Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo thực tập tại chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc sở tài nguyên môi trường thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.94 KB, 43 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường ĐH DUY TÂN em đã được trang bị rất
nhiều kiến thức cơ bản của ngành học. Từ việc tiếp thu kiến thức ở lớp đến việc thực
hành, áp dụng kiến thức vào thực tế để em khắc sâu kiến thức cho bản thân và có thêm
nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Có được ngày hôm nay em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả
thầy cô giáo của khoa Môi Trường đặc biệt là Thạc sĩ Trần Thị Kiều Ngân, cô giáo đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em thực tập và thực hiện báo cáo
thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Chi cục bảo vệ Môi
Trường, trực thuộc Sở Tài Nguyên & Môi Trường Thành Phố Đà Nẵng đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài báo cáo thực tập này.
Bên cạnh đó không thể không kể đến gia đình và bạn bè – những người luôn sát
cánh động viên em trong thời gian vừa qua để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập
này đúng thời gian.
Mặc dù đã nổ lực hết mình để hoàn thành báo cáo này nhưng đây mới chỉ là bước
đầu tiên trong quá trình nghiên cứu và làm việc của một cử nhân ngành công nghệ môi
trường và cũng là lần tiên được tiếp xúc với môi trường làm việc công sở nên em
không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và
chỉ bảo của các thầy cô và các cô chú, anh chị của chi cục bảo vệ Môi trường.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Phan Thị Hoài Thu
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 1
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên sinh viên:
Trường:


Khoa:
Đơn vị thực tập:
Địa chỉ thực tập:
Cán bộ hướng dẫn:
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:







Nhận xét của thủ trưởng đơn vị thực tập:











Đà Nẵng , Ngày tháng năm 2015
Cán bộ hướng dẫn Thủ trưởng đơn vị
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 2
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN




















Ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 3
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
NHẬT KÝ THỰC TẬP KHÓA K18
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
Đơn vị xin thực tập:
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Tuần 1:
- Đến đơn vị thực tập.
- Tổng quan về bộ máy quản lý của Chi cục Bảo vệ Môi trường.
- Đi tham quan, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Cán bộ hướng dẫn của Chi cục phân công nhiệm vụ thực tập theo yêu cầu của
đề cương thực tập.
Tuần 2:
- Tìm hiểu chung về công tác Đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác ĐTM.
- Xin tài liệu, kiến thức liên quan đến ĐTM
Tuần 3:
- Đọc tài liệu , phác thảo sơ về đề tài.
- Phụ giúp một số việc văn phòng.
- Lưu hồ sơ
Tuần 4:
- Bắt tay vào làm cụ thể đề tài. Nhờ sự giúp đỡ của các anh chị ở Chi cục.
- Soạn hồ sơ giấy và lưu trữ máy tính của cơ quan.
- Phụ giúp công việc vặt ở cơ quan.
Tuần 5:
- Đánh văn bản, photo tài liệu cần thiết.
- Soạn hồ sơ
- Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo.
Tuần 6:
- Soạn hồ sơ.
- Trao đổi các vấn đề thắc mắc với cán bộ hướng dẫn của Chi cục.
- Chỉnh sữa các nội dung trong bài báo cáo thực tập.
- Hoàn chỉnh nội dung báo cáo và gửi lên Chi cục nhận xét kết quả thực tập tại
đơn vị thực tập.

SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 4

MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo Cử nhân
ngành công nghệ Môi trường. Là giai đoạn chuyển giữa môi trường học tập với môi
trường xã hội thực tiễn.
Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của một cán bộ kỹ thuật môi trường trong sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng như trong thực tế của chuyên ngành.
- Nâng cao ý thức tổ chức kỹ thuật lao động.
- Làm quen với các công việc thực tế mà một cán bộ kỹ thuật chuyên ngành phải
làm trong tương lai.
- Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất.
- Vận dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ.
Nội dung cần tìm hiểu về:
-Mô hình tổ chức quản lý (có thể mô tả bằng sơ đồ) của đơn vị từ thủ trưởng đến
các đơn vị cơ sở,quan hệ theo hàng dọc, theo hàng ngang, theo cấp bậc trong hệ thống
điều hành công việc, đặc biệt chú ý đến bộ phận nơi mình trực tiếp làm việc.
-Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị nơi thực tập. Tìm hiểu cơ chế tổ
chức hoạt đông sản xuất đơn vị
-Các thủ tục, các quy định, quy chuẩn - tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá chất
lượng môi trường nước, không khí, đất.
-Tìm hiểu và tham gia thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
-Tìm hiểu về hoạt động quan trắc và phân tích môi trường.
-Tìm các hướng để có thể chọn lựa làm đề tài tốt nghiệp.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 5
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với xu hướng phát triển của thế giới, đời sống con người không

