Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo thực tế tại bệnh viện tai mũi họng TW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.04 KB, 15 trang )

Báo cáo thực tế
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
Nhóm sinh viên:
Nguyễn Tuấn Sơn
Nguyễn Văn Hà
Nguyễn Thị Trâm
Đặng Mai Trang
Nguyễn Thị Trang
Trường Đại học Dược Hà Nội
11/14/2012
I – KHOA DƯỢC:
1. Hệ thống tổ chức và quản lý của khoa Dược bệnh viện:
1.1. Cơ cấu tổ chức của khoa Dược bệnh viện:
Khoa Dược bệnh viện có 11 nhân sự trong đó có 03 thạc sĩ dược học, 02 dược sĩ
đại học, 01 dược sĩ trung học, 04 dược tá và 01 dược công.
- Trưởng khoa: Thạc sĩ Bùi Văn Đạm.
- Phụ trách pha chế: Dược sĩ Nguyễn Thị Lan Hương và 01 dược tá.
- Phụ trách nhà thuốc: Thạc sĩ Đặng Thị Trang và 02 dược sĩ trung học và 01 nhân viên
phòng tài chính kế toán.
- Phụ trách kho: Dược sĩ Ngô Năng Tịnh và dược tá Ngô Phương Lan.
- Phụ trách cung ứng thuốc, hành chính: Thạc sĩ Vũ Năng Thỏa.
1.2. Hệ thống quy chế, luật lệ hành nghề dược tại bệnh viện:
Hoạt động chung của bệnh viện tuân theo các văn bản như:
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Tai Mũi Họng TW.
- Quy chế bệnh viện.
- Thông tư quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
- Nghị định 79/2006/ND-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Dược.
Hệ thống quản lý, sử dụng thuốc được thực hiện dựa trên:
- Thông tư hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện.
- Thông tư hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng
làm thuốc.


- Thông tư hướng dẫn dùng thuốc trong các cơ sở y tế.
- Thông tư quản lý chất lượng thuốc.
Hoạt động nhà thuốc bệnh viện được thực hiện dựa trên:
- Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.
- Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) và Quy trình thao tác chuẩn (SOP).
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các loại hình cán bộ trong khoa Dược:
Ở khoa Dược hiện có các bộ phận nghiệp vụ dược – kho – pha chế – nhà thuốc,
đứng đầu mỗi bộ phận đều có dược sĩ đại học trở lên phụ trách. Trưởng khoa Dược có
văn bản quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn cho từng dược sĩ phụ trách các bộ
phận kể trên.
1.4. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện:
Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về các vấn đề
liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc trong bệnh viên, đảm bảo sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện “Chính sách quốc gia về thuốc”, làm
nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho Giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Trưởng khoa Dược là Phó chủ tịch hội đồng kiêm Ủy viên thường trực. Nhiệm vụ
của Dược sĩ trong Hội đồng:
- Chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng.
- Tham mưu cho Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện về thuốc để xây dựng danh mục
thuốc dùng trong bệnh viên, nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Tháng 10
hàng năm, khoa Dược gửi danh sách thuốc dự kiến cho các khoa lấy ý kiến, sau đó hoàn
thành danh mục.
2. Cung ứng thuốc:
2.1. Bộ phận pha chế thuốc:
Thiết bị máy móc:
- Chày cối: Hiện tại không sử dụng.
- Máy nghiền, máy trộn: Thay chế cho chày cối để nghiền, trộn hoạt chất.
- Máy điều hòa: Đảm bảo cho nhiệt độ phòng pha chế ổn định, tránh ảnh hưởng đến chất
lượng, thể chất của hoạt chất.

