Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

XUNG ĐỘT PHÁP LUÂT VỀ XÁC ĐỊNH, ĐỊNH DANH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.92 KB, 12 trang )

XUNG ĐỘT PHÁP LUÂT VỀ XÁC ĐỊNH, ĐỊNH DANH
TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM
Tóm tắt: Xung đột pháp luật về xác định, định danh là một nội dung trọng tâm trong Tư
pháp quốc tế. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, xung đột pháp luật về xác định, định
danh càng hay xảy ra. Thế nhưng, theo tác giả, ngoài lĩnh vực động sản và bất động sản,
Tư pháp quốc tế Việt Nam còn thiếu giải pháp chung cho xung đột pháp luật về xác định,
định danh. Để hoàn thiện mảng pháp luật này, tác giả cho rằng nên xác định, định danh
quan hệ tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của Việt Nam. Trong khi chờ đợi
việc luật hoá giải pháp này, Toà án nhân dân tối cao có thể ra thông tư hoặc công văn
hướng dẫn áp dụng luật hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ.
Xung đột pháp luật về xác định, định danh là hiện tượng mà theo đó một vấn đề pháp lý có
yếu tố nước ngoài được sắp xếp theo pháp luật của Toà án (pháp luật của quốc gia có toà
án xét xử vụ việc đóng ở đó) vào phần phạm vi của một quy phạm xung đột trong khi đó
pháp luật nước ngoài liên quan sắp xếp vấn đề này vào phần phạm vi của một quy phạm
xung đột khác [1]. Là một hiện tượng chung của Tư pháp quốc tế, cho nên xung đột pháp
luật về xác định, định danh cũng tồn tại trong Tư pháp quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên chúng
ta chưa có giải pháp đầy đủ cho vấn đề xung đột pháp luật về xác định, định danh. Hiện
nay, pháp luật Việt Nam đã có giải pháp nhưng chỉ giới hạn ở lĩnh vực phân biệt động sản
và bất động sản, trong khi đó đây chỉ là một phần nhỏ của hiện tượng xung đột pháp luật
về xác định, định danh [2]. Thiếu sót này là đáng tiếc và việc bổ khuyết là cần thiết. Nếu
không, đây có thể là môi trường phát triển hiện tượng áp dụng không thống nhất các quy
phạm xung đột [3].
I. Vấn đề xung đột pháp luật về xác định, định danh ở Việt Nam
1. Trong lĩnh vực động sản và bất động sản
"Các phạm trù "động sản" và "bất động sản" không phải đã được hiểu một cách thống
nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới. Do đó thường phát sinh xung đột
pháp luật về định danh tài sản" [4]. Ở đây, xung đột pháp luật về xác định, định danh xuất
hiện khi một quan hệ tài sản được xếp theo pháp luật của toà án vào quy phạm điều chỉnh
bất động sản; trong khi đó, pháp luật nước ngoài liên quan xếp quan hệ này vào quy phạm
điều chỉnh động sản hoặc ngược lại. Về giải pháp cho xung đột pháp luật về xác định, định
danh này, Tư pháp quốc tế các nước không có sự đồng nhất. Theo thực tiễn xét xử Toà án


