Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngâp nước Vân Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.13 KB, 12 trang )

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Khu
bảo tồn thiên nhiên Đất ngâp nước Vân Long

Nguyễn Thùy Vân

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trung Lương
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái. Nghiên cứu
tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân
Long. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là đóng góp
cho bảo vệ môi trường tại khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân
Long. Giới thiệu kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số Vườn
Quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên. Đề xuất định hướng và mô hình
phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân
Long. Đưa ra một số giải pháp thực hiện

Keywords: Du lịch sinh thái; Khoa học môi trường; Bảo tồn thiên nhiên;
Tài nguyên đất

Content
Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long nằm trong mục tiêu và
định hướng của “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và nghị định thư
Cartagena về “An toàn sinh học” ban hành kèm Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg, nhằm
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất ngập nước; xây dựng năm khu đất ngập nước
đủ tiêu chuẩn, điều kiện để công nhận khu Ramsar”.


Vân Long là khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nội địa đầu tiên ở Việt Nam
với sự đa dạng sinh học cao, với nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi trong sách
đỏ Việt Nam, đặc biệt là loài Voọc Quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) - một loài
đặc hữu của Việt Nam, là 1 trong 25 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức
toàn cầu. Ngày 18/12/2010 Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Vân
Long là nơi có cá thể Voọc Quần đùi trắng sinh sống nhiều nhất. Ngoài ra phong cảnh tự
nhiên ở Vân Long rất đẹp với những khối núi đá vôi đồ sộ được bao bọc xung quanh bởi
vùng đất ngập nước là các con sông và một vùng hồ nông có thảm thực vật ngập nước.
Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học và môi trường nơi đây lại đang bị đe dọa
bởi các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tác động của cộng đồng. Việc
khai thác quá mức gỗ và củi là mối đe dọa chính đối với tính đa dạng sinh học và đã dẫn
đến hầu hết rừng ở khu vực bị phá hủy. Khả năng tái sinh tự nhiên của thảm rừng cũng
bị hạn chế nhiều do chăn thả dê trên các núi đá vôi, hoạt động khai thác đá cũng tác
động rất lớn đến môi trường tự nhiên nơi đây.
Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác định là loại hình ưu tiên trong Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Viện
Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2012) dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên môi trường nói
chung và đa dạng sinh học nói riêng.
Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long” không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh
học, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Có nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái ở Thế giới cũng như ở Việt Nam. Năm
2005, Luật Du lịch Việt Nam đã xác định: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm
phát triển bền vững”.
Cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá mở và cho dù có những khác biệt
nhất định nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều thống nhất những nội dung

cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải có, đó là:
- Du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch bền vững, được quản lý bền
vững;
- Là loại hình dựa vào thiên nhiên là chính (đặc biệt là ở những khu vực còn hoang
sơ, được bảo tồn tương đối tốt);
- Có hỗ trợ bảo tồn (không làm thay đổi tính toàn vẹn của hệ sinh thái, nguồn thu
được từ hoạt động du lịch sinh thái được đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ môi
trường…);
- Có các hoạt động, hình thức giáo dục về môi trường và sinh thái;
- Có sự tham gia chia sẻ lợi ích cộng đồng (khuyến khích sự tham gia cộng đồng
trong các hoạt động và dịch vụ cho du lịch sinh thái như hướng dẫn viên địa phương,
kinh doanh lưu trú, ăn uống, tạo các sản phẩm bổ trợ khác…).
Tiềm năng về tài nguyên du lịch: Tính đến đầu năm 2012 Việt Nam đã có 16 di sản
văn hóa và di sản tự nhiên thế giới được UNESCO công nhận bao gồm: Quần thể di tích
Cố Đô Huế (1993), Thánh địa Mỹ Sơn (1999) Vịnh Hạ Long (1994, 2000), Phố cổ Hội
An (1999), VQG Phong Nha Kẻ Bàng (2003), Không gian văn hóa Cồng chiêng (2005),
Quan họ Bắc Ninh (2009), Ca Trù (2009), Mộc bản chiều Nguyễn (2010), Cao nguyên
đá Đồng Văn (2010), Bia đá Văn Miếu (2010), Hoàng thành Thăng Long (2010). Hội
Gióng (2010), Thành Nhà Hồ (2011), Hát Xoan (2011). Đây là điểm nổi bật về văn hóa
bản địa và cảnh quan thiên nhiên. Ngoài ra chúng ta còn có 8 khu Dự trữ sinh quyển
được UNESCO công nhận gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên,
Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và Biển Kiên Giang. Việt Nam còn có 30 VQG, 61
Khu bảo tồn, 117 nhà bảo tàng, 21 khu du lịch quốc gia
Một số tồn tại về hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và KBT:
- DLST ở KBTTN Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, một
trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST ở các KBTTN Việt Nam
là thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các
chính sách phát triển và quy hoạch DLST. Du lịch là một ngành liên quan đến nhiều lĩnh
vực, cần phải có sự kết hợp giữa các bên liên quan thì mới có thể phát triển được. Hiện
tại, các hoạt động du lịch ở các KBTTN còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị

trường mục tiêu, chưa có đầu tư xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho DLST.
Xét về nội dung và cách thức hoạt động du lịch ở các VQG và KBTTB hiện nay thuộc
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên có định hướng DLST.
- Một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo
dục môi trường để điều hành hoạt động du lịch. Công tác nghiên cứu, quy hoạch phát
triển DLST đã được tiến hành ở một số VQG như Cúc Phương, Ba Bể, Ba Vì, Tam đảo,
Bạch Mã, Cát Tiên, Tràm Chim… Trước kia, việc đầu tư kinh phí cho cơ sở hạ tầng để
phát triển du lịch ở các VQG chủ yếu là từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hiện nay, Tổng cục Du lịch, các tỉnh và nhiều công ty cũng đã tập trung nguồn kinh phí
để phát triển cơ sở hạ tầng ở các VQG.
- Hiện tại du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các Hệ sinh thái rừng, các
loài thực vật và một số loài côn trùng. Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trong rừng.
- Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thủy sinh
cũng đang thu hút nhiều khách du lịch. KBTTN Đất ngập nước Xuân Thủy, với hệ sinh
thái rừng ngập mặn là nơi cư trú của nhiều loài cua, tôm, cá và hàng trăm loài chim, nổi
tiếng nhất là loài Cò Thìa. KBTTN Đất ngâp nước Vân Long bao gồm cả HST rừng trên
núi đá vôi. VQG Tràm Chim là nơi bảo tồn HST tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc
hữu là Sếu Đầu đỏ đã thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, tại một số
nơi ban quản lý KBT chưa quản lý được hoạt động du lịch, vẫn còn hiện tượng săn bắn
chim, thú rừng; chưa xây dựng quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch sinh thái.
- Mặc dù các VQG và KBT thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học cao, tuy nhiên
có số lượng cá thể thấp, thêm vào đó phần lớn các loài động vật hoang dã trong KBT
thường hoạt động vào ban đêm nên rất khó quan sát. Điều này làm giảm tính hấp dẫn đối
với du khách.
Có thể nói quan hệ giữa du lịch sinh thái với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng
sinh học và bảo vê môi trường là mối quan hệ cộng sinh: Du lịch sinh thái đóng góp cho
bảo tồn và ngược lại bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường là nền tảng để phát triển du
lịch sinh thái.
Hiện nay, vấn đề khai thác du lịch và bảo tồn đang diễn ra theo 3 mối quan hệ
chính:

