Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỐT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC PHỐI HỢP GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở VÙNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.06 KB, 14 trang )


Tên đề tài :
MỐT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG VIỆC PHỐI HỢP GIA ĐÌNH,
NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở VÙNG KINH TẾ -XÃ HỘI
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ nói : “ Trẻ em như búp trên cành
biết ăn,ngủ, biết học hành là ngoan ”
Vâng ! Trẻ em biết ăn, ngủ, học hành là ngoan rồi.Và mọi người đều phải
có trách nhiệm với trẻ. Không chỉ mẹ cha, cô giáo mà toàn xã hội phải quan
tâm. Lẽ đó vai trò của cô giáo, vai trò của ngành giáo dục mầm non trở nên vô
cùng bức thiết trong việc chăm sóc, giáo dục mầm non của tương lai. Hơn nữa
trong gia đình,hiện nay khi mà ngành khoa học thông tin đã chuyển mình như
vũ bão thì nguồn nhân lực của con người Việt Nam trở nên vô cùng quan
trọng, quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
Vai trò giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội.Người làm giáo
dụccần kết hợp tốt các ban ngành xã hội ,các biện pháp giáo dục giáo dục
tích cực nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và tiếp cận
công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.
Lẽ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đã trở thành một
nhiệm vụ trọng tâm ,đặt biệt trẻ em ở vùng kinh tế khó khăn. Nhưng nhiệm vụ
này cũng không phải đơn giản nên chúng ta cần phải phối hợp với nhau để
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, là nơi tiếp nhận những công dân
đầu đời và cũng là nơi giáo dục – Đào tạo con người phát triển toàn diện có trí
thức có đạo đức,có bản lĩnh trung thực sáng tạo, có kĩ năng sống v.v…Chất
lượng giáo dục trong nhà trường được nâng lên thì cần sự giúp đỡ hỗ trợ của
các ban ngành, đoàn thể phụ huynh nhất là tập thể giáo viên trong hội đồng sư


phạm đồng lòng quyết tâm chuyển mình đưa chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ của nhà trường ngày một đi lên. Lẽ đó là một giáo viên những năm giảng
dạy tiếp cận với học sinh ở vùng miền khác nhau. Từ vùng đồng bằng đến
miền núi ,thì tôi thấy một điểm chung là trẻ đều hiếu động, đáng yêu , hồn
nhiên nhưng nhận thức của trẻ cũng có sự khác biệt do sự ảnh hưởng điều
kiện kinh tế chi phối. Đối với trẻ vùng đồng bằng điều kiện của các cháu
thuận lợi hơn, cha mẹ quan tâm hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh vực chăm sóc, giáo
dục hỗ trợ điều kiện vật chất cần thiết để chăm sóc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.
Nhưng trẻ ở vùng khó khăn hơn do sự thiếu kiến thức, do trình độ nhận thức,
điều kiện vật chất nên dẫn đến trẻ có nhiều thiếu hụt trong sự quan tâm.
Là người quản lí về chuyên môn, được dự rất nhiều tiết ở chuyên đề
huyện, chuyên đề cụm ,chuyên đề cá nhân.Bản thân được sự góp ý nhiều của
đồng nghiệp và được trực tiếp tiếp cận trẻ ở vùng miền khác nhau Đại Lãnh -
Đại Sơn. Từ việc trực tiếp giảng dạy trẻ ở xã Đại Lãnh nay được trực tiếp
chuyển công tác làm quản lý chuyên môn ngành Mầm non Đại Sơn . Riêng
tôi nhận thấy trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn có những thiếu hụt đáng kể.
- 2 -
bằng tất cả nhiệt huyết của người làm nghề giáo, tôi đã không ngừng kết hợp
với nhiều ban ngành đoàn thể, đưa vào giảng dạy nhiều biện pháp giáo dục
tích cực thì kết quả có vươn lên đáng kể nên tôi chọn đề tài : “ Một số kinh
nghiệm trong việc phối hợp với gia đình – nhà trường và xã hội nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ở vùng kinh tế - xã
hội đặt biệt khó khăn”
Đề tài này áp dụng với đối tượng trẻ 3 đến 5 tuổi ở vùng kinh tế đặt biệt
khó khăn, nhưng có thể mở rộng ra đối với tất cả đối tượng học sinh ở lứa tuổi
trên.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Làm thế nào để chăm sóc giáo dục mầm non có chất lượng tốt ?
Có phải là do công tác kiểm tra thường xuyên, giám sát mọi hoạt động để giáo
viên trong toàn trường thực hiện quy chế chuyên môn tốt? Điều ấy cũng đúng,

