Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT – TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.82 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT – TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN 7
*****
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngữ văn – phân môn tiếng việt là phân môn có vị trí quan trọng
trong chương trình Trung học cơ sở (THCS) nói chung và lớp 7 nói riêng.
Nó trang bị vốn từ thông thường cần thiết rèn luyện cho học sinh khả năng
tư duy và năng lực thực hành những kĩ năng về tiếng việt, đồng thời rèn
luyện cho học sinh ngôn ngữ giao tiếp ứng xử.
Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy phân môn từ ngữ ở trường THCS có
nhiều thiếu sót nhất định, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa quan
tâm đến việc mở rộng vốn từ cho học sinh việc giải nghĩa từ chưa giúp học
sinh nắm được nghĩa bóng của từ nhiều nghĩa và ngay cả nghĩa đen, có khi
học sinh cũng chưa hiểu đầy đủ chính xác, hệ thống bài tập chưa phong phú
để học sinh vận dụng vốn từ đã học.
Bên cạnh đó giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh phương pháp
học tập phù hợp và vận dụng vào thực tế và vận dụng vào thực tế. Nguyên
nhân khách quan là đa số học sinh thuộc gia đình nghèo có hoàn cảnh khó
khăn, học sinh ngoài việc đi học ở trường còn phải làm thuê kiếm sống phụ
giúp gia đình nên thời gian học tập ở nhà còn rất hạn chế. Ngoài ra cách
giao tiếp ứng xử đối với mọi người các em rất nhút nhác, e dè.
Đó là nguyên nhân mà tôi bức xúc, trăn trở để tìm ra một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng việt trong chương
trình ngữ văn 7
1
B./ NỘI DUNG :
1. Thực trạng :
1.1. Thuận lợi :
Trường đã hưởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và


làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “hai không” với
bốn nội dung Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh Thành tích trong
giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh
ngồi nhằm lớp và cuộc vận động “Dân chủ, kỉ cương, tình thương và trách
nhiệm” do ngành phát động.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được chú trọng, tập thể CB-CC
có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công tác, đoàn kết nội bộ.
Được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền các cấp, sự lãnh đạo chỉ
đạo trực tiếp của lãnh đạo phòng GD-ĐT Hòa Bình đã tạo điều kiện thuận
lợi trong điều hành công việc, hướng dẫn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
góp phần tích cực cho trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Công tác xây dựng đội ngũ được quan tâm cán bộ giáo viên tham gia
đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên.
Công tác huy động học sinh đến trường đầu năm thực hiện tốt, công
tác thanh kiểm tra được đẩy mạnh góp phần xây dựng tốt nề nếp kỉ cương
của nhà trường.
Trường học đã xây dựng một số văn bản mang tính pháp lý qui định
về nội qui cơ quan, lề lối làm việc, công tác thi đua, các loại hồ sơ, biểu
mẫu … tạo nên sự thống nhất cơ bản trong hoạt động giáo dục.
2
Các phong trào hội giảng, dự giờ được duy trì và hiệu quả ngày càng
cao việc tự làm đồ dùng dạy học được tiếp tục phát động; chất lượng giảng
học tập lớp đầu cấp và hiệu quả ngày càng cao.
Các phong trào “Giúp đở học sinh yếu kém” phong trào “Xanh-sạch-
đẹp” và “Xây dựng trường học thân thiện”, học sinh tích cực” nhà trường
hưởng ứng và thực hiện khá hiệu quả.
1.2. Khó khăn :
Điều kiện kinh tế của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
cho nên việc đầu tư và sự quan tâm đến việc học của các con em mình còn
hạn chế, một số em trong độ tuổi đến trường phải bỏ học nữa chừng để

tham gia lao động giúp gia đình do đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển giáo
dục của địa phương.
Cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế chưa chưa đáp ứng phục vụ cho
việc đổi mới chương trình sách giáo khoa. Trường còn thiếu rất nhiều
phòng học chức năng, chưa có khu hiệu bộ, diện tích thiếu nhiều so với yêu
cầu nên việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn gặp khó khăn.
2. Giải pháp :
Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Từ ngữ cho học sinh đối
với chương trình ngữ văn bậc THCS qua quá trình đổi mới sách giáo khoa
nói chung và lớp 7 nói riêng. Theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau :
2.1. Việc giải nghĩa từ cho học sinh phải đầy đủ và chính xác :
Điều quan trọng trong việc Từ ngữ là giúp học sinh hiểu đúng và
chính xác nghĩa của từ. Muốn vậy giáo viên phải giải nghĩa từ.
Học sinh phải nắm được nghĩa chính lẫn nghĩa phụ (nghĩa đen và nghĩa
bóng)
3
Ví dụ : Từ “Trông” . Nghĩa chính là “nhìn” . Nghĩa phụ là “mong” ;
“Coi giữ”.
Nhưng việc giải nghĩa từ trên khiến học sinh khó phân biệt nghĩa
chính và nghĩa phụ của từ. Vì thế cách giải nghĩa tốt nhất là sự phát triển
các mối quan hệ của từ nhiều nghĩa.
Nói như vậy có nghĩa là sự phát triển nghĩa của từ có một cơ sở, một
lý do nhất định, có thể giải thích được chẳng hạn các nghĩa của từ như từ
“chân”.
(1) “chân” một bộ phận dưới của cơ thể người hay động vật dùng để đứng.
(2) “chân” bộ phận dưới của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho bộ phận
khác (chân bàn, chân giường)
(3) “chân” phần dưới của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
Chúng ta có thể thấy rõ cơ sở chung của sự phát triển nghĩa ở đây là
nét nghĩa “bộ phận dưới cùng” có như thế học sinh dễ dàng phân biệt được

