Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Nghiên cứu thực trạng quản lý kinh doanh ở Công ty cổ phần truyền thông iNET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.59 KB, 26 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay ngày càng thu hẹp, người ta ngày càng gần gũi với nhau
nhờ có sự phát triển của Internet cũng như các phương tiện truyền thông. Xu hướng
toàn cầu hóa nền kinh tế đã thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ, sự cạnh tranh đó không
chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ mà diễn ra trên phạm vi
toàn cầu. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó. Thị trường
truyền thông nói chung và thị trường dịch vụ thông tin di động trong nước những
năm qua cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như vậy. một mặt ngày càng có
nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cùng loại. Mặt khác yêu cầu, đòi hỏi
của khách hàng ngày càng cao, khách hàng ngày càng có nhiều quyền lựa chọn, bởi vậy
chất lượng dịch vụ cũng như giá cả cần phải được cải thiện không ngừng.
Từ thực tế trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần truyền thông
iNET, em đã mạnh dạn lựa chọn và hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề:
“Nghiờn cứu thực trạng quản lý kinh doanh ở Công ty cổ phần truyền thông iNET”.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập được chia thành 2 phần
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần truyền thông iNET.
Phần 2: đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp.
Phần 3: Khái quát kết quả hoạt động KD của Công ty cổ phần truyền thông
iNET qua 3 năm từ 2005 – 2007.
Phần 4: Phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Do còn nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu tiên được tiếp xúc với hoạt động kinh
doanh thực tế ở Công ty cũng như kiến thức chuyên môn còn hạn chế, nên báo
cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự đóng
góp ý kiến, sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn, để em tiếp tục hoàn thiện trong đồ
án tốt nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa QLDN, đặc biệt là cô giáo
Nguyễn Thị Thu Hà đã hướng dẫn em thực hiện báo cáo này. Em cũng cảm ơn các anh
chị nhân viên trong Công ty cổ phần truyền thông iNET. Tất cả những ý kiến chỉ bảo tận
tình, những sự giúp đỡ quý báu của thầy cô và các nhân viên trong Công ty đó giỳp em


hoàn thành báo cáo này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG INET
-Thành lập ngày: 29-3-2005.
-iNET là 1 công ty về lĩnh vực truyền thông, với lĩnh vực hoạt động đa dạng.
Sản phẩm của iNET được thiết kế bởi những kỹ thuật viên có tay nghề cao, và quy
trình sản xuất với công nghệ tối ưu, đáp ứng những xu hướng mới nhất của thị
trường. Công ty cũng sử dụng những nhân tố nội tại để mang lại giá trị tốt nhất cho
khách hàng.
-iNET đã đăng ký quy trình chất lượng (ISO 9001:2000). Đây là sự cam kết
với khách hàng về những thành công tiếp theo của công ty. Dưới đây là một số nột
chính về công ty cổ phần truyền thông iNET:
I - TấN, HèNH THỨC, TRỤ SỞ, CHI NHÁNH, VĂN PHềNG ĐẠI DIỆN,
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT VÀ THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG
Hình thức, tên gọi, trụ sở Công ty, Chi nhánh, Văn phòng đại diện, người đại
diện theo pháp luật và thời hạn hoạt động của Công ty
• Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
• Tên Công ty:
• CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THễNG iNET
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Tên giao dịch đối ngoại:
• iNET MEDIA CORPORATION
• Tên viết tắt: iNET CORP .

• Trụ sở của Công ty: 129 Phan Văn Trường, Cầu Giấy – Hà Nội.
• Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện để thực hiện
các mục tiêu kinh doanh của Công ty phù hợp với quyết định của HĐQT và các quy
định pháp luật.
• Công ty đi vào hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
• Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
II- NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Ngành nghÒ kinh doanh của công ty là:
1 Sản xuất, mua bán phần cứng, phần mềm;
2 Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông;
3 Đại lý cung cấp dịch vụ internet và gia tăng trên mạng;
4 Dịch vụ vui chơi giải trí trên truyền hình, các phương tiện thông
tin đại chúng;
5 Mua bán, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, điện tử, viễn
thông, tin học;
6 Tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ thông tin, công nghệ
mạng;
7 Xây dựng phát triển và quảng bá thương hiệu;
8 Thiết kế lụgụ, biểu tượng (không bao gồm thiết kế công trình);
9 Tạo lập trang chủ internet;
10 Thiết kế hệ thống mạng máy tính, tích hợp phần cứng, phần mềm
và công nghệ truyền thông;
11 Quảng cáo thương mại;
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
12 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
13 Thi công xây lắp các công trình bưu điện, viễn thông;
14 Tư vấn đào tạo và phát triển giáo dục;

