!
"#$%&'()$*+,))-./-
0$12)$)3)+45($$.$"$&
)$"6)78$3/+,))-&"*9:;,)/<)-=
>&?$@A9B : Nguyễn Mạnh Cường
C$&?/$D)$. : Hong Don Linh
EAF : 1205 QTNK
;>-GHIHJGK
LỜI MỞ ĐẦU
Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội, là nền tảng quan
trọng để xây dựng nên xã hội. Nền vă minh nhân loại, nền văn hóa của mỗi dân tộc,
quốc gia được kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp được thực
hiện nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để bày tỏ mối quan hệ,
cách ứng xử, thái độ giữa con người với con người và giữa nhân loại với thiên nhiên.
Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ. Nhưng dù được thực hiện bởi phương thức nào đi nữa, hoạt động giao
tiếp luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định, được thực hiện bởi
những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp
tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra.
Hoạt động quản lý nhà nước cũng không nằm ngoài những yêu cầu về giao
tiếp xã hội. Nhà nước là một thể chế tổ chức cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý
đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Nhà nước
đảm bảo cho việc thực hiện các quyết định quản lý của mình đối với các công dân
của mình bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tính thuyết phục,
kỉ luật, kinh tế, cưỡng chế, và tính quyền lực đó còn được thể hiện bằng phương tiện
mang tính hình thức đặc thù thuộc phạm trù các nghi lễ như cách bài trí công sở
(công đường), trang phục, các hoạt động lễ tân, các nghi thức,…. Những phương
tiện hình thức này có vai trò quan trọng không kém những quy phạm đưa ra trong
các điều luật.
Như vậy, những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong
hoạt động giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng của các phương
thức tiến hành hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến tạo cơ
bản khái niệm nghi thức nhà nước.
Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á khác
trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”, tức luôn coi
trọng “lễ” và “phép”.
Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức giao
tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp
luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham
gia quan hệ thủ tục quản lý Nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hòa (1945), Đảng và Nhà nước ta đã
quan tâm đến công tác xây lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn bản pháp
luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Ngay
sau khi tuyên ngôn độc lập, ngày 5-9-1945, Chính phủ của nước Việt Nam mới đã
có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà số 5 về
việc bãi bỏ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ mới của Việt Nam có “nền
mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng tươi”.
Vào cuối những năm 50, sau khi hoà bình lập lại, ngày 21-07-1956 Chính phủ
đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc huy,
Điều lệ số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ và Điều lệ số 975/TTg về việc dùng Quốc
ca nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị
quyết ngày 2-7 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca.
Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác quy định về tổ chức việc cưới, việc tang,
việc hội, hướng dẫn về lễ phục, y phục công chức, thời giờ làm việc, quy định một
số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài v.v
Như vậy, nghi thức nhà nước là những phương thức giao tiếp trong hoạt động
quản lý nhà nước nói chung, do đó, nội dung của nghi thức nhà nước bao gồm:
- Những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng quốc
gia (Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà nước.
- Những vấn đề liên quan đến công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách (chào đón,
hội đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa), đặc biệt là đối với khách nước ngoài.
- Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời ăn tiếng nói, trang
phục ) của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước,
cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân.
- Những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động quản lý như hội họp, lễ kỷ niệm,
cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng v.v
- Những vấn đề có liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc, trang trí, bài
trí mặt trước toà nhà cũng như nội thất.
Nghi thức nhà nước được quy định, điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia và pháp
luật quốc tế:
Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ nhà
nước và tiếp đón khách nước ngoài. Đây là văn bản thay thế nghị định sô 186-HĐBT
ngày 02 tháng 06 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
Thông báo số 31-TB của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 1993 về việc treo
quốc kì, chào cờ và quốc ca.
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước.
Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 quy định chế độ
họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2004 về nghi thức Nhà
nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà
nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ.
Sau đây em xin trình bày bài tiểu luận của mình về Tìm hiểu về lịch sử quốc
ca Việt Nam. Phân tích các quy định hiện hành về chào cờ, hát quốc ca và sử dụng
Quốc tế ca. Đây là bài tiểu luận đầu tiên của em nên không thể tránh khỏi những sai
sót mong thầy cô đóng góp và bổ sung để những bài tiểu luận sau của em được hoàn
thiện hơn.
