1
Truy cập trang để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt hơn!
SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Phần I: Đọc hiểu [3,0 điểm]
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc
sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn
được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ
nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng
mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và
mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với
một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm
nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá
nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở
bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong
khoảng 5-7 dòng] [0,25 điểm]
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa
một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
2
Truy cập trang để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt hơn!
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa
đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua
những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. [0,25 điểm]
Câu 6: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. [0,25 điểm]
Câu 7: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
[0,5 điểm]
Câu 8: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng. [0,5 điểm]
Phần II. Làm văn [7,0 điểm]
Câu 1 [3,0 điểm]
Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.
Viết một bài văn [khoảng 600 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Câu 2: [4,0 điểm]
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ [Vợ nhặt – Kim Lân] và nhân vật người đàn bà hàng chài
[Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu] để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên
sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ này.
HẾT
3
Truy cập trang để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt hơn!
HƢỚNG DẪN LÀM BÀI VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:
3,0
1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị
luận.
0,25
2.
Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không
biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc
sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong
ngưỡng cửa nhà mình.
0,5
3.
Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện
nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh
vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và
gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố
nổi lên;…)
Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động,
truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như
khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
0,5
4.
Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra
ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân,
không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả
lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
0,25
5.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.
0,25
6.
Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu
đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ
khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày
chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
0,25
7.
Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa
tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …
0,5
8.
Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp
ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu
của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp
0,5
4
Truy cập trang để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt hơn!
kết cấu giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai
đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống
chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.
1/II
Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn
cách mình sẽ sống.
3,0
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài
nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ
ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Những ý chính cần đạt:
1.
Giải thích ý kiến:
0,5
- Nơi mình sinh ra (quê quán, gia đình, điều kiện, hoàn cảnh, ) là điều
không thể chọn lựa.
- Cách mình sẽ sống (cách học tập, cách đối nhân xử thế, cách vươn lên
trong cuộc sống, cách thực hiện ước mơ,…) là điều có thể chọn lựa.
=> Ý nghĩa của câu nói trên: Trong cuộc sống có những điều có thể
chọn lựa và những điều không thể chọn lựa. Hãy sống sao cho tốt đẹp
để không phải hối tiếc.
2.
Phân tích, bình luận, chứng minh:
2,0
* Bạn không được chọn nơi mình sinh ra: Mỗi người ngay từ khi sinh ra
đã thuộc về một ngôi nhà, một quê hương, xứ sở. Gia đình ấy, quê
hương ấy, sướng khổ, giàu nghèo, sang hèn, là cái có sẵn, ta không
lựa chọn được.
* Nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống:
Người khác có thể định hướng cách sống cho bạn nhưng không thể thay
bạn nhận những điều mà cách sống đó mang lại.
- Cách thứ nhất:
+ Tự tin, không mặc cảm, tự hào về gia đình, quê hương dù ở trong
hoàn cảnh nào.
+ Vượt khó, vươn lên, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, biến
ước mơ thành hiện thực.
+ Đối xử chân thành, cởi mở, biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung
quanh.
5
Truy cập trang để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt hơn!
+ Biết cống hiến và hưởng thụ cuộc sống.
-> Cách sống tích cực, lạc quan, có ích cho xã hội, sẽ gặt hái được thành
công, hạnh phúc và được mọi người yêu quý, trân trọng.
- Cách thứ hai:
+ Luôn tự ti, mặc cảm, thậm chí phủ nhận, rũ bỏ nguồn cội của mình.
+ Đổ lỗi cho hoàn cảnh, không chịu vươn lên.
+ Cư xử với mọi người: hẹp hòi, ích kỉ, bon chen, đố kị,
-> Cách sống tiêu cực, không những không đạt được thành công, hạnh
phúc mà còn có thể làm ảnh hưởng đến người khác.
* Nêu lựa chọn cách sống của bản thân: Cách thứ nhất.
3.
Bài học nhận thức và hành động:
0,5
- Mỗi người nên tự làm chủ cuộc đời mình, đừng để người khác quyết
định thay việc mình sẽ sống như thế nào.