15 Dịch vụ xử lý, lưu trữ và cung cấp nội dung thông tin trên mạng
internet và mạng viễn thông: thông tin thị trường, thông tin kinh
tế, thể thao văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, vui chơi giải trí
(trừ thông tin nhà nước cấm);
16 Cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính và viễn
thông (OSP bưu chính, OSP viễn thông); dịch vụ truy cập internet
ISP/IXP;
17 Tích hợp hệ thống, tư vấn, cung cấp giải pháp tổng thể và dịch vụ
hạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông;
18 Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô.
Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể thay đổi ngành, nghề kinh doanh phù hợp
với các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Dưới đõy là 1 số DV chủ yếu mà công ty đang triển khai:
*Các DV Sms gớa trị gia tăng mà công ty đang cung cấp:
-Nhạc chuông, hình ảnh, Logo thư pháp, Video Clip, …
-Java Game – trò chơi giải trí trên di động.
-Thông tin xã hội: Bóng đá, Xổ số, Chứng khoán, thông tin tuyển sinh,…
-Tiện ích: Nhạc chờ, Cài đặt GPRS, Từ điển mobile.
-Chiêm tinh – trắc nghiệm vui: HD (Horoscopre), …
-Truyện cười, đọc truyện ngắn bằng phần mềm.
-Trò chơi trúng thưởng.
-Các dịch vụ khác theo yêu cầu khách hàng.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
*Thiết kế website:
Thông tin trong thời đại hiện nay là rất quan trọng. Ngoài cỏc kờnh cung cấp
thông tin truyền thống thì website là một kênh cung cấp thông tin hiệu quả nhất.
Với một website trên Internet, Doanh nghiệp có thể:
- Tăng cường sự tín nhiệm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ.

- Thông tin được giới thiệu liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
- Không bị giới hạn không gian thông tin.
Công ty iNET cung cấp các giải pháp thiết kế website, các ứng dụng thương
mại điện tử chuyên nghiệp và khả thi cho Doanh nghiệp với bất kỳ qui mô nào. Giải
pháp của công ty sẽ tạo cảm giác thoải mái, đơn giản, mà với vài kỹ năng tin học
cơ bản là có thể cập nhật và chỉnh sửa thông tin của website một cách dễ dàng.
III- TẦM NHèN VÀ SỨ MỆNH DOANH NGHIỆP.
1. Trở thành một công ty kinh doanh có uy tín và thành công trên thị trường
trong các lĩnh vực nêu trên;
2. Tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông và việc làm cho xã hội.
3. -Mục tiêu của iNET là trở thành một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu.
Công ty tập trung vào việc tạo ra những giải pháp & dịch vụ tốt nhất cho các
doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia tay nghề cao và giàu kinh nghiệm,
iNET đang hướng tới việc trở thành 1 trong những công ty đứng đầu thế giới
trong lĩnh vực truyền thông.
4. -Ở lĩnh vực phần mềm, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực trên toàn
thế giới.
5. -Ở lĩnh vực đào tạo CNTT, Học viện iNET cộng tác với những công ty/
trường đại học về truyền thông nổi tiếng nhằm đào tạo công nghệ cao và dịch
vụ giáo dục ở Việt Nam.
6. -Sứ mệnh mục tiêu của iNET là: ”Dịch vụ chất lượng cao cho người sử dụng
và người bán bằng việc đăng ký những giải pháp tốt nhất và giá trị nhất”.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
IV- CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ.
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của Công ty được triển khai theo kiểu
trực tuyến . Người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là Tổng giám đốc do hội
đồng Quản trị quyết định bầu ra. Bộ máy này tăng cường trách nhiệm của mọi
người và tránh tình trạng người thừa hành phải nhận nhiều mệnh lệnh từ nhiều

người khác nhau từ đó tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ .
Nhưng bộ máy này không thu hút được nhiều chuyên gia giỏi và có nhiều hạn chế
như các quyết định là mệnh lệnh từ trên xuống , thông tin chỉ có tính một chiều do
đó ban lãnh đạo không hiểu được tâm tư nguyện vọng và những phản ánh của cấp
dưới , điều này sẽ gây ra sự khó chịu , chán nản và bất mãn của cấp dưới từ đó ảnh
hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ và sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty bao gồm:
a) Đại hội đồng cổ đông và các cổ đông;
Cổ đông là những người chủ sở hữu của Công ty, có tên trong Sổ đăng ký cổ
đông và cú cỏc quyền và nghĩa vụ tương ứng theo số cổ phần và loại cổ phần mà họ
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
Hội đồng
quản trị
Tổng Giám
Đốc
Đại Hội
Đồng cổ
đông
Ban kiểm
sóat
Thư ký
Phòng Kinh Doanh Phòng Kỹ Thuật
Phòng CSKH Phòng Nội Dung
Thể Thao
Phòng Hệ Thống
Phòng Kế Tóan
Trung Tâm Phần
Mềm
Phòng Đồ Họa Phòng HCNS
6

