Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 118 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1.Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và Việt Nam 2
1.1.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới 2
1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam 4
1.2. Bảo tồn đa d
ạng sinh học thực vật trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1. Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật trên thế giới 8
1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật ở Việt Nam 11
1.3. Nghiên cứu về đất ngập nước trên thế giới và Việt Nam 14
1.3.1. Những nghiên cứu về đất ngập nước trên thế giới 14
1.3.2. Những nghiên cứu về đất ngập nước ở Vi
ệt Nam 17
1.4. Nghiên cứu về các yếu tố địa lý thực vật 20
1.5. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật 24
1.6. Nghiên cứu đa dạng thực vật tại Khu BTTN ĐNN Vân Long 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu có chọn lọc 27
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin viễn thám – GIS – thành lập bả
n đồ
thảm thực vật 27
2.2.3. Phương pháp điều tra, phân tích – phân loại và xây dựng danh lục 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 33


3.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2. Kinh tế - xã hội: 34
3.2. Đa dạng hệ thực vật KBTTN ĐNN Vân Long 37
3.2.1.Đa dạng thành phần loài hệ thực vật: 37
3.2.2. Đa dạng về dạng sống 39
3.2.3. Đa dạng về các yếu tố địa lý 42
3.2.4. Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật 45
3.2.5. Giá trị các loài quý hiếm 47
3.3. Đa dạng thảm thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long 49
3.3.1. Các đặc trưng sinh thái thảm thực vật tại KBT ĐNN Vân Long 49
3.3.2. Bản đồ thảm thực vật KBTTN ĐNN Vân Long 54
3.4. Đề xuất gi
ải pháp bảo tồn và phát triển bền vững khu BTTN ĐNN
Vân Long 58
3.4.1. Các giải pháp về quản lý khu BTTN ĐNN Vân Long 58
3.4.2. Các giải pháp bảo tồn 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
UBND: Uỷ ban nhân dân
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
BQL: Ban quản lý
ĐB: Đồng bằng
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐNN: Đất ngập nước
HST: Hệ sinh thái

KDTSQ: Khu dự trữ sinh quyển
NĐ 32: Nghị định 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006
Nxb: Nhà xuất bản
SĐVN: Sách đỏ Việt Nam
VQG: Vườn quốc gia

Tiếng Anh
IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quố
c tế
UNEP: Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc
WWF: Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc tế










DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần loài trong các ngành thực vật Việt Nam 7
Bảng 1.2: Diễn biến diện tích và độ che phủ của rừng 12
Bảng 1.3. Phổ các yếu tố địa lý các loài thực vật Đông Dương theo Gagnepain 20
Bảng 1.4. Các yếu tố địa lý thực vật ở Việt Nam theo Pócs Tamás [8] 22
Bảng 1.5. Phổ dạng sống cở bản của nhóm cây chồi trên đất - Phanerophytes 25
Bảng 2.1. Bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch 30

Bảng 2.2.
Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật 30
Bảng 2.3. Ký hiệu của các công dụng dùng trong danh lục 32
Bảng 3.1. Số liệu dân sinh sống ở vùng đệm khu BTTN ĐNN Vân Long 35
Bảng 3.2: Bảng thống kê thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long 37
Bảng 3.3: Tỷ lệ số loài của ngành Ngọc lan – Magnoliopsida so với lớp Hành -
Liliopsida 38
Bảng 3.4: Bảng so sánh thành phần thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long với VQG
Cúc Phương 39
Bảng 3.5. Bảng so sánh các chỉ số thực v
ật KBTTB ĐNN Vân Long với hệ thực
vật miền Bắc và Việt Nam 39
Bảng 3.6: Phổ dạng sống hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long 40
Bảng 3.7: So sánh dạng sống hệ thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long với VQG Cúc
Phương 41
Bảng 3.8 Phổ các yếu tố địa lý của hệ thực vật KBTTN ĐNN Vân Long 42
Bảng 3.9: Tỷ lệ công dụng theo loài trong hệ thực vật KBTTN ĐNN Vân Long 45
Bảng 3.10. Danh sách các loài cây quí hiếm ở khu BTTN
ĐNN Vân Long 48







DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Phổ dạng sống của hệ thực vật theo Raunkiær 24
Hình 3.1: Tỷ lệ (%) phổ dạng sống hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long 41

Hình 3.2: Phổ yếu tố địa lý của hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long 43
Hình 3.3: Tỷ lệ (%) công dụng hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long 46
Hình 3.4.: Bản đồ thảm thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long 57



















`
1
MỞ ĐẦU

Khu bảo tồn đất thiên nhiên đất ngập nước (KBTTN ĐNN) Vân Long được
thành lập theo quyết định số 2888/QĐ-UB ngày 18/12/2001 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình. Với tổng diện tích 2.736 ha, Vân Long là vùng đất ngập nước lớn
nhất Đồng bằng Bắc Bộ, nơi còn lưu giữ những nét đặc trưng của một vùng đất

ngập nước tự nhiên. Mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái Vân Long đượ
c đặc
biệt chú ý không chỉ bởi là nơi cư trú của một quần thể đáng kể loài Voọc mông
trắng (Trachypthecus delacouri) – một loài động vật đặc hữu của Việt Nam, một
trong 25 loài linh trưởng đang bị đe doa ở mức toàn cầu mà còn là nơi có sự kết hợp
lý thú giữa hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
Thảm thực vật tự nhiên ở Vân Long là rừng trên núi đá vôi vớ
i khu hệ thực
vật có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (Vũ Văn Dũng và Nguyễn Huy
Thắng, 2000). Ngoài ra còn hệ thống thảm thực vật thủy sinh phát triển ở khu vực
đất ngập nước. Điều này khiến cho KBTTN ĐNN Vân Long có sự đa dạng về các
loài thực vật ở cả hai hệ sinh thái trên.
Tuy nhiên, rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng do việc khai thác lâm sản quá
mức và chăn thả gia súc, nhiều vùng chỉ còn thả
m cây bụi thấp với diện tích lớn núi
đá trọc. Điều này cho thấy cần phải thực hiện công tác nghiên cứu, qua đó làm cơ sở
cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn đa dạng thực vật nói
riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, học viên tiến hành nghiên cứu
“Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật Khu bảo tồ
n thiên nhiên đất ngập
nước Vân Long tỉnh Ninh Bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiểu biết về các đặc điểm
của hệ thực vật ở Khu BTTN ĐNN Vân Long, tạo cơ sở khoa học cho công tác bảo
tồn nguồn tài nguyên thực vật ở khu vực này. Nội dung thực hiện của đề tài bao
gồm các vấn đề sau:
- Xác định và xây dự
ng danh lục các loài của hệ thực vật ở Khu BTTN ĐNN
Vân Long.
- Phân tích một số đặc trưng cơ bản của hệ thực vật và thảm thực vật, xây
dựng bản đồ thảm thực vật ở Khu BTTN ĐNN Vân Long

- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
thực vật.
`
2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và Việt Nam
Cho đến nay, khái niệm hệ thực vật nói chung áp dụng cho tất cả các loài
thực vật sống trong một phạm vi địa lý nào đó ở các quy mô khác nhau, theo
nguyên tắc địa lý có thể là một vùng, một quốc gia, một miền hay một xứ địa lý. Ở
một phạm trù cụ thể theo Tomachev A.I (1974) hệ thực vật cụ thể tức là: “
hệ thực
vật của một vùng hạn chế trên bề mặt trái đất, hoàn toàn đồng nhất về mặt địa lý,
chỉ phân hóa về các điều kiện sinh thái” (Tomachev A.I., 1974: 185). [8]. Còn theo
khái niệm hệ thực vật trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: Hệ thực vật
(còn gọi khu hệ thực vật) là toàn bộ các chi, loài thực vật sống trong một khu vực
địa lý, một thời kỳ lị
ch sử địa chất (vd: hệ thực vật Âu - Á, hệ thực vật Hòn Gai tuổi
Triat muộn). Hệ thực vật khác với thảm thực vật, hệ thực vật mang hàm ý về thành
phần giống loài, còn thảm thực vật chỉ sự tập hợp mọi thành phần thực vật.[40]
1.1.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới
Thực vật là mắt xích đầu tiên trong tất cả các chuối thức ăn và lưới thức ăn
của các hệ sinh thái trên trái đất bởi khả năng tự dưỡng của chúng. Vì thế, thực vật
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hệ sinh thái tự nhiên cũng như sự phát
triển của xã hội loài người.
Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tăng dân số dẫn tới việc phá
rừng, ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn tài nguyên thực vậ
t. Sự suy giảm này kéo
theo sự suy giảm nguồn tài nguyên về đa dạng sinh học, sự biến động của các thành
phần môi trường như đất, nước, không khí… gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của

con người. Nhận thức được vấn đề này các nhà khoa học trên toàn thế giới đã tiến
hành các nghiên cứu các hệ sinh thái, hệ thực vật, các giá trị tài nguyên đa dạng
thực vật nhằm bả
o tồn các giá trị khoa học và nhân văn của chúng.
Từ lâu, hệ thực vật và tính đa dạng của nó đã được quan tâm nghiên cứu
dưới các cách tiếp cận khác nhau, thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV - XVI) có 3 sự
kiện xảy ra đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thực vật học. Ðó là: sự
phát sinh tập bách thảo (Herbier) vào thế kỷ XVI; việc thành lập các vườn bách thảo
(thế kỷ
XV - XVI) và việc biên soạn các cuốn Bách khoa toàn thư về thực vật. Đến
`
3
gần cuối thế kỷ XVIII, việc xây dựng các bảng phân loại thực vật đã trở thành
nhiệm vụ trọng tâm của Thực vật học và đã xuất hiện nhiều bảng phân loại. Ví dụ:
- Bảng phân loại của Caesalpin (1519 - 1603) là một trong những bảng phân
loại đầu tiên được đánh giá cao. Ông cho rằng những tính chất của cơ quan sinh sản
là quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống phân loại, ông lấy đặc điểm của hạt
làm tiêu chuẩn phân loại.
- Linnée (1707 - 1778) với bảng phân loại được coi là đỉnh cao nhất của các
hệ thống phân loại nhân tạo. Ông đã chọn đặc điểm của bộ nhị để phân loại: chia
thực vật thành 24 lớp, trong đó 23 lớp thuộc về thực vật có hoa, còn lớp thứ 24 gồm
những thực vật không có hoa (Tảo, Nấm, Ðịa Y, D
ương Xỉ). Trong các lớp thực vật
có hoa, ông căn cứ vào số lượng nhị để phân biệt: lớp 1 nhị, lớp 2 nhị
- Các hệ thống phân loại của Bernard Jussieu (1699 - 1777) và Antoine
Laurent de Jussieu (1748 - 1836) đã sắp xếp thực vật theo trình tự từ thấp đến cao,
chia thực vật thành thực vật không lá mầm (gồm Tảo, Nấm, Rêu, Dương xỉ và Thực
vật có lá mầm gồm Tùng bách, Thực vật một lá mầm và Thực v
ật hai lá mầm.
Công trình của Lamarck (1744 - 1829) phủ định tính bất biến của loài và

xem loài là kết quả của sự phát triển tiến hóa tự nhiên, Lamarck cho rằng sinh vật
bao giờ cũng phát sinh từ những tổ chức rất đơn giản cho đến rất phức tạp.
Sự xuất hiện học thuyết Darwin (1809 - 1882) với tác phẩm nguồn gốc các
loài đã mở đầu cho thời kỳ mới trong Phân loại học, đó là th
ời kỳ phân loại tiến hóa
hay phân loại hệ thống sinh.
Đến những năm 60 của thế kỷ 20, Schmitthusen (1959) thống kê ở Châu Âu
có hai hệ thống phân loại thảm thực vật. chủ yếu, đó là: hệ thống phân loại quần xã
thực vật của Braun – Branquet, 1928) phần lớn được thực hiện bởi các nhà thực vật
học theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại các quần thể thực v
ật chủ yếu
được thực hiện bởi những nhà thực vật của Đức.
Sucasốp, là người đặt nền móng cho quan niệm sinh địa quần lạc, một cách
tiếp cận hệ sinh thái của trường phái xô viết, ông chủ trương dùng đơn vị phân loại
cơ bản của quần lạc thực vật là quần hợp để xác định ranh giới giữa các kiểu quần
lạc sinh đị
a, vì nó có khả năng phản ánh điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của quần lạc
`
4
sinh địa đó. Chính học thuyết này đã có tác dụng phục vụ thiết thực cho công tác
kinh doanh rừng ở các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ trước đây. [37]
Ở Mỹ, phân loại thảm thực vật chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (Climax)
của Cơlêmăng. Climax là một quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển
lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu. Khí
hậu là nhân tố để xác định Climax.
Ở vùng nhiệt đới, theo Thái Văn Trừng (1978, 1999), Schimper là người đầu
tiên đưa ra hệ thống phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới [32,33]. Trong hệ thống
phân loại này, ông đã chia ra thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần thể thổ
nhưỡng và quần thể vùng núi. Trong quần hệ khi hậu lại được phân chia thành 4
kiểu: kiểu rừ

ng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai. Ngoài ra còn có thêm 2
kiểu rừng là thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới. Năm 1903, dựa trên
dạng sống của các cá thể thực vật chiếm ưu thế trong quần thể, ông đã phân chia 3
kiểu quần thụ, quần thảo và hoang mạc.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về thực vật được tiến hành bởi
các hiệp hội bảo tồ
n, các tổ chức phi chính phủ. Nổi bật và đáng chú ý nhất là Hội
nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại
Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992, 150 nước đã ký vào Công ước về đa dạng sinh
vật. Để phục vụ cho mục đích bảo tồn, WWF (1990) đã cho xuất bản cuốn sách
“Tầm quan trọng của đa dạng sinh vật” (The importance of biological diversity);
IUCN, UNEP, WWF đưa ra “Chiến lược bảo tồn toàn cầu” (World conservation
strategy, 1990), “Hãy quan tâm tới trái đất “(Caring for the earth, 1991)
1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam kéo dài từ 8
0
30’ Bắc đến 23
0
Nam, cùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa và sự khác biệt về địa hình giữa các vùng miền đã tạo ra tính đa dạng
về môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học. Điều này mang lại cho Việt Nam sự đa
dạng về các hệ sinh thái, bao gồm các HST trên cạn, HST đất ngập nước, HST biển.
Chính vì thế, công tác đánh giá, phân loại tính đa dạng thực vật ở Việt Nam đã được
tiến hành từ rất s
ớm. Trong sử sách có ghi chép nhiều thầy thuốc, nhà địa lý, nhà
khoa học, nhà quân sự đã thống kê, sử dụng nhiều loại cây cối. Có thể kể đến một
số tác giả như: Tuệ Tĩnh, năm 1417 đã viết cuốn “Nam dược thần hiệu” trong đó
`
5
mô tả tới 579 loài cây làm thuốc. Lê Quí Ðôn (thế kỷ XVI) trong bộ “Vân đài loại

