Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

9 công việc lương cao ưu tiên tuyển nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.43 KB, 19 trang )

Mặc dù, bất bình đẵng vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi làm việc, nhưng phụ
nữ cũng có những bước tiến lớn trong nhiều năm gần đây được thể hiện qua
rất nhiều việc làm :
 Có rất nhiều công việc được biết là ưu tiên phụ nữ và trả cho phụ nữ tiền
lương cao hơn nam giới. Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp ích 1 phần nào đó
cho các em học sinh chọn trường, chọn ngành học sau này 
 Sau đây là danh sách những công việc phù hợp nhất với phụ nữ cho tới năm
2022. Danh sách dựa vào tỷ lệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực đó, mức ổn định
trong sự nghiệp của lĩnh vực đó. Thêm vào đó cũng dựa vào những thu nhập, mức
độ tăng trưởng của ngành nghề
1. Nhân viên bảo hiểm
 Số nữ nắm giữ công việc hiện tại : 36%
 Triển vọng tăng trưởng đến năm 2022: 62%
Càng ngày đời sống của con người càng mong muốn nhận được những dịch vụ
chăm sóc sức khỏe lớn, chính vì vậy số lượng tuyển dụng nhân viên bảo hiểm sẽ
càng ngày càng tăng nhanh. Dự là trong thời gian sắp tới chúng ta còn có thể có
những dịch vụ bảo hiểm lạ lùng như: bảo hiểm cho cây, bảo hiểm cho sàn nhà
khi số lượng tăng trưởng lớn như vậy
2. Nhân viên quảng cáo marketing
 Số nữ nắm giữ công việc tại: 66%
 Triển vọng tăng trưởng năm 2022: 78%
Các nhà khoa học đã có nhiều cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng khi phụ nữ càng
được bình đẳng thì trí não càng phát triển tốt đặc biệt những kỹ năngliên quan đến
sáng tạo. Đó cũng là lý do giải thích vì sao tuyển dụng marketing-PR càng ngày
càng được đăng tải nhiều và càng có nhiều nhân viên là nữ được tuyển dụng.
3. Nha sỹ
 Số nữ nắm giữ công việc này: 98%
 Triển vọng tăng trưởng vào năm 2022: 100%
Hiện nay ở các trường đại học y khoa, tỷ lệ nữ ngày càng tăng . Và những trung
tâm nha khoa phần lớn bác sỹ là nữ, số lượng nam rất ít.
4. Quản lý giáo dục


 Số nữ giữ công việc này: 68%
 Triển vọng tăng trưởng: 83% cho đến năm 2022
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa,
bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và
truyền thông tạo ra cho giáo dục có thêm vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho
việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội
tri thức - đó là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu
cầu phát triển của xã hội mới; đang tạo ra một bức tranh đa dạng của các hệ thống
giáo dục thế giới, nhưng vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát triển, đó
là: phổ cập hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục,
thương mại hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục ; đồng thời tạo ra sức ép cho các
hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong đào tạo - bồi dưỡng và cung cấp cho xã
hội những con người có khả năng: làm việc theo nhóm, làm công dân, làm lãnh
đạo, năng động và sáng tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.
CBQLGD có vai trò của người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng
thời thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách
chủ động và sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh như: Phân cấp quản lý, trách nhiệm
xã hội, huy động nguồn lực, dân chủ hóa giáo dục, tin học hóa quản lý CBQLGD
đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo
dục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Vai trò của CBQLGD thay đổi một
cách căn bản:
- Nếu CBQLGD trước đây hướng tới ổn định và trật tự thì CBQLGD ngày nay
hướng tới đổi mới và phát triển.
- CBQLGD trước đây quản lý bằng mệnh lệnh; còn CBQLGD ngày nay phải
đóng vai trò nhà chính trị để tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ và tổ chức.
- CBQLGD trước đây không biết đến sức ép tài chính, còn CBQLGD ngày
nay phải xoay xở như một doanh nhân
- CBQL của cơ quan QLGD trước đây thường chỉ huy, ra lệnh và kiểm soát
thì ngày nay cần hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện.
- CBQL cấp trường trước đây: thực hiện mệnh lệnh cấp trên trong mọi lĩnh