ngừng được cải thiện và phát triển, tất nhiên con người ngày càng chú trọng hơn về
vấn đề môi trường và các điều kiện vệ sinh môi trường. Muốn cho đất nước ta không
bị thoát khỏi dòng phát triển của cả chung toàn cầu, ngành giáo dục đang từng ngày tự
cải thiện mình để đáp ứng nhu cấu mới Thực tế cho thấy rằng việc đào tạo các cử nhân
ngành môi trường có chuyên môn là rất cần thiết.
Nằm trong chương trình đào tạo cử nhân ngành môi trường của trường ĐH Duy
Tân, đợt thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên có thể tổng hợp và hoàn thiện về cơ
bản những kiến thức đã học, từ đó có được những kinh nghiệm thực tiễn và cũng là dịp
để sinh viên tiếp cận với các công việc liên quan đến ngành nghề trong tương lai.
Trong đợt thực tập vừa qua em sinh viên lớp K18MCD đã được về thực tập tại Chi cục
bảo vệ Môi trường Thành phố Đà Nẵng.
Để hoàn thành được đợt thực tập này, em vô cùng biết ơn sự hướng dẫn tận tình
và tạo điều kiện thực tập thuận lợi của Ban Giám đốc, các cô, chú, anh chị trong Chi
cục . Xin chân thành cảm ơn Cô ThS. Trần Thị Kiều Ngân đã giúp em hoàn thành tốt
đợt thực tập này.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 6
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tên đơn vị: CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 24 Hồ Nguyên Trừng – Thành phố Đà Nẵng
Thời gian thực tập: Từ ngày 30/3/2015 đến ngày 10/5/2015
Chi cục bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài Nguyên & Môi Trường thành phố
Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở Phòng Quản lý Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường tại Quyết định số 9775/QĐ-UB ngày 26 tháng 11 năm 2008 của UBND
thành phố Đà Nẵng.
Hình 1.1: Hình ảnh Chi cục Bảo vệ Môi trường
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

1. Chi cục Bảo vệ Môi trường (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), có chức năng giúp Giám đốc Sở thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
2. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại kho bạc nhà nước
hoặc ngân hàng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Tài
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 7
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
nguyên và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của Tổng Cục Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Kinh phí hoạt động của Chi Cục do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy
định của pháp luật.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế
hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;
2. Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Œy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của
pháp luật; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh
giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;
3. Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn
thành phố; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải
nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký
hành nghề quản lý chất thải; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập
khẩu phế liệu theo thẩm quyền.
4. Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề
nghị của các cơ sở đó;
5. Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành
phố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất
với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi
môi trường;
6. Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc
giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác
bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở;
7. Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường; xây dựng quy
hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ
thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiện
trạng môi trường ở địa phương;
8. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia
thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lŽnh vực bảo vệ môi trường
theo phân công của Giám đốc Sở;
9. Tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định
của pháp luật;
10. Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị
thuộc địa phương và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Œy ban nhân dân thành phố
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 8
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo
vệ môi trường của địa phương theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố.
11.Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động truyền thông về lŽnh vực
bảo vệ môi trường;
12 . Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
1. Mọi hoạt động của Chi cục tuân thủ theo luật pháp của Nhà nước và các văn