- Cần lựa chọn lối sống đẹp.
2/II
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ [Vợ nhặt – Kim Lân] và nhân vật
ngƣời đàn bà hàng chài [Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh
Châu] để thấy đƣợc tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống
mãnh liệt trong tâm hồn của hai ngƣời mẹ này.
4,0
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài
nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ
ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn
đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
Yêu cầu cụ thể:
1.
Giới thiệu chung:
0,5
- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết
cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông
giản dị mà thấm thía.
"Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim
Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái
chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ
nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống.
- Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu trong nên văn học hiện
đại Việt Nam, được đánh giá là "người mở đường tinh anh và tài năng
6
Truy cập trang để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt hơn!
nhất" cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách văn
xuôi và những đổi mới trong sáng tác của ông. Tác giả đã khắc
họa nhân vật người đàn bà hàng chài - một người phụ nữ nghèo, lam lũ,
vất vả nhưng vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu.
2.
Phân tích:
3,0
* Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn
bà cụ Tứ:
- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót
thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không
làm tròn bổn phận với con.
- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu:
"ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".
Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. Bà giấu nỗi đau buồn, lo
lắng để nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai.
- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng
buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên
ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần
vững chãi cho các con:
+ Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu
ba họ, ai khó ba đời". Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện
sung sướng sau này: " Tràng ạ, khi nào đàn gà cho mà xem". Trong
bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã để cho bà cụ gần đất xa trời lại trải qua
bao khốn khổ cuộc đời là người nói nhiều nhất về tương lai hạnh phúc.
Thì ra chính tình thương yêu con đã khiến cho sức sống, sự lạc quan ở
người mẹ ấy bùng lên mạnh mẽ.
+ Trong hành động: Bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, quét dọn sân
vườn cho sạch sẽ; nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn ngày đói
như để ăn mừng nhân ngày con trai lấy được vợ.
1,5
* Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn
người đàn bà hàng chài:
- Rất mực yêu thương con: tận tâm bảo bọc, che chở, cố tránh cho con
khỏi bị tổn thương…
- Chấp nhận chung sống vời người đàn ông vũ phu chứ quyết không
1,5
7
Truy cập trang để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt hơn!
chịu bỏ cũng vì muốn những đứa trẻ luôn có bố "đàn bà ở thuyền chúng
tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất
được"
- Hạnh phúc bình dị là khi nhìn những đưa con được ăn no.
=> Chính tình thương con là sức mạnh để chị tìm thấy niềm vui và ý
nghĩa cuộc sống.
3.
Đánh giá:
0,5
- Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc
miêu tả hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Cả hai nhân
vật đều được đặt vào những tình huống éo le, đặc biệt và đều được các
tác giả đi sâu khai thác thế giới bên trong nội tâm nhân vật.
- Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng hai người mẹ này đều có nét chung là
trải qua nhiều nỗi khổ cực trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan,
niềm tin vào tương lai và cội nguồn sâu xa của những điều đó chính là
nhờ tình yêu thương con vô bờ. Hai nhân vật này đã góp phần hoàn
thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam.
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao
giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn
không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất
ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá
trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra
những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5
điểm)
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
(0,25 điểm)
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời
trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5
điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm
xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ
nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
Phải biết nói lời xin lỗi.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua
một bài văn ngắn (khoảng 600 từ).
Câu 2 (4,0 điểm)
Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng
định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình
luận các ý kiến trên.
Hết
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK
QUẢNG NAM
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN: NGỮ VĂN
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc 2 đoạn trích dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu
- Yêu cầu chung
Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến
thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài.
- Yêu cầu cụ thể
Câu 1:
Phương thức nghị luận. (0,5đ)
Câu 2.
Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó. (0,5đ)
Câu 3.
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự
không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang
tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. (0,25đ)
Câu 4.
Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm.
(0,25đ)
Câu 5.
Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. Nêu đúng 01 biện pháp: 0,25 điểm.
Câu 6.
Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật
“em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu. (0,5đ)
Câu 7. (0,25đ)
Những từ: khao khát, xúc động, yêu.
Học sinh chỉ cần nêu được hai từ.
Câu 8.
Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;
(0,25đ)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: Phải biết nói lời xin lỗi.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy
động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày
tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành,
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích ý kiến (0,5đ)
- Cách hiểu về lời xin lỗi: lời xin lỗi là lời xin được nhận lỗi về phần mình khi cảm
thấy mình có lỗi và cũng là lời xin được bỏ qua lỗi lầm đó.
- Khi nhận ra mình có lỗi, cần phải biết nói lời xin lỗi đối với người mình đã phạm
lỗi.
2. Bàn luận (1,5đ)
- Thí sinh có thể đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc xin lỗi. Chẳng hạn
như:
+ Biết nói lời xin lỗi là biết tự trọng, biết phục thiện và biết tôn trọng người khác.
+ Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm
giá của người dám nhận lỗi, xin lỗi (không chỉ cá nhân mà một quốc gia khi làm
thương tổn hoặc xâm phạm đến chủ quyền và danh dự quốc gia khác thì cũng phải
biết nói lời xin lỗi trước công luận).
+ Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành động khắc
phục lỗi lầm mình đã gây ra.
- Thí sinh có thể bày tỏ thái độ hoàn toàn đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào
đối với ý kiến được dẫn. Dù lựa chọn thái độ nào thì cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác
đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí.
3. Bày tỏ quan điểm của bản thân (1,0đ)
Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề.
Chẳng hạn:
- Biết nói lời xin lỗi không chỉ là nhận thức mà còn là hành vi mang tính đạo đức
thể hiện vẻ đẹp của con người sống có văn hóa.
- Thái độ biết nói lời xin lỗi không phải là hành vi của kẻ yếu mà rất nhiều khi nó
thể hiện tư cách của kẻ mạnh - kẻ dám vượt lên thói sĩ diện hảo, kẻ dám nhận ra
lỗi lầm, kẻ có quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân và bình luận các ý kiến.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy
động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và
khả năng cảm thụ văn chương để làm bài
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí
lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5)
- Kim Lân là một trong những nhà truyện ngắn có nhiều trang viết cảm động về đề
tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
- Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó bị lạc mất bản thở. Sau
hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa một phần cốt truyện cũ để viết truyện Vợ nhặt.
2. Giải thích các ý kiến (0,5đ)
- Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ liều lĩnh,
thiếu lòng tự trọng.
Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào một thực tế của truyện là người phụ nữ trong
truyện đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn
bốn bát bánh đúc
- Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng,
có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn
nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân
vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của
người vợ nhặt như: không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt
và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ
ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà,
3. Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt (2,0đ)
Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những đặc
điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật - được Kim Lân khắc
họa đầy chân thực và cảm động:
- Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận
theo không người đàn ông.
- Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn
phẩm giá.
- Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao
cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai.
4. Bình luận về các ý kiến (1,0đ)
- Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau.
- Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai
vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất
nhân vật.
- Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa đoan, trong nhân
vật người vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên nhưng điều thứ hai mới là bản chất.
Lưu ý chung
1. Đáp án xây dựng theo hướng mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối
với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của cả phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp
án, có những ý ngoài đáp án nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP QUỐC GIA 2015
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 180 phút
Phần I - Đọc hiểu: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên
trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.
Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó
không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.”
(Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm)
a. Đoạn văn được viết với phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm) Nội dung của
đoạn văn là gì? (0.5 điểm)
b. Nét đặc sắc trong hình thức lập luận của tác giả trong đoạn văn trên? (1.0)
Phần II - Làm văn: (8 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 400 từ) để trình bày suy nghĩ của anh (chị) khi xem
hình ảnh sau:
Kế hoạch và thực tế khác nhau rất xa. Hãy chuẩn bị tinh thần vững chắc để
đương đầu với mọi khó khăn.
Câu 2: (5.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là bản anh hùng ca, bản
tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Ý kiến khác lại khẳng định:
“Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất”.