ngữ” đã phân chia thực vật thành nhiều loại: cây cho hoa, cho quả, ngũ cốc, rau, cây
loại mộc, loại thảo, cây mọc theo các mùa khác nhau. Nguyễn Trữ (đời nhà Lê) đã
nghiên cứu sâu hơn về thực vật và viết tác phẩm “Việt Nam thực vật học” mô tả
được rất nhiều cây. Năm 1595 Lý Thời Chân cho xuất bản cuốn “Bản thảo cương
mục” trong đó có đề cập tới trên 1000 vị thuốc thảo mộc
Trong thời kỳ thuộc Pháp, tài nguyên thực vật phong phú ở nước ta đã hấp
dẫn nhiều nhà nghiên cứu phương Tây. Họ đã để lại một số công ttrình, như: “Thực
vật ở Nam Bộ” (1790) của Loureiro, mô tả gần 700 loài cây. “Thực vật rừng Nam
Bộ” (1879) của Pierre cũng mô tả gần 800 loài cây gỗ. Công trình lớn nhất là bộ

“Thực vật chí tổng quát Ðông Dương” do H.Lecomte và một số nhà thực vật học
người Pháp biên soạn (từ 1907 đến 1943) gồm 7 tập chính và sau lại bổ sung thêm
bằng những tập phụ, trong đó đã phân loại, mô tả thống kê các cây từ Dương xỉ tới
thực vật Hạt kín của toàn Ðông Dương. Ngoài ra còn phải kể một số sách khác như:
“Danh mục các sản phẩm của Ðông Dương” của Crévost, Lemarié và Pételot, “Các
cây thuốc c
ủa Campuchia, Lào và Việt Nam” của Pételot, “Các cây thuốc của miền
Bắc Việt Nam” của Foucaud…
Từ 1954 tới nay, việc nghiên cứu về thực vật được đẩy mạnh và phát triển
nhanh chóng do yêu cầu của công tác điều tra tài nguyên thực vật. Bảng phân loại
đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng là bảng phân loại
do Cục Điều tra quy hoạch rừng xây dựng dựa trên đề xuất phân loạ
i của Loschau.
Theo đó, rừng được chia làm 4 loại hình:
-Loại I: gồm những đất hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này
cần gây trồng rừng.
-Loại II: gồm những rừng non, cần khoanh nuôi hay làm giàu.
-Loại III: gồm những loại rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt, cần
nuôi dưỡng làm giàu.
-Loại IV: những rừng còn bị ít tác động hay chưa bị tác động.

Tiếp đó, năm 1970, Trần Ngũ Phương đã đưa ra bảng phân loại rừng miền
Bắc Việt Nam. Bảng phân loại chia rừng miền Bắc thành ba đai lớn :
- Đai rừng nhiệt đới mưa mùa;
- Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa;
- Đai rừng á nhiệt đới mưa mù núi cao.
`
6
Công trình nghiên cứu phân loại của Trần Ngũ Phương cho thấy các kiểu
rừng khí hậu, kiểu phụ thổ nhưỡng, kiểu phụ thứ sinh đều là các kiểu rừng hỗn loại
đa dạng, phức tạp với nhiều loài cây, loài ưu thế không rõ.Trừ những trường hợp
đất đai đặc biệt (lầy mặn, cát) chỉ số ít loài sinh sống được mới mới tạo nên ưu thế
rõ rệt.
Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại thực vật thì cũng có một hướng nghiên
cứu trong thực vật học là về cấu trúc rừng tự nhiên ở nước ta. Sở dĩ như vậy là do
rừng tự nhiên Việt Nam thuộc kiểu rừng nhiệt đới, rất phong phú về thành phần loài
và phức tạp về cấu trúc do sự đa dạng về các yếu tố địa lý. Thái Văn Trừng (1963,
1970, 1978) khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, vận dụng
và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của David – Risa đã đưa ra mô
hình cấu trúc tầng, như tâng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây
bụi và tầng có quyết. Theo đó thì tầng cây bụi và thảm tươi được phóng với tỷ lệ
lớn hơn. Ngoài ra tác giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn
để phân chia kiểu thảm thực vật
rừng Việt nam, đó là: dạng sống ưu thế của những thực vật tầng cây lập quần, độ
tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá
[37]. Căn cứ vào những cơ sở lí luận trên, ông đã phân loại thảm thực vật rừng Việt
Nam thành 14 kiểu thảm thực vật có trên đất lâm nghiệp như sau [15]:
- Kiểu r
ừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới;
- Kiểu rừng rụng lá ẩm nhiệt đới;
- Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới;

- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới;
- Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới;
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới;
- Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới;
- Kiểu truông bụi cây gai hạn nhi
ệt đới;
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp;
- Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp;
- Kiểu rừng kín cây lá kim mưa ẩm ôn đới;
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp;
- Kiểu rừng khô vùng cao;
- Kiểu rừng lạnh vùng cao.
`
7
Đáng chú ý là phải nhắc đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991-1993) [17] xuất bản ở Canada, sau đó được Nhà xuất bản Trẻ chỉnh lý, bổ
sung và tái bản phát hành ở Việt Nam năm 2000. Đây là bộ sách được đánh giá là
đầy đủ, dễ sử dụng nhất và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thực vật ở
Việt Nam. Trong bộ sách này tác giả đã thống kê mô tả và kèm theo hình vẽ của
hơn 11.600 loài thực vật Việt Nam.
Tiếp đó, năm 1996, tập thể các nhà khoa học đã cho xuất bản cuốn “Sách đỏ
Việt Nam”, bao gồm danh sách các loài động, thực vật ở Việt Nam thuộc loài quý
hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng với phần thực vật có
356 loài nằm trong danh mục. Phiên bản mới nhất hiện nay là “Sách đỏ Việt Nam
năm 2007”. Theo số liệ
u này hiện nay Việt Nam có thêm 464 loài thực vật đang bị
đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 110 loài so với năm 1996. Ngoài “Sách đỏ Việt
Nam”, VIện Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn hoàn thành việc soạn thảo
“Danh lục đỏ Việt Nam” vào năm 2007.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) cho rằng nước ta có khoảng 11,373 loài thực vật

thuộc 2,524 chi và 378 họ của 7 ngành. Tính trung bình mỗi họ có 6,67 chi và 30,0
loài. Trong đó có nhiều nhóm thực vật mang tính đặc hữu cũng như giá trị khoa học
và thực ti
ễn lớn. Các nhà phân loại học thực vật dự đoán rằng, nếu điều tra tỉ mỉ thì
thành phần loài thực vật Việt Nam có thể lên tới 15.000 loài (Nguyễn Nghĩa Thìn,
1997). [16]
Bảng 1.1. Thành phần loài trong các ngành thực vật Việt Nam
(Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)
Ngành Số lượng
Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Chi Loài
1. Rêu
2. Khuyết lá thông
3. Thông đất
4. Cỏ tháp bút
5. Dương xỉ
6. Hạt trần
7. Hạt kín
Tổng
Đặc hữu
Bryophyta
Psilotophyta
Lycopodiophyta
Equisetophyta
Polypodiophyta
Gymnospemae
Angiospermae
60
1
3
1

25
8
299
378
0%
182
1
5
1
137
23
2175
2524
3%
793
2
57
2
669
63
9787
11.373
20%
`
8