bản dưới luật, các quy định, các chế độ chính sách có liên quan khác của Nhà nước
2. Về tài chính kế toán:
- Chi cục là đơn vị hành chính quản lý vốn sự nghiệp trên cơ sở định ngạch,
định mức theo chỉ tiêu kế hoạch được duyệt hàng năm.
- Đối với nguồn tài chính từ các khoản thu các hoạt động theo chức năng, Chi
cục quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành của Chính phủ.ban hành các văn bản
pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường tại thành phố Đà
Nẵng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch,
dự án, đề án bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Œy ban nhân
dân thành phố phê duyệt hoặc ban hành.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1.2.1. Hệ thống tổ chức
Biên chế của Chi cục được xác định theo phương châm gọn nhẹ nhưng phải đảm
bảo đủ năng lực, chuyên môn, điều kiện để hoạt động có hiệu quả theo các chức năng,
nhiệm vụ đã nêu trong mục II.
Theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan và căn cứ tình hình thực tế công
tác BVMT của thành phố, dự kiến tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục gồm có:
- 01 Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục Trưởng giúp việc.
- 03 phòng chuyên môn và 01 phòng chức năng
+ Phòng kiểm soát ô nhiễm;
+ Phòng thẩm định và cấp phép;
+ Phòng Tổng hợp;
+ Bộ phận hành chính.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 9
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức của Chi cục bảo vệ môi trường TP Đà Nẵng
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 10
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của chi cục Bảo vệ môi trường
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch,
dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Œy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của
pháp luật; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh
giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn
thành phố; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải
nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký
hành nghề quản lý chất thải; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập
khẩu phế liệu theo thẩm quyền;
- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề
nghị của các cơ sở đó;
- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành phố;
điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với
Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi
trường;
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc
giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác
bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở;
- Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường; xây dựng quy
hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ
thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiện
trạng môi trường ở địa phương;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia
thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lŽnh vực bảo vệ môi trường
theo phân công của Giám đốc Sở;
- Tổ chức việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp
luật;
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 11
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
- Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị
thuộc địa phương và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Œy ban nhân dân thành phố
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo
vệ môi trường của địa phương theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động truyền thông về lŽnh vực
bảo vệ môi trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
1.3. PHÒNG BAN TRỰC THUỘC
1.3.1. Phòng Kiểm soát ô nhiễm:
- Là phòng chuyên môn, tham mưu cho Chi cục Trưởng các nhiệm vụ cụ thể sau:
• Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên
địa bàn thành phố đề xuất các biện pháp quản lý; kiểm tra việc thực hiện các
nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải;
• Phát hiện và kiến nghị xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; xác nhận
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý
triệt để ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của các cơ sở đó;
• Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo
đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án
đầu tư; giám sát nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn
thành phố;
• Đánh giá, dự báo và cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn
thành phố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường,

báo cáo và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái
và phục hồi môi trường;
• Phối hợp kiểm tra thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường đối với
các đô thị, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo phân công;
• Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong
việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh theo phân công;
• Theo dõi, điều tra, phối hợp thực hiện các nội dung công việc liên quan
đến điôxin trên địa bàn thành phố;
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao.
1.3.2. Phòng Thẩm định và cấp phép:
- Là phòng chuyên môn, tham mưu cho Chi cục Trưởng thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến công tác thẩm định, cấp phép cụ thể sau:
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 12
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
• Hướng dẫn, thẩm định và tham mưu cấp phép hồ sơ đăng ký hành nghề
vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại, cấp sổ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại, hồ sơ cấp Giấy đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo
quy định của pháp luật;
• Hướng dẫn các tổ chức cá nhân về thủ tục môi trường, tham mưu về việc
tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu, thẩm định hồ sơ ký quỹ phục hồi môi trường, hồ sơ
dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
theo quy định của pháp luật;
• Thẩm định phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của
pháp luật;
• Gửi thông báo nộp phí bảo vệ môi trường định kỳ theo Quy định;
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao.
1.3.3. Phòng Tổng hợp:

• Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo
vệ môi trường theo phân công;
• Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi
trường theo phân công; tổ chức việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự
án, đề án đó sau khi được phê duyệt;
• Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường theo sự phân công;
• Xây dựng chương trình quan trắc môi trường, xây dựng quy hoạch mạng
lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật
đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo
hiện trạng môi trường ở địa phương;
• Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động thông
tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trên địa
bàn Thành phố;
• Tổ chức triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lŽnh vực bảo
vệ môi trường theo phân công của Chi cục trưởng;
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 13
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
PHẦN 2: CÁC NỘI DUNG THU NHẬN, TÌM HIỂU ĐƯỢC
TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC, THAM QUAN TẠI CHI
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. CÔNG TÁC ĐTM
2.1.1. Giới thiệu về ĐTM
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ
môi trường.

