Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ssang kien kinh nghiem soan giao an dien tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.75 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC NAM ĐÔNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE
**********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC

Người thực hiện: Trần Đồ
Đơn vị công tác: Trường THCS thị trấn Khe Tre

Khe tre, tháng 04 năm 2007
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DAY HỌC
I. Cơ sở chọn đề tài:
1. Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX và đầu
thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn
hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia trên thế giới phát triển đã bắt đầu
chuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia
đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT), để phát triển và hội nhập. Ngày nay khi
công nghệ thông tin càng phát triển thì việt phát triển ứng dụng công nghệ thông
tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu.
Đối với ngành giáo dục chúng thì CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi
nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến
tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho
CNTT.


2. Trong lĩnh vực giáo dục ở huyện nhà, CNTT đã được ứng dụng trong công
tác quản lý, một số trường đã đưa tin học vào giảng dạy và học tập trong đó có
trường THCS Thị Trấn Khe Tre . Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong giảng
dạy ở một số trường còn hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất
lượng, nghiệp vụ giảng dạy trong việc dạy và học, chúng ta không nên từ chối
những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng
nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng
CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng
dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
3. Thực hiện tinh thần chỉ đạo nói trên của Bộ GD-ĐT và của Sở GD-ĐT
Thừa Thiên-Huế, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc đổi
mới phương pháp Dạy - học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả
nhất trong việc đổi mới phương pháp Dạy - Học và chắc chắn sẽ được sử dụng
rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới. Qua đó, đồng thời
Phòng GD Nam Đông và trường sở tai THCS Thị Trấn Khe Tre đã và đang tạo
điều kiện, động viên, khuyến khích việc đưa CNTT vào giảng dạy là cốt yếu, tôi
2
đã mạnh dạng tự tìm tòi học tập và đưa CNTT vào giảng dạy từ hơn ba năm nay,
mặc dù điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn, trường THCS Thị Trấn
Khe Tre đã mạnh dạng thực hiện bước đầu thể nghiệm trong tổ Toán - Tin học,
từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các tổ bộ môn khác.Nhưng làm thế nào để
ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một vấn đề
nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong bản sáng kiến
kinh nghiệm này, cũng như một số tiết dạy của tôi và các thầy cô trong tổ đã thử
nghiệm trong các năm học vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra
những giải pháp tốt cho những tiết dạy của mình trong thời gian tới.
II. Một số vấn đề về lí luận: Soạn và sử dụng giáo án điện tử (GAĐT):
1.Những trở ngại khi sử dụng GAĐT.

Phần lớn các giáo viên còn ngại sử dụng GAĐT, vì nghĩ rằng sẻ tốn kém thời
gian để chuẩn bị cho một bài giảng điện tử. Việc thực hiện một bài giảng một
cách công phu bằng các dẩn chứng sống động trên các slide trong những giờ
dạy- học lý thuyết là một điều mà các GV như chúng ta không muốn nghĩ đến.
Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, đó chính
là điều mà chúng ta thường hay lo ngại và tránh né. Khảo sát hiệu quả từ phía
học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn
trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại thấp( khoảng 35%), trong khi hiệu quả của
pháp multemedia (nghe - nhìn ) lại cao hơn( khoảng 60% - 70% ).Ví vụ: trong
giờ học toán với bài toán quỷ tích nếu ta sử dụng phương pháp truyền thống vẽ
tay thì mức độ tiếp thu của HS bị hạn chế, nhưng nếu có sự hổ trợ phần mềm thì
sẽ có hiệu quả cao hơn. Việc sử dụng một phương pháp đòi hỏi phải có một giáo
án mới. Thực ra, muốn click chuột để có một tiết dạy thực sự hiệu quả thì GV
phải vất vả nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về
vi tính, sử dụng thành thạo các phần mềm PowerPoint 2003 ( phần mềm nằm
trong bộ MS Office 2003 , hiện nay đã có PowerPoint trong bộ MS Office 2007)
dùng để tạo các trình diển đa dạng trên máy tính. Ngoài ra có các phần mềm
Cabri ,GEOSPACW, GraphCalc , PhotoFrameShow (xử lí hình ảnh),
Geometer’s Sketchpad(GSP) … , giáo viên cần có niềm đam mê công việc thiết
kế đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều
nguồn.Trong quá trình thiết kế,để có được một GAĐT tốt, từng cá nhân giáo
viên gặp không ít công việ tự đi tìm tư liệu ( hình ảnh minh họa, âm thanh sôi
động, đoạn phim …) cho phù hợp với bài giảng, nối các thiết bị máy tính như:
từ đầu máy Projector với máy tính Đây chính là một trong những nguyên
nhân mà một số giáo viên chưa thật sự mạnh dạng thực hiện dạy bằng CNTT khi
có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng hay dự giờ mới sử dụng. Như vậy mục đích
sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các
tình huốn này. Chính vì những khó khăn trên mà những GV chúng ta còn hay e
ngại, chưa thực sự mạnh dạng áp dụng thường xuyên trong các giờ giảng dạy.
3

