Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên Khoa Viết văn - Báo chí Vũ Thị Vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.35 KB, 40 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA SÁNG TÁC-LÝ LUẬN & PHÊ BÌNH VĂN HỌC





TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

Khóa IX ( 2006-2010 )


Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Hảo

Sinh viên hướng dẫn: Vũ Thị Vân




Hà Nội, tháng 5 - 2010







2
Lời cảm ơn



Cuối cùng, tôi cũng sắp tốt nghiệp đại học. Điều đó có ý nghĩa rất quan
trọng đối với tôi, không vì lẽ tôi sẽ có một tấm bằng, ra trường và đi làm mà vì
tôi đã được sống như mình mong muốn. Để có kết quả như ngày hôm nay, đối
với nhiều người không có gì to tát nhưng tôi đã phải rất vất vả mới có được. Nó
là sự cố gắng tự bản thân tôi, tuy nhiên tôi sẽ không bao giờ làm được nếu không
có sự giúp đỡ của những người thầy, người bạn văn chương ở Khoa STLLPBVH,
Trường Đại học Văn Hóa, và các thầy cô đã đến giảng dạy, nói chuyện tại khoa,
và những người tôi có may mắn gặp gỡ trong đời.
Người thầy, người bạn đầu tiên tôi đặc biệt nhớ ơn là nhà văn Lê Hoài
Nam. Ông đã khích lệ và động viên tôi đến với văn chương, đã chỉ sửa cho tôi
những lỗi vụng về đầu tiên.
Tôi đặc biệt cảm ơn thầy chủ nhiệm cấp III, nay là cục phó cục Gia Đình,
Hoa Hữu Vân. Những kiến thức và cách giảng dạy đặc biệt của thầy đã giúp tôi
có đủ tự tin trên con đường theo nghiệp.
Tôi cũng đặc biệt cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã hướng dẫn, giúp tôi hoàn
thành tác phẩm tốt nghiệp này. Tôi cũng rất cảm ơn thầy Văn Giá, cô Hiếu, cô
Thủy… đã dìu dắt cá nhân tôi nói riêng, tập thể lớp K9 nói chung.
Mỗi người có những dự định, và sẽ đi những con đường khác nhau. Trên
muôn nẻo cuộc đời, tôi sẽ có bạn đồng hành là hành trang kiến thức được trang bị
trong những năm qua, có thể là chính những người thầy, người bạn ở Khoa Viết
văn này, hoặc sẽ có lúc tôi gặp lại trong cuộc đời. Tôi sẽ tự tin bước tiếp con
đương đầy gian nan, nhưng cũng đầy niềm vui này.
3
Tự bạch

Điều thú vị nhất trong cuộc sống là sự phong phú, và điều kỳ diệu nhất là
cái tôi của mỗi người chúng ta đã góp phần làm nên điều đó. Nếu ai hỏi tôi tại sao
chọn lựa con đường này, tôi sẽ nói là nó chọn tôi.
Văn chương. Con đường ấy tôi đã đi một đoạn, tuy chưa làm được điều gì

đáng kể; rồi mai đây có còn đi tiếp và có thành công không thì hôm nay tôi chưa
biết nhưng có điều chắc chắn tôi sẽ vẫn đi con đường ấy. Thực tình tôi đến với
văn chương không có tham vọng gì to tát lắm, đơn giản đó là một nhu cầu tự
thân. Tôi đọc như người ta cần ăn cơm, và tôi viết những điều tôi thường không
thể nói, đó là điều bức bối trong lòng mà nếu không viết dây thần kinh của tôi sẽ
đứt vì quá căng. Những điều này hình như hơi sáo rỗng, nhưng tất cả với tôi là sự
thật. Sự thật, không gì khác nữa. Bởi đơn giản cuộc đời tôi vốn không mấy êm ả.
Thường ngày tôi ít khi rơi lệ, kể cả việc chứng kiến những cảnh tang
thương. Không ít người có nhận xét tôi là kẻ lạnh lùng. Tôi không trách bất cứ
một người nào kể cả bạn bè gần gũi nhất, vì đơn giản họ không từng sống như tôi
đã sống. Khi là học sinh cấp hai, tôi đọc trong một cuốn lý luận văn học có một ý
mà tôi không bao giờ quên: Hoàn cảnh tạo nên số phận, số phận tạo nên tính
cách. Luận điểm này hoàn toàn đúng đối với tôi. Có một việc mà tôi thường
xuyên thực hiện đó là suy nghĩ và đặt câu hỏi cho chính mình, mặc dù không phải
lúc nào tôi cũng có câu trả lời, hoặc có khi không muốn trả lời nhưng tôi cứ phải
suy nghĩ.
Có nhiều lúc tôi thấy rất nặng nề vì chính cuộc sống mình đang sống. Giữa
mình và mọi người, những mối ràng buộc – ai trong chúng ta cũng sống như vậy;
sống và phải để ý đến hình ảnh của mình trong mắt họ. Khi tôi càng cố gắng tạo
dựng hình ảnh của mình mà tôi muốn có trong mắt mọi người, tôi càng thấy dần
giấu đi con người thực của mình, tôi càng đơn độc, càng thấy bức bối hơn… Tôi
rất muốn nổi loạn, muốn sống khác. Tôi phải làm gì? Không thể làm gì cả. Tôi
chỉ có thể gửi vào những trang viết để rồi có người nào đó sẽ đặt câu hỏi về phần
trăm sự thật trong đó. Tùy mọi người nghĩ – đó là câu trả lời của tôi. Tôi viết bất
cứ một câu chuyện nào cũng vì bản thân tôi trước, dù câu chuyện tôi kể là về họ.


Hà Nội, ngày 25-5-2010
4
Mục lục



I. Lời cảm ơn
II. Bài thuyết trình
III. Tác phẩm
1. Đất nghịch
2. Đi qua cuộc đời
3. Gái sinh ngày rằm
4. Bức tranh vẽ dở

















5
Đất nghịch



Truyện ngắn

Đêm.
Trong ngôi nhà ba gian, người đàn ông đang ngáy đều đều. Buổi tối ông
uống rượu với lạc rang. Giờ này trời có sập cũng mặc. Người đàn bà ngồi nhìn
những đường lằng nhằng hiện lên ở chiếc ti vi đã hết giờ phát sóng. Tiếng đồng
hồ điện tử hòa với tiếng nhiễu ở ti vi làm không khí trong nhà thêm ảo não. Bà
chờ cô con gái tâm sự với người yêu về rồi mới đi ngủ.
Nhiều ông bố bà mẹ thường chỉ trích việc thanh niên ôm ấp, hôn hít nhau
công khai trên truyền hình, nhưng họ lại không khắt khe lắm với việc cô con gái
yêu tiễn chân một chàng trai ra ngõ mấy tiếng đồng hồ. Đêm tối như bưng.
Huyên vào nhà, tắt ti vi. Bà mẹ không nhìn cũng biết mặt con gái mình rất
rạng rỡ, ánh mắt

sáng long lanh. Thái độ lạnh nhạt của bà đối với chàng trai tên
Đạo ấy mấy hôm rồi không ảnh hưởng gì đến tình cảm của Huyên với cậu ta. Sao
mẹ không đi nằm trước? Mai con đi làm sớm, năm rưỡi mẹ gọi con dậy nấu cơm
nhé! Huyên dặn mẹ khi hai người đã nằm quay lưng về phía nhau. Bà mẹ vốn
khó ngủ, nay càng khó ngủ hơn. Bà nhận thấy mùi đàn ông trên người con gái.


Sau hai ngày vật vờ trên tuyến xe Nam Bắc, Huyên chào bố mẹ rồi lao vào
giường ngủ mê mệt. Mẹ Huyên đếm được ông chồng đã châm đến điếu thuốc lào
thứ hai mốt, từ lúc bà ngồi đối diện với ông trên cái ghế này, khoảng mười giờ
tối. Bà khẽ đứng lên vào buồng gọi Huyên dậy.
Sáu năm. Mẹ Huyên thấy cô không thay đổi nhiều lắm. Khác chăng chỉ là
ở cách ăn mặc, và vài vết chân chim quanh khoé mắt. Bố cô hỏi, sau mấy phút cô
ngồi im trước mặt ông:
- Cô còn biết đường về cơ đấy, để làm gì?
- Con về thăm bố mẹ.

- Cảm ơn! Tôi hỏi mục đích thực sự ấy.
- Con… Con muốn đón cháu vào…
- Mơ ngủ. Xin báo để cô biết tôi là người đầu tiên chống lại ý định đó.
- Bố mẹ thương con - bà mẹ chen vào cuộc đối thoại- nhưng thương không
nổi. Mày nghĩ xem còn mặt mũi nào chứ? Dù không còn tình nghĩa gì với chồng
nhưng con mình rứt ruột đẻ ra. Vậy mà
- Thôi, bà nói nhiều làm gì.
Hai dòng nước mắt rưng rưng trên gò má, Huyên nghẹn ngào:
- Ngày ấy con mới mười tám, mười chín tuổi đầu…

6
Đạo cùng người em song sinh- Thanh- mồ côi mẹ khi chưa đầy bốn tuổi.
Bà mất do đẻ non bị băng huyết, hai đứa con gái sinh đôi cũng không sống được.
Ông Thìn một nách ba đứa con thơ. Cậu Tuấn bé nhất mới được mười bảy tháng
tuổi. Sau đám ma của ba người xấu số, ông Thìn không có thời gian để nhớ
thương họ. Ông bận xoay như chong chóng với ba cậu con trai. Bà ngoại chúng
có giúp con rể được mấy hôm rồi bà cũng về nhà bà. Sức bà yếu, nhìn thấy bọn
trẻ bà lại nghĩ đến con gái. Bà không chịu đựng được. Không may nữa cho bọn
trẻ là bà ngoại chúng không có hơn một cô con gái, để chúng được bú dì. Mẹ đẻ
ông Thìn cũng đã mất. Bố ông theo vợ hai lên Lào Cai. Ông không có ai để cậy
nhờ chăm sóc bọn trẻ. Ông phải lấy vợ gấp.
Làm bốn chín ngày cho vợ hôm trước, hôm sau ông Thìn tái giá với bà
Hiền, một phụ nữ quá lứa lỡ thì. Ông có vợ nghĩa là bọn trẻ có mẹ.
Một năm sau, ông có thêm một cậu con trai. Bà Hiền rất yêu đứa con ruột.
Ông Thìn và những đứa anh của nó đều phải yêu chiều nó. Đạo và Thanh bắt đầu
làm quen với khái niệm làm việc. Các cậu chưa khiêng nổi ấm nước, đun bếp
chưa đảo được nồi cám lợn, chưa rút được rơm…Bà Hiền bảo:
- Chúng mày phải làm việc, nếu không làm được thì gọi bố, nghe chưa!
Ba anh em Đạo, Thanh và Tuấn học được tính gan lì, không khóc khi bị
đòn, không nghĩ ngợi khi bị mắng chửi. Họ lớn dần bên một góc nhà. Đạo và

