13-15Bx
đến mật chè nồng độ 60 - 65 Bx.
- Nếu cô đặc nước mía đến Bx quá cao(>70Bx) sẽ xuất hiện tinh thể đọng lại trong
đường ống và bơm. Nồng độ lớn dẫn đến độ nhớt lớn, lọc khó khăn.
l) Thông SO2 lần 2:
Thông SO
2
lần 2 vào mật chè sau khi bốc hơi có tác dụng như sau:
- SO
2
ngăn ngừa sự tạo thành chất màu, khử chất màu thành chất không màu.
- Giảm độ nhớt của mật chè có lợi cho khâu nấu đường, kết tinh và phân ly.
- Thông SO

2
lần 2 vào mật chè sau khi bốc hơi đến pH= 6,2-6,6, nhiệt độ thông
85-90
0
C nhiệt độ này phụ thuộc vào nhiệt độ của nồi bốc hơi cuối, thông SO
2

càng nhanh càng tốt để tránh hiện tượng chuyển hóa đường.
m) Lọc kiểm tra:
- Loại bỏ các chất cặn hình thành trong quá trình bốc hơi và đường khử bị phân
hủy hoặc kết tủa với những chất chứa nitơ tạo thành Melanodin, làm sạch cho dung
dịch nước mía.
3.Phương pháp xông CO
2
vào chè trung gian.
 Quy trình công nghệ.
SO
2
SO
2
CO
2
CO
2
,Ca(OH)
2
BãLọc kiểm tra
Mật chè
Ca(OH)
2

Xông SO
2
(lần2) (pH=6,2 -6,4)
Bốc hơi (n
o
CK
=55 -60
o
Bx)
Xông SO
2
(lần 1) (pH=7,0 -7,2)
Lọc (lần 2)
Gia nhiệt (lần 2) (t=75 – 80
o
C)
Xông CO
2
( lần2) (pH=7,8 -8,5)
Lọc l (lần 1)
Xông CO
2
(lần 1) (pH=10,5- 11)
Bốc hơi (n
o
CK
= 35 -40
o
Bx)
Cho vôi(pH=7,2 – 7,9)

Nước mía hỗn hợp
Gia nhiệt lần I (t=103 ± 3
o
C)
 Thuyết minh quy trình.
a) Gia nhiệt lần I:
- Một số chất keo như (anbumin, silic hidroxit…) bị ngưng tụ dưới tác dụng
của nhiệt độ và pH. Nhờ vậy tốc độ lắng nhanh lượng vôi trung hòa giảm
(khoảng 15-20%), hiện tượng đóng cặn giảm.
- Đồng thời gia nhiệt lần 1 cũng giúp rút ngắn thời gian bốc hơi để hạn chế
sự biến đổi của đường.
b) cho vôi (pH=7,2-7,9):
Nhiệt độ cao sự tạo kết tủa Ca
3
(PO
4
)
2
tương đối hoàn toàn, giảm lượng nhiệt
bốc hơi.
Sử dụng phương pháp này, mục đích làm giảm đường saccaroza bị chuyển
hóa và loại được nhiều chất không đường vô cơ.
c) Bốc hơi:
Sau khi đun nóng đến khoảng 100
o
C và cho bốc hơi đến nồng độ mật
chè 35 -40
o
Bx nước mía hỗn hợp được xử lý như phương pháp xông CO2
thông thường.

Khi cô đặc đến nồng độ cao, hàm lượng chất không đường trong mía tập
trung hơn, phản ứng triệt để hơn do đó tiết kiệm được nhiều hóa chất, loại
nhiều tạp chất không đường, thiết bị ít bị đóng cặn, tuy nhiên lượng đường
tổn thất trong bùn nhiều.
Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp thông CO2.
- Khi thông CO
2
vào nước mía, CO
2
tác dụng với vôi dư tạo thành kết tủa.
- CO
2
hòa tan vào nước tạo thành axit cacbonic và phân ly theo phản ứng:
H
2
CO
3
= H
+
+ HCO
3
-
HCO
3
-
= H
+
+ CO
3
2-