- Tủ lạnh: Bảo quản thuốc pha chế xong chưa đưa xuống sử dụng, đảm bảo chất lượng cho
thuốc.
- Thiết bị đóng gói, bao bì, thiết bị in lô sản xuất.
Nhận xét : Do quá trình pha chế thuốc ở quy mô nhỏ nên không sử dụng các thiết
bị tự động hóa mà pha chế thử công.
Chế phẩm thuốc:
- Các chế phẩm thuốc sau khi được pha chế chuyển xuống nhà thuốc bệnh viện hoặc
chuyển sang bộ phận cấp phát theo bảo hiểm y tế. Các chế phẩm này chỉ được phép cấp
và bán trong phạm vị Bệnh viện. Dựa theo nhu cầu điều trị và lượng thuốc tiêu thụ kỳ
trước để đảm bảo pha chế và cung ứng đủ thuốc cho Bệnh viện. Một số chế phẩm thuốc:
- Thuốc súc họng BBM: Thuốc dạng bột, chứa thành phần có tác dụng làm sạch họng, sử
dụng bằng cách pha với nước ấm.
- Cortinaphazolin, Cortiphenicol: Thuốc nhỏ mũi dạng hỗn dịch, tác dụng co mạch, chống
dị ứng.
- Cồn 70°, 90°: Cung cấp cho các khoa phóng sát khuẩn.
- Dung dịch chấm họng SMC: Điều trị nhiễm khuẩn, loét ở niêm mạc.
Phương pháp kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm các thuốc đã pha chế:
- Dược sĩ pha chế là người chịu trách nhiệm trong quá trình pha chế. Dược sĩ luôn phải
đảm bảo các yếu tố về khối lượng, hàm lượng hoạt chất, cách thức pha chế, quy trình pha
chế và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ. Các hoạt động pha chế phải được ghi
vào sổ pha chế, nhật ký sử dụng các thiết bị pha ché để có thể kiểm soát tốt nhất
- Các bước kiểm nghiệm thuốc được miễn do pha chế ở quy mô nhỏ.
2.2. Cấp phát thuốc:
Khoa Dược nhận thuốc từ phòng pha chế và các nhà thầu, thực hiện việc cấp phát
cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế, chuyển thuốc tới nhà thuốc bệnh viện và các khoa
phòng.
- Các khoa phòng lập danh sách lĩnh thuốc theo tình hình điều trị tại từng khoa. Y tá lĩnh
thuốc tại khoa Dược với phiếu lĩnh thuốc thường và phiếu lĩnh thuốc hướng tâm thần và
tiền chất (nếu có) vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần. Phiếu lĩnh thuốc phải có chữ ký của trưởng
khoa lâm sàng, trưởng khoa Dược và y tá lĩnh thuốc. Một số thuốc pha chế dùng ngoài

được cấp phát hàng tuần cho khoa phòng.
- Khoa Dược cấp phát cho các đối tượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú có bảo hiểm y tế ,
trực tiếp lĩnh thuốc tại khoa Dược.
- Khoa Dược tùy theo điều kiện, tình hình bệnh tật và lượng thuốc tiêu thụ kỳ trước tiến
hành pha chế và cấp phát cho nhà thuốc bệnh viện đảm bảo đủ nhu cầu.
Một số loại thuốc được sử dụng tại bệnh viện:
- Nhóm thuốc kháng sinh.
- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm.
- Nhóm thuốc thần kinh.
- Nhóm thuốc ho, long đờm.
- Các loại thuốc khác.
3. Hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện:
Việc đấu thầu căn cứ vào Luật đấu thầu và Thông tư liên tịch số 01/2012 hướng
dẫn đấu thầu mua thuốc trong cơ sở y tế công lập.
Quy trình đấu thầu:
3.1. Chuẩn bị đấu thầu:
- Xây dựng kế hoạch đấu thầu và phê duyệt:
Khoa Dược là đơn vị tổng kết kế hoạch đấu thầu, sau đó trình thông qua Hội đồng
thuốc và điều trị.
Trước đấu thầu khoa Dược lập kế hoạch đấu thầu căn cứ số lượng thuốc sử dụng
của năm trước
Giám đốc bệnh viện ra quyết định phê duyệt danh mục và giá kế hoạch của gói
thầu. Giá kế hoạch được xây dựng dựa vào giá của các loại thuốc trúng thầu năm trước
tại bệnh viện, giá thuốc do công ty thông báo, giá thầu tại các bệnh viện khác …
Bệnh viện gửi công văn đến Bộ Y tế xin phê duyệt.
- Xây dựng hồ sơ mời thầu.
Tổ chuyên gia đấu thầu do Giám đốc bệnh viện thành lập có trách nhiệm xây dựng
và trình duyệt hồ sơ mời thầu trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
- Thông báo mời thầu: Đăng báo mời thầu.