Pháp, việc xác định một quan hệ tài sản là quan hệ động sản hay quan hệ bất động sản phải
theo pháp luật Pháp, tức là theo pháp luật của Toà án [5]. Nhưng theo điều 3078 BLDS Kê-
béc (Canađa), việc xác định tài sản là động sản hoặc bất động sản phải theo pháp luật nơi
có tài sản [6].
Ở nước ta, theo Khoản 3 Điều 833, Bộ luật Dân sự 1995 (K3 Đ766 BLDS 1995), "việc
phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước
nơi có tài sản đó". Nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản này để giải quyết
xung đột pháp luật về xác định, định danh tài sản cũng được ghi nhận trong các hiệp định
tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hoà dân chủ Đức (cũ), với Liên xô (cũ) (Điều
35 Khoản 3), với Tiệp Khắc (cũ) (Điều 35 Khoản 3), với Cu Ba (Điều 34, Khoản 3), với
Hungari (Điều 43 Khoản 3), với Bungari (Điều 33 Khoản 3) [7]. Tóm lại, Tư pháp quốc tế
Việt Nam thừa nhận vai trò của pháp luật nơi có tài sản để xác định bản chất động sản hay
bất động sản của một quan hệ có yếu tố nước ngoài: Nếu tài sản có tranh chấp ở nước
ngoài thì xác định theo pháp luật nước ngoài và nếu tài sản có tranh chấp ở Việt Nam thì
xác định theo pháp luật Việt Nam.
Giải pháp quy định tại Khoản 3 Điều 833 của BLDS đóng vai trò quan trọng và cần thiết
mỗi khi Tư pháp quốc tế nước ta thiết lập một quy phạm xung đột chỉ điều chỉnh quan hệ
động sản hay bất động sản. Ví dụ, theo Khoản 1 Điều 104, Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, "việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài
với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này". Và theo
Khoản 3 của điều này, "việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn
tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó". Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 xác định rõ pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn về bất động sản tại Khoản 3 Điều
104 nhưng lại không nêu rõ pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn về động sản. Về vấn đề
động sản, chúng ta không rõ nên áp dụng Khoản 1 Điều 833 BLDS 1995 (K1 Đ766 BLDS
2005) hay Khoản 1 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nhưng dựa vào bố cục
của Điều 104, áp dụng Khoản 1 Điều 104 vào quan hệ ly hôn về động sản dường như phù
hợp với tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Khoản 3 Điều 104 điều chỉnh
quan hệ ly hôn về bất động sản là một ngoại lệ của Khoản 1 Điều 104).
Trong trường hợp quan hệ động sản của việc ly hôn thuộc phần phạm vi của quy phạm

xung đột thiết lập tại Khoản 1 Điều 104 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, xung đột
pháp luật về xác định, định danh có thể xuất hiện. Ví dụ: công dân Pháp A và công dân
Việt Nam B kết hôn với nhau, thường trú tại Việt Nam và có một số tài sản C ở Pháp. Sau
một thời gian chung sống ở Việt Nam, A và B xin ly hôn. Theo pháp luật Việt Nam, tài sản
C là bất động sản; trong khi đó, theo pháp luật Pháp, đây là động sản. Nếu xác định, định
danh tài sản theo pháp luật Pháp, tài sản C là động sản và lúc đó pháp luật Việt Nam sẽ
được chọn để điều chỉnh, giải quyết vì Khoản 1 Điều 104 được áp dụng. Nếu xác định,
định danh tài sản theo pháp luật Việt Nam, tài sản C là bất động sản và lúc đó pháp luật
Pháp sẽ được ấn định để điều chỉnh, giải quyết vì Khoản 3 Điều 104 được áp dụng. Trước
hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh tài sản này, Khoản 3 Điều 833 BLDS
cho lời giải đáp: Chúng ta phải xác định, định danh tài sản theo pháp luật nơi có tài sản.
Trong ví dụ, tài sản C ở Pháp; vậy, phải xác định, định danh theo pháp luật Pháp. Điều đó
có nghĩa là quy phạm xung đột của Khoản 1 Điều 104, Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 được áp dụng vì tài sản C là động sản và lúc đó pháp luật Việt Nam sẽ được chọn để
điều chỉnh, giải quyết tranh chấp.
2. Trong những lĩnh vực khác
Tư pháp quốc tế nước ta đã có giải pháp cho xung đột pháp luật về xác định, định danh
trong lĩnh vực động sản và bất động sản, nhưng còn thiếu giải pháp cụ thể trong những lĩnh
vực khác.
Chúng tôi xin nêu hai ví dụ của xung đột pháp luật về xác định, định danh có thể xảy ra mà
hiện nay pháp luật nước ta chưa có giải pháp cụ thể: Xung đột pháp luật về xác định, định
danh trong lĩnh vực thời hiệu khởi kiện và trong lĩnh vực kết hôn.
a. Trong lĩnh vực thời hiệu khởi kiện
Theo Khoản 2 Điều 834 của BLDS Việt Nam, "quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp
đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có
thoả thuận khác".
"Khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng,
toà án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình. Đây là quan điểm được tất
cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận. ở Việt Nam, khi giải quyết các vụ việc dân sự hôn
nhân và gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài, về nguyên tắc, toà án Việt Nam chỉ áp

