Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT QUỐC TẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.05 KB, 32 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN
LUẬT QUỐC TẾ
GV: NGUYỄN THỊ THU TRANG
ĐỀ THI NĂM HỌC 2015, HK II LỚP K13503
Câu 1: (4 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
1. Quốc gia có quyền gia nhập vào điều ước quốc tế đa phương và cho
phép bảo lưu.
Sai vì có 1 số trường hợp không được bảo lưu như 1 số điều quy định không
bảo lưu thì không được bảo lưu.
2. Chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là 200 hải lý.
3. Mọi hành vi trả đũa trong quan hệ quốc tế đều vi phạm nguyên tắc
cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.
Có trả lời ở dưới
4. Hội đồng xét xử của Tòa án co6ngly1 quốc tế phải có tối thiểu 9 thẩm
phán tham gia.
Có giải ở dưới
5. Mọi tuyên bố đơn phương, chính thức và rõ ràng của các chủ thể của
luật quốc tế đều là nguồn bổ trợ của LQT.
Sai vì còn phải đủ 2 điều kiện
6. Trong mọi trường hợp, quốc gia sở tại không có quyền tài phán về
hình sự đối với viên chức ngoại giao nước ngoài đang thực hiện nhiệm
vụ trên lãnh thổ nước mình.
Đúng vì đây là quyền ưu đãi và miễn trừ.
7. Quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi và chỉ khi
quốc gia vi phạm pháp luật quốc tế.
Sai vì có thể là không vi phạm như điều mà LQT không cấm mà gây thiệt
hại cho chủ thể khác thì phải bồi thường.
8. Tất cả các tòa án quốc tế trên thế giới đều có quyền giải quyết tranh
chấp quốc tế khi các bên tranh chấp đồng thuận đưa ra giải quyết tại
tòa.
Sai vì tòa hình sự quốc tế thì chỉ giải quyết tội phạm quốc tế như chống lại


loài người.
Câu 2: 2đ
Có quan điểm cho rằng: “ Bảo lưu điều ước QT là 1 chế định thể hiện
sự bất bình đẳng trong quan hệ QT”. Anh/chị có đồng ý với quan điểm
đó hay không? Vì sao?
Câu 3: 4đ
Anh/chị hãy chứng minh: “ Công ước của Liên hợp quốc vể luật biển
quốc tế 1982 là 1 công ước thể hiện sự công bằng trong quan hệ QT”.
Phân tích 4 nguyên tắc của luật biển quốc tế
Câu 1: (4 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
1. Quốc gia gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi và chỉ khi có
hành vi gây thiệt hại cho chủ thể khác do cá nhân, tổ chức mang quốc
tịch nước mình đang thi hành công vụ.
Sai vì quốc gia còn phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế ngay cả công
dân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước mình.
2. Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có đặc quyền đặc lợi về
kinh tế.
Sai vì quốc gia ven biển không có quyền này ở vùng tiếp giáp lãnh hải, chỉ
có quyền
3. Tại vùng công hải, tất cả các quốc gia đều có quyền tự do khai thác
nguồn tài nguyên ở vùng trời, vùng nước, vùng đáy và trong lòng đất
của công hải.
4. Quốc gia tiến hành trả đũa trong quan hệ quốc tế thì quốc gia đó vi
phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.
Sai vì trong trường hợp trả đũa hợp pháp với 1 hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế là trường hợp được miễn trừ trách nhiệm pháp lý quốc tế nên không
vi phạm nguyên tắc này.
5. Trong mọi phiên tòa do Tòa án công lý quốc tế xét xử, hội đồng xét xử
luôn có 9 thẩm phán trở lên và xét xử theo nguyên tắc đa số phiếu.
Sai vì hội đồng xét xử có thể có từ 9 đến 15 thẩm phán tham gia đối với

phiên tòa đầy đủ,còn trong phiên tòa rút gọn thì chỉ có 3 thẩm phán hay
phiên tòa đặc biệt có 5 thẩm phán.
6. Trong mọi trường hợp, không có một chủ thể nào có quyền tài phán
chủ thể của luật quốc tế.
Sai vì nếu 1 quốc gia khác vi phạm khi vào vùng nội thủy thì sẽ bị chịu
quyền tài phán của quốc gia đó.
7. Quốc gia là thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ chịu ràng
buộc với điều ước quốc tế liên chính phủ đó đã ký kết.
Đúng vì quốc gia gia nhập thành viên
8. Quốc gia chỉ có quyền vào cơ quan ngoại giao nước ngoài đặt trên
lãnh thổ nước mình khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan
ngoại giao đó.
Đúng vì đây là quyền bất khả xâm phạm của cơ quan đại diện ngoại giao
Câu 2:(3 điểm) Anh chị hãy chứng minh: “Luật biển quốc tế 1982 thể
hiện sự công bằng thông qua việc ghi nhận quyền của các quốc gia
không có biển hoặc bị bất lợi về biển.”
Câu 3: (3 điểm) So sánh trách nhiệm pháp lý trong hệ thống pháp luật
quốc gia và trách nhiệm pháp lý trong hệ thống pháp luật quốc tế.
LÝ THUYẾT:
1. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và lãnh sự
* Giống nhau:
- Đều là những quyền ưu đãi, miễn trừ mà nước tiếp nhận, trong phạm
vi của LQT, giành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và
các thành viên của các cơ quan đó, tạo đk cho các cơ quan này thực hiện có
hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự đều bao gồm các quyền về
bất khả xâm phạm trụ sở, thư tín, hồ sơ tài liệu lưu trữ, bưu phẩm thư tín;
thông tin liên lạc, quyền miễn trừ thuế, lệ phí, miễn trừ hải quan; quyền treo
quốc ký quốc huy
* Khác nhau:

NG LịCH Sử
Quyền bất khả
xâm phạm về
trụ sở
- quyền bất khả xâm phạm
về trụ sở một cách tuyệt
đối (ko ai có quyền thâm
nhập vào nếu chưa có sự
đồng ý của người đứng
đầu)
- quyền bất khả xâm phạm về
trụ sở nhưng ko tuyệt đối.
Nước tiếp nhận có thể đi vào
trụ sở LS trong trường hợp xảy
ra thiên tai, hỏa hoạn…
Tài sản,
phương tiện
Có quyền bất khả xâm
phạm dưới mọi hình thức
Ko thể bị trưng dụng, thu
mua, tịch thu dưới mọi
hình thức
Có thể bị trưng mua vì mục
đích QPAN, lợi ích cộng đồng,
tuy nhiên việc trưng mua làm
ảnh hưởng đến việc thực hiện
chức năng lãnh sự, và phải
đảm bảo v iệc thực hiện nhanh
chóng, đền bù thỏa đáng cho
nước cử.