3.2. Tổ chức đấu thầu:
- Phát hành hồ sơ mời thầu: Nhà thầu mua và nộp hồ sơ.
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ mời thầu: Phòng kế toán tổng hợp.
- Đóng thầu.
- Mở thầu.
3.3. Chấm thầu: Tổ chuyên gia đấu thầu.
- Xét duyệt, đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.
- Yêu cầu quan trọng là giá trúng thầu không được cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu
thầu hoặc không vượt quá giá tối đa hiện hành từng mặt hàng thuốc đó công bố tại thời
điểm gần nhất của Bộ Y tế.
- Ưu tiên xét chọn trúng thầu mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng tương đương và
giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu.
- Trong trường hợp có mặt hàng thuốc trong gói thầu thuốc mà giá dự thầu của tất cả các
nhà thầu tham dự đều cao hơn giá kế hoạch của mặt hàng thuốc đó đã được phê duyệt thì
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản không có nhà thầu nào trúng
thầu và hủy đấu thầu mặt hàng thuốc đó để thực hiện chọn lại nhà thầu theo quy định
hiện hành.
- Việc đấu thầu sẽ chọn được thuốc phù hợp với giá thấp nhất có thể nên giảm được chi phí
điều trị cho bệnh nhân. Nhà thầu cũng có trách nhiệm cung ứng đủ nên luôn đảm bảo có
đủ thuốc điều trị.
3.4. Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu:
Hội đồng thẩm định kết quả đấu thầu.
3.5. Phê duyệt kết quả đấu thầu:
Giám đốc bệnh viện.
3.6. Thông báo kết quả đấu thầu:
Tổ chuyên gia đấu thầu.
3.7. Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Khoa Dược, phòng Tài chính kế toán và nhà thầu sẽ thực hiện.
Hợp đồng phải tuân thủ theo mẫu hợp đồng của Luật đấu thầu và Nghị định hướng
dẫn thi hành luật đấu thầu.