nhưng hạn chế của cách làm này chỉ gò ép nên hiệu quả chất lượng không
cao. Khi nào kiểm tra thì cô giáo chuẩn bị còn không kiểm tra thì sẻ ra sao ?
mà điều kiện hoạt động của trường rất khó khăn trắc trở. Liệu ban giám hiệu
có giám sát, kiểm tra nỗi không ? Điều kiện cở sở vật chất nhà trường có đáp
ứng đủ để hoạt động chưa ? Vì thế tôi linh hoạt, sáng tạo trong công tác phối
hợp ban dân chính thôn – Ban phân hội phụ huynh -Cấp xã,các ban ngành
đoàn thể như: Hội khuyến học,y tế học đường. v.v… Cùng giám sát,cùng
tham gia vào mọi hoạt động nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.Sự
hổ trợ trong quá trình thực hiện là thực nghiệm khả thi, mang tính hòa đồng,
rộng rãi, đồng nhất và được hỗ trợ từ nhiều phía, giúp chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ Mầm non của trường đạt chất lượng cao.
Trên cở sở quan trọng của việc phối hợp nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non nói chung ,ở vùng kinh tế xã hội khó khăn
nói riêng.Được sự quan tâm của nhà trường, gia đìmh, xã hội đưa trẻ đến với
các hoạt động tích cực đồng bộ và hình thành các phẩm chất nhân cách cho
trẻ,giúp các cháu tiếp thu với những tri thức đầu tiên trong cuộc đời của mình.
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chăm sóc, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ thiêng liêng có từ lâu đời.
Không chỉ mẹ cha mà ngay cả cô giáo những người đi gieo hạt luôn mong
muốn đem đến cho trẻ những tri thức khi cháu bước vào ngưỡng cửa rộng lớn
của cuộc đời . Lẽ đó, chăm sóc – giáo dục nâng cao chất lượng trẻ ở độ tuổi
đầu đời đã được rất nhiều đồng nghiệp trăn trở đề cập đến. Thực tế nhiều năm
qua có rất nhiều cô giáo tâm huyết trăn trở nhằm đưa vào giảng dạy những
- 3 -
phương pháp dạy học tích cực nhất nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh
thế nhưng việc nâng cao chất lượng ấy vẫn còn nhiều hạn chế bởi những lí do
khách quan, chủ quan như địa bàn học sinh đang sinh sống, điều kiện kinh tế
của mỗi địa phương. Kèm theo sự nhận thức khác nhau của mỗi bậc phụ
huynh hơn nữa việc đầu tư chuyên môn cho giáo viên cũng còn nhiều khó
khăn bởi điều kiện cơ sở trường học và đặc biệt nhân tố quyết định con người