dụng luật tố tụng dân sự Việt Nam" [8]. Vậy theo Tư pháp quốc tế Việt Nam, tố tụng dân
sự trong xét xử của toà án Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.
Theo pháp luật Mỹ và Anh, thời hiệu khởi kiện trong một tranh chấp hợp đồng có yếu tố
nước ngoài là một vấn đề thuộc quy phạm xung đột điều chỉnh tố tụng của Toà án. Nhưng
theo hệ thống pháp luật Pháp, thời hiệu khởi kiện là một vấn đề thuộc quy phạm xung đột
điều chỉnh nội dung của hợp đồng (tức là quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng).
Vậy ở đây xuất hiện xung đột pháp luật về xác định, định danh thời hiệu khởi kiện.
Ở Việt Nam, thời hiệu khởi kiện được ghi nhận trong luật tố tụng [9] cũng như trong luật
nội dung [10]. Nếu chúng ta theo hệ thống luật Anh-Mỹ, xung đột pháp luật về xác định,
định danh có thể xuất hiện trong tranh chấp hợp đồng giữa bên A (Việt Nam) và bên B
(Pháp) [11]. Ví dụ: A và B đã thoả thuận chọn pháp luật Pháp để điều chỉnh nội dung hợp
đồng nhưng không nêu rõ thời hiệu khởi kiện được điều chỉnh bằng luật nào. Mặc dù thời
hiệu khởi kiện đã hết theo pháp luật Việt Nam, bên Pháp vẫn khởi kiện bên Việt Nam
trước Toà án Việt Nam vì cho rằng thời hiệu khởi kiện là vấn đề của quy phạm xung đột
điều chỉnh nội dung hợp đồng (ở đây pháp luật Pháp được áp dụng và theo đó, thời hiệu
khởi kiện vẫn còn). Song, bên Việt Nam cho rằng quyền khởi kiện đã hết vì thời hiệu khởi
kiện là vấn đề của quy phạm xung đột điều chỉnh tố tụng của Toà án (ở đây là áp dụng
pháp luật Việt Nam và theo đó, thời hiệu khởi kiện đã hết). Ví dụ nêu ra ở đây cho thấy:
xung đột pháp luật về xác định, định danh không chỉ tồn tại trong lĩnh vực động sản và bất
động sản mà cả trong lĩnh vực thời hiệu khởi kiện và hiện nay chúng ta chưa có giải pháp
cụ thể.
b. Trong lĩnh vực kết hôn
Theo Khoản 1 Điều 103 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, "trong việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước
mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn". Điều khoản này thiết lập hai quy phạm xung đột: Điều kiện nội dung
của kết hôn được điều chỉnh bởi pháp luật nhân thân của mỗi bên trong kết hôn; và, điều
kiện nghi thức kết hôn tại Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Pháp luật
Việt Nam không yêu cầu nghi thức tôn giáo; trong khi đó, pháp luật một số nước chỉ thừa