2. Những yêu cầu cần thiết để làm GAĐT:
Mặt dù GAĐT chưa được các trường học đón nhận rộng rải, chưa thực sự phổ
biến nhưng bước đầu đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách
học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng GAĐT sẻ giúp
người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần click chuột ? Thực ra muốn click chuột để
tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ nhiều công sức tìm
hiểu và làm quen với cách soạn và giảng bài mới này. Cụ thể người thầy cần
phải:
- Có một ít kiế thức hiểu biết về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint2003 ( và đối với môn Toán
: Phần mềm Geometer’s Sketchpad, VisuaBasic, Violet, … )
- Biết cách truy cập Internet
- Có khả năng sử dụng được một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, cát phim, làm
các ảnh động bằng Plash, cắt các file âm thanh,…
- Biết sử dụng máy OverHead Projector ( Máy chiếu qua đầu )
Mới nghe thì có vẻ mới mẽ và phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng công
nghệ thông tin (ƯDCNTT) vào giảng dạy có bắt buộc thì phải thực hiện hết các
yêu cầu trên hay không? Câu trả lời là không. Vì nó còn tùy thuộc vào tính chất
của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặc ra cho mỗi giáo viên. Tuy
nhiên, nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì thật là tuyệt vời, lúc đó chất lượng
Dạy - học như thế nào thì các bạn đồng nghiệp tự thảo luận ?.Tại sao tôi lại đặt
ra các yêu cầu đó? Các bạn thử tưởng tượng xem nếu một người nào đó không
có khái niệm gì về CNTT thì liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một
chương trình làm việt hay không? Liệu họ có biết được tài liệu của mình nằm ở
đâu trên máy tính hay không? Có biết cách Copy tài liệu từ nơi này sang nơi
khác hay Delete( xóa) một tài liệu khi không dùng nữa? Nghĩa là dù ít hay
nhiều thì cũng phải sử dụng được máy tính theo ý riêng mình.
Ở đây, vấn đề cần đặt ra là từ những giáo án được soạn sẳn trên giấy và được
trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để giáo án đó trở thành GAĐT được trình
bày trên màn chiếu qua đầu projector? Điều này đòi hỏi người thầy trước hết

phải biết sử dụng phần mềm PowerPoint 2003 ( phần mềm nằm trong bộ MS
Office 2003 , hiện nay đã có PowerPoint trong bộ MS Office 2007) dùng để tạo
các trình diển đa dạng trên máy tính.Ngoài ra có các phần mềm Cabri(Toán
HHKG) ,GEOSPACW( Toán ), GraphCalc (Toán ), PhotoFrameShow( xử lí
hình ảnh), Geometer’s Sketchpad(GSP) … Nếu chỉ dừng ở mức độ soạn thảo
những nội dung cần thiết và cộng thêm các thao tác định dạng về màu sắt , font
chữ tôi nghĩ rằng chắt thầy cô nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có
làm như thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint2003
( hay PowerPoint2007) và cũng như một số phần mềm kể trên lúc đó cũng như
chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Ví dụ trong một
4
tiết toán “ Đồ thị hàm số y=ax
2
+b (a≠0)” đại số lớp 9 thay vì giáo viên hay học
sinh lên bảng lập bảng giá trị và vẽ đồ thị hàm số thì bây giờ trên màn hình lớn
hiện ra công thức và bảng giá trị, học sinh chỉ cần thảo luận tại chổ và trả lời
( phần mềm PowerPoint 2003) và vẽ đồ thị (phần mềm GSP),tiết toán hình học
lớp 8 “hình lăng trụ , hình chóp” thay vì giáo viên vẽ trên bảng hay trên bảng
phụ thì bây giờ hiện trên màm hình với những hình rỏ nét và chuyển động theo
không gian (Cabri ,GEOSPACW, GraphCalc,Geometer’s Sketchpad)… .Với
môn lịch sử khi dạy về các trận chiến của quân ta và địch, thay vì giáo viên diển
thuật các trận đánh dựa trên bảng đồ vẽ sẳn thì bây giờ học sinh nhìn vào trên
màng hình lớn các trận đánh sẻ diển ra qua các đoạn phim tài liệu mà giáo viên
chèn vào. …
Với hình thức giảng dạy như thế, tôi tin rằng các em học sinh sẻ cảm nhận và
khắc sâu, dể hiểu về bài học, qua đó giáo viên khỏi mất thời gian vẽ hình, không
mất thời gan xóa bảng mà chỉ khắc sâu và mở rộng kiết thức cho học sinh ……
Với những nội dung bài giảng, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng,
thao tác cơ bản đòi hỏi người thầy phải nắm được là thiết lập các hiệu ứng để
làm sao cho bài giảng được sinh động , mang lại không khí học tập sôi động và