Là một bản báo cáo bao gồm các nội dung:
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc cơ sở.
- Đánh giá tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án hoặc cơ sở.
- Kiến nghị các biện pháp xử lý về mặt môi trường.
Có 3 loại chính như sau:
- Đánh giá môi trường chiến lược.
- Đánh giá tác động môi trường.
- Cam kết bảo vệ môi trường (Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm
2011).
2.1.2. Tại sao phải đánh giá tác động môi trường
- Làm thế nào để phát triển Kinh tế-Xã hội mà không tổn hại đến môi trường.
- Làm thế nào để đạt được sự phát triển bền vững lâu dài giữa phát triển sản
xuất,dịch vụ và bảo vệ môi trường
- Với mục đích phòng ngừa và kiểm soát các tác động môi trường do việc phát
triển kinh tế - xã hội tạo ra.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 14
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Hình 2.1: Đánh giá tác động môi trường
2.1.3. Mục tiêu ĐTM
Với khái niệm nêu trên, mục tiêu chính cần đạt được của quá trình ĐTM gồm:
- Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội của một dự án.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm phòng ngừa và giảm thiểu
các tác động xấu đối với môi trường.
- Xác định chương trình quản lý và giám sát môi trường nhằm đánh giá hiệu quả
của các giải pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế.
Như vậy, một ĐTM có chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau:
- Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi trường của dự
án cho Chủ dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định đối với dự án đó.

- Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng đối với
các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết định về dự án.
- Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự án có cơ
hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án.
 Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu đồng
thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào
nội dung dự án.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 15
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
2.1.4. Lợi ích ĐTM
ĐTM mang lại lợi ích không chỉ cho Chủ dự án, là công cụ hữu hiệu quản lý môi
trường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm hoặc chịu tác động bởi
dự án. Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm:
- ĐTM là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng
với các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm
bảo phát triển bền vũng;
- Là căn cứ để Chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư bao gồm vị trí, quy mô,
công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh
tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho Chủ dự án;
- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu
của dự án lên môi trường;
- Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án
cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minh
bạch và có tính bền vững cao;
- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự
án.
2.1.5. Nội dung thực hiện ĐTM
2.1.5.1. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tổ chức, cá nhân là chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá

tác động môi trường tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có điều kiện theo quy định
tại điều 8 nghị định 29/2011/NĐ-CP để tiến hành công tác đánh giá tác động môi
trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đển
Sở TN&MT Thành phố Đã Nẵng.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ và đáp ứng yêu cầu để thẩm định Sở TN&MT
Thành phố Đã Nẵng sẽ thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Thời hạn thẩm định được quy định tại điều 12 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.
2.1.5.2. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung được thực hiện
thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản của các nhà khoa học, quản lý có chuyên
môn, trình độ phù hợp và của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa
phương. Ý kiến nhận xét, đánh giá được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban
hành kèm theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT. Trong trường hợp cần thiết sẽ thành
lập hội đồng thẩm định.
2.1.6. Chu trình thực hiện dự án và Quy trình thực hiện ĐTM
2.1.6.1 Chu trình thực hiện dự án
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 16
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Chu trình của một dự án đầu tư gồm 6 bước cơ bản gồm: hình thành, đề xuất dự
án; nghiên cứu tiền khả thi; nghiên cứu khả thi; thiết kế chi tiết; thực hiện dự án và
bước cuối cùng là giám sát, đánh giá hiệu quả dự án.
Hình 2.2: Chu trình của một dự án
2.1.6.2. Các bước tiến hành thực hiện ĐTM
a. Sàng lọc dự án (Screening)
Để quyết định về quy mô và mức độ ĐTM
Sàng lọc là bước thực hiện đầu tiên của quy trình ĐTM với mục tiêu xác định có
căn cứ khoa học một dự án được đề xuất có cần phải thực hiện ĐTM hay không và nếu
cần thì thực hiện đến mức nào, ĐTM chi tiết hay chỉ ở mức độ sơ bộ hoặc không phải

làm gì về mặt môi trường.
Có 2 cách sàng lọc gồm sàng lọc dựa trên việc lập danh mục dự án xác định và
sàng lọc dựa trên bộ tiêu chí và kiến thức chuyên gia.
b. Xác định phạm vi dự án
Là sự cân nhắc các vấn đề về môi trường của dự án, xác định phạm vi và nội
dung chính của ĐTM.
Xác định phạm vi có mục tiêu nhằm nhận dạng và xác định những vấn đề môi
trường chính cần quan tâm ở giai đoạn sớm của quá trình hoạch định dự án nhằm mục
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 17
MSSV: 1810625625
Nghiên
cứu
khả thi
Đề xuất
dự án
Nghiên
cứu tiền
khả thi
Thiết kế
chi tiết
Thực hiện
dự án
Đánh giá
sau
dự án
Chu trình
dự án
ĐTM chi tiết, xác định
các phương án lựa chọn
và sự cần thiết giảm