PHẦN THÂN BÀI
A. TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ QUỐC CA VIỆT NAM:
Mỗi chúng ta ai cũng đã rất nhiều lần nghe bài Tiến quân ca và cũng rất nhiều
lần nghe Quốc ca mỗi khi chào cờ, một bản nhạc như hồn đất nước
Tiến quân ca là quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ
năm 1946 khi Việt Nam còn là chính thể Dân Chủ Cộng Hòa. Chính xác hơn thì
quốc ca Việt Nam là lời 1 của bài Tiến quân ca.
Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ
lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc
hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không
khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đáu bảo
vệ quê hương
Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20. Trước
đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc ca, theo nghĩa
được hiểu hiện nay.
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh, ở ga Hàng
Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài
hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca… Vũ Quý đề nghị Văn Cao
thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc
cho đội quân Việt Minh.Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45
Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như
sau: “…Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những
con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa
gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết
họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể
hát được…”.
Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc
Thăng Long hành khúc ca trước đó: “Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành
cao đứng” và bài Đống Đa: “Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa”… Và
ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.
Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng,
giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in
trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính
Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật
sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn
Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả
hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến
quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm
1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca
đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945,
trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến
quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày
Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do
Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ
Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca,
cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ “Đoàn” và nốt mi ở giữa chữ
“xác” làm cho bản nhạc khoẻ khoắn hơn.
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca.
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là bài
Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả
tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.
Văn Cao đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca
khúc. Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm
1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức sẽ thay đổi quốc ca. Một cuộc
thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và
cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt
Nam cho tới ngày nay.
B. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CHÀO CỜ, HÁT QUỐC CA VÀ SỬ
DỤNG QUỐC TẾ CA:
tháng 11
năm
1955 Quốc ca Việt Nam có nội dung lời như sau: Về việc chào cờ và hát quốc
ca tôi dựa vào Thông báo số 31-TB của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 1993 về
việc treo quốc kì, chào cờ và hát quốc ca.
I. CHÀO CỜ:
Chào cờ là nghi lễ quan trọng, thể hiện tính trang nghiêm, hùng dũng của tổ
chức hay cá nhân. Chào cờ có tác dụng giáo dục con người biết tôn trọng yêu mến
Tổ quốc, nguyện đi theo lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, xây dựng quê hương giàu
mạnh, văn minh.
Tất cả các tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện chào quốc kỳ vào sáng thứ 2 và
hạ quốc kỳ hàng tuần vào chiều thứ 7.
Khi hành lễ phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, nơi nào có đồng phục thì phải mặc
đồng phục.
Người được chọn kéo cờ trong buổi lễ phải là một người có đóng góp lớn,
phải được hướng dẫn động tác kéo cờ sao cho khi bài quốc ca kết thúc thì việc kéo
lên hoặc hạ quốc kỳ cũng vứa xong. Trong buổi lễ không được đi lại lộn xộn, ai có
mặt ở nơi làm lễ phải đứng nghiêm cho đến khi làm lễ xong.
Và được thực hiện trình tự như sau:
1. Nghi lễ chào cờ:
- Sau khi ổn định, người điều khiển hô to: “Nghiêm ! Chào cờ ! Chào”
(chỉ thực hiện động tác theo Nghi thức khi mặc đồng phục hoặc có đeo huy hiệu).
- Người điều khiển hô : “Quốc ca”
(Tất cả hội viên - thanh niên bỏ tay xuống và cùng hát Quốc ca).
* Ghi chú:
- Người điều khiển đọc lời mặc niệm trước khi hô khẩu hiệu tùy tính chất của buổi
lễ.
- Phút sinh hoạt truyền thống (có thể thay thế cho phút mặc niệm): thực hiện sau khi
hô khẩu hiệu.
- Chào cờ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời, cần chú ý việc rước cờ Tổ
quốc đến vị trí sân lễ: cờ cầm tay có cán, cờ kéo lên cột cờ, cờ đã treo sẵn.
- Tổ chức hướng dẫn lễ rước cờ, cầm cờ, kéo cờ (thống nhất và thực hành cụ thể).
2. Các hình thức nghi lễ trong chào cờ:
a. Nghi lễ chào cờ trong hội trường, sân khấu ngoài trời
- Nếu đã có sẵn cờ nước, cờ mang biểu trưng Hội: thực hiện nghi lễ chào cờ như
hướng dẫn ở trên (không thực hiện nghi lễ rước cờ).