Nhận xét và ý kiến đề xuất:
Do là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối cùng, các loại bệnh thường gặp là những
bệnh nặng đã điều trị ở các tuyến dưới mà không khỏi, vì vậy trong danh mục thuốc trúng
thầu có 80% là các thuốc ngoại, giá cả cao hơn so với thuốc nội cùng hoạt chất, cùng
dạng bào chế. Điều này ảnh hưởng đến chi phí của bệnh nhân. Do đó, một mặt bác sỹ nên
xây dựng phác đồ điều trị hợp lý để giảm thời gian dùng thuốc mà vẫn có hiệu quả điều
trị, một mặt trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực cung ứng thuốc và
có giá thuốc thấp nhất.
4. Nhà thuốc bệnh viện:
4.1. Đặc điểm của Nhà thuốc bệnh viện:
Nhà thuốc bệnh viện do thạc sĩ Đặng Thị Trang phụ trách, cùng với 02 dược sĩ
trung học và 01 kế toán.
Nhà thuốc được bố trí ở vị trí đầu bệnh viện, thuận tiện cho việc mua thuốc của
bệnh nhân và có camera giám sát. Nhà thuốc đạt chuẩn GPP nhiều năm, có tủ lạnh bảo
quản thuốc, có máy điều hòa để ổn định nhiệt độ, có bồn rửa tay, có hệ thống máy vi tính,
có tài liệu về quy trình thao tác chuẩn (SOP) để đảm bảo việc thực hiện đúng công việc.
4.2. Việc sắp xếp, quản lý và định giá thuốc:
Do đặc điểm diện tích nhỏ, Nhà thuốc không có kho dự trữ nên chỉ nhập thuốc
theo số lượng vừa đủ, cân đối số lượng giữa các nhóm thuốc để đảm bảo đủ cung ứng.
Khi hết thuốc sẽ nhập lô thuốc mới.
Thuốc được sắp xếp trong các tủ kính, theo từng nhóm thuốc cụ thể để thuận tiện
cho việc lấy thuốc, sắp xếp theo quy tắc FIFO đảm bảo việc thuốc không quá hạn dùng
và quản lý số lượng thuốc.
Thuốc sau khi nhập về sẽ được áp giá. Giá thành bán lẻ thuốc và thặng dư bán lẻ
được thực hiện hợp lý, đúng quy định. Giá thuốc và số lượng được cập nhật vào phần
mềm trên máy vi tính để dễ dàng quản lý và bán thuốc.
4.3. Việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân:
Nhà thuốc được chia ra làm 2 khu vực chính:
- Khu vực nhận đơn thuốc và thu tiền: Bệnh nhân có nhu cầu mua thuốc sắp xếp đơn theo
thứ tự. Nhân viên kế toán sử dụng máy tính viết hóa đơn và tính tiền cho bệnh nhân. Mỗi

bệnh nhân nhận 2 hóa đơn và nộp tiền.
- Khu vực cấp phát thuốc: Các dược sĩ giữ lại 1 hóa đơn, lưu vào sổ và dựa vào hóa đơn để
lấy thuốc cho bệnh nhân. Số lượng, tên thuốc sẽ được kiểm tra lại trước khi phát cho
bệnh nhân, đồng thời giải đáp thắc mắc về việc sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Nhà thuốc bệnh viện chủ yếu bán thuốc theo đơn.
Nhận xét: Trong quá trình thực tập tại Nhà thuốc, chúng em được hướng dẫn cách
sắp xếp thuốc, lấy thuốc theo đơn và học các kiến thức dược lý từ các tở hướng dẫn sử
dụng thuốc. Công việc tại Nhà thuốc khá nhiều do lượng đơn thuốc khá lớn, song việc
cấp phát thuốc thực hiện chính xác, nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Việc quản lý
thuốc bằng máy tính tăng hiệu quả và chất lượng cho công việc.
II – KHOA LÂM SÀNG
1. Tình hình sử dụng kháng sinh tại các khoa phòng:
7 nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Tại các khoa phòng, việc sử dụng kháng sinh phổ biến do đặc thù điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn và có tiến hành phẫu thuật. Các kháng sinh được sử dụng để chống nhiễm
khuẩn và đề phõng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Các kháng sinh được sử dụng nhiều: Bios . Metronidazole, Jincetam, Korazon
(Cefoperazone), Trexon (Ceftriaxon), Zinnat (Cefuroxime), Augmentin (Ampicillin + Kali
clavulanat) …
Kháng sinh tại các khoa chủ yếu được dùng qua đường tiêm và phải có test dị ứng
trước khi tiêm cho bệnh nhân.
Đối với điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng không phẫu thuật có thể dùng các
penicillin hoặc các cephalosporin thế hệ I, II là có tác dụng tốt và hiệu quả.
Đối với dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thật ở các khoa dùng cephalosporin thế
hệ III. Điều này không thực sự hợp lý bởi đây là nhóm kháng sinh quý, tác dụng mạnh
chỉ sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng ảnh hưởng tới tính mạng, Việc sử
dụng nhóm kháng sinh này nhiều có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc sau
này. Ngoài ra, các khoa phong cũng thiếu sót trong việc không sử dụng kháng sinh dự
phòng trước khi phẫu thuật.
Các kháng sinh được sử dụng trong thời gian tương đối dài (trên 1 tuần).