- Thứ 1: Cùng tồn tại: Trường hợp này xảy ra ở những nơi chưa có quy hoạch và
định hướng phát triển du lịch một cách cụ thể. Du lịch vẫn phát triển và việc bảo tồn cũng
vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, mối quan hệ này sẽ không tồn tại được lâu dài bởi phát
triển du lịch chắc chắn sẽ phải tác động đến môi trường, nếu không có các giải pháp cụ
thể sẽ dẫn tới mối quan hệ thứ 2- Mâu thuẫn.
- Thứ 2: Mẫu thuẫn: trường hợp này xảy ra ở những nơi mà phát triển du lịch làm
suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Tại đây, các nhà bảo tồn luôn có
xu hướng chống đối du lịch bằng cách cấm đoán và giới hạn. Loại hình du lịch trong mối
quan hệ này không phải là du lịch sinh thái.
- Thứ 3: Cộng sinh: Quan hệ cộng sinh có thể diễn ra nếu du lịch và bảo tồn được
tổ chức hài hòa. Ở góc độ bảo tồn, các vốn quý tự nhiên được bảo tồn tới mức tối đa ở
trạng thái ban đầu, hoặc tiến hoá tới một trạng thái hoàn hảo hơn. Ở góc độ du lịch, được
phép sử dụng các vốn quý tự nhiên trong giới hạn cho phép, du lịch phải có đóng góp cho
bảo tồn.
Trên thực tế: quan hệ của du lịch và bảo tồn thường xuất phát từ cùng tồn tại cho
tới mâu thuẫn sau đó mới là cộng sinh. Điều này có thể do một số nguyên nhân: quản lý
không tốt; sự bùng nổ của du lịch cũng như sự suy thoái và mất đi các khu thiên nhiên; sự
mở rộng quy mô của du lịch mà không có quy hoạch cẩn thận; sự chia sẻ lợi ích giữa các
bên liên quan chưa được hài hòa… Trên con đường đó, du lịch sinh thái sẽ được hình
thành và như vậy mới trả lời được câu hỏi: “tại sao lại phát triển du lịch sinh thái tại khu
bảo tồn?”.
Để có thể phát triển được DLST tại KBT cần phải có cơ chế bảo tồn và phát triển
DLST cụ thể. Về nguyên lý, phát triển DLST sẽ có thu nhập và 1 phần thu nhập hoặc
100% thu nhập từ hoạt động DLST phải quay lại hỗ trợ cho bảo tồn và bắt buộc phải có
sự tham gia của cộng đồng.
Trong những năm gần đây, tại khu du lịch sinh thái Vân Long đã đón khách du
lịch trong và ngoài nước đến đây với số lượng khá cao. Các doanh nghiệp du lịch đã chủ
động phối hợp với các hãng lữ hành trong và ngoài nước đưa Vân Long thành một điểm
du lịch không thể thiếu trong tour du lịch của khách quốc tế khi đến Việt Nam. Thông
qua các hoạt động du lịch khu vực đất ngập nước Vân Long đã được du khách đánh giá

cao về tài nguyên đa dạng sinh học cũng như cảnh quan tự nhiên hấp dẫn.
Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái Homestay đang được chú trọng phát triển tại
KBTTN ĐNN Vân Long. Homestay là loại hình du lịch khách du lịch đến nghỉ ngơi
sinh hoạt ngay chính tại ngôi nhà của người bản địa trong chuyến đi du lịch của mình.
Homestay là hình thức du lịch bền vững, đặc biệt phù hợp với các quốc gia đa văn hóa
như Việt Nam. Homestay thu hút mạnh khách du lịch là những lớp trẻ ham mê khám
phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng. Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao phối hợp với các
công ty lữ hành tổ chức Homestay cho khách đến ở nhà dân, cùng người dân đi làm.
Các hoạt động mà du khách đến đây được khám phá như:
+ Tát nước gầu sòng, gầu dây, đi móc cua ở bờ ruộng, cất vó, đánh dậm cua.
+ Cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm vùi vùng do.
+ Tổ chức cho khách đi xe đạp, xe trâu vào các thôn xóm.
Bên cạnh đó, ở đây đã được giải quyết được phần nhiều lao động như các hộ gia
đình tham gia phục vụ dịch vụ vận chuyển xe trâu (15 hộ) cho khách nước ngoài và thu

×