mới mẻ.Vậy các hiệu ứng đó là gì? Đó là các hoạt cảnh của các đối tượng ( văn
bản, hình ảnh, ) được thiết lập có thứ tự, có thể là dòng chữ hay hình ảnh này
xuất hiện trước dòng chữ hay hình ảnh kia, hay có thể là dòng chữ hay hình
ảnh này xuất hiện sang trái, dòng chữ hay hình ảnh xuất hiện sang phải….Chẳng
hạng trong giờ học toán giáo viên(GV) đưa ra bài toán trắc nghiệm ( chọn Đúng
hoặc Sai: ( Phần mềm VisuaBasic hay PowerPoint hay ViOlet sẻ làm được điều
đó) sau đó mới kiểm nghiệm kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm được
thời gian chép câu hỏi lên bản , đồng thời tăng khả năng tư duy của học
sinh(HS).Với đặc điểm này GV tiết kiện được thời gian viết nội dung lên bảng ,
nội dung hiển thị đến đâu GV giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều
hơn, logic hơn , HS hiểu bài sâu hơn.
Đối với môn lịch sử, địa lý bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh
họa. Có thể là hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng, hay hình
ảnh của các vùng kinh tế, khí hậu, diện tích lảnh thổ của các nước trên thé giới,
……Nếu chỉ trình bày suông, tôi nghĩ rằng cũng chỉ có vấn đề gì cả. Nhưng tại
sao khi chúng ta đã chấp nhận làm GAĐT thì lại không làm bài tập phong phú
hơn. Hiện tai những hình ảnh minh họa, phần mềm cho các nội dung bài dạy nói
trên tương đối nhiều trên Internet mà hiện tại nhà trường đã có mạng Internet tốc
độ cao ADSL, tôi nghĩ rằng nếu chỉ cần bỏ một chút thời gian lên mạng mà có
được những phần mềm , hình ảnh, đoạn phim cần minh họa cho bài giảng thì
người thầy nào cũng sẳng lòng cả. Điều đó đồng nghĩa với việt giáo viên phải
biết cách truy cập mạng Ỉnernet để lấy thông tin . Tuy nhiên không phải hình ảnh
nào cũng lấy từ Internet được mà những hình ảnh cần lấy từ sách giáo
5
khoa(SGK) thì lúc đó ta phải Scaner( quét ảnh) và chỉnh sữa ảnh …. Nói tóm lại
để có được một GAĐT tạm gọi là hiệu quả thì mỗi GV cần phải có chút ít về kĩ
thuật tin học.
Bài giảng sau khi được thiết kế sẻ được trình chiếu lên màm hình thông qua
đầu projector. Điều đó dù muốn hay không mỗi GV buộc phải biết cách sử dụng
nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với GV chỉ cần một vài thao

tác lắp máy chiếu với đầu máy CPU của máy vi tính và điều chỉnh độ nét ,độ lớn
trên màm hình, lúc này GV chắt hẳn có một bài giảng chất lượng, HS sẻ có một
tiết học thỏa mái và sôi động.
Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ GAĐT mà các giáo viên đã tạo ra một
không khí khác hẳn so với giờ dạy truyềng thống. Học sinh buộc phải tập trung
nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các gờ học .Tuy nhiên, để làm được điều
đó người dạy phải có một kiến thức nhất định Chẳng hạng sử dụng được phần
mềm trình diển PowrPoint để trình bày bài giảng và cần phải có khái niệm về các
phương tiện kĩ thuật đã được đề cập là các phương tiện hổ trợ cho việt giảng dạy
chứ không thể thay thế được vai trò chủ đạo của người thầy trong giờ lên lớp.
3.Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện GAĐT:
Hiện tại, ở tường đã và đang áp dụng GAĐT trong các giờ dạy, nhưng vấn đề
đặt ra là việt áp dụng như vậy đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa ? Nếu chưa thì áp
dụng thế nào cho đúng quy trình để chuẩn bị cho một GAĐT?
Khi chuyển từ bài giảng truyền thống ( thầy giảng- đọc trò ghi hay thầy vừa
giảng vừa ghi – trò chép) sang việc giảng bài bằng GAĐT (ƯDCNTT trong dạy
học), hầu hết các giáo viên ở trường nói chung và tổ Toán –tin nói riêng trong đó
có tôi thường mang một tư tưởng của bài giảng củ để áp đặt vào. Nghĩa là nghĩ
và sẻ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nọi dung váo trong Slide.
Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế HS sẻ cho rằng giáo viên chỉ nói những
điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài.
Chúng ta cần nhớ một điều: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào
đó) là nơi là chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài
giảng.Tùy theo từng môn học, chúnh ta có thể bổ sung các công thức, hình ảnh
minh họa một cách hợp lý. Đây là bước mà GV cần vận dụng khả năng, kiến
thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu Slide nào cần hình ảnh
minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay Slide kia đang trình
bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Công đoạn đưa nội
dung vào giáo viên cũng nên luu ý về số lượng chữ, màu sắt, kích thước trên một
Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muồn trình bày một cách rỏ ràng, dể