dẫn đến việc đào tạo chuyên môn có sự khấp khểnh. Nhất là bộ phận quản
lí…Một số ban giám hiệu kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn ít. Xuất phát từ thực
trạng trên nhằm nâng cao chất lượng tôi cùng đồng nghiệp đã có nhiều cố
gắng trong việc trao đổi góp ý chuyên môn không ngừng tự học để nâng cao
tay nghề và còn kết hợp với các ban ngành đoàn thể nhằm một mục đích duy
nhất và đưa giáo dục Mầm non đi lên nhờ hoạt động xã hội hóa giáo dục hỗ
trợ nên việc chăm sóc – giáo dục trẻ nâng lên khá rõ rệt.
Nên tôi chọn đề tài nhằm trao đổi để học hỏi những kinh nghiệm mục
đích cuối cùng đào tạo cho trẻ thành những con người toàn diện và đáp ứng
nhu cầu hiện nay xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Giáo dục – chăm sóc trẻ là vấn đề nhân bản thể hiện một đạo lí truyền
thống của con người. Đặt biệt ở lĩnh vực giáo dục vai trò chăm sóc trẻ đã trở
thành một nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gian khổ. Hiện nay vấn
đề nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non là mục tiêu trong hội thảo về
chuyển đổi loại hình giáo dục mầm non đang thôi thúc, đòi hỏi chính đáng
của ngành giáo dục nói chung và trường Mẫu giáo Đại Sơn nói riêng.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ở ba độ tuổi theo hướng
đổi mới.
“ Điểm nổi bật là tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Điểm này thể hiện rõ nhất trong việc
tạo môi trường học cho các cháu.
Để khắc phục tình trang trên, nhằm đưa trẻ vào thế giới tri thức, giáo
dục các cháu thành những con người toàn diện, thì vai trò của công cuộc xã
hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặt biệt đối với những
lớp lớn ghép Đầu gò, Đồng Chàm, Tân Đợi vv… ở vùng có nền kinh tế đặt
biệt khó khăn nên được quan tâm nhiều hơn.
Từ mục tiêu trên và xuất phát từ mục đích giáo dục cùng tinh yêu trẻ,
bản thân tôi đã từng đứng lớp và hiện nay làm công tác quản lí thì việc đẩy
mạnh các hoạt động ban ngành ,đoàn thể áp dụng vào trường lớp, nhằm nâng

cao chất lượng giáo dục đã trở thành nhiệm vụ quan trọng làm hàng đầu.
Thực tế đã hai năm làm quản lí tôi thấy chất lượng chăm sóc- giáo dục có
vượt cao so với năm qua . Có được kết quả nầy là do bản thân chúng tôi có
- 4 -
sử dụng một số biện pháp trong việc phối hợp giữa gia đình,nhà trường và xã
hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non như sau :
Biện pháp 1 “ Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận
thức, vai trò của việc chăm sóc, giáo dục Mầm non”.
a/ Tuyên truyền :
Từ xưa đến nay trong thực tế cuộc sống, trong tất cả tác phẩm văn
chương nghệ thuật trẻ em vẫn là vấn đề trọng tâm nhất được con người quan
tâm. Nhiều tổ chức tài trợ tất cả đều hướng đến trẻ. Tạo cho trẻ một cuộc sống
lành mạnh, êm ấm không chỉ các ban ngành đoàn thể mà việc chăm sóc – giáo
dục được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu. Hằng năm cứ vào ngày 5/9
những khẩu hiệu, những biểu ngữ toàn dân đưa trẻ đến trườngđược chú trọng.
Qua các trưởng thôn, tổ đoàn kết vv… dẫu trẻ em những hoàn cảnh nào
: hạnh phúc, cơ nhỡ, lang thang mỗi ban ngành đều tạo điều kiện thuận lợi
nhất để trẻ đền trường. Bản thân tôi,để tận dụng sự giúp đỡ của các ban
ngành,tôi đã lập kế hoạch được xem là phương án tác chiến trong việc cải tạo
cảnh quan sư phạm :trang trí phòng học, cho trồng cây xanh, trồng bồn hoa ,
cây cảnh để trẻ hòa nhập vào trong thế giới tự nhiên. Bởi lứa tuổi các cháu
nhập với thiên nhiên là sự phát triển của tâm lí bình thường .Từ đó lồng giáo
dục vào bài dạy tình yêu thiên nhiên,biến thiên nhiên thành người bạn gần gũi
với các em. Để các cháu thấy ngoài tình yêu cha mẹ, mở rộng ra các cháu còn
yêu con đường, ông mặt trời , ngôi trường vv Từ đó những bài hát"Đường và
chân", "Vui đến trường" …mới trở nên có ý nghĩa.
b/ Kết hợp đẩy mạnh y tế học đường :
Sức khỏe là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Nên việc phối hợp y tế,
khám sức khỏe cho học sinh để chẩn đoán bệnh cùng theo dõi về sự phát triển
của trẻ . Nên đầu năm tôi có kế hoạch phối hợp thành lập một ban liên ngành :