Báo cáo thực tập tổng hợp
sở hữu. Trách nhiệm của mỗi cổ đông được giới hạn theo tỷ lệ cổ phần mà Cổ đông
nắm giữ.
1. Người nắm giữ cổ phần phổ thông cú cỏc quyền sau:
a) Tham dự và phát biểu trong các cuộc họp của ĐHĐCĐ; thực hiện quyền
biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần
phổ thông có một phiếu biểu quyết.
b) Nhận cổ tức với giá trị do ĐHĐCĐ quyết định;
c) Tự do chuyển nhượng cổ phiếu đã được thanh toán đầy đủ theo quy định
của Điều lệ công ty và luật pháp;
d) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ cổ phần phổ
thông mà họ sở hữu;
e) Kiểm tra các thông tin liên quan đến cổ đông trong Số đăng ký cổ đông
và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
f) Xem xét, tra cứu và sao chụp Điều lệ Công ty, Sổ biên bản họp ĐHĐCĐ
và Nghị quyết của ĐHĐCĐ;
g) Trong trường hợp Công ty bị giải thể, được nhận tài sản của Công ty
tương ứng với tỷ lệ cổ phần sở hữu, nhưng chỉ sau khi Công ty đã thanh
toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác cho các chủ nợ và cho
các cổ đông ưu đãi;
h) Yêu cầu Công ty mua lại cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
i) Được quyền chất vấn và kiến nghị về công việc của HĐQT, Ban Kiểm
soát, Tổng Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
j) Được thông tin thường xuyên về tình hình hoạt động của Công ty; được
quyền yêu cầu HĐQT cung cấp thông tin về kết quả hoạt động kinh
doanh có liên quan đến quyền lợi cổ đông (trừ những bí mật về hoạt động
kinh doanh của Công ty bao gồm: thủ thuật kinh doanh, cách lựa chọn đối
tác, phương pháp tác nghiệp kinh doanh,…);
k) Các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty và pháp luật.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06

7
Báo cáo thực tập tổng hợp
2. Một cổ đông hoặc một nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần phổ
thông trong thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên, cú cỏc quyền sau:
a) Đề cử các thành viên HĐQT hoặc Ban kiểm soát theo quy định tại Điều
lệ công ty;
b) Yêu cầu triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ;
c) Xem xét và trích lục Sổ biên bản và nghị quyết của HĐQT; báo cáo tài
chính và báo cáo của Ban kiểm soát;
d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý,
điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải
bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy
chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết
định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số
lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ
phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của
Công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
e) Kiểm tra và nhận bản sao hoặc bản trích dẫn danh sách các Cổ đông có
quyền tham dự và bỏ phiếu tại cuộc họp ĐHĐCĐ; và
f) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty.
Đại hội đồng cổ đông
1. ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả Cổ đông
có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. ĐHĐCĐ phải được nhóm họp ít nhất
mỗi năm một lần, muộn nhất không quá 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài
chính.
2. ĐHĐCĐ thường niên do HĐQT triệu tập và tổ chức tại một địa điểm do
HĐQT quy định tùy từng thời điểm nhưng phiên họp phải họp tại tỉnh, thành
phố nơi Công ty có trụ sở chính. ĐHĐCĐ thường niên quyết định những vấn
đề được luật pháp và Điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ

thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty. Các kiểm toán viên
độc lập được mời tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ để tư vấn cho việc thông qua
các báo cáo tài chính hàng năm.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. ĐHĐCĐ thường niên có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề sau:
a) Báo cáo tài chính hàng năm;
b) Báo cáo của Ban kiểm soát;
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị;
d) Báo cáo của các kiểm toán viên;
e) Kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty.
2. ĐHĐCĐ thường niên và bất thường có quyền ra các quyết định bằng cách
thông qua nghị quyết về các vấn đề sau:
a) Mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với
Luật doanh nghiệp và các quyền gắn liền với các loại cổ phần đó với điều
kiện là mức cổ tức này không cao hơn mức mà HĐQT đề nghị sau khi đã
tham khảo ý kiến các cổ đông tại ĐHĐCĐ;
b) Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị;
c) Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên HĐQT và Ban kiểm soát;
d) Mức thù lao của các thành viên HĐQT;
e) Bổ sung và sửa đổi Điều lệ;
f) Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ
phần; phê chuẩn việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập
trong vòng 3 năm đầu tiên kể từ ngày thành lập.
g) Sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động Công ty;
h) Tổ chức lại, giải thể hay yêu cầu phá sản Công ty; chỉ định người thanh
lý tài sản.
i) Kiểm tra và xử lý các vi phạm của HĐQT hoặc/và Ban kiểm soát gây