nhận kết hôn khi việc kết hôn được tiến hành dưới hình thức tôn giáo. ở đây, xung đột
pháp luật về xác định, định danh có thể xuất hiện.
Ví dụ: một nam công dân nước A kết hôn với một phụ nữ Việt Nam và kết hôn chỉ được tổ
chức theo hình thức dân sự tại Việt Nam. Sau khi chung sống một thời gian, công dân nước
A cho rằng hôn nhân không hợp lệ vì kết hôn không theo nghi thức tôn giáo. Theo công
dân nước A, quy phạm xung đột điều chỉnh điều kiện nội dung của việc kết hôn được áp
dụng vì nghi thức tôn giáo là một điều kiện nội dung của việc kết hôn theo pháp luật nước
A và lúc đó pháp luật nước A được chọn để điều chỉnh, giải quyết (và hậu quả là kết hôn
không hợp lệ). Nhưng theo người vợ, quy phạm xung đột điều chỉnh điều kiện nghi thức
được áp dụng vì đây chỉ là một nghi thức của việc kết hôn theo pháp luật Việt Nam [12] và
lúc đó pháp luật Việt Nam được ấn định để điều chỉnh, giải quyết (và hậu quả là kết hôn
hoàn toàn hợp lệ) . ở đây, xung đột pháp luật về xác định, định danh xuất hiện vì theo pháp
luật Việt Nam, hình thức tôn giáo của việc kết hôn thuộc phần phạm vi của quy phạm xung
đột điều chỉnh điều kiện nghi thức của việc kết hôn; trong khi đó, đây là một vấn đề thuộc
phần phạm vi của quy phạm điều chỉnh điều kiện nội dung của việc kết hôn theo pháp luật
nước A. Vậy, đây là một hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh mà pháp
luật nước ta chưa có giải pháp cụ thể.
Hai ví dụ nêu trên cho thấy: xung đột pháp luật về xác định, định danh có thể xảy ra ngoài
lĩnh vực động sản và bất động sản. Đây chỉ là hai trong nhiều trường hợp có thể xảy ra mà
hiện nay chúng ta chưa có giải pháp.
II. Giải quyết xung đột pháp luật về xác định, định danh ở Việt Nam
1. Những giải pháp có thể của xung đột pháp luật về xác định, định danh
Trong tư pháp quốc tế các nước tồn tại hai loại giải pháp có thể được sử dụng: Xác định,
định danh quan hệ có tranh chấp theo pháp luật một quốc gia hoặc theo khái niệm độc lập.
a. Xác định, định danh quan hệ có tranh chấp theo pháp luật một quốc gia
Giải pháp thứ nhất có thể của xung đột pháp luật về xác định, định danh là xác định, định
danh quan hệ có tranh chấp theo pháp luật nước ngoài liên quan. ở đây, Toà án xem xét,
giải quyết quan hệ có tranh chấp theo quan điểm của pháp luật nước ngoài liên quan. Nếu
luật nước ngoài cho rằng quan hệ có tranh chấp thuộc phần phạm vi của quy phạm xung
đột A, Toà án tuân theo quy định này. Đây là giải pháp của một số Toà sơ thẩm Pháp vào

đầu thế kỷ 20 [13]. Áp dụng vào ví dụ trong phần về thời hiệu khởi kiện, giải pháp này
được hiểu như sau: Toà án Việt Nam xác định, định danh thời hiệu khởi kiện theo pháp
luật Pháp. Nếu pháp luật Pháp quy định thời hiệu khởi kiện thuộc quy phạm xung đột điều
chỉnh nội dung hợp đồng, Toà án Việt Nam sẽ theo sự định đoạt này và lúc đó pháp luật
Pháp sẽ được chọn để điều chỉnh thời hiệu khởi kiện (ở đây thời hiệu khởi kiện vẫn còn).
Giải pháp thứ hai có thể của xung đột pháp luật về xác định, định danh là xác định, định
danh quan hệ có tranh chấp theo pháp luật của Toà án. Giải pháp này được thừa nhận trong
điều 3078 BLDS Kê-béc (Canađa)[14] và trong thực tiễn xét xử Toà án Pháp [15]. áp dụng
vào ví dụ trong phần về thời hiệu khởi kiện, giải pháp này được hiểu như sau: Toà án Việt

×