2. So sánh căn cứ, hình thức trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan và
trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan
* Giống nhau :
+ Đều là trách nhiệm pháp lý quốc tế
+ Có 3 căn cứ xác định TNPL
+ hình thức thực hiện đều có trách nhiệm vật chất
* Khác nhau :
TNPLCQ TNPLKQ
Khái niệm Phát sinh từ hành vi trái
pháp luật quốc tế, gây
thiệt hại cho chủ thể khác,
CĐQT
Phát sinh từ hành vi pháp
luật ko cấm, gây thiệt hai cho
chủ thể khác, CĐQT
Căn cứ xác định - căn cứ pháp lý :
- căn cứ thực tiễn :
+ Có hanh vi trái pháp luật
QT
+ có thiệt hại xảy ra trên
thực tế
+ có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu
quả
3 căn cứ :
- có QPPL quy định về
quyền và nghĩa vụ tương ứng
trong TNPLKQ
- có sự kiện làm phát sinh
hiệu lực của QPPL

- có mối quan hệ nhân quả
giữa sự kiện và thiệt hại
Phương thức
thực hiện
- TN vật chất :
+ Phục hồi nguyên trạng
+ bồi thường bằng tiền
hoặc tài sản
- TN phi vật chất :
+ đáp ứng, làm thảo mãn
các yêu cầu của bên bị vp
+ Trả đũa
+ Trừng phạt
- TN vật chất :
+ Bồi thường bằng tiền hoặc
tài sản
+ thực hiện việc thay thế, sử
chữa, chuyển giao cho chủ
thể bị thiệt hại những thiết bị
có giá trị, ý nghĩa tương
xứng…
Các trường hợp
miễn TNPL
4 trường hợp :
- Trả đũa do hành vi vi
phạm của các chủ thể khác
- Tự vệ chính đáng
- Bất khả kháng
Ko tồn tại các trường hợp
miễn trừ

- Có sự đồng ý của các
chủ thể liên quan
3.Phân biệt quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
* Giống nhau:
- có chiều dài 200 hải lý tình từ đường cơ sở, ngoài lãnh hải
- những vùng biển mà quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài
phán
- ở một số quốc gia thì hai phần này chồng khít lên nhau
* Khác nhau:
+ Chiều rộng: TLĐ có thể rộng đến 350 hải lý từ đường cớ sở hoặc 100 hải
lý từ đường đẳng sau 2500m
+ Tính chất chủ quyền:
- ĐQKTL phải dung yêu sách tuyên bố
- TLĐL tồn tại thực tế và đương nhiên k cần tuyên bố
+ phạm vi quyền:
- ĐQKT: tự do hàng hải, tự do hàng ko, tự do lắp đặt cáp, ống dẫn ngầm
- TLĐ: ko tồn tại
4. phân tích mối quan hệ điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
• ĐƯQT= thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các chủ
thể của luật quốc tế, được LQT điều chỉnh, ko phụ thuộc vào việc TT
đó được ghi nhận trong 1 văn kiện plqt hay hai hay nhiều vkplqt có
liên quan, cũng như k phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó
• TQQT= hình thức pháp lý mà trong đó tồn tại các quy tắc xử sự chung
được hình thành trong thực tiện quan hệ quốc tế, được các chủ thể
LQT thừa nhận và nâng lên thành luật
 ĐƯQT và TQQT với vai trò là 2 nguồn cơ bản và chủ yêu của LQT có
mối quan hệ qua lại, tác động và biện chứng lẫn nhau, thể hiện ở một số
khía cạnh như sau:
+ Các TQQT là cơ sở hình thành ĐƯQT và ngược lại
+ Các TQQT và ĐƯQT có vị trí độc lập trong hệ thống nguồn của LQT

+ Các TQQT có thể bị thay đổi, hủy bỏ bởi con đường ĐƯQT và cá biệt
có trường hợp ĐƯQT cũng bị thay đổi, hủy bỏ bởi con đường TQQT
+ TQQT có vai trò trong việc mở rộng hiệu lực của ĐƯQT
5.Điều ước quốc tế có làm hạn chế áp dụng tập quán quốc tế cùng nội
dung hay không? Tại sao?
 Khẳng định ĐƯQT ko làm hạn chế áp dụng TQQT có cùng nội dung
+ ĐƯQT là các thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc
gia và các chủ thể LQT, được LQT điều chỉnh, ko phụ thuộc việc các TT đó
được ghi nhận trong 1 vkplqt duy nhất, 2 hay nhiều vkplqt có lien quan cũng
như k phụ thuộc tên gọi cụ thể của vk đó
+ TQQT: là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sử chung được hình
thành trong thực tiễn của quan hệ quốc tê, được các chủ thể LQT thừa nhận
và nâng lên thành luật:
 Với tư cách là 2 nguồn cơ bản của LQT, TQQT và ĐƯQT có vị trị độc
lập trong hệ thống nguồn của LQT:
+ Các ĐƯQT ko có giá trị hủy bỏ các TQQT có cùng nội dung
+ Việc tồn tài các ĐƯQT và TQQT trong quá trình xảy ra tranh chấp,
các bên có thể thỏa thuận sử dụng TQQT hoặc ĐƯQT nhưng thường lựa
chọn đƯQT??? Vì:
6. Phân tích khái niệm, đặc điểm nguyên tắc cb của LQT. Phân biệt với
nguyên tắc pháp luật chung
* Khái niệm: các nguyên tắc cơ bản của LQT là những tư tưởng chính trị
pháp lý mang tính chủ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với các
chủ thể LQT trong mọi QHQT thuộc mọi lĩnh vực của ĐSQT
* Đặc điểm: (4)
(1) Có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể của LQT trong mọi lĩnh
vực ĐSQT
(2) chuẩn mực của toàn bộ hệ thống PLQT
(3) ko tồn tại độc lập mà có quan hệ mật thiết với nhau, biện chứng cho nhau
(4) được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế: mà chủ yếu đầu tiên và quan

trọng nhất là : HCLHQ 1945 và tuyên bố 1970 về các nguyên tắc cb LQT
* Phân biệt với nguyên tắc pháp luật chung:
+ giống nhau:
- Đều được hình thành trên cơ chế thỏa thuận giữa các chủ thể
- Đều có giá trị pháp lý quốc tế
NTCB NTC
Văn kiện pháp
lý ghi nhận
HCLHQ 1945
Tuyên bố 1970 nguyên tắc cblqt
Ko quy định cụ thể
trong bất kỳ một văn
kiện nào
Giá trị pháp lý Giá trị tối cao đối với mọi chủ
thể LQT, trong mọi QHQt khác
nhau
Giá trị pl ko cao, chủ
yếu hình thành trong
quan hệ tố tụng, quan
trọng về kỹ thuật hơn là
nội dung
phạm vi điều
chỉnh
chỉ trong QHQT Trong QHQt và cả QH
quốc gia
Só lượng 7 nhiều hơn
Ví dụ Nguyên tắc bồi thường
thiệt hại
7. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ của luật qt,cho ví dụ
* Nguồn cơ bản: ĐƯQT, TQQT, nguyên tắc pl chung