thiệt hại cho Công ty và các Cổ đông của Công ty;
j) Quyết định đầu tư hay bán tài sản của Công ty có giá trị từ 50% trở lên
tổng giá trị tài sản của Công ty tính theo báo cáo tài chính gần nhất;
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
k) Công ty mua lại trên 10% số cổ phần đó bỏn nhưng không quá 30% tổng
số cổ phần thuộc bất kỳ loại nào đang phát hành;
l) Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ và các quy chế
khác của Công ty;
3. Cổ đông không được bỏ phiếu cho bất kỳ một Nghị quyết nào để thông qua:
a) Các hợp đồng quy định tại điều 13.2 nếu cổ đông đó hoặc người có liên
quan tới cổ đông đó là một bên của hợp đồng; hoặc
b) Việc mua cổ phần của cổ đông đó hoặc của bất kỳ người nào có liên quan
đến cổ đông đó.
4. ĐHĐCĐ phải thảo luận và biểu quyết đối với các vấn đề đã được đưa vào
chương trình họp.
b) Hội đồng quản trị;
Thành phần và nhiệm kỳ
1. Số thành viên của HĐQT sẽ không ít hơn 03 người và không nhiều hơn 09
người. Thành viên HĐQT trong nhiệm kỳ đầu tiên bao gồm tất cả các cổ
đông sáng lập của Công ty. Nhiệm kỳ thành viên HĐQT là 02 năm và có thể
được bầu lại tại ĐHĐCĐ tiếp theo.
2. Thành viên Hội đồng quản trị phải cú cỏc tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của
Luật doanh nghiệp;
c) Là cổ đông sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phố thông của Công ty.
Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
2. HĐQT cú cỏc quyền hạn và nhiệm vụ sau đõy:
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
a) Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng
năm.
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (nếu không hoàn thành hoặc không thực
hiện đúng nhiệm vụ, chủ trương đường lối được HĐQT giao), lương và các chế độ
cho Tổng Giám đốc. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, lương và các chế độ cho
cỏc Phú Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng và hay bất kỳ cán bộ quản lý
hoặc người đại diện nào của Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc; Giám sát
những người này trong điều hành công việc hàng ngày của Công ty.
c) Quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ của Công ty;
d) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại;
e) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
f) Quyết định giá chào bán cổ phần, trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán
chuyển đổi;
g) Quyết định mua lại cổ phần và giá mua lại cổ phần theo quy định tại Điều
lệ này;
h) Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức
việc chi trả cổ tức;
i) Đề xuất việc tổ chức lại hoặc giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty;
j) Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay công ty con của
Công ty;
k) Quyết định việc chỉ định và bãi nhiệm những người được Công ty ủy nhiệm
là đại diện thương mại có thẩm quyền và luật sư của Công ty;

l) Quyết định phương án đầu tư mới không nằm trong kế hoạch kinh doanh
hàng năm: Dự án mới nằm ngoài lĩnh vực đang hoạt động hoặc ngừng 1 lĩnh vực
hoạt động.
m) Quyết định việc góp vốn, mua cổ phần của những công ty khác;
n) Quyết định giải phỏp phỏt triển thị trường, tiếp thị, công nghệ;
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
o) Thông qua các hợp đồng, dự án có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty;
p) Quyết định việc định giỏ cỏc tài sản góp vào Công ty không phải bằng tiền
liên quan đến việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu của Công ty, bao gồm vàng,
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết công nghệ;
q) Việc công ty mua hoặc thu hồi không quá 10% cổ phần theo từng loại;
r) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên ĐHĐCĐ;
s) Và các quyền khác theo quy định tại Điều lệ này và của pháp luật.
c) Ban Giám đốc;
Ban Giám đốc của Công ty là cơ quan điều hành quản lý các hoạt động kinh
doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm
trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban Giám đốc bao gồm một Tổng Giám đốc và một số Phó Tổng Giám đốc do
HĐQT bổ nhiệm. Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc có thể đồng thời là thành
viên HĐQT và do HĐQT bổ nhiệm hoặc bãi miễn theo một Nghị quyết được thông
qua một cách hợp thức.
d) Ban kiểm soát;
1. Ban kiểm soát của Công ty sẽ có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của
Luật doanh nghiệp và Điều lệ này, chủ yếu là những quyền hạn và trách nhiệm
sau đây:
a) Được HĐQT tham khảo ý kiến về việc chỉ định Công ty kiểm toán độc lập,
mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của

Công ty kiểm toán độc lập;
b) Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán
trước khi bắt đầu việc kiểm toán;
c) Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo
sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài Công ty với kinh nghiệm trình
độ chuyên môn phù hợp vào việc của Công ty nếu thấy cần thiết.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
d) Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ
trình HĐQT;
e) Thảo luận về những vấn đề khó khăn và những vấn đề còn tồn tại từ các kết
quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên
độc lập muốn bàn bạc;
f) Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban
quản lý Công ty;
g) Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi
HĐQT chấp thuận; và
h) Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.
e) Thư ký công ty.
HĐQT sẽ chỉ định một Thư ký Công ty với nhiệm kỳ và những Điều khoản theo
quyết định của Hội đồng. HĐQT có thể bãi nhiệm Thư ký Công ty vào bất kỳ thời
điểm nào nhưng không trái với quy định pháp luật về lao động hiện hành. Có thể cử
một hay nhiều nguời cùng làm thư ký Công ty tùy từng thời điểm. Vai trò và nhiệm
vụ của thư ký Công ty bao gồm:
a) Tổ chức các cuộc họp HĐQT, Ban kiểm soát và ĐHĐCĐ theo lệnh của
Chủ tịch HĐQT hoặc Ban kiểm soát;
b) Làm biên bản các cuộc họp;
c) Cung cấp thông tin cho thành viên của HĐQT và Ban kiểm soát.
f) Cỏc phũng ban chức năng.