vực: chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính thì ngày nay: quyết định, tổ chức thực
hiện, minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kĩ năng chủ
yếu của họ là giải quyết vấn đề.
Trước yêu cầu mới của xã hội học tập, người CBQLGD không chỉ hô hào mọi
người học tập thường xuyên mà phải là tấm gương cho đội ngũ về học tập thường
xuyên, suốt đời. CBQLGD cần có kế hoạch chiến lược về nghiên cứu khoa học, tự
học, tự bồi dưỡng về các kiến thức chính trị - xã hội, chuyên môn - nghiệp vụ quản
lý, đo lường và đánh giá trong giáo dục, công nghệ thông tin, ngoại ngữ để phát
triển chính mình. Muốn trở thành CBLQGD chất lượng cao phải có tính kiên nhẫn,
sự khổ luyện, lòng can đảm, tự tin trong học tập thường xuyên và phấn đấu suốt
đời cho sự nghiệp.
Trong thời đại thông tin, vai trò của CBQLGD không hề giảm mà có cơ hội
tăng lên, đòi hỏi CBQLGD phải có kỹ năng sử dụng CNTT&TT; làm chủ được môi
trường CNTT&TT mới, vận dụng CNTT&TT vào quản lý có hiệu quả, đồng thời
phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản của họ khi bổ sung và cập
nhật kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ quản lý và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng
về số lượng người học, do đó CBQLGD phải chỉ đạo giáo viên, giảng viên dạy số
lượng người học đông hơn, đa dạng hơn theo các cách thức khác nhau dùng các
phương pháp và công nghệ mới.
Quản lý giáo dục hiện đại đã và đang có thêm nhiều nội dung mới, đòi hỏi
CBQLGD phải tiếp nhận và biết vận dụng nhiều phương pháp và phương tiện quản
lý hiện đại phù hợp và có hiệu quả. Do vậy, yêu cầu tất yếu cần làm hiện nay là
nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD mà cách làm chủ yếu là thông qua đào tạo -
bồi dưỡng.
5. Tổ chức sự kiện
 Số nữ giữ công việc này: 84%
 Triển vọng phát triển cho đến 2022: 97%
Tuy là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây, tổ chức sự
kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi cùng nhu cầu quảng bá thương hiệu
và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Nhu cầu tổ chức những sự kiện khác nhau

như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, lễ động thổ, lễ khánh thành, các cuộc
thi lớn (thi tiếng hát truyền hình, hội thao), hội thảo, triển lãm… gia tăng càng cho
thấy vai trò quan trọng của nghề tổ chức sự kiện đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
Tổ chức sự kiện (event) góp phần "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm của
một công ty thông qua những sự kiện. Ví dụ khi Nokia tung ra một sản phẩm điện
thoại di động đời mới, công ty này sẽ tổ chức một sự kiện công phu, mời các khách
hàng thân thiết và tiềm năng cùng báo giới đến tham gia sự kiện quan trọng
này. Thông qua sự kiện, Nokia thông báo đến khách hàng và báo giới về sản phẩm
mới và đồng thời (điều này quan trọng hơn) đánh bóng thương hiệu của Nokia, làm
cho khách hàng nhớ và tiêu thụ sản phẩm mới này. Đây còn là cơ hội để doanh
nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông,
cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi
cho doanh nghiệp
Công việc tổ chức sự kiện như một bức tranh của trò chơi ghép hình và người chơi
chỉ thành công khi ghép hoàn chỉnh bức tranh đó bằng hàng trăm, hàng ngàn mẩu
nhỏ chi tiết. Đẳng cấp của mỗi công ty thể hiện ở chính sự hoàn hảo trong từng tiểu
tiết ở mỗi event họ tổ chức.
Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất như: óc tổ
chức tốt, năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt,
có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Nghề tổ chức sự
kiện là nghề đòi hỏi người thực hiện cực kỳ bền sức và chịu được áp lực cao. Họ
còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống. Ít người biết rằng từ
khi bắt đầu sự kiện cho đến khi kết thúc, người tổ chức sự kiện dù có bề ngoài trầm
tĩnh thế nào chăng nữa nhưng đầu óc họ đang “căng ra” để dự trù và xử lý bất kỳ
“sự cố không mời mà đến nào”. Và chỉ khi sự kiện kết thúc, người tổ chức sự kiện
mới có thể thở phào nhẹ nhõm.
6. Quản lý nhân sự
 Số nữ giữ công việc này: 72%
 Triển vọng tăng trưởng đến năm 2022: 84%