Bằng cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc (SGK - Ngữ Văn 12, Tập Một - NXB
Giáo dục), anh/ chị hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.
Hết
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP QUỐC GIA 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
a - Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính
luận. Đây là thể loại Chiếu (Văn bản chính luận cổ).
- Nội dung cơ bản của đoạn trích: Qui luật xử thế của người
hiền.
0,5
0,5
b Nét đặc sắc về hình thức lập luận của tác giả :
- Mở đầu bằng hình ảnh so sánh: người hiền - ngôi sao sáng
như thiên tử - sao Bắc Thần
- Nêu lên một phản đề: người hiền, có tài mà đi ẩn dật, lánh
đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi.
- Tác giả đã đặt ra vấn đề: người hiền phụng sự cho thiên tử là
một cách xử thế đúng, là tất yếu, hợp với ý trời.
0,5
0,5
Phần II: Làm văn (8 điểm)
CÂU Ý NỘI DUNG
1 Viết bài văn có dung lượng vừa phải (400 từ) bày tỏ suy nghĩ
về hình ảnh trong bức tranh.
3,0
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trong sáng; có tính biểu
cảm.
- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, diễn
đạt.
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể cảm nhận khác nhau và
trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ
bản sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận: tinh thần vững chắc để đương đầu
với những khó khăn.
- Hiểu về hình ảnh trong bức tranh:
+ Hình ảnh thứ nhất nói về kế hoạch vạch ra để con người đi
đến đích.
+ Hình ảnh thứ hai nói về thực tiễn mà con người đi đến đích
0,5
không như kế hoạch (hình ảnh thứ nhất).
- Câu văn dưới bức tranh: khẳng định giữa kế hoạch và thực
tế khác xa. Động viên con người hãy rèn luyện tinh thần vững
chắc để thành công.
- Bàn luận về nội dung tư tưởng được rút ra từ ý nghĩa của
bức tranh.
+ Tại sao thực tế khác xa với kế hoạch ? do nhiều nguyên
nhân khách quan, chủ quan như : đường xấu hoặc đang thi
công, buộc phải đi chậm, đi lâu; thời tiết (máy bay cất cánh
muộn hoặc hoãn), ốm đau, tiền bạc, (dẫn chứng)
+ Cần tinh thần vững chắc để đi đến đích: sự tự tin giúp ta
nhận thức được năng lực của bản thân, kiểm soát cuộc sống,
làm chủ trong hoàn cảnh thực tế, đủ năng lực để vượt qua
những khó khăn thử thách, cam go. Khi thực hiện mục tiêu
thất bại là điều không thể tránh khỏi, cần ý chí (dẫn chứng).
+ Có kế hoạch và tính toán đến thực tế với những vấn đề phát
sinh không như mong muốn giúp con người bình tĩnh đối phó,
xử lí tình huống linh hoạt nên cần có tinh thần vững chắc?
(dẫn chứng)
1,5
- Phê phán những con người máy móc, không linh hoạt (giữa
kế hoạch và thực tế), gặp khó khăn trong thực tế (khác với kế
hoạch), nảy sinh trạng thái chán nản, thối chí, buông xuôi,
quay về với vị trí ban đầu, những người không vạch ra kế
hoạch (cẩu thả).
0,5
- Bài học nhận thức:
+ Cần lập kế hoạch cụ thể để thực hiện công việc nhưng phải
tính đến những phương hướng hành động phát sinh trong thực
tế, linh hoạt, nhạy bén.
+ Liên hệ với bản thân: hoạch định thời gian biểu, chọn
nghề, để trở thành con người lao động khoa học, sáng tạo,
mềm mỏng,
0,5
2 Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là bản anh
hùng ca, bản tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Ở Việt Bắc, tính dân tộc
trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất”.
Bằng cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc (SGK- Ngữ Văn 12,
Tập Một - NXB Giáo dục), anh/ chị hãy làm sáng tỏ những ý
kiến trên.