Thanh đã có cái bằng bổ túc cấp hai. Tuấn cũng học hết cấp trung học cơ sở. Như
vậy, mấy anh họ đều qua cái gọi là “ xóa mù chữ” - đủ điều kiện đăng kí kết hôn.
Bấy giờ, ở cái làng thuần nông của họ có phong trào ra thành phố kiếm
việc làm. Chủ yếu xoay quanh các nghề xây dựng, buôn bán, giúp việc… Ba anh
em Đạo cũng lần lượt theo mọi người ra Hà Nội làm phụ hồ. Mỗi lần về nhà, họ
đều mua quà cho cậu út và đưa tiền cho bà Hiền. Không khí trong nhà nghe
chừng khá vui vẻ.
Có lần, một người bác họ bảo anh em Thanh:
- Hai đứa lớn đã mười bảy, mười tám tuổi; dăm ba năm nữa cũng phải tính
chuyện vợ con. Chúng mày chẳng trông mong gì được ông Thìn đâu, không lo
mà kiếm miếng đất dựng cái lều mà ở. Đất nhà mày bằng ấy, giỏi làm được vài
cái nhà. Bốn anh em trai thì hai đứa phải đi nơi khác. Thằng lớn lấy vợ trước thì
phải ở riêng trước…
Anh em họ nghe lời, bàn tính. Họ đi triền miên, chỉ ở nhà mấy ngày tết. Ấy
nói là ở nhà nhưng chủ yếu là chạy hết nhà họ hàng đến nhà bạn bè. Ai cũng biết
họ không thể nuốt trôi miếng cơm ở nhà nên ai cũng cố mời họ một bữa cơm
ngày Tết. Có lần trong bữa liên hoan tất niên với tổ thợ, Đạo nâng chén rượu ứa
nước mắt mà rằng:
- Anh em cháu chẳng may mẹ mất sớm, thiếu người chỉ dạy. Nay được
theo các bác, các chú được thương tình vạch đường chỉ lối. Ơn ấy chúng cháu
không bao giờ quên.
Dần dần từ mảnh đất thổ canh, họ dựng được cái nhà nho nhỏ để ở riêng.
Ông Thìn nhìn các con biết lo liệu, vừa mừng vừa tủi. Ông không giúp được cái
7
gì, cả vật chất lẫn tinh thần. Ông chỉ biết thầm khấn người vợ quá cố phù hộ cho
con. Bây giờ ông đã quen với điệp khúc của bà Hiền:
- Con ông là lũ vô ơn. Thử hỏi ai đã rửa đít cho chúng lúc bé? Ốm đau ai
hầu hạ chứ? Bây giờ đủ lông đủ cánh rồi tha hồ mà bay…
Người đàn bà ấy tỏ rõ thái độ tức tối. Bà đã chịu tiếng phải làm vợ kế, phải
nuôi một lũ con chồng. Vậy mà giờ bà không được quyền lợi, như bà dự tính. Đã

vậy bà phải lo tương lai cho hai mẹ con bà. Bà nghĩ đến cậu quý tử luôn núp váy
mẹ, đến lão chồng mới năm mươi tuổi mà đã leo kheo như bảy mươi. Mảnh đất
bà đang ở, tuy đuối thế, nhưng đem cầm cố cũng vay được một món kha khá.
Cộng thêm vốn bà cóp nhặt bấy lâu, bà tính sẽ mua một mảnh đất ngoài thị trấn.
Lý lẽ của bà là anh em Đạo đã lớn, cũng sắp đến lúc phải lấy vợ rồi. Bà ở với con
dâu cũng khó. Mà năm tới thằng Ngọc đã lên cấp ba, ra thị trấn nó đi học sẽ gần
hơn.
Ông Thìn không đồng ý. Nhưng anh em Đạo thấy như vậy cũng tốt nên đã
thuyết phục được bố.
Gia đình ông Thìn có thêm một cơ ngơi. Cùng vợ và đứa con nhỏ, ông đem
theo mọi đồ đạc hữu dụng trong nhà. Hôm ông chuyển đi, nhiều người đến thực
mục sở thị hậu trường cảnh tân gia. Bà vợ xoay như chong chóng hết mọi xó
xỉnh, mọi ngóc ngách từ trong nhà đến ngoài vườn. Cái bàn này có khuân đi
không? Khuân. Khuân. À. Để lại hai cái. Bà lắc, lay hết lượt sáu cái ghế đẩu rồi
chỉ thị: Khuân cho chị bốn cái. Anh Thanh đã đào xong cây chanh chưa nhỉ?
Tiện thể đào nốt cho mẹ cây na nhé.
Ông Thìn răm rắp làm theo lời vợ. Trời se lạnh nhưng áo ông sũng ướt.
Ông không nói không cười. Khuôn mặt dường như nhăn nhúm hơn mọi ngày.
Không có một người hàng xóm hay họ hàng nào giúp ông, thậm chí họ còn ra
mặt thể hiện thái độ không thèm ngó ngàng gì đến việc nhà ông.
Thanh và Tuấn đẩy xe đồ ra đường cái. Ngọc giơ tay tạm biệt các anh. Bà
Hiền vui vẻ giục xe chạy. Tiếng động cơ ì ạch. Ông Thìn không quay lại. Gió
thốc thẳng vào mặt ông. Lúc đó ông mới nhận ra cái rét đầu đông đang đến.
Thanh về nhà thấy Đạo đứng trước bàn thờ nghi ngút khói. Tuấn hỏi anh:
Bây giờ làm gì?
- Làm gì ư? Hai đứa lại cả đây.
Ba chàng trai đứng thành hàng ngang trước bàn thờ người mẹ. Họ cùng
chắp tay, cúi đầu. Người anh cả khấn:
- Mẹ sống khôn chết thiêng thì về chứng giám, phù hộ độ trì cho chúng
con. Bố đã đi, chắc là chẳng về đây nữa. Chúng con sẽ nhờ bác Hà trông nhà giúp

rồi đi làm. Một tháng đôi tuần hương khói có lạnh lẽo thì xin mẹ lượng thứ cho
anh em con.
Họ lên đường đi làm thuê như trước. Được mấy tháng, ông Thìn khăn gói
về nhà.

Ông bảo với bà Hà:
- Tôi về nhà trông nhà cho chúng.
Đưa chìa khoá cho ông, bà Hà nói:
8
- Ôi dào! Chú chả phải trông đâu. Nhà có mỗi cái vại nước đái là lành thôi
mà.
Ông không nói gì, cúi mặt bước đi.
Tuy ông không nói nhưng ai cũng biết vì sao ông lại về nhà. Ông về không
phải vì ý muốn của ông như thế. Ông không về từ ngôi nhà còn nồng mùi vôi
mới, mà từ bệnh viện. Người ở hàng xóm kể rằng vợ chồng ông mới chuyển đến
mấy ngày đã hục hặc với nhau như quân hằn quân thù. Mới đầu họ cãi nhau
người ta còn mon men hóng hớt. Họ nghe để có thêm chuyện nói mỗi khi đi chợ,
đi làm đồng, hay sang chơi bên hàng xóm… Hôm ấy, vợ chồng ông Thìn cũng
cãi nhau. Chuyện đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ai, bát đũa cũng có khi xô, vợ
chồng có bạt tai nhau vài cái cũng là chuyện thường. Vậy nên, việc quá đà đến
nỗi ông Thìn phải đi cấp cứu. Hàng xóm kể: Ông ta bị vợ phang cho mấy cái
chày.

Mẹ Huyên không chờ được đến chiều nên nửa buổi đã đạp xe ra cửa hàng,
nơi cô làm việc. Nhìn đứa con gái mới mười tám tuổi đầu vui vẻ nói chuyện với
khách, bà càng thấy phải ngăn cấm tình yêu của cô với Đạo. Đợi khi còn lại hai
mẹ con, bà hỏi Huyên: Con với anh Đạo ấy là thế nào? Nó có kể chuyện gì bên
đằng ấy không?
- Con yêu anh ấy. Anh ấy có kể chuyện. Nhưng mẹ hỏi làm gì. Chuyện của
con …

- Mẹ lo cho mày. Thiếu gì con trai mà mày đâm đầu vào đám ấy chứ? Mày
không nghĩ xem lấy nó sẽ thế nào à? Cửa nhà chưa đâu vào đâu. Một ông bố
không còn trẻ nhưng cũng chưa già, vừa ra toà với vợ. Còn thêm hai cậu em trai
lớn. Mà tao nghe đồn cái đất nhà nó là nghịch lắm. Thì đấy, mấy đời nhà nó…
- Mẹ mê tín quá. Người sống với ma xó ngự ở đất, như mẹ nói, thì can hệ
gì đến con chứ? Mà ngày xưa bố mẹ lấy nhau cũng nghèo lắm, đúng không ạ?
- Chúng tao khác. Thời ấy mọi người đều thế cả. Mẹ không đồng ý nó. Thế
thôi.
Huyên căng thẳng với bố mẹ. Nhưng sau đó, đám cưới vẫn diễn ra rất vui
vẻ. Vui hơn tất cả mọi đám cưới khác.
Ngày Huyên về nhà chồng, cô đem theo sáu chỉ vàng làm của hồi môn.
Hơn hai tháng sau, ngày mồng mười tháng giêng, Huyên đã trao cả số vốn
được mừng trong ngày cưới cho một người nào đó. Huyên không nhớ. Họ bán
sáu chỉ vàng của cô để trả tiền thuê xe.
Tết nguyên đán xong, Đạo lại lên đường đi làm xa. Chia tay người vợ trẻ
được mấy tiếng, thì có điện thoại từ đường cao tốc báo về. Đạo bị tai nạn. Huyên
không rõ mức độ thế nào. Huyên như người mê ngủ. Cô lặp lại điều mình nghe
thấy một cách vô thức. Tai nạn? Phải đi bệnh viện… Cháu phải chuẩn bị tinh
thần. Huyên lịm đi. Cô thực hiện theo tất cả những gì mọi người bảo. Là những
việc gì? Trí não cô không thu nhận, không phân tích. Huyên không ý thức được
mình có khóc hay không. Cô cảm thấy mình mê mê tỉnh tỉnh, thấy mình bị đẩy
vào cái giường mà vừa buổi sáng vợ chồng cô cùng thức giấc. Bao lâu? Huyên
9
ngủ. Hay cô đang khóc vật vã. Tan nát, rời rụng. Cô bị lôi khỏi giường. Cô không
đứng vững. Ai đó dìu cô kéo đi. Cô lờ mờ thấy một đám đông giữa bãi tha ma.
Người khóc thành tiếng, người rưng rưng, người lẳng lặng, người đứng, người
ngồi. Chờ đợi. Chiếc xe tải nhỏ lừ lừ tiến đến. Mọi người lao về phía ấy. Họ kéo
theo vợ người tử nạn. Huyên tê dại, ơ hờ nhìn. Những bước chen lấn, xô đẩy.
Những tiếng kêu ong ong. Khi sợi giây buộc cuộn chiếu được cắt ra, Huyên cảm
thấy hai dòng lửa trôi ra. Rát bỏng. Cô ngã vật. Mở mắt nhìn. Đi. Đứng. Ngã