hiểu. Nhìn vào Slide GV có nhiệm vụ giải thích kỉ càng và mở rộng nó ra chứ
không phải đọc các dòng chữ trên Slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này,
GV cảm thấy khó khăn trong việt xác định xem slide tiếp theo sẻ trình bày về
6
vấn đề gì. Giáo viên có thể in ra một bảng để vừa giảng vừa nhìn vào để xác định
vấn đề tiếp theo.
Sử dụng GAĐT cũng có nghĩa giáo án truyền thống được lảng quên. Chúng ta
hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì, phải
chăn là tất cả nội dung bài giảng? Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số các
Slide chỉ chứa văn bản, hình ảnh,….thì làm thế nào mà GV có thể quan sát hết
các vấn đề cần được giảng? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều
thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu nếu một GV mới
có thể nhớ hết nội dung đã chuẩn bị trước buổi dạy hay không? Chỉ cần chúng ta
xây dựng kế hoạch giảng dạy thì vấn đề trên sẻ được giải quyết ngay. Đề cương
này sẻ ghi rỏ tên bài dạy, các mục kiến thức cần trình bày, vấn đề nào cần trình
bày trước, vấn đề nào cần trình bày sau ? Vấn đề nào trọng tâm và nhấn mạnh?
Chúng ta phải chuẩn bị kỉ lưởng như vậy là vì nếu tiết dạy đó GV chưa nói hết
các nội dung trong các Slide hay đã trình bày hết nội dung nhưng thời gian còn
thừa. Tóm lai, chúng ta phải kết hợp đề cương này cùng với việt trình bày trên
các slide một các hợp lý thì lúc đó Gv ắt hẳn không còn băn khoăn gì về cách
dạy mới mẻ này.
III. Giải pháp cho việt áp dụng GAĐT.
Đúng là GAĐT lắm công phu thật. Có lẻ vì thế mà một số GV chúng tôi đã
thực hiện nhưng chỉ mang lại một kết quả không đồng bộ, và chỉ dừng lại ở các
tiết thao giảng, dự giờ. Phải chăn có nhiều rào cản trong việt áp dụng phương
pháp mới này? Đó là do cơ sở vật chất hay do sự ngại ngùng của của một số giáo
viên khi làm với các kỹ thuật tin học để phục vụ cho môi trường giảng dạy mới?
-Vấn đề thứ nhất tôi nghĩ khó giải quyết nhưng khi giải quyết được thì vấn đề
thứ hai hoàn toàn khắt phục được. Với đội ngũ GV tin học hiện có trong nhà
trường, tôi tin chắt rằng chỉ cần tổ chức một số buổi chuyên đề về cách sử dụng