5,0
a) Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết làm một bài văn nghị luận về ý kiến bàn về văn
học
- Kết cấu chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, hành văn lưu
loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu,…
b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách
nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu chung về Tố Hữu, giá trị bài thơ “Việt Bắc”, đồng
thời nhấn mạnh hai ý kiến: “Việt Bắc là bản anh hùng ca, tình
ca về kháng chiến và con người kháng chiến”, “Ở Việt Bắc,
tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất”
0,5
- Giải thích ý kiến:
+ Ý kiến thứ nhất: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của dân tộc ta, những con người kháng chiến (nhân dân
và cán bộ cách mạng) anh hùng trong chiến đấu, căm thù giặc
cao độ, có tinh thần đoàn kết.
Thể hiện tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt
Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình
giữa nhân dân và cách mạng
+ Ý kiến thứ hai: Khẳng định vẻ đẹp về nghệ thuật thơ Tố
Hữu- tính dân tộc - thể hiện ở kết cấu đậm chất ca dao, thể thơ
lục bát điêu luyện, ngọt ngào, ở việc sử dụng cặp đại từ
“mình”, “ta”.
0,5
Cảm nhận đoan thơ “Việt Bắc”:
- Việt Bắc là bản tình ca…
+ Tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và
cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân tình thủy chung của
đồng bào Việt Bắc (8 câu thơ đầu).
+ Thể hiện qua những kỉ niệm của tác giả về những năm
tháng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt
Bắc (“Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”).
+ Ca ngợi vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc: cảnh đẹp, hài
hòa từ đường nét, màu sắc, âm thanh; con người đẹp trong lối
sống nghĩa tình “ Rừng xanh…trăng rọi hòa bình”
- Việt Bắc là bản anh hùng ca…
+ Anh hùng trong chiến đấu: khung cảnh hùng tráng đậm chất
sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện qua giọng điệu dồn dập,
âm hưởng hào hùng, những hoạt động sôi nổi… góp phần
diễn tả sức mạnh và khí thế chiến đấu của cuộc kháng chiến
(“Những đường Việt Bắc của ta…muôn tàn lửa bay”).
+ Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù trước tội ác của giặc
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng”, “…mối thù nặng vai”, từ tinh
thần đoàn kết “Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây”, “Đất trời
3.0
1,0
1,0
ta cả chiến khu một lòng”.
+ Sức mạnh của đau thương biến thành hành động và lập
được những chiến công vang dội “Tin vui chiến thắng trăm
miền”.
+ Sức mạnh của niềm tin, lạc quan tin tưởng vào Đảng, Bác
Hồ; khẳng định Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cuộc
kháng chiến (“Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”)
- Việt Bắc thể hiện rõ nét tính dân tộc….
+ Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ, nương theo những câu hỏi,
theo lối đối đáp của ca dao ta- mình để khơi gợi kỉ niệm về
cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
+ Sử dụng ngôn ngữ xưng hô “ta- mình” khá linh hoạt, hình
thành một cuộc đối đáp thực sự, cũng là sự phân thân, tự vấn
của người đi (cán bộ cách mạng) để đáp lại tấm chân tình sâu
nặng của người ở lại (Đồng bào Việt Bắc), tạo nên cảnh tiễn
biệt dùng dằng thương nhớ, tạo độ sâu về tư tưởng cho bài
thơ.
1,0
- Bình luận ý kiến:
+ Là những đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và hình thức
nghệ thuật độc đáo về bài thơ Việt Bắc – một đỉnh cao của thơ
Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt
Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Tác dụng: Nói lên được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao
của thời đại, khơi được đúng chỗ sâu thẳm nhất trong truyền
thống ân tình thủy chung ngàn đời của dân tộc ta.
0,5
- Đánh giá chung: Đây là những ý kiến đánh giá đúng đắn về
giá trị của bài thơ Việt Bắc, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc
hơn về thi phẩm. Đây là câu chuyện lớn, là một vấn đề tư
tưởng được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật dân tộc.
Bài thơ vừa làm sống dậy những kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của
đời sống cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự
thủy chung của con người với con người và đối với quá khứ
cách mạng của dân tộc Việt Nam.
0,5