Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tham khảo hay áp dụng cho giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.3 KB, 5 trang )

Cả nước còn thiếu hơn 20.000 giáo viên mầm non
21/02/2011 06:46
(HNM) - Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong năm học 2010-2011, các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước còn thiếu
hơn 20.000 giáo viên. Đây là khó khăn không nhỏ đối với ngành GD-ĐT, đặc biệt trong năm học 2010-2011 này khi đang
triển khai đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Tại Hà Nội, con số giáo viên mầm non còn thiếu là 3.000 người. Để bổ sung nguồn giáo viên, đồng thời triển khai hiệu quả đề
án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, lãnh đạo TP Hà Nội đã thông qua cơ chế cho hơn 26.000 giáo viên đang làm hợp
đồng được hưởng các chế độ, chính sách như viên chức nhà nước; giao quyền tuyển dụng gần 5.000 giáo viên vào biên chế
nhà nước cho các quận, huyện, thị xã…
Đề án Phổ cập giáo dục mầm non giai đoạn 2010-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 2-2010 với mục tiêu chung
là bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng, miền được đến lớp. Với kinh phí gần 15 nghìn tỷ đồng, ngoài phần đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đề án sẽ thực hiện đào tạo mới và bồi dưỡng cho 22.400 giáo viên phục vụ việc chăm
sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Thống Nhất
=================================================================================================
Tiếp tục phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
15/02/2011 14:22
(HNMO) - Ngày 14/2, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị tiếp tục đưa nội dung
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào
chương trình bồi dưỡng hàng năm ở các cấp học, các dự án có liên quan,
dự kiến kết quả thu được trong năm học 2010-2011 và kế hoạch triển khai
trong năm học 2011-2012.
Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, qua hơn 2 năm triển khai, phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã góp phần tạo điều kiện trong việc
huy động lực lượng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, có hiệu
quả và phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội và hình
thành tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Để tiếp tục triển khai phong trào, Bộ đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ
thể của từng năm học để triển khai, tích hợp thực hiện phong trào theo chức
năng, nhiệm vụ của mình.
Ngoài các yêu cầu trên, Bộ còn đề nghị các đơn vị đề xuất các giải pháp, để sau năm 2013, phong trào thi đua này trở thành


nền nếp thường xuyên ở các nhà trường.
H.V
=================================================================================================
Tập huấn giáo viên tiếng Anh tiểu học
18/02/2011 07:15
(HNM) - Để triển khai tốt việc dạy thí điểm tiếng Anh 4 tiết/tuần ở cấp tiểu học, từ nay tới cuối tháng 2-2011, Sở GD-ĐT
Hà Nội tổ chức tập huấn về việc dạy học và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh các trường tiểu
học.
Hơn 200 chuyên viên phụ trách môn tiếng Anh thuộc các phòng GD-ĐT và giáo viên tiếng Anh cốt cán của các trường sẽ được
nghe chuyên gia nói về phương pháp giảng dạy của Nhà xuất bản Oxford, kiến thức, kỹ năng có liên quan, đồng thời được giải
đáp khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy học tiếng Anh ở tiểu học.
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, năm học 2010-2011 có 18 tỉnh, TP trên cả nước tham gia dạy thí điểm tiếng Anh tiểu học, bắt
đầu từ lớp 3, tạo cơ sở triển khai đại trà trên toàn quốc với mục tiêu là 70% HS tiểu học được học tiếng Anh vào năm học 2015-
2016 và 100% vào năm 2018-2019. Hà Nội có 9 trường tiểu học tham gia đợt thí điểm này, gồm: Thành Công (Ba Đình), Quỳnh
Mai (Hai Bà Trưng), Quang Trung, Tràng An (Hoàn Kiếm), Tân Mai (Hoàng Mai), Dương Quang (Gia Lâm), Dịch Vọng B (Cầu
Giấy), Trúc Sơn A (Chương Mỹ), Vĩnh Ngọc (Đông Anh).
1
Minh Khang
Học sinh có thể học trước tuổi, vượt lớp
30/03/2011 15:41
Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Đây là quy định trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.

Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt
lớp trong phạm vi cấp học - Ảnh minh họa
Để học sinh được học vượt lớp thì cha mẹ hoặc người đỡ đầu phải có đơn đề nghị với nhà trường. Sau khi tiếp nhận đơn, hiệu
trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn. Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng sẽ xem xét,
quyết định có cho học vượt lớp hay không.
Cũng theo Điều lệ này, tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học

sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10
được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về
nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.
Học sinh trong độ tuổi THCS, THPT ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở
trường THCS hoặc trường THPT tại nơi cư trú hoặc trường THCS và THPT ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp
nhận.
Không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học
Điều lệ cũng quy định rõ các hành vi mà học sinh không được phép làm. Cụ thể: Học sinh không được xúc phạm nhân phẩm,
danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; không được gian lận
trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; không sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống
rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục
Học sinh vi phạm có thể bị kỷ luật từ phê bình trước lớp đến buộc thôi học có thời hạn.
Bên cạnh đó, Điều lệ cũng quy định một số hành vi giáo viên không làm như: Không được sử dụng điện thoại di động khi đang
dạy học trên lớp; không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp; ép buộc học
sinh học thêm để thu tiền
Điều lệ này được áp dụng từ 15/5/2011.
Đăng Trần (CP)
2
Năm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non
22/02/2011 06:58
(HNM) - Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (CLGD) trường mầm non.
Đây là công cụ để trường mầm non tự đánh giá nhằm nâng cao CLGD và công khai với xã hội về thực trạng CLGD của
trường; giúp cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn CLGD.
Thông tư đưa ra 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất và trang
thiết bị; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Mỗi tiêu chuẩn lại bao gồm nhiều tiêu chí
nhằm thể hiện rõ mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Một trong những yêu cầu bắt buộc với các trường mầm non là phải có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích trung bình 1,5-
1,8m2/trẻ; phòng ngủ: 1,2 -1,5m2/trẻ; hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa): 0,5- 0,7m2/trẻ… Về chế độ chăm sóc trẻ, các
trường phải phục hồi dinh dưỡng được cho ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; duy trì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mức dưới

10%
Minh Khang
=================================================================================================
Năm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non
22/02/2011 06:58
(HNM) - Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (CLGD) trường mầm non.
Đây là công cụ để trường mầm non tự đánh giá nhằm nâng cao CLGD và công khai với xã hội về thực trạng CLGD của
trường; giúp cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn CLGD.
Thông tư đưa ra 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất và trang
thiết bị; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Mỗi tiêu chuẩn lại bao gồm nhiều tiêu chí
nhằm thể hiện rõ mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Một trong những yêu cầu bắt buộc với các trường mầm non là phải có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích trung bình 1,5-
1,8m2/trẻ; phòng ngủ: 1,2 -1,5m2/trẻ; hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa): 0,5- 0,7m2/trẻ… Về chế độ chăm sóc trẻ, các
trường phải phục hồi dinh dưỡng được cho ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; duy trì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mức dưới
10%
Minh Khang
=================================================================================================
Năm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non
22/02/2011 06:58
(HNM) - Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (CLGD) trường mầm non.
Đây là công cụ để trường mầm non tự đánh giá nhằm nâng cao CLGD và công khai với xã hội về thực trạng CLGD của
trường; giúp cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn CLGD.
Thông tư đưa ra 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất và trang
thiết bị; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Mỗi tiêu chuẩn lại bao gồm nhiều tiêu chí
nhằm thể hiện rõ mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Một trong những yêu cầu bắt buộc với các trường mầm non là phải có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích trung bình 1,5-
1,8m2/trẻ; phòng ngủ: 1,2 -1,5m2/trẻ; hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa): 0,5- 0,7m2/trẻ… Về chế độ chăm sóc trẻ, các
trường phải phục hồi dinh dưỡng được cho ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; duy trì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mức dưới
3
10%

Minh Khang
Vô cảm, căn bệnh từ gia đình?
14/02/2011 07:03
(HNM) - Theo các nhà khoa học, chỉ số cảm xúc - EQ - có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của con người.
Người có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng giao tiếp tốt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với cuộc sống. Ngược lại,
con người ta sẽ thiếu bạn, sống thu mình, khó hòa nhập, học tập kém đồng thời khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát
triển sự nghiệp. EQ thấp hay tình trạng vô cảm dường như đang trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.
Coi nhẹ nuôi dưỡng tâm hồn