Ca
2+
+ CO
3
2-
= CaCO
3
Mặt khác CO
2
có khả năng phân hủy muối canxi sacarit thành đường và
CaCO
3
kết tủa, nhiệt độ đến 70 – 80
o
C.
- Các phản ứng như sau:
C
12
H
22
O
11
.CaO + CO
2
= C
12
H
22
O
11

+ CaCO
3
C
12
H
22
O
11
.2CaO + 2 CO
2
= C
12
H
22
O
11
+ 2CaCO
3
C
12
H
22
O
11
.3CaO + 3 CO
2
= C
12
H
22

O
11
+ 3CaCO
3
- Kết tủa CaCO
3


khả năng hấp thụ các chất kết tủa không đường khác
trong dung dịch.
- Thông CO
2
quá lượng làm cho muối canxi kết tủa biến thành muối tan
nhưng dưới tác dụng của nhiệt độ cao muối này dễ dàng chuyển thành dạng kết tủa
tạo cặn đóng trong thiết bị bốc hơi và đun nóng.
 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp.
a) Ưu điểm
• Hiệu suất thu hồi cao.
• Sản xuất ra đường kính trắng chất lượng cao.
• Hiêu quả làm sạch tốt. Chênh lệch độ tinh khiết của nước mía trước và sau
làm sạch là 4-5.
• Loại khỏi nước mía 1 lượng lớn chất keo, chất màu và chất vô cơ (MgO,
Fe2O3, Al2O3, P2O5). Hàm lượng muối canxi trong nước mía ít.
• Đóng cặn ở thiết bị ít , do đó giảm lượng tiêu hao hóa chất dùng thông rửa
nồi bốc hơi.
• Chất lương sản phẩm tốt , bảo quản lâu , hiệu suất thu hồi đường cao.
b) Nhược điểm
• Điều hành, quản lý khó.
• Lượng tiêu hao nguyên liệu, hóa chất nhiều. Lượng vôi dùng gấp 20 lần so
với phương pháp SO2 và 10 lần so với phương pháp vôi ,dùng nhiều khí

CO2.
• Sơ đồ công nghệ thiết bị tương đối phức tạp .
• Kĩ thuật thao tác yêu cầu cao. Nếu khống chế không tốt dễ sinh hiện tượng
đường khử phân hủy.
IV. KẾT LUẬN
 Phương pháp cacbonat hóa là phương pháp có nhiều ưu điểm dùng phổ biến
ở các nước (Đài Loan, Inđonexia ). Ở nước ta , nhà máy đường Vạn Điềm
sản xuất theo phương pháp cacbonat hóa.
 Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu và ứng
dụng những vấn đề cải tiến như: Phương pháp thông CO2 vào chè trung
gian, phương pháp DeHaan cải tiến, nghiên cứu dùng thiết bị trung hòa
đường ống, lọc trực tiếp toàn bộ nước mía đã thông CO2 lần I để rút ngắn sơ
dồ công nghệ và giảm màu sắc sản phẩm,…
 Với sự quan tâm nghiên cứu của những nha khoa học ngành đường, chắc
chắn phương pháp CO2 sẽ nhanh chóng đạt đến trình độ hoàn chỉnh.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ sản xuất đường mía – P.GS Nguyễn Ngộ -NXB Bách Khoa Hà
Nội.
2. /
3. http:// www.doko.vn/tai-lieu/lam-sach-nuoc-mia-212637
4. http:// www.slideshare.net/BinhVu4/cn-sn-xut-ng
5. /
6. http:// luanvan.co/luan-van/cong-nghe-che-bien-duong-va-san-pham-duong-
banh-keo-1952
7. http:// ebook.ringring.vn/xem-tai-lieu/cong-nghe-che-bien-duong-va-san-
pham-duong-banh-keo/41950.html
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
TÊN ĐÁNH GIÁ
Đào Thị Bích Phương (NT)
A

+

Phạm Thị Sâm (NP)
A
+

Nguyễn Thị Hồng Trang
A

Nguyễn Thị Thu Hà
A
-

Đào Thị Kim Thoa
A

Nguyễn Thị Thu Huyền
A
-

Nguyễn Thị Thanh Thư
A
-

Trần Thị Thân
A

×