nhẹ
Thiết kế chi tiết các
biện pháp giảm
thiểu
Thực hiện các biện
pháp giảm thiểu và
BVMT khác
ĐTM sơ bộ, lựa
chọn địa điểm
Sàng lọc về
môi trường
Quan trắc và đánh giá
hiệu quả, xác định tác
động ngoài dự kiến
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
đích giúp cho việc lựa chọn địa điểm, đánh giá các phương án thay thế được thuận lợi
và chuẩn xác, đồng thời đảm bảo cho ĐTM có được mức chi tiết cần thiết, xác định
được trọng tâm của các vấn đề và các thông tin liên quan đồng thời không bỏ sót các
vấn đề cốt yếu nhất.
Kết quả của xác định phạm vi là lập ra một Đề cương chi tiết cho hoạt động ĐTM
(TOR) với những nội dung nêu trên. Theo quy định của một số nước, Bản đề cương
được Chủ dự án và tư vấn phối hợp lập sẽ được trình cho cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thẩm định làm căn cứ cho nghiên cứu và lập báo cáo ĐTM chi tiết.
c. Nghiên cứu và lập báo cáo ĐTM
Tiến hành nghiên cứu ĐTM là bước tiếp theo của quá trình ĐTM được thực hiện
trên cơ sở TOR được lập và theo các hướng dẫn kỹ thuật. Nội dung nghiên cứu ĐTM ở
bước thực hiện này là nhận dạng, phân tích, đánh giá, dự báo các tác động tiềm tàng
của dự án, xác định mức độ và đối tượng bị tác động đồng thời đề xuất các biện pháp
phòng tránh, giảm thiểu tác động xấu và cuối cùng là đưa ra được một chương trình
quan trắc, giám sát các tác động này một cách toàn diện và hiệu quả nhất.

Việc lựa chọn phương pháp ĐTM, nhận dạng các tác động lên môi trường của
một dự án phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản gồm: loại và quy mô dự án; đặc điểm môi
trường tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng chịu tác động của dự án; bản chất của các tác
động môi trường; kinh nghiệm của nhóm chuyên gia ĐTM; thời gian và kinh phí đầu
tư cho thực hiện ĐTM.
Thông thường các tác động môi trường có thể được phân loại theo các tiêu chí
khác nhau như:
- Phân theo đối tượng bị tác động.
- Phân theo nguồn gốc.
- Phân theo quy mô, mức độ tác động.
- Phân theo mức độ bị tác động.
Ngoài ra, việc đánh giá, dự báo tác động phải xét đến các khía cạnh khác nhau
của mỗi tác động gồm: cường độ tác động, phạm vi tác động về không gian, thời gian,
xác suất xảy ra của tác động và mức độ nghiêm trọng của tác động.
Việc giảm thiểu tác động phải đảm bảo cho dự án phát triển tốt nhất đồng thời
loại bỏ hoặc hạn chế tới mức có thể chấp nhận được các tác động xấu lên môi trường,
phát huy tốt nhất các tác động tích cực; Đảm bảo người dân không phải chịu thêm các
thiệt hại môi trường khác lớn hơn lợi ích do dự án mang lại cho họ.
Các biện pháp giảm thiểu bao gồm từ việc xem xét, thay đổi địa điểm đến việc
thay đổi quy mô (công suất) dự án, thay đổi công nghệ, thay đổi thiết kế. Các biện
pháp giảm thiểu này phải được đưa vào thiết kế dự án, thực thi và vận hành cùng dự
án.
Các nội dung của công tác giảm thiểu được lập phù hợp cho các giai đoạn thực
hiện dự án gồm: giai đoạn tiền xây dựng (chuẩn bị mặt bằng), giai đoạn xây dựng và
giai đoạn vận hành dự án (đưa dự án vào hoạt động trong thực tế).
d. Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 18
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Bước tiếp theo trong chu trình ĐTM là thẩm định báo cáo ĐTM. Hoạt động thẩm