Dân số trẻ em xã-Phụ nữ xã –y tế xã-nhà trường .Tiến hành giám định một số
trẻ khuyết tật .Từ đó liên ngành quan tâm hổ trợ tạo điều kiện để trẻ khuyết
tật được hòa nhập cộng đồng .Tất cả trẻ trong nhà trường được khám sức
khỏe 2 lần trên một năm ,Mở rộng tiêm chủng vec xin Rubela vv…và tìm
hiểu chế độ dinh dưỡng cho trẻ,môi trường vệ sinh trong trường học và cộng
đồng.
c/kết hợp hội cha mẹ học sinh.
Trong việc hổ trợ nâng cao chất lượng học tập của các em thì sự phối
hợp,hổ trợ của phụ huynh là điều không thể thiếu. Từ đó tôi luôn tham gia
mọi buổi họp của phụ huynh ở các lớp nhằm phổ biến công tác xã hội hóa
giáo dục và chương trình chăm sóc trẻ trong trường mằm non. Giúp phụ
huynh nhận thức vị trí tầm quan trọng của cấp học và đóng góp, hỗ trợ cho
chuyên môn nhà trường thực hiện tốt kế hoạch năm học 2008 - 2009.
- 5 -
Ngay cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn đưa mục phục vụ dạy
và học vào khoản đóng góp của phụ huynh 45.000/một cháu /một năm ,
khoản đóng góp này phục vụ cho việc dạy và học của 9 chủ điểm, hỗ trợ thao
giảng, chuyên đề, học sinh nghèo học giỏi.
Sau buổi họp phụ huynh, chúng tôi thường bố trí cho các giáo viên dạy
các tiết học tốt, hội giảng, chuyên đề để các phụ huynh được theo dõi dự giờ
được chứng kiến các hoạt động của các cháu trong trường mầm non.
Các lớp học được trang trí theo từng chủ điểm, sản phẩm trẻ được lưu
lại trong một tuần từ đó phụ huynh theo dõi đánh giá, hỗ trợ các phế liệu như:
chai ,họp sữa vv… để hổ trợ cho việc làm đồ dùng học tập.Từng ngày giáo
viên tiếp cận với phụ huynh để trao đổi, tuyên truyền về kết quả học tập, về
tình trạng sức khoẻ cũng như tâm lí hình thành của trẻ để phối hợp chăm sóc
giáo dục.
Biện pháp 2:
Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất:
Nói đến việc tham mưu về cơ sở vật chất thường là công việc của hiệu trưởng