-Phòng Kế toán: là một phòng chức năng của Công ty có nhiệm vụ giúp giám
đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin
kinh tế và hoạch toán kinh tế của Công ty.
-Phòng Kinh Doanh: Phòng kinh doanh là một phòng chức năng của Công ty,
có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty quản lý: Công tác kinh doanh, Marketing,
quảng cáo tuyên truyền, giá DV
-Phòng Hành Chính Nhân Sự: là một phòng chức năng của Công ty, có nhiệm
vụ giúp giám đốc Công ty nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn về: Công tác tổ chức
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
nhân viên, tiền lương, đào tạo, chính sách và bảo hiểm xã hội, tổ chức và định mức
lao động
-Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thực hiện các
quy trình qui phạm trong quy trình sả lao động, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
-Phòng hệ thống: quản lý, kiểm tra và duy trì đường dây internet, mạng LAN và
các dữ liệu nội bộ khác của công ty.
-Trung tâm phần mềm: nghiên cứu và thiết kế những phần mềm sử dụng nội bộ
cũng như cho các đối tác.
-Phòng CSKH: giải quyết các thắc mắc của khách hàng và xử lý khiếu nại để
khách hàng tiếp cận các dịch vụ của công ty.
-Phòng Đồ Họa: thiết kế website tiện ích tùy theo nhu cầu khách hàng.
-Phòng Nội Dung Thể Thao: thực hiện nội dung các DV giá trị gia tăng trên
sms về Thể Thao (bóng đá, tennis…) và cung cấp cho khách hàng.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
1. Hệ thống quản lý chất lượng:

Chính sách chất lượng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Nó được coi là con đường dẫn dắt mọi thành viên trong doanh nghiệp nhận thức
được tầm quan trọng của công việc mà mình đang thực hiện, thấy được trách nhiệm
của mình đối với người tiêu dùng là khách hàng sử dụng dịch vụ, đối với xã hội và
đối với doanh nghiệp . Chính sách chất lượng khuyến khích mọi người cố gắng hết
sức mỡnh vỡ mục tiêu chất lượng chung của doanh nghiệp .
Bên cạnh đó chính sách chất lượng còn là một công cụ cạnh tranh của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp muốn ký kết được các hợp đồng kinh tế với khách hàng,
các đối tác thì doanh nghiệp đó phải có chính sách chất lượng . Không phải ngẫu
nhiên mà chính sách chất lượng lại là một trong những yếu tố trong Hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001: 2001. Cũng chính bởi điều này mà công ty đã đăng ký hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2001 áp dụng trong doanh nghiệp.
- Cơ sở thực tiễn .
Trong Công ty trước đây tuy hoạt động cung cấp dịch vụ đã co chính sách chất
lượng của riêng mình nhưng lại không được cụ thể ở cỏc khõu, cỏc hoạt động hay ở
các quy trình cụ thể . Để tất đảm bảo họat động kinh doanh của dịch vụ thì đòi hỏi
các hột động khác cũng phải có chính sách chất lượng riêng cho từng hoạt động và
được xây dựng dựa trên chính sách chất lượng chung của họat động cung cấp dịch
vụ. Đây là giải pháp quan trọng mang tính chất lâu dài vì sẽ tạo một nhận thức
chung thống nhất cho tất cả các hoạt động củ tất cả cán bộ nhân viên trong Công ty
từ đó hướng họ tới đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.
2. Đặc điểm về vốn.
Tổng vốn điều lệ của Công ty là: 5.000.000.000 VND (Năm tỷ đồng VN)
Tổng số cổ phần: 500.000 cổ phần (Năm trăm nghìn cổ phần)
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng (Mười nghìn đồng).
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Loại cổ phần:
+ Cổ phần phổ thông: 500.000 cổ phần