* Nguồn bở trợ:
- phán quyết TAQt, TTQT
- học thuyết của luật gia nổi tiếng
- nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ
- hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
 mối quan hệ:
(1) nguồn bổ trợ là cơ sở xây dựng nên các QPPL quốc tế (ĐƯQT)
(2) Nguồn bổ trợ là công cụ giải thích, làm sáng tỏ nguồn cơ bản
(3) Nguồn cơ bản là cơ sở hình thành nguồn bỏ trợ (tạo ra các phán quyết
của Tòa án)
(4) Nguồn cơ bản (ĐƯQT, TQQT) là đối tượng nghiên cứu của các học giả,
luật gia
8.Hoàn cảnh khách quan làm thay đổi hiệu lực của điều ước quốc tế áp
dụng trên lãnh thổ quốc gia thành viên (Rebus sic stantibus) – Điều 62
Công ước Vienna
 Hiệu lực của ĐƯQt có thể bị thay đổi nếu có sự thay đổi cơ bản của hoàn
cảnh
- sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh được hiểu là sự thay đổi hoàn cảnh so với
hoàn cảnh tại thời điểm ký kết ĐƯQT và có thể trở thành lý do để các chủ
thể giải thoát nghĩa vụ của mình.Điều kiện:
+ Các bên ko dự liệu được trước có sự thay đổi hoàn cảnh tại thời điểm
ký ĐƯQT
+ sự tồn tại của hoàn cảnh là cơ sở của sự đồng ý của các bên chủ thể
chịu ràng buộc với ĐƯQT
+ sự thay đổi này làm biến đổi cơ bản phạm vi nghĩa vụ mà các bên vẫn
còn đang thực hiện.
Hệ quả pháp lý:
Khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh, các chủ thể có thể viện dẫn để:
- Chấm dứt hiệu thực ĐƯQT (// phương)
- Tạm đình chỉ điều ước

- chấm dứt tư cách thànhvieenn ĐƯ (đa phương)
trừ trường sau:
1) ĐƯ quốc tế quy định về việc thiết lập biên giới quốc gia
2) sự thay đổi của hoàn cảnh là do chính vi phạm nghiêm trọng của bên nêu
lên nó
9. So sánh quy chế pháp lý của nội thủy so với quy chế pháp lý của lãnh
hải
* giống nhau:
+ Nội thủy và lãnh hải đều thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia
Nội thủy Lãnh hải
Vị trí Vùng nước nằm trong
đường cơ sở, tiếp giáp với
bờ biển
Vùng nước nằm ngoài nội
thủy, tiếp liền nội thủy, có
chiều rộng ko quá 12 hải lý
tính từ đường cơ sở.
Lãnh hải nằm giữa nội thủy
và vừng biển quốc gia có
quyền chủ quyền và quyền
tài phán
Biên giới trong của lãnh hải
là đường cơ sở, biên giới
ngoài là biên giới quốc gia
trên biển
Tính chất chủ
quyền
chủ quyền hoàn toàn và
tuyệt đối
chủ quyền hoàn toàn và đầy

đủ nhưng ko tuyệt đối vì ghi
nhận nguyên tắc tự do qua lại
vô hại cùa thuyền nước ngoài
10.Phân biệt ĐƯQT với các Thỏa thuận quốc tế khác
* Thỏa thuận quốc tế: những cam kết quốc tế bằng văn bản về hợp tác quốc
tế được ký kết giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước
cấp tỉnh, ciw quan ở trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình với một
hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài trừ các vấn đề liên quan đến: Hòa bình, an
ninh quốc phòng, dẫn độ tội phạm, chủ quyền quốc gia, quy chế pl của công
dân, tương trợ tư pháp… các vấn đè thuộc quan hệ nhà nước, hoặc chính phủ
theo quy định pháp luật.
* ĐƯQT: thỏa thuận quốc tế…
Khác nhau:
ĐƯQT TTQT
Khái niệm Những cam kết quốc tế được ký kết
bằng văn bản về hợp tác giữa cơ
quan nhà nước ở trung ương, cơ
quan cấp tỉnh; các cơ quan ở trung
ước trong phạm vi chức năng,
nhiệm quyền hạn của mình với một
hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài,
ngoại trừ các lĩnh vực về: Quốc
phòng, an ninh, hòa bình, chủ
quyền quốc gia, quy chế pháp lý
công dân, hình thức tường trợ tư
pháp… các quan hệ cấp nhà nước,
cấp chính mà mà pháp luật quy
định
Tên gọi Công ước, hiệp ước,
nghị định thư, hiệp

định…
Thỏa thuận, bản ghi nhớ, biên bản
thỏa thuận, biên bản trao đổi, kế
hoạch hợp tác…
Hình thức Văn bản Văn bản + bất thành văn
Hình thức
thực hiện
sự rành
buộc
Ký, phê chuẩn, phê
duyệt, gia nhập
Ký, trao đổi văn kiện thỏa thuận,
khác
Nội dung Quyền và nghĩa vụ phá
lý mang tính bắt buộc
đơi soviws chủ thể
QHQT
Các trách nhiệm của các chủ thể
trong thỏa thuận, có hoặc ko quy
định nghĩa vụ, trách nhiệ quốc gia
Chủ thể Chủ thể LQT Có thể chủ thể khác k phải chủ thể
LQT
Luật áp
dụng
Luật quốc tế LQT+LQG
Quá trình
hình thành
Chặt chẽ Đơn giản, chủ yếu theo thiện chí
của các bên
11. so sánh điều ước qt và tập quán qt?

Tập quán quốc tế & điều ước quốc tế có mối quan hệ biện chứng & tác động qua
lại lẫn nhau.
_Sự tồn tại của 1 điều ước quốc tế không có ý nghiã loại bỏ giá trị áp dụng của
TQQT tương đương về nội dung.
_TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.
_Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, huỷ bỏ bằng con đường điều ước quốc tế&
cũng có thể có trường hợp điều ước bị thay đổi hay huỷ bỏ bằng con đường tập
quán pháp lý quốc tế.
_TQQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế.
Giống nhau
􀀹 Cả hai đều là nguồn chính của luật quốc tế, là những hình thức chứa đựng
các qui phạm pháp luật quốc tế, đều có giá trị hiệu lực như nhau.
􀀹 Bản chất như nhau đều là dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ thể với
nhau, điều ước quốc tế thỏa thuận ký kết, tập quán quốc tế thỏa thuận thừa nhận.
􀀹 Nội dung của cả điều ước quốc tế & tập quán quốc tế phải phù hợp với
những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế .
􀀹 Đều điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể của luật
quốc tế với nhau như những quan hệ về chính trị, văn hóa, kinh tế…
􀀹 Khác nhau
􀀹 Hình thức thể hiện : sự thỏa thuận Điều ước quốc tế là ký kết những qui
phạm pháp luật tồn tại dưới dạng văn bản,thể hiện rõ ràng cụ thể, còn sự thỏa thuận
của
tập quán quốc tế là để đi đến thừa nhận những qui phạm pháp luật bất thành văn
􀀹 Quá trình hình thành Trình tự lập pháp đối với điều ước quốc tế là chính
xác & cụ thể hơn thông qua một thủ tục kí kết bao gồm các quá trình đàm phán, sọan
thảo
văn bản, thông qua văn bản, ký điều ước quốc tế,phê chuẩn hoặc phê duyệt
􀀹 Trình tự lập pháp của tập quán quốc tế thông qua sự áp dụng thừa nhận
những qui tắc xử sự trong thực tiễn trãi qua một thời gian dài lặp đi lặp lại nhiều lần
trong