- Nếu không có sẵn cờ nước, cờ mang biểu trưng Hội: thực hiện nghi lễ rước cờ
trước rồi thực hiện nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên.
b. Nghi lễ chào cờ trong đội hình chữ U
- Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên trong chi
hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ.
- Chỉ huy sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình so cự ly, sau
đó bước xuống 2/3 đội hình, quay đằng sau hướng về phía cờ và điều khiển phần
nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên cùng với nghi lễ rước cờ hướng dẫn ở mục
sau.
c. Nghi lễ chào cờ trong đội hình hàng dọc hoặc nhiều đơn vị, chi hội
- Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên trong chi
hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ (nếu có).
- Chỉ huy sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình, sau đó quay
đằng sau hướng về phía cờ và điều khiển phần nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên
cùng với nghi lễ rước cờ hướng dẫn ở mục sau.
3. Các tư thế của cờ:
- Tư thế nghiêm: người trong tư thế nghiêm, tay phải nắm cán cờ, khoảng ngang thắt
lưng, lòng bàn tay áp sát vào thắt lưng. Tay trái, chân, người trong tư thế nghiêm.
- Tư thế nghỉ: chân trái khụy, tay phải (tay cầm cờ) đưa ra trước, hơi chếch về phải
khoảng 45 độ.
- Tư thế vác cờ: cờ đặt trên vai phải, phần cờ tính từ đỉnh cờ đến hết cờ nằm sau
lưng người vác cờ, lá cờ được buông ngược xuống đất. Phần cán cờ còn lại, tính từ
đót cờ lên đến mí cờ nằm phía trước, trên vai phải. Tay phải gần thẳng, nắm sát đót
cờ, tay trái tạo thành góc vuông trước mặt nắm cán cờ. Thân cờ hơi chúi xuống đất
(so với vai khoảng 15 đến 30 độ).
- Tư thế chào cờ: tay phải nắm đót cờ, lòng nắm tay áp sát thắt lưng, vai phải
thẳng. Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt nắm thân cờ, nắm bàn tay ngửa. Tư
thế nghiêm. Đỉnh cờ hướng về trước, thân cờ so với thân mình khoảng 45 độ, hướng
lên.
- Chuyển từ tư thế nghiêm lên tư thế chào cờ :
+ Cờ trong tư thế nghiêm, dùng tay phải đưa thẳng cờ ra trước mặt (thế cờ đứng), tay
phải ngang vai.
+ Tay trái nắm cán cờ, phía trên tay phải.
+ Rút tay phải xuống nắm lấy đót cờ, rút tay phải áp sát vào thắt lưng.
+ Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt (theo tư thế cờ chào).
- Chuyển từ tư thế chào cờ sang tư thế vác cờ:
+ Tay phải đẩy đót cờ ra trước bụng và đẩy dần cờ lên trên ngang vai, theo hướng
qua trái, tay phải thẳng.
+ Tay trái thẳng, đánh ngược qua phải, đưa cờ lên vai, trở về tư thế góc vuông trước
mặt.
- Chuyển từ vác cờ sang tư thế chào cờ : ngược lại với tư thế từ chào cờ sang vác
cờ .
- Chuyển từ tư thế vác cờ về tư thế nghiêm: nếu đang từ vác cờ phải chuyển qua tư
thế chào cờ, rồi về tư thế nghiêm.
- Chuyển từ tư thế chào cờ về tư thế nghiêm:
+ Cả 2 tay đồng thời đưa thẳng ra trước, tạo thân cờ đứng trước mặt.
+ Tay phải đưa lên trên nắm cán cờ phía trên tay trái.
+ Tay trái buông ra về tư thế nghiêm, tay phải rút cờ về tư thế nghiêm.
4. Các hình thức rước cờ:
a. Rước cờ (cờ khiêng): số lượng người khiêng cờ là 4 hoặc 6 hội viên tuỳ kích
thước cờ, số lượng hội viên và tính chất buổi lễ.
- Người điều khiển hô: Nghiêm, rước cờ.
- Đội cờ đi đều, song song nhau ra giữa đội hình, các thành viên trong đội cờ làm
động tác quay bên phải (trái) đối diện với đội hình chào cờ.
- Người điều khiển hô: Chào cờ, chào.