nhà trường nhưng theo tôi là hiệu phó chuyên môn,chúng ta cũng cần hổ trợ
với hiệu trưởng trong công tác tham mưu.Nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ Mầm non có được hiệu quả tốt. Theo tôi phải có một môi
trường để trẻ học tập tốt. Căn cứ điều kiện thực tế cơ sở vật chất còn nghèo
nàn, thiếu thốn nhiều thứ tôi vận dụng những gì có thể làm được để cùng hiệu
trưởng công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương.Tôi đã thực hiện những
công việc sau:
-Tham mưu với phụ nữ xã về một số đồ dùng phục vụ chuyên đề vệ
sinh .nhằm hình thành thói quen cho trẻ như: đóng kệ để dép , để nước uống
ly tách…
- Tham mưu Uỷ ban xã về cơ sở vật chất như: đã đóng la phông, phát
quà trung thu, phần thưởng cho học sinh .
-Tham mưu dân số trẻ em xã về việc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng (Đã nhận
được 80 xuất sữa…)
Năm học 2008-2009 này nhà trường mở lớp học tại thôn Đồng
Chàm ,điều kiện ở đây rất khó khăn (Cô có ,trò có ,trường lại không) Nhìn
lớp học
tạm ,tôi không an tâm chút nào .Chúng tôi mạnh dạn lập kế hoạch và đề xuất
làm trường học tạm:
Tại thôn Đồng Chàm .Với sự kết hợp như sau:
- Mặt bằng + Sườn nhà : Phụ huynh hổ trợ đóng góp
- Mái lợp :UBXã hổ trợ
- Xi măng: Nhà trường đảm nhận .
- 6 -
Với sự kết hợp , hổ trợ của các ban ngành đến nay các cháu ở thôn Đồng
Chàm có môi trường học tương đối đảm bảo.
Hiện nay Ban giám hiệu chúng tôi đang tham mưu Đảng ủy- Ủy ban xã xây
dựng khu sau như: nhà vệ sinh cho trẻ ,phòng bếp… .Để trường tiến hành mở
bán trú là điều cần thiết nhất .Trẻ ở lại sẽ đảm bảo nề nếp -sức khỏe-chất
lượng học đạt hiệu quả.

Biện pháp 3 :
Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ
a.Công tác bồi dưỡng:
Theo tinh thần nghị quyết Trung ương về giáo dục đào tạo “Nâng cao
dân trí ,bồi dưỡng nhân lực,đào tạo nhân tài”Theo Tôi giáo viên là nhân tố
quyêt định chất lượng giáo dục .Chính vì thế người giáo viên phải có đức
,tài .Xuất phát từ mục đích đó ,tôi đã động viên cho chị em không ngừng học
tập để nâng chuẩn. Nên trình độ chuyên môn của đội ngũ đã đạt yêu cầu trong
xu thế phát triển của thời đại ( 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.)
Tổ chức cho giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III ,áp dụng
kết quả học tập ở chu kỳ II vào phương pháp giảng dạy.
Thông qua các chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức để bồi dưỡng giáo
viên.Chuyên đề âm nhạc ,khám phá khoa học ,chuyên đề lễ hội .
Xây dựng tiết dạy mẫu ,tổ chức giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm .Tổ
chức 100% giáo viên tham gia tiết học tốt , hội thi giáo viên giỏi cấp trường
và các chuyên đề làm quen chữ cái ,khám phá khoa học ,làm quen văn học
được thực hiện bằng giáo án điện tử.
Bồi dưỡng ,vận động giáo viên soạn giảng giáo án vi tính ,trình chiếu
các tiết dạy,sử dụng các thao tác trên mạng.
b.Phối hợp các phương pháp dạy tích cực :
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp hữu hiệu nhất –Nó thể
hiên rõ hướng đổi mới cơ bản của chương trình giáo dục Mầm non ,đảm bảo
tính kế thừa và phát triển ,coi trọng năm lĩnh vực phát triển : tình cảm xã hội -
Nhận thức – Ngôn ngữ -Thể chất-Thẩm mỹ trong việc dạy trẻ .Ngành giáo
dục mầm non chúng ta có phương châm độc đáo đối với trẻ mẫu giáo đó là
“học bằng chơi ,chơi bằng học” Lẽ đó ,để nâng cao chất lượng chăm sóc –
giáo dục ,người
làm quản lý chuyên môn cần chú trọng tới yêu cầu tạo hứng thú cho trẻ ,tạo
không khí nhẹ nhàng
-Không ngừng dự giờ trao đổi.