+ Cổ phần ưu đãi : không có
Số cổ phần, loại cổ phần cổ đông sáng lập đăng ký mua:
+ Cổ phần phổ thông: 450.000 cổ phần.
+ Cổ phần ưu đãi: không có
Số cổ phần, loại cổ phần dự kiến chào bán:
+ Cổ phần phổ thông: 50.000 cổ phần
+ Cổ phần ưu đãi: không có
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 3
KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG INET QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán hàng năm
của Công ty tại thời điểm 31/12 hàng năm:
Đơn vị : 1,000,000đồng
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009
Tài sản 550.408 979.232 1.583.705
A. Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn 509.891 917.139 1.495.173
I. Tiền mặt 102.746 79.956 372.681
II. Đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu 275.854 619.655 756.304
IV. Hàng tồn kho 124.333 206.909 355.824
V. Tài sản lưu động khác 6.956 10.618 10.363
B. Tài sản cố định và ĐT dài hạn 40.516 62.093 88.532
I. Tài sản cố định 36.650 55.806 74.636
II. Đầu tư tài chính dài hạn 3.790 3.905 5.464
III. Xây dựng cơ bản dở dang 75 75 2.762
Nguồn vốn 550.408 979.232 1.583.705
A. Nở phải trả 517.349 806.761 1.271.656

I. Nợ ngắn hạn 419.101 716.760 1.098.058
II. Nợ dài hạn 94.562 84.531 162.668
III. Nợ khác 3.685 5.469 10.930
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 33.058 172.470 312.048
I. Nguồn vốn – quỹ 31.254 169.699 297.439
II. Nguồn kinh phí 1.804 2.771 14.608
Nguồn : Báo cáo tài chính

SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Qua bảng cân đối kế toán tóm tắt của Công ty ta thấy được những đặc điểm
nổi bật về tình hình tài chính của Công ty như sau:
+ Về tài sản : giá trị tài sản của công ty tăng mạnh qua hàng năm . Năm 2007
là 550.408 triệu đồng đến năm 2008 đạt 979.232 triệu đồng (tăng 77,9%) và đến
năm 2009 đạt 1.583.705 triệu đồng (tăng 61,7%). Tài sản tăng là do công ty đã
dành một phần lớn lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng và xây dựng cơ bản. Công ty
đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất .
+ Về nguồn vốn : nguồn vốn của công ty không ngừng tăng nhanh . Nguyên
nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng mạnh , năm 2007 vốn chủ sở
hữu đạt giá trị là 33.058 triệu đồng đên năm 2008 đạt 172.470 triệu đồng tăng gấp
hơn 5 lần và đến năm 2009 đạt giá trị 312.408 triệu đồng tăng gấp gần 2 lần
.Nguyên nhân là do vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh và khả năng huy đông
vốn từ các nguồn tín dung khác của công ty. Chứng tỏ một tiềm lực tài chính mạnh,
thể hiện sự lớn mạnh của công ty .
Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Công ty cổ phần truyền thụng iNET được đánh giá là một Công ty lớn mạnh
trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam . Để đạt đuợc những kết quả đó là
nhờ vào những đường lối kinh doanh hợp lý và mang lại hiệu quả cao , điều đó
được thể hiện qua kết quả kinh doanh của Công ty qua hàng năm:

a.Lói / Lỗ
Đơn vị :1.000.000 Đồng
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu thuần 1.514.960 4.148.297 8.734.780
Giá vốn hàng bán 1.361.251 3.890.027 8.196.631
Lợi nhuận gộp 135.708 258.269 538.149
Doanh thu hoạt động Tài chính 3.173 2.164 4.389
Chi phí Tài chính 3.843 32.639 28.325
Chi phí bán hàng 81.803 110.994 158.411
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chi phí quản lý doanh nghiệp 50.788 72.980 164.054
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 21.116 43.819 191.747
Lợi nhuận khác 36 74.661 1.027
Tổng lợi tức trước thuế 17.979 43.894 192.775
Thuế thu nhập doanh nghiệp 5.753 14.046 53.871
Lợi nhuận sau thuế 12.225 29.848 138.904
Nguồn : Báo cáo tài chính
+ Doanh thu thuần của Công ty tăng nhanh qua từng năm . Năm 2007 doanh thu
thuần đạt 1.514.960 triệu đồng thì đến năm 2008 đạt 4.148.297 triệu đồng (tăng
173,8%) và năm 2009 đạt 8.734.780 triệu đồng (tăng 110,5%) . Doanh thu thuần
tăng là do Công ty luôn đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ với những mặt hàng có
giá phù hợp với những người có thu nhập thấp cũng như những người có thu nhập
cao. Đặc biệt công ty cũn có những kênh quảng cáo mới như truyền hình, và do
doanh thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ mang lại .
+ Lợi nhuận của công ty năm 2007 là 12.225 triệu đồng đến năm 2008 là
29.848 triệu đồng tăng gấp 1,4 lần và đến năm 2009 đạt 138.904 triệu đồng tăng
gấp hơn 3 lần so với năm 2008. nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh tăng mạnh trong khi đó các chi phí khỏc cú tăng nhưng không đáng kể.