khuỵ. Mở mắt…
Một ngày, hai ngày…Huyên mê man trên giường. Lúc cô lê được chân ra
ngoài, cô thấy trong nhà có nhiều người. Gian đối diện cửa buồng cô có một
khoảng được vây kín bằng những bức trướng. Huyên bước lại đó như bị một lực
hút rất mạnh. Khói mù mịt. Tấm ảnh trên mâm ngũ quả là chàng trai mặc bộ đồ
chú rể. Huyên đứng nhìn, không giọt nước mắt nào trên khoé mắt. Rất lâu. Cô
được đưa vào buồng. Phía trên cánh cửa có chữ Song hỷ.
Huyên nhớ chồng cô đi làm xa. Cô nhớ cô đã khóc. Cô nhớ gương mặt trên
cái cáng
Gần đến bốn chín ngày, sau cái chết của Đạo, bố mẹ Huyên đến bàn với
ông Thìn tính là sau trăm ngày xin cho cô về nhà họ để cô bình tâm lại. Họ lo cô
suy nghĩ thành tâm thần mất.
Một hôm Huyên đang ngồi thu lu trong bếp. Cô lơ đãng nhìn ra ngõ. Có
người đi vào. Bất giác cô bật dậy lao ra ôm chầm lấy. Người kia không kịp phản
ứng gì. Định thần lại, anh ta bối rối: Chị ơi! Là em. Chị bình tĩnh lại đi. Em…
Ông Thìn ngồi trong nhà nhìn thấy cảnh ấy. Ông bảo: Thanh, đứng đấy
làm gì. Đưa nó vào nhà đi.
Huyên bật khóc. Cô nhớ chồng cô đã chết. Chính tay cô đã chạm vào thân
thể anh. Lạnh ngắt.
Lẽ ra hôm ấy làm lễ trăm ngày để đưa tiễn linh hồn Đạo, nhưng ông bà
thông gia được mời đến để tính chuyện cưới chạy tang, gả chồng cho Huyên.
Giữa cái thời buổi kiếm vợ cũng chẳng dễ gì, thì việc một chàng trai tân lấy phụ
nữ qua một đời chồng cũng không phải vấn đề gì. Huống hồ chuyện hỷ này là
sự an ủi cho tất cả mọi người. Họ bàn chuyện hôn nhân của góa phụ và người em
song sinh với người chồng quá cố. Không dạm hỏi. Không hôn lễ. Không có sự
phản đối. Lặng thinh.
Đó là số phận, như thiên hạ nói với nhau.
Gia đình ấy thế là yên ấm và hạnh phúc. Người thiếu phụ đã sinh một đứa
con trai.
Sáng sớm ngày thứ tư, kể từ khi đứa trẻ được đón từ nhà hộ sinh về, hàng

xóm láng giềng bỗng nhốn nháo trong sân nhà ông Thìn. Thanh phát hiện vợ
mình vắng mặt quá lâu, do tiếng khóc đòi ăn của con. Và anh tìm thấy một tờ
giấy viết vội mấy chữ: Anh Thanh! Xin hãy hiểu cho sự ra đi của em.
Mọi người bổ đi tìm. Mọi người kết án Huyên là loại đàn bà chẳng ra gì.
Sao lại bỏ đứa con vừa đẻ được mấy ngày. Thằng Thanh tốt với nó như thế…
Thanh ôm con vào lòng, bảo mọi người: Thôi không phải tìm đâu. Con không
10
thay thế được anh Đạo đâu. Không ai hiểu hoặc không ai muốn hiểu. Ông Thìn
thở dài: Nhà này lại phải cần thêm một người đàn bà để giúp

- Mày có biết là đến bây giờ thằng Thanh vẫn ở vậy? - Mẹ Huyên nói với
con gái- Nó bảo không muốn sau này phải nghe ai kể lể là nào là rửa đít cho con
nó, nào là phải hầu hạ con cho con nó… Còn bà Lan nữa. Mày không nghĩ đến
chồng mày thì cũng phải nghĩ đến người đàn bà ấy, chính là nghĩ đến con mày.
Bà ấy nhận lời lấy ông Thìn, cũng vì nghĩ thương thằng bé. Ai cũng biết sáu năm
qua bà ấy đích xác là mẹ thằng bé. Nó đã là máu thịt của bà ấy. Mà chẳng phải
mày lấy chồng nữa rồi sao? Còn về làm gì?
- Mẹ! Con rất cần nó. Con phải đem nó đi.
Tại sao? Mày mới hai năm hai sáu tuổi đầu. Vì thằng ấy à?
Người ấy lớn tuổi rồi. Nhưng không phải vì thế mà… Con không thể…
được nữa.

Tôi không khóc nữa. Những giọt nước mắt giờ đã đặc, đọng sâu trong đáy
mắt, sâu trong tim. Tôi thấy nặng nề. Nhấc mi mắt lên cũng khó nhọc. Thở cũng
khó nhọc. Tôi thấy trước mắt chỉ là hư vô. Tôi mới lấy chồng vậy mà đã kịp goá
chồng. Tôi mới bước vào tuổi mười chín.
Ba ngày. Ba ngày, tôi không bê cơm cúng Đạo, vì cái lý do của đàn bà. Mẹ
cấm tôi không được đến gần chỗ thờ anh. Tại sao? Tôi không được sạch sẽ ư?
Nực cười. Tôi có phơi cái của ấy ra đâu mà sạch với chả sẽ. Mẹ về nhà. Bác Hà
cũng không sang. Đêm. Tôi đứng trước bàn thờ Đạo. Không thắp hương. Tôi kéo

tấm vải phủ kín tấm ảnh ra, để anh thấy tôi đang rất khó chịu, bứt rứt. Từ khi trở
thành đàn bà, những ngày đặc biệt thế này tôi lại có khoảnh khắc mà chắc chắn
một cô gái đồng trinh có thể biết. Quyển sách nào đó kể chuyện bóng ma đã
cưỡng hiếp một người đàn bà. Nếu như hồn ma Đạo…
Tôi bật khóc. Tức tưởi. Không phải vì thương xót người chết. Hai người
đàn ông trong nhà thức giấc. Tôi thấy mình nằm trên giường. Đạo đứng bên. À!
Không. Là Thanh. Hai người rất giống nhau. Tôi biết. Người gặp một đôi lần
không thể phân biệt được. Họ có thể là một. Là một chồng tôi…

Mẹ có biết con đã sống thế nào sau khi bỏ nhà đi không? Con không có gì
ngoài thân xác. Nó nuôi sống con và nó giúp con quên. Đoạn đường đó đưa con
vào sống trong một mê cung khác. Đứa trẻ con đã sinh ra, con sợ nó. Mẹ thử nói
xem nó giống ai. Giống một hồn ma. Một hồn ma di động.

Huyên về được hai ngày thì Thanh biết. Dì Lan cũng biết. Ngay hôm sau
bà không cho thằng bé đi mẫu giáo. Bà dắt nó theo cả lúc đi chợ hay đi làm đồng.
Được vài ngày tự bà lại đưa nó đến lớp.
Một sáng ở nhà trẻ, có một thiếu phụ đến thăm. Chị ta xưng là một người
quen của con anh Thanh, cháu ông Thìn. Cô bảo mẫu nghi ngại. Chị ta xin gặp
cháu một lát để gửi quà. Không ai thấy có điều gì ác ý. Họ cho chị vào phòng đợi.
11
Huyên thấy nghẹt thở. Ít phút nữa thôi chị sẽ nhìn thấy con. Nó đã lớn như
thế nào. Sáu tuổi. Nó sáu tuổi…Chào cô đi con - Tiếng người giữ trẻ giục. Huyên
quay ra cửa. Một đứa bé. Con cô ư? Nó. Đúng là nó. Gương mặt nó… Mắt
Huyên nhoà đi. Nó? Đúng nó không? Huyên đứng sững người.
- Mẹ ơi! Sao cô kia lại khóc?- Đứa bé lay cánh tay cô bảo mẫu.
Mẹ? Cô kia? Huyên cảm thấy đau thắt ngực. Như thế thật sao? Huyên
bước tới ôm đứa trẻ. Siết chặt. Nó sợ khóc thét lên.
- Con có biết ta là ai không? Là mẹ. Ta là mẹ…là mẹ đẻ của con đây!
Người mẹ nghẹn ngào. Đứa trẻ khóc lớn hơn. Nó gào lên:

- Bà ơi! Cứu con. Cứu Hoà của bà đi.
Huyên bàng hoàng buông lỏng cánh tay. Đứa bé thoát ra tìm vòng tay cô
giữ trẻ làm nơi trú ẩn.
Cô bảo mẫu kể rằng, sau đó chẳng hiểu sao chị ấy bỏ chạy để lại một túi
quà. Khi Thanh đón con, cô kể và giao lại túi quà. Mới đầu anh không nhận,
nhưng sau đó anh cũng chịu đem về.
Bé Hoà tỏ ra rất thích thú với những món đồ chơi nó được cho đó. Nhìn nó
mê mải, dì Lan hỏi:
- Thế bây giờ anh định thế nào? Nghe nói cô ta muốn đưa thằng bé đi. Nói
về lý thì rõ nó không có quyền, nhưng dù sao…
- Con chả có ý định gì cả. Lúc khó khăn nhất thì bà đã gánh cho con. Sau
này cháu nó lớn, tự nó quyết.
- Mẹ nghĩ chị ấy chắc khổ tâm nhiều đấy. Dù có chồng khác rồi, nhưng con
mình đẻ ra mà.
- Chẳng đến thắp được cho anh cả nén hương. Mà thôi, để xem ý tứ cô ấy
thế nào.
- Bà ơi! Mấy đứa ở lớp con hát thế này này: Con quỷ ba đầu, con gấu ba
mông, mẹ mày ba chồng, ông mày ba vợ…
Nghe con đọc, Thanh tái mặt quát:
- Im ngay. Ai nói bậy bạ gì cũng học. Tao đánh mày nát đít…
Thằng bé thấy bố giận tức thì nức nở. Bà Lan ôm nó vỗ về: Chóng ngoan
nào.