Võ Văn Chi công bố cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1996) và gần đây là
cuốn “Từ điển thực vật ứng dụng” (2003). Trần Hợp công bố cuốn “Tài nguyên cây
gỗ Việt Nam”(2001). Hai nhà khoa học cũng đã cùng hợp tác nghiên cứu và công bố
cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” gồm hai tập vào năm 1999 và 2002. Trong giai

đoạn từ 2003 -2005, các nhà khoa học thuộc nhiều viện nghiên cứu, trường đại học,
dưới sự chủ trì của Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Vũ Quang Côn thuộc Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, đã cùng thu thập được gần 2.300 loài động, thực vật và các loài
này đã được sắp xếp trong 7 tập để xây dựng Bộ động vật, thực vật chí Việt Nam. Tới
nay, đã có 25 tập Động vật chí, 11 tập Thực vật chí Việt Nam, mỗi tập khoảng 350-
400 trang sẽ được xuất bản và phát hành ở trong và ngoài nước. Nội dung của bộ sách
tập trung vào phân loại các động, thực vật, được trình bày theo hệ thống họ, giống,
loài, phân loài. Mỗi loài lại được cung cấp đầy đủ các thông tin về tên loài, đặc điểm
phân loại, phân bố, giá trị sử dụng…
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã xây dựng Bộ động vật, thực vật chí
Việt Nam. Tới nay, đã có 25 tập Động vật chí, 11 tập Thực vật chí Việt Nam đã và
đang thống kê chi tiết tính đa dạng sinh học ở nước ta. Ngoài ra, cuốn “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập được hoàn thành trong giai đoạn từ 2001 – 2003.
Tập 1 do Trung tân nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
biên tập, các tập tiếp theo do Giáo sư Nguyễn Tiến Bân là chủ biên soạn. Bộ sách
đã đưa ra tên gọi các loài thực vật của tất cả các ngành thực vật ở Việt Nam. Cuốn
sách đặc biệt giúp ích cho các nhà khoa học trong việc xác định các thông tin đa
dạng sinh học của các loài về dạng sống, về các yếu tố địa lý, về công dụng và tính
trạng đe dọa, bảo tồn, làm cơ sở cho công tác đánh giá tính đa dạng của các hệ thực
vật về sau này.
1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật trên thế giới
Theo định nghĩa trong Chiến lược Bảo tồn toàn cầu của IUCN/ UNEP/
WWF (1980) thì Bảo tồn là quản lý sử dụng tài nguyên sinh học sao cho chúng có
thể tạo ra lợi ích lâu bền lớn nhất cho các thế hệ hiện tại, trong khi vẫn duy trì tiềm
n
ăng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Theo Keiding và
`
9
Graudal (1989) thì bảo tồn một nguồn tài nguyên là các hoạt động và chính sách

nhằm đảm bảo sự sẵn có và tồn tại liên tục của nguồn tài nguyên đó.
Bảo tồn tồn thiên nhiên nói chung là bảo vệ nguyên vẹn hệ động thực vật
hiện đang tồn tại trong môi trường sống tự nhiên, nghĩa là bảo tồn các hệ sinh thái.
Nhìn chung có 2 cách tiếp cận cơ bản nhất của công tác bảo tồn đa dạng sinh học
nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học thực vật nói riêng là bảo tồn tại chỗ/ nội vi
(in situ) và bảo tồn chuyển chỗ/ ngoại vi (ex situ).
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài mục đích ở tại nơi phân bố của chúng, bên
trong hệ sinh thái tự nhiên hoặc ban đầu, hoặc ở lập địa mà hệ sinh thái đó từng
tồn tại trước đây. Mặ
c dù thông thường nó được áp dụng cho các quần thể tái
sinh tự nhiên, song bào tồn tại chỗ có thể bao gồm cả tái sinh nhân tạo khi chúng
ta thực hiện công việc gây giống mà không có sự chọn lọc có ý thức và loài được
gây trồng ngay tại nơi mà hạt giống hoặc cái loại vật liệu sinh sản khác được thu
thập ngẫu nhiên.
Mục tiêu quan trọng nhất của bảo tồn là duy trì cấu trúc di truyền của quần
thụ hiện t
ại. Môi trường tự nhiên luôn thay đổi, nếu chúng ta để nguyên cho quần
thể “tự tồn tại” mà không cần có “sự tác động”, thì thành phần loài và phân bố phức
hợp gen sẽ thay đổi trong khi các quần thụ chuyển từ giai đoạn diễn thế này sang
giai đoạn diễn thế khác. Zobel và Talbert (1984) cho biết là nhiều dạng rừng thông
ở vùng đông nam Hoa Kỳ đã được hình thành nhờ các biến đổi nặng nề trong quá
khứ như cháy rừ
ng, bão táp. Nếu không quản lý, các rừng thông này sẽ bị thay thế
dần thành rừng cây lá rộng và theo thời gian, thông sẽ biến mất hoặc giảm đi nhiều.
Như vậy, nếu mong muốn lưu giữ các gen và phức hợp gen hiện có trong các quần
thụ thông thì các rừng thông đó cần phải được quản lý để ngăn chặn diễn these tự
nhiên và không cho cây lá rộng thay thế chiếm dần đất của rừng thông.
Bảo tồ
n ngoại vi là sử dụng bất kỳ biện pháp nào để thực hiện việc rời các
cây cá thể hoặc vật liệu nhân giống ra khỏi khu phân bố tự nhiên của chúng như

việc bảo tồn trong các ngân hàng gen, các rừng trồng, các quần thụ bảo tồn chuyển
vị khác.
Các nhà lâm nghiệp có may mắn lớn là có thể lưu giữ mãi mãi các genotip đã
cho bằng các biện pháp nhân giống sinh dưỡng như chiết, ghép hoặc giâm hom.
`
10
Thay cho việc lưu giữ hàng ngàn, hàng vạn hecta rừng, chỉ cần một số cây con dòng
vô tính của các cây mẹ mong muốn là đủ để xây dựng, duy trì và lai khi cần thiết.
Hình thức bảo tồn ngoại vi đối với thực vật bao gồm:
- Vườn thực vật và vườn cây gỗ: Nhiều loài thực vật rừng như các loài cây
họ Dầu (Dipterocarpaceae) có hạt ưa ẩm không thể bảo quản được lâu dài; nhiều
cây khác lại đượ
c nhân giống bằng các biện pháp sinh dưỡng. Vì vậy cây rừng
thường được bảo tồn dưới dạng sưu tập cây sống trên thực địa như các vườn thực
vật, vườn thụ mộc. Ưu điểm của biện pháp này là cây liên tục sinh trưởng và phát
triển, dễ dàng quan sát, đánh giá lâu dài, song nhược điểm là chi phí cao cho xây
dựng và bảo vệ, nguy cơ sâu bệnh
Hiện nay có khoảng 1.500 vườn thực vật trên thế
giới đã có các bộ sưu tập
chính của các loài thực vật và đó thực sự là một nỗ lực quan trọng trong sự nghiệp
bảo tồn thực vật. Các vườn thực vật trên thế giới hiện nay đang trồng ít nhất là
35.000 loài thực vật, chiếm khoảng 15% số loài thực vật toàn cầu (IUCN/ WWF,
1989). Vườn thực vật lớn nhất thế giới là vườn thực vật Hoàng gia Anh ở Kew có
khoảng 25.000 loài thực vật đã được trồng, bằng khoảng 10% số loài thực vật trên
thế giới, trong đó có 2.700 loài đã được liệt kê vào Sách đỏ Thế giới (Reid and
Miller, 1989). Vườn thực vật hiện đang có xu thế tập trung vào gieo trồng các loài
cây quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhiều vườn thực vật đã trên 100 năm tuổi như Vườn thực vật Bogor,
Indonexia. Vườn này đã được quyế
t định thành lập vào năm 1817 và hiện nay có