định nhằm mục tiêu đánh giá, xác định mức độ đầy đủ, tin cậy và chính xác của các
thông tin, kết luận nêu trong báo cáo ĐTM. Thông thường, công tác thẩm định và phê
duyệt báo cáo ĐTM được thực hiện bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả
thẩm định là ra một quyết định chấp thuận với những điều khoản, điều kiện bắt buộc
Chủ dự án phải tuân thủ hoặc không chấp thuận.
e. Đánh giá sau thẩm định
Đây là bước thực hiện không kém phần quan trọng và là bước cuối cùng của quy
trình ĐTM nhằm giám sát việc tuân thủ của dự án đối với các yêu cầu bắt buộc và tính
hiệu quả, mức độ phù hợp của các biện pháp giảm thiểu tác động xấu được đề ra trong
báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Ngoài ra, bước thực hiện này còn thẩm định tính
chính xác của các dự báo tác động và phát hiện những vấn đề môi trường nẩy sinh
trong qua trình thực hiện dự án để có biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời.
Tóm tắt nội dung các hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM và phân chia trách
nhiệm giữa Chủ dự án, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM và các cơ quan nhà nước liên
quan trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Khái quát về phân trách nhiệm trong các hoạt động sau thẩm định báo
cáo ĐTM của dự án phát triển kinh tế - xã hội
Chủ dự án
Cơ quan xét duyệt
báo cáo ĐTM
Cơ quan nhà
nước liên quan
Nhận xét
1) Báo cáo với UBND
nơi thực hiện dự án
nội dung của quyết
định phê duyệt báo
cáo ĐTM
1) Có văn bản báo
cáo UBND cấp tỉnh

nơi thực hiện dự án
về nội dung phê
duyệt báo cáo ĐTM
1) UBND cấp
tỉnh thông báo nội
dung quyết định
phê duyệt báo cáo
ĐTM cho các
bộ/ngành và
UBND các cấp
liên quan
Cần nói rõ:
UBND các cấp
tại địa bàn thực
hiện dự án
2) Niêm yết công khai
với công chúng về
chất thải, biện pháp xử
lý, các giải pháp
BVMT
2) Niêm yết công
khai tại địa bàn dự
án bản tóm tắt báo
cáo ĐTM đã được
phê duyệt
Cần nói về các
tác động khác tới
môi trường thiên
nhiên, xã hội, các
biện pháp xử lý

3) Thực hiện đúng,
đầy đủ các yêu cầu của
quyết định phê duyệt
báo cáo ĐTM
3) Chỉ đạo, tổ chức
kiểm tra việc thực
hiện các nội dung
của quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM
2) Tham gia
chuẩn bị, tổ chức
kiểm tra việc thực
hiện các nội dung
báo cáo ĐTM đã
được phê duyệt
Cần nói rõ:
UBND các cấp
tại địa bàn thực
hiện đúng
4) Thiết kế, xây lắp 4) Xem xét, đối Cần bổ sung vào
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 19
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Chủ dự án
Cơ quan xét duyệt
báo cáo ĐTM
Cơ quan nhà
nước liên quan
Nhận xét
các công trình xử lý

môi trường
chiếu hồ sơ thiết kế,
xây lắp các công
trình BVMT đã phê
duyệt.
kế hoạch thực
hiện các nhiệm
vụ khác về
BVMT thiên
nhiên và xã hội
5) Thông báo cho cơ
quan phê duyệt báo
cáo ĐTM biết các việc
mình đã làm để thực
hiện quyết định phê
duyệt và yêu cầu đến
kiểm tra, xác nhận
5) Khi phát hiện
những điều không
phù hợp với hồ sơ
phê duyệt, thông cáo
ngay cho Chủ dự án
biết trong vòng 7
ngày làm việc.
6) Triển khai các biện
pháp BVMT trong quá
trình thi công
6) Tiếp nhận các đề
xuất mới của Chủ
dự án.

7) Thử nghiệm công
trình BVMT sau xây
lắp các công trình này
7) Bố trí giám sát,
kiểm tra việc thực
hiện, xác nhận kết
quả.
Cần bổ sung: đại
diện UBND các
cấp tham gia
giám sát thử
nghiệm
8) Xem xét hiệu quả
của công trình BVMT
trong quá trình vận
hành thử nghiệm toàn
Dự án.
8) Bố trí giám sát,
kiểm tra vận hành
thử nghiệm. Xác
nhận kết quả.
Cần bổ sung
thông báo kết quả
giám sát cho các
nơi liên quan
9) Đưa các công trình
BVMT vào hoạt động
sau khi được cơ quan
phê duyệt báo cáo
ĐTM xác nhận đã thực

hiện đầy đủ yêu cầu
của việc phê duyệt
9) Lưu giữ, quản lý
hồ sơ về hoạt động
sau thẩm định báo
cáo ĐTM của Dự
án.
Cần bổ sung: việc
thông báo với
cộng đồng các
nội dung chính
của hoạt động
thẩm định.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 20
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Các bước thực hiện trong quy trình ĐTM được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Hình 2.3: Quy trình các bước thực hiện ĐTM
2.1.6.3. Phương pháp ĐTM
a. Phương pháp chập bản đồ:
Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành
phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Hiện nay kỹ thuật
GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng
và chính xác.
- Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về
vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác.
- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí
tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.
b. Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list):
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 21