Trong đó đóng góp của kết quả kinh doanh cung cấp dịch vụ Sms – giá trị gia
tăng được thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết sau :

SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Đơn vị : 1.000.000.000VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I. Doanh Thu Thuần
1. DV Sms gía trị gia tăng 1183,8 2395,1 4098,4
2. Phần mềm 40,9 64,3 122,6
3. Domain, hosting 35,7 64,1 94,7
4. Thiết kế website 66,2 106,4 186,8
Tổng 1326,6 2629,9 4052,5
II. Giá Vốn
1. DV Sms gía trị gia tăng 1124,7 2286,4 3919,6
2. Phần mềm 10,1 22,4 33,6
3. Domain, hosting 14,2 33,7 29,0
4. Thiết kế website 42,4 69,2 98,8
Tổng 1191,4 2411,7 4081,0
III. Lãi Gộp
1. DV Sms gía trị gia tăng 59,1 108,7 178,8
2. Phần mềm 30,7 41,8 89,0
3. Domain, hosting 21,5 30,3 65,6
4. Thiết kế website 23,8 37,1 87,9
Tổng 135,1 217,9 421,3
IV. Tổng chi Phí Kinh Doanh 120,6 181,4 271,9
V. Lợi Tức Trước Thuế 14,5 36,5 149,4
Nguồn : Báo cáo tài chính
Ta thấy doanh thu thuần của dịch vụ thiết kế website mạnh qua từng năm, năm

2008 tăng 60,6% ( 106,4 tỷ đồng) so với với năm 2007 ( là 66,2 tỷ đồng ) và tới
năm 2009 thì tăng 75,5% so với năm 2008. Do đó nú đó chiếm 5,5% trong tổng
doanh thu thuần tin học vào năm 2007 và chiếm 4,0 % năm 2008 và năm 2009 là
4,6% . Nguyên nhân giảm tỷ lệ đóng góp trong doanh thu không phải do giảm
doanh thu thuần dịch vụ thiết kế website mà do có sự tăng mạnh của các công ty đối
thủ trên thị trường.
b. Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Khái Quát Thực Trạng Tài Chính Và Kết
Quả Kinh Doanh Doanh Nghiệp
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chỉ Tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
I. Bố trí cơ cấu tài sản & cơ cấu nguồn vốn
1. Bố trí cơ cấu tài sản
Tài sản cố định / Tổng số tài sản % 7,36 6,34 5,59
Tài sản lưu động / Tổng số tài sản % 92,64 93,66 94,41
2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 93,99 82,39 80,30
Nguôn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn % 3,01 17,61 19,70
II. Khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,06 1,21 1,25
2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,22 1,28 1,36
3. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,25 0,11 0,34
III. Tỷ suất sinh lời
1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhận KD / Doanh thu thần % 1,39 1,06 2,19
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Thu nhập % 1,19 0,96 2,06
2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản % 3,26 4,48 12,17
3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Nguồn vốn

chủ sở hữu
% 54,39 25,45 61,78
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng qua từng năm trong khi
đó lượng tiền mặt trong Công ty không ngừng tăng lên và các khoản nợ ngắn hạn
cung tăng đồng thời chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty ổn định .
+ Khả năng thanh toán hiện hành tăng đều theo từng năm chứng tỏ khả năng
thanh toan hiện hành của Công ty cao, nguyên nhân là do tài sản của Công ty tăng
nhanh hơn số nợ của công ty phải trả.
+ Khả năng thanh toán nhanh của Công ty thấp , tuy có tăng qua từng năm
nhưng lượng tăng không đấng kể .Nguyên nhân là do lương tiền mặt trong Công ty
luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn và không có khoản đầ tư ngăn hạn nào . Mặt khac lương
tiền mặt tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn . do
đặc tính kinh doanh của Công ty cho nên lượng tiền mặt của công ty chỉ được thu
hồi sau khi đã thực hiện xong các dự án thầu lớn.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 4
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
Công ty thâm gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ truyền thông chỉ mới được 5
năm kể từ năm 2005 . Trong khoảng thời gian ngắn đó công ty đã không ngừng cố
gắng vươn lên và đạt được những kết quả như hiện nay .Trong quá trình nghiên cức
thực tế tại Công ty, em xin được nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ để Công ty đạt được những kết quả mong muốn trong tương lai.
I. Đề xuất 1.
Chúng ta vẫn thường nói “ Khách hàng là thượng đế” hay “khỏch hàng là ân
nhân của doanh nghiệp” Những câu nói trên khẳng định tầm quan trọng của khách