tổng diện tích 87 ha với một bộ sưu tập khổng lồ - bộ sưu tập thực vật nhiệt đới đầy
đủ nhất thế giới, bao gồm 3.504 loài của 1.273 chi và 199 họ thực vật. Ngoài ra còn
có một số vườn sưu tập, vườn thụ mộc dành riêng cho một hoặc một vài loài. Chẳng
hạn ở Malaysia có vườn thụ mộc của Việ
n nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia là sưu
tập sống của các loài Shorea, sưu tập Cao su (Hevea brasliiensis) ở Viện nghiên
cứu Cao su, sưu tập các cây Cọ dầu (Elaeis guineensis) ở Viện nghiên cứu Cọ dầu
Vườn thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn thực vật vì các bộ
sưu tập sống của chúng cũng như các bộ tiêu bản khô là một trong những nguồn
thông tin tốt nhất về
phân bố cũng như yêu cầu về nơi cư trú của thực vật. Ban thư
ký bảo tồn các vườn thực vật (Botanical Garden Conservation Secretariat – BGCS)
`
11
của IUCN đã được thành lập để điều phối hoạt động của các vườn thực vật trên thế
giới (BGCS, 1987). Hiện nay có khoảng 2000 vườn thực vật trên thế giới với số
lượng lớn nhất và tập trung nhất là ở châu Âu với trên 600 vườn thực vật.
- Các quần thụ bảo tồn ex situ: được thực hiện đối với các loài thực vật,
đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị cao về mặt khoa học hoặc kinh tế, hiện đang
bị đe dọa ngay trong vùng phân bố tự nhiên. Đây là nơi lưu giữ nguồn gen của loài
thông qua thu thập hạt từ các vùng phân bố khác nhau với số lượng cây mẹ đủ lớn
để đảm bảo cho nền tảng di truyền của loài không bị thu hẹp.
- Ngân hàng hạt: Đây là biện pháp bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật
thông dụ
ng, thực dụng và kinh tế nhất. Song cây rừng nhiệt đới lại có hạt ưa ẩm khó
hoặc không thể bảo quản lâu dài. Các ngân hàng hạt thường đòi hỏi đầu tư ban đầu
cao và chi phí tốn kém cho hoạt động bảo quản.
- Bảo quản phấn hoa: Biện pháp này có giá trị cho bảo tồn ngắn hạn và
trung hạn, chứ không được dài hạn và đáng tin cậy như bảo quản hạt. Thông thường
h

ạt phấn dược cất trữ ở nhiệt độ 5 – 23
0
C và độ ẩm tương đối từ 0 – 50%, còn thời
gian bảo quản từ vài tháng cho tới 13 năm. Nhờ kỹ thuật lạnh sâu và làm lạnh khô,
thời gian bảo quản có thể kéo dài thêm.
- Ngân hàng gen in vitro: Kỹ thuật bảo quản in vitro có lịch sử từ lâu đời,
song người ta mới bắt đầu sử dụng trong công tác bảo tồn từ những năm 1970. Vào
năm 1993, Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế thông báo đã có t
ới 73 cơ sở
nghiên cứu có thực hiện bảo quản in vitro. Các phần khá nhau của mô thực vật như
mô nuôi Cà rốt (Daucus carota), mô sẹo, đỉnh than Khoai tây (Solanum
tuberosum)… đã được giữ ở nito lỏng -196
0
C và sống trở lại sau khi đưa về môi
trường ẩm aga. Hạt ưa ẩm khó bảo quản lâu dài vì chúng không cho phép hạ độ ẩm
xuống tới mức cần thiết, ngược lại phôi lại có kích thước nhỏ hơn và có thể dùng để
bảo tồn. Ngày nay, công nghệ ADN đã phát triển mạnh và khá hoàn thiện, có thể
ứng dụng vào việc bảo quản ADN.
1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học thực vật
ở Việt Nam
Mặc dù có những tổn thất đáng kể về diện tích rừng tự nhiên trong nhiều
thập kỷ qua, nhưng do sự đa dạng về điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn và kiểu
đất, nên thảm thực vật rừng Việt Nam phong phú về hình thái.
`
12
Giai đoạn 1995 đến nay do chủ trương đúng đắn của Nhà nước và được sự
hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong công tác bảo tồn thiên nhiên, phục hồi
rừng tự nhiên và trồng rừng làm cho diện tích rừng tăng nhanh chóng kể cả rừng tự
nhiên rừng trồng. Nhiều chủ trương và chính sách lớn về bảo vệ rừng, bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo vệ môi trường được hình thành như: Luật Bảo vệ và Phát triển

Rừng (năm 1991 và sửa đổi năm 2004), Luật Môi trường (1994 và sửa đổi 2005),
Luật Đa dạng sinh học (2008). Các cam kết quốc tế được ký kết và thực hiện như
CITES (Công ước cấm buôn bán động thực vật quý hiếm), Công ước đa dạng sinh
học (CBD)… Cho đến hết năm 2010, chúng ta đã đạt được thành tự
u to lớn trong
công tác phục hồi rừng, diện tích rừng đã đạt trên 13,03 triệu hecta với độ che phủ
39,5% (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Diễn biến diện tích và độ che phủ của rừng
Năm

Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ
(%)
Ha/Đầu
người
Tổng cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng
1943 14.300,0 14.300,0 0 43,2 0,57
1976 11.169,3 11.169,7 92,6 33,7 0,31
1980 10.683,0 10.180,0 422,3 32,1 0,19
1985 9.891,9 9.308,3 583,6 30,0 0,14
1990 9.175,6 8.430,7 744,9 27,8 0,12
1995 9.302,2 8.252,5 1.049,7 28,2 0,12
2000 10.915,6 9.444,2 1.491,4 33,2 0,14
2005 12.616,7 10.283,2 2.333,5 37,0 0,15
2010 13.030,9 10.304,8 3.083,3 39,5 0,15
Nguồn : Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (từ 1976 đến nay) và Cục Kiểm Lâm, 2011
Bảng trên cho thấy giai đoạn mất rừng nhiều nhất là từ năm 1976 đến 1990.
Từ năm 1990 đến nay, diện tích rừng liên tục tăng, trong đó rừng trồng tăng rất
nhanh. Chỉ sau 20 năm rừng trồng đã tăng hơn 4 lần. Diện tích rừng tự nhiên tăng
lên trên 2 triệu hecta, nhưng chủ y
ếu là rừng phục hồi chưa có trữ lượng gỗ và số