Để bà đánh đòn thằng bố mày ấy. Nó trẻ con không hiểu. Quát cái gì chứ.
Để bà đánh đòn…

Tôi đã nhìn thấy người đàn bà làm mẹ của con tôi. Tôi đã thấy Thanh. Tôi
đã thấy con. Con của Thanh. Không, nó mang hình hài và linh hồn của một người
khác. Một bóng ma. Tại sao? Bài đồng dao ai đã đặt lời cho bọn trẻ đọc? Trời
lạnh quá! Tối quá! Hình như tàu bị chậm giờ. Hình như có mình tôi bắt chuyến

tàu ngược tuyến…


V.T.V
12
Đi qua cuộc đời

Truyện ngắn

Tôi thức giấc, mệt rã rời. Giấc mơ vẫn còn lởn vởn trong đầu. Tôi thấy
mình trượt chân rơi vào một nơi mà tôi cho là chốn hư vô. Có những người đi
qua cuộc đời như một cơn gió thoảng, không để lại dấu vết gì. Vĩ nhân nào đó đã
nói vậy, và nhiều khi tôi sợ mình sẽ đi qua cuộc đời như thế.
Tôi vừa tự làm lễ sinh nhật lần thứ 29 cho mình. Sáng bình minh thứ hai,
tôi 30 tuổi, tôi thấy buồn hơn những ngày trước đó, không hẳn vì những gì tôi
không có mà cả vì thấy mình chưa được sống đúng nghĩa.
- Cậu dậy rồi à? Mình nhờ máy cậu vào mạng một lát nhé! - Hà đang ngồi
trên chiếc ghế của tôi, dán mắt vào màn hình máy tính, bảo tôi.
- Thế bây giờ cậu định thế nào? – Tôi hỏi.
- Mình chưa biết, để xem đã.
- Điên mất – Tôi nói – Thế cậu không tự đi ra ga được à? Mình rất áy náy.
Tại cậu đến sinh nhật mà bị nhỡ tàu.
- Không phải thế đâu, chắc tại số
- Cậu điên quá, cứ thế này mà không thấy mệt à? Cậu muốn thay đổi,
nhưng lại không từ bỏ việc dựa vào người khác.
- Mình muốn lắm chứ. Nhưng mình không cứng rắn được như cậu. Mà
thôi, cậu bận gì không. Bọn mình đi chơi. Cậu kể tình yêu tình báo của cậu với
anh gì đó đến đâu rồi.



Hôm ấy, tôi đang lướt mạng trong phòng làm việc công ty tôi làm thêm
mấy năm qua, cô giám đốc bảo tôi:
- Nói thật, cô rất quý cháu. Từ lâu cô đã coi cháu như người nhà. Có
chuyện này, cháu chưa có người yêu đúng không? Không biết ý cháu thế nào, cô
có cậu em trai, đến đây vài lần cháu đã gặp chưa?
- Dạ! Cháu có nghe nói ạ!
- Cháu đồng ý làm em dâu cô không?
- Cô đừng đùa thế ạ! Hôm nay, chưa có bản thảo nào mới à?
- Cháu thấy cô không thực lòng à? Hay cháu chê cậu ấy!

Người em của giám đốc tên Thế, tôi đã nghe kể. Vốn chơi thân với các con
bà nên tôi cũng gọi là cậu. Chắc chắn tôi đã gặp hơn một lần, trước khi phi vụ
được gọi là mai mối ấy xảy ra. Tuy vậy tôi không nhớ gì về người đó cả.
Cậu Thế lớn hơn tôi mười mấy tuổi, làm trưởng ban an ninh ở một cơ quan
cấp bộ. Tôi chỉ là một con bé nhà quê, chẳng xinh đẹp gì, vẫn đang đi học chưa
biết sau này công ăn việc làm sẽ ra sao. Tôi không tin cái gọi là duyên số, nhưng
dù sao cũng mất mát gì đâu. Thêm nữa tôi không muốn mất lòng sếp.
13
Kết quả cái buổi mai mối đó là Thế không xuất hiện. Tôi đã muốn khóc vì
thấy tủi thân. Có một cái gì như một sự xúc phạm đối với tôi. Tôi gặp không ít
người mở miệng ra là nói hai từ “nhà quê” với vẻ đầy khinh thường. Chắc hẳn
người đó phải coi thường tôi lắm, chẳng trách được gì vì nếu là tôi, có thể tôi
cũng nghĩ thế thôi. Chẳng phải tôi đã làm cái việc như các cụ nói là cọc đi tìm
trâu sao? Điều làm tôi đau đớn nhất không phải việc người ta đối với mình mà là
tự tôi đã xử tệ với bản thân, đó chính hành động tự hạ thấp mình. Tôi không khóc
vì sự ngu dại này, nói cho đúng thì tôi không cho phép mình khóc. Tôi thấy
không đáng để tôi phải khóc.


Tôi quen Hà khi đến chơi với một cô bạn cùng lớp cấp III. Chuyện quanh

quẩn, tôi nói đến việc sắp phải tìm nhà trọ. Cô bạn nói:
- Phòng bên cạnh có chị Hoài đang ở một mình, nhưng có điều sống hơi
phức tạp một chút, cậu xem có được thì đến đây gần tớ cho vui.
Gặp và nói chuyện với Hoài, tôi thấy cũng hợp nên dọn về đó sống. Tôi
nói sống với ai cũng được chỉ cần người đó tôn trọng, và không làm phiền mình
là được.
Hoài nhỏ hơn tôi gần chục tuổi, làm pha chế cho một nhà hàng lớn nhất nhì
đất Hà Thành này. Cô đi làm ca, 28 trên 30 ngày. Ngoài ra, mỗi bữa cô qua xóm
bên cạnh nấu ăn cho em trai đang ở cùng người yêu. Thời gian ở phòng trọ của
Hoài không nhiều lắm, mà chủ yếu là ngủ. Khác với sự đánh giá của bạn mình,
tôi thấy Hoài rất ngoan. Có duy nhất một vấn đề, tôi thấy hơi buồn cho Hoài, ấy
là về mấy người bạn của Hoài, cả trai lẫn gái. Họ, tôi tin chắc, được xếp vào loại
những người theo lối sống gấp và hưởng thụ hiện nay. Họ chơi với nhau trên
nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Cũng có thể cái quan niệm về tình bạn của tôi
quá cứng nhắc, quá khắt khe. Có điều tôi phải công nhận là Hoài rất giỏi vì chơi
được với những người như thế.
Người bạn của Hoài mà tôi không thích nhất là Hà. Đó là một cô gái chính
gốc Hà Thành sớm từ biệt trường học để vào trường đời. Hà khá đầy đặn, hát
hay, uống rượu bia tốt, và có những mối quan hệ xã hội rất phức tạp.
Chẳng phải đợi Hoài kể, tôi cũng đoán ra chuyện yêu đương của Hà và
Tùng sẽ chẳng đi đến đâu. Tùng hơn Hà 12 tuổi, làm giám đốc gì đó - cái này tôi
thấy chả có tí tẹo cơ sở gì, vì kẻ trăm công nghìn việc thì không thể có thời gian
suốt ngày lèo nhèo với nhân tình.
Nhiều khi Hoài không có nhà, Hà vẫn sang chơi, có lúc ngủ lại với tôi.
Mới đầu, tôi chả thấy có chút cảm thông nào về câu chuyện đời Hà. Dù được
nghe kể rất nhiều lần nhưng tôi vẫn không thể nhớ Hà đã đi qua bao nhiêu đời
người yêu. Những người ấy đã hoặc chuẩn bị đi nước ngoài hoặc đã có vợ. Loại
sau cùng này là nhiều nhất.
Hoài rất thân với Hà, việc này chẳng can cớ gì đến tôi, nhưng đôi lúc tôi
thấy chạnh lòng. Tôi không có một người bạn gái, một “hảo” chị em như thế. Tôi

cũng chẳng có một mảnh tình vắt vai để mà hoài niệm. Tôi luôn thấy mình nghèo
14
xơ xác, mà Hà thì lại quá giàu. Tôi luôn thấy nghi ngờ cái khái niệm được gọi tên
là tình bạn chân chính ở cái thời nay.
Thỉnh thoảng, Hà qua phòng tôi và khóc. Tôi đã quá quen cái cảnh này nên
cũng mất cả khả năng thương xót. Khóc. Khóc. Hà khóc dễ hơn cả việc tôi cười
xã giao.
Thường ngày, tôi sẽ ngủ từ 12 giờ đến 4h30 chiều. Nhưng hôm ấy, tôi bị
đánh thức khi vừa mới chợp mắt. Hoài gọi tôi như cháy nhà:
- Chị dậy sang bên chị Hà một chút đi. Chị ấy vừa về. Chị ấy ốm.
- Em xoa dầu rồi pha cho bà ấy cốc nước gừng là xong thôi mà, lần nào
cũng gọi chị. Đêm qua chị không ngủ
- Chị Hà vừa ở viện về.
Tôi chợt nhớ đến việc tuần trước Hà hỏi vay hai trăm nghìn. Tôi không sẵn
tiền, và tôi cũng biết cảnh chạy sang tôi như thế chỉ là diễn cho ông giám đốc
Xuân Tùng xem là Hà đang ốm cần được quan tâm, nên dĩ nhiên tôi không cho
mượn.
- Cô ấy sao thế?
- Chị ấy đi mổ về. Bị ung thư
- Cái gì? Lại kể phim Hàn Quốc đấy à?
Và câu chuyện tôi được nghe là Hà bị u xơ cổ tử cung. Cô sợ không sinh
con được nữa.
Hà hồi phục nhanh bao nhiêu thì quan hệ của Hà và Tùng xấu đi bấy nhiêu.
Rồi khu trọ nâng cấp đồng nghĩa giá tiền tăng. Trong thời gian tôi chuẩn bị khăn
gói ra đi, Hà nói với tôi:
- Có lẽ tớ và anh Tùng sắp hết. Tớ cũng muốn được yên nhưng thực sự tớ
chưa sẵn sàng.
Tôi không biết phải nói thế nào cho hợp cảnh của Hà, đành bảo:
- Tớ nghĩ chúng ta đều lớn rồi, phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình.
Cậu thấy thế nào tốt hơn thì cậu làm.