Có thể nói quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt bởi đó chính là quản trị
con người trong một tập thể, một doanh nghiệp.
Nhắc đến sự thành công của một doanh nghiệp, người ta thường nhắc tới vai trò
của nguồn lực con người, trước cả nguồn vốn, tài chính… Điều đó khẳng định tâm
quan trọng của công việc quản trị hành chính nhân sự, quản lý nguồn lực công ty,
quản lý các nhân viên và các cán bộ khác trong doanh nghiệp.
Do đó, nhân sự hay nguồn lao động trong doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn và
là yếu tố đặc biệt quan trọng quá trình hoạt động và sáng tạo của tổ chức. Và điều
tất yếu để duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì hoạt
động quản lý hành chính nhân sự phải được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm, chủ quan và thậm
chí lơ là công tác quản lý hành chính nhân sự. Và phòng hành chính nhân sự chưa
thực sự hoạt động đúng với vai trò và tầm vóc của mình, gây lãng phí thời gian,
công sức, tiền bạc của doanh nghiệp.
Làm hành chính thì dễ, nhưng để có một cán bộ quản trị hành chính – nhân sự đúng
nghĩa thì khó. Điều đó đòi hỏi người làm hành chính – nhân sự phải hiểu sâu sắc
thế nào là quản trị hành chính quản trị nhân sự.
Hiện nay, vẫn nhiều người có cái nhìn phiến diện, một chiều khi cho rằng quản lý
nhân sự chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng nhân sự và trả lương cho nhân sự đó. Tuy
nhiên, quản lý hành chính nhân sự cần được hiểu là toàn bộ các hoạt động tổ chức,
phối hợp, điều hành và quản lý công tác thông tin trong cơ quan, đơn vị nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định. Trong đó, các hoạt động quan trọng bao gồm phân
tích công việc, tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đãi ngộ nhân sự,
đánh giá kết quả thực hiện công việc…
=> Để trở thành người quản lý giỏi
Nhiều người cho rằng, những người giỏi chuyên món chưa hẳn đã quản lý tốt. Bởi
muốn trở thành một người quản lý giỏi, doanh nhân cần biết tự nâng cao năng lực,
kỹ năng quản lý của mình. Sau đây là 6 bài học nâng cao kỹ năng quản lý
 Kiểm tra kiến thức bản thân : Theo các chuyên gia phân tích, trước khi
khởi nghiệp, mỗi người cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem lại những gì mình biết và
không biết về việc quản lý. Hãy kiểm lại những kinh nghiệm của mình và
những người đi trước xem những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều
này sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận
dụng kiến thức đó cho mình.
 Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm: Bạn có thể tìm ngay trong
chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi
học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng
có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân
tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình.
 Học lại - tự đào tạo lại : Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ
mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa
phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này,
bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng.
 Đọc sách : Ai cũng biết, sách chính là kho tàng vô tận kiến thức của cả thế
giới, vì thế bạn cũng có thể tìm hiểu qua sách cách tổ chức quản lý, kỹ năng
điều hành Tất nhiên ta không nên áp dụng một cách máy móc mà cần biết
sử dụng nó trong từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể hay quá trình cụ
thể.
 Học cách lắng nghe và hiểu người khác : Bí quyết để thành công trong vai
trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình.
Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp
khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết
lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và
trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và
nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường
xuyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ
làm tốt.
 Đặt nhân viên của mình lên trên hết: Một người lãnh đạo tốt là người biết
cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời

gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó
có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc.
Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã
nói: “Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối
tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình".
7. Phân tích thị trường
 Số nữ giữ công việc này: 60%
 Triển vọng tăng trưởng đến năm 2022: 93%
8. Bác sỹ tâm lý nghề nghiệp
 Số nữ giữ công việc này: 87%
 Triển vọng tăng trưởng đến năm 2022: 93%
Khác với một số nước trên thế giới, nghề tâm lý chưa thực sự phát triển mạnh
mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, khi mà kinh tế tri thức
đang dần bao trùm, nhiều vấn đề, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, càng ngày con
người càng có những áp lực về công việc, điều đó sẽ khiến nhiều người phải tìm
đến bác sỹ tâm lý khi không giải quyết được bế tắc nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi đi
tư vấn tâm lý bệnh nhân có xu hướng tìm đến bác sỹ nữ hơn nhiều hơn nam, chính
vì vậy công việc này sẽ có nhu cầu về nữ hơn.
9. Giám đốc quan hệ công chúng
 Số nữ nắm giữ công việc này: 57%
 Triển vọng phát triển năm 2022: 70%
Quan hệ công chúng là một trong những vị trí cần một chút nhan sắc khéo léo, và
những tài năng thiên phú về tâm lý. Chính vì vậy vị trí này càng ngày sẽ càng tuyển
dụng nhiều nhân sự hơn. Tuy nhiên hay nhớ rằng: Bạn phải học rất nhiều kỹ năng
và làm nhiều việc khi muốn bước đến vị trí này.
Miêu tả công việc:
 Giám đốc quan hệ công chúng không chỉ đơn giản là một người thực
hiện các công việc truyền thông. Trách nhiệm của họ là lập ra kế hoạch hành
động chiến lược và dẫn dắt êkíp của mình thực hiện kế hoạch đó trong giới
hạn ngân sách đã đề ra. Chức năng này mở ra con đường cho những người