- Những thành viên hàng phía trước thực hiện động tác ngồi trên gót hoặc đứng, tuy
nhiên cờ phải được để trên vai của những người đứng trước. Những thành viên phía
sau bước lên 1 bước và thực hiện động tác đưa thẳng tay qua khỏi đầu, mặt được che
khuất bởi cờ.
- Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo theo đúng hướng dẫn.
- Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: Thôi, đội cờ di chuyển vào trong theo đúng
động tác cá nhân trong nghi thức.
* Lưu ý: Phải quy định đội cờ xếp đội hình sau khi chào cờ xong, như phía sau lùi 1
bước, phía trước đứng lên, quay bên phải (trái), các thành viên phía sau sang phải
(trái) 1 bước, cờ được đưa ngang vai đi đều vào trong
b. Rước cờ (có cán cờ):
- Người điều khiển hô: Nghiêm, rước cờ.
- Người cầm cờ di chuyển ra vị trí trong tư thế vác cờ, khi ra đến vị trí, người cầm cờ
chuyển qua tư thế giương cờ.
- Người điều khiển hô: Chào cờ, chào.
- Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo đúng hướng dẫn.
- Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: Thôi, người cầm cờ chuyển về tư thế vác cờ
và di chuyển ra ngoài đội hình.
* Lưu ý:
- Trường hợp chỉ có 1 cờ nước: thực hiện như hướng dẫn trên.
- Trường hợp có cờ nước và cờ mang biểu trưng Hội: cờ nước luôn đi trước, cờ
mang biểu trưng Hội đi sau.
- Khi vào đến giữa đội hình 2 cờ cùng thực hiện động tác quay bên Phải (trái), người
cầm cờ nước bước lên phía trên 1 bước, đồng thời chuyển 2 cờ sang tư thế chào cờ.
II. HÁT QUỐC CA
Quốc ca là bài hát chính thức được thừa nhận là bài hát chính thức của một
quốc gia.
Theo quy định tại Điều 143 Hiến pháp nươc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992: ”Quốc ca nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời
của bài Tiến quân ca”. Về việc sử dụng Quốc ca hiện nay vẫn theo các quy định tại
điều lệ số 975/TTg của thủ tướng chính phủ ngày 21 thang 7 năm 1956 và thông báo
của Chính phủ số 31-TB ngày 15 tháng 02 năm 1993 về việc treo treo Quốc kì, Chào
cờ và hát quốc ca với những nội dung sau:
1. Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc khi:
a. Làm lễ chào cờ.
b. Khai mạc và bế mạc những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc đoàn thể tổ
chức.
c. Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát thanh
cuối cùng của Đài tiếng nói Việt Nam
Lưu ý: Nếu hát thì khi khai mạc hát đoạn 1, khi bế mạc hát đoạn 2. Khi kỉ niệm ngày
01 – 05, khai mạc cử Quốc ca, bế mạc cử Quốc tế ca.
2. Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm (ở trong phòng họp, có treo
quốc kỳ sau chủ tịch đoàn, thì khi nào chào cờ, chủ tịch đoàn đứng nhìn về phía
trước mình, không quay mặt vào quốc kỳ. Còn những người khác thì đứng nhìn về
phía Quốc kỳ).
3. Cử Quốc ca của ta và Quốc ca nước ngoài: cử Quốc ca nước ngoài trước, Quốc ca
ta sau.
4. Không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc ca khi
chào cờ được tổ chức vào sáng thứ hai đầu tuần, trước buổi học đầu tiên tại các đơn
vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, các
học viện, các trường đại học. Lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn của Nhà nước hoặc các
buổi đón tiếp mang nghi thức Nhà nước, những buổi lễ kỉ niệm của ngành, địa
phương có thể sử dụng băng ghi âm hoặc quân nhạc thay cho hát Quốc ca.
Theo bản phụ lục số II kèm theo sắc lệnh số 249-SL ngày 30
QUỐC CA
(nhạc và lời: Văn Cao)
Đoạn 1
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Đoạn 2
Đoàn quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuôt căm hờn
Quyết hy sinh, đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Trong các buổi lễ chào và hạ quốc kỳ tất cả mọi người đều phải hát quốc ca
nghiêm trang, đúng lời, đúng nhạc. Theo trình tự từng lời bài hát từ lời 1 đến lời 2
III. QUỐC TẾ CA
Quốc tế ca (tiếng Pháp: L'Internationale) là bài ca tranh đấu nổi tiếng nhất
của những người công nhân theo xã hội chủ nghĩa và là một trong những bài hát
được nhiều người biết đến nhất trên thế giới. Nguyên bản tiếng Pháp được sáng tác
năm 1870 bởi Eugène Pottier (1816–1887), sau này là một thành viên trong Công xã
Paris). Pierre Degeyter (1848–1932) phổ thơ thành nhạc năm 1888. (Lúc ban đầu họ
dự định hát theo điệu nhạc của bài La Marseillaise.)