một thời gian liên tục.
􀀹 Phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế có phạm vi rộng hơn tập quán
quốc tế
12. so sánh luật quốc tế và luật quốc gia?
􀀹 Về đối tượng điều chỉnh pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ xã
hội phát sinh trong nội bộ phạm vi lãnh thổ , còn pháp luật quốc tế điều chỉnh những
quan
hệ xã hội phát sinh trong đời sống sinh họat quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế.
􀀹 Về chủ thể chủ thể luật quốc gia là thể nhân, pháp nhân & nhà nước tham
gia với tư cách là chủ thể đặc biệt khi nhà nước là một bên trong quan hệ, còn chủ thể
của
pháp luật quốc tế là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc
lập,
các tổ chức liên chính phủ & các chủ thể khác.
􀀹 Về trình tự xây dựng Pháp Luật: việc xây dựng pháp luật & trình tự xây
đựng pháp luật của pháp luật quốc gia do cơ quan lập pháp thực hiện còn xây dựng &
trình
tự xây dựng pháp luật quốc tế do không có cơ quan lập pháp nên khi xây dựng các qui
phạm thành văn bất thành văn chủ iếu do sự thỏa thuận giữa các chủ thể có chủ quyền
quốc gia của luật quốc tế.
􀀹 Về biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật quốc gia có bộ máy cưỡng chế
tập trung thường trực như quân đội, cảnh sát,tòa án nhà tù…làm biện pháp bảo đảm
thi
hành, còn pháp luật quốc tế thì không có bộ máy cưỡng chế tập trung thường trực mà
chỉ có
một số biện pháp cưỡng chế nhất định mang tính tự cưỡng chế dưới hình thức riêng rẽ
hoặc
tập thể
􀀹 Về phương pháp điều chỉnh các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc
gia có phương pháp điều chỉnh khác nhau còn các ngành luật trong hệ thống pháp luật

quốc
tế thì chỉ có một phương pháp điều chỉnh là sự thỏa thuận.
13. Nêu những ưu thế của Điều ước quốc tế so với Tập quán quốc tế.
- thể hiện bằng VB, rõ ràng
- trình tự lập pháp chính xác, minh bạch, cụ thể
- là căn cứ pháp lý giải quyết khi phát sinh tranh chấp
- là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
14. So sánh biên giới quốc gia trên bộ & biên giới quốc gia trên biển
· Biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được vạch ra trên đất liền, đảo,
sông, hồ… cơ sở pháp lí đường biên giới trên bộ luôn kí kết dựa trên điều ước quốc tế.
· Biên giới quốc gia trên biển: là ranh giới giữa vùng biển thuộc chủ quyền
hoàn toàn của quốc gia với những vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác hoặc với
những vùng biển không thuộc chủ quyền của Quốc gia.
v Giống nhau:
Cả hai đều là đường biên giới và đều thuộc chủ quyền của Quốc gia.
v Khác nhau:
Cách xác định biên giới Quốc gia:
• Trên bộ được trải qua 3 bước:
Ø Hoạch định biên giới quốc gia : là một quá trình xây dựng phương
hướng, vị trí, tính chất của đường biên giới quốc gia trên văn bản chính, thiết lập đường
biên giới quốc gia ở trong hiệp định và có bản đồ chi tiết đính kèm.
Ø Phân giới thực địa: là giai đọan chuyển hóa đường biên giới từ điều
ước quốc tế thành đường biên giới thực tế. Thông thường công việc này là do một UB
hổn hợp của hai bên hữu quan cử ra để đối chiếu các qui định trong điều ước quốc tế, với
bản đồ để đánh dấu các điểm trên thực tế UB liên hiệp chỉ có quyền chuyển hóa đúng với
điều ước quốc tế không được sửa chửa thay đổi sai sót.
Ø Cấm mốc: là hoạt động cuối cùng của quá trình phân giới thực địa.
Sau khi các bên đã đồng ý và hoàn thành các công việc cần thiết ở giai đoạn hai thì UB sẽ
tiến hành cấm theo mốc cụ thể tại các điểm đã được hai bên đánh dấu, đường biên giới là
đường nối liền các cột đã được cấm mốc.

• Trên biển: xác định biên giới đối với hai quốc gia nằm kề nhau hoặc đối
diện nhau mà có chung vùng nước nội thủy hay có chung vùng nước lãnh hải dựa trên
nguyên tắc thỏa thuận giữa các quốc gia bằng việc kí kết điều ước quốc tế về biên giới ,
mô tả cụ thể về vị trí đặc điểm tính chất ,toạ độ cụ thể & chính xác
Thông thường đường biên giới quốc gia trên biển sẽ được phân định trong điều ước
quốc tế theo phương pháp cách đều đối với hai quốc gia có đường biên giới nằm kề cận
nhau, hoặc đường trung tuyến đối với quốc gia có bờ biển kề nhau, nếu không có thỏa
thuận khác.
Xác định biên giới trên biển của quốc gia mà không ảnh hưởng hay đụng chạm tới
bất kì vùng biển của một quốc gia nào khác, đường biên giới quốc gia trên biển chỉ nhằm
phân định chính xác giới hạn lãnh thổ quốc gia của quốc gia đó đối với vùng biển tiếp
liền của đại dương không phải là lãnh thổ của quốc gia, quốc gia ven biển phải công bố
chính thức đường cơ sở, chiều rộng lãnh hải, đồng thời phải công khai, chính thức đường
biên giới trên biển của quốc gia trên hải đồ tỷ lệ lớn.
Thủ tục
· Trên bộ: bắt buộc trong mọi trường hợp đều phải thông qua điều ước
song phương giữa hai nước hữu quan.
· Trên biển: Việc xác định ranh giới phía ngoài lãnh hải thông qua điều
ước song phương.
Tính chất chủ quyền:
· Trên bộ: hoàn toàn mang tính chất tuyệt đối.
· Trên biển: đường biên giới chưa hoàn chỉnh mang tính chất không
được tuyệt đối vì các tàu thuyền qua lại vô hại mà không cần xin phép.
15. Điểm giống và khác nhau của phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế:
_ Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm công nhận hiệu lực
của điều ước quốc tế ( chấp nhận sự ràng buộc của điều ước QT đối với quốc gia)
_Khác nhau:
+Phê duyệt điều ước quốc tế liên quan đến kinh tế, thương mại, KHKT_XH, môi
trường …, sự ảnh hưởng, tác động của điều ước quốc tế cần phê duyệt thấp hơn so
với điều ước quốc tế cần phê chuẩn. Điều ước quốc tế cần phê chuẩn chủ yếu là

những điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về các lĩnh vực: hoà
bình, an ninh, lãnh thổ, biên giới, chủ quyền quốc gia, gia nhập các tổ chức quốc tế
toàn cầu (WTO), khu vực( ASEAN), lĩnh vực tương trợ tư pháp, tài chính quốc
gia.
+Thẩm quyền phê chuẩn theo luật quốc gia quy định cho cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất hoặc nguyên thủ quốc gia.
+Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế là thuộc cơ quan hành pháp.
II. NHẬN ĐỊNH
1. Hành lý của công chức ngoại giao thì khôngbị kiểm tra hải quan.
 sai, về nguyên tắc công chức ngoại giao được miền trừ hải quan, miễn trừ
kiểm tra hành lý, tuy nhiên nếu có căn cứ khẳng định rằng trong hành lý của
công chức ngoại giao có những vật dung đồ đạc ko thuộc quyền được ưu đãi
miễn trừ, những đồ vật mà nước tiếp nhận cấm xuất, nhập khẩu hay phải
tuân thủ quy trình kiểm dịch. Việc khám xét diễn ra trước mặt của vc ngoại
giao hoặc của người ủy quyền đại diện cho họ.
2. Hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì?
- tự do biển cả
- đất thống trị biển
3.Luật áp dụng của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế trong vấn đề giải
quyết tranh chấp có gì đặc biệt ko?
- TAQT chỉ áp dụng LQT
- TTQT có thể áp dụng cả LQG
4. Giải quyết tranh chấp QT bằng tòa án QT có ưu thế gì so với trọng
tài QT
 phán quyết của TAQt chung thẩm ko thể kháng án, còn phán quyết
của TTQt có thể bị vô hiệu
5.nếu viên chức ngoại giao phạm tội buôn bán ma túy có phải chịu
TNHS ko?
 VC ngoại giao miễn xét xử hình sự
6. Tranh chấp về quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa là tranh chấp song

phương hay đa phương.
 Đa phương, giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippin
7. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều là chủ thể của luật quốc tế.
Sai vì Chỉ các dân tộc thoả mãn các điều kiện sau mới được xem là chủ
thể của LQT, đó là các dân tộc:
- đang bị nô dịch bởi một dân tộc khác
- tồn tại một cuộc đấu tranh giành độc lập
- cuộc đấu tranh đó có một cơ quan lãnh đạo phong trào, đại diện cho ý
chí cả dân tộc trên trường quốc tế

8.Chỉ có quốc gia ven biển mới có quyền khai thác tại vùng đặc
quyền kinh tế của mình?
Sai vì còn có quy định nếu quốc gia ven biển không khai thác hết thì quốc
gia không có biển hoặc bị bất lợi về biển có quyền ra khai thác nguồn tài
nguyên dư thừa nếu có sự thỏa thuận, tuy nhiên điều này khó có thể thực
hiện trên thực tế.
9.Thời điểm bắt đầu họat động của cơ quan ngoại giao khi người
đứng đầu cơ quan ngoại giao đó trình quốc thư lên quốc gia sở tại?
10.Quốc gia ven biển chỉ có quyền tài phán về dân sự đối với tàu
thuyền đang đậu tại vùng lãnh hải?
Sai vì có thể là hành vi tàu thuyền ở phía trong đi ra ngoài lãnh hải.
11.Khi có sự thay đổi về hoàn cảnh thì các điều ước quốc tế
đãký kết trước đây không phải thực hiện trừ điều ước quốc tế về lãnh
thổ và biên giới quốc gia?
Sai vì theo khoản 2 điều 62 công ước viên 1969 thì:
2. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm
dứt hoặc rút khỏi một điều ước:
a) Nếu đó là một điều ước quy định về đường biên giới; hoặc
b) Nếu sự thay đổi cơ bản là kết quả của một sự vi phạm của chính bên nêu lên nó, đối
với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc tất cả những nghĩa vụ quốc tế khác đối với

bất kỳ bên tham gia điều ước.
12. Hiến chương Liệp quốc là hiến pháp của cộng đồng quốc tế.
Sai, vì bản chất của Luật quốc tế là sự thỏa thuận vì vậy Hiến chương Liên
hiệp quốc chỉ ràng buộc với những quốc gia thành viên của nó mà thôi,
không ràng buộc những quốc gia không tham gia. Vì vậy, không thể coi là
hiến pháp của cộng đồng.
13.Những cơ quan sau đây cơ quan nào thực hiện biện pháp cưỡng chế
của Luật quốc tế? Tại sao? Tòa án quốc tế, WTO , Tòa án quốc tế về
luật biển, Tòa án quốc tế về nhân quyền, Hội đồng bảo an Liên hiệp
quốc.
Chỉ có Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là cơ quan thực hiện cưỡng chế của
Liên hiệp quốc vì xét theo nội dung của các điều 39, 40, 41, 42 thì nếu xét
thấy có sự đe dọa hòa bình, có sự phá hoại hòa bình hoặc có một hành vi
xâm lược thì Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc có quyền quyết định những
biện pháp dùng vũ lực hay không dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề trên
bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết nhằm để duy trì hoặc khôi phục hòa
bình và an ninh quốc tế.
14. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại là cơ sở cho sự hình
thành và phát triển của Luật quốc tế
Sai, vì những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại được ghi nhận
trong Hiến chương Liên hiệp quốc 1945 mà nguồn gốc của luật quốc tế được
hình thành từ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Do đó, những nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế hiện đại chỉ làm cơ sở cho sự phát triển của luật quốc tế
hiện đại chứ không thể là cơ sở cho sự hình thành của luật quốc tế.
15.Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là quy pham pháp luật quốc tế
Sai, vì nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng quan điểm
chính trị pháp lí là cơ sở cho việc xây dựng & hòan thiện pháp luật quốc tế
còn qui phạm pháp luật quốc tế là các qui tắc xử sự trong quan hệ quốc tế.
16. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có thể bị thay thế bởi một
nguyên tắc mới được cộng đồng quốc tế thừa nhận .

Đúng. vì bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận; do đó các quốc gia thỏa
thuận với nhau thay thế một nguyên tắc mới này cho một nguyên tắc đã lỗi
thời thì được cộng đồng thừa nhận.
17. Quốc gia là chủ thể cơ bản & chủ yếu của luật quốc tế
Đúng, bởi vì quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xây dựng pháp
luật quốc tế. Quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật
quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện
pháp cưỡng chế để tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế quốc gia là chủ thể
duy nhất có quyền tạo lập ra chủ thể mới của luật quốc tế.
18. Thể nhân – pháp nhân có phải là chủ thể của luật quốc tế hay
không?
Thể nhân – pháp nhân không phải là chủ thể của luật quốc tế mà chỉ là chủ
thể của luật quốc gia mà thôi, vì chỉ có quốc gia mới sánh vai với các quốc
gia khác, và chỉ có quốc gia mới xếp ngang hàng với các quốc gia. Chủ thể
của luật quốc tế gồm: các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh
giành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ, và các thực thể khác
(các thực thể này có quy chế pháp lý đặc biệt)
19. Hội luật gia Dân chủ quốc tế là tổ chức quốc tế – chủ thể của luật
quốc tế hiện đại
Sai, vì Hội luật gia là tổ chức quốc tế phi chính phủ, do đó nó không được
coi là chủ thể của luật quốc tế mà chỉ có những tổ chức liên chính phủ thành
lập phù hợp với luật quốc tế hiện đại mới được coi là chủ thể của luật quốc
tế hiện đại.
20. Tổ chức quốc tế là chủ thể hạn chế của luật quốc tế
Sai, vì tổ chức phi chính phủ không là chủ thể của luật quốc tế. Chỉ có tổ
chức liên chính phủ được thành lập phù hợp với luật quốc tế mới là chủ thể
hạn chế vì nó do các quốc gia thỏa thuận nên và giao cho nó thực hiện một
số quyền nhất định, do đó nó là chủ thể hạn chế của luật quốc tế
21. Mọi điều ước quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại
Sai, bởi vì trong quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng bằng nhiều thủ đọan đe