máy chiếu, hướng dẩn thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, một số phần
mềm cần thiết cho toàn thể các GV các bộ môn khác để họ có thể tự mình thiết
kế một GAĐT riêng cho mình. Tôi lấy ví dụ trong năm học vừa qua(2005-2006)
tổ Toán –tin học đã triển khai chuyên đề về sử dụng phần mềm Geometer’s
Sketchpad (GSP), PowerPoint2003 trong giờ dạy học toan đến nay hầu hết các
GV trong tổ đã sử dụng thành thạo và đã – đang thực hiện việt ƯDCNTT trong
dạy học có hiệu quả nhờ tổ chức nhiều buổi thao giang, dự gờ góp ý sâu sát của
các thầy cô trong tổ chúng tôi.Qua đó mỗi giáo viên ngoài chuyên môn của mình
còn cần có sự nhiệt huyết say mê, tìm hiểu, học hỏi thêm về CNTT.
- Ngoài ra, các thầy cô trong cùng tổ chuyên môn nên có các buổi thao giảng
để thu nhận những góp ý chân thành từ những người khác, từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy theo phương pháp mới. Tôi nhĩ rằng với khả năng sư phạm vốn
có cộng thêm một ít bồi dưỡng kiến thức tin học các GV hoàng toàn thiết kế
7
được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi
mới phương pháp giảng dạy.
IV. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm.
1/ Kết quả đạt được:
Trong 3 năm giảng dạy và ƯNCNTT trong dạy học, bản thân tôi đã không
ngừng cố gắng tìm tòi- học hỏi để làm sao việc ƯDCNTT trong dạy học có một
kết quả như mong muốn. Trong quá trình làm GAĐT và ƯDCNTT trong giảng
dạy nhận thấy rằng một số tiết dạy ƯDCNTT có kết quả khá khả quan, lúc đầu
học sinh còn bở ngỡ, giáo viên mất thời gian do trình bày dài dòng, nhưng dần
dần lớp học nôi động hẳn lên và giáo viên đỡ mất thời gian nhiều.Với áp dụng
theo phương pháp này sẻ có kết quả cao hơn và phù hợp với phương pháp dạy
học hiện nay.
Kết quả cụ thể:
Năm học 2004-2005 tỉ lệ giáo viên ƯDCNTT thấp ( khoảng 5% - 10% ) chủ
yếu là tổ Toán – Tin học. Đến năm học 2005 – 2006 thì tỉ lệ giáo viên áp dụng
CNTT trong giảng dạy được đẩy mạnh (lên khoảng 10% - 50% ). Hiện nay năm

học 2006 – 2007 tỉ lệ giáo viên đã và đang đưa CNTT vào dạy-học lên gần
89%.Cũng trong năm học này có 7 GAĐT tham gia dự thi cấp Phòng trong đó có
3 giáo viên đạt giải và 4 GAĐT dự thi cấp tỉnh thì 2 GAĐT được nhân rộng.
Điều đó chứng tỏ việc ƯDCNTT trong giảng dạy ngày càng được phát triển
mạnh
2/ Bài học kinh nghiệm:
Để một tiết dạy có ƯNCNTT có hiệu quả thì:
+Phải hiểu biết kiến thức cơ bản về tin học
+ Giáo án không quá nhiều màu sắc.
+ Không quá nhiều hiệu ứng trên cùng một Slide.
+ Trên một Slide hạn chế chữ quá nhiều nên soạn những ý chính, công thức
của bài dạy .
+ Chữ phải rỏ ràng dể đọc không quá nhỏ.
+ Tạo ra được những hình ảnh minh họa, đoạn phim,…. mang tính chất thực
tế, sôi động, gây hứng thú cho học sinh.
+ Nên đưa nhiều bài tập ( bài tập trắc nghiệm );
+ Biết truy cập Internet.
+ Hiểu biết thêm về kỉ thuật máy tính ( cách nối dây máy tính với OverHead
projector: máy chiếu qua đầu, điều chỉnh độ nét của màn hình, góc độ đặt máy
tính….)
V. Kết luận và kiến nghị
1/ Kết luận:
Việc ƯDCNTT trong day - học các trường phổ thông là rất cần thiết nó có tác
động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học
8
theo một chương trình thay sách giáo khoa hiện nay . Do đó việc soạn GAĐT là
không thể thiếu, để có được một GAĐT chất lượng thì giáo viên phải tự tìm tòi,
học hỏi, nghiên cứu và mất nhiều thời gian mới có được. GAĐT là một phương
tiện dạy - học thheo phương pháp mới hiện nay, nó đòi hỏi phải có sợ đầu tư
không chỉ kiến thức mà còn là thời gian. Trên đây là một số quan điểm và kinh

nghiệm của tôi trông suốt thời gian thực hiện, các thầy cô và các bạn đồng
nghiệp xem xét và góp ý thêm để quá trình thực hiện GAĐT có hiệu quả.
2/ Kiến nghị:
Để ƯDCNTT trong dạy- học được đồng bộ hóa ở nhà trường tôi xin kiến
nghị: Các cơ quan ban nghành, nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
tinh thần cho những giáo viên giảng dạy đồng thời tạo điều kiện cho GV được đi
tập huấn các chương trình ƯDCNTT trong giảng dạy để bổ sung thêm kiến thức
và học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp.Tôi mong rằng với kiến nghị này,
các cơ quan ban nghành luôn tạo điều kiện và giúp đỡ.
*********
9

×