nghĩa chính và nghĩa phụ.
Giáo viên cần lưu ý học sinh cần tham khảo thêm sách vở và giáo
viên cũng dựa vào từ điển để tránh sai sót trong giải nghĩa của từ, đồng thời
khi giải nghĩa cần đặt trong ngữ cảnh, sử dụng các ví dụ vui, hấp dẫn, các
câu tục ngữ … để giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu qua đó nắm được nghĩa
của từ.
2.2. Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh :
Mở rộng vốn từ cho học sinh là một nhiệm vụ cơ bản của phân môn
từ ngữ, khi có vốn từ phong phú học sinh sẽ rất thuận lợi trong hoạt động
giao tiếp và hoạt động tư duy, có thể mở rộng vốn từ cho học sinh bằng
nhiều cách khác nhau.
4
a) Phương pháp ghép từ
Xuất phát từ một từ gốc, bằng phương pháp giúp học sinh tìm ra từ
mới.
Ví dụ : Từ “bà” , từ “học”
“học” : Học sinh , học tập.
“Bà” : Bà nội, bà ngoại.
Bằng phương pháp ghép từ như trên học sinh dễ nhận biết đâu là từ
ghép chính phụ đâu là từ ghép đẳng lập.
b)Phương pháp láy
Đây là phương pháp giúp học sinh tìm ra từ mới bằng nhiều cách lập
lại phụ âm đầu, vần hay toàn bộ từ đã có.
Ví dụ : Từ “Xinh” bằng phương pháp láy, học sinh tìm ra từ mới “xinh
xinh”
c)Phương pháp liên tưởng
Giáo viên nhắc lại kiến thức đã học của bài “từ đồng âm” và “từ trái
nghĩa” từ một từ cho trước, học sinh tìm ra những từ gần nghĩa với từ
“chăm chỉ” như các từ “cần cù”, “chịu khó”. Trái nghĩa với từ chăm chỉ là
“lười biếng”.

2. 3. Giúp học sinh sử dụng vốn từ :
Học phân môn từ ngữ, học sinh phải sử dụng được vốn từ đã có
trong giao tiếp, để học sinh sử dụng được vốn từ của mình .
Theo tôi cần áp dụng các biện pháp sau :
a) Làm bài tập điền từ :
Có 02 mức độ
- Mức độ 1 : Cho trước các từ yêu cầu tìm trong số những từ đã cho
chọn thích hợp điền vào chổ trống.
5
Ví dụ : cho các từ ai, bao nhiêu, bấy nhiêu chọn từ thích hợp điền vào chổ
trống.
+ …………………… đừng bỏ ruộng hoang.
+……………………Tất đất, tất vàng.
+…………………… làm cho bể kia đầy.
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
- Mức độ 2 : không cho trước các từ để học sinh tự tìm trong vốn từ
điển của mình điền từ vào
Ví dụ :
Dù ai nói ……………nói ………
Lòng ta vẫn vững …………kiềng ba chân.
Gần ………… thì đen, gần ………thì sáng.
b) Đặt câu với từ cho trước :
Loại bài tập này yêu cầu học sinh tự đặt câu và qua việc dặt câu với
các em thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ và cách kết hợp từ
với nhau.
Ví dụ : Đặt câu với từ “bàn” là danh từ, “bàn” là động từ. chúng em
ngồi xung quanh bàn, bàn kế hoạnh giúp đở các bạn học yếu.
c) Lựa chọn từ phản ánh cô đọng, hàm xúc, chính xác, một tình
huống một hoàn cảnh:
Mục đích của bài tập này là hình thành cho học sinh thói quen cân

nhắc, thận trọng có ý thức khi sử dụng từ.
3. Kết quả :
Trong quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp ở phân môn
này tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú, tích cực trong học tập, chất lượng
học tập của học sinh cũng được nâng cao đặc biệt là học sinh yếu kém.
6
Cùng với quá trình áp dụng một số biện pháp trên đã tiến hành khảo sát
chất lượng học tập của học sinh ở phân môn từ ngữ dẫ thu được kết quả
như sau :
Năm học
Học sinh
được khảo
sát
Giỏi Khá TB Yếu
2013-2014 60 học
sinh
14HS(23
0
0
) 34HS(
0
0
57
) 11HS(
0
0
18
) 1HS(
0
0

2
)
C./ KẾT LUẬN :
Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn từ ngữ trong chương trình
Ngữ văn bậc THCS nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng đòi hỏi học sinh phải
nắm vững kiến thức bộ môn, rèn luyện năng lực tìm tòi, sáng tạo có kế
hoạch phù hợp.
Đối với giáo viên cần có niềm say mê nghiên cứu bộ môn kết hợp
với kinh nghiệm giảng dạy để tìm ra phương pháp giảng dạy mới, phù hợp
với trình độ học sinh, nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, giúp đở các em
học sinh yêu thích môn học hơn.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập
phân môn Từ ngữ cho học sinh lớp 7. trong suốt quá trình viết sáng kiến
kinh nghiệm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô
đóng góp ý kiến để tôi được học hỏi thêm kinh nghiệm quý báo.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Mỹ A, ngày 23 tháng 09 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Phương Trâm
7

×