Nhận xét: Việc sử dụng kháng sinh ở các khoa phòng là chưa thực sự hợp lý.
2. Theo dõi, xử lý khi có ADR:
2.1. Tại khoa B1:
Trong khoảng thời gian từ tháng 1- 2005 đến tháng 9 – 2012, tại khoa ghi nhận 3
trường hợp ADR:
Bệnh nhân
Nữ 47t, không có tiền
sử dị ứng
Nữ 40t, không có tiền
sử dị ứng
Nữ 61t, không có tiền
sử dị ứng
Bệnh chính
U thùy nông tuyến
mang tai
Viêm tai giữa U xoang hàm trái
Biểu hiện ADR
Sau tiêm Trexon
1000mg 2h, bệnh
nhân ngứa nổi mẩn
khắp người, tê lưỡi
Sau tiêm 20’
Sulamcin: ngứa nhẹ
toàn thân, mặt, mi mắt
và môi thấy nề nhẹ,
không có mẩn đỏ toàn
thân
Sau tiêm 15’
Yuroxime: hồi hộp,
khó thở, buồn nôn, đỏ

da toàn thân, mạch
nhanh, huyết áp
200/100mmHg
Xử trí Uống 2 viên Telfas
Dùng Dimedron
Solumedrol
Truyền Ringer, dùng
Dimedron và Adalat
10mg
Sau xử trí
Sau 2h hết triệu
chứng, khỏi không di
chứng
Sau 30’ hết triệu
chứng, khỏi không di
chứng
Khi ngừng thuốc có
tiến bộ
2.2. Tại khoa Tai – Thần kinh:
Tại khoa ghi nhận được 2 trường hợp ADR:
Bệnh nhân Nữ 19t
Nam 21t, tiến sử dị ứng thời
tiết
Bệnh chính Viêm tai giữa mạn tính (T)
Biểu hiện ADR
Sau tiêm Unasyn 1.5g: mẩn
ngứa 2 tay và mặt, không
khó thở, không vã mồ hôi,
không tím tái
Sau tiêm Cefuroxim 1.5g

xuất hiện mẩn ngứa khắp
người và 2 cánh tay
Xử trí
Sử dụng thuốc kháng
histamin
Sử dụng thuốc kháng
histamin
Sau xử trí
Hết mẩn ngứa, khỏi không
di chứng
Hết mẩn ngứa, khỏi không
di chứng
Nhận xét: Nhìn chung tại 2 khoa lâm sàng, các trường hợp xảy ra ADR ít gặp, chủ
yếu do dị ứng, mẫn cảm sau khi tiêm kháng sinh sau phẫu thuật (Ceftriaxon, cefuroxim,
ampicillin + sulbactam). Các trường hợp ADR không nghiêm trọng, sau khi xử trí bệnh
nhân nhanh chóng hết các triệu chứng và không để lại di chứng sau này.
3. Phân tích bệnh án:
3.1. Hành chính:
Họ và tên: Nguyễn Trần L., nam, 45 tuổi, nghề nghiệp tự do
Vào khoa: B1 ngày 25.09.1012.
Chẩn đoán: U dây thanh.
Số lần phẫu thuật: 01.
3.2. Hỏi bệnh:
Quá trính bệnh lý: Bệnh nhân xuất hiện khản tiếng khoảng 1 tháng nay. Bệnh nhân
không ho, không khó thở, đã được khám nội soi có sùi dây thanh P, đã làm giải phẫu bệnh
2 lần vào viện.
Tiền sử: Bệnh nhân có hút thuốc lá, mổ dạ dày năm 2011.
3.3. Khám bệnh:
Toàn thân: Bệnh nhân tỉnh táo, da và niêm mạc hông nhạt, không phù, không xuất
huyết dưới da.