Tôi chuyển xóm trọ, Hoài cũng không ở đó nữa. Nhưng điều làm tôi khó
tin là quan hệ chị em của Hà và Hoài đã không còn như trước. Hoài chuyển đến ở
cùng phòng người yêu và em trai. Hà vẫn ở xóm trọ cũ, một mình. Tôi có cảm
giác là Hà và Hoài không còn muốn nhìn mặt nhau. Mỗi khi tôi gặp người này
đều ít nhiều được to nhỏ về người kia: chán, thất vọng, không ngờ Tôi chỉ biết
lắng nghe. Tôi không muốn nói gì vì họ từng coi nhau là chị em, là bạn tốt. Tôi
nghĩ Hoài là trẻ con, hay đúng hơn là tính tình quá trẻ con. Tôi cũng xem như Hà
không gặp may trong tình trường. Như vậy, tôi vẫn giữ quan hệ như cũ với cả
hai, và được nghe Hà tâm sự nhiều hơn. Nhờ vậy mà tôi thấy thông cảm hơn với
Hà.
Hôm sinh nhật tôi, họ đến và tránh mặt nhau. Hà đang chuẩn bị cho chuyến
đi xa. Đêm đó, tôi và Hà nói chuyện rất khuya. Hà kể:
- Học cấp III tớ yêu một anh cùng quê, bố mẹ phản đối kịch liệt. Chuyện
tan vỡ đó đã đẩy tớ đến tận bây giờ. Vào đại học năm thứ nhất tớ đi phá thai lần
đầu tiên. Lúc đó nó đã được năm tháng. Sau này nếu lỡ, rút kinh nghiệm, tớ giải
15
quyết sớm bằng nạo hút có, bằng thuốc có. Bây giờ, tớ không thể có con được
nữa Cậu có biết thật ra hồi tớ đi mổ ấy, không phải u xơ mà là chửa ngoài dạ
con. Để giữ tính mạng cho tớ họ đã cắt bỏ dạ con. Làm sao tớ có thể
Hà khóc nấc lên.
- Thật lòng, tôi nói, nhiều lúc tớ cũng thèm khóc lắm. Tớ cho rằng nếu
mình khóc, có lẽ mất mấy ngày cũng chưa đã được. Nhưng tớ chẳng có cái cớ gì
hợp lý để mà khóc cả. Nhớ nhà? Nếu khóc vì thế tớ đã chẳng tồn tại được ở đây
tròn chục năm rồi. Thất tình? Phải, tớ có thể khóc vì điều này. Tuy vậy, tớ chưa
khi nào dám khóc vì điều này cả. Mà tớ cũng chẳng thể khóc, vì mình không
được ai yêu ư? Chắc tại tớ quá xấu
- Cậu xấu? Nếu cậu nghĩ đó là lý do thì tớ đảm bảo 99% số phụ nữ ở ngoài
kia đã không ai để ý đến rồi. Cậu sống với lòng tự trọng quá cao, cậu làm mọi
người rất nể phục nhưng cậu có thấy bị áp lực không?
- Và đàn ông không dám yêu - Tôi cười, mai mỉa.

Tôi nói với Hà một bài triết lý dài dặc về lòng tin vào tương lai, tin vào sự
cố gắng của bản thân, tin rằng không có con đường nào là tận cùng cả Nói
chung, tôi nói toàn những điều chính bản thân tôi thấy mơ hồ để an ủi Hà. Tôi
muốn kể cho Hà nghe chuyện đang làm tôi phải suy nghĩ nhưng tôi chẳng biết
phải nói thế nào, và có nên kể không. Bạn bè, tôi đã biết nhiều khi sự quá hiểu
biết về nhau sẽ giết chết tình bạn. Có thể hôm nay mình rất tin tưởng họ, nhưng
biết đâu, ngày mai mình sẽ nghi ngờ họ, vì sự mất mát hay thất bại nào đó. Hà
nói với tôi:
- Khi nào tớ trở về cậu chắc đã có chồng rồi. Đừng quên tớ nhé! Tớ cũng
chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng tớ cảm ơn cậu rất nhiều, tớ sẽ cố theo
gương cậu.
- Tớ có làm được gì đâu, cậu thật khéo đùa. Cậu sẽ đi lâu à? Thế không
định gặp anh Tùng một lần sao?
- Chẳng để làm gì nữa. Anh ấy không muốn gặp tớ nữa. Anh ấy đã lựa
chọn gia đình, dù sao tớ cũng là kẻ đến sau. Bây giờ tớ sẽ ra đi.
- Tớ mong cậu sẽ làm được.


Hoàn cảnh của Tùng có chút ít giống người đàn ông từng làm tôi phải suy
nghĩ. Đó là Hùng, phụ huynh một cô học trò của tôi. Hùng lớn hơn tôi năm tuổi,
đã ly hôn sáu năm, có hai đứa con gái. Tôi dạy cho đứa con lớn của anh hơn hai
năm, từ khi nó bắt đầu tập cầm bút. Tôi vẫn nhớ buổi đầu đến dạy, tôi không ngờ
là học trò còn quá nhỏ như vậy, mới năm tuổi. Đón tiếp tôi hôm đó có đủ mặt bốn
người đàn ông (ông nội, bố và hai chú), và bà nội cháu. Sau những chuyện trao
đổi có tính ngoại giao, bà nội cháu ngồi lại để nói thêm: Lẽ ra việc dạy cho cháu
cái buổi đầu này là việc của gia đình, nhưng hoàn cảnh bây giờ chẳng có ai đảm
đương được rất mong tôi giúp họ.
Tôi đi gia sư nhiều, học trò nhỏ nhất cũng đã học lớp một rồi. Tôi thấy hơi
nản. Tôi biết dạy gì cho con cháu nhà người ta chứ? Nhìn đứa nhỏ cũng thấy tội
16

tội, không đành từ chối, tôi dạy được một tháng rồi mới nghỉ nói là cháu còn non
quá để năm bảy tháng nữa hãy cho cháu học. Tôi cũng chẳng ngờ là đúng sáu
tháng sau, bố cháu gọi cho tôi.
Khi tôi đi dạy lại, nhân khẩu của gia đình đó chưa có gì thay đổi cả. Ba anh
con trai (tính cả bố cháu bé) vẫn phòng không. Tôi thấy thương người mẹ già
trong ngôi nhà ấy. Không hôm nào tôi đến dạy bà không tranh thủ trò chuyện với
tôi. Tôi thấy rõ bà thèm được nói chuyện, được tâm sự. Bà kể:
- Mẹ Hà Vi bỏ đi khi nó được mười ba tháng, em gái nó mới hơn một
tháng. Nó viết giấy để lại rồi đi, nói là để lại hai đứa con cho chồng. Nó muốn đi
nước ngoài, nhưng đúng năm rưỡi sau không đi được vì lý do sức khỏe lại về đòi
con. Cô không biết đấy. Suốt một dạo, nó kiện cáo ra tòa, thuê người viết báo phụ
nữ, báo gia đình ầm ĩ cả. Sau tôi nghĩ cũng tội, nên bảo thằng Hùng để nó nuôi
con bé. Nói thật, nhớ khi nó bỏ đứa con đỏ hỏn đấy ra đi, lại kéo luôn đứa cháu
họ giúp việc theo Tôi thấy nó rất dã man, nhưng bây giờ phiền phức quá, mà
đàn bà đi lấy chồng chỉ lãi mỗi đứa con.

Khi nghe tin Hà chia tay với Tùng, tôi đã thử làm mối cho Hà và cha của
Vi. Cơ hội tôi lựa chọn là đợt bé Vi bị ốm. Tôi cùng Hà đến thăm. Hôm sinh nhật
Hà, tôi cũng phải dạy và con bé đòi tôi kể chuyện. Muộn giờ hẹn, nên anh Hùng
đưa tôi đi. Tôi tranh thủ kể về Hà trên suốt quãng đường hơn 5km.
Sau đó ít lâu, tôi biết là hai người có gặp gỡ nhau còn tiến triển thế nào thì
tôi không rõ. Hà không kể gì, và tôi cũng không muốn hỏi. Thực sự tôi chẳng biết
nghĩ và nói gì là phải cả. Một hôm, Hùng gọi điện cho tôi. Anh nói:
- Anh cảm ơn ý tốt của em. Nhưng anh không chỉ cần một người vợ, mà
còn cần một người có thể làm mẹ cho con mình. Anh đã hơi tham vọng khi mong
muốn người đó là em. Anh biết với hoàn cảnh của mình Em có thể cho anh một
cơ hội không?
- Em xin lỗi! Anh đừng hiểu lầm là em nghĩ hoàn cảnh của anh. Chỉ là
em Em có những mong muốn chưa thực hiện được, và em tin con đường đó em
chỉ có thể đi một mình.

Tôi đã xin nghỉ. Dù anh Hùng nói tôi cứ coi như chưa có chuyện gì xảy ra.


- Cậu đã thôi không dạy bé Vi à? Cậu đã nghĩ kỹ chưa? Anh ấy là người
tốt - Hà nói với tôi - Cô đã thôi khóc và có vẻ bình tâm trở lại.
- Cậu có gặp anh Hùng nữa không? Anh ấy nói chuyện đó với cậu à?
- Không hẳn, chủ yếu do mình cảm nhận thôi. Bất kỳ một người đàn ông
nào muốn có hạnh phúc thực sự cũng sẽ chọn cậu.
- Thế sao? Hờ, nghe mai mỉa thật! Cậu nói những lời ấy làm gì. Tớ không
tin truyện cổ tích đâu. Tớ và cậu đều ba mươi rồi. Hoàn cảnh cậu như thế, mình
thì vui vẻ gì chứ. Cậu có biết đến một nhân viên bảo vệ ngoài bốn mươi cũng
chẳng thèm ngó đến tớ. Cậu cho là tớ đoan chính lắm ư? Chỉ là hoàn cảnh thôi,
17
có lúc tớ cũng muốn mình hư hỏng, tớ sợ mình sẽ chết mà vẫn là một đứa con gái
đấy.
- Cậu quá tự ti, nghĩ quá tiêu cực mất rồi. Cậu có biết là tớ rất phục cậu
không? Cậu đã rất kiên cường tự mình vượt qua mọi khó khăn. Trước đây, có lúc
tớ đã hiểu lầm là cậu rất ích kỷ và vô tâm, cũng tại cái Hoài. Tớ thật ngu khi tin
tưởng một đứa như thế.
- Hai người không thể là bạn được nữa à? Cậu chấp làm gì một đứa trẻ
con.
- Nó hai ba, hai tư tuổi rồi đấy! Cậu không thấy cái vai nó diễn thật lố bịch
sao? Nó đã tỏ ra ngây thơ trước mình và anh Tùng. Trong khi tỏ ra cảm thông
hoàn cảnh của mình, nó được những gì cậu đã thấy rồi. Nếu quan hệ của mình
vẫn được duy trì, tớ dám khẳng định nó vẫn còn là em của tớ, là cháu của anh
Tùng. Sẽ không có việc nó bêu rếu mình như một con điếm đi phá hoại hạnh
phúc của người khác. Mình gặp đủ hạng người rồi, đời còn dài cậu sẽ thấy thôi.
Cậu đã coi nó như em gái, nhưng nó đối với cậu thế nào chứ? Tối thiểu là sự tôn
trọng của nó cậu cũng không nhận được.
- Mình không bận tâm lắm. Nó muốn nói gì làm gì tớ cũng kệ, ai có cuộc

đời người ấy. Mà cậu định đi đâu vậy?
- Bất cứ một nơi nào, chỉ cần đi xa, thật xa…

Tôi chia tay Hà khi thành phố vừa lên đèn. Tôi suy nghĩ miên man về cái
khái niệm gọi là tình bạn.
Tôi lại ngủ mê. Trong đó, tôi nghe thấy một ca khúc mà tôi chưa từng
nghe: em tuy không đẹp như hoa nhưng mặn mà và rất kiêu sa, em tuy không
điểm trang nhưng tôi ngất ngây hơn men nồng rượu cay…


V.T.V
18
Gái sinh ngày rằm


Truyện ngắn


Tất cả các nick chat của những người quen biết đã tắt. Tôi mở mail, thư từ
một địa chỉ lạ hoắc: “…Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ”. Tôi bật cười:
“Hèn thật!”