Quốc tế ca đã trở thành bài hát quen thuộc trong các thành phần cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt. Người ta
thường hát với tay phải nắm chặt giơ lên.
Tại nhiều quốc gia châu Âu, bài hát đã bị cấm vào đầu thế kỷ 20 vì liên hệ
với chủ nghĩa cộng sản và có thông điệp lật đổ chính phủ tư bản.
Phiên bản tiếng Nga được chọn làm quốc ca của Liên Xô từ 1917 đến 1944;
khi Liên Xô chọn bài quốc ca khác ("Quốc ca Liên bang Xô viết") thì "Quốc tế ca"
trở thành đảng ca của Đảng Cộng sản Liên Xô. Lời tiếng Nga do Aron Kots
(Arkadiy Yakolevich Kots) soạn vào năm 1902 và được phổ biến trong một nguyệt
san tiếng Nga in tại Luân Đôn.
"Quốc tế ca" chẳng những chỉ được những người cộng sản mà còn những
người theo chủ nghĩa xã hội hát. Nó cũng là bài hát của các sinh viên trong cuộc
biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 chống đối chính phủ Trung
Hoa.
Nhạc của bài Quốc tế ca vẫn còn thuộc bản quyền tại Pháp cho đến năm 2014,
nhưng bản quyền không được các thành phần cánh tả tuân theo.
Lời bài hát:
QUỐC TẾ CA
Nhạc: P. Degeyter
Lời: Eugène Pottier
Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn!
Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành
Toàn nô lệ vùng đứng lên đi.
Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa
Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để ngày mai
L'Anh-te(rơ)-na-xi-o-na-lơ
Sẽ là xã hội tương lai.
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để ngày mai
L'Anh-te(rơ)-na-xi-o-na-lơ sẽ là xã hội tương lai.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận môn nghi thức nhà nước đã cho em hiểu thêm
về nguồn gốc lịch sử ra đời và và các quy định hiện hành về chào
cờ , hát Quốc ca ,Quốc tế ca nước ta qua các thời kì từng giai đoạn
có nhiều thay đổi , cho thấy được sự trang nghiêm , “ văn hóa cuả
người việt ” của môt dân tộc Việt nam khi sử dụng một nghi thức
được coi là của Quốc Gia khi một tổ chức cá nhân tổ chức hát quốc
ca vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần làm cho con gười Việt Nam gợi
nhớ đến truyền thống yêu nước của dân tộc thể hiện một tinh
thần đại đoàn kết của một một tầng lớp tri thức thế hệ trẻ có thể
hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời của nghi thức chào cờ hát quốc
ca , quốc tế ca đặc biệt là các ban trẻ học sinh , sinh viên cần phải
biết giữ truyền thống yêu nước mà cá ông cha ta đã để lại vì thế
chúng ta hãy cùng nhau phát huy gìn giữ những cái tốt và lọai bỏ
tẩy chay những thói hư tật xấu của con người việt . từ đó chúng
em có thể vận dụng vào thực tiễn để làm bài tiểu luận được tốt ,
nhà nước, cần tuyên truyền vận động mọi người học tập là theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . Lấy l tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng , định hướng cho các hoạt động ngiên cứu khoa học … tổ chức
các hoạt động tình nguyện giúp đỡ các đồng bào dân tộc khó
khăn và giúp họ hiểu biết nghi thức nhà nước , để mọi người tránh
xa các hoạt động chống phá cách mạng các thế lực thù địch và đứ
nước ta trở thành một quốc gia độc lập, tự cường sánh vai cùng với
các cường quốc năm châu trên thế giới
Và đây cũng là bài tiểu luận đầu tiên của bộ môn nghi thức nhà
nước nên không thể tránh khỏi những nhầm lẫn sai sót trong quá
trình làm bài và thời gian tìm kiếm tài liệu còn hạn chế vì thế e
mong thầy cô và các bạn đóng góp y kiến để bài viết em được
hoàn thiện hơn . em xin chân thành cám ơn