lượng các cây gỗ giá trị kinh tế cao cũng không nhiều. Tuy nhiên, rừng tự nhiên
phục hồi vẫn đa dạng hơn về mặt sinh học so với rừng trồng.
`
13
Tuy độ che phủ của rừng tăng, nhưng chất lượng của rừng vẫn chưa được cải
thiện. Rừng phục hồi tăng cục bộ ở một số địa phương như ở miền Trung, Rừng
non mới được phục hồi chưa ổn định, chất lượng cây gỗ và sinh cảnh cho động vật
chưa cao. Một số vùng rừng tự nhiên có thể
sẽ bị thu hẹp như Tây Bắc, miền Trung
và Tây Nguyên do xu hướng chuyển đổi rừng nghèo thành rừng trồng, rừng cây
công nghiệp như Cao su, Keo.
Rừng tự nhiên nguyên sinh vẫn tiếp tục bị tác động bởi các hoạt động khai
thác gỗ và săn bắt trái phép. Ước tính sơ bộ, diện tích trạng thái rừng giàu ít bị tác
động chỉ còn khoảng 0,6 triệu hecta (Viện Điều tra Quy hoạch Rừng - 2010) chiếm
khoảng 6% diện tích rừ
ng tự nhiên và chủ yếu nằm trong hệ thống các Khu rừng
đặc dụng và Rừng đầu nguồn sung yếu.
Diện tích các hệ sinh thái nhân tạo tăng nhanh, đó là rừng trồng đạt trên 3
triệu hecta (năm 2010), chiếm tỷ lệ 23% diện tích rừng. Rừng trồng tập trung phát
triển theo hai hướng là trồng rừng nguyên liệu công nghiệp và trồng rừng cây bản
địa. Rừng trồng công nghiệp giải quyết nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệ
p
trong nước và xuất khẩu đem lại nguồn lợi kinh tế cho các thành phần kinh tế lâm
nghiệp. Rừng trồng cây bản địa được tập trung chủ yếu vào các loài cây gỗ có giá trị
kinh tế cao như : Lát hoa, Giổi, Chò chỉ…. Đối với các khu rừng đặc dụng hoặc
rừng phòng hộ, rừng trồng tập trung vào những loài đa tác dụng và khi thu hoạch ít
ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Chỉ trong vòng 20 năm g
ần đây chúng ta đã trồng
được hơn 2 triệu héc ta rừng (bình quân mỗi năm 100 nghìn ha). Tuy nhiên, rừng
trồng là hệ sinh thái đơn điệu, tính đa dạng sinh học không cao.

Ngoài hệ thống các khu rừng đặc dụng, Việt Nam còn có một hệ thống các
khu rừng phòng hộ với tổng diện tích khoảng 5,6 triệu ha (Quyết định số 1828/QĐ-
BNN-CLN ngày 11/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tuy không đáp ứng
mục tiêu bảo tồn thiên nhiên giống nh
ư ở rừng đặc dụng nhưng các loài động thực
vật hoang dã được được tích cực bảo vệ hơn so với các khu vực sản xuất khác. Tuy
nhiên, hiện nay rừng phòng hộ chưa được chú ý đúng mức trong công tác bảo tồn
nên rừng đang bị suy thoái mạnh. Theo Nghiên cứu của tác giả Vũ Tấn Phương
(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - 2010) ở lưu vực của 4 con sông lớn đã đ
i
đến kết luận sau :
1
N
`
14
- Đa số diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn ở các lưu vực sông đều bị suy thoái.
- Mức suy thoái có diện tích lớn nhất ở tất cả các lưu vực đầu nguồn nghiên
cứu là suy thoái trung bình, chiếm từ 53-63% tổng diện tích rừng phòng hộ đầu
nguồn. Tiếp đến là suy thoái nghiêm trọng, chiếm từ 16-36% tổng diện tích rừng
phòng hộ đầu nguồn.
1.3. Nghiên cứu về đất ngập nướ
c trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay trên thế giới, thuật ngữ đất ngập nước được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, tùy theo mỗi quốc gia và mục đích sử dụng, quản lý ĐNN. Ở Việt Nam,
định nghĩa về ĐNN ghi tại điều 1 của Công ước Ramsar (phụ lục A), được sử dụng
chính thức trong các hoạt động liên quan tới ĐNN. Theo đó, ĐNN được định nghĩa
là: “nh
ững vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo,
thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay
nước biển, kể cả vùng nước biển có độ sau không quá 6m khi triều thấp”. [48]

Mặc dù có nhiều vai trò to lớn về nhiều mặt, ĐNN lại thường rất nhạy cảm
đối với các tác động của con người và thiên nhiên. Chính vì thế, các nghiên cứu của
các nhà khoa họ
c trên thế giới và Việt Nam đã và đang hướng sự chú ý tới ĐNN,
đặc biệt trong thời đại ngày nay khi mà sự suy giảm đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái, các loài động thực vật đang diễn ra trên toàn cầu.
1.3.1. Những nghiên cứu về đất ngập nước trên thế giới
Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về ĐNN. Nổi bật nhất
chính là “Công ước các vùng ĐNN quan trọng như là nơi s
ống của các loài chim di
cư” hay còn được gọi là Công ước Ramsar được ra đời vào năm 1971. [48]
Cũng trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học Bắc Mỹ
đã bắt đầu nghiên cứu về ĐNN nội địa thông qua việc nghiên cứu tổng hợp giữa vị
trí địa lý, thủy văn, diễn thế sinh thái thực vật. Các nghiên cứu đã mang lại những
hiểu biết cao hơn về
các vùng ĐNN cho cộng đồng, đặc biệt là các kiến thực về tự
nhiên. Điều đó đã dẫn đến sự công nhận những giá trị của ĐNN đối với việc quản lý
chất lượng nước và đánh giá cao các giá trị văn hóa, du lịch của ĐNN. Những
nghiên cứu trong các năm tiếp theo đã bắt đầu chú ý tới việc nghiên cứu sinh thái
học ĐNN, hiện trạng, bi
ến động và dự báo xu thế thay đổi của ĐNN về diện tích,
cấu trúc, đa dạng sinh học.
`
15
William J. Mitsch và James G. Goselink đã xuất bản cuốn sách “Wetland”
lần đầu vào năm 1986 và lần tái bản mới nhất là vào năm 2000, đã đưa ra những
nghiên cứu tổng quát nhất về ĐNN. Trong hơn hai thập kỷ, công trình này đã trở
thành tài liệu tham khảo hàng đầu cho các nhà sinh thái đất ngập nước, hỗ trợ trong
công tác lập kế hoạch sử dụng, phục hồi và quản lý tài nguyên đất ngập nước trên
toàn thế giới. Trong các công trình nghiên cứu đ

iển hình về HST và quản lý, bảo
tồn ĐNN phải kể đến Sott, D.A (1989), Wayne Roth – Nelson và Lê Văn Khoa
(1993)… Đặc biệt gần đây nhất Paul A. Keddy đã xuất bản cuốn sách “Wetland
ecology: principles and conservation”, đã đưa ra những giới thiệu về hệ sinh thái
ĐNN từ các nguyên tắc cơ bản đến các biện pháp được ứng dụng để phục hồi. [32]
Trong số các công trình nghiên cứu về năng suất sơ cấp của ĐNN ph
ải kể
đến Van der Valk và Davis (1978), Mtsch và Gosenlink (1986, 1993, 2000). Dòng
năng lượng và các nguồn dinh dưỡng của ĐNN cũng được các tác giả Cragg (1961),
Dvorak (1978), Gustafson và Adam (1978) đề cập. [32]
Trong khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu về vùng ĐNN lưu vực sông
Mê Kong (Le Van Khoa và W. Roth – Nelson, 1994; Anon, 1994) tập trung vào các
vùng ĐNN gần lưu vực sông Khi nghiên cứu đến hệ thực vật ở vùng ĐNN, Baltzer
và cộng sự (2001) đã tổng quan các vấn đề liên quan đến lưu vực sông Mê Kông,
đặc biệt là vai trò của rừng đầ
u nguồn của các chi lưu vực thuộc các nước Việt
Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia.
Martin B. Main, Ginger M. Allen, and Ken A. Langeland (2013) đã xác định
được 111 loài thực vật ngập nước cho hệ sinh thái đất ngập nước ngọt ở Florida, Mỹ
[42]. Đồng thời, trong công trình này, các tác giả đã chia các loài thực vật ở hệ sinh
thái đất ngập nước ra làm 3 loại dựa theo chiều sâu của nước và quá trình phát triển
của chúng như sau:
- Thực vật ngập nước hoàn toàn (sunmerged wetland plants): các loài này
sống hoàn toàn ng
ập trong nước, không thể sống thiều nước. Một vài loài có bộ rễ
bàm chắc vào trong đất trong khi một số loài khác thì không;
- Thực vật ngập nước nổi (floating wetland plants): các loài này bao gồm
nhóm thực vật cắm rễ vào đất ngập nước với lá nổi trên bề mặt và nhóm thực vật
nổi hoàn toàn với bộ rễ lơ lửng trong nước;
`