-Tổ chức thao giảng cá nhân 2lần /năm ;3chuyên đề trường (KPKH-
LQCC-LQVH) thực hiện bằng giáo án điện tử .
- 7 -
Đặc biệt đưa công nghệ thông tin vào dạy học ,tạo sự thích thú dẫn đến
nâng cao chất lượng.
c. Tạo môi trường học tập
Theo phương châm trên Tôi nghĩ việc tạo cho trẻ có một môi trường học là
yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng .Nên ngay đầu năm Tôi có
kế hoạch như sau:
-Tổ chức hội thi trang trí lớp -đồ dùng sáng tạo (Tháng 9)
-Hổ trợ kinh phí cho các lớp thực hiện 9 chủ điểm

stt số lượng học sinh số tiền chủ điểm
1 từ 30cháu trở lên 60.000.000đ 1chủ điểm
2 Từ 20 đến 29 cháu 50.000.000đ 1 chủ điểm
3 Từ 20 cháu trở xuống 40.000.000đ 1 chủ điểm
Với số tiền trên giáo viên phải thực hiện : Cô cùng trẻ trang trí đúng
chủ điểm ,trẻ được thực hành trải nghiệm.
VD: Chủ điểm thế giới động vật : Cô cùng trẻ trang trí động vật sống
khắp nơi vv…
Trẻ được sử dụng các vật liệu cắt,xé dán và chế tạo các con vật từ phế liệu từ
bình sữa ,vỏ sữa chua vv làm nên con lợn,con bò,con vịt vv…Từ thực hành
đó giúp trẻ nhớ lâu,hình thành kỹ năng thẩmtmỹ .Sản phẩm đó được lưu lại để
tổ chuyên môn,nhà trường kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện chủ điểm.Như
vậy mỗi chủ điểm , mỗi bài dạy trẻ được rèn kỹ năng phát triển rất tốt .
So sánh với không áp dụng: trẻ có hiểu lơ mơ .Nhưng khi vận dụng trẻ được
thực hành ,trẻ tư duy sáng tạo qua từng chủ điểm .Cùng với sự linh hoạt kỷ
xảo của công nghệ thông tin,trẻ được quan sát bằng tất cả sự say sưa nên các
hình ảnh này được hằn sâu trong suy nghĩ các cháu đánh dấu sự nhận thức
ban đầu của các em .Nên từ một quả táo trẻ được sờ, ngửi, ném ,quan sát bên

ngoài ,bên trong vv…dẫn đến trẻ dễ nhớ ,nhớ lâu.
Hoăc ví dụ : Thực hiện chuyên đề khám phá khoa học
Chủ điểm bản thân
Đề tài : Âm thanh trong cuộc sống
Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên,học sinh được tiếp cận công nghệ
thông tin .Qua tiết dạy giúp trẻ nhận biết được âm thanh thực trong cuộc
sống ,hình ảnh thực đang diễn ra, trẻ có thể tạo ra âm thanh mà trẻ thích ;
cũng chính là sự hình thành phát triển thể chât và phát triển thẩm mỹ cho
trẻ .Đây cũng góp phần nâng cao chất lượng. Đăt biệt giáo viên, trên tất cả
- 8 -
những biện pháp đó là trái tim,là tấm lòng, là tình yêu nghề của mỗi giáo
viên.Cô giáo xem trẻ như con của mình mà trẻ thường hát:
“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền"
Với tất cả sự hổ trợ của các biện pháp trên thì chất lượng nâng lên đáng
kể.như chất lượng của lớp Tân Đợi : So với năm 2007-2008 thì chất lượng
tăng lên ( 80% - 85% so với 2007-2008 chỉ đạt được 75-79%)
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
“Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp Gia đình –nhà trường –
xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc –giáo dục trẻ mầm non ở vùng đặt
biệt khó khăn” là những kinh nghiệm mà bản thân đã trải qua.Môi trường trẻ
học ,các tiết dạy rất sinh động bởi có sự hô ứng nhịp nhàng giữa cô và
cháu ;giữa nhà trường và các ban ngành .
Tuy thời gian công tác tại trường chưa nhiều nhưng xuất từ thực tế của
trường có nhiều mặt hạn chế,tôi đã mạnh dạn vận động công tác xã hội hóa
giáo dục đã được Đảng ủy,chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ, kiểm
tra giám sát đánh giá mọi hoạt động của nhà trường cùng phối hợp để chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non ngày càng quan tâm.Cụ thể,qua quá trình vận động,
kết hợp các ban ngành,trường đã nhận được sự giúp đỡ như sau:
• Năm học 2007-2008