dọa dùng vũ lực giữa các quốc gia lớn đối với các quốc gia nhỏ từ đó ra đời
những điều ước quốc tế để điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhưng không phải
là nguồn của luật quốc tế hiện đại mà chỉ có những điều ước quốc tế đáp ứng
đủ các điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại: Điều
ước được ký đúng năng lực của bên ký kết; Điều ước quốc tế phải được ký
kết phù hợp với pháp luật quốc gia của các bên ký kết về thẩm quyền & thủ
tục ký kết. Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Cam kết đưa
ra phải phù hợp về mặt hình thức; Phải phù hợp với nội dung của những
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
22. Quyền năng chủ thể luật quốc tế dựa trên sự công nhận của các quốc
gia.
Sai, quyền năng chủ thể là thuộc tính tự nhiên vốn có & được luật quốc tế
bảo hộ dựa trên cơ sở pháp lí là nguyên tắc quyền tự quyết các dân
tộc.Trong quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ là thuộc tính tự
nhiên vốn có không cần bất kì một sự công nhận nào.
23. Quyền năng chủ thể của một chủ thể luật quốc tế do chủ thể đó tự
quy định.
Sai. vì đối với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quyền năng chủ thể của nó
được ghi nhận trong văn bản thành lập nên tổ chức đó. Mà văn bản này là do
các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên. Do đó quyền năng chủ thể của tổ
chức quốc tế là do quốc gia quy định cho chứ không phải tự thân nó quy
định.
24. Các tổ chức liên chính phủ khác nhau thì có quyền năng chủ thể
giống nhau
Sai, bởi vì quyền năng chủ thể của từng tổ chức do hiến chương điều lệ qui
định. Đặc điểm về trình tự xây dựng qui phạm pháp luật do chính các quốc
gia đó xây dựng, sự hình thành qui phạm pháp luật quốc tế do thoả thuận.
25. Mọi tập quán quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại
Sai, vì chỉ có tập quán đáp ứng 3 điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của
luật quốc tế hiện đại:

Tập quán đó phải được áp dụng lâu dài trong thực tiễn quốc tế. Được thể
hiện ở 2 thành tố (vật chất, tinh thần)
Tập quán đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục để tạo
ra qui tắc xử sự thống nhất. Trong khi áp dụng các Quốc gia phải tin chắc
rằng mình xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý.
Tập quán đó phải được các Quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp
lý bắt buộc. Tập quán đó phải phù hợp với nội dung của những nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế.
Tập quán quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại khi nó đáp ứng
được 3 điều kiện trên.
26. Nghị quyết của tổ chức quốc tế không phải là nguồn của luật quốc tế
Đúng, vì nghị quyết tổ chức phi chính phủ không phải là nguồn chỉ có nghị
quyết của tổ chức liên chính phủ có thể là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Có
một số nghị quyết của tổ chức quốc tế có thể trở thành nguồn bổ trợ của luật
quốc tế, để giải quyết một số tranh chấp. Nghị quyết mang tính chất khuyến
nghị, mong muốn các quốc gia thành viên thực hiện, thực hiện đến đâu là
quyền của mỗi quốc gia thành viên, không mang tính bắt buộc. Nhưng nghị
quyết khuyến nghị đôi khi là cơ sở trở thành nguồn của luật quốc tế hay còn
được gọi là nguồn bổ trợ của luật quốc tế.
27. Nguồn của luật quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thỏa
thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế
Sai, vì nguồn của luật quốc tế ngoài những điều ước quốc tế (nguồn thành
văn) thể hiện bằng văn bản ngoài ra còn nguồn (bất thành văn) là những tập
quán quốc tế .
28. Mọi sự thỏa thuận đều dẫn đến ký kết Điều ước quốc tế.
Sai ,vì điều kiện để dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế phải là chủ thể của
luật quốc tế (tức là phải là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu
tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ, và một số vùng lãnh thổ).
Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh dù được ghi nhận trong một

văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có liên quan đến nhau
bất kể tên gọi là gì. Thỏa thuận ở đây được hiểu là thỏa thuận giữa các chủ
thể của luật quốc tế với nhau. Còn thỏa thuận giữa một bên là một quốc gia
với các pháp nhân, thể nhân hay thỏa thuận dân sự giữa các chủ thể của pháp
luật trong nước thì không dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế mà chỉ là
hợp đồng trong nước hoặc hợp đồng quốc tế.
29. Mọi Điều ước quốc tế đều là sự thỏa thuận
Đúng. vì theo điều 2 khoản 1 mục a của công ước Viên đã quy định. Bản
chất của luật quốc tế là cả nội dung lẫn hình thức đều phải dựa trên cơ sở
thỏa thuận & phát triển của luật, điều ước quốc tế là kết quả quá trình đấu
tranh thương lượng giữa các chủ thể luật quốc tế, nếu không thỏa thuận thì
nó mang tính ép buộc trái với bản chất của luật quốc tế.
30. Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực sau khi phê chuẩn
Sai, vì có những điều ước quốc tế có hiệu lực ngay khi được biểu quyết nếu
không thông qua việc phê chuẩn, phê duyệt.
31. Từ chối không phê chuẩn một điều ước quốc tế đã từng ký chính
thức có phải là hành vi vi phạm hay không.
Không vì có điều ước quốc tế quy định cần phải phê chuẩn và do chưa phê
chuẩn, nên chưa phát sinh hiệu lực thì không có ràng buộc đối với quốc gia.
32. Mọi tuyên bố đơn phương đều là tuyên bố bảo lưu
Sai vì có rất nhiều tuyên bố đơn phương như gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt
cũng là tuyên bố đơn phương của một quốc gia công nhận một đều ước quốc
tế có hiệu lực đối với quốc gia mình hay bãi bỏ điều ước quốc tế, hủy bỏ
điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố
nầy nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình
Còn bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà các quốc gia đưa
ra tuyên bố này nhằm thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một
số điều khoản nhất định nào đó của một điều ước quốc tế.
33. Tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế chỉ thực hiện khi điều ước quốc
tế có hiệu lực