16
- Thực vật ngập nước cạn (emergent wetland plants): là nhóm thực vật có bộ
rễ trong đất với một phần nhỏ trong khi các phần cao hơn như thân, hoa thì phát
triển phía trên mặt nước.
Khi nghiên cứu về thực vật đất ngập nước ở Queenland, K.M Stephens và
R.M. Dowling đã thống kê được 90 loài thuộc 34 họ thực vật, trong đó có những họ
khá quen thuộc như họ Ráy (Araceae), với những loài đặc trưng như : Khoai nướ
c
(Colocasia esculenta), Bèo cái (Pistia stratiotes), khoai mùng (Xanthosoma
violaceum), họ Cúc (Asteraceae) với loài Cỏ mực (Eclipta prostrate) [41]…
Steve.W.Chadde (2003) trong công trình nghiên cứu về thực vật đất ngập
nước ở Mỹ đã thống kê được khoảng 7000 loài thực vật. Công trình của ông là một
tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho những nghiên cứu khoa học kế tiếp bởi nghiên
cứu này đã cập nhật số lượng loài dựa trên chỉ số xếp hạng tr
ạng thái đất ngập nước
của Mỹ. [44]
Châu Á và Đông Nam Á là khu vực có diện tích ĐNN lớn của thế giới. Do
mật độ dân cư cao (chiếm 60% số dân của toàn thế giới) dẫn đến sự phụ thuộc có
tính lịch sử và lâu dài của các cộng đồng dân cư tại đây vào tài nguyên ĐNN. ĐNN
của khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng và một số
vùng ĐNN có nguy cơ bị xóa sổ. Các nghiên cứu về ĐNN tại Châu Á hiện nay chủ
yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Xác định loại hình ĐNN và sự phân bố của chúng;
- Nghiên cứu các mối đe dọa hiện tại và yêu cầu về bảo vệ ĐNN;
- Đa dang sinh học các vùng ĐNN.
Hiện nay, việc nghiên cứu nhằm đưa ra các cơ sở bảo tồn các vùng ĐNN có
ý nghĩa vô cùng quan trọng đối v
ới các quốc gia trong khu vực, khiến cho số
lượng các quốc gia tham gia ký kết Công ước Ramsar ngày càng tăng. Công tác
nghiên cứu ĐNN trên thế giới trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm và

ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN), Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), các tổ chức phi
chính phủ (NGO)… đã tạo điều kiện cho sự
gia tăng về số lượng và chất lượng
của các công trình.

`
17
1.3.2. Những nghiên cứu về đất ngập nước ở Việt Nam
Đất ngập nước ở Việt Nam có số lượng khá lớn với diện tích chiếm 1/3 diện
tích cả nước, chủ yếu phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, các hệ
sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông và rừng ngập mặn phân bố dọc
theo bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Vì thế
các công trình nghiên cứu về ĐNN ở Việ
t Nam tương đối phong phú, đề cập tới
nhiều vấn đề, được khái quát làm hai khuyenh hướng chính sau:
- Nghiên cứu tổng hợp theo từng vùng cụ thể hoặc toàn quốc, ví dụ: các vùng
ĐNN ở ĐB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long…
- Nghiên cứu theo từng hợp phần của ĐNN, ví dụ như nghiên cứu HST
RNM, đa dạng động thực vật ở vùng ĐNN…
Một trong những dự án đầi tiên có liên quan tới ĐNN ở
Việt Nam là dự án
“Sông Mê Kông và Đồng bằng Sông Cửu Long” của Ủy ban sông Mê Kông (1957)
do chính phủ 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan thành lập. Dự án này đã
tiến hành điều tra về thủy văn sông Mê Kông, kinh tế, xã hội,địa chất, khoáng sản,
tiềm năng nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mê Kông cũng như các điều tra về hệ
động thực vật hoang dã của lưu vực sông Mê Kông. Theo tài liệu “Kiểm kê đất
ngập nước châu Á” (Scott, D.A, 1989), Việt Nam có kho
ảng 25 vùng đất ngập nước
bước đầu được kiểm kê với 2 nhóm chính là ĐNN nội địa và ĐNN ven biển.

Theo Cục Bảo vệ Môi trường và IUCN Việt Nam thì các HST ĐNN nước
ngọt có khoảng 2611 loài thủy sinh vật, 1403 loài tảo [15]. Việt Nam trở thành
thành viên tham gia ký kết Công ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế
(thường gọi là Công ước Ramsar) ngày 20/1/1989. Vườn quốc gia Xuân Thủy là
khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Vì vậy cho đến nay các nhà khoa họ
c đã tiến
hành nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học ở khu vực này. Theo thống kê
từ các báo cáo trước đây, dự án JICA “Xây dựng khung cơ sở dữ liệu Đa dạng sinh
học quốc gia” đã thống kê VQG Xuân Thủy có nhiều kiểu HST với những đặc
trưng khác nhau: bãi triều lầy có rừng ngập mặn, bãi triều không có rừng ngập mặn,
các cồn cát chắn ngoài cửa sông, đầ
m nuôi tôm, sông nhánh, lạch triều, dải cát mép
ngoài Cồn Lu; vùng nước ven bờ cồn Lu, vừng nước cửa sông Ba Lạt. Đối với hệ
thực vật trên cạn. dự án đã ghi nhận sự có mặt của 115 loài thực vật bậc cao có
`
18
mạch, chủ yếu là các loài cây ngập mặn thuộc 101 chi và 41 họ. Số lượng loài thực
vật được ghi nhạn ở đây thấp hơn nhiều sơ với dẫn liệu ban đầu của Phan Nguyên
Hồng và cộng sự (2007) (192 loài thuộc 145 chi của 60 loài thực vật có mạch) [22].
Sự chênh lệch này xuất hiện bởi trong báo cáo của JICA không đề cập tới các loài
cây thuộc hệ sinh thái nông nghiệp hoặc khu dân cư tại khu vực vùng đệm của VQG
Xuân Thủy. Cũng theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007) tại cửa Ba Lạt và ven
biển Giao Thủy đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo: Tảo
Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), vi khuẩn La
(Cyanobacteria), tảo Silic (Bacillariophyta), trong đó tảo Silic luôn chiếm ưu thế cả
về số lượng họ, chi và loài.
Một trong những nghiên cứu có quy mô tổng thể về ĐNN
đầu tiên ở Việt
Nam chính là công trình “Kiểm kê ĐNN Việt Nam” (1989) của Lê Diên Dực, đã
mở đầu cho quá trình nghiên cứu về ĐNN theo hướng nghiên cứu chuyên sâu về