-Ủy ban xã : Đóng la phông:6.000.000đ + 600.000đ làm quà cho các
cháu.
-Phụ nữ : 4 kệ dép là 300.000đ
-Dân số ,trẻ em xã cho 80 xuất sữa tôi đã phân phát từng cháu và có
chữ ký nhận của phụ huynh.
• Năm học 2008-2009
-Uỷ ban hổ trợ 2.074.000đ xây dựng lớp học Đồng Chàm.
- Dân số trẻ em, phụ nữ,đoàn thanh niên xã đã tạo cho các cháu một
buổi hội trung thu .Với 175 xuất quà.
- Phụ huynh đóng góp 45 công xây dựng trường Đồng Chàm và đóng góp
tổng kinh phí hổ trợ dạy học là: 7.875.000đ
-Tập thể giáo viên trong toàn trường đã tạo cảnh quan sư phạm : trồng
cây xanh,cây cảnh,bồn hoa vv…Tạo cho trẻ có môi trường học tốt.
- 9 -
Chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên khả rõ rệt như:trong giao tiếp trẻ
rất mạnh dạn;ngôn ngữ mạch lạc ,trọn câu. Các cháu biết tham gia tốt vào các
hoạt động trong trường mầm non. Nên kết quả đạt được qua lần khảo sát con
số cao hơn năm trước với tỉ lệ là :

*Chất lượng các môn học :
Năm học
Toán
Tạo
Hình
Làm quen
văn học
Âm
nhạc
Làm quen
chữ cái

Thể dục
Khám
phá khoa
học
2007-2008 75% 70% 78% 80% 85% 75% 80%
2008-2009 80% 76% 81% 83% 90% 80% 85%
*Số lượng trẻ ra lớp :
Năm học
Tổng số trẻ trong 3
độ tuổi
Số lượng trẻ ra lớp Tỉ lệ đạt
2007-2008 165 137 80%
2008-2009 192 175 91%
*Đánh giá trẻ theo 5 lĩnh vực:
Năm
học
Phát triển
thể chất
Phát triển
ngôn ngữ
Phát triển
nhận thức
Phát triển
thẩm mỹ
Phát triển tình
cảm xã hội
Đạt
Chưa
đạt
Đạt

Chưa
đạt
Đạt
Chưa
đạt
Đạt
Chưa
đạt
Đạt
Chưa
đạt
2007-
2008
70% 30% 72% 28% 73% 27% 70% 30% 72% 28%
2008-
2009
75% 25% 78% 22% 79% 21% 76% 24% 75% 25%
7. KẾT LUẬN
Qua thực tế chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp –Gia đinh ,nhà trường
và xã hội,đặc biệt tiếp thu được tinh thần đổi mới trong dạy học mà chương
trình bồi dưỡng thường xuyên đã nhấn mạnh.Bản thân tôi đã rút ra một vài
kinh nghiệm nâng cao chất lương chăm sóc giáo dục trẻ. Để đẩy mạnh kế
hoach hoá giáo dục : kết hợp các ban ngành đoàn thể ở vùng kinh tế đặc biệt
khó khăn
- 10 -
nhằm nâng cao chất lượng giáo duc ,bản thân tôi đã thực hiện những hoạt
động sau:
-Làm tốt công tác tuyên truyền về ngành học để mọi người nhận thấy giáo dục
là của toàn xã hội ,mọi người đều có trách nhiệm phối hợp ,trước tiên đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên phải có tâm huyết ,nhiệt tình ,có kiến thức ,có