nổi trội nhất đến với vị trí giám đốc truyền thông.
 Làm việc trực tiếp với giám đốc truyền thông, chuyên viên quan hệ công
chúng chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tổ chức hay cơ quan
đoàn thể địa phương, mà họ đang làm việc.
 Là người của các mối quan hệ, chuyên viên quan hệ công chúng có trách
nhiệm xây dựng, điều hành và phát triển hình ảnh của tổ chức trước nhiều thành
phần công chúng: khách hàng, nhà cung ứng, đối tác, nhà cầm quyền, Để làm
được điều đó, chuyên viên quan hệ công chúng cung cấp các thông tin về doanh
nghiệp, về hoạt động, văn hóa doanh nghiệp, chính sách xã hội và phương hướng
chiến lược. Thông tin sẽ được truyền đi thông qua sự kiện được tổ chức, các buổi
tham quan doanh nghiệp, triển lãm, hội thảo, tiệc cocktail,
 Họ cũng thúc đẩy việc truyền thông qua các phương tiện truyền thông. Là
trung gian giữa doanh nghiệp và nhà báo, chuyên viên quan hệ công chúng đảm
bảo việc phổ biến thông tin về doanh nghiệp và ban lãnh đạo: những thông cáo
báo chí và xây dựng quan hệ với giới truyền thông là một phần không thể tách rời
trong nhiệm vụ của một chuyên viên quan hệ công chúng.
Hoạt động quan hệ công chúng có thể dưới những dạng sau :
 Sự đỡ đầu cho các hoạt động văn hóa, thể thao, thiện nguyện, hay tổ chức
các lễ hội hoặc các buổi lễ vinh danh.
 Xây dựng và trao đổi thường xuyên mối quan hệ với các đối tác truyền
thông đại chúng và cung cấp thông tin thường xuyên cho công chúng hay cho các
cá nhân liên quan biệt dưới dạng thư tín hoặc newsletter.
 Các mối quan hệ công chúng có thể có được hỗ trợ của báo chí, hay ngược
lại, nó sẽ bao hàm các mối quan hệ báo chí.
Tổng quan các hoạt động truyền thông thực hiện bởi một doanh nghiệp:
 Nội bộ doanh nghiệp : nhằm thiết lập và phát triển bầu không khí tin
tưởng, củng cố sự đồng bộ ăn ý giữa các phòng ban khác nhau, khẳng định văn
hóa doanh nghiệp, thúc đẩy khả năng cống hiến của nhân viên,
 Bên ngoài doanh nghiệp: nhằm phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh
nghiệp với công chúng khác nhau (khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung ứng, đại diện

hội đồng địa phương, báo chí, Các hoạt động này nhằm tạo ra sự thiện cảm và
củng cố hình ảnh của doanh nghiệp.
Các phương tiện của quan hệ công chúng:
 Mục tiêu nội bộ: báo chí doanh nghiệp, sổ tay chào đón các nhân viên mới,
tổ chức buổi lễ, các cuộc thi thể thao, tiệc cuối năm, cây thông Noel,
 Mục tiêu bên ngoài doanh nghiệp : thư thông tin, tham quan doanh nghiệp,
ngày chào mừng, tuyên truyền và sự kiện báo chí, giới thiệu doanh nghiệp, trao đổi
ý kiến trên internet, báo chí, áp phích, phim, văn nghệ,
Chuyên môn yêu cầu
 Người chịu trách nhiệm về quan hệ công chúng nhất thiết phải là người luôn
sẵn sàng tạo dựng các mối quan hệ, họ có sự hoạt bát đối với các mối quan hệ
cộng đồng. Khả năng ngoại giao và tổng hợp vấn đề tạo ra tính cách một con
người cởi mở và thân thiện. Họ có khả năng tổ chức các mối quan hệ, hen gặp
thường xuyên các đối tượng liên quan: điều đó yêu cầu lịch làm việc phải được tổ
chức tốt.
 Họ phải biết cách sử dụng ngòi bút: tham gia các buội họp địa phương,
chuyên ngành. họ thường xuyên được mời tham gia vào các sự kiện Ngoài ra, họ
phải biết cách sáng tạo, tưởng tượng để viết những bài giới thiệu về doanh nghiệp
mà họ đang làm việc.

×