Bệnh chuyên khoa:
- Thanh quản: 1 khối sùi toàn bộ dây thanh P, lan qua mép trước dây thanh P hạn
chế di động.
- Tai: màng nhĩ 2 bên bình thường.
- Họng: viêm mạn tính.
- Mũi: cuốn mũi nề.
3.4. Các xét nghiệm: các kết quả bất thường
Xét nghiệm vi sinh: AFB trực tiếp (-).
Số lượng bạch cầu: 8.1 x 10
9
/l, trung tính 73%, lympho 27%.
Billirubin toàn phần: 35.8 (bt: ≤ 17µmol/l).
Billirubin trực tiếp: 7.8 (bt: ≤ 4.3µmol/l).
Billirubin gián tiếp: 28.0 (bt: ≤ 12.7 µmol/l).
Chỉ số ASAT: 41 (bt: ≤ 37 U/L).
Triglycerid: 2.5 (bt: 0.46 – 1.88 mmol/l).
Xét nghiệm sinh thiết:
- 1/3 trước dây thanh T và P: carcinom vẩy, độ mô lọc I.
- 1/3 giữa dây thanh P: quá sản biểu mô vẩy.
3.5. Tóm tắt dấu hiệu lâm sàng:
Bệnh nhân khàn tiếng, khò khè, không khạc máu, không khó thở. Nhận xét đại thể
khi lấy sinh thiết cho thấy sùi mép trước dây thanh 2 bên.
Chẩn đoán lâm sàng: Papilloma thanh quản
Hướng xử lý: Mổ soi treo thanh quản, bấm sinh thiết, gây mê nội khí quản.
Tiên lượng: tốt.
4. Phân tích đơn thuốc sử dụng cho bệnh nhân:
Các thuốc trong đơn:
- Cezime: 1g x 02 lọ. Tiêm tĩnh mạch sáng – chiều.
- Medrol: 16mg x 01 viên. Uống lúc 9h sau ăn.
- α-choay: 06 viên. Uống sáng – chiều.

- Efferalgan: 500mg x 02 viên. Uống sáng – chiều.
- Barole: 20mg x 01 viên. Uống lúc 21h.
Phân tích đơn thuốc:
- Cezime: Hoạt chất là Ceftazidime: Cephalosporin thế hệ 3, tác dụng tốt với cả vi
khuẩn Gram (-) và Gran (+). Sử dụng nhằm đề phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Trung bình 1g tiêm bắp sâu hoặc tĩnh mạch chậm cách nhau 8-12 giờ một lần.
- Medrol: Hoạt chất là Methylprednisolon: Glucocorticoid, tác dụng chống viêm,
chống phù nề. Liều dùng 6-40 mg/ngày, vào buổi sáng theo nhịp sinh học.
- α-choay: Hoạt chất là α-chymotrypsin: Thuốc dạng men, tác dụng chống phù nề và
kháng viêm sau mổ. Uống 2 viên/lần, 3-4 lần trong ngày, uống với nhiều nước để
gia tăng hoạt tính men.
- Efferalgan: Hoạt chất là Paracetamol: Thuốc giảm đau, hạ sốt, sử dụng khi đau sau
phẫu thuật, hạ thân nhiệt khi có sốt. Uống 500 mg/ lần, ngày 2-3 lần.
- Barole: Hoạt chất là Rabeprazole: Thuốc ức chế bơm proton, ức chế sự tiết acid dạ
dày, chống loét dạ dày tá tràng., bảo vệ niêm mạc. Uống 1 viên 20mg, ngày 1 lần.
Tương tác thuốc trong đơn: Không có tương tác nào đặc biệt.
Nhận xét: Đối chiếu với các thông tin và bệnh cảnh của bệnh nhân: Việc sử dụng
các thuốc trong đơn và liều lượng của từng loại thuốc là hợp lý.
5. Quản lý thuốc tại khoa lâm sàng:
5.1. Lĩnh thuốc:
- Bác sĩ lập danh sách lĩnh thuốc vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần.
- Y tá lĩnh thuốc tại khoa Dược cùng phiếu lĩnh thuốc và phiếu lĩnh thuốc hướng
tâm thần riêng (nếu có).
- Phiếu lĩnh thuốc phải có chữ ký trưởng khoa Dược, trưởng khoa lâm sàng và
người lĩnh thuốc.
5.2. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân:
- Việc cấp thuốc thực hiền 2 ngày/lần.
- Phải viết bao thuốc có tên BN, tên thuốc, số lượng, con dấu xác nhận
- Các thuốc tiêm được pha tại buồng bệnh trước khi tiêm cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn bệnh nhân các sử dụng, bảo quản các thuốc uống.