ĐNN. Trong công trình này tác giả đã thống kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọn
cần được bảo vệ của nước ta. Tiếp theo đó, năm 1990, bản dịch tiếng việt của cuốn
“Bảo vệ ĐNN – Tổng quan các vấn đề hiện tại và hành động cầ
n thiết” của Patrik
J.Dugan đã được xuất bản, giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận cách nghiên
cứu ĐNN của thế giới.
Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các khu bảo
tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã thống kê tương đối
đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá cần quy hoạch
thàtnh các khu bảo tồ
n. Sau đó là hàng loạt các công trình kiểm kê và phân loại
ĐNN của Nguyễn Hoàng Trí (1995), Phan Nguyên Hồng (1989 – 1998), Nguyễn
Chu Hồi (1995), Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và cộng sự (1992 – 2003),
những công trình này đã làm rõ nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn của nghiên cứu
ĐNN, đánh giá tổng quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử dụng,
các áp lực, mối đe dọa, chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững
ĐNN Việt Nam.
Lê Văn Khoa và W. Roth – Nelson (1994) đã cùng hợp tác nghiên cứu về
các vùng ĐNN ở khu vực sông Mê Kông với kết quả là công trình “ĐNN sử dụng
bền vững cho nông nghiệp khu vực sông Mê Kong, Việt Nam” cho thấy các nghiên
cứu đã bắt đầu tập trung vào việc định hướng sử dụng và bảo tồn ĐNN. Khi định
`
19
hướng này được áp dụng cho toàn thể ĐNN ở Việt Nam, Nguyễn Chu Hồi và các
cộng sự (1996) đã xuất bản công trình “Việt Nam – Chiến lược quốc gia về bảo tồn
và quản lý ĐNN – Hiện trạng, sử dụng, bảo tồn và quản lý”. Các nghiên cứu về đặc
điểm sinh thái và đa dạng sinh học của các vùng ĐNN phải tới các công trình của
Vũ Trung Tạng (1994), Mai Đình Yên (1993)… đã thống kê, phân loại được nhiều
quần xã sinh vật, tìm hiểu được nhiều thành phần, nguồn gốc, phân bố và chức năng
của ĐNN.

Trong 2 năm 1998 và 1999, Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) đã thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch các khu bảo tồn ĐNN của Việt Nam” do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường chủ quản. Kết quả
đã xây dựng hồ sơ khoa học cho 52 vùng ĐNN lớn của
Việt Nam, đề xuất được 7 khu bảo tồn ĐNN để chính phủ phê duyệt.
Chỉ trong vòng 5 năm (2000-2005) Việt Nam đã hòa nhập với các hoạt động
quốc tế trong Chương trình Con người và sinh quyển với sự đóng góp của 4 khu dự
trữ sinh quyển (KDTSQ), bao gồm: KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, KDTSQ Cát
Tiên, KDTSQ quần đảo Cát Bà và KDTSQ châu thổ sông Hồng.
Đáng chú ý ở đây
là trong 4 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam, ngoại trừ KDTSQ quần đảo
Cát Bà thì các KDTSQ còn lại đều có sự hiện diện của hệ sinh thái đất ngập nước.
Điển hình như KDTSQ Cát Tiên với vùng lõi là VQG Cát Tiên có sự đa dạng về
các sinh cảnh sống bao gồm rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh đất thấp ưu
thế bởi các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae); rừng nửa r
ụng lá nguyên sinh và
thứ sinh đất thấp ưu thế bởi các loài Bằng lăng (Lagerstroemia spp).; đất ngập nước
ngọt với các hồ trống trải và trảng cỏ ngập nước theo mùa, bao gồm các loài cỏ
(Saccharum spontaneum), (S. arundinaceum) và Sậy khô nhỏ (Neyraudia
arundinacea); rừng ngập nước ưu thế là các loài Đại phong tử (Hydnocarpus
anthelmintica) xen lẫn với Sanh(Ficus benjamina); và hàng loạt các kiểu sinh cảnh
thứ sinh, bao gồm trảng cỏ và rừng tre nứ
a (FIPI, 1993). Đa dạng thực vật ở đây
được biết đến với 1610 loài thực vật trong đó có 31 loài quý hiếm, 23 loài chỉ có ở
Cát Tiên. Trong số các loài thực vật phải kể đến 30 loài được bảo tồn nguồn gen,
511 loài cây gỗ (176 loài gỗ quí), 550 loài cây làm thuốc và hàng trăm loài có giá trị
thực phẩm, lấy dầu, lấy sợi… Hiện có có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như
gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Dáng hương (Pterocarpus
`

20
macrocarpus) Các loại rừng này là nơi ở và kiếm ăn của các loài động vật mà chỉ
có ở vùng rừng nhiệt đới.
Hệ sinh thái ĐNN nội địa của Việt Nam có nhiều dạng như các hồ (hồ chứa,
hồ tự nhiên), sông suối. Các loài thực vật ở các hồ tự nhiên có những mức độ đa
dạng khác nhau: hồ Ba Bể (Bắc Kạn) với 100 loài thực vật nổi và 20 loài thự
c vật
bậc cao mọc ven bờ và sống nổi trên mặt nước, hồ Chứ (Phú Thọ), hồ Tây (Hà Nội)
với 12 loài thực vật nổi, Biển Hồ (Gia Lai) với 122 loài thực vật nổi, hồ Lak (Đăk
Lăk) với 100 loài thực vật nổi [15]… Còn ở các khu vực sông, hồ thì thực vật chủ
yếu là các loài tảo (Algae). Theo đánh giá của các nhà khoa học thì khu hệ thủy vật
của hệ sinh thái suố
i có tỷ lệ các loài đặc hữu cao và nhiều loài còn chưa được phát
hiện. Ví dụ thực vật đặc hữu của hồ Ba Bể là loài Trúc dây (Ampelocalamus sp.1)
mọc trên các vách đá, loài tảo đỏ ở hộ Ba Bể. Đây là những loài duy nhất được
được tìm thấy ở VQG Ba Bể.
1.4. Nghiên cứu về các yếu tố địa lý thực vật
Một hệ thực vật bao gồm các loài giống nhau và khác nhau về nguồn gốc
phân bố địa lý do sự phụ thuộc vào điều kiệ
n môi trường và lịch sử phát sinh. Ý
nghĩa chủ yếu của việc phân tích nguồn gốc phát sinh là để phân biệt hai nhóm thực
vật: bản địa và di cư.
Một vấn đề quan trọng khi phân tích đặc trưng phân bố địa lý của hệ thực vật
là xác định các loài đặc hữu. Theo Pocs Tamas, A.I. Tonmacchop, J.Schimithiisen:
“….đặc hữu là những loài chỉ phân bố ở một vùng (miền, địa phương…) duy nhất
trên trái đất, không thể phát hiện đượ
c ở bất kỳ nơi nào khác”.
Đánh giá khía cạnh đa dạng về yếu tố địa lý, Gagnepain (1924, 1944) đã thống
kê và sắp xếp các loài thực vật Đông Dương vào các yếu tố sau trong bảng 1.3 [8].


Bảng 1.3. Phổ các yếu tố địa lý các loài thực vật Đông Dương theo Gagnepain
Yếu tố Tỷ lệ
Yếu tố đặc hữu địa phương 11,9 %
Yếu tố Trung Quốc 33,8%
Yếu tố Malausia 15,0%
Yếu tố India – Himalaya 11,5%
Yếu tố phân bố rộng và nhiệt đới 20,8%

×