Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Virus cúm A H7N9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.44 KB, 16 trang )

“VIRUS CÚM A/ H7N9”
Nguyễn Minh Trí
Phan Thị Thanh Hiền


TRƯỜNG ĐH NHA TRANG
TRƯỜNG ĐH NHA TRANG
Khoa Công nghệ TP- Bộ môn ĐBCL & ATTP
Khoa Công nghệ TP- Bộ môn ĐBCL & ATTP
Khánh Hòa
Khánh Hòa
, 2013
, 2013
1

Khái quát về virus cúm

Virus cúm A/H7N9
Nội Dung
2
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus
cúm gây ra.
Virus cúm có 3 type là A, B và C. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ
thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp.
Virus cúm A có thể lây nhiễm đến nhiều loài động vật bao gồm cả các
loài chim, lợn, chó, mèo, ngựa, chim hoang dã và con người.
Nhiễm bệnh chủ yếu do tiếp xúc hay ăn thực phẩm gia cầm chưa chín.
VI RUS CÚM
3

Lớp vỏ protein của virus cúm A có mang 2 kháng nguyên


HA và NA chính là protein H (viết tắt của haemagglutinin) và
protein N (viết tắt của neuraminidase). Có tất cả 16 loại
protein H (vì vậy có việc đánh số H1, H2…), đối với mỗi loại
thì lại có đến 9 phân nhóm protein N (đánh số N1, N2…).

VD: Cúm A – H1N1, H5N1, H7N3, H7N7, H7N9,…
VI RUS CÚM

4
Virus cúm H7N9 thực ra cũng là một trong các thành
viên trong dòng họ nhà virus cúm gia cầm A.
Có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi
nặng tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong cao.
Virus A/H7N9
5

Nguồn gốc H7N9

Là loại virus mới được tạo nên thông qua sự tái cấu trúc từ bốn loại
virus khác nhau.

Một gen từ đàn vịt ở Trường Giang - Trung Quốc.

Một gen khác cũng bắt nguồn từ chim di trú đi qua Trung Quốc và các
đàn vịt trong khu vực loài chim di trú bay qua chính là vật chủ quan trọng
đem virus từ các loài chim hoang dã truyền sang các loài gia cầm.

Ngoài ra, 6 gen còn lại của virus cúm H7N9 đều có nguồn gốc từ virus
H9N2, có trong gia cầm của Trung Quốc, chủ yếu là vịt. Tuy nhiên, nguồn
gốc của 6 gen này cũng không đồng nhất. Một gen trong số đó có thể bắt

nguồn từ đàn gà ở khu vực Giang Tô. Năm gen còn lại bắt nguồn từ đàn gà ở
khu vực phụ cận Chiết Giang và Thượng Hải.
Virus A/H7N9
6
Virus A/H7N9

Đặc tính:

Loại virut cúm H7N9 dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ 56 - 60ºC trong
60 phút.

Chúng có khả năng sinh tồn ở nước ao hồ và ở nước 22ºC chừng 4
tuần, còn ở nước 0ºC chúng có thể tồn tại và sinh bệnh tới 30 ngày
sau

H7N9 biến đổi nhanh gấp 8 lần virus cúm thường
Con đường lây truyền:

Con người có khả năng bị nhiễm virus H7N9 từ gia cầm, và
chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy virus này lây từ người sang
người.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Trung Quốc,
Canada và Mỹ phát hiện cúm H7N9 đã lây từ chồn sương bệnh sang
chồn sương lành, cho thấy virút này cũng có thể lây từ người này
sang người khác. “Trong những điều kiện nhất định, khả năng cúm
H7N9 lây từ người sang người là có thể”, nhóm nghiên cứu nhận
định.

Nhóm cũng đã nghiên cứu H7N9 ở heo (lợn) nhưng không phát
hiện H7N9 lây lan ở heo.


Theo ông Richard Webby - một nhà virút học tại Bệnh
viện St Jude ở Memphis, Tennessee (Mỹ) H7N9 có thể biến thể
theo thời gian và ngày càng trở nên dễ lây lan ở người.
Virus A/H7N9
8

Dịch bệnh cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập lan truyền và gây
bùng phát dịch rất cao ở Việt Nam bởi Việt Nam có chung đường
biên giới dài với Trung Quốc.

Hơn nữa việc nhập khẩu, buôn bán, nhập lậu gia cầm, sản phẩm
gia cầm rất phức tạp. Vì vậy, có thể có gia cầm mang virus H7N9 từ
Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam.

Virus A/H7N9
9
Virus A/H7N9

Triệu chứng:

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm H7N9 bị viêm phổi nặng.

Các triệu chứng bao gồm: sốt, ho và khó thở.

Sốt cao chuyển viêm phổi, suy hô hấp, suy đa tạng); Hình ảnh
Xquang thấy có tổn thương lan tỏa nhanh. Khi loại virus này tấn công
sang cơ thể người thì lại gây tử vong.

Virus có thể biến đổi để thích ứng với động vật có vú.


Điều trị:

Người bệnh có nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 đều phải được
khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn
đoán xác định bệnh.

Nguyên tắc điều trị là sử dụng thuốc kháng virus Oseltamivir
hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt. Hồi sức hô hấp là cơ bản. Nếu có
suy đa tạng thì tiến hành điều trị đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân
bằng dịch, duy trì huyết áp và lọc máu khi có chỉ định.
Virus A/H7N9
11

Điều trị:

Tamiflu có tác dụng trong việc điều trị cho những người nhiễm
H7N9. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tốt nhất là trong vòng 36h và
không quá 48h kể từ khi phát bệnh thì mới có hiệu quả. Nếu quá thời
gian này thì hiệu quả sẽ giảm nhiều.
Virus A/H7N9
12

Biện pháp phòng ngừa

Không tiếp xúc, ăn gia cầm bị bệnh

Tránh ăn thực phẩm gia cầm chưa chín

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng


Vệ sinh cá nhân tốt.

Khi có biểu hiện ho khan, khó thở, có thể tức ngực, tim đập
nhanh, nhịp thở nhanh, không tự ý dùng thuốc, đến ngay cơ sở y
tế.
Virus A/H7N9
13

Đây là chủng virus mới ghi nhận trên người, do đó cộng
đồng chưa có miễn dịch, chưa có vắc-xin phòng bệnh, đồng thời
hiện cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu khi lây sang người
dễ bùng phát thành dịch và khó khăn trong điều trị.

Tính đến ngày 28/5, ở Trung Quốc, Đài Loan đã có tổng cộng
131 người nhiễm virus H7N9, trong đó 38 người đã tử vong.

Các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm cho thấy có ít nhất 3
bệnh nhân nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 đã có biểu hiện kháng
thuốc, kể cả đối với thuốc Tamiflu

Hiện nay, ở nước ta chưa xuất hiện bệnh cúm A/H7N9 nhưng
nguy cơ xâm nhập và gây thành dịch vào nước ta là rất cao, vì vậy,
để ngăn chặn không để dịch xuất hiện cần tăng cường các biện pháp
phòng chống.

Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng thực hiện các biện pháp
phòng chống bệnh cúm A(H7N9)
Tài liệu tham khảo


China—WHO Joint Mission on Human Infection with Avian
Influenza A(H7N9) Virus 18 – 24 April 2013 Mission Report

WHO RISK ASSESSMENT Human infections with avian
influenza A(H7N9) virus 10 May 2013

www.moh.gov.vn

www.vfa.gov.vn
Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của Quí vị
và các em sinh viên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×