Sai, vì quốc gia có quyền bảo lưu những điều khoản nhất định của điều ước
(nếu điều ước cho phép) trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ký kết đối
với điều ước quốc tế. Trong khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc cả khi gia
nhập điều ước quốc tế. Như vậy quyền bảo lưu có thể tiến hành ngay cả khi
điều ước quốc tế chưa có hiệu lực.
34. Bảo lưu điều ước quốc tế là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều
ước quốc tế.
Sai, Bảo lưu điều ước quốc tế không phải là một giai đoạn trong quá trình kí
kết điều ước quốc tế , mà trong mỗi giai đoạn ký kết điều ước quốc tế đều có
liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế

35. Bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền tuyệt đối
Sai. bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền nhưng không phải là quyền tuyệt
đối bởi vì bị hạn chế trong các vấn đề sau: Quyền bảo lưu không được thực
hiện đối với các điều ước quốc tế song phương. Đối với điều ước quốc tế đa
phương mà trong đó có điều khỏan qui định điều ước quốc tế này cấm bảo
lưu thì quyền bảo lưu không thực hiện được. Đối với những điều ước chỉ cho
phép bảo lưu một vài điều khoản cụ thể nào đó thì quyền bảo lưu sẽ không
được thực hiện đối với những điều khoản còn lại. Đối với những điều ước
cho phép quyền tự do lựa chọn điều khoản bảo lưu thì quyền bảo lưu cũng
không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục
đích & đối tượng của điều ước.
36. Điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực sau khi được các bên phê chuẩn
Sai nếu điều ước không cần thông qua thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt thì
sau khi các bên kí kết chính thức điều ước sẽ phát sinh hiệu lực
37. Mọi điều ước quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực sau khi kí chính thức
Sai, bởi vì có những điều ước quốc tế thông qua sự thỏa thuận của các chủ
thể trong quan hệ luật quốc tế có điều khoản qui định phải thông qua giai
đọan phê chuẩn, phê duyệt nhằm xem xét kỉ lại nội dung của điều ước quốc
tế trước khi ràng buộc chính thức quyền & nghĩa vụ của mình trong điều ước

quốc tế thì sau khi phê chuẩn,hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó mới phát
sinh hiệu lực pháp luật quốc tế.
38. Hủy bỏ điều ước quốc tế với bãi bỏ điều ước quốc tế là giống nhau
Sai, vì hủy bỏ điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia nhằm
chấm dứt hiệụ lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình mà không cần sự
cho phép của điều ước (tuy nhiên phải chứng minh rõ cơ sở để tuyên bố hủy
bỏ). Bãi bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương nhằm chấm dứt
hiệu lực của điều ước quốc tế, nhưng với điều kiện phải có sự cho phép của
điều ước.
39. Tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra nhằm chấm dứt hiệụ
lực của điều ước quốc tế là tuyên bố bảo lưu
Sai, vì tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra trong việc phê chuẩn,
phê duyệt điều ước quốc tế thì không làm chấm dứt hiệu lực điều ước quốc
tế ,còn tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của một quốc gia đưa chỉ
nhằm thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản
nhất định của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình chứ không dẫn đến
chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đó. Tuyên bố đơn phương đó có thể
là tuyên bố bãi bỏ hoặc tuyên bố hủy bỏ thì mới chấm dứt hiệu lực của điều
ước quốc tế.
40. Rebus sic stantibus là điều kiện bất hợp pháp để chấm dứt hiệu lực
của điều ước quốc tế
Sai vì Rebus sic stantibus là điều kiện hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của
điều ước quốc tế. Vấn đề này được ghi nhận trong công ước viên 1969 về
luật điều ước quốc tế, tức là khi hoàn cảnh trong nước đó thay đổi căn bản
dẫn đến các bên không thể thực hiện nổi điều ước quốc tế. Đây không phải
là hành vi vi phạm và phải chứng minh hoàn cảnh có thực.
41. Điều ước quốc tế có ý nghĩa pháp lý là phương thức chủ yếu để xây
dựng & phát triển các quan hệ pháp lý quốc tế
Đúng, vì trong quan hệ pháp luật quốc tế các qui phạm điều ước quốc tế
chiếm một số lượng đáng kể, với những ưu thế của mình điều ước quốc tế là

nguồn quan trọng nhất của luật quốc tế & chủ yếu để xây dựng pháp luật
quốc tế và điều ước quốc tế là phương tiện chủ yếu để điều chỉnh quan hệ
trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại của mọi quốc
gia.
32. Tư cách chủ thể của quốc gia là do sự công nhận
Sai, vì tư cách chủ thể của luật quốc tế là tự nhiên vốn có, khi có đủ 4 yếu tố
cấu thành quốc gia, còn sự công nhận chỉ là công nhận sự tồn tại của một
quốc gia
33. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường song song với
đường cơ sở & cách đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của
lãnh hải
Sai, vì nó chỉ đúng khi để phân định vùng nội thủy – lãnh hải với vùng thuộc
chủ quyền quốc tế & bởi vì hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới
trên biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia có bờ biển tiếp giáp nhau thì
đường biên giới trên biển là đường cách đều & đường cơ sở không song
song nhau. Do đó khẳng định trên là sai, chứ không phải mọi trường hợp
đường biên giới của quốc gia ven biển là đường song song và cách đường cơ
sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.

34. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2
quốc gia liên quan thỏa thuận – quy định
Sai, vì nó chỉ đúng trong trường hợp : hai quốc gia nằm liền kề. Nó sai trong
trường hợp hai quốc gia nằm đối diện và không nằm liền kề quốc gia nào.
Hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới trên biển là đường trung
tuyến. Hai quốc gia liền kề nhau thì đường biên giới trên biển là đường cách
đều.
35. Đường cơ sở là ranh giới trong của thềm lục địa
Sai, ranh giới phía trong thềm lục địa là ranh giới phía ngoài của lãnh hải vì
thềm lục địa là phần đáy biển và vùng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải thuộc
quyền chủ quyền của quốc gia ven biển mà thôi.

36. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế là lãnh thổ của quốc gia ven biển.
Sai vùng nội thủy, vùng lãnh hải mới là lãnh thổ của quốc gia ven biển. Còn
ranh giới phía ngoài lãnh hải gọi là đường biên giới quốc gia trên biển. Còn
vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế theo định nghĩa là những
vùng biển nằm ngoài lãnh hải gọi là những vùng biển thuộc quyền chủ
quyền của quốc gia. Vì vậy hai vùng biển này không coi là lãnh thổ của quốc
gia.
37. Thềm lục địa pháp lý có thể trùng với thềm lục địa địa chất
Sai vì thềm lục địa địa chất được tính từ bờ biển đến mép ngoài của rìa lục
địa. Thềm lục địa pháp lý theo định nghĩa được tính từ ranh giới phía ngoài
lãnh hải đến mép ngoài của rìa lục địa hoặc có thể kéo dài 350 hải lí kể từ
đường cơ sở hoặc kéo dài 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m (đối với
nước có thềm lục địa rộng).
38. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ
phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Sai, vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là
khác nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ
quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền thuộc tuyệt đối. Vùng
lòng đất được măc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền
hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.
39. Quan hệ pháp luật có sự tham gia của quốc gia là quan hệ pháp luật
quốc tế
Sai, vì có những quan hệ có sự tham gia của quốc gia. Chỉ có những quan hệ
có sự tham gia của quốc gia mà cả hai bên đều là chủ thể của luật quốc tế thì
quan hệ đó mới là quan hệ của luật quốc tế.
40. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường
cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách là 200 hải lý
Sai, vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lụa địa hẹp (nhỏ
hơn 200 hải lý). Đối với những nước có thềm lục địa rộng (201 hải lý trở

lên) được quyền lựa chọn một trong hai cách sau: kéo dài tối đa 350 hải lý từ
đường cơ sở. Kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m.
41. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường
cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách là 350 hải lý
Sai vì nó chỉ đúng trong trường hợp nước có thềm lục địa rộng và xác định
chiều rộng của thềm lụa địa bằng cách kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ
sở.
42. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường
đẳng sâu và cách đường đẳng sâu 100 hải lý
Sai. vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lụa địa rộng và
tính bằng cách 2 ( kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m).
43. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường trung tuyến hoặc
giáp cạnh mà các quốc gia liên quan thỏa thuận, lựa chọn
Sai vì nó chỉ đúng trong trường hợp hai quốc gia nằm liền kề hoặc đối diện
nhau. Và sai trong trường hợp quốc gia không nằm liền kề hoặc đối diện với
quốc gia nào, thì đường biên giới của quốc gia trên biển là ranh giới phía
ngoài của lãnh hải.
44. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của nội thủy là giống
nhau
Sai, chủ quyền của quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn tuyệt
đối riêng biệt. Vì vậy quốc gia có quyền quy định mọi chế độ pháp lý cho
vùng nội thủy. Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia
ven biển. Theo điều 17 công ước 1982 có quy định tàu thuyền nước ngoài có
quyền qua lại vô hại trong vùng này mà không cần phải xin phép. Với điều
kiện phải chấp hành công ước.
45. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của vùng trời bao
trùm lên lãnh hải là giống nhau
Sai, chế độ pháp lý của vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và
đầy đủ, vì phải để cho tàu thuyền nước ngoài qua lại vô hạn. Chế độ pháp lý
của vùng trời bao trùm lên lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và

riêng biệt.
46. Cơ quan quan hệ đối ngoại là những cơ quan thực hiện các chức
năng ngoại giao
Sai, cơ quan quan hệ đối ngoại bao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức
quốc tế liên chính phủ. Mà cơ quan đại diện ngoại giao mới thực hiện chức
năng ngoại giao.
47. Quyền ưu đãi – miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miền trừ lãnh
sự là giống nhau
Sai, quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong công ước Viên
1961, phạm vi quền này là rộng hơn so với quyền ưu đãi – miễn trừ lãnh sự
được ghi nhận trong công ước Viên 1963.
48.Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
• Trong trường hợp ĐƯQT mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia có sự
mâu thuẫn với luật trong nước thì quốc gia cũng không thể viện dẫn
pháp luật của mình để từ chối thực hiện các cam kết quốc tế.
Sai vì quốc gia có thể không tham gia cam kết quốc tế đó.
• Khi ĐƯQT đã có hiệu lực thì không thể đặt ra vấn đề bảo lưu
• Đúng vì bảo lưu khi ký, phê chuẩn, phê duyệt,hoặc gia nhập điều ước
đó.
• Tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra nhằm công nhận hiệu
lực của một ĐƯQT đối với quốc gia mình là phê chuẩn ĐƯQT.
Sai vì là tuyên bố đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
49. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
• Nếu quốc gia đã đưa ra bảo lưu trong quá trình đàm phán thì không
cần phải có một tuyên bố nào khác.
• Sai vì vẫn phải tuyên bố bằng văn bản
• Nếu nảy sinh một quy phạm mới bắt buộc trong luật quốc tế (Jus
cogens) thì mọi ĐƯQT hiện hữu mâu thuẫn với quy phạm đó sẽ trở
thành vô hiệu và sẽ chấm dứt.

• Đúng theo điều 53 công ước viên 1969
• Quốc gia chỉ có chủ quyền đối với công dân của quốc gia.
Sai vì có thể có công dân nước ngoài nếu người đó đang ở địa phận
quốc gia đó.
50. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
• Hiến chương LHQ là hiến pháp của cộng đồng.
Sai vì chỉ các thành viên tham gia còn các chủ thể không tham gia thì
không phải
• Mọi ĐƯQT đều được xây dựng trên cơ sở của các tập quán quốc tế.
• Sai, đa phần điều ước quốc tế được xây dựng dựa trên tập quán nhưng
không phải tất cả vỉ điều ước quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế
xây dựng nên.
• So với TQQT thì ĐƯQT có ưu thế hơn.
Đúng vì mặc dù cả 2 đều có giá trị pháp lý ngang nhau nhưng khi lựa
chộn người ta sẽ có xu hướng chọn DUQT hơn vì 1 số ưu thế nhất
định như:thể hiện bằng văn bản,
51. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
• Quyền năng chủ thể của các quốc gia khác nhau là không giống nhau.
• Đúng vì mỗi chủ thể đều có quyền năng chủ thể riêng biệt bao gồm 2
phương diện là năng lực pháp lý quốc tế và năng lực hành vi quốc tế.
• Công nhận quốc gia mới hình thành là một nghĩa vụ bắt buộc đối với
chủ thể.
• Sai vì đây không phải nghĩa vụ bắt buộc, xuất phát từ ý chí tự nguyện
của các chủ thể luật quốc tế
• Nếu ĐƯQT không quy định một thủ tục nào khác thì sau khi ký đầy
đủ Quan hệ pháp luật có sự tham gia của quốc gia là đối tượng điều
chỉnh của luật ĐƯQT đó sẽ phát sinh hiệu lực.

52. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
• Trong hệ thống nguồn của LHQ thì vị trí của ĐƯQT và TQQT là tùy

thuộc vào từng trường hợp cụ thể do các chủ thể của LHQ quy định.
• Đúng vì tủy thuộc vào chủ thể lựa chọn cái nào để áp dụng
• Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể có chủ quyền của LHQ.
• Sai vì tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh của luật quốc
tế,chủ thể là các quốc gia mới có chủ quyền.
• Khi có chiến tranh xảy ra thì các ĐƯQT song phương đương nhiên
mất hiệu lực giữa các bên tham chiến.
• Sai vì đối với điều ước quốc tế về lãnh thổ, biên giới quốc gia và
những điều ước có điều khoản ghi nhận khi có chiến tranh xảy ra thì
điều ước qt vẫn không mất hiệu lực thì không bị mất hiệu lực.
53. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
• Quyền được bảo lưu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá
trình ký kết kể cả khi gia nhập ĐƯQT.
• Đúng.
• Mọi ĐƯQT đều được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ
thể LHQ.
• Đúng.

×