Lâu lắm, tôi không khóc. Không một ai thấy tôi thoáng buồn nữa kia. Khi
tôi rời khỏi đám cưới Toàn, tôi đã phi một mạch ra biển hóng gió đông. Trong
đám bạn gái, tôi là kẻ độc thân duy nhất. Tôi không nghĩ đến điều đó để lấy làm
tủi phận, tuy nhiên tôi đã uống mấy ly rượu, một việc phá vỡ nguyên tắc “ngoan
ngoãn” - không bia rượu, của tôi. Hòa, cô bạn thân hồi cấp III của tôi phải trố
mắt:

- Ôi trời! Bà bắt đầu đổ đốn từ khi nào thế? Phải tính chuyện chồng con đi
thôi.
- Mày đúng là tệ thật! - Tôi bảo - Vậy mà thiếu chút nữa tao đã kết nghĩa
chị em với mày đấy. Mày đúng là chả biết tí gì về tao cả. Đừng nói chuyện chồng
con với tao. Bọn đàn ông không còn ai để Số tao cô quả mà.
Cả thế gian có thể nói tôi ngu ngốc, cũng đành. Tôi không điều khiển được
trái tim và cả ý nghĩ của mình. Tôi tự phân tích cũng thấy mình thê thảm lắm, sở
dĩ tôi thi vị tình cảm của mình cũng là một sự an ủi. Hơn 30 tuổi, tôi chưa từng
nói tiếng yêu với một người nào.



Em Toàn gọi điện làm tôi rất vui, em nói đang nấu cơm. Tôi cảm thấy tựa
như ai xát muối vào tim vậy.
Thỉnh thoảng, tôi muốn gặp em, muốn nhắn tin, gọi điện nói chuyện với
em. Kể với em chuyện bạn bè, nghe em kể chuyện học hành, tập luyện… Nhưng
từ hôm gặp thầy giáo cũ, tôi không muốn làm phiền em nữa.

Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên tại lớp học buổi tối. Khi đó, lớp đã khai
giảng được hơn một tháng, khoảng thời gian đủ để tôi khẳng định vị trí số một
trong học tập của mình. Một ngày, thầy chủ nhiệm vào lớp dẫn theo một cậu học
sinh . Thầy giới thiệu tên cậu là Toàn. Thầy bảo:
- Em ngồi cạnh chỗ chị Lân!
19
Tôi không có ý kiến gì. Trông cậu khá dễ mến, nhưng để xem cậu ta sẽ làm
hàng xóm của tôi được bao lâu. Tôi là kẻ khó tính nên chẳng ai thích ngồi chung
bàn với tôi. Ngay như Hạnh, cô bạn hiền lành như đất hồi đầu năm ngồi cạnh tôi
cũng đã dời đi chỗ khác.
Cuối buổi học ngày hôm ấy, thầy chủ nhiệm gọi tôi lại:
- Em giúp đỡ, bảo ban Toàn trong học tập nhé, nó là một đứa bé ngoan

Những ngày tháng sau đó chứng minh cho tôi rằng: Toàn là cậu bé ngoan.
Tuy nhiên, tôi cũng không thật sự thân thiết với em lắm, dù em luôn chia sẻ cái
bàn bé nhỏ với tôi, không buổi nào em ngồi ở vị trí khác. Khi tôi gọi em là thằng
bé, em thường phụng phịu:
- Chị không được gọi em là thằng bé!
Tôi nói:
- Em mãi mãi là thằng bé của chị thôi.
Tôi không thân với mọi thành viên trong lớp. Tôi luôn thấy có khoảng cách
giữa tôi với họ. Tôi vừa có cảm giác tự ti về bản thân: nhiều tuổi còn đi học, ăn
mặc quê mùa và nghèo xơ xác; tôi vừa có ý coi thường mọi người, bởi lẽ quá
90% lớp đó là những kẻ được chu cấp đầy đủ mà không chịu học. Tất nhiên tôi
không đến mức thần thánh hóa việc học hành, nhưng tôi không thể có thiện ý với
họ. Mất khá nhiều thời gian để tôi tìm được một nhóm để giao du, dĩ nhiên trong
đó có em.

Suốt một thời gian dài, sau khi vào đại học, tôi vẫn thường lấy lý do bận,
để chối từ lời nhắn gặp gỡ bạn bè cấp III. Cái chính đối với tôi là khoảng cách.
Mọi người đều đi làm, tiền nong rủng rỉnh, xe xịn, quần áo giày dép hàng hiệu.
Còn tôi suốt ngày lo chạy cho kịp xe bus, quần áo hạng bét mua ở chợ sinh viên,
và luôn trong tình trạng đói. Hơn hết, mọi người gặp nhau nói chuyện làm ăn,
tiền bạc, người yêu tôi không biết góp chuyện vào đó như thế nào cả. Tôi thấy
mình lạc lõng. Vậy nên, tôi đã gần như không liên lạc gì với bạn bè cũ. Có lần về
nhà mẹ tôi bảo:
- Có ai đó gọi điện cho con, mẹ quên mất không hỏi là ai.
Tôi thường nói:
- Ai cần, họ sẽ tìm gặp được con, không phải bận tâm đâu mẹ ạ.
Tôi đã không thể ngờ người đã cố gọi điện, gửi thư cho tôi lại là em Toàn,
cho đến hôm nghỉ tết. Tôi nhấc điện thoại, đầu kia nói là em tôi.
Gặp Toàn, tôi thấy em lớn nhiều, chững chạc hơn và tình cảm thân thiết
của em giành cho tôi vẫn không thay đổi. Chia tay ở cổng ký túc xá, em dặn tôi:

- Chị phải ăn nhiều vào nhé! Chị gầy quá! Chị phải tập thể dục
Tôi thấy những người qua lại nhìn tôi hiếu kỳ. Có lẽ họ tưởng tôi có khuôn
mặt biến dị, già trước tuổi. Nhưng tôi thấy rất lòng. Đúng là một đứa em tốt lại
chịu quan tâm đến bà chị rất tệ. Từ lúc đó, tôi biết tôi có thêm một người thân
trong đời.
Những đợt em đi thi đấu, tôi không thể nhắn tin hay gọi điện cho em.
Thỉnh thoảng, gặp trên mạng hỏi thăm mấy chuyện thời tiết ở nơi xa xôi em đến
20
thế nào, em đang làm gì, ăn uống thế nào Tôi dõi theo mọi tin tức thể thao.
Điều tôi mong nhất không phải tấm huy chương em giành được có màu gì, mà là
sức khỏe của em. Tôi biết em rất hay bị ốm do thay đổi khí hậu. Tôi không muốn
em bị bất cứ một chấn thương nào, dù là nhỏ nhất. Tôi thấy vô cùng tự hào, vô
cùng hạnh phúc vì em đạt được thành tích cao nhất. Khi em xuống sân bay, số
điện thoại gọi đến đầu tiên sẽ là của tôi. Tôi nói với em:
- Em khỏe không? Chị biết tin rồi. Đừng có kiêu ngạo, chị cho ăn đòn đấy!
- Chỉ có mỗi chị là dám đánh em đấy!
- Đương nhiên! Thôi về nghỉ đi. Gặp em sau.


Một ngày cuối năm, đúng ngày lập xuân, tôi hẹn Toàn đến thăm thầy giáo
cũ. Nhờ thầy, tôi và em mới có mối quan hệ thân thiết như bây giờ. Với tôi, thầy
là người tiếp sức trên đường trường sự nghiệp.
Quá giờ hẹn, tôi gọi. Em nói:
- Em đang ở Phủ Lý, chị đi một mình nhé.
Tôi giận. Rõ ràng hôm trước đã hẹn hai chị em cùng đến thăm thầy, vậy
mà em lại làm việc khác. Tôi đang rất mệt. Đây là một ngày tất bật của tôi. Từ
6h30 sáng, tôi không có một phút nào đứng hay ngồi yên cả. Trời mưa mỗi lúc
một nặng hạt hơn. Ngày không lạnh nhưng mưa bay, và đi bộ một mình trên đoạn
đường dài tôi thấy rất tủi thân.
Hôm đó thầy hỏi về em, tôi kể những gì tôi biết. Thầy cũng kể về em,

những điều tôi chưa biết.
Tôi đi bộ về nhà mặc chiếc xe bus cuối ngày vụt qua. Mưa nặng hạt. Mặn
chát. Tôi buồn quá. Sao tôi lại giận em chứ? Không tôi đang giận chính mình. Rất
giận. Tôi có biết gì về em đâu. Tôi là bạn tốt, là chị cái kiểu gì đây? Em đã mang
lại niềm tự hào cho tôi, mang lại cho tôi sự ấm áp, mang lại cho tôi lòng tin vậy
mà tôi lại không hề biết cuộc sống của em thế nào. Chưa khi nào tôi hỏi em đã
sống thế nào. Chỉ có tôi nói thôi, em không có cơ hội để nói gì. Lúc nào tôi cũng
làm như tôi rất hiểu em. Tôi nhắn tin bất kể giờ giấc nào, em chưa nhắn lại ngay
là tôi có ý giận.
Tôi cứ nghĩ em kiêu ngạo vì những vinh quang. Em luôn bận vì gặp gỡ
những người quan trọng. Hoặc em ngại gặp tôi, vì em bị không ít đồng nghiệp
của tôi gây phiền nhiễu. Tôi đã nghĩ em là võ sĩ vô địch thế giới, với mấy chục
tấm huy chương vàng, bạc hẳn phải có cuộc sống rất hào hoa. Tôi không biết em
đã và vẫn đang phải sống như kẻ ăn nhờ ở đậu. Hàng ngày ngoài giờ đi tập, đi
dạy về em phải làm bao việc khác nữa. Tôi thấy đau lòng quá. Tôi thấy rất
thương em, vì tôi biết rõ cảm giác sống trong nhà người khác là thế nào.
Đang trên đường, em gọi nói em vừa về đến nơi. Tôi bảo em không phải lo
gì cho tôi. Tôi không thể nói với em tôi đi bộ từ nhà thầy về. Sống mũi tôi cay sè.
Tôi phải để thời gian lắng lại. Tại sao tôi thấy đau đớn thế này?
21
Tôi đã đánh đồng em với những người khác. Nếu em biết rằng mấy năm
trời tôi ít nghĩ đến em, cũng như mọi người khác hẳn em sẽ buồn lắm. Tôi gần
như quên em, còn em thì tìm cách liên lạc với tôi.
Khi nghe tôi kể về em, một vài người bạn bảo tao nghĩ mày yêu Toàn.
Đương nhiên tôi rất yêu em rồi, và em cũng yêu tôi nữa. Nhưng có lẽ đó không
phải tình yêu trai gái. Tôi thương yêu em như em trai, ngược lại tôi là chị gái em,
thêm nữa tôi và em là bạn bè tri kỷ.
Tôi tốt nghiệp đại học, đi làm. Em sang Hàn Quốc du học hơn bốn năm.
Ngày tiễn em ra sân bay, tôi hỏi:
- Nếu chị lấy chồng, em có về chúc mừng không?