- Sau khi phát thuốc xong phải viết vào sổ thuốc, có chữ ký người nhận. Trong
trường hợp có phát sinh thêm thuốc thì lấy thuốc từ tủ thuốc của khoa, phải ghi
vào sổ thuốc thêm.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng phải đổi thuốc, hoãn lịch mổ hoặc có sai sót
trong ghi chép phải viết phiếu trả thuốc và vật chất tiêu hao trong vòng 24h.
5.3. Thanh quyết toán:
Tính lượng thuốc bệnh nhân sử dụng để thanh toán theo bảo hiểm hoặc không.
BN có bảo hiểm thanh toán phải có bảng theo dõi thuốc sd hàng ngày và phiếu chi
phí
BN không có bảo hiểm thanh toán phải có bảng công khai thuốc và phiếu chi phí
Nhận xét: Việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân chưa thực sự hợp lý vì cấp phát 2
ngày/lần, cho bệnh nhân giữ thuốc có thể không kiểm soát được tuân thủ của bệnh nhân.
Kiến nghị nên cấp phát thuốc cho bệnh nhân hàng ngày, và theo dõi bệnh nhân uống
thuốc để tránh việc tồn trữ hoặc quên uống.
6. Các quy chế về dược và bảo hiểm y tế:
Các khoa lâm sàng đã thực hiện tốt các quy chế về dược như: Bảo quản thuốc, sao
lưu sổ sách sử dụng thuốc, các quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất …
Các quy chế về bảo hiểm y tế được thực hiện đúng theo quy chế hiện hành, đảm
bảo về đúng đối tượng, loại thuốc và tỷ lệ miễn giảm cho bệnh nhân.
7. Hoạt động thông tin thuốc và vai trò của dược sỹ lâm sàng tại khoa:
Giám đốc bệnh viên có trách nhiệm quản lý chỉ đạo các hoạt động thông tin thuốc
trong bệnh viện, được thực hiên thông qua đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện (khoa
Dược):
- Tiếp nhận các thông tin thuốc.
- Cung cấp thông tin thuốc nhằm sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
- Thu thập, tổng hợp và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc lên bệnh viện và
theo dõi các phản ứng có hại của thuốc
Vai trò của dược sỹ lâm sàng tại các khoa phòng: Hiện tại bệnh viện chưa có dược
sỹ lâm sàng.

TỔNG KẾT
Trong một thời gian ngắn thực tập tại bệnh viện, chúng em đã rèn luyện được về ý
thức đạo đức, về vai trò của Dược sĩ tại bệnh viện, nắm bắt được phần nào tình hình bệnh
tật tại các khoa lâm sàng, tình hình sử dụng thuốc, hoạt động cấp phát, đấu thầu thuốc,
cũng như tham gia vào một số công việc của khoa, áp dụng phần nào những kiến thức
được học tại trường vào thực tiễn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ, bác sĩ, các kỹ thuật
viên cũng như các cô, chú, anh chị trong khoa Dược như cô Thanh, anh Trung, Bác sĩ Kỳ,
Bác sĩ Uyên, chú Đạm, cô Hương, cô Trang … đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo chúng em
trong đợt thực tế này. Chúng em xin chúc tất cả các cô chú, anh, chị trong bệnh viện sức
khỏe, công tác tốt và luôn tận tụy với bệnh nhân.

×