năng lực để thuyết phục vị trí ,vai trò của ngành học.
- Công tác tham mưu phải đúng đối tượng .
- Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ ,đặc biệt áp dụng
phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu
của thời đại.
- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ,đặc biệt,người quản lý phải yêu
nghề, yêu trẻ, phải có thái độ cầu tiến , không ngừng học hỏi .Biết đem đến
cho trẻ những kiến thức cơ bản nhất“học bằng chơi ,chơi bằng học” Tạo cho
trẻ có một môi trường học thân thiện ,tích cực khám phá.
Cuối cùng ,mục đích của người viết là muốn trao đổi kinh nghiệm của
người làm công tác chuyên môn với đồng nghiệp để cùng hướng tới mục tiêu
chung của giáo dục là: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non
ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn". Trong quá trình công tác và áp dụng kinh
nghiệm vào thưc tiễn ,cũng như viết sáng kiến kinh nghiệm này ,chắc chắn có
nhiều thiết sót.Rất mong đồng nghiệp góp ý để bản thân hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên việc vận dụng đề tài này vẫn còn những mặt khó khăn như :
- Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo duc trẻ
mầm non như nêu ở trên đa số các lớp thực hiện được.Song,vẫn còn một số
hạn chế: Môi trường học ở lớp Đồng Chàm,Tân Đợi, Đầu Gò,( Thác Cạn và
Ba Tớt hiện nay có trẻ nhưng không có lớp, không có trường phải học gởi với
cấp tiểu học địa phương) nên nhận thức của phụ huynh có nhiều hạn chế,
công cuộc đẩy mạnh xã hội hoá gặp nhiều khó khăn.
- Các cháu còn bỡ ngỡ,chưa tích cực khi tham gia vào các hoạt
động.Do điều kiện kinh tế quá vất vả của vùng miền "5 không"( không
điện.không đường ,không trường,không chợ,không trạm)và nhiều cái không
nữa…ảnh hưởng đến tầm nhận thức của phụ huynh nên viêc đẩy mạnh xã hội
hoá giáo duc cũng như áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất
lương khó thực hiện.
( Chỉ thực hiện khi mở chuyên đề)
- Công tác quản lý đòi hỏi cao, không câu nệ vào thời gian.Công việc

này đòi hỏi người quản lý chuyên môn cần phải biết hy sinh.
8. ĐỀ NGHỊ
- 11 -
Đề hoàn thiện tốt đề tài này tôi rất mong sự hỗ trợ từ lãnh đạo Ngành
quan tâm cho nhà trường một máy kismar, máy vi tinh ;Địa phương xây dựng
khu vệ sinh ,bếp ăn.
Đề nghị lãnh đạo Ngành quan tâm giúp đỡ để cô và trò ở những vùng
Thác Cạn,Ba Tớt cần phải có lớp ,có trường để tạo thuận lợi cho trẻ được
chăm sóc giáo dục…như các trẻ ở vùng Bãi Quả,Tân Đợi…và mong muốn
cuối cùng là cô và trò ở vùng đó cũng được tiếp cận với công nghệ thông tin
đáp ứng sự mong mỏi của phụ huynh và yêu của giáo dục hiện nay.

9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để viết đề tài này ,bản thân đã tham khảo tài liệu sau:
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1,2và 3
- Sách đổi mới chương trình chăm sóc trẻ Mầm non cả 3 độ tuổi.
Đại Sơn, ngày 25/02/2009
Người viết
Trà Thị Cơ
- 12 -
MỤC LỤC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ,XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học L 2008 -2009
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Mẫu giáo Đại Sơn
- 13 -
1. Tên đề tài : Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp gia đình ,nhà trường
và xã hội ,nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở vùng kinh tế -xã
hội khó khăn.

2. Họ và tên tác giả: Trà Thị Cơ
3.Chức vụ : Phó hiệu trưởng
4.Nhận xết của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………
b)Hạnchế:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

5. Đánh giá, xếp loại :
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tải trên, HĐKH Trường Mẫu giáo Đại
Sơn.
Đã thống nhất xếp loại : A
Những người có thẩm định: Chủ tịch HĐ
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
…………………………………
…………………………………
II. Đánh giá,xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên,HĐKH Phòng GD&Đt Đại Lộc
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………


Thống nhất xếp loại :………
Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH
(Ký ,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
………………………………….
………………………………….
…………………………………
- 14 -

×