- Tất nhiên rồi. Chị là chị gái của em mà!
Chúng tôi ôm nhau tiễn biệt. Từ tận đáy lòng, tôi mong thời gian dừng lại
trong giây phút đó vĩnh hằng. Nước mắt tôi tràn xuống vai em…
Tôi rất nhớ em. Em chưa rời khỏi tầm nhìn tôi đã nhớ em. Tuy vậy, tôi có
rất nhiều việc phải làm nên tôi sẽ ít khi nghĩ về em. Chỉ cần nghĩ đến em, tôi lại
thấy vui. Đôi lúc bị ấm ức điều gì đó tôi lại ước em ở gần để tôi gọi, nói mấy
chuyện vu vơ để quên. Khi bị những kẻ quấy nhiễu, tôi rất muốn có em bên cạnh,
nhất định em sẽ bảo vệ tôi. Tuy nhiên, tôi không muốn em phải nghe những
chuyện không tốt lành đó.
Một trong những chuyện như thế là về vài người bạn học cùng lớp của
chúng tôi. Tôi muốn trong mắt em, họ là bạn tốt.
Người đó thiếu chút đã cùng tôi kết nghĩa chị em. Tôi giữ lời hứa giúp cô
ấy ôn thi, trong khi bản thân cũng phải dốc sức để học. Cô ấy thi trung cấp, còn
tôi thi đại học. Tôi đã gần như rất ngạc nhiên khi cô ấy thậm chí không thuộc cả
bảy hằng đẳng thức. Cả một tháng ròng, tôi phải giảng cho cô ấy kiến thức môn
toán từ lớp sáu Cuối cùng, cô ấy thừa điểm đỗ, còn tôi vì thiếu nửa điểm phải
thi lại năm sau. Không bao giờ tôi có ý nghĩ vì giúp bạn nên mình thi trượt,
không nghĩ bạn cần phải nhớ nhưng tôi đã rất buồn vì biết lý do vì sao bạn bỗng
trở nên thân với mình và rồi nhanh chóng lạnh nhạt được như vậy.
Mấy hôm thi tốt nghiệp, đêm một mình trong nhà trọ, tôi cặp nhiệt độ chỉ
gần sát vạch 40; sáng dậy uống hai viên hạ sốt lọc cọc đạp xe hơn 5km đến
trường thi, có lúc lả người gục xuống bàn, khi không chịu được nữa thì mò xuống
phòng y tế xin. Chị y sĩ kiểm tra cho tôi bảo:
- Em sốt cao mấy hôm thế này rất nguy hiểm, nên nhập viện, để năm sau
thi cũng được mà!
Tôi tiếp tục thi, và vẫn sống.
Có lúc tôi tự hỏi ngày đó cô bạn tôi có biết tình trạng của mình không?
Nếu tôi không chuyển về thuê cạnh phòng cô bạn đó, không vô tình nghe
được những mẩu chuyện của chị em cô ấy, tôi không bao giờ hiểu họ. Tôi thấy
tiếc việc đã trốn vào nhà vệ sinh ở bệnh viện để ở qua đêm, trông nom chị gái cô

ấy ốm. Tuy nhiên, điều làm tôi thấy buồn nhất là món quà mình tặng bị đem ra so
sánh với những món quà khác đắt tiền hơn.

22


Nhiệt độ ngoài trời khoảng 10 độ C. Lang thang trên bờ biển, trong tim tôi
có một khoảng trống lớn. Tôi muốn gió lạnh làm tôi tê cứng, như thế tôi sẽ lại
thấy bình yên, thấy ấm áp. Thật tức cười. Hình như tôi tự lừa dối mình - như tôi
vẫn thường làm. Có gì quan trọng đâu. Đôi khi như thế lại tốt, sẽ bớt đau đớn
hơn. Vào bất kỳ một thời điểm khác, tôi đã rút chân khỏi đôi giày để lội bì bõm
trên mép nước. Nhưng hôm nay, tôi chỉ nhìn thôi. Ngoài kia tít tắp, không bóng
một chiếc thuyền, không một cánh chim, không một đám mây tươi tắn, không
thấy mặt trời chỉ có một màu xám ngắt.
Đã có lần tôi cũng đối diện trước biển như thế này. Hôm ấy, tôi nghỉ ở lớp
học may để đến trường cấp III, nơi tôi thi đỗ vào nhưng không một ngày làm học
trò ở đó. Tôi đến rút hồ sơ. Những người bạn cùng khóa của tôi cũng nhận hồ sơ
tốt nghiệp phổ thông trung học để thi đại học cả rồi, tôi rút lại bộ hồ sơ cấp hai
làm kỷ niệm.
Đứng bên thành cầu nhìn dòng nước đục ngầu chảy xiết, tôi muốn thả giấy
tờ và thả luôn cả bản thân xuống nữa. À! Tôi không chết được. Ở đây có quá
nhiều người. Họ sẽ lôi tôi lên, sẽ mắng chửi tôi. Mà biết đâu tôi sẽ chết thật, sẽ
rất ồn ào. Thiên hạ sẽ thêu dệt, sẽ đàm tiếu. Tôi đã chết, thế thì còn quan trọng gì
với tôi đâu. Sao tôi phải lo người đời nghĩ gì, nói gì về mình? Đúng vậy. Dù
không nghĩ đến người thân, tôi cũng nghĩ đến đoạn đời đã sống. Có thể chẳng có
gì đáng nói, có thể nếu tôi chưa từng có trên đời thì cũng thế thôi. Nhưng tôi
không thể để ai nói gì về cuộc đời mình đã sống. Tôi đã sống âm thầm, tôi muốn
ra đi lặng lẽ.
Nhớ đến bãi biển yên ả, tôi quay ngược con đường để đến đó. Đúng như
tôi nghĩ, ở đó rất vắng lặng. Tôi ngả cái xe đạp, ôm chặt bộ hồ sơ và ngồi xuống

cát. Một lát nữa, tôi sẽ tiến dần từng bước nhẹ tênh đến vô cùng. Dòng nước lờ lờ
đỏ. Thủy triều đang lên. Những con sóng sẽ kéo tôi theo, đi thật xa. Không còn
một dấu vết, như tôi chưa từng tồn tại trên đời.
Sau lưng tôi là những hàng phi lao chắn sóng. Vào sâu một quãng có con
đê khá cao, trên đó cũng có những cây phi lao và suốt dọc triền đê rất nhiều hoa
mua tím biếc, loáng thoáng điểm vài khóm xuyến chi trắng muốt. Năm trước, tôi
đã tham gia đắp chắc thêm con đê ấy. Rồi tới đây khi tôi tan vào nước, tôi sẽ
không trở về với đất liền được nữa vì con đê kia sẽ chặn lại. Tôi lôi bộ hồ sơ ra
xem. Những tấm ảnh thẻ thật xấu xí. Cuốn học bạ ghi những kết quả, những nhận
xét Chữ cô giáo dạy toán thật xấu. Tôi không thích cô lắm cho dù cô là người
hay khen tôi thông minh. Tôi cũng không thích cô giáo dạy văn vì cô thường
giảng bài bằng cách đọc giáo án và bắt chúng tôi học thuộc văn mẫu. Rất nhiều
giáo viên dạy phổ thông theo kiểu này, nhưng tôi không thích học theo cách ấy.
Tuy vậy thì tôi cũng không phiền với cô lắm bởi lúc nào tôi cũng được điểm cao
nhất lớp Tôi muốn xé vụn tất cả và ném xuống nước. Những thứ này sẽ tan rữa
cùng với tôi. Rồi đây với cuộc đời, tôi sẽ là kẻ mất tích. Có thể bố mẹ tôi sẽ đăng
23
tin tìm kiếm lên đài, như đã làm với người ông họ của tôi. Nghĩ đến việc tên
mình được rêu rao, thật buồn cười, mà cũng vinh dự đấy chứ.
Lúc ấy, tôi tính sẽ bước thẳng xuống biển. Không một ai nhìn thấy, tôi sẽ
được sóng cuốn đi. Rất nhanh chóng tôi sẽ ở dưới đáy đại dương. Tôi sẽ làm bọt
nước như nàng tiên cá. Nhưng trong chớp nhoáng, tôi đã đi một mạch về nhà. Và
tôi khóc. Tôi thấy thương xót chính mình. Tôi sợ chết. Tôi bao biện cho nỗi sợ
bằng lý do nếu tôi làm thế là bất công, là tội ác với chính tôi

Tôi xoay chiếc vòng nơi cổ tay. Vết sẹo này có gợi nhớ gì đối với bố mẹ
tôi không? Khi tôi nghĩ đến việc bố mẹ tôi sẽ đau lòng, nhưng cái điều nhỏ nhặt
đó đã khắc sâu trong kí ức thơ trẻ của tôi. Một ngày mùa xuân, tôi ôn bài để ngày
mai thi môn kĩ thuật nông nghiệp. Thực ra, chẳng cần đến cái điểm cộng thi nghề
này, tôi cũng vẫn dễ dàng tốt nghiệp được loại ưu. Tuy vậy, tôi vẫn cứ phải thi,

và còn phải được điểm cao nhất lớp nữa ấy chứ. Tôi ngồi với những trang đề
cương di dít chữ và một khóm mạ khốn khổ vừa qua đợt rét mới nhú rễ và lá mới.
Bố tôi làm gì đó ở nhà. Mẹ tôi đang cấy ngoài đồng. Em trai tôi đi chơi đâu đó.
Có lẽ bố tôi cho rằng tôi giả vờ học bài để khỏi phải đi cấy, hoặc là đối với ông
một đứa con gái như tôi thì tốt nhất là học cày học cấy cho giỏi. Cứ ra ngoài
đồng, chổng mông lên trời là nhanh lấy được chồng nhất. Học chữ lắm để làm gì?
Nếu tôi là con trai thì có lẽ sẽ khác. Mà nếu nhà tôi không nghèo quá như thế thì
cũng khác
Tôi sinh ra đã mang căn tính ngang bướng, và một chút bảo thủ nên tôi
không nghe lời khi bố tôi bảo dẹp sách vở để ra đồng cấy với mẹ. Tôi không bao
giờ nhớ lúc đó có nói với bố rằng mai tôi phải thi hay không. Nhưng những việc
tôi đã làm thì tôi không quên. Tôi đã nói sẽ không học nữa. Tôi đã đốt sách. Tôi
đã cứa cổ tay, rồi tự băng vết thương cho mình. Và, tôi đã đi cấy.
Nước mắt tôi rơi xuống ruộng. Nhạt thếch. Máu từ cổ tay thấm qua chiếc
khăn quàng loang ra nước. Tôi rùng mình giữa tiết trời xuân. Tôi muốn tất cả lúa
trên mảnh ruộng này sẽ chết.
Hôm sau, tôi đến phòng thi với một nắm mạ đỏ quạch và cái đầu rỗng
tuếch. Tôi gục đầu xuống bàn khóc quá nửa giờ thi. Tôi nhớ bà nội, nhớ đứa em
gái xấu số của tôi