Cha mẹ cần biết lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của trẻ. Ảnh: Quỳnh Hoa
Bố đi công tác xa, mẹ bị cảm đột ngột. Đi học về, thấy bếp núc nguội tanh, Lan Hương, sinh viên năm thứ hai của một trường
đại học, chỉ buông một câu "Mẹ ốm à?" rồi lên thẳng phòng, không hỏi xem tại sao mẹ ốm, đã uống thuốc chưa, hay mẹ ăn gì
để nấu.
Khi sự cố 2 container pháo hoa chuẩn bị cho Đại Lễ 1000 năm Thăng Long phát nổ tại Mỹ Đình trưa ngày 6-10-2010, khiến 4
người chết, người dân Hà Nội rất lo lắng. Trên các diễn đàn đầy ắp những lời chia sẻ, cảm thông. Nhưng trên mạng facebook,
một chủ nhân tung lên bức ảnh mình đang hớn hở cười đùa trên nền đám khói đen khổng lồ. Thái độ thờ ơ, vô cảm, thậm chí
vui trên nỗi đau của người khác xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội.
Bác sĩ Phạm Thịnh, nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc cho rằng sự vô cảm xuất phát từ gia đình. Đa số những
người vô cảm từ nhỏ đã không được nuôi dưỡng đời sống cảm xúc. Họ thiếu sự quan tâm cần thiết của gia đình do cha mẹ ly dị
hoặc bận công việc, đi làm ăn xa, phải sống cùng ông bà, họ hàng hoặc người giúp việc. Vô cảm cũng xảy ra khi trẻ sống trong
gia đình quá nghèo hoặc quá giàu.
Một chuyên gia tâm lý ở Viện Khoa học - xã hội Việt Nam thì cho rằng, sự vô cảm có nguồn gốc từ những tác động tiêu cực của
nền kinh tế thị trường. Tính ích kỷ, tiền tệ hóa mọi giá trị, biến tất cả thành hàng hóa, thực hiện mọi quan hệ xã hội theo nguyên
tắc ngang giá của thị trường đã khiến một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng trở thành người vô cảm. Một nguyên nhân khác
được chỉ ra là trong quá trình hội nhập và mở cửa, bên cạnh những lợi ích và cơ hội phát triển, một bộ phận "thiệt thòi" trong xã
hội là nông dân và những người nghèo đô thị phải chịu những tác động tiêu cực. Chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn, bất
bình đẳng xã hội cũng theo đó mà gia tăng. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng
lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115%. Bên cạnh
đó, cuộc cách mạng công nghệ thông tin làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy của con người. Việt Nam hiện có
khoảng 20,7 triệu người sử dụng internet. Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang tiếp nhận các mạng xã hội như những cộng

4
đồng và diễn đàn mới. Giới trẻ tự do thể hiện mình từ những cảm xúc, cả tích cực lẫn tiêu cực, trong thế giới ảo. Tự giam mình
trong thế giới này, một bộ phận thanh thiếu niên sẽ có lối sống không lành mạnh và trở nên vô cảm.
Ở khía cạnh tâm lý, nỗi lo âu bị xâm phạm cá nhân (lợi ích, thân thể, nhân cách) cũng khiến con người buộc phải học cách sống
vô cảm. Khi cả xã hội phải lao mình vào vòng xoáy cơm áo, gạo tiền, hướng tới lợi ích cá nhân, con người dễ rơi vào trạng thái
thờ ơ với tất cả. Người ta sợ phiền toái, sợ phải đối mặt với những tình huống có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Ám
ảnh bởi lợi ích cá nhân có thể bị ảnh hưởng nếu can thiệp vào những việc không mang lại lợi ích cho mình sẽ làm người ta né
tránh tất cả những gì không liên quan.
Vai trò của giáo dục
Theo các chuyên gia tâm lý, một xã hội công bằng, kỷ cương, khuyến khích việc thiện là điều kiện đầu tiên giúp nuôi dưỡng đời
sống cảm xúc cho các cư dân trẻ. Mặt khác, để thanh thiếu niên có một đời sống cảm xúc dồi dào, cần có một chương trình
giáo dục các kỹ năng sống dài hơi, chú trọng kỹ năng bộc lộ tình cảm. Căn bệnh vô cảm là sản phẩm của một nền giáo dục yếu
kém. Nền giáo dục nước ta những năm qua không chú trọng lắm đến việc giáo dục hình thành nhân cách mà chỉ chú trọng đến
việc đào tạo nguồn nhân lực. Điều này thể hiện qua chương trình học. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách
con người đã trở thành những môn phụ có số lượng tiết học ít và nội dung thì quá nặng nề. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào nhà
trường thì việc giáo dục xúc cảm cho các thế hệ tương lai sẽ không thể đạt hiệu quả như mong muốn.
Các gia đình phải "nhập cuộc" tích cực, bằng cách quan tâm giáo dục cảm xúc một cách thực tế cho con ngay từ nhỏ. Cha mẹ
có thể hình thành cho trẻ thói quen biết quan tâm, chia sẻ với những người trong gia đình, bạn bè ngay từ khi còn nhỏ. Không
chỉ dạy trẻ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng
của cảm xúc đó đến mọi người để từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình. Các nhà tâm lý học cũng đưa ra khuyến cáo, gia
đình phải thay đổi thói quen dạy con kiểu Á Đông: chỉ ra lệnh mà không quan tâm đến suy nghĩ độc lập của con. Học cách lắng
nghe, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với trẻ là việc mà cha mẹ là những người đầu tiên phải làm.
Lâm Vũ
5

×