MSSV: 1810625625
Sàng lọc
(Sreening)
Xác định phạm vi
(Scoping)
Tiến hành ĐTM và lập báo
cáo ĐTM
(EIA report)
Phê duyệt với các điều khoản
và điều kiện
(Approval with term and condition)
Thực hiện quản lý môi
trường
(Implementation
of environmental management)
Đánh giá sau thẩm định
(Post audit and evaluation)
● Quyết định mức độ thực hiện ĐTM
● Xây dựng TOR cho thực hiện ĐTM
● Lập TOR theo mẫu
● Phân tích, đánh giá tác động
● Các biện giảm thiều
● Kế hoạch giám sát
● Chương trình quản lý môi trường
● Phê duyệt hoặc không phê duyệt
● Các điều khoản và điều kiện kèm theo về:
- Bảo vệ môi trường
- Giám sát
Thẩm định
(Review)

● Thẩm định báo cáo ĐTM
● Tham gia của cộng đồng (có thể)
● Thực hiện chương trình quản lý môi trường
● Các biện pháp giảm thiểu
● Kế hoạch giám sát
● Kiểm tra mức độ thực hiện chương trình quản
lý môi trường
● Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm
thiểu
Tham
gia
của
cộng
đồng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động
của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục
tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát
được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động
và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.
Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê
đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
- Bảng liệt kê đơn giản.
- Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không
chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng
thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như
vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa
chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.
c. Phương pháp ma trận (Matrix):

Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng liệt kê. Bảng ma trận
cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án
với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhận –
hậu quả ở mức độ định lượng cao hơn với việc cho điểm mức độ tác động theo thang
điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10. Tổng số điểm phản ánh thành phần môi trường hoặc
thông số môi trường nào bị tác động mạnh nhất. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng
vẫn chưa lượng hóa được quy mô, cường độ tác động.
d. Phương pháp mạng lưới (Networks):
Phương pháp này dựa trên việc xác định mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác
động và các yếu tố môi trường bị tác động được diễn giải theo nguyên lý nguyên nhân
và hậu quả. Bằng phương pháp này có thể xác định được các tác động trực tiếp (sơ
cấp) và chuỗi các tác động gián tiếp (thứ cấp). Phương pháp này được thể hiện qua sơ
đồ mạng lưới dưới nhiều dạng khác nhau.
e. Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment):
Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm
trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án.
Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và
phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và
của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.
f. Phương pháp mô hình hóa (Modeling):
Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển
hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của
các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian. Đây là một phương pháp có mức
độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong
tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.
Các mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong định lượng tác động môi trường
gồm:
- Các mô hình chất lượng không khí.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 22
MSSV: 1810625625

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
- Các mô hình chất lượng nước.
- Các mô hình dự báo lan truyền dầu;
- Các mô hình dự báo bồi lắng, xói lở bờ sông, hồ, biển;
- Các mô hình dự báo lan truyền độ ồn;
- Các mô hình dự báo lan truyền chấn động;
- Các mô hình dự báo địa chấn.
Những lưu ý trong việc sử dụng phương pháp này là: phải lựa chon đúng mô
hình có thể mô phỏng gần đúng với điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu; số liệu
đầu vào phải đầy đủ, chính xác; cần kiểm chứng kết quả dự báo với thực tế.
g. Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường:
- Phương pháp chỉ thị môi trường: là một hoặc tập hợp các thông số môi trường
đặc trưng của môi trường khu vực. Việc dự báo, đánh giá tác động của dự án dựa trên
việc phân tích, tính toán những thay đổi về nồng độ, hàm lượng, tải lượng (pollution
load) của các thông số chỉ thị này.
Ví dụ:
+Về các chỉ thị môi trường đánh giá chất lượng nước: DO, BOD, COD …
+Về chỉ thị môi trường đánh giá chất lượng không khí: Bụi, SO
2
, CO, VOC, H
2
S.
- Phương pháp chỉ số môi trường (environmental index): là sự phân cấp hóa theo
số học hoặc theo khả năng mô tả lượng lớn các số liệu, thông tin về môi trường nhằm
đơn giản hóa các thông tin này.
Chỉ số môi trường thường được sử dụng gồm:
+ Các chỉ số môi trường vật lý: AQI, WQI, PSI.
+ Các chỉ số sinh học: saprobic index, diversity index, BSI.
+ Các chỉ số về kinh tế, xã hội: HDI, GDP, GDP/capita.
Ở Việt Nam năm 1999 đã đưa ra bộ chỉ thị về phát triển bền vững gồm 4 chỉ số