Năm tôi học lớp một, vào mùa đông, mẹ đã sinh thêm cho tôi một đứa em.
Tôi đã nhẩm ngón tay và tính được là khi tôi học lên lớp bảy em sẽ đi học. Đến
lúc đó tôi sẽ dẫn em đi.
Tôi nghĩ tôi sẽ tỏ ra mình là người lớn hơn với cô em bé tẹo này, khác hẳn
đối với cậu em trai suốt ngày choành choẹ nhau. Tôi đã không thể tưởng em lại
bé như vậy. Tôi không thể bế em được. Mới đầu mẹ chỉ cho tôi chạm vào em
thôi. Mà thực ra tôi cũng sợ. Tôi không biết vì sao. Cảm giác khi chạm vào làn da
non nớt của em rất khó tả: vừa ấm, vừa mềm, vừa mỏng mảnh. Có lẽ tôi không
đủ sức để nâng niu em như mẹ được. Nhìn mẹ bế em, tôi thấy mẹ thật phi

24
thường. Bàn tay mẹ thật mềm mại và khéo léo. Tôi không thích bất kể ai khác mẹ
bế em. Mỗi lần có người ngoài đến nhà tôi đều quanh quẩn để xem họ có làm đau
em không. Tôi sợ họ sẽ làm rơi em mất.
Khi mẹ cho em bú tôi chực bên cạnh, thỉnh thoảng em lại cầm ngón tay tôi.
Lúc sắp mọc răng, em hay nghiến lợi nên tôi đưa ngón tay cho em cắn. Có khi em
cắn chặt rất đau thì tôi lại cù cho em thả ra. Lúc em lò dò tập đi, tôi chính thức
được giao trách nhiệm trông em.
Ba tuổi em là thiên thần của cả nhà, rất ngoan hiền, rất xinh xắn. Tôi
thường cõng em ra đầu đường cái đón mẹ về chợ. Một lần tôi đã cõng em ra
đường và bị tai nạn. Tôi bị thương ở đầu, em không chảy máu ở đâu, nhưng lại bị
di chứng. Cứ mấy ngày lại bị phong đơn một lần. Tôi không biết như thế có đau
không, mỗi lúc sưng như thế nhìn em rất tội khi đi lại. Vì tuy cái đơn chạy lung
tung, nhưng nó hay đậu ở chân lâu nhất. Thấy em như vậy tôi lại thấy ghét cái
người đã gây ra tai nạn cho tôi.
Một hôm, tôi và em trai vào bà ngoại chơi, em đòi theo đi. Mẹ bảo chân
em đang bị sưng nên chúng tôi đã lừa để em ở nhà. Buổi chiều, chúng tôi khiêng
về cho em một cây mía.
Sáng hôm sau tôi đi học như thường, chiều về bà bảo em bị ốm. Một người
y sĩ đến tiêm nói em sẽ khỏi nhanh thôi. Nhìn em lúc đó mềm nhũn, hình như mệt
hơn cả bố. Em không chơi, cũng không ăn gì cả. Bà bế em. Đến tối, tôi nấu cơm,
bà bế em ngồi ghệ ngay đống rơm cho ấm. Bỗng nhiên tôi thấy bà gọi:
- Mẹ nó à! Lại đây xem có phải chân con nó lạnh lắm không?
Mẹ tôi quẳng thúng thóc đang rê dở chạy vào ôm em. Mẹ sờ nắn khắp
người em, rồi kêu lên:
- Sao chân con tôi lại cứng thế này?
Mẹ bế em lên chỗ bố nằm, vì không thể ngồi thẳng được nên bố chỉ hơi
nhấc đầu lên. Bố cũng sờ nắn chân tay em như mẹ, rồi bố thổi hơi vào mồm vào
mũi em. Bà và mẹ cùng xoa dầu cho em. Cả ba người đã khóc.
Tôi chạy đi gọi các bác các chú, lúc về tôi thấy mẹ khóc vật vã dưới đất.

Bố vẫn ôm chặt em, vẫn thổi hơi vào mũi, nhưng mắt nó thì nhắm chặt. Một anh
hàng xóm thì lấy cả hai bàn tay ấn lên ngực em. Trời ơi! Tôi thấy mình nghẹt thở.
Mọi người đang làm đau em tôi. Nó mới ba tuổi, da còn rất mỏng. Tôi muốn hét
thật to để mọi người đừng làm thế nữa nhưng có cái gì đó đã chẹn cổ tôi rồi.
Tôi chạy ra ngoài cửa nghe mọi nói em tôi chết rồi. Em của tôi đã chết.
Chết vì mất nước. Tôi không hiểu. Em tôi đã được tiêm rồi, làm sao còn chết chứ.
Mọi người bảo với bố mẹ tôi số phận gì đó. Tôi chẳng biết số má gì hết. Làm sao
em tôi có thể chết chứ? Bố tôi ốm lâu thế rồi mà có bỏ bữa cơm nào đâu. Bà nội
đã già nhưng vẫn khoẻ mà. Làm sao em tôi chết được chứ? Khắp người tôi nóng
bừng, có cái gì đó quẫy đạp trong tôi, làm tôi khó chịu quá. Tôi thấy sợ hãi và bị
bỏ rơi. Nước mắt tuôn ra. Tôi không định sẽ khóc. Tôi muốn mở mắt để nhìn em
của tôi. Nó rất xinh. Tất cả cứ nhoà đi trước mắt tôi. Lờ mờ bóng hai dì ôm chặt
lấy mẹ. Bóng bố kéo lê đôi chân bị liệt giơ tay muốn ôm lại em. Bóng mấy người
25
cuộn em trong một tấm vải trắng, bỏ vào cái hòm bé tẹo, xấu xí rồi đem đi trong
đêm đen ngòm.
Từ đó tôi không còn nhìn thấy em nữa. Tôi chỉ thấy một chỗ rất đau ở
trong tim, mãi mãi cả khi tôi không còn nhớ rõ mặt em nữa.
Hơn một năm sau, nỗi xót thương của bố mẹ phần nào vơi đi. Mẹ muốn
sinh một đứa em khác. Nghe bố mẹ nói điều đó, tôi cảm thấy đau đớn vô cùng.
Bố mẹ muốn có một đứa com khác để thay thế, để quên đứa đã mất sao? Tôi
không muốn. Tôi khóc. Tôi phản đối rất gay gắt. Tôi đã nghĩ phải chăng bố mẹ
không thương yêu tôi, tôi không làm bố mẹ vui? Không yêu tôi cũng được nhưng
nhất quyết tôi không cho bố mẹ sinh thêm em nữa. Tôi lấy lý do nhà ai đẻ nhiều
con là không có văn hoá, không tuân thủ pháp luật…Nếu mẹ mà sinh nữa hoặc
mẹ vào miền nam ở, hoặc tôi sẽ đến ở với bác. Cuối cùng tôi đã thắng, kiêu ngạo
hơn vì đã buộc bố mẹ theo ý mình.
Những mùa đông sau đó tôi có thêm một việc để làm là đóng gạch. Tôi
nhồi đất vào cái vỏ bao diêm thành những viên gạch be bé. Tôi muốn xây một
ngôi nhà nhỏ trên mái hiên. Em tôi sẽ bay về và đi vào trong đó. Đúng vậy, em sẽ

về và ở trong đó. Em không chơi cùng được thì có thể nhìn anh chị của em chơi.
Em sẽ biết trước nhất khi nào mẹ ở ngoài đồng về. Và khi mùa đông đến những
chiếc lá khô sẽ bọc quanh ngôi nhà ấy. Em sẽ không bị lạnh. Ôi ngôi nhà của em
tôi! Tôi có quên đâu, thế mà mãi tôi vẫn chưa đốt được một lò gạch nào cả. Bao
mùa đông đã qua, những viên gạch bé tẹo khô cong ngoài vườn đã ướt nhèm rồi
tan thành đất khi mưa xuân xuống

Tôi đã thầm hứa với em rằng sẽ sống cho cả phần đời em không bao giờ
được sống, sẽ thay em hiếu thuận với bố mẹ.


Kỳ thi ấy tôi đã qua, nhưng mãi mãi tôi không có tí tẹo kiến thức về kỹ
thuật trồng lúa nào cả. Và tôi có được thêm một cái sẹo mảnh như sợi chỉ ở cổ
tay.
Khi tôi cầm kéo cứa vào tay, chỉ đơn thuần là hành động nổi khùng của
một đứa trẻ con, muốn dọa nạt người lớn chứ không mảy may nghĩ đến cái chết.
Tôi nghĩ mình sẽ chết sau đó chừng hơn một năm, khi tôi không còn được đi học
nữa. Trong những tháng ngày quá tẻ nhạt đó, tôi phát hiện mình thường xuyên bị
những cơn đau thắt ngực. Giữa đêm khuya, tôi đang ngủ thì giật mình thức giấc
như bị một cơn ác mộng. Toàn thân thân ướt đẫm mồ hôi. Tay chân không dám
cử động. Tôi nghĩ nếu tôi cố có một hành động gì, ngay cả một hơi thở mạnh thì
quả tim của tôi sẽ nổ tung. Thần chết rình rập vồ lấy tôi từng giây phút, có khi tôi
muốn theo ông ta nhanh chóng, có khi tôi muốn giết ông ta. Những cơn đau làm
tôi rất hoang mang. Tôi không biết mình bị bệnh gì sao lại đau đớn như vậy, là
bệnh thật hay do tôi tưởng tượng ra? Tôi muốn nói chuyện với ai đó. Bố mẹ thì
quá bận bịu. Bạn bè, tôi nghĩ tôi không có một người bạn nào có thể hiểu và giúp
tôi tháo gỡ những rắc rối đó. Một câu hỏi, một nỗi niềm thường trực trong tôi là

×