hàng đối với doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của công tác chăm sóc khách
hàng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện chăm sóc
khách hàng tốt sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng, vì thế sẽ giữ được khách
hàng lâu dài, biến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Nhiều
nghiên cứu cho thấy có tới 95% khách hàng hài lòng về những gì đã trải qua thì sẽ
trung thành với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Mặt khác, khi khách hàng đã
hài lòng, doanh nghiệp cú thờm nhiều cơ hội để cung cấp những sản phẩm dịch vụ
mới khác nữa, khách hàng cũng dễ dàng chấp nhận hơn.
Bởi vậy, công ty cần đẩy mạnh hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng.
Dưới đây là 1 số giải pháp:
a) Chăm sóc khách hàng trước khi đưa dịch vụ ra thị trường.
Khi có dịch vụ mới do Công ty đưa ra, sau khi được triển khai xuống cỏc
Phũng ban có trách nhiệm cung cấp dịch vụ đó ra thị trường, các đơn vị có trách
nhiệm nghiên cứu thị trường, chủ động thực hiện đề xuất cho công ty. Tuyên truyền
quảng cáo, giới thiệu dịch vụ mới (trên internet, website…) sẽ đưa ra thị trường vừa
phải đảm bảo tính hiệu quả và các nguyên tắc về bí mật kinh doanh, vừa phải giúp
khách hàng có 1 cái nhìn toàn diện về tiện ớch cỏc dịch vụ mà công ty sẽ mang lại.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
b) Khách hàng tiềm năng :
Đối với khách hàng chưa sử dụng dịch vụ của công ty hoặc đang sử dụng của
nhà cung cấp khỏc, cỏc đơn vị căn cứ đặc điểm của mỗi dịch vụ, căn cứ kết quả
điều tra, khảo sát thị trường, xác định thị trường mục tiêu cho mỗi dịch vụ trên địa
bàn. Thì theo kết quả phân đoạn thị trường mục tiêu các đơn vị xây dựng chương
trình tuyên truyền, quảng cáo phù hợp hướng đến thị trường mục tiêu theo các
phương thức sau:
-Tuyên truyền, quảng cáo trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng (internet,
website của công ty…)
-Tiếp thị qua điện thoại, gửi thư, phát tờ rơi, đồng thời cung cấp tài liệu hướng

dẫn sử dụng đến khách hàng.
-Tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm
-Thực hiện các hình thức khuyến mại phù hợp, khuyến khích khách hàng sử
dụng dịch vụ của Công ty.
c) Khách hàng hiện tại :
Thường xuyên cập nhật, phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có theo dõi
sự biến động về số lượng và đối tượng khách hàng về sản phẩm về số lượng từng
loại dịch vụ theo thời gian, theo phân đoạn thị trường mục tiêu, đề xuất và tổ chức
thực hiện các giải pháp tiếp thị để giữ khách hàng, tăng sản lượng và mở rộng thị
trường.
d) Khách hàng doanh nghiệp đặc biệt và khách hàng lớn :
-Bố trí nhân viên chuyên trách theo dõi và quản lý các khách hàng lớn, có thể
một nhân viên trên một đơn vị hoặc một nhân viên quản lý một số đơn vị. Việc bố
trí này phải phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc nhưng đồng
thời cũng phải hài hoà với ý nguyện cuả khách hàng. Các nhân viên này phải được
đào tạo cẩn thận để nắm vững nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, cách sử dụng và giá
dịch vụ để giao dịch với khách hàng và là đầu mối để giải đáp các thắc mắc, khiếu
nại của khách hàng.
-Chủ động liên hệ trực tiếp với khách hàng theo định kỳ (cứ hai tuần một lần
hoặc hàng tháng) để tìm hiểu nhu cầu và mức độ hài lòng của khách hàng đối với
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
dịch vụ mà mình cung cấp. Định kỳ có thể tổ chức hội nghị khách hàng để giới
thiệu dịch vụ trưng cầu ý kiến góp ý.
II. Đề xuất 2.
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, công ty
cũng cần cải thiện hệ thống marketing. Điều này có rất nhiều mục tiêu như: tăng
cường sự nổi tiếng của nhón mỏc, tăng sự tin cậy vào sản phẩm, cải thiện hình ảnh
doanh nghiệp hoặc lăng xê sản phầm mới. Dưới đây là 1 số phương pháp marketing

dành cho công ty mà em xin đề xuất:
-Tổ chức sự kiện: tài trợ hoặc tổ chức những sự kiện có ảnh hưởng xã hội lớn
(VD: các chương trình từ thiện, truyền hình trực tiếp…), gắn liền thương hiệu của
công ty với sự kiện này.
-Quà tặng: có thể là bất cứ một vật phẩm nào đó dành cho khách hàng để họ
nhớ tới sản phẩm của công ty. Có nhiều đồ vật để lựa chọn: tách cà phê, bút bi, mũ
và tất cả những gì bạn có thể in tờn, lụ gụ hoặc số điện thoại của công ty lờn đú.
-Tổ chức hội thảo: nhằm mục đích lăng xê các sản phẩm phần mềm, dịch vụ
mới của công ty cho các đối tác cũng như khách hàng. Khi tổ chức hội thảo cần chú
ý thời gian cũng như địa điểm , ngoài ra cũng cần thu thập phản ứng của người
tham dự sau hội thảo.
SV: Nguyễn Anh Đức Khoa QLDN - Lớp QL11.06
25

×