về kinh tế, 15 chỉ số về xã hội và 10 chỉ số về môi trường.
h. Phương pháp viễn thám và GIS:
Phương pháp viễn thám dựa trên cơ sở giải đoán các ảnh vệ tinh tại khu vực dự
án, kết hợp sử dụng các phần mềm GIS (Acview, Mapinfor, ) có thể đánh giá được
một cách tổng thể hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng thảm thực vật, cây
trồng, đất và sử dụng đất cùng với các yếu tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế khác.
i. Phương pháp so sánh:
Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
k. Phương pháp chuyên gia:
Là phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù
hợp và kinh nghiệm để ĐTM.
l. Phương pháp tham vấn cộng đồng:
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa
phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM.
m. Hệ thống định lượng tác động:
Phương pháp ma trận hiện đang được áp dụng có tính tổng hợp cao là Hệ thống
định lượng tác động (impact quantitative system – IQS) được xây dựng trên cơ sở các
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 23
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
hướng dẫn ĐTM của Tổ chức E&P Forum, UNEP và WB (VESDI, 2008). Trong hệ
thống IQS, mỗi tác động sau khi xác định sẽ được đánh giá dựa trên các đặc điểm sau:
Bảng 2.2 Đánh giá tác động dựa vào các thông số
Yếu tố Các thông số đại diện
- Các tương tác vật lý, hóa học, sinh học - Cường độ, tần suất
- Khả năng xuất hiện - Phạm vị tác động
- Thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu
- Quản lý - Pháp luật, chi phí, mức độ quan tâm của
cộng đồng

n. Hệ thống đánh giá môi trường Battelle:
Phương pháp này dựa vào việc đánh giá từng thông số môi trường, sau đó cho
điểm để định lượng tác động đối với từng thông số. Phương pháp này phù hợp cho
việc ĐTM đối với dự án phát triển vùng hoặc dự án phát triển tài nguyên nước.
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN ĐTM, ĐTM BỔ SUNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường,cam kết bảo
vệ môi trường;
Căn cứ nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã được sửa đổi,bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm
2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010
Căn cứ Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường,Vụ trưởng Vụ Pháp
chế,
2.3. HỒ SƠ ĐTM
2.3.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên
quan đến :
+ Chiến lược ,quy hoạch ,kế hoạch quy định tại Điều 3 Nghị định số
29/2011/NĐ-CP:
+ Dự án,đề xuất hoạt động sản xuất ,kinh doanh,dịch vụ quy định tại Điều 29
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 24
MSSV: 1810625625
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ KIỀU NGÂN
Nhgij định số 29/2011/NĐ-CP;
+ Dự án được đưa vào vận hành sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 đã được cấp có

thẩm quyền cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác dộng môi trường nhưng
chưa được cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu
của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
-Thông tư này không áp dụng đối với việc thẩm dịnh báo cáo đán giá tác dộng
môi trường thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định.
2.3.3. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM.
- Mội (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường thực hiện theo mẫu quy định tại phụ lục 2.3 Thông tư này.
- Bảy(07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.Trường hợp số lượng
thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người,hoặc trong trường hợp cần thiết
khác theo yêu cầu của công tác thẩm định,chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo
đánh giá tác động môi trường.Hình thức trang bìa,trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trức và
nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ
lục 2.4 và 2.5 Thông tư này.
- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
- Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, ngoài
các văn bản quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này,phải kèm theo một (01) bản sao
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường,quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo
vệ môi trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng
ký của cơ sở sản xuất ,kinh doanh,dịch vụ đang vận hành.
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này,ngoài các văn
bản quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này,phải kèm theo một (01) bản sao quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó.
2.3.4. Thẩm định báo cáo ĐTM
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định,cách thức tiến hành và các hoạt
động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 18 Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP.
SVTH: PHAN THỊ HOÀI THU Trang 25
MSSV: 1810625625

×